1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nguyễn nhã quá trình xác lập chủ quyền tại hai quần đảo hoàng sa và trường sa (bản vni chỉnh sửa)

333 699 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 333
Dung lượng 554 KB

Nội dung

Nghiên cứu đề tài này không những là do nhu cầu của giới nghiên cứu khoa học mà còn đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đối với quốc dân cũng như các nhà lãnh đạo, nhất là cho cuộc đấu tranh

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam từ nhiều thế kỷ nay Quần đảo này có tầm quan trọng đặc biệt về mặt chiến lược (nằm trên thủy đạo và đường bay quốc tế) cũng như có tiềm năng quan trọng về kinh tế (dầu khí, các sản vật khác) và hiện đang bị xâm phạm bởi nhiều nước như Trung Quốc (bao gồm Đài Loan), Philippines, MaLaysia, Brunei khiến trở thành điểm nóng chính trị của khu vực.

Nghiên cứu đề tài này không những là do nhu cầu của giới nghiên cứu khoa học mà còn đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đối với quốc dân cũng như các nhà lãnh đạo, nhất là cho cuộc đấu tranh chính trị và ngoại giao bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngoài ra, bản thân người nghiên cứu vốn quan tâm đến vấn đề này từ hơn

25 năm nay, muốn có cơ hội để hệ thống hoá, tổng hợp tất cả các tài liệu và tìm hiểu đầy đủ, thấu đáo việc xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Công trình nghiên cứu nhằm mục đích :

1 Cung cấp tư liệu một cách tổng hợp, hệ thống và cặn kẽ về quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Từ đó

Trang 2

rút ra những luận điểm vững chắc minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

2 Cũng từø đó, giúp cho việc phản bác những luận điểm biện minh cho sự xâm phạm của các nước ngoài đối với chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng

Sa và Trường Sa, hầu thấy được thực chất của tình trạng xâm phạm chủ quyền để xây dựng các đối sách lâu dài bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

3 Góp phần xây dựng nhận thức rõ ràng về trách nhiệm tranh đấu giành lại chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa của nhà nước và nhân dân Việt Nam.

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Trước năm 1975.

Trước năm 1909, chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bị Trung Quốc và các nước khác xâm phạm Năm1907 là năm xảy ra việc người Nhật chiếm đảo Pratas Trung Quốc đã phản đối sự chiếm đảo Pratas này của người Nhật cho rằng đảo vô chủ Để ngăn chặn sự bành trướng của Nhật xuống phía Nam và tránh xảy ra sự kiện "Pratas thứ 2", Trung Quốc đã đặt tên một loạt các đảo ở Biển Nam Hải trong đó có Tây Sa và Nam Sa mà Trung Quốc cho là đảo vô chủ Lúc này,

Trang 3

Nam Sa chưa xuống dưới vị trí của Trường Sa của Việt Nam mà chỉ ở

vị trí Trung Sa Thời Trịnh Nguyễn phân tranh đã thấy xuất hiện những thư tịch cổ Việt Nam đề cập chung chung đến Hoàng Sa Xưa nhất, ít ra vào cuối thế kỷ XVII như tập bản đồ “Toản Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư”hay Toản Tập An Nam Lộ của Đỗ Bá Công Đạo [23], [191], có vẽ và ghi chú về “bãi Cát Vàng” tức Hoàng

Sa, tiếp đó là Phủû Biên Tạp Lục [28], [192] của Lê Quí Đôn, mô tả chi tiết về các hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải minh chứng sự xác lập và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Sang đến thời nhà Nguyễn, từ triều Gia Long, cả một hệ thống biên niên sử và địa dư chí của Quốc Sử Quán, sách hội điển, châu bản của Nội Các triều đình nhà Nguyễn đã ghi chép những hoạt động của đội Hoàng Sa một cách rất kỹ và rõ ràng thể hiện sự xác lập và bảo vệ chủ quyền của nhà nước Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường

Sa Trong đó có bộ chính sử Đại Nam Thực Lục Tiền Biên [96], [195], Chính Biên [97], [98], [99] , [100], [101] ,{102], [199], [200], [203], [204], [205], [206] cũng như Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu [104], [210] và bộ địa chí như Đại Nam Nhất Thống Chí [103], [209], Hoàng Việt Địa Dư Chí [135],

Trang 4

[194] Đặc biệt Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ (Minh Mạng) [93], [201], Châu Bản Triều Nguyễn (triều Minh Mạng

& Thiệu Trị) [5], [6], [7], [8], [9], [196], [197], [198] đã đề cập đến việc dựng bia chủ quyền đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bằng chứng hùng hồn Hoàng Sa được vua và triều đình Việt Nam quan tâm và bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa ở bậc quyền lực tối cao (điều này khác hẳn với Trung Quốc cũng như các nước khác không hề có chứng tích xác lập và bảo vệ chủ quyền trong suốt các triều đại phong kiến).

Ngoài nhà nước Việt Nam, các nhà nghiên cứu nước ta cũng đã quan tâm, ghi chép các hoạt động của đội Hoàng Sa, Bắc Hải như Lê Quí Đôn trong Phủ Biên Tạp Lục, Phan Huy Chú trong Dư Địa Chí (Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí), Nguyễn Thông trong sách Việt Sử Cương Giám Khảo Lược (quyển 4, năm 1877) , [207]

Cũng trong thời gian chưa có sự xâm phạm chủ quyền ở Hoàng Sa, nhiều tác giả trong đó có cả người Trung Quốc và các nhà nghiên cứu Phương Tây cũng đã đề cập đến Hoàng Sa hoặc đến việc xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa của các nhà cầm quyền Việt Nam như Giám Mục Taberd [185], [186] Gutzlaff [157], quan trọng là những người Pháp từng hoạt động giúp Nguyễn Aùnh tức Vua Gia Long như Dayot, Chaigneau

Trang 5

đã xác định Vua Gia Long đã tái xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.

Ngoài công việc vẽ bản đồ hàng hải trong đó tại Biển Đông có dải đảo Hoàng Sa (Paracels) chạy dài suốt dọc ngoài khơi biển Champa hay Cochinchine, những bút ký, thư từ của người Tây Phương (Bồ, Hoà Lan, Pháp, Anh) về hải trình, các vụ đắm tàu đều được ngư dân và quân lính Đàng Trong đem về đất liền giải quyết.

Sau năm 1909, tổng đốc Quảng Đông bắt đầu có ý định xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, cho rằng Hoàng Sa chưa thuộc về nước nào (sic!) Lúc này, Việt Nam đang còn bị ách đô hộ của đế quốc Pháp, bắt đầu mới có nhiều người thực sự quan tâm nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, song mới chỉ là những bài báo Rộ lên nhất là cuối thập niên 20 đầu thập niên 30 Tiêu biểu là Lapicque viết trong Revue Indochinoise số 38, 1929 [166] sưu tầm một số tài liệu xác định chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa và trưng bằng cớ chính quyền địa phương Trung Hoa nhân vụ những người Trung Quốc cướp trên tàu bị đắm

Le Bellona năm 1895 và tàu Imazi Maru năm 1896 đã từ chối chủ quyền, không trách nhiệm về việc cướp nói trên ở quần đảo Hoàng Sa vì cho rằng “Paracel” không thuộc chủ quyền Trung Quốc Sau đó hàng loạt

Trang 6

những bài báo của Henri Cuchrousset đăng trên báo Eveil Economique de l’Indochine từ năm 1929 đến 1931 [146 -152] đưa ra những bằng chứng chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, trách cứ chính quyền Pháp đã quá

lơ là trong việc xác nhận và bảo vệ chủ quyền ở đảo Hoàng Sa, đến nỗi đã

bị dự thẩm Barbet ra lệnh khám xét ban đêm để buộc nhà báo phải nộp cho toà các hồ sơ liên quan đến Hoàng Sa Chính vì vậy đã có tác động, chính quyền Pháp, vào những năm sau đó đã tái xác nhận chủ quyền ở Hoàng Sa (Paracel) và Trường Sa (Spratly) với những hành động cụ thể như khảo sát, cắm cọc, thiết lập hải đăng, đài khí tượng và trại lính (vào những năm đầu thập niên 30) Trong những năm này có nhiều công trình nghiên cứu địa lý Hoàng Sa.

Trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai và chiến tranh kháng chiến chống Pháp, ít ai quan tâm nghiên cứu đến Hoàng Sa.

Sau năm 1954, theo hiệp định Genève, Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về chính quyền Sàigòn kiểm soát Năm 1956, khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Việt Nam, Philippines lên tiếng đòi chủ quyền của mình ở quần đảo Trường Sa Năm 1956, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc chiếm đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và sau đó Đài Loan chiếm đảo Itu Aba, vấn đề tranh chấp chủ quyền được đặt ra gay gắt, từ đó nhiều

Trang 7

bài nghiên cứu đã được đăng báo Nổi bật hơn cả là hai công trình nghiên cứu về chủ quyền của Hoàng Sa tương đối có hệ thống và dầy công sưu tầm Đó là công trình ra đời vào năm 1971, L’affaire des ýles Paracels et Spratly devant le droit International, 298 trang đánh máy, luận án tiến sĩ đệ tam cấp của ông Lê Thành Khê, tại Institut International d’Etudes et de Recherches Diplomatiques [161] Công trình này đi sâu về mặt công pháp quốc tế, chủ yếu theo luật pháp quốc tế của thế giới tư bản chủ nghĩa và những án lệ của toà án quốc tế La Haye Tác giả trên chưa có điều kiện đi sâu vào những chứng liệu về lịch sử.

Tiếp đó, năm 1972 xuất hiện công trình luận văn tốt nghiệp Ban Đốc Sự của Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (Sàigòn ) của Đinh Văn Cư với đề tài : “Chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, dày 137 trang đánh máy [24] Công trình trên dành hơn 1/4 nội dung nói về hoàn cảnh địa lý và trình bày diễn tiến sự tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia tại Hoàng Sa

Tới năm 1974, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, nhiều công trình đã được thực hiện trong năm này, trong đó có tập tư liệu bằng tiếng Pháp của Võ Long Tê với nhan đề “ Les Archipels de Hoang Sa et de Truong Sa selon les Anciens Ouvrages

Trang 8

Vietnamiens d’Histoire et de Geographie”, in năm 1974 dày 201 trang [187] Đây là bản dịch tiếng Pháp các đoạn trích những thư tịch cổ Việt Nam về Hoàng Sa Tiếp đó “Hoàng Sa, lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà”, dày 96 trang của Bộ Dân Vâïn Chiêu Hồi (chính quyền Sàigòn) [10] và sách Trắng của Bộ Ngoại Giao chính quyền Sàigòn vào năm 1975 [170] Cũng vào năm 1975 đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử nghiên cứu vấn đề chủ quyền của Hoàng Sa là Tập San Sử Địa số 29 (1975), đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa, 352 trang gồm nhiều tư liệu, hình ảnh, bản đồ ,đã được đánh giá cao.

Sau năm 1975.

Một số cơ quan như Ban Biên Giới Chính Phủ, Viện Nghiên Cứu về Trung Quốc, các trường đại học bắt đầu quan tâm đến vấn đề Hoàng Sa, đặc biệt sau cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc tháng 2 năm 1979 Tháng 9 năm 1979, Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố tài liệu “chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” Tháng 1 năm 1982, Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lại công bố cuốn sách trắng “quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam” Tháng 4 năm 1988, Bộ Ngoại Giao nước Cộng hoà Xã Hội

Trang 9

Chủ Nghĩa Việt Nam lại công bố tài liệu: “ Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế” Mẫn Khánh Dương Kỵ và Trần Xuân Cầu viết bài “Từ Bãi Cát Vàng đến Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam” trong Sử Học số 2 (nhà xuất bản Đại HoÏc và Trung Học Chuyên Nghiệp) [79] đã đưa ra một vài thông tin mới, cách tiếp cận mới qua thực địa tại cù lao Ré.

Cuốn “Hoàng Sa, quần đảo Việt Nam” 90 trang của Văn Trọng [134] là đúc kết cô đọng và chú trọng về phần tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc thêm một số hình ảnh, như bia chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa chụp năm 1938, trên quần đảo Trường Sa chụp năm 1961.

Gần đây có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về Hoàng Sa, Trường Sa đang được tiến hành Trong đó có đề tài như "Hợp Đồng Nghiên Cứu Khoa Học Về Lịch Sử Chủ Quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", mã số BĐHĐ 01 - 01 do PTS Nguyễn Quang Ngọc (ĐHTH Hà Nội) chủ trì đã báo cáo tổng kết ngày 30/4/1995 và Hội Thảo Quốc Gia “Luận cứ Khoa Học Lịch Sử, Địa Lý và Pháp Lý chủ quyền Việt Nam trên hai quần

Trang 10

đảo Hoàng Sa và Trường Sa” tại Hà Nội ngày 18/1/1996 cùng một số kết quả được tiếp tục công bố trong những năm sau đó.

Riêng bản Hợp Đồng Nghiên Cứu Khoa Học trên, bước đầu đã có những đóng góp đáng kể về bản đồ cổ Việt Nam do Trần Bá Chí phụ trách tìm ra được 22 sách cổ có bản đồ vẽ Hoàng Sa và Trường Sa Về thư tịch cổ Việt Nam do Phạm Kim Hùng, Nguyễn Đăng Na, Nguyễn Hữu Thành phụ trách, ngoài kiểm tra, đối chiếu với nguyên bản

25 cuốn sách chữ Hán đã được dịch, còn phát hiện thêm một số thông tin mới ở Đại Nam Thực Lục và còn tìm thêm 15 cuốn sách như Địa Dư Toát Yếu, Nam Việt Địa Dư Chí, Cao Chu Thần Di Cảo, Chu Nguyên Tập Vựng Khảo, Mân Hành Thi Thảo, Việt Hành Ngân Thảo, Đông Hành Thi Thuyết, Quảng Thuận Đạo Sử Tập, Trung Kỳ

Dư Địa Lược Sao, Hải Trình Chí Lược … Tuy các sách trên không trực tiếp đề cập đến vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa , song các sách đó đã đề cập đến Hoàng Sa , cũng đã phản ảnh sự hiểu biết và quan tâm của người Việt xưa đối với Hoàng Sa Về tư liệu Châu Bản do Võ Văn Sạch, Vũ Văn Quân phụ trách đã phát hiện được một số tư liệu rất qúi về bằng chứng rõ ràng quá trình thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường

Sa trong hai triều Minh Mệnh và Thiệu Trị Về tư liệu Phương Tây

Trang 11

do PTS Nguyễn Thừa Hỷ phụ trách đã có những phát hiện đáng kể trong đó có vụ Dayot giúp xây dựng hải quân và vẽ lại bản đồ Hoàng Sa cho Nguyễn Aùnh hay một thương nhân Bồ Đào Nha dâng bản đồ Hoàng Sa cho Nguyễn Aùnh Ngoài ra cuộc khảo sát thực địa ở Cù Lao Ré do PTS Nguyễn Quang Ngọc, PTS Vũ Văn Quân thực hiện đã phát hiện các nguồn tư liệu ở dòng họ, làng xã có liên quan đến hoạt động của các đội Hoàng Sa qua các thời kỳ Chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn dưới triều Nguyễn.

