PHẦN I : CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ I. SỬA CHỮA CƠ CẤU TRỤC KHUỶU – THANH TRUYỀN : 1.1. Kiểm tra, sửa chữa trục khuỷu 1.1.1. Các hư hỏng thường gặp ở trục khuỷu và phương pháp kiểm tra Làm việc trong điều kiện tải trọng lớn, với cường độ cao, va đập và chịu ma sát nên trục khuỷu có thể bị biến dạng cong, xoắn và thường bị mòn ở các bề mặt ổ trục và cổ chốt. Biến dạng xoắn của trục khuỷu thường xảy ra ở động cơ nhiều xy lanh khi động cơ bị quá tải đột ngột hoặc trong trường hợp động cơ đang làm việc với tải lớn thì bị bó thanh truyền hoặc bó pittông trong xy lanh do thiếu dầu bôi trơn hoặc một lý do nào đó. Trong điều kiện động cơ làm việc bình thường, trục khuỷu ít khi bị xoắn lớn và mức độ xoắn này không ảnh hưởng đáng kể đến sự làm việc của động cơ. Biến dạng cong của trục thường xảy ra hơn so với xoắn và cũng do tải trọng lớn gây ra. Trục khuỷu cong sẽ gây nên tải trong phụ lên các ổ trục của động cơ, làm tăng mài mòn cổ trục và bạc lót. Trong một số trường hợp quá tải trục khuỷu còn có thể nứt hoặc gãy, các bộ phận khác của trục như lỗ ren lắp êcu răng sói khởi động, ở đầu trục rãnh then lắp bánh răng hoặc puli, mặt bích bánh đà, các lỗ bulông lắp bánh đà và lỗ lắp vòng bi trục hộp số ở đuôi trục cũng có thể bị hỏng cần phải kiểm tra sửa chữa. Cũng như xy lanh, trục khuỷu là chi tiết tiết chính của động cơ nên khi vào sửa chữa lớn theo chu kỳ sửa chữa thì trục khuỷu thường đã mòn tới giới hạn phải được sửa chữa để phục hồi lại hoàn toàn khả năng làm việc. Bạc lót cổ trục thì được thay mới. Trục khuỷu được sửa chữa bằng phương pháp gia công cơ khí, sửa chữa kích thước đối với các cổ trục và chốt khuỷu tương tự như sửa chữa xy lanh (sẽ được giới thiệu ở phần sửa chữa xy lanh). Tức là các cổ trục và chốt khuỷu bị mòn sẽ được gia công bằng cách mài đến kích thước cốt (code) sửa chữa mới là kích thước được quy định ứng với mỗi loại động cơ ứng với mỗi lần sửa chữa. Còn bạc lót cổ trục được thay bằng bạc lót cổ trục mới có kích thước tương ứng với kích thước sửa chữa của trục. Đặc điểm của phương pháp sửa chữa và cốt sửa chữa sẽ được trình bày trong phần sửa chữa xy lanh. Để có phương án sửa chữa trục khuỷu, trước hết cần phải kiểm tra, phát hiện hư hỏng của trục, quan sát bằng mắt để kiểm tra hiện tượng nứt trục khuỷu, chú ý phần cổ và má khuỷu nối cổ trục và chốt, nếu trục khuỷu bị nứt thì phải thay mới, quan sát kiểm tra lỗ ren lắp êcu răng sói đầu trục, kiểm tra mặt bích và đuôi trục và các lỗ bulông lắp bánh đà, lỗ lắp vòng bi đuôi trục, các mặt côn định tâm ở đầu, đuôi trục và bề mặt nắp phớt chắn dầu nếu hỏng phải được sửa chữa.
Trang 1CHƯƠNG V CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA Ô TÔPHẦN I : CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ
I SỬA CHỮA CƠ CẤU TRỤC KHUỶU – THANH TRUYỀN :
1.1 Kiểm tra, sửa chữa trục khuỷu
1.1.1 Các hư hỏng thường gặp ởø trục khuỷu và phương pháp kiểm tra
Làm việc trong điều kiện tải trọng lớn, với cường độ cao, va đập và chịu ma sátnên trục khuỷu có thể bị biến dạng cong, xoắn và thường bị mòn ở các bề mặt ổ trục vàcổ chốt Biến dạng xoắn của trục khuỷu thường xảy ra ở động cơ nhiều xy lanh khiđộng cơ bị quá tải đột ngột hoặc trong trường hợp độâng cơ đang làm việc với tải lớn thì
bị bó thanh truyền hoặc bó pit-tông trong xy lanh do thiếu dầu bôi trơn hoặc một lý donào đó Trong điều kiện động cơ làm việc bình thường, trục khuỷu ít khi bị xoắn lớn vàmức độ xoắn này không ảnh hưởng đáng kể đến sự làm việc của động cơ Biến dạngcong của trục thường xảy ra hơn so với xoắn và cũng do tải trọng lớn gây ra Trụckhuỷu cong sẽ gây nên tải trong phụ lên các ổ trục của động cơ, làm tăng mài mòn cổtrục và bạc lót Trong một số trường hợp quá tải trục khuỷu còn có thể nứt hoặc gãy,các bộ phận khác của trục như lỗ ren lắp êcu răng sói khởi động, ở đầu trục rãnh thenlắp bánh răng hoặc puli, mặt bích bánh đà, các lỗ bulông lắp bánh đà và lỗ lắp vòng bitrục hộp số ở đuôi trục cũng có thể bị hỏng cần phải kiểm tra sửa chữa
Cũng như xy lanh, trục khuỷu là chi tiết tiết chính của động cơ nên khi vào sửachữa lớn theo chu kỳ sửa chữa thì trục khuỷu thường đã mòn tới giới hạn phải được sửachữa để phục hồi lại hoàn toàn khả năng làm việc Bạc lót cổ trục thì được thay mới.Trục khuỷu được sửa chữa bằng phương pháp gia công cơ khí, sửa chữa kích thước đốivới các cổ trục và chốt khuỷu tương tự như sửa chữa xy lanh (sẽ được giới thiệu ở phầnsửa chữa xy lanh) Tức là các cổ trục và chốt khuỷu bị mòn sẽ được gia công bằng cáchmài đến kích thước cốt (code) sửa chữa mới là kích thước được quy định ứng với mỗiloại động cơ ứng với mỗi lần sửa chữa Còn bạc lót cổ trục được thay bằng bạc lót cổtrục mới có kích thước tương ứng với kích thước sửa chữa của trục Đặc điểm củaphương pháp sửa chữa và cốt sửa chữa sẽõ được trình bày trong phần sửa chữa xy lanh.Để có phương án sửa chữa trục khuỷu, trước hết cần phải kiểm tra, phát hiện hưhỏng của trục, quan sát bằng mắt để kiểm tra hiện tượng nứt trục khuỷu, chú ý phần cổvà má khuỷu nối cổ trục và chốt, nếu trục khuỷu bị nứt thì phải thay mới, quan sát kiểmtra lỗ ren lắp êcu răng sói đầu trục, kiểm tra mặt bích và đuôi trục và các lỗ bulông lắpbánh đà, lỗ lắp vòng bi đuôi trục, các mặt côn định tâm ở đầu, đuôi trục và bề mặt nắpphớt chắn dầu nếu hỏng phải được sửa chữa
Khâu kiểm tra chính của việc kiểm tra trục khuỷu là đo độ biến dạng của trục, độmòn của cổ trục và chốt khuỷu Biến dạng của trục bao gồm hiện tượng xoắn và cong.Đối với động cơ ô tô trong điều kiện làm việc bình thường, biến dạng xoắn của trụckhuỷu thường nhỏ, ít gây tác hại đến động cơ nên khi vào sửa chữa thường không cầnkiểm tra hiện tượng này Tuy nhiên đối với động cơ nhiều xy lanh, nếu ở công đoạn
Trang 2xy lanh hoặc cháy bạc do bó thanh truyền hoặc bó cổ trục thì phải kiểm tra mức độ biếndạng xoắn của trục khuỷu Hiện tượng cong bắt buộc phải kiểm tra để đo mức độ biếndạng của nó Trục có độ cong lớn hơn mức cho phép cần phải được nắn thẳng trước khigia công sửa chữa kích thước Nếu có độ cong nhỏ không cần phải nắn thẳng mà phảiđược tính toán để xác định kích thước cốt sửa chữa và nó sẽ được khắc phục khi giacông trục Sơ đồ nguyên lý kiểm tra độ cong của trục khuỷu được giới thiệu theo hình5.I-1 Trục khuỷu được gá lên 2 khối V, mũi rà của đồng hồ so tì vào cổ giữa, quay trụcbằng tay và nhìn vào mức độ lắc của kim đồng hồ để đánh giá Nếu mũi rà của đồng hồ
tì vào phần mặt không mòn của bề mặt cổ trục (phần bề mặt đối diện rãnh dầu bôi trơntrên bạc lót) thì độ lắc kim đồng hồ phản ánh độ cong của trục và trị số độ cong đượctính bằng nửa hiệu của trị số lớn nhất và nhỏ nhất của kim đồng hồ Còn nếu mũi ràcủa kim đồng hồ tì vào phần bề mặt bị mòn của cổ trục thì độ lắc của kim đồng hồphản ảnh cả độ cong của trục và độ ô van của cổ trục giữa Trong trường hợp này, độcong của trục bằng nửa hiệu độ lắc của kim đồng hồ và độ ô van của cổ trục, tức làbằng giá trị lớn nhất của kim đồng hồ trừ giá trị nhỏ nhất trừ đi độ ô van và chia đôi Để
đo được chính xác độ cong thì trục khuỷu phải được gá lên hai mũi tâm hoặc các bề mặttâm không mòn của trục như bề mặt cổ lắp bánh răng đầu trục và vành lắp bánh đàđuôi trục Tuy nhiên, vì là trị số độ cong trục khuỷu nên nếu trị số này mằm trong phạm
vi độ ô van của các cổ trục thì không cần phải nắn lại và trong khi kiểm tra độ cong của
trục người ta có thể gá trục lên hai khối V qua hai cổ chính như hình 5.I-1 để tăng độ
cứng vững
Hình 5.I-1 Sơ đồ kiểm tra độ cong của trục khuỷu.
Hình 5.I-2 Kiểm tra mòn cổ trục
1- kiểm tra độ ô van; 2- kiểm tra độ côn; 3- Panme; 4- cổ trục khuỷu
Độ mòn của các cổ trục và chốt khuỷu được kiểm tra bằng cách dùng pamne đo
ngoài để đo đường kính của chúng hình 5.I-2 cần đo ở nhiều điểm khác nhau để đo độ
mòn lớn nhất (đường kính nhỏ nhất), độ ô van và độ côn Độ ô van là hiệu hai đườngkính lớn nhất đo được trên hai phương vuông góc của một tiết diện nào đó, độ côn làhiệu hai đường kính đo cùng phương ở hai đầu cổ trục
Trong bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ trục khuỷu và bạc cần kiểm tra độ mòn và đặcđiểm bề mặt mòn của cổ trục và bạc để có phương án xử lý kịp thời Chú ý, khi tháokiểm tra cổ trục và bạc không được lắp lẫn lộn các bạc từ ổ trục này sang ổ khác vì độmòn của chúng khác nhau Để tránh bị nhầm lẫn, không nên tháo rời bạc lót ra khỏi
Trang 3nắp ổ và thân ổ Khi cần tháo bạc để kiểm tra nên tháo bạc ở từng ổ một và sau khikiểm tra xong thì lắp trở lại thân ổ và nắp ổ ngay theo đúng vị trí ban đầu của chúng.Quan sát thấy nếu bề mặt cổ trục và bạc lót không bị tróc, rỗ hoặc xước thì tiếp tụckiểm tra khe hở giữa bạc và trục bằng cách dùng dưỡng chuẩn bằng chất dẻo mềm(plastic gauge) không đàn hồi (bề đày khoảng 0,1 mm) Tháo nắp ổ, lau sạch bề mặtbạc lót và cổ trục, bôi dầu trơn lên hai bề mặt của chúng, đặt dưỡng bằng chất dẻo lênbề mặt cổ trục theo dọc chiều dài cổ rồi lắp nắp ổ và bạc lại, vặn chặt bu lông thanhtruyền hoặc bu-lông giữ bạc lót cổ trục khuỷu đủ lực quy định, khi đó dưỡng sẽ bị épbẹt ra Chú ý, không được quay trục, sau đó tháo nắp ổ ra và đo bề rộng của dưỡng, căncứ vào số liệu của dưỡng để tra bề đày, chính là khe hở bạc và trục Sau khi bị ép bềrộng của dưỡng càng lớn, tức là dưỡng bị ép càng nhiều thì khe hở càng nhỏ Với cácdưỡng tự tạo phải lấy ra đo trực tiếp bề đày sau khi ép để xác định khe hở Khe hở tối
đa cho phép phụ thuộc đường kính cổ trục, thường là 0,01 mm cho mỗi một 10 cmđường kính trục Ví dụ đường kính cổ trục là 50 cm thì khe hở cho phép có thể đến 0,05
mm Nếu khe hở lớn quá giới hạn này, phải thay bạc hoặc vừa gia công cổ trục vừathay bạc Khi đã thay bạc thì phải thay bạc ở tất cả các ổ trục
1.1.2 Phương pháp sửa chữa trục khuỷu
Đối với trục khuỷu đúc bằng gang cầu, nếu trục bị cong quá 0,5 mm phải thay mới.Còn đối với các trục khuỷu rèn, có thể nắn thẳng trên máy ép sau khi đã đo và xác địnhhướng cong và độ cong của trục Nếu nắn theo phương pháp thủ công, có thể thực hiệnbằng cách dùng búa đánh theo hướng ngược chiều với chiều cong vào má khuỷu gần cổgiữa nhất để khắc phục biến dạng này Sau mỗi lần đánh búa phải đưa trục lên kiểm travà cứ làm như vậy cho đến khi nào kiểm tra thấy đạt yêu cầu thì thôi Đối với các trục
bị cong nhiều thì sau khi nắn phải ủ trục ở nhiệt độ 180 – 200oC trong 5 – 6 giờ để tránhbiến dạng đàn hồi trở lại trạng thái cong
Doa lại bề mặt côn định tâm ở đầu và đuôi trục nếu bị nứt mẻ hoặc biến dạng lớn
vì các lỗ này thường được sử dụng để định vị trục khuỷu trên máy gia công khi mài sửachữa các cổ trục và cổ chốt Việc sửa chữa này được thực hiện trên máy doa ngang
Hình 5.I-3 Sơ đồ mài các cổ chính của Hình 5.I-4 Sơ đồ mài cổ biên của trục khuỷu
trục khuỷu: 1- trục chính máy mài;
2- mâm cặp đồng tâm; 3- đá mài;
4- mũi tâm; 5- cổ trục chính của trục khuỷu
Cổ trục (cổ chính) và cổ chốt (cổ biên) bị mòn được sửa chữa bằng cách mài trònlại trên máy mài đến kích thước cốt sửa chữa gần nhất Kích thước sửa chữa tiêu chuẩn
Trang 4mỗi lần sửa chữa, số lần sửa chữa có thể từ 3 đến 4 lần Lượng giảm kích thước tối đathường không cho phép quá 1 mm so với kích thước đường kính nguyên thủy của trục.Nếu sửa chữa nhiều lần làm giảm kích thước cổ nhiều quá sẽ làm yếu trục và làm giảmđộ chịu mòn của lớp bề mặt kim loại Do đó, xác định kích thước sửa chữa phải căn cứvào cổ trục và cổ chốt mòn nhiều nhất; còn đối với cổ chốt, đặc điểm mài mòn phụthuộc vào cấu tạo đường dầu bôi trơn Nếu độ cong của trục nằm trong giới hạn chophép không cần nắn thẳng lại thì kích thước sửa chữa của cổ trục là kích thước tiêuchuẩn nhỏ hơn gần nhất với đường kính nhỏ nhất đo được của cổ giữa sau khi trừ đi hailần độ cong của trục và trừ đi lượng dư gia công 0,03 mm
Việc gia công trục khuỷu được thực hiện trên máy mài chuyên dùng cho mài trụckhuỷu Cổ chính được mài trước khi mài cổ biên, trục được định vị chính tâm như đốivới các trường hợp mài trục trơn bình thường Chuẩn định vị là hai lỗ tâm hoặc mặt lắppuli và vành lắp bánh đà Còn đối với các trường hợp gia công các cổ biên cần phải cặptrục lên mâm cặp lệch tâm và định vị bằng phương pháp rà sao cho tâm các chốt khuỷucần gia công trùng với tâm trục chính của máy mài, dùng đồng hồ so để kiểm tra Sơ đồ
gá đặt để gia công cổ chính và chốt khuỷu được giới thiệu ở trên hình 3 và hình
5.I-4
1.2 Kiểm tra, sửa chữa bánh đà
Do vành bánh đà thường lắp vành răng phục vụ khởi động động cơ và trên các ô tôsử dụng hộp số điều khiển bằng tay bề mặt bánh đà còn có chức năng làm bề mặt masát của ly hợp nên bánh đà có các hư hỏng thường gặp là mòn hoặc vỡ răng của vànhrăng khởi động và mòn bề mặt ma sát với ly hợp Để đảm bảo cho ly hợp làm việc bìnhthường, bề mặt ma sát của bánh đà phải có chất lượng hoàn hảo, tức là cần phải đảmbảo độ phẳng, không bị đảo so với trục khuỷu, không bị rỗ, không mòn thành bậc haybiến cứng Sự biến cứng bề mặt bánh đà sẽ làm giảm ma sát và do đó làm giảm hiệuquả truyền lực của bộ ly hợp
Việc kiểm tra bánh đà bao gồm quan sát vành răng và mặt bánh đà để phát hiệncác vết nứt trên bề mặt bánh đà và trên vành răng, hiện tượng sứt mẻ răng, hiện tượngrỗ, cháy hoặc mòn thành gờ trên bề mặt bánh đà và dùng dụng cụ kiểm tra để kiểm trađộ đảo và độ phẳng của bề mặt Hiện tượng trơ cứng bề mặt bánh đà có thể dễ thấyqua màu sắc của nó Khi bị biến cứng vùng ma sát trên bề mặt bánh đà thường có màuxanh sáng bóng và nếu đánh giấy ráp thì thấy không ăn Có thể dùng thước thẳngchuẩn để kiểm tra độ không phẳng của mặt bánh đà, ở đây cần phải chọn thước chuẩncó độ đài phù hợp với kết cấu bánh đà
Hình 5.I-5 Kiểm tra độ đảo của bánh đà.
