1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

PHÂN TÍCH TÍNH TẠO HÌNH TRONG BÀI THƠ TRÀNG GIANG CỦA HUY CẬN

7 2K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 212 KB

Nội dung

Ở bốn câu thơ đầu này thông qua nghệ thuật dùng ngôn từ điêu luyện của nhàthơ chúng ta có thể thấy được hình ảnh dòng sông mênh mông sóng nước, “Tràng giang” là dòng sông của nỗi buồn li

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA: SP VĂN – SỬ – ĐỊA

PHÂN TÍCH TÍNH TẠO HÌNH TRONG BÀI THƠ TRÀNG GIANG

CỦA HUY CẬN

GVHD: Nguyễn Thị Kim Tiến

MÔN: Các loại hình nghệ thuật Việt Nam

NHÓM SVTH:

1 Phạm Thanh Lâm

2 Phạm Thị Huyền Trinh

3 Võ Thị Kim Huệ

4 Võ Thị Bích Tuyền

5 Nguyễn Thị Bích Vân

Đồng Tháp, 04 - 2015

Trang 2

ĐỀ: Anh/chị hãy phân tích tính tạo hình trong bài thơ “Tràng giang” của Huy

Cận.

BÀI LÀM

1 Đôi nét về tính tạo hình:

- Nghệ thuật tạo hình: nghĩa là tái hiện lại các hình khối, màu sắc, dáng vẻ của

con người, thiên nhiên, đồ vật làm cho người xem có thể ngắm nhìn, chiêm ngưỡng một cách trực tiếp Hình tượng nghệ thuật tạo hình có khả năng diễn tả sinh động cụ thể đời sống trong một hình thái y như thật

- Ngoài ra, tính tạo hình còn được thể hiện trong văn học Nó được xác lập gián tiếp qua ngôn từ giàu hình ảnh có màu sắc, âm thanh, nhạc điệu,… có khả năng gây

ấn tượng mạnh mẽ, tác động sâu xa vào trí tưởng tượng và cảm nghĩ của người đọc

Để hiểu rõ thêm vấn đề tính tạo hình được thể hiện trong văn học như thế nào? Nhóm

xin đi vào phân tích ngôn từ mà tác giả sử dụng ở từng khổ thơ trong bài thơ “Tràng

giang” của Huy Cận để làm rõ tính tạo hình trong văn học.

2 Tính tạo hình được thể hiện trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận:

2.1 Câu đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”

Ngay ở câu đề từ ta đã thấy Huy Cận đang đứng trước khung cảnh cô liêu của

“sông dài trời rộng” Đã phần nào qua hình ảnh đó đã thể hiện được nỗi sầu mênh

mông xa vắng dâng lên lúc hoàng hôn Từng câu chữ trong bài thơ trang trọng cổ kính gợi cho chúng ta liên tưởng đến được nỗi buồn bâng khuâng mang mát nhớ nhà, nhớ quê hương đất nước

2.2 Khổ 1:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả, Củi một cành khô lạc mấy dòng”.

Trang 3

Ở bốn câu thơ đầu này thông qua nghệ thuật dùng ngôn từ điêu luyện của nhà

thơ chúng ta có thể thấy được hình ảnh dòng sông mênh mông sóng nước, “Tràng

giang” là dòng sông của nỗi buồn li biệt được nhắc đi nhắc lại trong thi ca cổ Trung

Quốc dòng sông ấy đã đi vào hồn thơ của Huy Cận Nhưng cái mới của nhà thơ Huy Cận khi dùng ngôn từ để tạo hình ảnh được thể hiện qua cách dùng từ biến âm: biến

trường thành tràng và cách phối âm, với vần “ang” lan tỏ nhà thơ đã rất thành công

trong công việc tạo âm hưởng buồn và gợi cảm giác mênh mông xa vắng của dòng sông:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp.”