Trong Hội Thảo Quốc gia 18/1/1996 trên, gồm 15 bản báo cáo đóng góp đáng kể về việc nghiên cứu lịch sử tranh chấp Hoàng Sa với Trung Quốc cũng như tư liệu về phía Trung Quốc, từ tìm hiểu hệ thống bản đồ của Trung Quốc của Nguyễn Quang Ngọc để chứng minh cho đến 1909 bản đồ Trung Quốc chưa bao giờ vẽ đến Hoàng Sa đến quan điểm của Trung Quốc về Hoàng Sa - Trường Sa của Hoàng Ngọc Bảo, quan điểm của Đài Loan về Hoàng Sa - Trường Sa của Nguyễn Huy Quy hay tìm hiểu về bộ sưu tập tư liệu Hoàng Sa của Hàn Chấn Hoa (Trung Quốc) chủ biên do Phạm Kim Hùng phụ trách Ngoài ra vấn đề pháp luật quốc tế về thủ đắc lãnh thổ của Nguyễn Đăng Dũng hoặc án lệ đảo

Trang 12

Clipperton của Đinh Ngọc Linh hoặc xây dựng hệ quản trị tư liệu Hoàng

Sa - Trường Sa bằng máy tính của Nguyễn Quốc Toản.

Một số công trình khác cũng được công bố như vấn đề Hoàng Sa - Trường

Sa trong quan hệ Việt Trung trong cuốn "Sự Thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt Trung" do nhà xuất bản Đà Nẵng

in năm 1996 hay có tác giả tổng hợp lại những tài liệu đã công bố in thành sách như ông Nguyễn Q Thắng Một số luận án phó tiến sĩ, tiến sĩ có liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa hay Biển Đông như luận án cuả PTS Trần Công Trục ở Việt Nam, của TS Nguyễn Hồng Thao

ở Pháp (1996), của PTS Đỗ Hòa Bình ở Liên Xô cũng đã được bảo vệ, song chủ yếu về vấn đề pháp lý của Hoàng Sa và Trường Sa hay Biển Đông

Ngoài ra còn có một số bài báo của nhiều tác giả đăng trên báo Nhân Dân, Tạp Chí Lịch Sử Quân Sự, Tạp Chí Hán Nôm, Tạp Chí Xưa và Nay…

Như thế, các nhà nghiên cứu Việt Nam thật sự đã quan tâm và càng ngày càng đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Hoàng Sa và Trường Sa Các nhà nghiên cứu Phương Tây cũng ngày càng quan tâm hơn về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa Pierre Bernard LaFont viết phần “Les

Trang 13

Archipels Paracels et Spratley trong cuốn Confit de frontières en mer de Chine Méridionale, xuất bản năm 1989 [165] Đăc biệt cuốn “La souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratley” của bà M.C Gendreau [155], chủ tịch Hội Luật Gia Châu Aâu là một công trình khoa học có quan điểm khách quan cho rằng Việt Nam là nước có đủ danh nghĩa thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Trên mạng internet tháng 12-1999 cũng có hơn 900 tài liệu nói đến Paracels và Spratley (hiện nay có 970 tài liệu).

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Tác giả đi sâu nghiên cứu những tư liệu minh chứng và những hoạt động cùng những lời khẳng định của nhà nước Việt Nam về việc xác lập, chiếm hữu, bảo vệ chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong quá trình lịch sử khi chưa có sự xâm phạm của nước ngoài và trong thời kỳ bị xâm phạm chủ quyền Qua đó trình bày những luận điểm, luận cứ, luận chứng về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Trang 14

Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là quá trình xác lập chủ quyền Việt Nam về mặt lịch sử trong thời kỳ chưa có xâm phạm của các nước ngoài và khi đề cập đến sự xâm phạm của các nước ngoài trong bối cảnh sự xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc là chủ yếu và đưa ra những luận điểm phản bác đối với những biện minh xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc vì chỉ có nước này mới thực sự quan tâm đến các luận điểm về lịch sử Từ đó đưa ra những đối sách lâu dài về việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

4 PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC NGUỒN TÀI LIỆU SỬ DỤNG

Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu lịch sử theo quan điểm duy vật lịch sử Người nghiên cứu vận dụng phương pháp luận lịch sử và phương pháp nghiên cứu lịch sử cụ thể cùng phương pháp lôgích

Công tác sưu tầm sử liệu được đặt lên hàng đầu, làm thế nào sưu tầm đầy đủ, phát hiện những tư liệu mới, tiếp cận đến các tài liệu gốc, tài liệu bậc một Tác giả trước hết dựa vào các sách về thư tịch, những tài liệu tham khảo của các công trình nghiên cứu đã có trước, các tổng mục sách báo, sách dẫn Tác giả còn đọc trực tiếp từng trang những tài liệu có khả năng đề cập đến Hoàng

Sa vàTrường Sa.

Trang 15

Về các nguồn tài liệu được sử dụng, luận án quan tâm đến các nguồn tư liệu gốc, sử liệu bậc một, từ nguồn sử liệu chữ Hán của Việt Nam cũng như của Trung Quốc Luận án phối kiểm các bản dịch khác nhau, kiểm tra các nguyên bản, xử lý thích đáng đối với các dị bản (phần lớn đã được kèm theo ở phần phụ lục) Tài liệu bằng chữ Hán của Việt Nam rất phong phú, trong đó có phần đã được tác giả sưu tầm và có nhiều chuyên viên chữ Hán phiên âm và dịch thuật vào năm 1975, khi tác giả chủ biên Tập San Sử Địa số 29 đặc khảo về Hoàng Sa, cũng như khi viết bài « Những sử liệu chữ Hán minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua nhiều thế kỷ » dưới bút hiệu Hãn Nguyên Sau năm

1975, được bổ sung từ nguồn tư liệu châu bản rất có giá trị trong thời Minh Mạng và Thiệu Trị của Viện Hán Nôm Hà Nội, cũng như nguồn tư liệu chữ Hán do công sưu tầm của chuyên gia hán học đặc biệt về tài liệu của Trung Quốc như Phạm Kim Hùng hoặc của nhà sử học Tôn Thất Dương Kỵ Nguyễn Quang Ngọc và Vũ Văn Quân đi nghiên cứu điền dã tại Sa Kỳ – Cù Lao Ré (huyện đảo Lý Sơn) hoặc các tài liệu của Ban Biên Giới Chính Phủ, Bộ Ngoại Giao.

Các nguồn tư liệu phương Tây đã được phổ biến trên sách báo cũng được tác giả sưu tầm, phối kiểm từ nguyên bản, chứ không chỉ qua các bài dịch hay đã

Trang 16

được ghi chép lại trong các công trình nghiên cứu trung gian (có kèm ví dụ bản

« photocopy » nguyên bản tư liệu ở phần phụ lục).

Công tác khảo chứng, xử lý, đánh giá tư liệu cũng được đặc biệt quan tâm Người nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp liên ngành như nghiên cứu địa lý, khảo cổ học, dân tộc học và luật học Cuối cùng là tổng hợp lịch sử.

5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN.

Luận án gồm 3 phần :

- Phần mở đầu gồm 6 mục.

- Phần kết quả nghiên cứu gồm 3 chương.

- Phần kết luận.

sau cùng là danh mục công trình của tác giả, tài liệu tham khảo, chú thích, hình ảnh và phụ lục (xem mục lục).