Trang 5Độ đảo của mặt bánh đà được kiểm tra bằng đồng hồ so như hình 5.I-5 Bánh đàvẫn để ở trạng thái lắp với trục khuỷu và đặt trên gối đỡ trên thân máy hoặc trên 2 khối
V cố định không cho trục di chuyển dọc và quay trục khuỷu để kiểm tra Độ lắc củakim đồ hồ phản ánh độ đảo của mặt bánh đà Độ đảo cho phép 0,25 mm trên 500 mmđường kính bánh đà, tức là mũi rà của đồng hồ so tì lên mặt bánh đà cách tâm 250 mmvà độ lắc của kim nhỏ hơn 0,25 mm khi quay bánh đà là được
Bánh đà có bề mặt không phẳng, đảo hoặc biến cứng được sửa chữa bằng phayhoặc mài lại bề mặt để đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu Vành răng hỏng đượctháo ra và thay vành răng mới Vành răng được ghép căng với vành bánh đà nên đểtháo nó cần đốt nóng vành răng bằng mỏ đèn khò đến nhiệt độ không qúa 250oC rồidùng búa gõ nhẹ và đều xung quanh để tháo ra Lắp vành răng mới bằng cách ép trênmáy ép
Trong sửa chữa lớn, sau khi gia công trục khuỷu và bánh đà, người ta phải lắpbánh đà lên trục khuỷu rồi kiểm tra độ mất cân bằng động của hệ thống trên máy kiểmtra cân bằng Nếu có hiện tượng mất cân bằng lớn người ta sẽ khắc phục bằng cáchkhoan bớt kim loại gây mất cân bằng ở trên đối trọng và bánh đà
1.3 Kiểm tra, sửa chữa bạc lót
Hư hỏng chủ yếu của bạc lót ổ trượt trong động cơ như bạc lót ổ trục chính, bạc lótđầu to thanh truyền, bạc lót đầu nhỏ thanh truyền và bạc lót ổ trục cam là mài mòn do
ma sát và tải trọng Sự mòn lớn của bạc lót sẽ làm tăng khe hở lắp ghép giữa trục và cổtrục gây tụt dầu và giảm áp suất dầu bôi trơn, do đó làm cho điều kiện ma sát trở nêntồi tệ, tăng va đập và có thể dẫn đến hư hỏng bạc và cổ trục, nếu không được kiểm trasửa chữa kịp thời
Nói chung các loại bạc lót cổ trục trong động cơ đều được thay mới khi động cơvào sửa chữa lớn theo chu kỳ sửa chữa Các loại bạc mới đều có các kích thước đườngkính trong phù hợp với các cốt sửa chữa khác nhau của trục khuỷu và trục cam Cáctrục thường có 3 cốt sửa chữa từ cố 1 đến cốt 3 tương ứng với các kích thước sửa chữanhỏ dần Kích thước nguyên thủy đôi khi được gọi là kích thước cốt 0 là kích thước danhnghĩa ban đầu của trục Kích thước đường kính trong của bạc mới luôn lớn hơn kíchthước cốt sửa chữa tương ứng của cổ trục một lượng bằng khe hở tiêu chuẩn giữa bạc vàtrục để đảm bảo yêu cầu làm việc Kích thước đường kính trong của bạc ổ trục cam ứngvới các cốt sửa chữa của trục thường chênh nhau 0,025 mm, nhỏ dần so với đường kínhnguyên thủy, còn của ổ bạc trục khuỷu thì chênh nhau 0,25 mm Khi trục được gia côngsửa chữa đúng kích thước cốt sửa chữa thì chỉ cần lắp bạc mới có cốt kích thước tươngứng là được Tuy mhiên, cũng có một số bạc ổ trục khuỷu được chế tạo dưới dạng bánthành phẩm có đường kính trong nhỏ hơn đường kính của bạc nguyên thủy 1,5 mm đểngười sửa chữa có thể gia công lại mặt trong đến kích thước sửa chữa cần thiết, đảmbảo khe hở giữa bạc và trục là 0,025 – 0,05 mm cho các cổ trục có đường kính nhỏ hơn
80 mm và 0,05 – 0,075 mm cho các cổ trục có đường kính lớn đến 110 mm
Việc gia công lại các bạc bán thành phẩm của ổ trục khuỷu được thực hiện trênmáy doa, dao được lắp trên trục đài có gối tựa ở hai đầu Trước hết cần lắp các bạc cầngia công lên các ổ của chúng, vặn chặt các bulông cố định các nắp ổ đủ lực quy định, ràgá thân máy trên máy doa sao cho đường tâm trục dao trùng với đường tâm của các ổ
Trang 6lắp bạc cần gia công và tiến hành doa đến kích thước phù hợp với kích thước sửa chữacủa cổ trục đảm bảo khe hở yêu cầu.
Trong bảo dưỡng hoặc sửa chữa nhỏ liên quan đến các trục và bạc, nếu cần thìphải tháo để kiểm tra các hư hỏng của bạc, xem bạc còn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đểlàm việc tiếp đến định kỳ sửa chữa lớn hay không Khi tháo bạc để kiểm tra nên tháovà kiểm tra từng ổ một và sau khi kiểm tra phải gá bạc trở lại ổ cũ của nó để tránh lắplẫn giữa các ổ
Các bạc lót có thể có các hư hỏng ở phần vấu định vị trên vỏ bạc hoặc hư hỏng ởphần hợp kim chống mòn Nếu quan sát vỏ bạc lót và bề mặt ma sát của bạc lót thấyvấu định vị vẫn còn nguyên, bề mặt ma sát trơn tru và nhẵn bóng chứng tỏ hiện tượngmài mòn bình thường Trong trường hợp này, cần kiểm tra khe hở giữa bạc và trục Đốivới các bạc hai nửa của ổ trục chính và đầu to thanh truyền cần kiểm tra thêm độ dôilắp giữa bạc và thân ổ Việc kiểm tra khe hở lắp ghép bạc và trục có thể được thực hiệnbằng cách dùng chất dẻo như đã nói ở phần trục khuỷu hoặc đo trực tiếp đường kínhcủa cổ trục hoặc đường kính bạc khi lắp trong ổ Nếu khe hở ứng với mỗi 10 mm đườngkính trục mà nhỏ hơn 0,01 mm là được Để đảm bảo độ dôi lắp ghép bạc trong ổ thì khi
đặt nửa bạc lên thân ổ hoặc nắp ổ hoặc đồ gá kiểm tra hình 5.I-6 Bạc phải nhô lên
khỏi bề mặt lắp ghép một độ dôi = 0,02 – 0,05 mm Nếu trị số này quá nhỏ sẽkhông đảm bảo độ cứng vững của bạc trong ổ Với bạc lyền của trục cam phải đểnguyên nó trong ổ để kiểm tra, khi đã ép bạc ra khỏi ổ thì phải thay mới
Hình 5.I-6 Đồ gá kiểm tra nhanh độ dôi của thân bạc lót.
1- thân đồ gá; 2- bạc lót kiểm tra; 3- vấu cố định; 4- đồng hồ so;
5- đầu đo của đồng hồ so; 6- vấu ép mang đồng hồ so;
7- pit-tông – xy lanh khí nén; 8- khí nén
Bạc lót có thể hư hỏng ở vấu định vị bị gãy, lớp hợp kim chống mòn bị rỗ hoặc bịtróc đi Hiện tượng tróc có thể do bạc lắp trong ổ không đủ độ cứng vững hoặc do độ ôvan quá lớn, còn hiện tượng bóc lớp hợp kim chống mòn là do thiếu dầu bôi trơn trênbề mặt hoặc khe hở bôi trơn quá nhỏ Nếu dầu bôi trơn bẩn, có nhiều hạt cứng thì mặt
ma sát của lớp hợp kim chống mòn có thể bị xước thành gờ Đôi khi lớp bề mặt còn bị
Trang 7ăn mòn hoặc xâm thực do trong dầu bôi trơn có chứa chất ăn mòn hoặc nước Khi kiểmtra, nếu quan sát thấy bề mặt ma sát của bạc lót có hiện tượng hư hỏng này thì phảithay bạc mới Khi phải thay bạc mới ở một cổ trục nào đó nên thay luôn bạc ở các trụckhác để đảm bảo khe hở giữa bạc và trục ở các ổ khác đều nhau để tránh tình trạngtrục bị uốn.
Đối với bạc chặn di chuyển dọc trục của trục khuỷu cũng cần phải kiểm tra đặcđiểm bề mặt ma sát như đối với bạc cổ trục, kiểm tra khe hở giữa bạc và vai cổ trụcbằng cách dùng thước lá hoặc đồng hồ so hình 5.I-7 Việc kiểm tra bằng thước lá đượcthực hiện bằng cách dùng đòn bẩy để bẩy ép trục khuỷu về một bên bạc chặn rồi đokhe hở giữa bạc chặn bên kia và vai cổ trục Nếu kiểm tra bằng đồng hồ so thì cho mũirà của đồng hồ tì vào đầu trục, dùng đòn bẩy bẩy trục khuỷu di chuyển về phía trước vàphía sau, đồng thời quan sát độ di chuyển của kim đồng hồ giữa hai vi trí, khoảng dichuyển của kim đồng hồ chính là khe hở giữa bạc chặn và vai trục Khe hở cho phép0,1 – 0,2 mm đối với cổ trục nhỏ hơn 80 mm và 0,2 - 0,25 mm đối với cổ trục lớn hơn 80mm
Hình 5.I-7 Kiểm tra độ rơ dọc của thước lá (a) và bằng đồng hồ so (b).
1- thước lá hoặc dưỡng; 2- bạc chặn; 3- đồng hồ so; 4- đầu to của đồng hồ so
1.4 Kiểm tra, sửa chữa thanh truyền
Do chịu tải trọng nén và uốn lớn, thanh truyền có thể có các hư hỏng trong quátrình làm việc như gãy, biến dạng cong, xoắn thân thanh truyền, mòn các bề mặt lắpbạc đầu nhỏ và bề mặt lắp bạc đầu to, hỏng lỗ lắp bulông thanh truyền hoặc bề mặt lắpghép của nắp đầu to và thân thanh truyền Trong các động cơ cao tốc, nếu động cơ chạyvượt quá tốc độ vòng quay cực đại trong thời gian đài có thể làm cho đầu to thanhtruyền bị biến dạng do bị kéo theo phương dọc thân thanh truyền, làm cho lỗ lắp bạcđầu to bị méo theo hình ô van
Hiện tượng gãy thanh truyền trong quá trình làm việc rất nguy hiểm vì vỡ xy lanhvà nắp xy lanh Thanh truyền gãy trong quá trình làm việc có thể do một số nguyênnhân như siết bulông thanh truyền không chặt khi lắp sửa chữa, động cơ làm việc vớitốc độ vòng quay quá cao, bó bạc hoặc bó pit-tông và một số nguyên nhân khác
Đối với thanh truyền của động cơ ô tô, các bulông thanh truyền thường đóng luôn
Trang 8các lỗ lắp bulông trên thân và nắp thanh truyền và mặt lắp ghép giữa chúng đòi hỏi rấtchính xác, không bị mòn Nếu các lỗ hoặc bề mặt lắp ghép bị mòn hoặc sứt mẻ làm sailệch vị trí lắp ghép giữa nắp và thân thanh truyền, gây méo lỗ lắp bạc, do đó khôngđảm bảo được khe hở đúng yêu cầu giữa trục và bạc.
Do các bề mặt lắp bạc lót của thanh truyền không chịu ma sát trực tiếp với chốtkhuỷu và chốt pit-tông trong quá trình làm việc nên thường bị mài mòn nhưng có thểvẫn bị méo do đầu to bị biến dạng, làm giảm độ cứng vững của bạc lót Sự biến dạngcủa thân thanh truyền thường xảy ra nhiều hơn và gây ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ củacác chi tiết pit-tông, xy lanh và trục khuỷu
Thanh truyền bị xoắn sẽ gây ép pit-tông lên thành xy lanh lúc bên này lúc bên kiatheo phương dọc theo thân động cơ khi pit-tông chuyển động lên xuống trong xy lanh.Nếu mở nắp xy lanh và nhìn vào đỉnh pit-tông khi quay trục khuỷu có thể dễ đàng thấypit-tông bị ép vào một bên theo phương dọc thân máy khi pit-tông đi lên và ép vào phíangược lại khi pit-tông đi xuống ở cùng vị trí trong xy lanh như minh họa trên hình 5.I-8.Khi đầu pit-tông ép vào thành xy lanh bên này thì đuôi pit-tông sẽ ép về thành bên kia,đồng thời gây ra tải trọng phụ và lệch lên chốt pit-tông và chốt khuỷu Do vậy, thanhtruyền xoắn sẽ tăng mài mòn và mài mòn lệch đối với xy lanh ở hai phần bề mặt đốidiện theo phương dọc thân động cơ cũng như tăng mài mòn đối với chốt pit-tông vàchốt khuỷu
Hình 5.I-8 Thanh truyền xoắn làm pit-tông
đảo về hai phía trong
xy lanh khi đi xuống (a) và đi lên (b)
Thanh truyền có thể cong trong mặt
phẳng dọc thân động cơ hoặc trong mặt phẳng
lắc của nó Khi thanh truyền bị cong trong mặt
phẳng lắc thì chỉ có khoảng cách giữa tâm đầu
to và tâm đầu nhỏ của nó bị ảnh hưởng, bị
ngắn lại Tuy nhiên, với mức độ cong nếu
không dễ đàng phát hiện được bằng mắt
thường thì khoảng cách giữa hai tâm này thay
đổi không đáng kể nên không ảnh hưởng đến
sự làm việc không bình thường của động cơ Hình 5.I-9 Kiểm tra đường kính
Trang 9Do đó, hiện tượng cong này nếu không phát hiện được bằng mắt thường thì cũngkhông cần kiểm tra bằng dụng cụ chuyên dùng Trong thực tế, thanh truyền ít bị congtheo phương này vì tiết diện thân thanh truyền thường được làm dạng chữ I, có độ cứngchống uốn khá lớn trong mặt phẳng lắc Ngược lại nếu thanh truyền bị cong trong mặtphẳng dọc thân động cơ dù ít cũng làm cho pit-tông bị ép vào một bên thành xy lanhtheo phương dọc thân động cơ Khi nhìn vào mặt đỉnh pit-tông và quay trục khuỷu cóthể thấy rõ pit-tông khi chuyển động lên xuống ép về một phía thành trước hoặc thànhsau của xy lanh ứng với thanh truyền bị cong về phía trước hoặc phía sau, thanh truyềncong cũng gây tải trọng phụ và lệch trên chốt pit-tông và chốt khuỷu Do đó, sự biếndạng cong của thanh truyền trong mặt phẳng dọc thân cũng sẽ làm tăng mài mòn mặtgương xy lanh ở mặt trước, mặt sau và tăng mài mòn chốt pit-tông và chốt khuỷu.
