Khái niệm Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, c
Trang 1CHƯƠNG IV
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NHTM
Trang 2Nội dung và yêu cầu
Trang 3I Tổng quan về nghiệp vụ tín dụng của NHTM
1 Khái niệm
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử
dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác (luật các TCTD)
Hoạt động tín dụng của NHTM là việc NHTM sử
dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng
Trang 52 Phân loại
Căn cứ vào mục đích của tín dụng
Tín dụng cho nhu cầu sản xuất-kinh doanh
Tín dụng cho nhu cầu đầu tư
Tín dụng tiêu dùng
Căn cứ vào thành phần kinh tế
Tín dụng đối với thành phần kinh tế quốc doanh
Tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh
Trang 62 Phân loại
Căn cứ vào Quy mô KH
Tín dụng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn
Trang 7 Căn cứ vào phạm vi hoạt động thương mại
Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
Tín dụng tài trợ hoạt động kinh doanh trong nước
Trang 92 Phân loại
Căn cứ vào ngành và lĩnh vực hoạt động
Tín dụng theo ngành: phân theo các ngành
Tín dụng theo lĩnh vực: LV SX, phi SX
Tác dụng của việc phân loại tín dụng
Giúp xây dựng những quy định pháp lý, quy chế, quy trình tín
dụng phù hợp
Tạo thuận lợi cho hoạt động tín dụng và đa dạng hoá hoạt
động tín dụng
Giúp cho KH xác định loại hình đi vay phù hợp với nhu cầu
vốn và khả năng hoàn trả nợ vay
Trang 103 Các nguyên tắc tín dụng
Phải hoàn trả cả gốc và lãi vốn tín dụng được cấp
theo đúng kỳ hạn đã cam kết.
Vốn tín dụng được cấp phải được sử dụng đúng mục
đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
Vốn tín dụng phải được đảm bảo theo qui định
Trang 114 Điều kiện cấp tín dụng
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và
chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật
Mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp hợp pháp
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho Ngân
hàng trong thời hạn cam kết
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả
thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật
Thực hiện đảm bảo tín dụng theo đúng quy định của NHNN
Có mức vốn nhất định để tham gia vào phương án/dự án xin
cấp tín dụng
Trang 124 Đặc điểm và vai trò của tín dụng
Đặc điểm của tín dụng
Hoạt động tín dụng mang tính hoàn trả;
Hoạt động của tín dụng có sự vận động đặc biệt của giá cả.
Vai trò của tín dụng
Tín dụng là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng
và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế;
Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn;
Tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội;
Tín dụng góp phần thực hiện chính sách xã hội
Trang 13II Lãi suất tín dụng
1 Khái niệm
Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả
của tín dụng, vì nó là giá của quyền được sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người cho vay; là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu (BKTT)
Trang 142 Phân Loại
2.1 Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế
Lãi suất danh nghĩa, là thuật ngữ tài chính và kinh tế
học để chỉ tỷ lệ lãi trên giá trị danh nghĩa của một khoản tiền vay hoặc đầu tư với hàm ý nó là tỷ lệ lãi chưa được điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát hoặc ảnh hưởng của việc tính kép.(BKTT)
Lãi suất danh nghĩa (với hàm ý chưa điều chỉnh ảnh
hưởng của lạm phát là lãi suất đã bao gồm cả những tổn thất do lạm phát gây ra do sự gia tăng của mức giá chung Quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế được biểu thị bằng các công thức sau:
Trang 152 Phân loại
(1 + r)(1 + i) = (1 + R) trong đó: r là lãi suất thực
tế, i là tỷ lệ lạm phát và R là lãi suất danh nghĩa
Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm
phát dự kiến
Trên thực tế, tỷ lệ lạm phát sau đó có thể khác với
tỷ lệ lạm phát dự kiến nên không thể biết trước một cách chắc chắn được lãi suất thực tế còn lãi suất danh nghĩa thì có thể biết trước được một cách chắc chắn khi công bố.
Trang 162 Phân loại
2.2.Lãi suất danh nghĩa và lãi suất hiệu quả
Lãi suất danh nghĩa (với hàm ý chưa điều chỉnh ảnh hưởng của việc
tính lãi gộp là lãi suất được công bố cho một kỳ nào đó của đơn vị thời gian cơ sở (đơn vị thời gian cơ sở thường là năm) Lãi suất được công bố sẽ không có ý nghĩa đầy đủ nếu không đi kèm với số
kỳ được tính gộp lãi Hai mức lãi suất danh nghĩa được công bố với
kỳ hạn khác nhau sẽ không thể so sánh được với nhau nếu không quy về cùng một kỳ được tính gộp lãi Lãi suất hiệu quả cho phép làm điều đó bằng cách quy đổi lãi suất danh nghĩa về lãi suất kép của một năm theo công thức sau:
Trong đó: r là lãi suất hiệu quả, i là lãi suất danh nghĩa và n là số kỳ
được tính gộp lãi trong năm.