6 SỰ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN.

Luận án là công trình tổng hợp, có hệ thống, có tính đúc kết một cách mới mẻ những công trình nghiên cứu, những tư liệu đã được phát hiện từ trước đến nay, vừa đầy đủ nhất, với một số tư liệu mới và những luận cứ, luận chứng xác đáng góp phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Trang 17

Với những kinh nghiệm tập hợp trên qui mô lớn những tư liệu trong và ngoài nước hồi biên tập Tập San Sử Địa số 29, đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa, người nghiên cứu đã nỗ lực, có những khám phá mới về mặt tư liệu chưa có ai đề cập tới như tài liệu của chính người Trung Quốc, Thích Đại Sán trong Hải Ngoại Ký Sự [116] đã cho biết Chúa Nguyễn sai thuyền khai thác các sản vật từ các tàu bị đắm ở Vạn Lý Trường Sa tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam hoặc phát hiện thêm đoạn văn thứ 2 rất dài viết về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa ở thời Vua Minh Mạng trong cuốn sách rất quan trọng có tính cách luật lệ của triều Nguyễn Đó là Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sựï Lệ, cùng tài liệu vẽ sơ đồ các thuyền buồm đóng theo truyền thống

ở Cù Lao Ré được sử dụng đi biển, trong đóù có Hoàng Sa, Trường Sa còn lưu giữ trong dân gian tại thôn Đông, xã Lý Hải, Huyện Đảo Lý Sơn tức Cù Lao Ré khi xưa, do ông Nguyễn Hạp vẽ [38]

Luận án cũng đã trình bày việc Việt Nam quản hạt từ đầu thế kỷ XVII quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Quảng Ngãi khi là phủ, trấn, tỉnh trong thời kỳ chưa bị các nước ngoài xâm phạm Sau đó thuộc quản hạt của tỉnh Thừa Thiên rồi hiện thuộc Đà Nẵng đối với Hoàng Sa và Bà Rịa Vũng Tàu, rồi Phú Khánh , Khánh Hoà

Trang 18

đối với Trường Sa Cũng trong thời kỳ chưa có sự xâm phạm của nước ngoài, vua, triều đình Việt Nam (thời Minh Mạng) đã tuyên bố khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc cương vực hiểm yếu của Việt Nam Luận án cũng đi sâu, trình bày một cách hệ thống những hoạt động mang tính nhà nước, xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của đội Hoàng Sa (địa bàn ra đời, thời gian hoạt động, nhiệm vụ, tổ chức và nội dung hoạt động khoảng 17 trang), cũng như đội Bắc Hải hoạt động dưới sự kiêm quản của đội Hoàng Sa trong khu vực phía Nam của Biển Đông tức quần đảo Trường Sa và vùng phụ cận (Côn Đảo, Hà Tiên) Luận án cũng đi sâu vào các hoạt động mang tính nhà nước rất cao là thủy quân suốt thời Nhà Nguyễn bắt đầu năm 1816, trở thành lệ hàng năm thời Minh Mạng thứ 17 (1836), với những hoạt động cắm cột mốc, bia chủ quyền xây dựng chùa miếu, trồng cây tại Hoàng Sa và Trường Sa

Từ năm 1909, Hoàng Sa bắt đầu bị Trung Quốc và sau đó bịø các nước khác xâm phạm chủ quyền, luận án trình bày các chính quyền ở Việt Nam có nhiệm vụ quản lý Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của mình và luôn luôn củng cố, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trang 19

Tác giả còn phân tích về giá trị pháp lý của sự xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa Tác giả đưa ra luận điểm, luận cứ và luận chứng về sự chiếm hữu thật sự, hoà bình và thực thi chủ quyền một cách liên tục, tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Tác giả phản bác lại những luận điểm sai trái biện minh cho sự xâm phạm của nước ngoài như của Trung Quốc về sự phát hiện sớm nhất, kinh doanh sớm nhất, quản hạt sớm nhất hoặc luận điểm vô chủ và địa lý kế cận của các nước khác ở Đông Nam Á Tác giả cũng gián tiếp phản bác lại những phản bác của Trung Quốc về tư liệu Việt Nam hay các luận điểm của chính quyền Việt Nam.

CHƯƠNG 1

VỊ TRÍ, ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA QUẦN ĐẢO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA

1.1 TÊN GỌI VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA QUẦN ĐẢO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA.

Trang 20

Trước đây trong một thời gian dài, người Việt và người Phương Tây đều tưởng ở giữa Biển Đông chỉ có một quần đảo dài, đều gọi một tên chung, rất nhất quán Người Việt gọi là Bãi Cát Vàng ( ) hay Cồn Vàng hoặc Hoàng Sa ( ) Hoặc có khi gọi là Đại Trường Sa ( ) hay Vạn Lý Trường Sa ( ).

Bãi Cát (Kát) Vàng hay Cồn Vàng là gốc từ chữ Nôm, Hoàng Sa gốc từ chữ Hán, đều đồng nghĩa ( Sa = Cát, Hoàng = Vàng; Trường = Dài; Đại = Lớn; Vạn Lý = Vạn Dặm; Bãi là chỗ đất nổi lên ở ven hay giữa sông , biển; Cồn là gò đống nổi lên ở giữa sông hay biển).

Danh xưng từ chữ nôm"Cát Vàng" rất được thông dụng trong dân gian, được dân gian đặt tên sớm Tên gọi từ chữ Hán “Hoàng Sa” được giới nho sĩ dịch và viết ra về sau.

Người Bồ Đào Nha, Hòa Lan gọi quần đảo là Parcel hay Pracel ( tiếng Bồ Đào Nha, Parcel có nghĩa là đá ngầm - ám tiêu; xem Eduardo Pinheiro, Dictionário Da Língua Portuguesa, Porto, Tipografia Sequeira, L.DA, 1948, tr.1042) vào đầu thế kỷ XVI; khi ấy người Phương Tây chưa biết đến các đảo ở phía Nam mà sau này gọi là Trường Sa; trên bản đồ thường ghi”I de Pracell”như bản đồ Bartholomen Velho

Trang 21

(1560), bản đồ Fernao Vaz Dourado (1590).,bản đồVan Langren (1595)…

Người Pháp, Anh gọi là Paracel vào thế kỷ XVII, XVIII trên các bản đồ hàng hải.

Mãi đến năm 1787-1788, khi đoàn khảo sát Kergariou Locmaria xác định rõ ràng và chính xác vị trí của quần đảo Paracel như hiện nay, người Phương Tây mới bắt đầu phân biệt quần đảo Paracel ở phiá Bắc với quần đảo ở phía Nam mà sau này đến thập niên 40 trong thế kỷ XX người Pháp mới gọi là Spratly(1.1) chỉ chung cho quần đảo Trường Sa

Còn đối với người Việt, từ đầu thế kỷ XVIII đã kiểm soát vùng Biển Đông tới tận Hà Tiên, như Lê Quý Đôn trong Phủ Biên Tạp Lục đã cho biết Đội Bắc Hải trực thuộc Đội Hoàng Sa đã phụ trách riêng các đảo phía Nam của Bắc Hải và tới tận Côn Lôn, Hà Tiên Tuy sang thế kỷ XIX, đã thấy địa danh Vạn Lý Trường Sa ở phía Nam ghi cùng với Hoàng Sa ở phía Bắc trong Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ, song vẫn chưa phân biệt thật rõ rệt mà vẫn chỉ chung một quần thể Ngay thời Ngô Đình Diệm năm 1956 cũng thể hiện khái niệm “hai quần đảo là một” khi trong văn bản ghi Hoàng Sa chỉ cả hai quần đảo Paracel và Spratley.