Do vậy, khi động cơ vào sửa chữa, nhất thiết phải kiểm tra biến dạng cong xoắncủa thanh truyền để sửa chữa, khắc phục nếu cần Tình trạng mài mòn của các bề mặtlắp bạc lót tuy không nghiêm trọng nhưng cũng phải kiểm tra để xem có cần phải sửachữa hay không
Để kiểm tra thanh truyền trước hết, cần quan sát để phát hiện hư hỏng thấy rõ như
lỗ đầu to thanh truyền nứt, xước nhiều ở mặt lắp ghép nắp và thân hoặc lỗ lắp bulông,tắc đường dẫn dầu hoặc đường lỗ phun dầu Nếu kiểm tra bằng mắt thường không pháthiện được các hư hỏng gì phải dùng dụng cụ đo kiểm tra để kiểm tra biến dạng xoắn vàcong của thanh truyền cũng như độ mòn và độ méo của mặt lắp bạc lót
Khi bạc đồng đầu nhỏ thanh truyền bị
mòn cần phải thay, người ta ép nó ra và kiểm
tra lỗ đầu nhỏ thanh truyền trước khi ép bạc
mới vào bằng đồng hồ đo lỗ Độ mòn lỗ lắp
bạc đầu to thanh truyền được kiểm tra bằng
cách nắp đầu to vào thân, vặn đủ lực quy định
rồi dùng panme đo lỗ hoặc đồng hồ đo số đo
đường kính của lỗ đầu to ít nhất ở 3 vị trí
khác nhau như trên hình 5.I-9 Độ ô van cho
phép không quá 0,03 mm
Hình 5.I-10 Kiểm tra hiện tượng
cong (a) và xoắn (b) của thanh truyền
1-thước lá; 2- bàn rà (mặt phẳng chuẩn);
3-khối V; 4- trục gá thanh truyền;
5- chốt pit-tông; - khe hở phản ánh độ cong hoặc xoắn
Trong bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ, khi phải tháo nắp xy lanh có thể kiểm tra hiệntượng biến dạng xoắn và cong thanh truyền bằng cách kiểm tra khe hở giữa pit-tông và
xy lanh ở phía thành trước và thành sau của xy lanh khi quay trục khuỷu động cơ chopit-tông chuyển động lên xuống đến các vị trí khác nhau Nếu khe hở ở thành trước vàthành sau đều nhau ở mọi vị trí của pit-tông chứng tỏ thanh truyền không bị cong hoặc
Trang 10xoắn Nếu pit-tông luôn ép về một phía chứng tỏ thanh truyền bị cong về phía đó Nếupit-tông khi đi lên ép vào một phía phía trước hoặc phía sau), khi đi xuống ép về phíangược lại chứng tò thanh truyền bị xoắn Khi phát hiện thanh truyền bị cong hoặc xoắnphải tháo ra kiểm tra chính xác và nắn lại.
Việc kiểm tra biến dạng cong xoắn khi thanh truyền được tháo khỏi động cơ đượcthực hiện đồng thời trên các đồ gá chuyên dùng, khi kiểm tra, người ta thường tháo bạcđầu to thanh truyền, bạc đầu nhỏ để nguyên, chốt pit-tông được lắp vào đầu nhỏ vàđược sử dụng như một trục kiểm Hình 5.I-10 giới thiệu một thiết bị thường dùng trongsửa chữa để kiểm tra độ cong và xoắn của thanh truyền
Nếu khe hở ở giữa hai vấu ngang và bàn rà khác nhau là thanh truyền bị xoắn.Căn cứ vào độ lớn khe hở mỗi bên ta biết được thanh truyền bị xoắn theo chiều nào.Nếu chỉ có vấu trên hoặc vấu dưới tì được vào bàn rà, còn vấu kia kênh chứng tỏ thanhtruyền bị cong theo phương đường tâm chốt pit-tông Theo kinh nghiệm, nếu nhìn bằngmắt thường không thấy khe hở ánh sáng giữa các vấu và mặt bàn rà là thanh truyềnkhông bị cong hoặc xoắn, nếu có thì phải nắn lại Để đo chính xác mức độ cong, xoắncủa thanh truyền người ta thay khối V chủ động mới trên bằng một khối V trên đó gắn 3đồng hồ ở vị trí 3 vấu tì nói tên hoặc gắn đồng hồ hiển thị kỹ thuật số cho phép đọc ramức độ cong, xoắn để xử lý, sửa chữa hình 5.I-11 Trong trường hợp này, trị số đọc củađồng hồ nói lên độ không song song của đường tâm lỗ đầu nhỏ và đường tâm lỗ đầu to.Độ không song song hay độ lệch tâm cho phép thường là
0,02 mm trên 100 mm chiều đài thanh truyền
Thanh truyền nếu bị hỏng lỗ lắp bulông, lỗ phun dầu
hoặc mặt lắp ghép nắp và thân, cong và xoắn thân đến
mức dễ đàng nhìn thấy bằng mắt thường phải bỏ đi, không
sửa chữa Các thanh truyền có mức biến dạng cong xoắn
nhỏ được nắn lại bằng êtô, đồ gá tay đòn trục vít hoặc trên
các máy ép đơn giản Việc nắn được thực hiện đồng thời
với quá trình kiểm tra cho đến khi nào kiểm tra thấy đạt
yêu cầu thì thôi
Lỗ đầu nhỏ thanh truyền thường ít bị mòn và thường
không phải sửa chữa
Hình 5.I-11 Kiểm tra độ cong, xoắn của thanh truyền bằng thiết bị hiện số: 1-thanh
truyền kiểm tra; 2- bộ phận chỉ bị xoắn, cong và sự thay đổi chiều dài thanh truyền; thiết bị kiểm tra; 4- chốt pit-tông; 5- trục gá thanh truyền
3-CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Trục khuỷu thường có các hiện tượng mòn, biến dạng và hư hỏng gì? Phươngpháp kiểm tra và sửa chữa trục khuỷu như thế nào?
2 Khi gia công cơ khí sửa trục khuỷu, cần định vị như thế nào để không làm thayđổi bán kính quay của trục khuỷu sau khi sửa chữa?
3 Phương pháp kiểm tra và sửa chữa bánh đà như thế nào ?
4 Nêu phương pháp kiểm tra và sửa chữa thanh truyền
Trang 115 Tại sao thanh truyền và pit-tông chỉ được phép lắp theo một chiều nhất định trênđộng cơ?
6 Tại sao không được đổi lẫn nắp đầu to thanh truyền giữa các thanh truyền?
7 Tại sao không được đổi lẫn thanh truyền giữa các xy lanh trong sửa chữa?
8 Bulông thanh truyền có đặc điểm gì để lắp đầu to thanh truyền vào vị trí chínhxác với thân đầu to?
9 Tại sao tháo kiểm tra các bạc lót không được làm lẫn lộn bạc giữa các ổ?
10 Việc kiểm tra bạc lót được thực hiện như thế nào?
Trang 12II SỬA CHỮA PIT-TÔNG VÀ XY LANH VÀ CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
2.1 Kiểm tra, sửa chữa pit-tông
2.1.1 Kiểm tra pit-tông
Trong quá trình sử dung ô tô, chốt pit-tông có thể bị hư hỏng bất thường do nhiềunguyên nhân khác nhau Một số hư hỏng có thể thấy:
- Đỉnh pit-tông bị cháy hoặc do quá trình cháy trong động cơ không bình thườngnhư cháy kích nổ hay cháy sớm kéo đài
- Xéc măng bị kẹt cứng trong rãnh xéc măng do đầu pit-tông bị biến dạng do quánóng
- Thân pit-tông bị xước thành các vết dọc Hư hỏng này có thể do thiếu dầu bôitrơn, do chốt pit-tông bị kẹt hoặc do hiện tượng bó pit-tông trong xy lanh
- Bệ chốt bị vỡ Hư hỏng này có thể do móng hãm chốt hỏng làm chốt di chuyểnsang một bên hoặc do kẹt chốt pit-tông do lắp quá chặt
- Pit-tông bị nứt, vỡ ở phần thân do quá tải
Trong sửa chữa nhỏ, khi kiểm tra, quan sát bằng mắt thường nếu thấy pit-tông cómột trong những hư hỏng trên thì phải thay pit-tông mới, còn nếu không thì kiểm trabằng dụng cụ chuyên dùng để xem pit-tông có thể dùng trước được không Trước khikiểm tra phải đảm bảo pit-tông đã được rửa sạch và thổi khô Để làm sạch các rãnh xécmăng, có thể dùng các xéc măng cũ bẻ gãy ra để cạo Việc kiểm tra chủ yếu là đo độmòn của pit-tông Đo đường kính ngoài của pit-tông tại phần váy của pit-tông theophương vuông góc với đường tâm chốt bằng panme như trên hình 5.I-12 và so sánh vớiđường kính xy lanh để xác định khe hở Nếu khe hở vượt quá 0,1 mm phải thay pit-tôngmới Tuy nhiên, cách kiểm tra hiệu quả nhất là lắp pit-tông không có xéc măng vào xylanh theo hướng quay đầu xuống rồi kiểm tra khe hở giữa mặt thân pit-tông (ở phầnvuông góc với đường tâm chốt pit-tông) và xy lanh bằng thước lá, nếu không cho đượcthước lá 0,1 mm vào là được
Độ màn rãnh xéc măng được kiểm tra bằng cách lăn xéc măng mới trên rãnh, nếuthấy trơn tru thì dùng thước lá kiểm tra khe hở giữa mặt đầu xéc măng và mặt bên củarãnh như hình 5.I-13 khe hở cho phép là 0,05 – 0,1 mm, nếu không cho được thước lá0,15 mm vào là được, còn nếu cho vào được thì rãnh xéc măng bị mòn quá cần phải thaypit-tông mới
Lỗ lắp chốt pit-tông cần được kiểm tra bằng cách lắp chốt vào Đối với các pit-tônglắp tự do với chốt (chốt không cố định trên bệ chốt), nếu ở trạng thái nguội có thể dùngtay lắp được chốt vào dễ đàng chứng tỏ lỗ mòn quá giới hạn, cần phải thay pit-tông mớihoặc thay chốt lớn hơn Nếu có thể dùng lại chốt pit-tông Với lỗ đảm bảo yêu cầuthường phải hâm nóng pit-tông trong dầu thì mới lắp được chốt vào bằng tay
Khi thay pit-tông mới cũng cần phải kiểm tra khe hở giữa pit-tông mới và xy lanhđể đảm bảo yêu cầu làm việc Đồng thời cũng phải kiểm tra trọng lượng của chúng đểđảm bảo trọng lượng của pit-tông mới bằng trọng lượng pit-tông cũ, sai số quy địnhkhông quá 5g và sai lệch trọng lượng giữa các pit-tông của các xy lanh không quá 5g.Yêu cầu này là để đảm bảo sự cân bằng của động cơ trong quá trình làm việc sau khisửa chữa
Trang 13180 mm, nhưng khi vào sửa chữa khe hở có thể lên đến 4 – 5 mm.
Trong sửa chữa lớn hay nhỏ liên quan đến pit-tông và xéc măng, khi đã tháo xécmăng ra khỏi pit-tông thì đều phải thay mới Có thể thay xéc măng mới vào pit-tông cũnếu như pit-tông vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật kiểm tra như đã nói ơ trên hoặc lắp xécmăng mới vào pit-tông khi cần thay cả nhóm pit-tông Khi thay xéc măng mới cần phảikiểm tra để đảm bảo đúng tiêu chuẩn lắp ghép giữa xéc măng với pit-tông và giữa pit-tông với xy lanh
Một số chú ý khi kiểm tra, thay xéc măng mới:
- Chọn đúng cốt kích thước của xéc măng cho phù hợp với cốt kích thước của xylanh Xéc măng cũng được chế tạo với các kích thước đường kính ngoài khác nhau phùhợp với các kích thước cốt sửa chữa của xy lanh Nếu chọn xéc măng có đường kính lớnrồi sửa miệng để lắp vào xy lanh có đường kính nhỏ thì mặt dù khe hở miệng có thểđảm bảo nhưng xéc măng sẽ bị méo và hở lưng khi lắp vào xy lanh
- Kiểm tra khe hở miệng của tất cả các xéc măng trong xy lanh Việc kiểm trađược thực hiện đối với từng xéc măng bằng cách lắp xéc măng vào xy lanh, dùng pit-tông đẩy nó xuống khu vực phía dưới vùng ma sát giữa xéc măng và xy lanh và dùngthước lá đo khe hở miệng của nó như hình 5.I-14 Nếu khe hở quá nhỏ so với khe hởyêu cầu đối với từng kích thước xy lanh như đã nói ở trên phải tháo xéc măng đó ra vàdùng giũa nhỏ để giũa bớt, sửa chữa miệng như hình 5.I-15 để đảm bảo yêu cầu 0,2 –0,5 mm Trong sửa chữa, khi chỉ thay xéc măng hoặc xéc măng và pit-tông mà khôngsửa chữa xy lanh có thể cho phép khe hở miệng lớn nhất của xéc măng đến 1,2 -1,5 mm.Nếu để khe hở quá nhỉ thì khi xéc măng bị dãn nở nhiệt trong quá trình làm việc có thểgây kích miệng và bị kẹt trong xy lanh Còn nếu khe hở miệng quá lớn sẽ làm giảm khảnăng bao kín buồng cháy của xéc măng
Trang 14-Hình 5.I-14 Kiểm tra khe hở miệng của -Hình 5.I-15 Sửa chữa xéc măng.
xéc măng trong xy lanh
- Kiểm tra khe hở ánh sáng giữa lưng xéc măng và xy lanh Lắp xéc măng vàogiữa xy lanh, dùng đèn chiếu sáng chiếu ngược từ dưới lên rồi nhìn khe hở ánh sáng giữalưng xéc măng và xy lanh Nếu khe hở ánh sáng phân bố đều quanh chu vi là được, cònngược lại thì xéc măng bị méo
Hình 5.I-16 Kiểm tra xéc măng trên rãnh xéc măng.
