1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại hạ long

192 1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 192
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Số ngày khách lưu trútrung bình tại Hạ Long và mức chi tiêu còn rất thấp Số liệu thốngkê của sở Văn hóa thể thao và du lịch năm 2009 mức chi tiêu trungbình là 280.000VND/ 1 khách nội địa

Trang 1

MỤC LỤC MỞ

ĐẦU 0 6

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ DỊCH

Trang 2

1.2.1 Khái niệm vui chơi giải trí và dịch vụ vui chơi giải

1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ vui chơi giải trí ở một số khu du

Trang 3

Chương 2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ VUI CHƠI GIẢI TRÍ PHỤC VỤ

2.1 4 Hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại Hạ Long……… …65

2.2 Dịch vụ vui chơi giải trí ở Hạ Long……… 74

2.2.1 Các dịch vụ vui chơi giải tri ở Hạ Long………

Trang 4

2.3.3 Đặc điểm và thị hiếu tiêu dùng của thị trường khách châu Mỹ đến Hạ Long……87

2.3.4 Đặc điểm và thị hiếu tiêu dùng của thị trường khách châu Âu đến Hạ Long… 88

Trang 5

PHỤ

LỤC……… 120

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1.Các hoạt động phục vụ nhu cầu VCGT tại Nha Khánh

Trang-Hoà……… 38 Bảng 1.2 Các hạng mục VCGT tại Thiên đường Bảo Sơn……….40

Bảng 2.1 Thống kê cảnh quan du lịch Hạ Long……… 52

Trang 7

Bảng 2.5 Doanh thu du lịch Hạ Long giai đoạn 2005 - 2010……….

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TP : Thành phố

TTLL : Thông tin liên lạc

VCGT : Vui chơi giải trí

NLN : Nông - Lâm - NghiệpTNHH : Trách nhiệm hữu hạn

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xã hội phát triển, đời sống con người ngày càng được nângcao Do đó những đòi hỏi về nhu cầu vật chất, đặc biệt là tinh thầnngày càng được quan tâm Trong những nhu cầu đó, có nhu cầu đi

du lịch để nghỉ ngơi giải trí, giao lưu học tập nghiên cứu…nhằmphục hồi thể chất và tinh thần sau những ngày làm việc căng thẳng

Trên thế giới, mỗi năm có hàng trăm triệu người đi du lịch,đóng góp hàng tỷ đô la Mỹ vào GDP Còn ở Việt Nam, du lịchngày càng đóng vai trò quan trọng Trong chiến lược phát triển kinh

tế, du lịch được coi là “ngành kinh tế mũi nhọn” Để làm được điều

đó, du lịch Việt Nam cần được qui hoạch, đầu tư phát triển hơn nữa,đặc biệt tập trung phát triển mạnh mẽ một số điểm, khu du lịchtrọng điểm quốc gia như Vinpearl Land, Phú Quốc, Mũi Né, Hội

An, Huế, Mỹ Sơn, Đà Lạt và Hạ Long

Hạ Long được đánh giá là khu du lịch có tiềm năng lớn, hấpdẫn du khách, nổi tiếng trong nước và thế giới Với trọng tâm làVịnh Hạ Long - một trong những vịnh đẹp của thế giới, đã hai lầnđược công nhận là di sản thiên nhiên thế giới

Trang 10

Tuy nhiên, trên thực tế số lượng khách du lịch đến Hạ Longcòn rất hạn chế so với tiềm năng của nó Số ngày khách lưu trútrung bình tại Hạ Long và mức chi tiêu còn rất thấp (Số liệu thống

kê của sở Văn hóa thể thao và du lịch năm 2009 mức chi tiêu trungbình là 280.000VND/ 1 khách nội địa, 1.640.000/1 khách quốc tế).Một trong những nguyên nhân chính đó là sự nghèo nàn, đơn điệu,thiếu chuyên nghiệp của các dịch vụ du lịch ở Hạ Long, đặc biệt làdịch vụ vui chơi giải trí, dưới đây viết tắt là VCGT

Vấn đề đặt ra cho du lịch Hạ Long là tăng cường phát triển cácdịch vụ VCGT để thu hút khách đến Hạ Long, đây là vấn đề cấpthiết đòi hỏi phải được nghiên cứu định hướng triển khai áp dụng

2 Lịch sử nghiên cứu trong và ngoài nước

Vui chơi giải trí là một trong những mảng dịch vụ của hoạtđộng du lịch, tuy nhiên đây là dịch vụ mang tính chất bổ sung nên

số lượng các công trình nghiên cứu về dịch vụ này còn hạn chế ở cảtrong và ngoài nước

- Tình hình nghiên cứu ngoài nước:

Trước đây, theo kết quả nghiên cứu đánh giá của đề tài khoa

học cấp ngành “Cơ sở khoa học và thực tiễn tổ chức các loại hình

VCGT trong các khu du lịch khu vực Hà Nội và phụ cận” của Tổng

cục du lịch Việt Nam năm 2001 thì đã có các nhà nghiên cứu như I.IPirôgiơnic (1985), Mukhina (1972) Sefer (1973), nhà địa lý B NLikhanôv (1973) đã nghiên cứu về dịch vụ VCGT như một trongnhững nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Trong khoảngthời gian từ 1972 - 1996, các nhà địa lý như Bohar (Mỹ), H.Robison

Trang 11

(Anh), như Vonfer; Henayer (Canada) cũng đã tiến hành đánh giá

sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích giải trí du lịch.Gần đây, có thêm một số những công trình nghiên cứu về quản trịkinh doanh DVGT và quản tri chất lượng dịch vụ VCGT trongdoanh nghiệp, nhưng thường chỉ là các chương trong giáo trình vàcác tài liệu tham khảo như

MF.Collins and I.S Cooper, “Leisure managament Issues andApplications”, cab international, 1998

Jay Kandampully, PhD, Connie Mok, PhD and Beverleysparks, PhD “ Service quality managament in hospitality, Tourismand leisure” editors, 2000

- Tình hình nghiên cứu trong nước

Các công trình nghiên cứu về dịch vụ vui chơi giải trí gồm có:

+ Tổng cục du lịch “Cơ sở khoa học và thực tiễn tổ chức các loại

hình VCGT trong các khu du lịch khu vực Hà Nội và phụ cận”, đề

tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, 2002

+ Nguyễn Đắc Cường “ Giải pháp nhằm khai thác tiềm năng dịch

vụ VCGT của điểm đến du lịch Hà Nội”, đề tài nghiên cưú khoa học

cấp trường, 2005

+ Lã Minh Quý “ Một số ý kiến đề xuất về việc tổ chức hoạt động

VCGT nhằm làm tăng tính hấp dẫn của điểm đến du lịch Hà Nội”

Kỷ yếu hội thảo khoa học “Xúc tiến điểm đến du lịch Việt Nam”,

trường đại học Thương mại, tháng 4 – 2006

Trang 12

Ngoài ra, còn có một số các công trình khoa học khác như:Qui hoạch phát triển, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứuphát triển du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long đã đánh giá hoạtđộng vui chơi giải trí như một nhân tố thúc đẩy sự phát triển du lịchcủa địa phương

Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới chủ yếu đề cậpđến những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, nghiên cứu dịch vụvui chơi giải trí ở Hà Nội, hoặc xem xét nó như một trong nhữngyếu tố để thúc đẩy sự phát triển của du lịch địa phương chứ chưa cócông trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về việc phát triển cácdịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ Long

3 Mục đích, nội dung nghiên cứu của Luận văn

- Phân tích thực trạng dịch vụ vui chơi giải trí tại Hạ Long

- Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển dịch vụ vui chơi giảitrí phục vụ khách du lịch tại Hạ Long

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động vui chơi giải trí và các vấn đềliên quan đến phát triển dịch vụ VCGT tại Hạ Long

Trang 13

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian nghiên cứu: Thành phố Hạ Long và khu vực disản thuộc vịnh Hạ Long

+ Thời gian nghiên cứu: Từ 2005 - 2010

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập tài liệu liên quanđến lý luận về dịch vụ VCGT, thu thập kết quả nghiên cứu đã công

bố, tạo cơ sở tin cậy về lý luận để áp dụng giải quyết các nội dungcủa Luận văn

Một số tài liệu tác giả thu thập để nghiên cứu như: Văn kiệnđại hội Đảng, Luật Du lịch; giáo trình, các đề tài nghiên cứu khoahọc, các báo cáo, qui hoạch và các bài viết có liên quan

- Phương pháp thực địa:

Nhằm nắm được thực trạng vấn đề và thu thập những số liệuxác thực minh chứng nội dung nghiên cứu Tác giả đã đi tiến hànhthực địa ba lần, phạm vi chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâmthành phố Hạ Long, khu Bãi Cháy, Đảo Tuần Châu, vùng mặt nước

di sản vịnh Hạ Long Từ hoạt động nghiên cứu thực địa, tác giả nắmđược sơ bộ tình hình cụ thể về số lượng, chất lượng các dịch vụ, cácdoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vui VCGT, thấy được định hướngkhông gian phát triển để có cơ sở đưa ra các giải pháp phát triển sảnphẩm

- Phương pháp điều tra xã hội học:

Trang 14

Sử dụng bảng hỏi để điều tra xã hội học, điều này có ý nghĩaquan trọng trong việc nắm bắt nhu cầu của du khách cũng như sựđánh giá của du khách về hiện trạng dịch vụ VCGT.

Với đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫunhiên, là những khách đã sử dụng dịch vụ VCGT Số mẫu điều tra

là 400 mẫu, trong đó 50% là khách quốc tế, 50% là khách nội địa.Kết quả thu được 392 phiếu hợp lệ Thời gian điều tra từ tháng 2năm 2010 đến tháng 9 năm 2010 Địa điểm điều tra tập trung chủyếu các khách sạn, khu vui chơi giải trí Tuần Châu và bãi biển BãiCháy

- Phương pháp chuyên gia:

Phỏng vấn là đưa ra câu hỏi đối với người đối thoại để thu thậpthông tin Trong Luận văn này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trựctiếp một số cán bộ của Sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch QuảngNinh, Ban quản lý Vịnh Hạ Long, lãnh đạo một số doanh nghiệp dulịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, các nhà khoa học thuộc Tổngcục du lich Việt Nam, Trường cao Đẳng Du lịch Hà Nội, nhằmtham khảo ý kiến và thu thập thêm thông tin để giải quyết một sốvấn đề thực tiễn

6 Kết quả nghiên cứu

- Hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụvui chơi giải trí tại các điểm đến du lịch

- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng dịch vụ VCGT ở

Hạ Long và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế

Trang 15

- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển củadịch vụ VCGT phục vụ khách du lịch tại Hạ Long.

7 Kết cấu của Luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, Luận văngồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và dịch vụ vui chơigiải trí

Chương 2 Thực trạng dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịchtại Hạ Long

Chương 3 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụvui chơi giải trí tại Hạ Long

Trang 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH

VÀ DỊCH VỤ VUI CHƠI GIẢI TRÍ 1.1 Khách du lịch và dịch vụ du lịch

1.1.1. Khách du lịch

1.1.1.1 Khái niệm khách du lịch

Tại các quốc gia đều có những khái niệm, định nghĩa riêng vềkhách du lịch và điểm chung nhất đối với các quốc gia đều chorằng:

Thứ nhất: Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trúthường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với nhữngmục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ởnơi đến; có thời gian lưu lại ở nơi đến từ 24 giờ trở lên (hoặc có sửdụng dịch vụ lưu trú qua đêm) nhưng không quá thời gian một năm

Thứ hai: Khách du lịch là những người tạm thời ở tại nơi họđến với mục đích như nghỉ ngơi, kinh doanh, hội nghị hoặc thămthân

Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch lànhững người có những đặc trưng sau:

- Là người đi khỏi nơi cư trú của mình

Trang 17

- Không theo đuổi mục đích kinh tế.

- Đi khỏi nơi cư trú từ 24 giờ trở lên

- Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm tuỳ quan niệm của từngnước

Khách du lịch bao gồm nhiều nhóm, cư trú tại nhiều địaphương, quốc gia khác nhau, có mục đích, phương thức và phươngtiện du lịch cũng khác nhau Vì vậy, việc phân loại là cần thiết đểgiúp các nhà cung ứng tạo ra các sản phẩm phù hợp từng nhóm đốitượng khác nhau

Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): Khách du lịch được phânlàm 2 nhóm cơ bản: Khách du lịch quốc tế và nội địa

“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam,người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” 7,

1.1.1.2 Nhu cầu của khách du lịch

“Là những mong muốn cụ thể của khách du lịch trong một chuyến du lịch cụ thể, nó bao gồm nhu cầu thiết yếu, nhu cầu đặc trưng

và nhu cầu bổ sung”

Trang 18

Nhu cầu thiết yếu: là những nhu cầu về vận chuyển, lưu trú, ăn

uống cần được thoả mãn trong hành trình du lịch

- Nhu cầu vận chuyển: là những đòi hỏi tất yếu về các phươngtiện, dịch vụ vận chuyển mà khách cần được thoả mãn để thực hiệnchuyến du lịch của mình Đối tượng thoả mãn nhu cầu vận chuyểnchính là các phương tiện vận chuyển như: Máy bay, ôtô, xe máy, tàuhoả, tàu thuỷ, xích lô, xe đạp Bên cạnh đó dịch vụ vận chuyển cũng

là đối tượng đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách như: Các hãnghành không, đường săt, đường thuỷ, các công ty vận chuyển, công

ty du lịch

- Nhu cầu lưu trú: Là những đòi hỏi về các sản phẩm dịch vụlưu trú ăn uống mà khách cần thoả mãn để thực hiện chuyến đi dulịch của mình Đối tượng thoả mãn nhu cầu này chính là hệ thốngcác cơ sở lưu trú như: Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, bãi cắm trại,resort, bungalow, home stay

- Nhu cầu ăn uống: Là những đòi hỏi về các hàng hoá, dịch vụ

ăn uống mà khách cần thoả mãn để thực hiện chuyến đi du lịch củamình Đối tượng thoả mãn nhu cầu ăn uống của khách du lịch baogồm các dịch vụ phục vụ ăn uống tại các nhà hàng, quán rượu,khách sạn, quán ăn bình dân và các sản phẩm ăn uống như: Cácmón ăn ngon, đồ uống hấp dẫn