Trang 22

Một điều hết sức đặc biệt là có sự nhất quán hết sức rõ ràng giữa danh xưng quần đảo tên Việt và tên Phương Tây, khi Giám Mục Taberd ghi rất rõ ràng ở bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ với hàng chữ: Paracel seu Cát Vàng (Tiếng Latinh seu = hoặc là) Cũng chính Giám mục Taberd đã viết Paracels được người Việt gọi là Cát Vàng trong cuốn Univers, Histoire et Description de Tous Les Peuples, de Leurs Religions, Moeurs et Coutumes (1833) Điều này không hề có ở Trung Quốc cũng như bất cứ nước nào khác Chỉ ở Việt Nam mới chắc chắn Cát Vàng hay Hoàng Sa chính là Paracel do Phương Tây đặt tên.Chính điều này là bằng chứng rất rõ ràng người Phương Tây ít ra từ đầu thế kỷ XIX đã xác nhận Paracel chính là Cát ( Kát) Vàng tức Hoàng Sa của Việt Nam.

Thật khác với người Phương Tây hay Trung Quốc, tên gọi được đặt hai quần đảo này chỉ thuần túy do nhu cầu hàng hải,tên gọi Hoàng Sa được người Việt đặt do việc xác lập chủ quyền ở hai quần đảo này, bởi đồng thời

“Hoàng Sa “dùng để chỉ tên một tổ chức do nhà nước thành lập khai thác, kiểm soát, làm chủ các hải đảo mang tên “Hoàng Sa” Như thế bản thân tên gọi”Hoàng Sa”là bằng chứng cho sự xác lập cũng như thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

Trang 23

Quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa nằm trong Biển Đông Đã từ lâu, người Việt đã nói đến Biển Đông trong ca dao tục ngữ: “Thuận vợ, thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn” hay “Dã tràng xe cát Biển Đông” Người Trung Hoa thường gọi là Nam Hải, song cũng tùy theo từng thời kỳ lịch sử người Trung Hoa đã tên gọi khác nhau như biển Giao Chỉ ( Giao Chỉ Dương) Ngoài ra, ven tỉnh Quảng Đông, người Trung Hoa còn gọi là Việt Hải,Việt Dương.

Các nhà hàng hải Phương Tây từ thế kỷ XVI thường gọi là biển Champa (Ciampa), hay biển Trung Hoa hay Nam Trung Hoa Cũng như người ta thường gọi biển kế cận Ấn Độ là Ấn Độ Dương Song chẳng bao giờ Ấn Độ Dương là của Ấn Độ cũng như Biển Trung Hoa là của Trung Hoa cả Đúng ra, Biển Đông bao quanh hầu hết các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, nên phải gọi là Biển Đông Nam Á mới đúng.

Từ nhiều thập niên qua, đã có nhiều nhà khoa học cố gắng giải thích sự hình thành nền văn hóa hàng hải của dân Việt nói riêng và của dân Đông Nam

Trang 24

Á nói chung, có những sắc thái hoàn toàn khác với văn hoá lục địa Trung Hoa Một số lý thuyết được tóm tắt như sau:

Chrester Norman cho rằng nền Văn Minh Hòa Bình được tạo dựng trong thời gian lục địa Sunda bị ngập nước Khi đó Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan lúc trước là hai vùng đồng bằng trũng Lý thuyết Norman cho rằng một số dân Đông Nam Á khởi sự trước hết bằng cuộc sống ở duyên hải, sau này hội nhập với dân cư vùng cao nguyên, nhưng rồi lại trở về vùng đồng bằng gần biển, sau nữa phát triển về hàng hải (“The Hoabinhian and After: Subsistence Patterns in Southeast Asia during the Late Pleistocene and Early Periods”,World Archaecology 2, No.3, 1971, pp 300-320) [107]

Wilheim G.Solheim cho rằng 6000 năm trước, dân Đông Nam Á đã mạo hiểm ra khơi Gió bão và hải lưu của Biển Đông và Thái Bình Dương đã cuốn trôi một số người tới Nhật Bản, trong khi các nhóm khác bị quét sang Philippines, Indonesia, Malaysia Tiếp theo, những toán dân chúng di chuyển tới các đảo ở ngoài khơi Thái Bình Dương và sang Madagascar.

Cũng theo Solheim, Biển Đông thời cổ còn là nơi phát sinh những đường hàng hải giao tiếp với các nơi ở dọc biển Á Châu, Âu Châu, Phi Châu và

Trang 25

cả Mỹ Châu nữa Solheim lý luận rằng chỉ có sự kiện Đông Nam Á giữ vai trò trung tâm phân tán như trục một cái bánh xe tỏa nan hoa ra khắp nơi mới giải thích được hiện tượng lịch sử là tại sao các chủng tộc khác biệt của loài người sống xa cách nhau trên thế giới lại có nhiều sự tương đồng về sinh hoạt văn hoá như vậy (“World Ethnographic Sample A Possible Historical Explanation”,American Anthropologist, 70, 1968, p569) [107]

Nhà ngữ học Pháp Paul Rivet đã có nhiều cuộc nghiên cứu và kết luận rằng: “Từ Đông Nam Á, một thứ ngôn ngữ đã được truyền bá đi bằng đường hàng hải đến Nhật Bản, Tasmania, Địa Trung Hải, Phi Châu và Mỹ Châu”(Sumerien et Océanien, Collection Linguistique, Paris, 1929).(hình 1.1) [107]

Carl Sauer duyệt xét những biến chuyển về địa lý Biển Đông, ý thức tầm quan trọng của ngư nghiệp và hàng hải trong tiến trình văn minh Đông Á thời cổ, khác biệt hẳn với các nơi khác trên thế giới Vì Biển Đông có hai vụ gió mùa, nên việc hải hành viễn duyên khi đi cũng như khi về rất tiện lợi Sự trao đổi hàng hóa nâng cao kỹ thuật chế tạo phẩm vật Trước đây 2500 năm, trống đồng chính là thành tích rõ ràng nhất minh chứng khả năng hàng hải của dân Lạc Việt.(Agricultural Origins and Dispersals, Series Two, New York, 1952, pp24-25)[ 107 ] Những hoa văn nhiều hình thuyền

Trang 26

trên trống đồng, thạp đồng thời đại Đông Sơn, thời đại Hùng Vương đã minh chứng hùng hồn dân Việt thời cổ đã coi trọng phương tiện đi lại bằng thuyền như thế nào!

Có những dự đoán của các nhà khoa học, chừng một vài thiên kỷ sắp đến, mực nước Biển Đông sẽ bắt đầu rút trở xuống Căn cứ vào mực nước biển lên xuống trong quá khứ, nếu không có gì thay đổi, trong vòng dăm ba ngàn năm tới, cả Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan sẽ trở thành khô cạn, Biển Đông trở thành biển nội địa, đường hàng hải quốc tế không còn qua Biển Đông nữa (Xem bản đồ của National Geographic, March, 1971) (hình 1.2, hình 1.3) [107]

Hai quần đảo cách nhau khoảng 500km, trải dài từ Bắc xuống Nam khoảng 11 vĩ độ, từ vĩ độ 17 o 05B xuống 6 o 20’9’’B, từ Tây sang Đông khoảng 7 kinh độ, từ kinh độ 110 o Đ đến kinh độ 117 o Đ Cả hai quần đảo này gồm nhiều đảo, đá, bãi cạn có nguồn gốc san hô Tổng diện tích phần thường xuyên nổi lên mặt nước của mỗi quần đảo khoảng hơn 10km 2 Tuy hai quần đảo cách xa nhau song mỗi quần đảo lại có một số đảo gần miền bờ biển đất liền nhô ra biển của Việt Nam tức vùng đất từ mũi Ba Làng An đến mũi Kê Gà (từ Quãng Ngãi đến Bình Thuận) Vị trí này khiến dân từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận có mối liên hệ lâu đời với hai quần đảo

Trang 27

trên mà người Việt trong một thời gian dài đã coi gộp chung là một như chúng ta đã biết hoặc gọi là Hoàng Sa, hoặc gọi là Vạn Lý Trường Sa ( Xem hình 1.4, 1.5, 1.6).