(a)- lăn xéc măng trên rãnh;
(b)- dùng thước là kiểm tra khe hở giữa xéc măng và mặt bên của rãnh
- Kiểm tra khe hở lắp ghép giữa xéc măng và mặt cạnh rãnh trên pit-tông Trướchết, làm sạch các rãnh xéc măng trên pit-tông, sau đó lăn các xéc măng trên rãnh củachúng để kiểm tra độ trơn tru và xem chúng có bị kẹt không như hình 5.I-16a Nếu khilăn thấy trơn tru thì tiến hành kiểm tra khe hở cạnh của xéc măng trong rãnh Việc kiểmtra khe hở cạnh được thực hiện bằng cách đặc thước lá vào giữa xéc măng và mặt cạnhcủa rãnh pit-tông khi mặt lưng xéc măng tì vào đáy rãnh Để kiểm tra được chính xácnên lắp xéc măng vào rãnh trên pit-tông rồi dùng thước lá đo khe hở giữa xéc măng vàmặt cạnh của rãnh như trên hình 5.I-16b Khe hở cạnh cho phép thường là 0,0025 – 0,1
Trang 15mm Nếu khe hở quá nhỏ có thể gây kẹt xéc măng trong rãnh, còn khe hở quá lớn gâylàm hỏng hoặc giảm tuổi thọ của xéc măng, pit-tông và gây lọt khí.
- Kiểm tra khe hở lưng của xéc măng trong rãnh trên pit-tông bằng cách ấn xécmăng cho mặt trong xéc măng tì vào đáy rãnh rồi kiểm tra độ thụt của mặt lưng đối diệnđiểm tì so với mặt ngoài của pit-tông Mặt lưng của xéc măng tại điểm kiểm tra phảithấp hơn bờ rãnh ít nhất 0,12 mm để đảm bảo cho xéc măng không bị kẹt giữa pit-tôngvà xy lanh trong quá trình làm việc Có thể đặt một thước thẳng qua đầu pit-tông và xécmăng rồi dùng thước lá nhỏ đo khe hở giữa mặt lưng xéc măng và thước hoặc lăn mặtlưng xéc măng trên rãnh và đo khoảng cách giữa mặt trong tại điểm kiểm tra so với mặtbờ rãnh Cũng có thể dùng thước đo độ sâu để đo độ sâu của rãnh xéc măng trên pit-tông và dùng pame đo chiều đày (khoảng cách từ mặt trong đến mặt lưng) của xéc măngrồi so sánh
2.1.3 Kiểm tra chốt pit-tông
Trong đa số các động cơ ô tô hiện nay, chốt pit-tông được lắp tự do với bạc đầu nhỏthanh truyền và lỗ trên bệ chốt pit-tông Trong quá trình làm việc, chốt pit-tông có thểquay tự do trên bệ chốt và tên bạc đầu nhỏ thanh truyền Do đó, chốt có thể bị mòn trêntoàn bộ bề mặt làm việc của nó Chốt pit-tông thường không sửa chữa mà được thaymới Chốt pit-tông thường được cung cấp cùng bộ với pit-tông nên khi thay pit-tôngthường thay luôn cả chốt Chốt pit-tông thường được chế tạo theo kích thước nguyênthủy của nó, tuy nhiên chốt pit-tông của một số động cơ có thể có một kích thước tănglớn 0,025 mm và 0,05 mm để thay cho các chốt mòn trong sửa chữa khi dùng lại pit-tôngvà bạc đầu nhỏ thanh truyền Đôi khi bạc đầu nhỏ thanh truyền được chế tạo ở dạng bánthành phẩm, sau khi ép vào đầu nhỏ thanh truyền người ta doa lại theo kích thước chốtvà đảm bảo khe hở theo yêu cầu Nếu lắp chốt vào mà quay trơn tru và lắc kiểm trakhông thấy có độ rơ là được
2.2 Kiểm tra, sửa chữa xy lanh
2.2.1 Các hư hỏûng của xy lanh và phương pháp kiểm tra
Do phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc với áp suất cao, nhiệt độ cao, ma sátgiữa xéc măng – xy lanh lớn và bôi trơn khó nên bề mặt gương xy lanh thường bị mònvà mòn không đều Trong một số trường hợp, mặt xy lanh còn có thể bị cháy rỗ hoặcthủng do không được bôi trơn đầy đủ hoặc do hư hỏng của pit-tông, thanh truyền gây ra.Trong điều kiện động cơ làm việc bình thường, khu vực bề mặt xy lanh đối diện với xécmăng khí thứ nhất khi pit-tông ở điểm chết trên bị mòn nhiều nhất và tạo thành bậc sovới phần bề mặt trên đó vì sức ép của xéc măng thứ nhất lên thành xilnh đạt lớn nhất ở
vị trí này trong khi bôi trơn lại kém nhất Độ mòn giảm dần xuống phía dưới xy lanh do
ở phía dưới áp lực khí thấp hơn và điều kiện bôi trơn tốt hơn Xét trên chu vi tiết diệnngang của xy lanh thì khu vực bề mặt đối diện nhau trên phương dọc theo tâm trụckhuỷu động cơ Sự phân bố lượng mòn mặt gương xy lanh trong điều kiện làm việc bìnhthường của động cơ được minh họa trên hình 5.I-17
Trang 16Hình 5.I-17 Đặc điểm sự phân bố lượng mòn mặt gương
xy lanh theo đường sinh (a) và theo chu vi (b)
Tuy nhiên, khi thanh truyền bị cong theo phương đường tâm trục khuỷu hoặc bịxoắn sẽ làm cho pit-tông ép vào bề mặt phía trước và phía sau của xy lanh trong quátrình làm việc và làm tăng mài mòn của xy lanh theo phương này hình 5.I-18
Xy lanh là chi tiết chính của động cơ và trong điều kiện làm việc bình thường thìtuổi thọ của xy lanh chính bằng chu kỳ sửa chữa lớn động cơ, cho nên khi động cơ vàosửa chữa lớn thường là xy lanh đã mòn đến giới hạn nên đương nhiên phải được thay thếhoặc sửa chữa Việc kiểm tra xy lanh bao gồm kiểm tra độ mòn, độ côn, độ ôvan (độméo) và hiện tượng tróc rỗ bề mặt gương xy lanh để xác định kích thước sửa chữa Tuynhiên, trong quá trình bảo dưỡng hoặc sửa chữa nhỏ cần tháo máy để thay thế một số chitiết hỏng như xéc măng hoặc pit-tông cũng cần phải kiểm tra xy lanh để xem có phảisửa chữa hay không Nếu độ mòn và độ côn nhỏ hơn 0,15 mm và độ ôvan nhỏ hơn 0,05
mm thì xy lanh chưa cần phải sửa chữa trong quá trình sửa chữa nhỏ này
Độ mòn được kiểm tra bằng cách đo kích thước đường kính xy lanh ở các điểmkhác nhau trên chu vi và dọc theo mặt gương xy lanh Dụng cụ kiểm tra phổ biến là cácloại đồng hồ đo lỗ hoặc pame đo lỗ với sai số là 0,01 mm đến 0,001 mm Xy lanh thườngmòn nhiều nhất ở khu vực đối diện với xéc măng thứ nhất, ứng với vị trí pit-tông ở điểmchết trên Do đó, có thể đo đường kính xy lanh ở vị trí này để xác định độ mòn lớn nhấtcủa xy lanh Khi sờ tay vào mặt gương của xy lanh thường thấy gờ bậc tại vị trí này
Hình 5.I-18 Xy lanh mòn lệch ở hai bên thành theo
phương dọc trục khuỷu do thanh truyền cong Hình 5.I-19 Đo đường kính xy
lanh
Trang 17Độ ô van được xác định bằng hiệu của các kích thước đường kính xy lanh đo theophương ngang đo theo phương dọc thân động cơ tại vị trí có độ mòn lớn nhất này Độcôn được xác định bằng hiệu của các kích thước đường kính xy lanh tại vị trí này và tạikhu vực phía dưới của xy lanh đo theo phương ngang của động cơ Phương pháp đođường kính xy lanh bằng đồng hồ đo lỗ được minh họa trên hình 5.I-19.
Có thể đo nhanh một cách gần đúng độ mòn và độ côn của xy lanh bằng cách dùngmột xéc măng Để đo độ mòn, trước hết đặt xéc măng vào phần trên gờ mòn của xylanh (phần này có thể coi như không bị mòn) sao cho tạo thành mặt phẳng với mặt đầucủa xy lanh, đo khi hở miệng xéc măng bằng một thước lá, sau đó đẩy xéc măng xuốngphần bề mặt mòn nhiều ngay dưới gờ mòn và đo khe hở miệng xéc măng Lấy hiệu củakhe hở miệng đo được ở vị trí này và khe hở miệng ở vị trí phía trên gờ mòn rồi chia cho3,14; kết quả chính là độ mòn tính theo đường kính của xy lanh Dùng pit-tông đẩy xécmăng này xuống phần dưới của xy lanh và đo khe hở miệng vừa đo rồi chia cho 3,14được độ côn của xy lanh Căn cứ theo số liệu kỹ thuật sửa chữa của mỗi loại động cơ đểquyết địn phương án xử lý Thông thường, nếu độ côn hoặc độ mòn lớn hơn 0,3 mm thì
xy lanh bắt buộc phải được sửa chữa hoặc thay mới
Nếu mặt gương xy lanh bị tróc rỗ, phải đo độ sâu lớn nhất của các vết rỗ bằng đồnghồ đo so Nếu độ sâu vết rỗ lớn hơn độ mòn tại gờ mòn nói trên thì phải căn cứ vào đóđể xác định phương án xử lý
Trong bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ liên quan đến xy lanh, pit-tông, người ta có thểmở nắp xy lanh và đo kiểm tra sự mài mòn của xy lanh ngay trên xe Việc kiểm tra đượcthực hiện bằng cách quay trục khuỷu cho pit-tông di chuyển xuống điểm chết dưới rồidùng dụng cụ đo lỗ để đo đường kính xy lanh, đặc biệt chú ý kiểm tra xem bề mặt gương
xy lanh đã mòn thành gờ ở phần trên xy lanh hay chưa Nếu xy lanh bị mòn thành gờnhỏ thì dùng giấy ráp đánh sạch để có thể tháo pit-tông được dễ đàng (nếu cần) Khithay pit-tông cần kiểm tra khe hở giữa thân pit-tông ở phần mặt dẫn hướng của váy pit-tông với mặt gương xy lanh Khe hở cho phép thường là 0,025 – 0,1 mm
2.2.2 Phương pháp sửa chữa xy lanh bằng gia công cơ khí
Phương pháp sửa chữa bằng gia công cơ khí không chỉ được áp dụng cho sửa chữa
xy lanh mà còn được áp dụng để sửa chữa các chi tiết lỗ trục và chi tiết trục bị mòn nóichung Thực chất của phương pháp sửa chữa này là dùng gia công cơ khí bóc đi lớp kimloại mòn không đều trên bề mặt chi tiết để phục hồi lại độ chính xác về hình dáng hìnhhọc và độ bóng bề mặt chi tiết với kích thước mới, gọi là kích thước sửa chữa khác vớikích thước ban đầu trước khi làm việc của chi tiết Phương pháp sửa chữa này đôi khicòn được gọi là phương pháp sửa chữa kích thước
Trong một cặp chi tiết lắp ghép bị mò, ví dụ cặp chi tiết xy lanh – pit-tông hoặctrục khuỷu – bạc lót, chi tiết chính (xy lanh và trục khuỷu) được gia công đến kích thướcmới, còn chi tiết kia (pit-tông và bạc lót) được thay mới hoặc phục hồi theo kích thướcsửa chữa của chi tiết chính
Kích thước sửa chữa của chi tiết phụ thuộc vào độ mòn của chi tiết và lượng dư giacông tối thiểu để đạt được yêu cầu về độ chính xác hình dáng hình học (độ côn, độ ôvan) và độ bóng bề mặt của chi tiết Một chi tiết có thể được sửa chữa kích thước nhiềulần, số lần sửa chữa phụ thuộc vào đặc điểm làm việc, đặc tính bề mặt (chiều dày lớp
Trang 18thấm tôi) và sức bền của chi tiết ở kích thước đó Ví dụ, số lần sửa chữa n có thể của xy
lanh hoặc cổ trục khuỷu được xác định như sau:
Đối với cổ trục và chốt khủyu : n =
w
d
d H Pn
Trong đó:
+ d H là kích thước danh nghĩa (kích thước ban đầu) của xy lanh hoặc cổ trục;
+ d Pn là kích thước sửa chữa giới hạn cuối cùng (bằng dmin đối với trục và dmax
đối với xy lanh), d Pn phụ thuộc vào độ bền và tính chất lớp bề mặt của chi tiết;
+ w là độ tổng mòn và lượng dư gia công chi tiết của một lần sửa chữa tính theođường kính
Kích thước của xy lanh hoặc cổ trục sau mỗi lần sửa chữa so với kích thước nguyênthủy của chúng thường được quy định thành dãy các kích thước tiêu chuẩn gọi là kíchthước sửa chữa theo cốt hoặc kích thước sửa chữa tiêu chuẩn Đối với xy lanh và trụckhuỷu của động cơ ô tô, người ta có thể cho phép khoảng 3 đến 4 cốt sửa chữa (3 đến 4lần sửa chữa); độ chênh lệch giữa các cốt sửa chữa kề nhau đối với xy lanh thường là0,25 mm hoặc 0,5 mm Như vậy, với mức chênh lệch kích thước giữa các cốt sửa chữalyền kề như trên thì sau mỗi lần sửa chữa, kích thước của xy lanh sẽ tăng 0,25 mm hoặc0,5 mm tùy loại động cơ, ví dụ đối với trục khuỷu, độ chênh lệch thường là 0,25 mm, cònkích thước cổ trục giảm đi 0,25 mm Trong sửa chữa kích thước, thường ngưới ta khôngnhiệt luyện lại bề mặt chi tiết sau khi gia công nên số lần sửa chữa bị hạn chế bởi kíchthước sửa chữa cuối cùng sao cho đặc tính lớp kim loại bề mặt (độ cứng và khả năngchịu mòn) không bị thay đổi nhiều so với bề mặt nguyên thủy
Việc sửa chữa theo cốt và tiêu chuẩn hóa các kích thước sửa chữa cho phép cácnhà máy sản xuất phụ tùng thay thế sản xuất các chi tiết thành phẩm có kích thước phùhợp với kích thước sửa chữa, giúp người sửa chữa chỉ cần mua phụ tùng về là lắp đượcngay, do vậy quá trình sửa chữa thuận tiện và dễ đàng hơn Ví dụ, pit-tông, xéc măng vàbạc lót được chế tạo với các kích thước khác nhau phù hợp với các cốt sửa chữa khácnhau, người sửa chữa chỉ việc chọn mua chi tiết phù hợp với kích thước sửa chữa củamình để về lắp luôn
Để xác định kích thước cốt sửa chữa của chi tiết, người ta căn cứ vào độ mòn lớnnhất đo được và lượng dư cắt gọt tối thiểu yêu cầu của phương pháp gia công để đạtđược độ chính xác và độ bóng bề mặt cần thiết của chi tiết sửa chữa Trong một sốtrường hợp, do bề mặt chi tiết bị mòn nhiều hoặc có các vết tróc rỗ hoặc xước sâu, cóthể không đủ lượng dư gia công để sửa chữa đến cốt tiếp theo được mà phải nhảy quacốt đó lên cốt cao hơn Trường hợp này gọi là sửa chữa nhảy cốt Ví dụ, kích thướcnguyên thủy của xy lanh một động cơ là 80 mm và cho phép sửa chữa 4 lần với các kíchthước cốt sửa chữa liên tiếp là 80,5 mm; 81 mm; 81,5 mm và 82 mm Nếu lần đầu tiênvào sửa chữa đo được đường kính tại chỗ mòn lớn nhất là 80,2 mm, lượng dư tổng cộngtối thiểu (bề dảy kim loại cần cắt đi) yêu cầu của phương pháp gia công bằng doa vàmài là 0,07 mm (tính theo đường kính là 0,14 mm) thì xy lanh có thể được sửa chữa lêncốt 1 với kích thước sau sửa chữa là 80,5 mm nhưng nếu đường kính tại chỗ mòn lớnnhất đo được là 80,4 mm thì không thể gia công lên kích thước sửa chữa cốt 1 được mà
