- Sổ Nhật ký chung: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian.Căn cứ để ghi sổ NKC là các chứng từ gốc. Mỗi chứng từ gốc được ghi ít nhất 2 dòng trên sổ Nhật ký chung, sau khi ghi sổ NKC xong, kế toán ghi ít nhất vào 2 sổ cái của các tài khoản có liên quan. Đối với nghiệp vụ phát sinh với mật độ lớn để giảm bớt khối lượng ghi chép trên sổ NKC đơn vị có thể sử dụng Nhật ký đặc biệt.
- Sổ Nhật ký đặc biệt: Là một phần của sổ Nhật ký chung, nên phương pháp ghi tương tự như sổ NKC. Tuy nhiên để tránh trùng lắp các nghiệp vụ đã ghi vào sổ NKĐB thì sẽ không được ghi vào sổ NKC nữa, trường hợp doanh nghiệp có mở sổ NKĐB thì căn cứ để ghi sổ là NKC và NKĐB. Theo chế độ hiện nay, sổ NKĐB được mở cho 4 trường hợp sau đây:
+ Nhật ký thu tiền: Thu tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Sổ dùng để phản ánh các nghiệp vụ thu tiền của doanh nghiệp. Căn cứ để ghi là phiếu thu và giấy báo Có của ngân hàng. Mỗi chứng từ gốc được ghi một hàng trên Nhật ký thu tiền.
+ Nhật ký chi tiền: (chi tiền mặt và chi tiền gửi ngân hàng) là sổ dùng để ghi chép nghiệp vụ chi tiền của doanh nghiệp, căn cứ để ghi là phiếu chi và giấy báo Nợ của ngân hàng.
+ Nhật ký mua hàng: Là nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng, tồn kho theo phương thức mua chịu hoặc đặt trước tiền hàng, không phản ánh vào nhật ký này các nghiệp vụ mua TSCĐ, XDCB và tài sản tài chính (vì chúng là các nghiệp vụ vãng lai).
+ Nhật ký bán hàng: Là nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ bán hàng của doanh nghiệp theo phương thức bán chịu và người mua đặt trước tiền hàng.
+ Sổ cái: Là sổ tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một niên độ kế toán. Cơ sở để ghi vào sổ cái là NKC và NKĐB (nếu có), cuối kỳ khoá sổ cái, lấy số dư và số phát sinh của các tài khoản để ghi vào bảng cân đối số phát sinh.
+ Bảng cân đối số phát sinh: Bảng này dùng để kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ kế toán , cơ sở ghi là sổ cái các tài khoản. Cuối quý bảng này được ghi vào hệ thống báo cáo kế toán.