1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện vị xuyên

33 365 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 294,5 KB

Nội dung

Đồng thời, vạch rõ được hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Vị Xuyên, cũng như công tác quản lý và xử lý chất thải rắn đó như thế nào.. Mục tiêu: Đánh giá hi

Trang 1

Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Môi Trường và đặc biệt xin cảm ơn TS Hoàng Ngọc Khắc – Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội đã giảng dạy và trang bị những kiến thức cơ bản, đồng thời tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập.

Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do vốn kiến thức chưa sâu, còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai sót Rất mong quý thầy cô và các bạn góp ý, bổ sung để em có thể hoàn thiện báo cáo của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Giang, Ngày 8 Tháng 4 Năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thanh Hằng

Trang 2

MỤC LỤC 1.2.Đề xuất phương án nâng cao hiệu quả thu gom CTR trên địa bàn huyện

Vị Xuyên tỉnh Hà Giang 20

1.3.Đề xuất phương án nâng cao hiệu quả vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang 21

1.4.Đề xuất các mô hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang 22

2.Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý CTR 23

2.1.Đối với các bãi chôn lấp hiện có 23

2.2.Phương án quy hoạch chất thải rắn sau năm 2015 23

3.Giải pháp áp dụng nâng cao hiệu quả áp dụng thể chế chính sách vào thực tiễn 25

3.1.Giải pháp về tổ chức, quản lý 25

3.2.Các thể chế, chính sách hỗ trợ xã hội 25

4.Đề xuất các giải pháp hỗ trợ khác 26

4.2.Thanh tra, kiểm soát môi trường 26

IV.3.Cải thiện nguồn lực, trang thiết bị hệ thống thu gom 27

IV.4.Giáo dục và đào tạo 28

Trang 3

MỞ ĐẦU

I Lý do chọn chuyên đề thực tập:

Ngày nay các hoạt động sản xuất phục vụ cho cuộc sống của con người đang diễn ra mạnh mẽ Con người đã khai thác và tác động rất nhiều đến môi trường tự nhiên xung quanh mình Các nguồn tài nguyên đang dần trở nên cạn kiệt và suy thoái mạnh Vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường cũng đang dần trở lên bức xúc ở nhiều nơi

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta dang diễn ra rất nhanh chóng, kéo theo sự tác động của các hoạt động đó lên môi trường ngày càng nặng nề Trong đó, rác thải đang là vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay Hiện nay hàng năm có khoảng 15 triệu tấn rác thải phát sinh trong cả nước và con số đó đang được dự kiến ngày càng tăng lên mỗi năm So với nhiều nước đó chưa phải là lượng rác thải quá lớn tuy nhiên điều đáng quan tâm ở đây là hiện trạng thu gom và xử lý còn thấp, không phân loại được rác thải trước khi thải ra môi trường

Quản lý và kiểm soát chất thải nói chung đang là vấn đề cấp bách hiện nay không chỉ tại mỗi địa phương mà còn là vấn đề nổi cộm trên cả nước Các vấn đề liên quan tới quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn là một trong những vấn đề trọng điểm cần quan tâm hiện nay

Đối với tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Vị Xuyên nói riêng vẫn còn nhiều việc cần phải làm để giữ gìn và bảo vệ cho môi trường trong sạch và phát triển bền vững Vấn

đề vệ sinh môi trường nói chung vẫn còn nan giải, đặc biệt là vấn đề thu gom, xử lý chất thải rắn

Với sức ép ngày càng lớn do gia tăng các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giao thông dẫn tới khối lượng chất thải rắn ngày càng gia tăng Bên cạnh đó, một phần cũng nguyên nhân là do chất thải rắn không được thu gom và xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh mà chỉ vứt bừa bãi ra các lưu vực sông, suối, sân vườn hay các khu vực đất trống hoặc nếu được thu gom thì cũng chỉ đổ tạm thời tại các bãi xử lý không được đầu tư và vận hành theo đúng yêu cầu của bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh

Vì vậy với chuyên đề “ Tìm hiểu hiện trạng quản lý, thu gom và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang”, để kịp thời đưa ra những chính sách, biện pháp quản lý và sử dụng tài nguyên và môi trường một cách hợp lý nhất Đồng thời, vạch rõ được hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện

Vị Xuyên, cũng như công tác quản lý và xử lý chất thải rắn đó như thế nào Để góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, quản lý và xử lý chất thải rắn một cách có hiệu quả nhất