Nhu cầu đặc trưng: Là những nhu cầu xác định mục đích

chính của chuyến đi, ví dụ như nhu cầu tham quan, giải trí, nhu cầuhọc tập nghiên cứu, nhu cầu chữa bệnh nghỉ dưỡng, nhu cầu quan

hệ xã hội, tiếp xúc xã hội

Trang 19

- Nhu cầu nghỉ ngơi giải trí: Cùng với sự phát triển của xã hộithì những áp lực từ công việc, từ môi trường xung quanh với conngười ngày càng cao, làm cho con người thường xuyên rơi vào tìnhtrạng căng thẳng mệt mỏi Do đó con nguời có nhu cầu bứt phá rakhỏi công việc, cuộc sống hàng ngày để tìm những nơi có thể vuichơi, giải trí, hoà mình vào thiên thiên nhằm tìm lại trạng thái cânbằng, sảng khoái của bản thân

- Nhu cầu chữa bệnh, nghỉ dưỡng: Do du lịch có vai trò giữgìn sức khỏe, phục hồi và tăng cường sức sống cho người dân nênmột số khách du lịch đi du lịch để điều trị một số bệnh nào đó vềthể xác hoặc tinh thần Với những người này họ thường tìm đếnnhững trung tâm nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thường chúng được xácđịnh ở những nơi có vùng nước khoáng có giá trị, giữa khung cảnhthiên nhiên tươi đẹp, khí hậu thích hợp, gắn với nhu cầu này thì hoạtđộng du lịch chữa bệnh bao gồm, chữa bệnh bằng khí hậu, thuỷ lý,bằng bùn, hoa quả

- Nhu cầu tìm hiểu văn hoá: Mục đích chính là nâng cao hiểubiết cho cá nhân, thoả mãn lòng tham hiểu biết và ham thích nângcao văn hoá thông qua các chuyến đi du lịch đến các miền đất lạ đểtìm hiểu và nghiên cưú lịch sử, kiến trúc, kinh tế, tôn giáo, chính trị,phong tục tập quán Sự hiểu biết về văn hoá và một số nhu cầu khác

sẽ giúp cho họ có thêm vốn sống, kinh nghiệm sống, đúng như câungạn ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

- Nhu cầu quan hệ xã hội, tiếp xúc xã hội: Khi đi du lịch mọingười có điều kiện tiếp xúc nhau, gần gũi nhau hơn và hiểu nhau

Trang 20

hơn, góp phần tăng thêm tinh thần đoàn kết cộng đồng Những đứctính tốt như gíup đỡ nhau chân thành có dịp được thể hiện Hiểungười khác cũng là để hiểu mình hơn Nhu cầu này dễ thấy ở lứatuổi thanh niên, những cơ quan xí nghiệp có chế độ làm việc ít tậptrung hay làm việc căng thẳng theo dây chuyền.

Nhu cầu bổ sung: Là những nhu cầu chưa được định hình trước,

nó phát sinh trong chuyến hành trình du lịch như thông tin, tư vấn, muasắm 9, Tr 105

1.1.2 Dịch vụ du lịch

1.1.2.1 Khái niệm.

Dịch vụ du lịch là dịch vụ đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ

lệ lớn trong tổng sản phẩm du lịch Do đó kinh doanh du lịch được

coi như ngành kinh doanh dịch vụ Dịch vụ du lịch được hiểu là “

Kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch, thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch.

Với cách hiểu như trên, ta thấy các yếu tố tham gia vào quátrình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch gồm có khách du lịch vànhà cung ứng dịch vụ Khi xem xét dịch vụ du lịch, người ta khôngchỉ xem xét dưới góc độ thỏa mãn nhu cầu khách du lịch mà còntrên cơ sở mang lại lợi ích cho các tổ chức cung ứng dịch vụ

1.1.2.2 Đặc điểm

* Tính vô hình

Trang 21

Hầu hết các dịch vụ du lịch như: dịch vụ lưu trú, ăn uống,tham quan, vui chơi giải trí… đề tồn tại dưới dạng vô hình, khôngthể nhìn, cầm, nắm, sờ thấy nên khách du lịch và nhà cung ứng chỉ

có thể cảm nhận được một phần chứ không thể kiểm tra được chấtlượng của dịch vụ trước khi bán hay mua Do đó quảng cáo vànghiên cứu kỹ nhu cầu khách du lịch là hai nhiệm vụ quan trọng củacác nhà cung ứng dịch vụ du lịch

* Tính đồng thời trong quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ

du lịch

Khác với các dịch vụ thông thường khác, phần lớn dịch vụ dulịch chỉ được thực hiện khi có sự tham gia tiêu dùng dịch vụ của dukhách Chính vì lẽ đó doanh nghiệp khó đo lường chất lượng dịch

vụ trước khi bán Để hạn chế tối đa những tiêu cực, những yếu tốlàm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ, doanh nghiệp cầnxây dựng hệ thống các tiêu chuẩn và quản lý tốt việc thực hiện cácchuẩn mực đó

*Tính không chuyển đổi quyền sở hữu

Dịch vụ du lịch mang tính không chuyển đổi quyền sở hữu làbởi quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời nên người muachỉ có mua quyền sử dụng đối với tiến trình thực hiện dịch vụ chứkhông phải mua quyền sở hữu dịch vụ

* Tính không thể di chuyển của dịch vụ

Dịch vụ du lịch được tạo ra do sự tương tác của nhiều yếu tố,trong đó có nhà cung ứng.Vì lẽ đó dịch vụ du lịch mang tính cốđịnh, khách du lịch muốn tiêu dùng dịch vụ phải di chuyển đến nơi

Trang 22

cung cấp dịch vụ Bởi vậy công tác quảng bá cho dịch vụ của doanhnghiệp với khách du lịch là nhiệm vụ quan trọng và ảnh hưởng lớnđến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

* Tính thời vụ của dịch vụ du lịch

Đây là đặc trưng rõ nét của dịch vụ du lịch, đặc trưng này dễdẫn đến tình trạng mất cân bằng cung cầu, gây ra những lãng phínguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật vào ngoài mùa vụ và sức épquá tải cho các nhà cung ứng trong mùa vụ Điều này ảnh hưởng lớnđến chất lượng dịch vụ cũng như việc áp dụng các chính sách giácho linh hoạt Để hạn chế những tác động tiêu cực của nó, các nhàcung ứng có thể làm phong phuc hơn sản phẩm dịch vụ hoặc sửdụng các chính sách marketing khác cho phù hợp

Hơn nữa, có một số dịch vụ mà bản thân du khách mongmuốn được thỏa mãn những nhu cầu riêng biệt, nên dịch vụ bị cá nhânhóa, không đồng nhất

Chính vì lẽ đó, việc đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá là rất cầnthiết nhưng không phải đúng cho tất cả các trường hợp, bởi nó cònphụ thuộc vào sự cảm nhận từng cá nhân