1.2 QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

Quần đảo Hoàng Sa nằm trong một phạm vi rộng khoảng 15.000km 2 , giữa kinh tuyến 111 độ Đ đến 113 độ Đông, khoảng 95 hải lý (1 hải lý = 1,853 km), từ 17 o 05’ xuống 15 o ,45’độ vĩ Bắc, khoảng 90 hải lý; xung quanh là vùng biển có độ sâu hơn 1000m, song giữa các đảo có độ sâu thường dưới 100m.

Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi.

Về khoảng cách với đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần đất liền Việt Nam hơn cả:

Từ đảo Triton đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan:15độ vĩ B, 108độ 6’ kinh Đ), tức đất liền lục địa Việt Nam đo được 135 hải lý , cách Cù Lao Ré chỉ có 123 hải lý, trong khi đó khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý (đảo Hoàng Sa-Pattle:16 độ

vĩ B, 111độ6’ kinh Đ và Ling-Sui hay Leong Soi : 18độ vĩ B, 110 độ

Trang 28

03 kinh Đ); nếu tính tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn nhiều, tối thiểu là 235 hải lý (hình 1.7 )

Đoạn bờ biển từ Quảng Trị chạy dài xuống tới Quảng Ngãi đối mặt với các đảo Hoàng Sa luôn hứng gió Mùa Đông Nam hay Đông Bắc thổi vô, nên thường tiếp nhâïn các thuyền bị bão làm hư hại ở vùng biển Hoàng

Sa ( hình 1.8) Các vua chúa Việt Nam hay chu cấp phương tiện cho các thuyền bị nạn ấy về nước, nên họ thường bảo nhau tìm cách tạt vào bờ biển của Việt Nam để nhờ cứu giúp Chính vì thế, Hoàng Sa từ rất sớm đã được người Việt biết tới, hết sức quan tâm, cùng xác lập và thực thi chủ quyền của mình

Trong khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hòn trên, hiện có 23 đã được đặt tên, gồm

15 đảo, 3 bãi, 3 đá, 1 cồn, 1 hòn Các đảo trên không cao, cao nhất là Đảo Hòn Đá (50 feet), đảo thấp nhất là Đảo Tri Tôn (10 feet) Các đảo chính gồm 2 nhóm:

- Nhóm Lưỡi Liềm (Crescent group) ở Tây Nam.

- Nhóm An Vĩnh (Amphitrite Group) ở Đông Bắc.

1.2.1 Nhóm Lưỡi Liềm:

Nhóm Lưỡi Liềm còn gọi là Trăng Khuyết hay Nguyệt Thiềm, theo như Sơn Hồng Đức nếu nhìn từ máy bay xuống , nhóm đảo này trông hình

Trang 29

như chiếc bánh “croissant” châu đầu vào nhau Có 7 đảo chính và vô số mỏm đá:

Đảo Hoàng Sa (Pattle, Shanhu Dao) (hình 1.9, đảo Hoàng Sa) [Tập San sử Địa số 29]

Tuy là đảo chính nhưng không phải là đảo lớn nhất, có vị trí quân sự quan trọng nhất cho việc phòng thủ bờ biển Việt Nam, hơn cả đảo Phú Lâm Đảo nằm trên tọa độ 16 độ 32,3 vĩ B , 111độ 35,7 kinh Đ, hình bầu dục, dài khoảng hơn 900m, rộng khoảng gần 700m, diện tích chừng 0,3km 2

(30ha) [27, tr.21]gồm cả vòng san hô bao quanh

Trước ngày 19 tháng 1 năm 1974, ngày Trung Quốc xâm chiếm, đảo này đã được Việt Nam xây dựng căn cứ quân sự, nhà cửa, đài khí tượng, hải đăng, miếu thờ Bà, cầu tàu, bia chủ quyền Cho đến ngày Trung Quốc xâm chiếm, bia chủ quyền vẫn còn giòng chữ như sau: “République FranÇaise - Empire d’Annam-Archipel des Paracels” Về Đông Bắc Đảo vẫn còn vài ngôi mộ binh lính thời Nhà Nguyễn Phía Tây Nam đảo có một am thờ gọi là Miếu Bà, có một pho tượng Phật Bà Quan Aâm (hình 1.10) Đài khí tượng với danh xưng “Station d’Observation 838” chính thức hoạt động từ năm 1938 thường với 5 nhân viên thuộc ty Khí tuợng Hoàng Sa

do chính quyền Nam Việt Nam quản lý (hình 1.11) Từ năm 1931 đến

Trang 30

1975 thường xuyên có một trung đội lính từ Quảng Nam (Trung bộ Việt Nam) (hình 1.12, hình 1.13) [Tập San Sử Địa số 29].

Đảo Hữu Nhật (Robert, Canquan Dao hay Cam Tuyền) (hình 1.14, hình 1.15)

Đảo mang tên suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật được vua Minh Mạng phái ra Hoàng Sa đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ vào năm 1836 Phía Nam đảo Hoàng Sa cách độ 3 hải lý, hình bàu tròn, đường kính 800m, chu vi 2000 m, diện tích khoảng 0.32km 2 (32ha) [17,tr.20] có vòng đai san hô bao ngoài xa, giữa là vùng bể lặng Nằm ở tọa độ 111độ344’kinh Đ, 16độ 30’60 vĩ B Chung quanh đảo cây cối um tùm, chính giữa là lòng chảo không sâu cho lắm Biển quanh đảo có nhiều rong biển, phủ kín cả mặt biển Nơi đảo này vì không người ở, nên con vít thường lên bờ đẻ la liệt từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch.

Đảo Duy Mộng (Drummond, Jinquing Dao)

Đảo ở phiá Đông Nam đảo Hữu Nhật, phía Đông Bắc đảo Quang Hoà, nằm trên tọa độ 111 o 44’kinh Đ,16 o 28’ vĩ B, cũng do san hô cấu tạo thành, bãi san hô ra xa đảo, nhô lên khỏi mặt nước khoảng 4m Đảo hình bầu dục, diện tích khoảng 0,41km 2 (41ha) [17,tr.21] không có loại cây lớn, chỉ toàn loại cây nhỏ Giữa đảo là vùng đất trống, có thể định cư được Đảo

Trang 31

có một con lạch nhỏ, có thể dùng ghe nhỏ vào sâu trong nội địa Tàu có thể neo cách đảo 200m Có nhiều chim biển và con vít sống trên đảo.

Đảo Quang Hòa (Duncan, Chenhang Dao) (hình 1.16)

Đảo nằm trên toạ độ 111 o 42’kinh Đ, 16 o 26’ vĩ B cũng do san hô tạo thành, là đảo lớn nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm (Crescent Group), Chung quanh đảo là bãi cát mầu vàng (hoàng sa hay cát vàng) Vòng san hô lan ra rất xa khỏi bìa đảo Cạnh đảo lớn còn có những đảo nhỏ, nối liền nhau bằng bãi cát dài Một vài bản đồ địa chất ghi Quang Hoà thành hai đảo Quang Hoà Đông và Quang Hoà Tây.