Trang 19phải gia công nhảy lên cốt 2 với kích thước sau sửa chữa là 81 mm Đối với động cơnhiều xy lanh, tất cả các xy lanh phải được gia công sửa chữa đến cùng một kích thướcmới mặc dù một số xy lanh có thể bị mòn rất ít so với các xy lanh khác Do đó, phải căncứ vào xy lanh có độ mòn lớn nhất để xác định kích thước sửa chữa chung cho tất cả các
xy lanh của động cơ Ưu điểm của sửa chữa kích thước so với các phương pháp sửa chữakhác là rẻ tiền nên được sử dụng rất phổ biến trong sửa chữa xy lanh, trục khuỷu, trụccam v.v… của động cơ cũng như các chi tiết khác thuộc hệ thống gẫm xe Tuy nhiên, sửachữa kích thước có nhược điểm là độ bền chi tiết thường kém chi tiết mới và các chi tiếtđược phục hồi theo các phương pháp khác; quá trình kiểm tra, phân loại và lắp ráp phứctạp vì có nhiều kích thước sửa chữa, việc dự trữ chi tiết cũng lớn do có nhiều kích thướckhác nhau nên vốn phụ tùng lớn
Việc gia công sửa chữa xy lanh được thực hiện theo 2 nguyên công, trước tiên làdoa, sau đó là mài bóng Lượng dư gia công tối thiểu của nguyên công doa là 0,05 mmvà mài bóng là 0,02 – 0,03 mm Công việc này do thợ chuyên gia công cơ đảm nhiệm.Đối với xy lanh liền thân máy hoặc lót xy lanh khô, phải đưa cả thân máy sang phânxưởng gia công cơ khí để gia công và khi gia công phải định tâm theo bề mặt không mòncủa xy lanh (bề mặt phía trên gờ mòn) sao cho đường tâm xy lanh sau khi sửa chữakhông thay đổi so với đường tâm của xy lanh trước khi bị mòn Còn đối với lót xy lanhướt, ống lót xy lanh được tháo ra khỏi thân máy để sửa chữa và trong quá trình gia công,ống lót được định tâm theo bề mặt ngoài (bề mặt lắp ghép với thân máy) để đảm bảođường tâm xy lanh sau khi gia công không thay đổi
Để đảm bảo xy lanh sau khi gia công đạt được kích thước sửa chữa chính xác vàkhe hở lắp ghép với pit-tông đúng yêu cầu, người ta thường nhận pit-tông mới trước khigia công xy lanh để có thể lắp thử và kiểm tra khe hở trong quá trình gia công Sau mỗibước gia công của nguyên công mài bóng cuối cùng, người ta dùng luôn pit-tông mới lắpvào xy lanh để kiểm tra khe hở Khe hở đạt yêu cầu là 0,03 mm đến 0,04 mm tính theođường kính Kiểm tra bằng cách lau sạch bề mặt gương xy lanh và mặt ngoài pit-tông rồilắp hai chi tiết vào nhau, nếu có thể di chuyển pit-tông lên xuống trong xy lanh một cáchnhẹ nhàng, trơn tru và không đưa được thước lá đày 0,04 mm vào mặt dẫn hướng củathân pit-tông là được Sau khi kiểm tra, nếu thấy đạt yêu cầu phải đánh dấu pit-tôngtheo xy lanh và không được đổi lẫn pit-tông giữa các xy lanh trong quá trình lắp ráp.Đối với động cơ dùng xy lanh liền thân máy hoặc dùng lót xy lanh khô, khi lượngtăng kích thước so với kích thước danh nghĩa (kích thước nguyên thủy) vượt quá1,5 mmthì phải thực hiện ép lót xy lanh mới Đầu tiên, doa rộng xy lanh và đánh bóng, chế tạolót mới bằng vật liệu như vật liệu của xy lanh cũ, chiều đày ống lót sao cho sau khi épvào và gia công còn 2,5 – 3,5 mm, ép với độ dôi 0,05 – 0,1 mm, độ bóng bề mặt lắpghép cấp 8 Thực hiện ép trên máy ép với lực ép 2 – 5 tấn Bề mặt lắp ghép được bôitrơn bằng một graphít và dầu máy Sau khi ép xong, thực hiện mài phẳng mặt máy theođiều kiện kỹ thuật doa, mài mặt gương xy lanh theo quy trình nói trên đến kích thướcdanh nghĩa (kích thước nguyên thủy)
Đối với ống lót xy lanh ướt, khi lượng tăng kích thước vượt quá 1,5 mm thì phảithay ống lót mới có kích thước nguyên thủy Ống lót mới là ống lót được chế tạo ở dạngthành phẩm và thường được cung cấp đi lyền với bộ pit-tông, xe cmăng và chốt pit-tông
Trang 20mặt ngoài của ống lót rồi ép ống lót vào thân máy Sau khi lắp xong, mặt dầu của ốnglót phải nhô lên khỏi bề mặt máy 0,05 – 0,12 mm Chiều cao này được kiểm tra bằngcách đặt thước thẳng chuẩn lên mặt đầu ống lót và dùng thước lá đo khe hở giữa thướcvà mặt máy hoặc có thể dùng đồng hồ so.
Yêu cầu kỹ thuật đối với xy lanh sau khi sửa chữa :
- Độ bóng ≥ 8;9
- Sai số kích thước giữa các xy lanh 0,05 mm;
- Độ côn, ô van 0,03 mm;
- Độ đảo mặt đầu 0,05 mm/100 mm
2.3 Sửa chữa cơ cấu phân phối khí
2.3.1 Các hư hỏng của cơ cấu phân phối khí
Các chi tiết của cơ cấu phân phối khí được dẫn động liên hoàn từ trục cam đếnxupáp, làm việc trong điều kiện ma sát và va đập nên thường bị mòn Sự mài mòn củabất kỳ chi tiết nào trong cơ cấu đều có thể dẫn đến hiện tượng xupáp đóng, mở khôngđúng yêu cầu và ảnh hưởng xấu đến quá trình làm việc của động cơ nói chung
Xupáp và đế xupáp là các chi tiết làm việc trong điều kiện nặng nhọc nhất của cơcấu phân phôi khí, vừa chịu ma sát, va đập, vừa bị đốt nóng ở nhiệt độ cao, đặt biệt làxupáp thải Do đó, bề mặt làm việc của xupáp và đế xupáp không những bị mòn mà còn
bị cháy rỗ, dẫn tới đóng không kín, gây lọt khí, làm giảm công suất và tăng tiêu haonhiên liệu của động cơ
Ống dẫn hướng xupáp nếu mòn nhiều sẽ gây va đập cho xupáp, làm tăng mài mòntán và thân xupáp, đồng thời gây lọt dầu vò trong xy lanh động cơ qua khe hở giữa ốngdẫn hướng và thân xupáp, do đó làm tăng tiêu hao dầu và kết muội than trong buồngmáy
Các chi tiết dẫn động xupáp như cần bẩy, trục cần bẩy, lò xo và các chi tiết lắpghép chúng nếu bị biến dạng hoặc mòn cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sự làm việc củaxupáp
Trục cam thường bị mòn ở các cổ trục và bạc do ma sát với nhau và mòn ở các vấucam do ma sát và va đập với đáy con đội Sự mài mòn của cổ trục và bạc làm tăng khehở lắo ghép giữa chúng và dẫn tới làm giảm áp suất dầu bôi trơn của động cơ nếu khehở lớn hơn 0,08 mm Vấu cam bị mòn lớn làm giảm hành trình nâng của con đội và dođó làm giảm độ mở của xupáp
Con đội có thể bị mòn phần thân, đáy và đầu tiếp xúc với đũa đẩy Phần thân bịmòn lớn sẽ gây tụt áp suất dầu của động cơ nếu phần này được bôi trơn cưỡng bức Đốivới con đội cơ khí, sự mài mòn của đáy và đầu con đội sẽ làm tăng khe hở giữa các đầucần bẩy và đuôi xupáp, do đó gây va đập và làm giảm độ mở của xupáp
Bộ truyền dẫn động trục cam gồm các bánh răng hoặc các bánh răng cùng với xíchhoặc đai nếu bị mòn sẽ làm sai lệch pha phối khí của động cơ, tức là thời điểm đóng, mởcủa các xupáp không đúng yêu cầu, đồng thời gây ồn khi trình làm việc
Trang 212.3.2 Kiểm tra, sửa chữa nhóm xupáp
a) Kiểm tra và thay ống dẫn hướng xupáp
Ống dẫn hướng xupáp phải được kiểm tra và sữa chữa hoặc thay mới nếu cần trướckhi sửa chữa xupáp và đế xupáp vì lỗ dẫn hướng xupáp được sử dụng làm chuẩn định vịkhi gia công sửa chữa các chi tiết này
Ống dẫn hướng xupáp thường mòn nhanh hơn thân xupáp Nếu độ mòn của ốngdẫn hướng xupáp làm cho khe hở giữa lỗ dẫn hướng và thân xupáp vựơt qua quá 0,1 mmcần phải thay ống dẫn mới Việc kiểm tra trạng thái mòn này được thực hiện bằngdưỡng kiểm tra như hình 5.I-20
Dưỡng kiểm tra được điều chỉnh theo lỗ đo, sau đó dùng panme đo kích thướcdưỡng xác định đường kính lỗ Dưỡng có thể được điều chỉnh đến kích thước kiểm tralớn hơn đường kính thân xupáp một lượng 0,1 mm và nếu để lọt được vào lỗ dẫn hướngxupáp thì cần phải thay ống dẫn hướng Người ta cũng có thể kiểm tra bằng cách lắp hếtthân xupáp, nếu cảm thấy có độ rơ hoặc độ đo rơ bằng đồng hồ so thấy vượt quá 0,1 mmthì phải thay ống dẫn hướng
Một số động cơ khi chế tạo có thể không lắp ống dẫn hướng xupáp mà lỗ dẫnhướng được khoan trực tiếp trên nắp xy lanh hoặc thân máy Trong trường hợp này, nếulỗ dẫn hướng xupáp mòn quá mức cho phép thì người ta khoan lỗ dẫn hướng và lắp ốnglót hoặc ống dẫn hướng mới vào
Hình 5.I-20 Kiểm tra ống dẫn hướng xupáp
(a)- điều chỉnh dưỡng theo lỗ ống dẫn hướng;
(b)- đo kích thước dưỡng bằng panme
Quy trình thay ống dẫn hướng xupáp được thực hiện như sau :
- Tháo các ống dẫn hướng xupáp cũ ra khỏi nắp xy lanh: Trước tiên, đo chiều đàiphần ống dẫn hướng nằm ngoài nắp xy lanh ở phía lắp lò xo để khi lắp ống mới cũng đểnhư vậy Tiếp theo, đối với ống dẫn hướng bằng thép hoặc gang, có thể dùng máy ép đểép hoặc dùng búa và dụng cụ để đóng, đẩy ống ra theo hướng từ phía đế xupáp về phíalắp lò xo nếu ống dẫn hướng có vai Nếu ống dẫn hướng không có vai, có thể tháo theochiều ngược lại cũng được Chú ý, không ép hoặc đánh búa trực tiếp vào đầu ống dẫnhướng mà phải thông qua một dụng cụ trung gian như trên hình 5.I-21 để tránh chùn đầuống dẫn hướng, do đó không tháo ống ra được
Trang 22Đối với ống dẫn hướng bằng đồng, nếu không có máy ép thì không được dùng búađóng vào đầu để tháo ra vì sẽ làm chùn đầu ống, do đó không đóng qua lỗ lắp ống dẫnhướng được Cách tháo tốt nhất là tarô ren lỗ dẫn hướng ở phía đuôi xupáp, lắp mộtbulông vào rồi dùng dụng cụ cho vào trong ống dẫn hướng xupáp từ phía đế xupáp vàđóng ngược ra
- Bôi lên mặt ngoài của ống dẫn hướng mới một lớp chất bôi trơn (bột graphit) để
cho dễ lắp
- Ép ống dẫn hướng vào nắp xy lanh từ phía lắp lò xo (nếu có thể) cho đến khivòng chặn tì lên nắp xy lanh (nếu có vòng chặn) hoặc chiều đài phần ống dẫn hướngnằm ngoài nắp xy lanh giống như được thiết kế
- Doa hoặc mài để sửa lại lỗ dẫn hướng xupáp theo kích thước yêu cầu Có thể thựchiện sửa trên máy hoặc dùng doa tay như trên hình 5.I-22
Hình 5.I-21 Ép ống dẫn hướng xupáp mới Hình 5.I-22 Sửa lỗ ống dẫn hướng sau
khi ép 1- dụng cụ sửa lỗ; 2- ống dẫn hướng xupáp
b) Kiểm tra, sửa chữa xupáp
Nếu xupáp có các hư hỏng thấy rõ bằng mắt thường như hiện tượng cháy, rỗ, xước,mòn thành gờ sâu ở bề mặt làm việc của nấm, cong thân, mòn, xước lớn hoặc sứt ở phầnđuôi lắp móng hãm đĩa lò xo thì xupáp phải bị loại bỏ và thay mới
Hình 5.I-23 Các thống số kiểm tra xupáp Hình 5.I-24 Kiểm tra độ cong của thân
xupápvà độ đảo của tán xupáp 1- thân đồ gá; 2- đồng hồ so đo độ đảo của tán xupáp; xupáp; 4- khối V gá xupáp; 5- đồng so đo độ cong thân xupáp; 6- mặt tì
Trang 233-Nếu xupáp không có các hư hỏng thấy rõ nói trên cần kiểm tra bằng dụng cụchuyên dùng để quyết định phương án xử lý và sửa chữa Việc kiểm tra gồm :
- Đo bề đày tán xupáp : Bề đày tối thiểu yêu cầu của tán a như trên hình 5.I-24 là1
mm để có thể mài lại bề mặt làm việc của nó Nếu a<1 mm cần phải thay xupáp mới
- Kiểm tra độ cong của thân và độ đảo của tán xupáp : Sơ đồ nguyên lý kiểm trađược giới thiệu trên Đặt xupáp lên hai khối V của đồ gá kiểm tra sao cho đuôi xupápluôn tì vào chốt chặn của đồ gá Mũi rà của đồng hồ đo độ cong được tì vào phần giữathân xupáp, quay xupáp một vòng, độ dao động của kim đồng hồ phản ánh độ cong củathân Độ cong cho phép là 0,03 mm, nếu vượt quá thì phải nắn thẳng lại Để kiểm tra độđảo của tán xupáp so với thân xupáp, mũi rà của đồng hồ so thứ hai được tì vào bề mặtcôn của tán xupáp, quay xupáp một vòng và quan sát độ dao động của kim đồng hồ Độđảo của tán xupáp nếu vượt quá 0,025 mm thì phải mài lại mặt làm việc của nó
- Kiểm tra độ mòn của thân xupáp bằng panme như kiểm tra chi tiết trục bìnhthường Nếu độ mòn 0,05 mm thì phải loại bỏ xupáp đó
Sau khi kiểm tra, loại bỏ chi tiết hỏng, các xupáp cần sửa chữa được nắn thẳng lạithân và mài lại bề mặt làm việc của tán trên thiết bị mài chuyên dùng
Các thiết bị mài chuyên dùng cho mài xupáp có thể có các kết cấu khác nhaunhưng về mặt nguyên lý đều tương tự nhau như mô tả trên hình 5.I-25 Xupáp cần mài 1được kẹp 3 và được dẫn động từ một động cơ điện độc lập Đầu kẹp 3 được lắp trênmâm xoay 4 và có thể được định vị xoay đi một góc bất kỳ nào đó so với đường tâm củatrục đá mài để đảm bảo gia công được mặt côn thiết kế của tán xupáp Toàn bộ đầu lắpxupáp và mâm xoay được lắp trên bàn chạy ngang 5 cho phép dịch chuyển chi tiết ravào theo phương hướng tâm đá mài để có thể điều chỉnh chiều sâu cần mài Chuyểnđộng này được điều khiển bằng tay Bàn chạy ngang lại được lắp trên bàn chạy dọc 6cho phép di chuyển chi tiết dọc theo phương đường tâm đá mài để có thể mài hết bềrộng của tán xupáp Sự chuyển động của bàn chạy dọc có thể được thực hiện bằng tayhoặc tự động
Đá mài được lắp ở vị trí cố định trên bàn máy và được dẫn động từ một động cơđiện độc lập Trong quá trình mài cần cung cấp liên tục dung dịch làm mát vào bề mặtchi tiết để đảm bảo độ bóng gia công
Hình 5.I-25 Sở đồ thiết bị mài xupáp.