Trang 23

1.1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ

- Tính tiếp cận: Bao gồm khả năng tiếp cận dịch vụ dễ dàng,

thời gian chờ đợi dịch vụ không quá lâu, thời gian hoạt động thuậntiện, vị trí cung ứng dịch vụ thuận tiện, đặt dịch vụ dễ dàng

- Tính sẵn sàng: Bao gồm khoảng thời gian phục vụ, sự ổn

định trong quá trình cung cấp dịch vụ, thực hiện dịch vụ đúng, chínhxác ngay từ đầu, đúng lời hứa, luôn duy trì tiêu chuẩn dịch vụ

- Cư xử lịch sự: Thể hiện qua trang phục của nhân viên, thái

độ tôn trọng khách, sự thân thiện quan tâm đến khách, quan tâm đếntài sản của khách hàng

- Nhân viên có năng lực: Bao gồm năng lực nhân viên trực

tiếp cung ứng dịch vụ, nhân viên gián tiếp và các nhà quản lý cungứng dịch vụ Nó được biểu hiện cụ thể ở kiến thức, kỹ năng, thái độphục vụ khách, khả năng nghiên cứu nhu cầu thị trường, trình độ

quản lý, điều hành tổ chức Đảm bảo dịch vụ luôn ở trạng thái sẵn

sàng tiếp nhận và đáp ứng đầy đủ, chính xác, nhanh chóng nhu cầucủa khách hàng

- Khả năng giao tiếp: Thông qua lời nói, cách thức hướng dẫn

cho khách hàng, cách giải quyết các vấn đề và giải quyết các vấn đề,

sự phàn nàn của khách

- Uy tín doanh nghiệp: Giúp tạo ra niềm tin của khách hàng

đối với doanh nghiệp Sự trung thực, chất lượng dịch vụ của doanhnghiệp, sự nổi tiếng của doanh nghiệp tạo nên uy tín

Trang 24

- Sự an toàn: Là yếu tố khách hàng rất quan tâm, sự an toàn

thể hiện thông qua tính không nguy hiểm về vật chất và tinh thần

cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ

- Tính hữu hình: Việc đánh giá tính hữu hình thông qua những

dấu hiệu vật chất của dịch vụ như: Phương tiện vật chất, tính thẩm

mỹ của các phương tiện vật chất; vẻ mặt, trang phục của nhân viên;các trang thiết bị cung cấp cho khách hàng

- Sự hiểu biết về khách hàng: Cần hiểu nhu cầu của khách

hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ, tiếp nhận thông tin phản hồi,ghi nhớ các mong đợi những khách quen, khách hàng thườngxuyên Tiến hành nghiên cứu cụ thể nhu cầu từng đối tượng kháchhàng thông qua các phương pháp khác nhau

1.1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ.

Chất lượng dịch vụ thường được đánh gía dựa trên các chỉ tiêusau:

- Sự đa dạng của dịch vụ: Số lượng, chủng loại, sản phẩm.

- Chất lượng của các điều kiện thực hiện dịch vụ gồm những yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị phục vụ: Thiệt bị, thiết

kế, bày trí, thẩm mỹ

- Chất lượng của đội ngũ lao động: Trình độ học vấn, trình độ

chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, khả năng giao tiếp, ngoạingữ, sức khoẻ, tinh thần thái độ

- Khoảng cách nhận thức chất lượng dịch vụ:

Trang 25

+ Khoảng cách thứ nhất: Sự khác biệt giữa dịch vụ mà khách

hàng mong đợi và những hiểu biết của nhà quản lý về sự mong đợiđó

+ Khoảng cách thứ hai: Khả năng quản lý về việc xây dựng

các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp để đáp ứngcác cảm nhận về trông đợi của khách hàng

+ Khoảng cách thứ ba: Sự khác biệt giữa các đặc tính chi tiết

về chất lượng dịch vụ được nhận biết với quá trình thực tế cung cấpdịch vụ cho khách hàng

+ Khoảng cách thứ tư: Sự khác biệt giữa dịch vụ mang đến

cho khách hàng với những thông tin mà khách hàng nhận đượcthông qua hoạt động truyền thông về dịch vụ đó

+ Khoảng cách thứ năm: Sự khác biệt giữa dịch vụ mong đợi

và cảm nhận của khách hàng

Thông thường để giảm thiểu khoảng cách về chất lượng dịch

vụ, các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp sau:

- Xác định sự mong đợi của khách hàng

- Xây dựng các tiêu chuẩn, yêu cầu về chất lượng dịch vụ đểđáp ứng mong đợi của khách hàng

- Xây dựng và triển khai thực hiện đánh giá về chất lượng dịch

vụ để đáp ứng mong đợi của khách hàng

- Xây dựng chương trình đào tạo nhân viên về chất lượng

- Xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ về số lượng, chấtlượng

- Xây dựng chương trình kiểm tra chất lượng 9, Tr 160

Trang 26

1.2 Dịch vụ vui chơi giải trí

1.2.1 Khái niệm Vui chơi giải trí và Dịch vụ Vui chơi giải trí

Về nguồn gốc thì hoạt động vui chơi giải trí đã có từ rất lâu,

vì Trên thế giới VCGT đã có từ lâu đời, vì đây là một nhu cầu hếtsức tự nhiên của con người nhằm giải toả sự mệt mỏi, buồn chán,làm hoàn thiện phong phú thêm cuộc sống VCGT gắn liền với bảnsắc từng dân tộc và phát triển theo thời gian, từ hình thức vui chơiyên tĩnh, đơn giản đến các loại hình phức tạp, mạo hiểm, hiện đại vàmang tính tập thể cao

Từ xa xưa các tầng lớp thượng lưu vua chúa, quan lại đã choxây dựng các khu vườn lớn trong đó có xây dựng những hồ nước,giả sơn, suối nước, thác nước Cùng nhiều loài cây, hoa lạ để tổchức các hoạt động VCGT Ngoài ra họ thường xuyên có các hoạtđộng khác như: Cưỡi ngựa, săn bắn, bơi thuyền còn tầng lớp bìnhdân lại có các hoạt động VCGT vào các kỳ lễ hội sau vụ thu hoạchmùa màng Nhưng các hoạt động VCGT thời xưa có những nétkhác biệt về bản chất so với các hoạt động VCGT hiện đại ở chỗcon người thời xưa tham gia các hoạt động VCGT do các phong tục,tập quán (lễ hội, đình đám ) do có nhiều thời gian rỗi (những thángnông nhàn) nhằm mục đích chủ yếu là gặp gỡ, giao tiếp, mở rộnghiểu biết hơn về con người, thiên nhiên Còn hoạt động VCGT hiệnđại, nẩy sinh từ một nền sản xuất xã hội hoá cao Con người chịusức ép nặng nề của công việc, sự căng thẳng về tâm lý, do vậy mụcđích chủ yếu của họ khi tham gia hoạt động VCGT là để nghỉ ngơi,thư giãn và hồi phục sức khoẻ nhanh chóng 14, Tr 8