Trang 172 Phân loại
1.2.Lãi suất danh nghĩa và lãi suất hiệu quả
Cách tính toán này khác về căn bản với cách tính lãi suất đơn vì tính
gộp cả lãi suất tính trên phần lãi được hưởng Khi số kỳ được tính gộp lãi lớn thì sự khác biệt giữa lãi suất hiệu quả và lãi suất danh nghĩa sẽ rất lớn Về bản chất, lãi suất hiệu quả cho biết tỷ lệ lãi thực
tế trên một khoản cho vay hoặc đầu tư mà người cho vay hoặc nhà đầu tư thu được trên giá trị của khoản vay hoặc đầu tư đó
1.3.Lãi suất theo hoạt động
Lãi suất sàn, lãi suất trần;
Lãi suất cơ bản của ngân hàng:
Lãi suất tiền gửi thông thường;
Lãi suất cho vay;
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng
Trang 182 Phân loại
1.3.Lãi suất theo kỹ thuật tính toán
Lãi suất đơn: Là lãi suất áp dụng trong mỗi kỳ hạn tính lãi mà người nhận tín dụng phải
hoàn trả cho người cấp tín dụng số tiền lãi của khoản vốn tín dụng đó
Vn =v0 ( 1+nri)
Vn : Vốn và lãi vay N: Số chu kỳ vay vốn
v0: Vốn vay ri : lãi suất đơn
Lãi vay Vi = Vo * nri
Trang 191.3.Lãi suất theo kỹ thuật tính toán
Lãi suất kép: Hết mỗi kỳ hạn tính lãi, lãi đơn trong kỳ lại
được gộp vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ kế tiếp
Vn =V0 * ( 1 + ri)n
Lãi suất kép RI =(Lãi vay/vốn gốc)*100%
= (Vn - V0)/V0 *100%= (1+ ri)n -1
2 Phân loại
Trang 203.Nguyên tắc xây dựng lãi suất
Đựợc điều chỉnh theo số dư, theo kỳ hạn, theo độ tuổi…
Chính sách tài chính tiền tệ, chính sách kinh tế của
Chính Phủ.
Trang 214 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng
Lãi suất huy động
Chi phí nghiệp vụ ngân hàng
Lợi tức dự kiến chia cho cổ đông
Rủi ro tín dụng
Quan hệ giữa NH và khách hàng
Sự cạnh tranh của NHTM khác
LSTD bị chi phối bởi thị trường tiền tệ, sự can
thiệp của NH trung ương
Kỳ hạn vay
Trang 225 Vai trò của lãi suất tín dụng
Là công cụ để kích thích tiết kiệm
Là công cụ để điều hành kinh tế vĩ mô, chính
sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát
Là công cụ để thúc đẩy các đơn vị SXKD có hiệu
quả hơn, sử dụng vốn thận trọng hơn
Là phương tiện để các NH cạnh tranh lẫn nhau
và là phương tiện giúp NHTM tạo ra LN cho chính mình
Trang 23III Quy trình tín dụng
1.Khái niệm và ý nghĩa
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân
hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.(NHTM TS.NMK)
Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện
nó đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thương mại
Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân
hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng
Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:Làm cơ sở cho
việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ vay vốn
Trang 252 Quy trình tín dụng căn bản
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước này thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng Nhìn chung một bộ
hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
Trang 262 Quy trình tín dụng căn bản
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Hồ sơ vay vốn đảm bảo chất lượng và nhanh chóng tùy
thuộc vào các yếu tố:
Nhóm khách hàng: Quan hệ KH tốt/xấu, KH đã quan hệ tín
Trang 272 Quy trình tín dụng căn bản
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại
của KH trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay
Mục tiêu:
Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho
ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng
Phân tích tính trung thực của những thông tin đã thu thập được
từ phía KH trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của
KH làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay
Trang 282 Quy trình tín dụng căn bản
Bước 2: Phân tích tín dụng
Các yếu tố cần thiết khi phân tích tín dụng:
Năng lực: Năng lực SXKD, Năng lực quản lý, điều hành, tài
Trang 292 Quy trình tín dụng căn bản
Bước 2: Phân tích tín dụng
Character: Tính cách của người đi vay
Capacity: năng lực kinh doanh và trả nợ của KH
Capital: vốn (năng lực tài chính của khách hàng)
Collateral: tài sản thế chấp, tài sản cầm cố
Conditions: các điều kiện khác
Trang 302 Quy trình tín dụng căn bản
Bước 2: Phân tích tín dụng
character: uy tín khách hàng
capacity: năng lực của người vay
cashflows: nguồn tiền để trả nợ
collateral: thế chấp, cầm cố
conditions: điều kiện, môi trường kinh doanh
control: sự kiểm soát của ngân hàng
Trang 312 Quy trình tín dụng căn bản
Bước 2: Phân tích tín dụng
Protection: bảo đảm khoản vay (bảo vệ)
Policy: chính sách của khách hàng
Pricing: định giá
Trang 32 Sự thay đổi phương án SXKD, dự án đầu tư của KH
Năng lực của người phân tích, sự hiểu biết về BCTC,…
Các khoản nợ vay đến hạn cần lưu ý
Chính sách lãi suất, tỷ giá thay đổi
Chính sách tín dụng của NH thay đổi,…
Trang 332 Quy trình tín dụng căn bản
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ
chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng Khi
ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:
Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt
Từ chối cho vay với một khách hàng tôt.
Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín
dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng
Trang 352 Quy trình tín dụng căn bản
Bước 4: Giải ngân
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ
với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng theo mức tín
dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Trang 362 Quy trình tín dụng căn bản
Bước 4: Giải ngân
Các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến giải ngân
tín dụng:
Thay đổi đối tượng giải ngân
Các chính sách mới liên quan có nhiều thay đổi,…
Trang 372 Quy trình tín dụng căn bản
Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay
thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng, để đảm bảo khả năng thu nợ
Các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến giám sát tín dụng:
Thiếu sự phối hợp của KH
Hoạt động sản xuất kinh doanh gián đoạn
Triển khai dự án đầu tư chậm tiến độ
Các chính sách mới liên quan có nhiều thay đổi,…
Trang 39IV Đảm bảo tín dụng
1.Khái niệm
Đảm bảo tín dụng hay còn gọi là đảm bảo tiền vay là việc
TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rửi ro, tạo
cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của
TCTD mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của KH vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản
hình thành từ vốn vay của KH vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
Nghị định số 83/2010/NĐ-CP của CP ngày 23/07/2010 Về đăng
ký giao dịch bảo đảm
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của CP ngày 09/12/2006 Về giao
dịch bảo đảm
Trang 402.Tác dụng
Giảm bớt tổn thất cho ngân h àng khi khách
h àng vì một lý do nào đó không thanh toán được nợ.
L àm động lực thúc đẩy khách hàng trả nợ
v à sử dụng vốn vay có hiệu quả.
L à rào cản đối với những đối tượng đi vay
c ó chủ định sử dụng vốn sai mục đích.
Trang 413.Điều kiện
T ài sản là sở hữu hợp pháp của người
đi vay
T ài sản không bị tranh chấp
T ài sản dễ dàng mua bán, chuyển nhượng
Phải mua bảo hiểm cho t ài sản trong thời
hạn bảo đảm tiền vay
Trang 424.C ác hình thức đảm bảo tín dụng
Bảo đảm t ín dụng bằng tài sản thế chấp:
l à việc bên đi vay thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để bảo đảm khả năng ho àn trả vốn vay Thế chấp t ài sản là việc bên đi vay sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của
m ình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với khoản vay.
Trang 434.C ác hình thức đảm bảo tín dụng
Bảo đảm t ín dụng bằng tài sản cầm cố:
Cầm cố t ài sản là việc bên đi vay giao
t ài sản là các động sản thuộc quyền sở hữu của m ình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ (GTCG, chứng kho án, )
Trang 444.C ác hình thức đảm bảo tín dụng
Bảo đảm bằng t ài sản hình thành từ vốn vay:
T ài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách
h àng vay mà giá trị tài sản được tạo ra bởi 1 phần hoặc to àn bộ khoản cho vay của ngân hàng.
Bảo đảm t ín dụng bằng hình thức bảo lãnh:
Bảo lãnh l à việc bên thứ 3 cam kết với bên cho vay
sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay nếu khi đến hạn m à người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đ úng nghĩa vụ trả nợ.
Trang 45V Các hạn chế đảm bảo an toàn tín dụng 1.Những quy định PL
Luật các TCTD số 47/2010/QH12 , đã được Quốc hội
khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011
Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của
Thống đốc NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD
Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 của
Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD
Trang 46V Các hạn chế đảm bảo an toàn tín dụng
2 Những trường hợp không được cấp TD
Thành viên HĐQT, thành viên HĐTV, thành viên Ban kiểm soát,
Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc)
và các chức danh tương đương của NHTM, pháp nhân là cổ đông
có người đại diện phần vốn góp là thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát của NHTM là công ty CP, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của NHTM là công ty TNHH.
Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐQT, thành viên
HĐTV, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.
NHTM không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để
NHTM khác cho vay cho đối tượng quy định trên.