1- xupáp; 2- chuyển động quay của xupáp; 3- đầu kẹp xupáp;
4- mâm xoay; 5-bàn chạy ngang; 6- bàn chạy dọc; 7-đá mài
Lượng dư cần mài tùy thuộc vào đặc điểm mòn và độ sâu của các vết cháy rỗ trên
Trang 24thôi Ở giai đọan cuối không điều chỉnh bàn chạy ngang, chỉ cho bàn chạy dọc chạy quachạy lại cho đến khi nào không còn tia lửa thì cho chi tiết chạy ra và kết thúc.
Kinh nghiệm cho thấy, khi mài nếu điều chỉnh để góc nghiêng được mài của tánxupáp nhỏ hơn góc nghiêng của đế xupáp khoảng 1/2o thì khi rà xupáp với đế sẽ nhanhđạt được độ kín cần thiết
Mặt đầu của đuôi xupáp nếu mòn không đều phải mài phẳng lại, lượng dư màikhông được qúa 0,5 mm
Xupáp sau khi sửa chữa cần đảm bảo độ côn, độ ô van và độ cong của thân khôngquá 0,03mm, độ đảo tán không quá 0,025 mm, độ bóng bề mặt mài từ cấp 8 trở lên, bềđày tán nấm a ≥ 0,5 mm
c) Kiểm tra, sửa chữa đế xupáp
Nếu đế xupáp bị cháy rỗ, mòn thành gờ sâu ở bề mặt làm việc, bị nứt hoặc ghéplỏng với nắp xy lanh cần phải thay mới Trong trường hợp đế xupáp không bị cháy rỗnhưng đã được mài sửa chữa nhiều lần làm cho xupáp bị tụt sâu quá 1,5 mm so với trạngthái nguyên thủy cũng phải thay đế xupáp mới Đối với trường hợp đế xupáp được làmlyền với nắp xy lanh mà có các hư hỏng trên thì cần phải khoét rộng lỗ và ép đế mới.Đế xupáp mới được ép vào nắp xy lanh với độ dôi 0,05 – 0,1 mm tuỳ thuộc vào đườngkính ngoài của đế và vật liệu nắp xy lanh Đường kính đế lớn và vật liệu nắp xy lanhbằng hợp kim nhôm cần độ dôi lớn Dù được dùng lại hay thay mới, mặt đế xupáp đềuphải được mài lại
Một số điều cần chú ý khi thay đế xupáp mới:
- Khi cần khoét lỗ để thay đế xupáp mới, (đối với động cơ có đế xupáp được làmlyền nắp xy lanh), trục dao khoét phải được dẫn hướng bằng lỗ dẫn hướng xupáp Nếucần khoét lỗ và lắp đế xupáp cho cả xupáp nạp và xupáp thải thì khoét lỗ và lắp đếxupáp nạp trước sau đó mới thực hiện cho xupáp thải Cần phải làm như vậy vì trongmột số trường hợp hai đế xupáp có thể chồng lên nhau một ít, khi đó đế xupáp nạp mềmhơn sẽ bị khoét đi một ít còn đế xupáp thải cứng hơn thì nguyên vẹn
- Khi tháo đế xupáp cũ nếu giữa đế xupáp và nắp xy lanh không có gờ để kéo ranhư trên hình 5.I-26 thì có thể thực hiện bằng cách dùng mỏ hàn hồ quang hàn một vòngtrên mặt côn của đế, sau đó để mối hàn đông đặc lại, đế sẽ bị co lại và tự lỏng ra, lúc đócó thể tháo ra một cách dễ đàng
- Chọn đế xupáp có đường kính ngoài phù hợp với lỗ lắp để đảm bảo độ dôi lắpghép theo yêu cầu
- Để ép đế mới vào được dễ đàng, có thể để vòng đế vào nước đá trong 30 phútcho co lại rồi lấy ra ép luôn Khi ép cần dùng dụng cụ ép (dụng cụ dẫn hướng) được dẫnhướng bằng lỗ dẫn hướng xupáp và dùng búa đóng vào
- Đối với các nắp xy lanh bằng hợp kim nhôm, sau khi ép đế xupáp vào lỗ trên nắp
xy lanh có thể lăn ép cho mép lỗ chùn xuống một chút để tránh đế bị lỏng ra trong quátrình làm việc
Bề mặt làm việc của đế xupáp được mài bằng đá mài định hình, tức là đá mài cógóc côn bằng góc côn cần mài của mặt đế Trước khi mài cần chọn đá phù hợp rồi kiểmtra và sửa góc côn của đá theo góc côn bề mặt đế cần mài trên máy sửa đá chuyêndùng Thông thường có 3 loại đá là thô, trung bình và tinh Loại đá thô được sử dụng để
Trang 25mài phá đối với các đá mới hoặc mài hết các vết cháy rỗ đối với các đế cũ Sau đó dùngđế loại hạt trung bình để sửa đúng hình dạng bề mặt và tăng độ bóng Đá mài tinh đượcsử dụng ở nguyên công cuối cùng để tăng độ chính xác và độ bóng bề mặt gia công Khimài lại các mặt đế không bị cháy rỗ, có thể chỉ cần dùng đá loại hạt trung bình và đámài tinh.
Hình 5.I-26 Tháo đế xupáp cũ.
1- đế xupáp; 2- cái đục; 3- hướng tác dụng lực để tháo
Việc mài mặt đế có thể được thực hiện bằng các máy mài tay hoặc máy mài đứng.Đá mài được dẫn hướng bằng trục trong ống dẫn hướng xupáp để đảm bảo đường tâm bềmặt mài của đế trùng với tâm ống dẫn hướng xupáp để đảm bảo đường tâm bề mặt màicủa đế trùng với tâm ống dẫn hướng Để đảm bảo ổ đế xupáp được thông thóang vàkhông bị mòn rộng ở bề mặt làm việc cần phải mài các góc kề hai phía của bề mặt làmviệc một cách hợp lý Các góc kề này có thể là 15o – 75o hoặc 30o – 60o tùy theo gócnghiêng của bề mặt làm việc của đế là 30o hoặc 45o Đế thường được chế tạo bằng vậtliệu mềm hơn xupáp nên cần mài sao cho bề mặt làm việc của đế có bề rộng 1,5 - 2 mmvà tiếp xúc với chính giữa bề mặt côn của tán xupáp như hình 5.I-27
Hình 5.I-27 Khích thước và một số dạng góc
mài của mặt đế xupáp 1- tán xupáp; 2- đế xupáp
Để doa hoặc mài được bề mặt đế có các góc côn theo yêu cầu với độ đồng tâm caocần chọn loại đá mài có góc nghiêng và đường kính phù hợp, đồng thời chọn trục dẫnhướng của đá không có độ rơ với lỗ dẫn hướng và được bôi trơn đầy đủ Việc mài các bềmặt nghiêng của đế xupáp phải theo một trình tự hợp lý Trước tiên, mài bề mặt làmviệc, tiếp đến là mài bề mặt nghiêng kề phía trên, sau đó đến mặt nghiêng kề phía dưới,và cuối cùng mài lại bề mặt làmviệc hình 5.I-28 Như vậy bề mặt làm việc được mài
trước tiên và sửa sau cùng để khử hết các bavia do bước mài trước để lại.
Mặt đế xupáp sau khi mài cần được đảm bảo góc nghiêng và bề rộng theo yêu cầu,đều suốt chu vi bề mặt và tiếp xúc chính giữa mặt côn của xupáp
Trang 26Hình 5.I-28 Trình tự gia công mặt làm việc của đế xupáp có góc nghiêng 45oThứ tự gi công từ trái sang phải: Gia công mặt nghiên 45o; gia công mặt nghiêng
15o; gia công mặt nghiêng 75o; gia công lại mặt nghiêng 45o
d) Rà xupáp và đế xupáp.
Xupáp và đế xupáp sau khi mài cần phải được rà với nhau để đạt được độ kín khítyêu cầu Đây là công việc bắt buộc vì xupáp và đế được mài riêng rẽ nên dù được màichính xác đến đâu cũng không thể kín khít ngay được
Nguyên lý rà xupáp với đế là tạo chuyển động xoay và va đập giữa bề mặt xupápvà mặt đế, sau mỗi lần va đập xupáp xuống mặt đế, xoay xupáp đi một góc 45o – 60otrên đế, masát giữa 2 bề mặt sẽ làm chúng rà khít với nhau Để tăng hiệu quả quá trìnhrà, người ta bôi lên bề mặt xupáp một lớp bột rà nhão có độ hạt 30m cho quá trình ràthô và bột rà 10 – 20 m cho quá trình rà tinh
Rà xupáp có thể được thực hiện bằng rà tay hoặc bằng thiết bị rà Lồng xuống phíadưới xupáp một lò xo mềm để nâng xupáp cách mặt đế 5 – 10 mm, lắp đầu dẫn độngxupáp vào rãnh xẻ trên mặt tán xupáp và thực hiện quá trình ra Lò xo có tác dụng luônluôn ép cho xupáp khớp với đầu dẫn và chuyển động theo đầu dẫn khi đầu dẫn chuyểnđộng lên xuống và xoay Đầu dẫn cũng có thể lắp với tán nấm bằng chụp cao su, tuynhiên phương pháp lắp này thường hay dùng với rà tay Khi rà tay có thể đơn giản dùngmột cán có mũ chụp cao su để xoay và đập xupáp trên đế hoặc có thể dùng tay quay như
hình 5.I-29 điều cần chú ý khi rà là không được ép xupáp lên đế và quay liên tục nhiều
vòng vì như vậy sẽ tạo nên các vết mòn thành vòng trên mặt tán và đế xupáp làm choxupáp và đế không kín khít Để tránh bột rà lọt xuống thân xupáp gây mòn thân xupápvà ống dẫn hướng xupáp, không nên bôi quá nhiều bột rà lên bề mặt rà hoặc có thểdùng một chụp cao su nhỏ ôm khít thân xupáp ngay phía dưới tán
Trong các xí nghiệp sửa chữa lớn, người ta thường dùng thiết bị rà bằng máy, chophép rà một loạt nhiều xupáp.Thiết bị rà máy cho phép điều chỉnh được hành trình vađập và góc xoay của xupáp nên quá trình rà vừa nhanh vừa đảm bảo chất lượng tốt.Yêu cầu cơ bản cần đạt được sau khi sửa chữa xupáp và đế là độ kín khít giữachúng nên sau khi rà cần kiểm tra độ kín Việc kiểm tra độ kín của xupáp và đế đượcthực hiện bằng một số cách sau đây:
- Quan sát vết tiếp xúc trên mặt làm việc của xupáp và đế: Lau sạch bề mặt làmviệc của xupáp và đế rồi bôi lên bề mặt xupáp một lớp bột màu mỏng, đặt nó lên đế vàxoay đi 60o, tháo ra và quan sát vết tiếp xúc Vết tiếp xúc tốt giữa xupáp và đế là phải
Trang 27sắc nét, mịn, có bề rộng 1,5 – 2 mm, bao quanh hết chu vi và nằm giữa bề mặt làm việccủa xupáp và đế.
Hình 5.I-29 Rà xupáp bằng tay.
Hình 5.I-30 Kiểm tra độ kín của xupáp bằng thử dầu hỏa.(a) và (b) rà chưa đạt độ kín; (c)- đạt yêu cầu
- Thử bằng dầu: Phương pháp này là kiểm tra sự lọt dầu qua bề mặt lắp ghép củaxupáp và đế xupáp khi xupáp ở trạng thái đóng trên đế Lắp xupáp vào đế như ở trạngthái lắp hoàn chỉnh trên nắp xy lanh, tức là có đầy đủ lò xo, móng hãm Lật nghiêngnắp xy lanh đổ dầu hỏa hoặc dầu diesel vào đầy đường nạp hoặc đường thải thông vớixupáp Để chờ khoảng một phút nếu không thấy dầu rỉ ra trên bề mặt xupáp là độ kínđạt yêu cầu hình 5.I-30
- Thử bằng áp suất: Lắp xupáp lên đế, dùng thiết bị thử gồm một nắp chụp có đệm
khoảng một phút nếu kim đồng hồ trên áp kế không thay đổi là được
e) Kiểm tra lò xo xupáp
Lò xo xupáp nếu nhìn bằng mắt thường thấy bị cong, lệch, mòn vẹt hai mặt đầuhoặc trên bề mặt dây lò xo có vết khía, vết lõm thì phải được thay mới Chiều cao của lò
xo ở trạng thái tự do không được thấp hơn 1,5 mm so với lò xo tiêu chuẩn Nếu không cósố liệu tiêu chuẩn kỹ thuật của lò xo đang kiểm tra, có thể so sánh chiều cao của tất cảcác lò xo với nhau, lò xo nào thấp hơn chiều cao của các đại đa số các lò xo khác 1,5
mm thì cần phải thay mới Độ đàn hồi của lò xo được kiểm tra bằng lực kế theo nguyênlý kiểm tra lò xo sẽ trình bày ở phần sửa chữa hệ thống gầm Cần nén lò xo thấp xuốngmột lượng bằng hành trình cực đại của xupáp và đo lực ép, lực này không được nhỏ hơn
so với lực ép của lò xo tiêu chuẩn quá 10%, tức là ít nhất phải bằng 90% lực ép của lò
xo tiêu chuẩn (lò xo mới cùng loại) Nếu lò xo lực ép không đạt tiêu chuẩn này thì phảiđược thay mới
2.3.3 Kiểm tra, sửa chữa trục cam, bạc lót và con đội
a) Kiểm tra trục cam
Việc kiểm tra trục cam trước hết được thực hiện bằng quan sát để phát hiện các hưhỏng thấy rõ như hỏng rãnh then, xước, tróc rỗ hoặc sức mẻ các bề mặt cổ trục và bềmặt cam Nếu trục cam có các hư hỏng này thì phải thay mới
Nếu trục cam không có các hư hỏng lớn cần kiểm tra độ cong của trục, độ mòn của
Trang 28bằng cách đặt trục trên hai khối V bằng hai cổ trục ở hai đầu và dùng đồng hồ so tì vàocổ giữa để kiểm tra như hình 5.I-31 Quay trục cam một vòng và quan sát độ dao độngcủa kim đồng hồ để xác định độ cong của trục Độ cong bằng nửa khoảng dao động củakim đồng hồ Độ cong cho phép thường là 0.05 mm.
Độ mòn và độ ô van của cổ trục cam được kiểm tra như kiểm tra chi tiết trục bình
thường và không được quá 0,025 mm
Hình 5.I-31 Kiểm tra độ cong của trục cam.
Kiểm tra độ mòn cam ở cả bề mặt cơ sở và bề mặt vấu cam bằng panme Độ mònbề mặt cơ sở được đo thông qua kích thước B như hình 5.I-32 và không được vượt quá0,025 mm Độ mòn của vấu cam được xác định thông qua đo chiều cao của vấu cambằng panme như hình 5.I-32
Chiều cao của vấu cam được xác định thông qua đo là H = A – B, trong đó A và Blà chiều cao và chiều rộng của biên dạng cam và được đo như hình 5.I-32 Chiều cao chophép của vấu cam tuỳ thuộc vào từng động cơ cụ thể và được cho trong các tài liệuhướng dẫn sử dụng và sửa chữa do nhà chế tạo cung cấp, nhưng nói chung chiều cao vấucam sau khi mòn thường không được thấp hơn 0,25mm so với chiều cao của vấu cam
nguyên thủy
Hình 5.I-32 Kiểm tra độ mòn của cam.