Trên dòng sông ấy, nhà thơ nhìn thấy những hình ảnh đầy tính tạo hình của con

sóng nhỏ nhấp nhô dao động “sóng gợn”, nhưng thông qua hình ảnh đó lại dâng lên trong lòng nhà thơ một nỗi buồn trùng điệp, “buồn điệp điệp” Tính tạo hình càng được tô đậm hơn qua từ láy “điệp điệp” đã nhấn mạnh hơn nỗi buồn, nỗi buồn cứ

chồng chất lên nhau không dứt

Cũng chính trên hình ảnh của dòng sông mênh mang sống nước ấy nhà thơ đã chấm phá vài nét tạo hình qua các câu:

“Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả, Củi một cành khô lạc mấy dòng”.

Ở đây có hình ảnh của thuyền nhưng “thuyền xuôi mái”, có hình ảnh của nước nhưng là nước sóng Cả hai hình ảnh như là ngịch đối nhau “thuyền về - nước lại”

Thông qua hình ảnh và ngôn từ đã sử dụng ở đây nó đã gợi ta liên tưởng đến nỗi buồn chia xa Thuyền và nước là những hình ảnh muôn đời gắn bó sóng đôi với nhau, nhưng qua tâm trạng của nhà thơ, cảnh vật cũng chia li đôi ngã và thế là tạo

thành “nỗi sầu trăm ngã”, nỗi sầu như lan tỏa ra một không gian rộng lớn

Tính tạo hình thông qua ngôn từ trong bài thơ còn được thể hiện khá đặc biệt qua

hình ảnh rất nên thơ và đầy sức gợi cảm “củi một cành khô lạc mấy dòng” Chỉ một

hình ảnh của củi khô mục trôi dạc trên muôn trùng sóng nước nhưng lại có sức gợi tả

Trang 4

rất cao Nó gợi ta liên tưởng đến những nỗi lênh đênh về những kiếp đời nhỏ bé vật

vờ trôi nổi giữa mênh mông vô định của cuộc đời Với cách dùng hình ảnh tượng

trưng “con thuyền, cành củi khô” đã nói lên được vấn đề có tính chất triết lí về con

người trong cuộc đời cũ

Ở khổ thơ đầu, từng câu chữ, từng hình ảnh đều đặc sắc ở chỗ: nó vừa gợi tả được hình ảnh của tràng giang, vừa gợi ta liên tưởng được thông qua hình ảnh đó là

cả tâm sự buồn của thi nhân

2.3 Khổ 2: Sang khổ thơ thứ hai nhà thơ cho chúng ta thấy được bố cục của một

bức tranh thông qua hình ảnh không gian được mở rộng ra ba chiều: chiều cao, chiều rộng và chiều sâu, tạo nên không gian vũ trụ bao la và nỗi sầu của nhà thơ cũng cao vút vô tận:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa, vãn chợ chiều Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”

Bức tranh tràng giang có thêm hình ảnh của những chiếc “cồn” của những làng

xóm bên kia sông Vì thế mà hai câu thơ đầu đã gợi cho ta liên tưởng một cảm giác man mác, nhẹ nhàng mà sâu kín về một quê hương Ông đã vô tình phác họa ra một cảnh sắc rất quen thuộc về một miền quê: bờ sông hoặc giữa lòng sông có những cồn đất nhỏ, xa xa ven sông có những âm thanh xao xác của một xóm làng Nhưng đây

không phải là tất cả ý nghĩa của câu thơ Đặc biệt tác giả sử dụng hai từ láy “lơ thơ”

và “đìu hiu” được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng “Lơ thơ” gợi ta liên tưởng đến sự ít ỏi, bé nhỏ “đìu hiu” lại gợi sự quạnh quẽ Giữa khung cảnh “cồn nhỏ”, gió “đìu hiu”, một khung cảnh lạnh lẽo, tiêu điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên: “Đâu tiếng làng xa

vãn chợ chiều”