Trang 27

Theo các nhà nghiên cứu thì VCGT hiện đại gắn liền các kỳnghỉ an dưỡng xuất hiện đầu tiên ở châu Âu vào thế kỷ 18 - 19 Khi

mà quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá phát triển mạnh mẽ Cácgia đình quý tộc, các tầng lớp tư sản thành thị đua nhau xây các khunghỉ trong các trang trại ở nông thôn để tổ chức các hoạt độngVCGT vào những thời gian rỗi Đó là nhu cầu xã hội và tất yếu lịch

sử Dần dần các hoạt động VCGT đã trở thành phổ biến ở các nướcchâu Âu và Bắc Mỹ như Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ và các nướcĐông Âu là những nước có chế độ làm việc năm ngày trong tuần

Ngày nay công nghệ VCGT ở những nước đang phát triển(như Thái Lan, Malaysia, Singapore ) cũng đã đạt được nhữngthành tựu đáng kể và không những phục vụ cho khách trong nước

mà còn là nhân tố góp phần thu hút hàng triệu du khách nước ngoài

Xu hướng hiện nay của các nhà đầu tư trong lĩnh vực VCGT làxây dựng các khu liên hợp gồm nhà nghỉ, bể bơi, không gian xanh,cửa hàng, phòng thể dục thẩm mỹ và các trò chơi thú vị mang tínhmạo hiểm cao Ông Simon Allen, nhà đầu tư xây dựng của Công tyBrooker Hillier Parker (Thái Lan) nói: "Thời điểm cho các cửa hàngkết hợp bán đồ ăn và giải trí đang mở ra." Về hình thức VCGT hiệnnay đa dạng, phong phú hơn do có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật

và việc ứng dụng nó phục vụ lợi ích con người

Như vậy, vui chơi giải trí được hiểu là “những hoạt động thư

giãn diễn ra trong thời gian rảnh rỗi, để thoả mãn các đòi hỏi tự nhiên của con người, nhằm tái tạo thể lực và tinh thần” Còn dịch

vụ vui chơi giải trí được hiểu là “kết quả mang lại nhờ các hoạt

Trang 28

động tương tác giữa người cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí và du khách, cũng như nhờ các hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của du khách” 2, Tr 5

1.2.2 Đặc điểm dịch vụ vui chơi giải trí

- Tính vô hình tương đối của dịch vụ: Khi nhận được kết quả

từ hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí, hiếm khi khách hàng nhậnđược các sản phẩm mà chỉ là sự cảm nhận về dịch vụ Do đó nhữngyếu tố hữu hình và vô hình đều góp phần tạo nên cảm nhận và ấntượng của khách về dịch vụ

- Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời:

Đây là đặc điểm mang tính đặc trưng của dịch vụ Do đó, cũng nhưcác ngành dịch vụ khác, dịch vụ vui chơi giải trí chỉ có thể thực hiệnkhi có sự tham gia tiêu dùng của khách hàng

- Có sự tham gia của khách hàng trong quá trình tạo ra dịch

vụ: Khách hàng trên thực tế có tính quyết định đến việc sản xuất

dịch vụ Khách hàng cần cái gì, cần như thế nào sẽ quyết định cáchthức cung cấp dịch vụ của nhà cung cấp, yêu cầu của khách hàng làđầu vào và sự thoả mãn khách hàng là đầu ra của quá trình dịch vụ

- Khó kiểm tra chất lượng dịch vụ trước khi bán: Việc sản

xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, nên trước khi đưa dịch vụ tới tayngười tiêu dùng, nhà sản xuất không có điều kiện kiểm tra chấtlượng dịch vụ trước Do đó, để hạn chế những thiếu sót, nhà cungứng dịch vụ cần phải làm theo đúng qui trình, nguyên tắc và thườngxuyên theo dõi kiểm tra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ

Trang 29

- Tính không đồng nhất dịch vụ vui chơi giải trí: Do nhiều

nguyên nhân khác nhau như: Tình trạng cơ sở vật chất, thiết bị, độingũ nhân viên, thời tiết đặc biệt là trạng thái tâm lý và yêu cầu củakhách hàng khác nhau vào những thời điểm khác nhau nên dẫn đếntình trạng chất lượng dịch vụ không giống nhau Để hạn chế sự khácbiệt này, nhà cung cấp cần cố gắng tạo ra những điều kiện chủ quanluôn ở tình trạng tốt nhất

- Tính thời vụ của dịch vụ vui chơi giải trí: Bản thân du lịch là

một ngành kinh tế có tính thời vụ cao, dịch vụ vui chơi giải trí trong

du lịch phục vụ du khách do đó cũng một phần chịu sự tác động.Hơn nữa với đặc điểm riêng của từng loại dịch vụ, chịu sự tác độngbởi nhiều yếu tố khác nhau nên dịch vụ VCGT cũng mang tính thời

vụ Tình trạng này dẫn đến cung cầu mất cân đối, gây lãng phí vềnhân lực, cơ sở vật chất và giảm chất lượng vào thời kỳ cao điểm

Vì vậy, vào thời kỳ thấp điểm cần có những chính sách khuyến mại,lôi kéo khách hàng đến với cơ sở

- Tính cố định của dịch vụ vui chơi giải trí: Dịch vụ VTGT

được tạo ra bởi nhiều yếu tố khác nhau, khách du lịch muốn đượchưởng dịch vụ cần phải di chuyển đến DVGT Do đó công tác thôngtin, quảng cáo đóng vai trò khá quan trọng trong việc thu hút kháchhàng

- Tính dễ sao chép: Dịch vụ VCGT mang tính phổ thông,

không đăng ký bản quyền nên rất dễ bị sao chép, dẫn đến sự nhàmchán, nghèo nàn, đại trà Để hạn chế điều này, cơ sở cung ứng dịch

Trang 30

vụ phải luôn đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo ra lợithế cạnh tranh.

1.2.3 Các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất dịch vụ vui

chơi giải trí

Khi nghiên cứu về dịch vụ vui chơi giải trí, để đưa ra nhữnggiải pháp tối ưu cho sự phát triển của dịch vụ này thì một điềukhông thể không xét đến chính là các yếu tố tham gia vào quá trìnhtạo ra dịch vụ vui chơi giải trí Nắm được và hiểu được các yếu tốnày, sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn thấu đáo hơn về dịch vụ

Về cơ bản, quá trình sản xuất dịch vụ VCGT có sự tham gia củahai yếu tố sau:

Nhà cung ứng: Là người cung cấp dịch vụ VCGT cho khách.

Các nhân tố bên trong đó là đội ngũ cán bộ công nhân viên, cơ sởvật chất kỹ thuật, tiềm năng tài chính, trình độ quản lý, hệ thốngthông tin, môi trường văn hoá để có được những dịch vụ tốt nhấtcung cấp cho khách du lịch, một phần lớn phụ thuộc vào chính cácnhân tố này và đây cũng là những nhân tố mang tính chủ quan nêndoanh nghiệp cung ứng dịch vụ hoàn toàn có thể kiểm soát, điềuchỉnh được

Khách hàng: Đây chính là nhân tố thứ hai tạo ra dịch vụ vì

một trong những đặc trưng của ngành dịch vụ là quá trình sản xuất

và tiêu thụ diễn ra đồng thời Nghiên cứu về khách hàng, doanhnghiệp cung ứng cần xem xét trên các khía cạnh khác nhau về đặcđiểm nguồn khách hàng khác nhau về phạm vi lãnh thổ, phong tụctập quán, trình độ phát triển kinh tế - khoa học - kỹ thuật, giới tính,

Trang 31

độ tuổi từ đó thấy được nhu cầu thực sự của khách hàng cho từngnhóm đối tượng như thế nào.