(a)- biên dạng cam; (b)- đo các kích thước của camA- chiều cao biên dạng cam; B- chiều rộng biên dạng cam;H- chiều cao vấu cam
b) Sửa chữa trục cam
Trước tiên, cần nắn thẳng lại trục cam nếu độ cong lớn hơn 0,05 mm Quá trình nắnthẳng và kiểm tra đựơc thực hiện trên khối V
Cổ trục cam bị mòn được sửa chữa bằng gia công cơ khí theo cốt Việc mài cổ trụccam được thực hiện trên máy mài tròn ngoài tương tự như mài cổ trục khuỷu Trục được
Trang 29định vị trên hai mũi tâm và được dẫn động bằng tốc kẹp Bạc cam được thay mới theokích thước cốt sửa chữa tương ứng của cổ trục cam.
Các vấu cam nếu bị mòn lệch hoặc mòn làm chiều cao giảm quá 0,25 mm được sửachữa bằng phương pháp mài chép hình để phục hồi lại biên dạng cam và độ bóng bềmặt cam Biên dạng cam sau sửa chữa sẽ giống biên dạng cam ban đầu và có cùng chiềucao vấu cam nhưng kích thước cam nhỏ hơn Việc sửa chữa này vẫn đảm bảo được phaphối khí và độ mở của xupáp như cam mới Tuy nhiên, các vấu cam thường chỉ được màimột lần vì nếu mài nhiều lần sẽ làm cho đỉnh cam bị nhọn, ảnh hưởng xấu đến sự làmviệc bình thường của cơ cấu phân phối khí
Một số vấu cam được thiết kế có bề mặt hơi côn (khoảng 0,1o – 0,2o) để làm việcvới con đội có đáy hơi lồi (đáy cầu), để tạo ra chuyển động xoay cho con đội trong quátrình làm việc, giúp con đội mòn đều và tăng tuổi thọ Khi sửa chữa, để mài được bề mặtcác vấu cam này đạt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chỉ cần sửa đá mài hơi côn theo góc côncủa cam là được
Yêu cầu đối với trục cam sau khi sửa chữa:
- Độ đảo của các ngõng trục so với đường tâm không quá 0,05 mm
- Độ bóng bề mặt gia công cấp 8 trở lên
- Độ côn, độ ô van của các cổ trục không quá 0,01 mm
- Độ cứng bề mặt làm việc 54-62HRC
- Vấu cam đúng biên dạng
c) Sửa chữa và thay bạc trục cam
Bạc ổ trục cam thường được chế tạo theo các kích thước cốt sửa chữa của trục, đượcđánh số theo số thứ tự các cổ trục của trục cam và đóng gói theo bộ Khi trục cam cầnsửa chữa người ta ép các bạc cũ ra, kiểm tra bề mặt lắp ghép và dùng trục dẫn để épbạc mới vào Việc ép bạc mới được thực hiện lần lượt từ ổ cuối cùng đến ổ đầu tiên tínhtừ phía đầu động cơ Quy trình thay bạc thực hiện cụ thể như sau:
1 Lau sạch bề mặt lắp bạc
2 Kiểm tra kích thước lỗ lắp bạc, kiểm tra hiện tượng xước và đảo của bề mặt sovới đường tâm chung
3 Kiểm tra lại kích thước các bạc
4 Xác định chính xác thứ tự của các bạc vì các ổ trục cam thường có kích thướckhác nhau, nhỏ dần từ ổ đầu tiên đến ổ cuối cùng
5 Chọn trục dẫn có kích thước phù hợp để ép bạc
6 Thực hiện lắp bạc ổ cuối trước và lần lượt đến các ổ phía đầu máy, chú ý hướngphía bạc có vát mép mặt ngoài và ổ định vị cho dễ
7 Chú ý đẩy thẳng bạc vào đúng vị trí trên ổ sao cho các lỗ dầu trùng với lỗ dầutrên thân máy
8 Sau khi lắp xong tất cả các bạc lên ổ, cần kiểm tra độ thẳng tâm của chúng bằngcách lắp trục cam vào và quay trục, nếu thấy nhẹ nhàng và trơn tru là được
Bạc cam đôi khi cũng được chế tạo và cung cấp ở dạng bán thành phẩm, chỉ cóđường kính ngoài đựơc làm chính xác để đảm bảo lắp lên ổ đúng tiêu chuẩn kỹ thuậtyêu cầu, còn đường kính trong thì nhỏ hơn đường kính của bạc nguyên thủy1,5 mm.Trong sửa chữa, sau khi lắp bạc lên ổ cần phải thực hiện gia công doa lại bề mặt trong
Trang 30của các bạc này đến kích thước sửa chữa của cổ trục, đảm bảo khe hở lắp ghép theođúng yêu cầu Việc gia công các bạc được thực hiện trên máy doa ngang tương tự nhưgia công các bạc cổ trục chính của trục khuỷu Trục dao đài chạy suốt qua các ổ và đượcđịnh vị trùng tâm với tâm của tất cả các ổ, trên đó lắp nhiều dao và được điều chỉnh đểgia công bạc của các ổ cùng một lúc.
Trục cam có thể được chặn di chuyển dọc theo bằng bạc chặn, bích chặn hoặcbulông tỳ vào đầu trục Tuy nhiên, bích chặn và bulông tì được sử dụng phổ biến hơn.Khi dùng bích chặn độ rơ dọc của trục cam được xác định bởi độ chênh lệch bề đày củavòng cách và bích chặn hình 5.I-33 Độ rơ dọc cho phép là 0,2 mm – 0,3 mm nên nếucác bích chặn chỉ có một cỡ bề đày nhất định, cần chọn bề đày của vòng cách phù hợpđể đảm bảo độ rơ này Đối với cơ cấu di chyển dọc của trục cam kiểu dùng bulông, độ
rơ dọc trục được điều chỉnh sau khi trục được lắp lên động cơ
Hình 5.I-33 Kết cấu bích chặn đầu trục cam.
1- bánh răng cam; 2- ngõng trục cam; 3- vòng cách;
4- bích chặn; 5- bulông lắp bích chặn; 6- thân máy;
7- cổ trục cam; 8- lỗ dẫn dầu bôi trơn bích chặn
d) Kiểm tra và thay con đội
Khi động cơ vào sửa chữa lớn thì toàn bộ con đội được thay mới Trong sửa chữanhỏ, con đội thường không được sửa chữa mà được thay mới thì các bề mặt làm việc bịmòn quá giới hạn cho phép Bề mặt đáy của con đội tiếp xúc và va đập với vấu cam nênthường bị mòn nhiều hơn so với mặt bên của nó Mặt đáy con đội thường hay lồi ở trạngthái nguyên thủy để tiếp xúc tốt với mặt cam hơi côn Do đó, nếu đáy con đội bị mònthẳng hoặc mòn vẹt, phải thay con đội mới nếu không sẽ gây hư hỏng mặt cam và conđội rất nhanh
Trong sửa chữa, các con đội thường được thay mới khi vấu cam được mài lại vàngược lại nếu con đội được thay mới cũng cần phải mài lại vấu cam hoặc thay trục cam.Nói cách khác, không nên lắp 1 chi tiết mới với 1 chi tiết cũ không được sửa chữa trongcặp chi tiết trục cam và con đội
Trong bảo dưỡng và sửa chữa, nếu tháo con đội ra kiểm tra và dùng lại thì phải lắpđúng vị trí cam ban đầu của nó, nếu lắp lẫn lộn sẽ làm tăng mài mòn cho cả con đội vàvấu cam
Trang 31Đối với cơ cấu phân phối khí dùng con đội thủy lực, khi thay con đội mới người tacó thể chọn con đội của các nhà chế tạo khác nhau nhưng phải đảm bảo các thông sốsau đây của con đội mới giống với thông số của con đội cũ
- Đường kính ngoài của con đội
- Chiều cao làm việc lớn nhất của con đội
- Chiều rộng của rãnh vành khăn cấp dầu trên thân (mặt ngoài) của con đội
- Vị trí của rãnh vành khăn cấp dầu trên thân con đội
Con đội của một số động cơ được chế tạo với các kích thước (đường kính ngoài)tăng lớn khác nhau so với kích thước con đội nguyên thủy để phục vụ cho việc thay mớitrong sửa chữa Cò thể có 10 cỡ kích thước với sự chênh lệch đường kính ngoài cửa cáccỡ kích thước kề nhau là 0,025 mm Trong sửa chữa, người ta căn cứ vào mức độ mòncủa lỗ dẫn hướng con đội trên thân máy để chọn mua các con đội mới có đường kínhtăng lớn phù hợp, đảm bảo độ rơ lắp ghép đúng yêu cầu
Sự mài mòn nhanh và không bình thường của đáy con đội và vấu cam có thể domột số nguyên nhân sau đây:
- Sự vận hành động cơ ở giai đoạn chạy rốt đa không đúng quy định
- Dầu bôi trơn không cung cấp đủ tới bề mặt con đội
- Lò xo xupáp có thể quá căng
- Khe hở nhiệt của cơ cấu không đúng
- Độ rơ dọc của trục cam quá lớn
- Lắp lẫn lộn các con đội dùng lại vào các cam khi bảo dưỡng
Hình 5.I-34 Hiện tượng mòn phẳng đáy Hình 5.I-35 Con đội thủy lực.
con đội (a) và mòn lõm đáy con đội (b) D- đường kính ngoài; H- chiều cao làm
việc lớn nhất; a- chiều rộng rãnh; b-vị trí rãùnh cấp dầu
Trang 322.3.4 Kiểm tra cần bẩy và trục cần bẩy
Các chi tiết cần bẩy, trục cần bẩy và lò xo thường không sửa chữa màđược thay mới khi bị hư hỏng
Đòn bẩy có thể bị gãy hoặc biến dạng lớn trong quá trình làm việc do cácchi tiết khác của cơ cấu không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật Nguyên nhân cóthể là lò xo xupáp quá cứng hoặc các lò xo lồng nhau bị kẹt, ống dẫn hướngxupáp để nhô quá cao chạm tới đĩa lò xo trên đuôi xupáp, sự bôi trơn khôngđầy đủ hoặc cần bẩy bị kẹt trên trục đỡ Hư hỏng này dễ đàng được phát hiệnkhi kiểm tra sơ bộ và phải thay cần bẩy mới, đồng thời kiểm tra các chi tiếtkhác trong cơ cấu để tránh hư hỏng bị lặp lại
Các hư hỏng khác cần được kiểm tra cẩn thận là mòn mặt tiếp xúc củacần bẩy với đuôi xupáp, mòn lỗ lắp với trục con đội (hoặc bề mặt tì lên bệ đỡcầu lắp trên gu-giông trụ đứng), hỏng vít điều chỉnh hoặc lỗ ren lắp vít điềuchỉnh Các hiện tượng mòn này nếu nhìn thấy rõ bằng mắt thường hoặc lỗ lắpvới trục có độ rơ cảm giác được trong khi trục chưa mòn thành gờ thì phải thaycần bẩy mới Độ rơ lắp ghép của cần bẩy với trục cần bẩy không cho phép vượtquá 0,15 mm
Trục đòn bẩy nếu bị mòn thành gờ thì phải thay mới
Đối với kết cấu cần bẩy lắc quanh bệ đỡ cầu trên gu-giông, nếu gu-giôngmòn vẹt, ren gu-giông lỏng hoặc êcu bệ đỡ cầu bị mòn lệch cần phải thay mớicả gu-giông và bệ đỡ cầu cũng như êcu hãm
Hình 5.I-36 Kết cấu cần bẩy lắc quanh bệ đỡ cầu.
1- cần bẩy; 2- đai ốc hãm và điều chỉnh vị trí bệ đỡ cần;3- bệ đỡ cầu; 4- gu-giông lắp bệ đỡ cầu
2.3.5 Sửa chữa bộ truyền dẫn động cơ cấu phân phối khí
Trang 33Hình 5.I-37 Các bộ tryền dẫn động cơ cấu phân phối khí.
(a) bộ truyền bánh răng; (b) bộ truyền xích; (c) bộ truyềnđai
Các chi tiết của bộ truyền dẫn động cơ cấu phân phối khí như các bánhrăng trong bộ truyền bánh răng, các bánh răng xích và xích trong bộ truyền
xích, các bánh đai răng và đai trong bộ truyền đai hình 5.I-37, nếu bị sứt mẻ,
mòn, dãn sẽ làm thay đổi pha phân phối khí của động cơ Các chi tiết bị sứtmẻ, mòn vẹt hoặc có các hư hỏng thấy rõ khác cần được thay mới, còn nếukhông có hư hỏng phải kiểm tra độ mòn của các chi tiết và độ rơ lắp ghép đểquyết định thay mới hay sử dụng tiếp
Việc kiểm tra, thay các chi tiết và lắp ráp bộ truyền dẫn động cơ cấu phânphối khí được thực hiện trong cả sửa chữa lớn động cơ và trong sửa chữa nhỏ
a) Kiểm tra và lắp bánh răng cam
Yêu cầu độ rơ ăn khớp giữa bánh răng trục khuỷu và bánh răng cam phảiđồng đều ở các vị trí ăn khớp khác nhau của chúng và không được vượt quá 0,3
mm Việc kiểm tra độ mòn các bề mặt được thực hiện sau khi quan sát bằngmắt thường để kiểm tra hiện tượng nứt, vỡ và tróc rỗ các bề mặt răng Có thểsử dụng các thước cặp hoặc calíp (dưỡng) đo chiều đài răng để đánh giá độmòn Có thể đánh giá độ mòn chung của răng cần kiểm tra với một bộ bánhrăng mẫu tiêu chuẩn Quay cặp bánh răng ăn khớp với nhau từng răng một rồilắc và kiểm tra độ rơ, độ rơ cho phép có thể tới 0,5 mm Tổng chiều đài độ mòncủa các góc răng không vượt quá 15% chiều đài răng Nếu độ rơ quá lớn phảikiểm tra và thay mới bánh răng, thường là thay bánh răng cam vì bánh răngcam được làm bằng vật liệu mềm hơn so với bánh răng trục khuỷu nên mònnhiều hơn Tuy nhiên cũng có thể phải thay cả 2 bánh răng đó nếu độ mòn củacả hai đều lớn
Khi lắp bánh răng cam cần chú ý:
- Nên lắp bánh răng cam vào trục cam ở ngoài động cơ để có thể thựchiện trên thiết bị ép tay và không làm ảnh hưởng đến các chi tiết khác
- Quay mặt có dấu thời điểm phối khí ra ngoài
Trang 34- Sau khi lắp bánh răng cam cần kiểm tra khe hở giữa bích chặn di chuyểndọc của trục với mặt đầu cổ trục bằng thước lá, khe hở tiêu chuẩn thường là 0,2– 0,3 mm đây chính là độ rơ dọc của trục cam khi ở trên động cơ Nếu khe hởquá nhỏ phải thay vòng tựa đày hơn giữa bánh răng và cổ trục, nếu khe hở quálớn thì phải mài bớt vòng tựa hoặc thay vòng tựa mỏng hơn.
- Lắp trục cam với bánh răng cam lên động cơ sao cho các dấu phối khí
trên bánh răng trục khuỷu và trên bánh răng cam thẳng nhau hình 5.I-38 rồi lắp
bulông bích chặn trục cam
- Kiểm tra độ rơ ăn khớp của hai bánh răng
Hình 5.I-38 Lắp bộ truyền bánh răng.
b) Kiểm tra, lắp bộ truyền xích.