Ở đây có thêm nhiều chi tiết, hình ảnh: Cồn đất, gió thổi, tiếng chợ búa, tiếng làng xa, bến sông,… đáng lẽ với những chi tiết đó bức tranh thiên nhiên trở nên sinh

Trang 5

động rộn ràng hơn nhưng trái lại tất cả mênh mông hơn và hẳm hiu hơn dường như tâm trạng nhà thơ hoàn toàn vô vạnh, đơn lẽ nên dưới con mắt của nhà thơ cảnh vật

trở nên hiu quạnh buồn bã hơn Huy Cận đã đem vào thơ minh hình ảnh “một cồn

cát thưa thớt”, “một ngọn gió đìu hiu” và cả những âm thanh lao xao lúc có lúc

không của buổi chợ chiều đặt vào không gian rộng lớn sâu thẩm Cảnh vật đã hoang vắng lại càng hoang vắng hơn và con người dường như nhỏ bé hơn trong cái cao rộng của đất trời

“Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”

Đến đây bức tranh trong không gian đã được tác giả chuyển sang chiều khác,

chiều cao qua hình ảnh của nắng và bầu trời, chiều sâu qua “sâu chót vót” Những cặp từ đối nhau “nắng xuống – trời lên” gợi sự chuyển động, mở rộng về không gian

và gợi ra cả sự chia lìa: “lên – xuống” Nắng xuống và trời lên để lại một khoảng

trống thăm thẳm mở ra, làm nên cảm giác mà Huy Cận đã diễn tả bằng một sự kết

hợp từ ngữ độc đáo “sâu chót vót” Cụm từ “Sâu chót vót” mà ông sử dụng đã tạo

cho chúng ta một cảm giác thăm thẳm về bầu trời và mặt nước Không chỉ thế, phải

có chữ “sâu” để không gian được nhuộm trong gam màu Gam cảm xúc buồn, trầm

lắng Không những thế đôi mắt của nhà thơ không chỉ dừng ở bên ngoài của trời, của nắng, mà đôi mắt ấy còn nhìn xuyên thấu vào cả vũ trụ, vào cả không gian bao la, vô

tận Cõi thiên nhiên ấy quả là mênh mông với “sông dài – trời rộng” đã diễn tả được

cái bao la vô cùng vô tận của đất trời Nhà thơ cảm thấy choáng ngợp, thấy mình nhỏ

bé đơn độc trước cảnh tràng giang mênh mông ấy Hình ảnh “bến cô liêu” với âm hưởng man mác của hai chữ “cô liêu” ấy, một lần nữa lại gợi cho ta thấy một nỗi

buồn nhân thế, nỗi buồn về sự quá nhỏ nhoi, rất hữu hạn trong thiên nhiên, mà vũ trụ thì cứ mở ra mãi đến vô tận, vô cùng

2.4 Khổ 3:

Chính cái tâm trạng của nỗi buồn cô đơn và sự gợn ngợp trước vũ trụ bao la đã dẫn Huy Cận đến khung cảnh tưởng như không có dấu vết nào của sự sống:

Trang 6

“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”

Trước mắt nhà thơ là hình ảnh một dòng tràng giang mênh mông không hề có

lấy “một chuyến đò ngang” cũng không hề có “một nhịp cầu nào” để nối liền đôi bờ

vắng lặng Nghĩa là qua những câu từ gợi hình ảnh đó đã được nhà thơ sử dụng nhằm giúp ta hình dung được cảnh vật ở đây không hề có một phương tiện nào để con người, lòng người, tình người đến được với nhau Thành ra sông rộng lại càng rộng, mênh mông hơn với đôi bờ vắng lặng Đặc biệt, ông đã sử dụng những từ ngữ phủ

định “không” được nhắc đi nhắc lại như là xóa đi tất cả dấu hiệu của sự sống.