1.2.4 Phân loại dịch vụ vui chơi giải trí

Theo tổ chức du lịch thế giới(UNWTO), có khoảng 70 dịch vụhoạt động cụ thể liên quan đến việc cung cấp dịch vụ du lịch, ngoài

ra có khoảng 70 hoạt động khác có liên quan đến việc cung cấp dịch

vụ du lịch Trong đó các dịch vụ VCGT bao gồm hai nhóm:

Nhóm 1: Các dịch vụ lien quan đến thể thao

- Dịch vụ xúc tiến và tổ chức các cuộc thi đấu thể thao và thểthao giải trí

- Dịch vụ sân gôn

- Dịch vụ các trường đua

- Dịch vụ cấp phép câu cá

- Dịch vụ cấp phép săn bắn

- Dịch vụ bãi biển và công viên giải trí

- Dịch vụ thể thao mạo hiểm

Nhóm 2: Dịch vụ vui chơi giải trí

- Dịch vụ các công viên chuyên đề

- Dịch vụ lễ hội

- Dịch vụ Sòng bạc

- Dịch vụ chơi bạc bằng máy

- Dịch vụ Vũ trường

Dịch vụ VCGT rất đa dạng nên việc phân loại dịch vụ VCGT

là công việc khá phức tạp Tuy nhiên theo tác giả dịch vụ vui chơigiải trí có thể phân loại như sau:

Trang 32

1.2.4.1 Theo sự tham gia của khách du lịch

Dịch vụ VCGT với loại hình giải trí có sự tham gia của ngườihưởng thụ(chủ động): Là các dịch vụ trong đó khách hàng trực tiếptham gia các hoạt động thể lực hoặc các sinh hoạt sôi động Ví dụ cácdịch vụ vui chơi giải trí như: bowling, leo núi, golf, tàu lượn, bơithuyền, câu cá, bi-a, khiêu vũ, ca hát

Dịch vụ VCGT với các loại hình giải trí mang tính thụ động: Làcác dịch vụ trong đó giúp khách hàng tham gia các hoạt động chủ yếumang ý nghĩa hưởng thụ về mặt tinh thần, không nặng nề về thểlực.Ví dụ các dịch vụ biểu diễn nghệ thuật như: chèo, tuồng, múa rối,cải lương, ca kịch, chầu văn, quan họ, phim, xiếc, nhạc nước

1.2.4.2 Theo khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên

Các dịch vụ sử dụng tài nguyên tự nhiên: Leo núi, vượt thác,cắm trại, săn bắn, thể thao

Các dịch vụ sử dụng tài nguyên du lịch nhân văn: Tham dựcác loại hình nghệ thuật truyền thống, các dịch vụ sử dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật: Nhà tập đa năng, công viên nước, games

Loại hình VCGT tổng hợp: Áp dụng cho các khu du lịch vừa

có tài nguyên tự nhiên và nhân văn

1.2.4.3 Theo phạm vi không gian

Dịch vụ VCGT dưới nước: Các dịch vụ như lướt ván, lướtsóng, bơi thuyền, lặn biển, môtô nước, chèo thuyền kayaking, đithuyền hoặc mủng câu Cá

Trang 33

Dịch vụ VCGT trên cạn: Xem biểu diễn nghệ thuật, xem phim,đánh golf, bắn cung, đua ngựa, đấu vật, tham gia các trò chơi trong cáckhu công viên tổng hợp

Dịch vụ VCGT trên không: Tàu lượn, nhảy dù, khinh khí cầu,vòng quay trên không, dù bay

1.2.4.4 Theo đối tượng

Dịch vụ VCGT cho thanh thiếu niên: Cầu trượt, đu quay trẻ

em, xiếc thú, môtô điện, trượt batanh, lặn tượng

Dịch vụ VCGT cho độ tuổi trung niên: Các loại hình thể thaomạo hiểm, xem biểu diễn nghệ thuật, xem và tham gia các trò chơidân gian

Dịch vụ VCGT cho người cao tuổi: Xem biểu diễn, triển lãm,thi đấu thể thao thụ động

1.2.4.5 Theo tính chất của dịch vụ VCGT

Dịch vụ VCGT mang tính thuần túy: Chủ yếu là các trò chơidân gian, các trò chơi mạo hiểm, các loại hình nghệ thuật biểu diễn

Dịch vụ VCGT mang tính bổ trợ: Là sản phẩm của các ngànhdịch vụ khác nhưng có thể sử dụng để phục vụ cho nhu cầu vui chơigiải trí của khác du lịch trong thời gian đi du lịch như: Mua sắm, ẩmthực, nghỉ dưỡng

Ngoài ra còn có thể phân loại theo qui mô (lớn, nhỏ), theo thờigian (mùa đông, mùa hè), theo phạm vi địa lý Tại mỗi điểm dođiều kiện khác nhau, nên việc phát triển chuyên sâu loại hình du lịchnào cần phải nghiên cứu kỹ, vừa đảm bảo độ đa dạng lại mang tínhđặc trưng của điểm

Trang 34

1.2.5 Vai trò của dịch vụ vui chơi giải trí

1.2.5.1 Vai trò của dịch vụ vui chơi giải trí đối với đời sống kinh tế- xã hội

Như đã phân tích ở trên, hoạt động VCGT đóng vai trò quantrọng trong đời sống mỗi con người, đặc biệt là khoảng thời gian khi

đi du lịch Xã hội càng phát triển thì quỹ thời gian rỗi càng nhiều,hoạt động VCGT càng đa dạng, phong phú Vì vậy hoạt độngVCGT không những mang tính xã hội, giáo dục mà còn cả chứcnăng kinh tế và môi trường sinh thái

Mặt xã hội:

Hoạt động vui chơi giải trí là liều thuốc quý báu giúp conngười giải tỏa những căng thẳng và mệt mỏi trong cuộc sống, tái tạolại nguồn năng lượng đã mất do làm việc Những hoạt động nàyđồng thời cũng giúp cho con người trở nên linh hoạt, sáng tạo hơnqua quá trình tham gia các trò chơi và nghỉ ngơi thư giãn Nó đemlại sự cân bằng tâm lý, lòng tin yêu vào cuộc sống Do vậy, chứcnăng xã hội của hoạt động VCGT biểu hiện ở vai trò bảo vệ và tăngcường sức khoẻ của con người Hoạt động vui chơi tích cực làmtăng tuổi thọ và khả năng lao động Qua nghiên cứu y sinh học củacác nhà khoa học trên thế giới thì nhờ có chế độ nghỉ ngơi, hoạtđộng vui chơi hợp lý mà có thể giảm trung bình 30% bệnh tật chocon người, còn những bệnh phổ biến như tim mạch thì giảm gần50%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, các bệnh về thần kinh và vềxương, bệnh cơ bắp giảm 30%, bệnh về cơ quan tiêu hoá giảm 20%

Trang 35

Mặt giáo dục:

Hoạt động này cũng tạo điều kiện cho những nhóm ngườikhác nhau được tiếp xúc, hiểu biết lẫn nhau, hình thành nên nhữngphẩm chất đạo đức tốt đẹp, tạo nên sự phát triển hài hoà, toàn diệncủa con người VCGT kết hợp với việc giáo dục tư tưởng chính trịcho thanh thiếu niên, thu hút họ vào những hình thức hoạt động vănhoá xã hội bổ ích, những hoạt động này giúp họ sử dụng thời giannhàn rỗi một cách hợp lý Từ đó giảm đi những tệ nạn, giảm sốlượng những thanh thiếu niên hư hỏng Ngoài ra dịch vụ VCGT còngiúp cho việc phát triển tâm sinh lý tốt, giải toả được những sức épnặng nề của cuộc sống công nghiệp đầy sức ép và ô nhiễm, bồidưỡng thể chất để phát triển cả thể lực và trí lực

Mặt kinh tế:

Việc tăng cường sức khoẻ cho nhân dân, làm tăng hiệu suấtlao động của họ cũng chính là ý nghĩa về mặt kinh tế của hoạt độngVCGT

Việc nghỉ ngơi, VCGT tích cực và hợp lý tạo điều kiện phụchồi và phát triển sức khoẻ, phát triển khả năng lao động, tái sản xuất

mở rộng sức lao động cũng làm tăng hiệu quả kinh tế cho đất nước.Hiệu quả này là do giảm tiêu hao thời gian lao động vì ốm đau,giảm thời gian chữa bệnh trong bệnh viện và giảm thời gian đi khámbệnh

Mặt khác, phát triển các hoạt động VCGT sẽ tạo ra nhiều việclàm cho một bộ phận người lao động và các hoạt động này chủ yếu

Trang 36

cung cấp các dịch vụ và một số hàng hoá, đòi hỏi nhiều lao độngsống và trong nhiều trường hợp không thể cơ giới hoá được Hoạtđộng VCGT phát triển đã tạo ra nhiều việc làm và tạo điều kiện tăngthu nhập cho nhân dân địa phương Điều này thực sự có ý nghĩaquan trọng nhất là ở những nước đông dân, thiếu việc làm như nước

ta hiện nay

VCGT chính là một nhân tố làm tăng độ hấp dẫn và chấtlượng của các sản phẩm du lịch, tăng hiệu quả kinh tế của ngànhcông nghiệp quan trọng này

Bảo vệ môi trường sinh thái:

Hoạt động VCGT còn có một chức năng quan trọng đó là chứcnăng sinh thái Như ta đã biết, hoạt động VCGT của người dânthành phố thường đòi hỏi môi trường gần gũi với thiên nhiên Vìvậy muốn phát triển các hoạt động VCGT cần bảo vệ, khôi phục vàtối ưu hoá môi trường tự nhiên Chẳng hạn như xây dựng các côngviên, khu vui chơi ở những nơi có mật độ dân số cao, dành lạinhững lãnh thổ có thiên nhiên còn ít bị biến đổi ở những vùng ngoại

vi thành phố và tiến hành các biện pháp cải tạo Tất cả các khu dulịch, công viên, khu vui chơi và vùng ngoại vi thành phố sẽ trởthành các tiểu vùng sinh thái cung cấp không khí trong lành chongười dân ở các thành phố

Như vậy với những chức năng quan trọng trên, có thể thấy rõvai trò của hoạt động vui chơi giải trí đối với sự phát triển kinh tế -văn hóa - xã hội của mỗi địa phương là hết sức quan trọng

Trang 37

1.2.5.1 Vai trò của dịch vụ vui chơi giải trí đối với hoạt động du lịch

Vui chơi giải trí cũng là một động cơ lớn thúc đẩy du kháchtham gia vào các hoạt động du lịch, là yếu tố tạo nên sức hấp dẫnlớn cho các chương trình du lịch Các hoạt động vui chơi giải trí làcon đường rất ngắn giúp du khách có được cảm giác sảng khoái,phấn khích và vui vẻ trên suốt chuyến đi Đây là hoạt động có sứclôi cuốn, có khả năng kéo dài thêm thời gian lưu trú của du kháchtại điểm du lịch Đem lại doanh thu lớn cho các nhà kinh doanh trựctiếp dịch vụ VCGT và cả những nhà kinh doanh gián tiếp Chính vìvậy sự có mặt của hoạt động vui chơi giải trí trong hoạt động du lịchnói chung là hết sức cần thiết

Ở những nước có nền công nghiệp phát triển và trình độ pháttriển kinh tế cao như Hoa kì, Nhật Bản, Pháp… nhu cầu vui chơigiải trí là một yếu tố không thể thiếu đối với những người đi du lịch.Kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy mức chi tiêu cho nhu cầu vuichơi giải trí đối với du khách Hoa Kì chiếm đến 10% tổng thời gian

và 20 - 25% tổng chi phí chuyến đi Khách du lịch Nhật chi tiêu vềgiải trí chiếm trên dưới 35% nhưng về thời gian chỉ chiếm 5 - 8%tổng quỹ thời gian của một chuyến du lịch Du khách Đức và Pháp

có mức chi tiêu về thời gian và chi phí cho các dịch vụ vui chơi giảitrí dưới 20% Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp việc chi tiêu chovui chơi giải trí của khách du lịch là không giới hạn

Từ những thông số trên, có thể nhận thấy vị trí quan trọng củacác hoạt động VCGT trong nội dung một chương trình du lịch Đây

Trang 38

là một hoạt động chiếm tỉ phần khá lớn trong cơ cấu hoạt động dulịch, bởi nó không chỉ đem lại sự thoải mái cho du khách mà còn cóthể mang đến cho các nhà đầu tư du lịch một nguồn lợi nhuận khổnglồ.

Xuất phát từ tầm quan trọng trong việc tạo nên sức hút du lịch

mà nhiều nước trên thế giới đã rất chú trọng đầu tư xây dựng cáckhu vui chơi giải trí nổi tiếng như: Disneyland ở California (Mỹ),EuroDisney ở Paris (Pháp), thủy cung ở Tokyo (Nhật Bản), khuJurang Park ở Singapore, khu sòng bạc nổi tiếng thế giới ở Macao,

ở Malaysia… Mục đích của việc xây dựng những công trình này làđều nhằm thỏa mãn ngày càng nhiều các nhu cầu đa dạng và khácbiệt của các đối tượng du khách khác nhau Trên thực tế, nhữngcông trình này đã hoạt động rất có hiệu quả, trở thành những điạ chỉquen thuộc và nổi tiếng đối với du khách và thu về nguồn lợi khổng

lồ hàng năm cho chủ đầu tư

Hoạt động vui chơi giải trí có đặc tính là những hoạt động vui

vẻ, sôi nổi và linh hoạt nên nó là yếu tố tinh thần quan trọng chomột chương trình du lịch Một chương trình du lịch có thể sẽ trở nên

tẻ nhạt nếu thiếu đi những hoạt động vui chơi giải trí lý thú Nhưvậy có thể nói hoạt động vui chơi giải trí như một thứ gia vị đặc sắctăng thêm phần đậm đà cho món ăn là các chương trình du lịch, tạonên sự phong phú đa dạng các hoạt động của các chuyến đi, tạo nênsức hút đối với khách du lịch