- Quang Hoà Đông có rừng cây nhàu, một loại cây dùng để làm thuốc thường thấy ở Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và cây phosphorite mọc ở phía Tây của đảo, nhiều cây cao tới 5 m Phần đảo phía Đông trơ trụi chỉ có dây leo sát mặt đất Chu vi đảo 2.700m, diện tích khoảng 0,48km 2 (48ha) [17, tr.21]

- Quang Hoà Tây là một đảo nhỏ, gần hình tròn, chu vi 1000m, chỉ bằng 1/10 đảo Quang Hoà Đông, khoảng 0,09 km 2 (9ha), cùng có những loại cây như ở đảo Quang Hoà Đông nhưng chỉ cao khoảng 3m Đảo Quang Aûnh ( Money Island, Jinyin dao, Kim Ngân (TQ)) (hình 1.17)

Trang 32

Đảo nằm ở trên toạ độ 111 0 36’kinh Đ, 160 0 27’ vĩ B do san hô tạo thành, nhô lên mặt nước độ 6 m, nơi cao nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm Chung quanh đảo bờ biển có nhiều đá ngầm sắc nhọn rất nguy hiểm, tàu lớn không thể cặp neo được Các tàu lớn phải neo ở ngoài khơi, muốn vào đảo phải sử dụng thuyền nhỏ Vì địa thế hiểm trở và trên đảo không có nước ngọt, nên ít vết chân người lui tới.

Đảo mang tên Phạm Quang Aûnh, một đội trưởng Hoàng Sa được vua Gia Long sai đo đạc thủy trình ở Hoàng Sa năm 1815, hiện có hậu duệ và nhà thờ họ ở Cù Lao Ré.

Đảo hình bầu dục, hơi tròn, chu vi khoảng 2.100 m, diện tích khoảng 0,3

km 2 (30 ha) [17,tr.21] Có một số cây lớn mọc ở giữa đảo cao tới 5 m Ở phía ngoài của đảo có các cây phosphorite và một loại cây khác giống cây mít không có trái.

Nhóm đảo Lưỡi Liềm ngoài 5 đảo trên còn 4 đảo nhỏ như đảo BaBa (Hoàn Thử, 111 0 40 kinh Đ, 16 0 36 vĩ B), đảo Ốc Hoa (Toàn Phủ, 111 0 38 kinh Đ, 16 0 36 vĩ B), đảo Lưỡi Liềm (Crescent Island, Đảo Thạch, 111 0 46 kinh Đ, 16 0 34 vĩ B), đảo Xà Cừ (111 0 42 kinh

Đ, 16 0 33 vĩ B ), và các đá như đá Hải Sâm (Antelope Reef, 111 0

34 kinh Đ, 16 0 29 vĩ B), đá Lồi (Discovery Reef, Yuzhuo Jiao, 111 0

Trang 33

40 kinh Đ, 16 0 14 vĩ B), đá Chim Yến (Vuladdore Reef, 112 0 04 kinh Đ, 16 0 21 vĩ B), đá Bạch Qui (Passu Keah Reef,Panshi Yu,

111 0 455 kinh Đ, 16 0 03 vĩ B).

1.2.2 Nhóm An Vĩnh (1.2) (Amphitrite Groupe, (1.3)

Nhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, cũng là các đảo san hô lớn nhất của Biển Đông.Đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm.

.Đảo Phú Lâm (Woody Island, YongxingDao)

Đảo nằm ở toạ độ 112 20 kinh Đ, 16 0 50 vĩ B Đảo lớn nhất trong quần đảo,bề dài 3.700m và ngang 2.800m [31, tr.185].Trên đảo cây cối um tùm, có vài cây dừa, nên gọi là Phú Lâm Ở đây chim hải âu sinh nở từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, để lại một lớp guano (phân đen) dày tới 50 cm Đây là đảo duy nhất từ xa có thể nhìn thấy được.

Đảo có cầu tàu lớn, sân bay, đài kiểm báo và nhiều phương tiện quân sự khác Các đảo khác

Tất cả các đảo, bãi thuộc quần đảo Hoàng Sa đều ở dưới vĩ tuyến 17, trừ Đá Bắc (North Reef, Beijiao, 111 0 381 kinh Đ, 17 0 05 vĩ B), tại bãi này có nhiều xác tàu bị đắm nhiều nhất Cụm An Vĩnh còn có đảo Cây (Tree Island, Zhaoshudao), 112 0 16 kinh Đ, 16 0 50 vĩ B) Nhà cầm

Trang 34

quyền thực dân Pháp đã xây dựng một đài quan trắc khí tượng, số hiệu trong danh sách World Meteorological Organisation là 48859.

Đảo Bắc (North Island, Beidao, 112 0 183 kinh Đ, 16 0 57

vĩ B) Đảo Nam (South Island, Nandao, 112 0 197 kinh Đ, 16 0

567 vĩ B) Đảo Giữa (Middle Island, Zhongdao, 112 0 197 kinh Đ,

16 0 567 vĩ B) Đảo Đá (Rocky Island, 112 0 19 kinh Đ, 16 0 51 vĩ B) ở phía Tây Bắc đảo Phú Lâm.

Cồn Cát Tây (West Sand, Xi Shazhou, 112 0 12 kinh Đ,

16 0 587 vĩ B) Cồn Cát Nam (South Sand, Nan Shazhou, 112 0 203 kinh

Đ, 16 0 57 vĩ B) 1.2.3 Nhóm Linh Côn

Nằm về phía cực Đông của quần đảo Hoàng Sa Đảo nằm vào kinh độ

112 0 44 kinh Đ, vĩ độ 16 0 40.

Các đảo thuộc nhóm này không mấy quan trọng, chỉ là những mỏm san hô nhấp nhô trên mặt nước biển

Trang 35

Linh Côn là tên một chiếc tàu bị nạn ở đây vào đầu thế kỷ XX Lớn nhứt là đảo Linh Côn, diện tích chừng 1,62 km 2 , trên đảo có nước ngọt Vùng san hô bao quanh kéo dài về phía Nam tới 15 hải lý

Phía Tây nhóm đảo Linh Côn, còn có Đá Tháp (Pyramid Island,

112 0 385 kinh Đ, 16 0 345 vĩ B), bãi Thủy Tề (Neptuna Bank, Beibianlang, 112 0 31 kinh Đ, 16 0 30vĩB ) Phía Nam, Tây Nam còn có bãi Quảng Nghĩa (Jehangir Bank, Zhanhan tan), bãi Châu Nhai (Bremen Bank, Bimmeitan), bãi Tân Mê (112 0 32 kinh Đ, 16 0 18 vĩ B), bãi Bồng Bay (Bombay Reef, Langhua jiao, 112 0 30 kinh Đ, 16 0

02 vĩ B), bãi Gò Nói (Dido Bank, Xidu tan, 112 0 55 kinh Đ, 16 0 49

vĩ B), bãi Ốc Tai Voi (Herald Bank, 112 0 16 kinh Đ, 15 0 40 vĩ B), Bãi La Mác (111 0 34 kinh Đ, 16 0 31 vĩ B).

Ngoài ra ở cực Nam còn có đảo Tri Tôn (Triton Island, Zhongjian dao, 111 0 12kinh Đ, 15 0 46 vĩ B) Đây là hòn đảo đơn độc, ít người lui tới, nhưng rất nhiều hải sản, san hô đủ màu.

1.3 QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA (HÌNH 1.18)

Người Pháp gọi là Archipel des ýles Spratly, người Anh, Mỹ gọi là Spratley Islands hay Spratlies Trung Quốc gọi là Nansha (Nam

Trang 36

Sa) hay Nan Wei quần đảo, Philippines gọi là Kalayaan Nhật gọi là Shinnan Guto.

Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa hiện nay tính đến đảo gần nhất vào khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý, Cam Ranh 250 hải lý, đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý.

Quần đảo trải dài từ vĩ độ 6 0 2 vĩ B tới 11 0 28 vĩ B, (1.4) từ kinh độ

112 0 Đ đến 115 0 Đ trong vùng biển chiếm khoảng 160.000km 2 180.000km 2 Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi lên khỏi mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng khoảng 11 km 2

-Về số lượng đảo theo thống kê của Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Thao (Vụ Biển thuộc Ban Biên Giới Chính Phủ) năm 1988 bao gồm 137 đảo, đá, bãi (1.5) không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam (gồm bãi Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tứ Chính) (1.6).