Cảnh vật đó được mở rộng hơn ra với hình ảnh của bờ với bãi Ở đây tác giả lại

tô lên bức tranh của mình thêm ít màu xanh và sắc vàng, tô cho bức tranh Một bức tranh sẽ đẹp hơn khi tác giả chấm phá vài màu sắc như xanh, vàng hay màu núi bạc Nhưng tác giả ở đây lại sử dụng tất cả những gam màu đó đều là gam màu lạnh nên tưởng rằng bức tranh sẽ sinh động hơn nhưng đằng sau đó là nỗi buồn, là sự cô đơn

mà nhà thơ muốn người đọc hiểu được thông qua ngôn từ trong bài thơ của ông Bởi

bức tranh có bãi, có bờ nối tiếp nhau nhưng không bao giờ gắn bó với nhau: “hết bờ

xanh rồi mới đến bãi vàng” Hình như ẩn trong bức tranh đó là giữa chúng có một

ranh giới rõ rệt

Cũng trên hình ảnh của dòng sông ấy lại xuất hiện hình ảnh của những “đám

bèo” thay thế cho “một cành củi khô” Bèo thì có nhiều nhưng là những đám bèo

trôi dạt thụ động vô định hết ngày này đến ngày khác Câu thơ một lần nữa gợi tả liên tưởng đến hình ảnh của một lớp nhà thơ trước cách mạng tháng 8 chưa tìm được hướng đi cho mình và chưa làm được gì có ích cho cuộc đời như Huy Cận Từ đó giúp ta hiểu hơn tấm lòng yêu nước của nhà thơ một cách kín đáo tha thiết của nhà thơ Huy Cận

2.5 Khổ 4:

Trang 7

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Nếu như ở ba khổ thơ trên tác giả chấm phá vài đường nét bằng ngôn từ sắc sảo của mình để vẽ nên một bức tranh đầy hình ảnh và thông qua đó tác giả đã giúp người đọc, người nghe liên tưởng đến một bức tranh đầy tâm trạng với nỗi buồn của nhà thơ thì đến khổ thơ cuối đã hóa thành nỗi nhớ nhà sâu thẳm Tuy nhiên, qua ngôn

từ ở hai câu thơ đầu vẫn gợi ra một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đẹp, chiều xuống, mặt trời xuống thấp, những đám mây cứ đùn lên nhau hết đám này đến lớp khác trông giống như núi bạc Trong không gian bao la hùng vĩ đó lại xuất hiện hình ảnh

một cánh chim nhỏ chao nghiêng đến tội nghiệp “chim nghiêng cánh nhỏ: bóng

chiều sa” Hình ảnh cánh chim như đang chở nặng tâm tình buồn nhớ của nhà thơ

cho nên nó mới “sa” để rồi đến hai câu thơ cuối cùng nhà thơ bọc bạch nỗi lòng của mình “lòng quê – nhớ nhà” Đó chình là tâm tình quê của nhà thơ Tấm lòng nhớ

quê hương tha thiết, sâu nặng và rất mảnh liệt

3 Kết luận:

Nói tóm lại, qua bài thơ “Tràng giang” với nhiều hình ảnh mang đầy tâm trạng

của tác giả giúp chúng ta thấy rõ được nghệ thuật tạo hình được thể hiện qua việc xác lập ngôn từ Hay nói khác hơn tác giả đã lựa chọn từ ngữ độc đáo, biện pháp thích hợp để làm tăng tính hình tượng giàu hình ảnh trong bài thơ Trong bài thơ Huy Cận

đã chấm phá rất nhiều đường nét để tạo nên những hình ảnh, màu sắc,… đầy sức liên tưởng Nó giúp cho người đọc, người nghe nhận ra được sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại, tạo cho bài thơ một không gian mênh mông, hùng vĩ Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của mình trước thiên nhiên hoang sơ nhưng thấm đượm tình người và lòng yêu nước da diết

Ngày đăng: 25/04/2016, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w