Đối với bộ truyền xích, có thể kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các chi tiếttheo kinh nghiệm khi bộ truyền ở trạng thái lắp ghép để xem có cần thay mớicác chi tiềt hay chưa như sau:
- Quay bánh xích của trục cam bằng tay để làm căng một bên xích, tay kiacầm vào điểm giữa của nhánh xích chùng và lắc ra lắc vào, nếu độ lắc lớn hơn
15 mm cần phải thay xích mới
- Trượt móng tay trên các răng theo chu vi bánh xích, nếu cảm thấy bịmắc, khó trượt, tức là các răng đã bị mòn đến mức cần phải thay bánh xíchmới
Bộ truyền xích được lắp sau khi trục cam đã được lắp lên động cơ Khithay xích và bánh xích cần thực hiện như sau:
- Đọc hướng dẫn ngoài bao bì và kiểm tra các chi tiết trước khi lắp
- Lồng 2 bánh xích ăn khớp với bánh xích trước khi lắp lên trục sao cho 2nhánh xích 2 bên cân đối và các dấu phối khí trên 2 bánh xích thẳng với cácđiểm dấu tương ứng trên thân máy (hoặc thẳng nhau như hình 5.I-39 đối vớimột số động cơ)
Trang 35- Quay trục khuỷu đến điểm chết trên và quay trục cam để các then trênhai trục nằm thẳng với các rãnh then tương ứng trên các bánh xích (hoặc các lỗlắp bulông thẳng nhau trong trường hợp các bánh xích được lắp bằng bulông).
- Lắp đồng thời 2 bánh xích lên trục khuỷu và trục cam, chú ý ép đầu cảhai bánh, đảm bảo chúng luôn cùng nằm trên một mặt phẳng trong quá trìnhlắp
Hình 5.I-39 Lắp bộ truyền xích Hình 5.I-40 Lắp bộ
truyền đai
c) Kiểm tra và lắp bộ truyền đai răng
Bộ truyền đai răng thường được dùng trong trường hợp trục cam đặt trênnắp xy lanh Khi thay, lắp bộ truyền đai cần chú ý:
- Nâng đỡ đai nhẹ nhàng, không gập đai, không viết chữ hoặc đánh dấutrên đai vì có thể sẽ làm tăng ứng suất tập trung trên đai khi làm việc, gây hưhỏng
- Tránh làm dính dầu, mỡ bẩn lên đai
- Bánh đai thường không cứng như bánh xích nên tránh gây va đập vì cóthể làm vênh bánh đai hoặc sứt mẻ mặt răng của đai
- Không được quay ngược trục khuỷu khi bộ truyền đai đã được lắp trênđộng cơ vì như vậy rất dễ làm trượt đai do đó làm sai lệch pha phối khí
Trang 36- Quay trục khuỷu đến điểm chết trên và quay trục cam đến vị trí lắp vớibánh đai cam sao cho các dấu phối khí trên 2 bánh đai thẳng với các dấu tương
ứng cố định trên máy hình 5.I-40 rồi lắp các bánh đai vào Luôn tuân thủ hướng
dẫn của nhà chế tạo trong các tài liệu hướng dẫn sử dụng động cơ để đặt phaphối khí cho đúng
2.3.6 Kiểm tra, điều chỉnh cơ cấu phân phối khí
Việc kiểm tra, điều chỉnh cơ cấu phân phối khí sau khi sửa chữa bao gồm:
- Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ dọc trục cam
- Kiểm tra và điều chỉnh khe hở nhiệt đối với cơ cấu phân phối khí dùngcon dội cơ khí
- Kiểm tra và điều chỉnh vị trí của pit-tông con đội trong thân con đội thủylực đối với cơ cấu phân phôi khí dùng con đội thủy lực
a) Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ dọc của trục cam
Độ rơ dọc của trục cam được kiểm tra bằng cách đẩy trục cam dịch hết vềphía trước rồi đẩy ngược lại hết về phía sau, đo khoảng dịch chuyển bằng đồnghồ so hoặc bằng cảm giác kinh nghiệm Đối với trục cam được chặn di chuyểndọc bằng bích chặn, có thể tháo lắp mặt đầu của động cơ (nắp hộp truyền độngbánh răng cam) và tì kim đồng hồ so vào đầu trục, lắc bánh răng cam dọc trụcđể kiểm tra hình 5.I-41 Nếu cần điều chỉnh độ rơ, phải tháo vòng cách ra đểmài bớt hoặc thay vòng cách đày hơn
Hình 5.I-41 Kiểm tra độ rơ dọc của trục cam.
Đối với cơ cấu chặn kiểu dùng bulông tì đầu trục, có thể căn cứ vào bướcren của bulông để kiểm tra và điều chỉnh Trước tiên, vặn bulông điều chỉnh
Trang 37vào tương đối nặng tay để đẩy trục cam dịch hết về phía sau, sau đó nới bulông
ra, dùng tay vặn vào nhẹ nhàng cho tới khi bulông tì vào đầu trục cam rồi nới
ra 1/4 - 1/3 vòng (đối với bulông có bước ren 1 mm), cuối cùng hãm chặt
bulông lại là được
b) Điều chỉnh khe hở nhiệt của cơ cấu phân phối khí
Tất cả các cơ cấu phân phối khí dùng con đội cơ khí hoặc không dùng conđội đều có một khe hở nhỏ giữa đuôi xupáp và đầu cần bẩy (hoặc chi tiết dẫnđộng) gọi là khe hở nhiệt khi xupáp ở trạng thái đóng và động cơ ở trạng tháinguội để bù trừ sự giãn nở nhiệt của các chi tiết trong cơ cấu khi làm việc.Trong sửa chữa, khi đã tháo và sửa chữa nắp xy lanh hoặc bất kỳ chi tiếtnào của cơ cấu phân phối khí thì sau khi lắp lại hoàn chỉnh đều phải kiểm travà điều chỉnh khe hở nhiệt Ví dụ cần phải kiểm tra, điều chỉnh cơ cấu phânphối khí khi:
- Sửa chữa lớn động cơ
- Tháo nắp xy lanh
- Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay chi tiết của cơ cấu phân phối khí
Trong bảo dưỡng định kỳ cũng cần phải kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệtcủa cơ cấu phân phối khí vì sau một thời gian làm việc các chi tiết trong cơ cấu
bị mòn sẽ làm thay đổi khe hở nhiệt của cơ cấu Ví dụ sự mài mòn của vấucam, con đội, đũa đẩy, cò mổ và đuôi xupáp sẽ làm tăng khe hở nhiệt trong khisự mài mòn của tán xupáp và đế xupáp có xu hướng làm giảm khe hở nhiệt.Nói chung, sự mài mòn tổng hợp của tất cả các chi tiết thường làm tăng khe hởnhiệt của cơ cấu
Khe hở nhiệt hợp lý là khe hở vừa đủ để bù trừ sự giãn nở nhiệt của cácchi tiết trong cơ cấu và xupáp không bị kênh (đóng không kín do bị kích) ở bấtkỳ chế độ làm việc nào của động cơ Các cơ cấu phân phối khí có kết cấu khácnhau và của các động cơ khác nhau thường có khe hở nhiệt khác nhau Khe hởnhiệt của cơ cấu phân phối khí có trục cam đặt trên nắp xy lanh thường nhỏ hơnkhe hở nhiệt của cơ cấu phân phối khí có trục cam đặt trên thân máy Khe hởnhiệt của xupáp thải thường lớn hơn của khe hở nhiệt của xupáp nạp
Độ lớn khe hở nhiệt của các động cơ cụ thể thường được nhà chế tạo chotrong các tài liệu hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng Nếu không có số liệuriêng, có thể điều chỉnh khe hở nhiệt trong khoảng 0,15 – 0,4 mm tùy thuộcxupáp nạp hay thải và trục cam đặt trên nắp xy lanh hay dưới thân máy Nếuđể khe hở nhiệt quá lớn sẽ gây ồn và làm giảm độ mở của xupáp, do đó làmcho động cơ yếu, không phát đủ công suất thiết kế Ngược lại nếu để khe hở
Trang 38nhiệt quá nhỏ sẽ làm cho xupáp bị kênh, dẫn tới lọt khí và cháy bề mặt làmviệc của xupáp và đế xupáp.
Nguyên tắc điều chỉnh khe hở nhiệt là điều chỉnh khi động cơ ở trạng tháinguội và xupáp ở trạng thái đóng, tức là khi mặt lưng (hay mặt cơ sở) của camtiếp xúc với con đội (hoặc tiếp xúc trực tiếp với cần bẩy hoặc xupáp)
Phương pháp xác định thời điểm điều chỉnh khe hở nhiệt trên động cơ nhưsau:
- Đối với cơ cấu phân phối khí có trục cam đặt trên nắp xy lanh, có thểquay trục khuỷu và nhìn trực tiếp vào cam để xác định thời điểm điều chỉnhmột cách dễ đàng Do đó mỗi lần quay trục khuỷu có thể điều chỉnh được khehở nhiệt của tất cả các xupáp mà chi tiết dẫn động vẫn đang tiếp xúc với mặtlưng của cam
- Đối với cơ cấu phân phối khí có trục cam đặt trên thân máy thì khôngdễ đàng nhìn vào cam để xác định thời điểm khe hở nhiệt Vì vậy, để dễ xácđịnh và xác định đúng thời điểm điều chỉnh tương ứng với vị trí góc quay trụckhuỷu, người ta thường điều chỉnh đồng thời cả xupáp nạp và xupáp thải củacùng một xy lanh ở cuối kỳ nén, đầu kỳ nổ vì lúc này các xupáp điều đóng
- Để thực hiện việc này trong động cơ một xy lanh, quay trục khuỷuđộng cơ từ từ sao cho dấu xác định điểm chết trên ở trên puly hoặc trên bánhđà tiến dần tới dấu cố định trên thân máy, đồng thời quan sát đầu cần bẩy Nếudấu điểm chết trên tiến đến trùng với dấu cố định trên thân máy trong khi cáccần bảy không chuyển động thì đó chính là thời điểm cuối kỳ nén, đầu kỳ nổvà có thể điều chỉnh khe hở nhiệt
- Đối với động cơ nhiều xy lanh, có thể điều chỉnh khe hở nhiệt của cácxupáp ở các xy lanh theo thứ tự nổ của động cơ Trước tiên, điều chỉnh khe hởnhiệt của các xupáp của xy lanh thứ nhất như đối với động cơ một xy lanh Chú
ý là dấu xác định điểm trên của động cơ nhiều xy lanh chính là dấu điểm chếttrên của xy lanh thứ nhất tính từ phía đầu trục khuỷu Sau đó, quay trục khuỷu
đi một góc bằng góc lệch công tác của động cơ và điều chỉnh khe hở nhiệt củacác xupáp của xy lanh tiếp theo trong thứ tự nổ, cứ làm như vậy cho đến khiđiều chỉnh hết của tất cả các xy lanh Như vậy, cần phải quay trục khuỷu tới sốlần bằng số xy lanh động cơ và với góc quay tổng cộng ít nhất bằng 2 vòng đểthực hiện điều chỉnh xong khe hở nhiệt của toàn bộ các xupáp của động cơ
- Ví dụ, giả sử cần điều chỉnh khe hở nhiệt của một động cơ 4 xy lanh cóthứ tự nổ 1-3-4-2, động cơ này có góc lệch công tác giữa các xy lanh là 1800góc quay trục khuỷu Trước tiên, đánh dấu bằng phấn trên puly các góc 1800tính từ dấu ĐCT
Trang 39- Quay trục khuỷu sao cho dấu điểm chết trên của xy lanh 1 ở kỳ nổtrùng với dấu cố định trên thân máy và điều chỉnh khe hở nhiệt của các xupáp.Sau đó, quay trục khuỷu đi 1800 sao cho dấu phấn trùng với dấu cố định trên
điều chỉnh nữa cho dấu phấn trùng dấu cố định trên thân máy và điều chỉnhcho xy lanh 4 và quay tiếp 1800 để điều chỉnh cho xy lanh 2 Như vậy, việc điềuchỉnh được thực hiện xong sau 4 lần quay trục khuỷu
Hình 5.I- 42 Điều chỉnh khe hở nhiệt.
(a) - vít điều chỉnh tì lên đũa đẩy; (b) - vít điều chỉnh tì lên đuôixupáp
Phương pháp điều chỉnh khe hở nhiệt của mỗi xupáp phụ thuộc vào đặcđiểm cấu tạo của cơ cấu phân phối khí Sau đây là phương pháp điều chỉnh khehở nhiệt của một số loại cơ cấu phân phối khí thường gặp:
- Cơ cấu phân phối khí có kết cấu cần bẩy quay quanh trục: với kết cấunày, nếu trục cam dẫn động cần bẩy thông qua con đội và đũa đẩy thì vít điềuchỉnh thường được lắp trên đuôi cần bẩy và tì lên đũa đẩy hình 5.I-42a Nếutrục cam đặt trên nắp xy lanh và dẫn động trực tiếp cần bẩy thì ít điều chỉnhđược lắp ở đầu cần bẩy và tì lên đuôi xupáp hình 5.I-42b
Việc kiểm tra khe hở nhiệt được thực hiện bằng cách dùng thước lá có bềđày bằng độ lớn của khe hở nhiệt quy định đưa vào khe hở giữa đuôi xupáp vàđầu cần bẩy (hoặc đầu vít điều chỉnh) để kiểm tra Nếu phải điều chỉnh thì nớiđai ốc hãm vít điều chỉnh, đặt thước lá vào đuôi xupáp, vặn vít điều chỉnh vàotừ từ cho tới khi xê dịch thước lá cảm thấy có ma sát hơi nặng thì hãm đai ốcchặt lại rồi kiểm tra lại để khẳng định khe hở đúng
- Cơ cấu phân phối khí có kết cấu cần bẩy tựa trên đế cầu trên gu-giông;Đối với kết cấu này, trục cam có thể được đặt trên thân máy và dẫn động cầnbẩy thông qua con đội và đũa đẫy hoặc đặt trên nắp xy lanh và dẫn động cần
Trang 40bẩy thông qua con đội hình 5.I-43 Để kiểm tra khe hở nhiệt, nâng đầu cần bẩy
phía đuôi xupáp lên hết cỡ và dùng thươc lá có bề đày bằng độ lớn yêu cầu củakhe hở nhiệt cho vào khe hở giữa đuôi xupáp và đầu cần bẩy để kiểm tra Nếucần phải điều chỉnh thì đặt thước lá ở đuôi xupáp, nới đai ốc hãm đế cầu trêngu-giông rồi vặn điều chỉnh cho đế cầu lên, xuống trên gu-giông; khi nào xêdịch thước lá thấy hơi nặng, tức là đạt được khe hở yêu cầu, thì vặn chặt đai ốchãm lại rồi kiểm tra lại để khẳng định khe hở đúng
- Cơ cấu phân phối khí có cần bẩy đặt tự do trên trụ đỡ và đuôi xupáp:Một đầu cần bẩy gối lên trụ đỡ qua vít điều chỉnh, đầu kia tì lên đuôi xupáp,trục cam được đặt trên nắp xy lanh và cam tì trực tiếp lên phần giữa của thâncần bẩy Việc kiểm tra được thực hiện bằng cách quay trục khuỷu cho tới khimặt lưng cam nằm trên thân cần bẩy, dùng thước lá có bề đày bằng độ lớn yêucầu kiểm tra khe hở giữa thân cần bẩy và lưng mặt cam Khe hở được điềuchỉnh nhờ chỉnh vít điều chỉnh rồi hãm lại Sau đó, kiểm tra lại để khẳng địnhtrị số khe hở đúng tiêu chuẩn
Hình 5.I-43 Điều chỉnh khe hở nhiệt của cơ cấu
phân phối khí có kết cấu cần bẩy tựa trên đế cầu
- Cơ cấu phân phối khí kiểu cam dẫn động trực tiếp xupáp: Trong kếtcấu này, trục cam được đặt trên nắp xy lanh và cam tì trực tiếp lên cụm xupápqua bu-lông điều chỉnh hình 5.I-44a, hoặc đệm điều chỉnh hình 5.I-44a Đểkiểm tra và điều chỉnh khe hở nhiệt cần quay trục khuỷu cho tới khi mặt lưngcam nằm về phía đuôi xupáp, dùng thứơc lá để kiểm tra khe hở giữa chúng.Nếu cần điều chỉnh, phải dùng kỳm chuyên dùng ép đĩa lò xo xuống một chút
rồi quay bu-lông hoặc thay đệm điều chỉnh mới có bề đày thích hợp.