Theo thống kê của Pháp năm 1933 gồm 9 đơn vị chính và các đảo, đá, bãi phụ cận Philippines đã liệt kê một danh sách 53 đơn vị gồm hòn đảo và cù lao trong một khu vực 976 dặm vuông Căn cứ vào hải đồ vẽ năm 1979 của Cục Bản Đồ Quân Sự Bộ Tổng Tham Mưu (Cộng Hoà Xã Hội

Trang 37

Chủ Nghĩa Việt Nam), quần đảo Trường Sa có thể chia làm 9 cụm chính kể từ Bắc xuống Nam :

1 3.1 Cụm Song Tử gồm 2 đảo, 2 đá, 2 bãi :

Đảo Song Tử Đông, đảo Song Tử Tây.

Song Tử Đông (Northeast Cay, Pei Zi Dao hay Pei -tzu Tao (Trung Quốc), Parola Isl (Phi), 11 0 27 vĩ B, 114 0 21 kinh Đ) Song Tử Tây (Southwest Cay, Nan Zi Dao hay Nan -tzu Tao (Trung Quốc), Pugad Isl., (Phi) 11 0 255 vĩ B, 114 0 20 kinh Đ)

Hai hòn đảo này như sinh đôi nằm ở cực Bắc của quần đảo Trường Sa, ngang vĩ độ với Phan Rang (Ninh Thuận) Chính vì có vị trí này mà đội Bắc Hải hoạt động ở vùng này từ cuối thế kỷ XVII lấy xuất đinh từ tỉnh Bình Thuận Trên đảo có những cây cao trung bình, nhiều phân chim có thể chế biến thành phân bón Vòng quanh hai đảo này, về phía Đông và Nam chừng năm hải lý có nhiều mỏm đá ngầm Rong biển mọc nhiều ở đây.

Song Tử Đông hơi tròn( hình.1.19), diện tích gần 20 acres, dài 900m , rộng 250m, cao độ 3m, có nhiều bãi cát và san hô xung quanh, nhiều cây cối,

Trang 38

một ít dừa Năm 1963, Việt Nam Cộng Hoà có dựng một bia chủ quyền (hình 1.20) Philippines cho quân chiếm đóng từ năm 1968.

Song Tử Tây hình lưỡi liềm (hinh 1.21), diện tích nhỏ hơn Song Tử Đông, dài 700m, rộng 300m, có nước ngọt, có một vườn dừa và nhiều cây nhỏ Có tháp rađa thời Việt Nam Cộng Hoà Hiện Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đang trấn giữ cả hòn đảo ( hình 1.22)

Cụm Song Tử còn có Đá Bắc (North Reef , Pei Jiao hay Tung pei -Chiao (Trung Quốc), 11 0 28 vĩ B, 114 0 23 kinh Đ), Đá Nam (South Reef, Nan Jiao hay Nai -lo - Chiao, 11 0 23 vĩ B, 114 0 18 kinh Đ)

-Phía Đông cụm Song Tử còn có bãi cạn Đinh Ba ở phía Bắc (Trident Shoal, Yong deng Ansha hay Yung -teng An - sha (Trung Quốc ), TatLong, Tulis Shoal (Phi), 11 0 20, 114 0 42 kinh Đ) và bãi Núi Cầu (Lys Shoal, Lesi Ansha (Trung Quốc ), Bisugo Shoal (Phi),

11 0 205 vĩ B, 114 0 35 kinh Đ ở phía Nam.

1.3.2 Cụm đảo Thị Tứ

Ở phía Nam cụm Song Tử, gồm đảo Thị Tứ và các bãi đá.

-Đảo Thị Tứ (ThiTu Island, Zhong Ye Dao hay Chung -Yeh Tao (Trung Quốc), Pagasa Isl (Phi), 11 0 027 vĩ B, 114 0 17 kinh Đ).

Trang 39

Đảo nằm ở phía Đông Bắc của đảo Trường Sa (Spratley) do san hô tạo thành lẫn với cát trắng và đá vôi (hình 1.23).

Đảo hình bầu dục, bề ngang 550m, dài 700m, có giếng nước ngọt Trên đảo có cây mù u, cây bàng, nhiều cây leo chằng chịt Chung quanh đảo có rất nhiều rong biển và các bãi đá ngầm Quanh đảo có nhiều cá, đồn đột, rong biển.

(Quân binh Philippines bắt đầu đổ bộ năm 1968 song chiếm đóng hẳn năm

1970, xây phi đạo nối dài ra biển, xây dựng thành căn cứ chính).

-Phía Bắc đảo Thị Tứ gồm Đá Hoài Aân (Xandi, 11 0 03 vĩ B, 114 0

134 kinh Đ), đá Tri Lễ (Sand Cay, 11 0 037 vĩ B, 114 0 154, đá Trâm Đức (11 0 045 vĩ B, 114 0 22kinh Đ),đá Vĩnh Hảo (11 0 045 vĩ

B, 114 0 22 kinh Đ), đá Cái Vung (11 0 079 vĩ B, 114 0 115 kinh Đ) -Phía Nam đảo Thị Tứ là đá Xu Bi (Subi Reef, Zhu Bi Jiao, Zamora Reef (Phi), 10 0 54 vĩ B, 114 0 06 kinh Đ), cách đảo Thị Tứ chừng 14 hải lý (đã bị Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa chiếm đóng năm 1988)

1.3.3 Cụm đá Loai Ta

Ở phía Đông cụm Thị Tứ, gồm đảo Loai Ta phía dưới và cồn san hô Lancan hay An Nhơn (Lankian Cay, Yang xin Zhou, Panata, 10 0 45

Trang 40

vĩ B, 114 0 33 kinh Đ) ở phía Đông Phía Bắc cụm là đảo Loai Ta (10 0 407 vĩ B, 114 0 248 kinh Đ, Loaita Island, Nan Yue Dao (Trung Quốc), Kota (Phi) (hình 1.24) ) Đảo hình tròn, đường kính 300m, cao chừng 2 m, nhiều cây lớn mọc quanh đảo Phía Bắc đảo có nhiều cây dừa Vòng quanh đảo có nhiều bãi cát trắng tạo nên vẻ đẹp nên thơ, Có giếng nước ngọt nhưng rất ít nước Philippines chiếm đóng đảo sau 1970 Cụm còn có đá An Lão (Menzies Reef, Mong zi Jiao (Trung Quốc), Lakandula Reef, 11 0 083 vĩ B, 114 0 48 kinh Đ), bãi Đường (Chang tan (Trung Quốc), 11 0 vĩB, 114 0 42 kinh Đ), bãi An Nhơn Bắc (đá cuội) (Ku gui Jiao (Trung Quốc), 10 0 465vĩB, 114 0 34 kinh Đ) bãi Loại Ta (Loaita Reef, Shuan huan Shazhou, 10 0 422 vĩ B, 114 0 210 kinh Đ), bãi Loại Ta Nam (Loaita Bank, Shuan huan Shazhou,

10 0 427 vĩ B, 114 0 195 kinh Đ).

Phía Đông cụm Loại Ta còn có đảo Dừa và Đá Cá Nhám.

1.3.4 Cụm đảo Nam Yết hay Ti Gia

+ Ở phía Nam cụm Loại Ta, nằm kết một vòng san hô Tizard Bank, gồm đảo Nam Yết (Namyit Island, Hong xiu dao, 10 0 11 vĩ B, 114 0

217 kinh Đ), đảo Sơn Ca (Sand Cay, Dungian shazhou, 10 0 227 vĩ

B, 114 0 285 kinh Đ), đảo Ba Bình (Itu Aba Island, Taiping dao,

Ngày đăng: 22/04/2016, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w