Ngoài ra, khu VCGT còn được xem là yếu tố cơ sở vật chất lỹthuật để phát triển du lịch tại một điểm đến du lịch Một ví dụ điển hình

Trang 39

về sự so sánh nhịp độ phát triển du lịch tại Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh, rõ ràng có thể thấy thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ phát triển

du lịch nhanh và mạnh mẽ hơn thủ đô Hà Nội, một phần chính là bởi

du lịch thành phố Hồ Chí Minh biết cách khai thác các hoạt độngVCGT một cách có hiệu quả và hợp lý hơn24, Tr 31

Tóm lại, hoạt động VCGT đóng vai trò không thể thiếu trongđời sống xã hội, ngoài việc tạo ra điều kiện nghỉ ngơi, thư giãn, táitạo sức lao động cho con người, VCGT còn góp phần làm phongphú thêm các sản phẩm du lịch, tăng sức hấp dẫn của hoạt động dulịch, kéo dài thời gian lưu trú của khách, tăng doanh thu du lịch

1.2.6 Các nhân tố cơ bản tác động đến hoạt động VCGT

1.2.6.1 Dân cư và các đặc điểm kinh tế - xã hội của dân cư

Dân cư là lực lượng sản xuất chính của xã hội, là nguồn tạo racác sản phẩm phục vụ nhu cầu của xã hội Cùng với hoạt động laođộng tạo ra của cải vật chất, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi, giảitrí Do vậy, dân cư chính là một trong những nguồn giải quyết choyếu tố đầu ra cho dịch vụ vui chơi giải trí, hay nói cách khác, dân cưchính là nguồn khách tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí.Tuy nhiên, số lượng người và mức độ tham gia của dân cư vào hoạtđộng vui chơi giải trí còn phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm và trình

độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại mỗi địa bàn nơi dân cư sinhsống Sự phát triển này được thể hiện rất rõ ràng và cụ thể qua một

số yếu tố như mức thu nhập bình quân, trình độ giáo dục, cơ sở hạtầng… Có thể dễ dàng nhận thấy, khi người dân có mức thu nhậpbình quân cao và có thể chi tiêu một cách thoải mái thì họ sẽ dễ

Trang 40

dàng nảy sinh nhu cầu vui chơi giải trí hơn khi thu nhập của họ chỉ

đủ trang trải chi tiêu hang ngày Ngoài ra, một số yếu tố xã hội nhưnghề nghiệp, độ tuổi, sở thích…cũng có thể ảnh hưởng tới hành vitham gia hoạt động vui chơi giải trí của dân cư Chính vì vậy, việcphân tích đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội của dân cư tại mộtđiểm du lịch là cần thiết vì để đáp ứng nhu cầu VCGT của khách dulịch thì trước hết bản thân dịch vụ VCGT cũng phải thể hiện sự hấpdẫn và lôi cuốn người dân địa phương trước

Bên cạnh đó, sự phát triển của kinh tế - xã hội của một địaphương thường gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuậtcông nghệ Việc phát triển các hoạt động VCGT không thể thiếuyếu tố này, bởi đây chính là yếu tố giúp các doanh nghiệp đa dạng hóa

và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ VCGT

1.2.6.2 Nguồn tài nguyên du lịch

Tài nguyên là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên các sảnphẩm VCGT Số lượng tài nguyên, chất lượng, đặc tính của cácnguồn tài nguyên và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnhthổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển các loạihình VCGT tại mỗi địa phương, cụ thể như sau:

* Vị trí địa lý

Vị trí địa lý có ảnh hưởng quan trọng trong việc giải quyết vấn

đề cầu cho hoạt động vui chơi giải trí Điểm VCGT nằm ở khutrung tâm với dân số đông và cơ sở hạ tầng phát triển sẽ là một điềukiện vô cùng thuận lợi để khai thác các hoạt VCGT Ngược lại, nếukhu VCGT nằm tại một nơi xa xôi hẻo lánh, đi lại không thuận tiện

Ngày đăng: 24/04/2016, 18:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Đức Dũng, Lại Đức Cân (1995). Quản lý chất lượng sản phẩm,. Đại học Thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng sản phẩm
Tác giả: Đặng Đức Dũng, Lại Đức Cân
Năm: 1995
3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Trương Tử Nhân (2008), Giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế Du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Trương Tử Nhân
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2008
4. TS. Phạm Xuân Hậu (2001), Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn – du lịch, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn – du lịch
Tác giả: TS. Phạm Xuân Hậu
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 2001
5. Tăng Văn Khiên (2003), Điều tra chọn mẫu và ứng dụng trong công tác thống kê. NXB Thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra chọn mẫu và ứng dụng trong công tác thống kê
Tác giả: Tăng Văn Khiên
Nhà XB: NXB Thống kê Hà Nội
Năm: 2003
6. Luật Di sản Văn Hóa số 28/2001/QH10, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Di sản Văn hóa của quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 5 số 32/2009/QH12a Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Di sản Văn hóa
8. TS. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường du lịch
Tác giả: TS. Nguyễn Văn Lưu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
Năm: 1998
9. TS. Trần Thị Mai.(2008) Tổng quan Du lịch, NXB Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan Du lịch
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
10. TS.Bùi Xuân Nhật và các cộng sự (2001), Marketting trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn , NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketting trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn
Tác giả: TS.Bùi Xuân Nhật và các cộng sự
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2001
11. Trần Đức Thanh, (2000), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn khoa học du lịch
Tác giả: Trần Đức Thanh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
Năm: 2000
12. . Nguyễn Minh Tuệ và nhóm nghiên cứu (1996), Địa lý du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý du lịch
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ và nhóm nghiên cứu
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1996
13. Tổng cục Du lịch,(2008) Tâm lí khách du lịch, NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí khách du lịch
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
15. Tổng cục Du lịch(2002) Cơ sở khoa học tổ chức các loại hình VCGT trong các khu du lịch khu vực Hà Nội và phụ cận, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học tổ chức các loại hình VCGT trong các khu du lịch khu vực Hà Nội và phụ cận
16. Quốc hội khóa XI nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật du lịch
Tác giả: Quốc hội khóa XI nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
23. Văn kiện Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Văn kiện Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc Gia
Năm: 2006
24. Lê Thị Ngọc Bích (2005) Đánh giá tiềm năng phát triển dịch vụ vui chơi giải trí tại Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tiềm năng phát triển dịch vụ vui chơi giải trí tại Hà Nội
2. Đại học Thương Mại (2008). Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp bộ Giải pháp phát triển dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn Hà Nội Khác
7. Luật Du lịch (2005) Số 44/2005/QH 11 của Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 7 ngày 14 tháng 6 năm 2005 Khác
14. Tổng cục Du lịch, Cơ sở khoa học và thực tiễn tổ chức các loại hình vui chơi giải trí trong du lịch vùng Hà Nội và Phụ cận Khác
17. Sở Du lịch Quảng Ninh (2006) Nghiên cứu tổ chức hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long Khác
18. Sở Du lịch Quảng Ninh (2004) Phát triển các sản phẩm du lịch phục vụ mục tiêu phát triển du lịch Quảng Ninh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w