Trang 4

II.Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập

Đối tượng thực hiện: Công tác thu gom và vận chuyển CTR trên địa bàn huyện Vị Xuyên

Phạm vi thực hiện:

- Về không gian: Thực hiện chuyên đề ở huyện Vị Xuyên

- Về thời gian: Thời gian thực hiện từ năm 2015 đến năm 2020

Phương pháp thực hiện:

Thu thập số liệu từ Phòng Kế hoạch và các Phòng liên quan – Trạm dịch vụ vệ sinh Môi Trường : Số liệu về lượng CTR sinh hoạt thu gom trong tháng, các năm; số liệu

về nhân lực, phương tiện…

Thu thập số liệu từ giáo trình, các tạp chí khoa học chuyên ngành, các báo cáo nghiên cứu, và từ các trang Web có liên quan

III Mục tiêu và nội dung chuyên đề:

3.1 Mục tiêu:

Đánh giá hiện trạng quản lý, thu gom và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang và làm nổi bật những vẫn đề còn tồn tại trong công tác quản lý hoạt động thu gom và xử lý rác Đề xuất phương án quán lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Vị Xuyên phù hợp trong tình hình mới để nâng cao hiệu quả quản

lý chất thải rắn và xử lý rác thải góp phần giảm chi phí vận chuyển và xử lý, cải thiện môi trường và sức khỏe cộng đồng

3.2 Nội dung nghiên cứu:

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, phân bố cơ cấu dân

cư trên địa bàn huyện Vị Xuyên Tìm hiểu về hệ thống văn bản pháp luật về quản lý CTR

- Tổng quan hiện trạng CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Vị Xuyên

- Tìm hiểu hệ thống thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn quận dựa trên hoạt động của Trạm dịch vụ vệ sinh môi trường huyện Vị Xuyên

- Đề xuất giải pháp định hướng nâng cao hiệu quả công tác vận chuyển, thu gom CTR tại huyện Vị Xuyên

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

I Thông tin cơ bản

Tên cơ sở thực tập: Công ty tài nguyên môi trường Quang Hòa

Địa chỉ cơ quan thực tập: Tổ 4 phường Quang Trung thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang

II.Cơ cấu tổ chức

Tập thể nhân viên tại công ty bao gồm toàn bộ những người lao động làm việc thường xuyên, cùng chung mục đích là lao động sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh Tổng số cán bộ công nhân viên hiện đang công tác tại công ty hiện nay gồm 122 lao động dưới hai hình thức chính: trực tiếp và gián tiếp Lực lượng lao động này được công ty tổ chức thành 3 tổ Môi trường, 4 Phòng ban nghiệp vụ và 3 tổ đội xe

• Khối văn phòng xí nghiệp : 18 người

 Phòng Tổ chức Hành chính : 5 người

 Phòng Kế hoạch Vật tư: 5 người

 Phòng Tài chính Kế toán: 3 người

 Phòng Kiểm tra Giám sát: 3 người

• Khối thu gom chia thành 6 tổ phụ trách 3 phường trên địa bàn thành phố:

60 người

• Đội xe : gồm 12 đầu xe cơ giới phụ trách thu gom, vận

chuyển rác đến nơi quy định của thành phố

 3 tổ đội xe : 12 lái xe, 10 phụ xe

 Tổ sửa chữa: 3 người

 Văn phòng điều hành: 3 người

Trang 6

Hình 1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của công ty tài nguyên môi trường Quang Hòa

- Thực hiện theo hợp đồng các dịch vụ vệ sinh môi trường, thu lệ phí vệ sinh công cộng theo quy định của nhà nước

- Thực hiện tu sửa, cải tạo, xây dựng các công trình công cộng như hè đường, cống rãnh thoát nước, vườn hoa, công trình điện chiếu sáng

Phòng tài chính

kế toán

Phòng

tổ chức hành chính

Văn phòng đội xe

Đội xe

Tổ thu gom, vệ sinh công xộng

Trang 7

- Khai thác, dịch vụ, vận chuyển và xử lý các loại rác: Sinh hoạt, công nghiệp, xây dựng, y tế…

- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân để đầu tư, kinh doanh thương mại các dịch vụ

- Mở xưởng bảo dưỡng, vệ sinh, sửa chữa, nâng cấp trung đại tu xe ôtô; sửa chữa, sản xuất xe gom rác phục vụ nhiệm vụ của công ty

Được phép thực hiện các hợp đồng dịch vụ sau:

- Vệ sinh môi trường văn phòng, trụ sở làm việc, nhà ở ( bao gồm cả việc sửa chữa, sơn, quét vôi tường, trần; sửa chữa các loại cửa, rửa cửa kính…)

- Xây dựng, cải tạo, sửa chữa sân, hè, đường, vườn hoa cây cảnh

- Xây mới, sửa chữa, nạo vét hệ thống thoát nước;

- Lắp đặt, cải tạo, sửa chữa hệ thống chống bụi, chống nóng, chống ồn và các dịch vụ khác vì mục đích bảo vệ, làm sạch môi trường

• Lĩnh vực vệ sinh môi trường

- Thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt nhân dân

- Vệ sinh nơi công cộng, lòng đường, vỉa hè, khơi thông cống rãnh, thu gom xử

lý rác thải

- Khai thác, dịch vụ, vận chuyển các loại rác Sinh hoạt của các tổ chức, cơ quan đơn vị

- Vệ sinh môi trường văn phòng, trụ sở làm việc, nhà ở

- Trồng tỉa chăm sóc vườn hoa cây cảnh, cây xanh

• Lĩnh vực duy tu, sửa chữa, cải tạo

- Thực hiện tu sửa, cải tạo, xây dựng các công trình công cộng như hè đường, cống rãnh thoát nước, công trình điện chiếu sáng

- Xây mới, sửa chữa, nạo vét hệ thống thoát nước

- Mở xưởng bảo dưỡng, vệ sinh, sửa chữa, nâng cấp trung đại tu xe ôtô; sửa chữa

xe gom rác phục vụ nhiệm vụ của công ty

IV Nhiệm vụ và quyền hạn

- Tổ chức thu gom và vận chuyển các chất phế thải đô thị trên địa bàn huyện Vị Xuyên theo quy định của thành phố đến nơi quy định, đảm bảo mọi yêu cầu về giữ gìn sạch đẹp theo hợp đồng của khách hàng

- Vận chuyển chất thải theo kế hoạch sản xuất được giao

- Phục vụ, quét dọn, duy tu bảo dưỡng thường xuyên các khu nhà vệ sinh công cộng

Trang 8

- Thực hiện hợp đồng dịch vụ: Thu vận chuyển rác (bằng xe thô sơ và cơ giới) đến nơi xử lý rác.

- Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội có liên quan trên địa bàn tuyên truyền vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về trật tự vệ sinh môi trường

- Tổ chức thu phí dịch vụ vệ sinh theo quy định của UBND huyện (thực hiện phục

vụ dân, thu rác đến đâu, thu phí đến đó) theo sự uỷ quyền của Giám đốc Công ty

- Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất mà UBND huyện giao

Công ty hoạt động theo nguyên tắc:

Công ty tổ chức quản lý theo chế độ 1 thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể những người lao động

Công ty phối hợp cùng Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý Nhà nước

có liên quan trong công tác giữ gìn trật tự vệ sinh môi trường và thi hành các chính sách Pháp luật của Nhà nước

Trang 9

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

I Tổng quan về chất thải rắn

1.1 Khái niệm:

Chất thải rắn là toàn bộ các loại chất thải ở thể rắn được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng) Trong đó quan trong nhất là các loại chất thải phát sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống

- Cháy được, không cháy được

- Bị phân hủy, không bị phân hủy sinh học

1.2.2 Theo đặc điểm nơi phát sinh

- Chất thải sinh hoạt

- Chất thải công nghiệp

- Chất thải nông nghiệp

- Đốt chất thải: Được áp dụng để xử lí chất thải nguy hại như chất thải bệnh viện, các bệnh viện lao, viện 198 mới xây lò đốt chất thải Tại Hà Nội có lò đốt chất thải bệnh viện công suất 3,2tấn/ngày đặt tại Tây Mô Tại TP Hồ Chí Minh có lò đốt chất thải bệnh viện công suất 7,5 tấn/ngày Phương pháp đốt chất thải còn được dùng

để xử lí chất thải công nghiệp như lò đốt chất thải giầy da ở Hải Phòng, lò đốt cao su công suất 2,5tấn/ ngày ở Đồng Nai

Trang 10

- Chôn lấp chất thải rắn: Chôn lấp đơn thuần không qua xử lí, đây là phương pháp phổ biến nhất theo thống kê, nước ta có khoảng 149 bãi rác cũ không hợp vệ sinh,trong đó 21 bãi rác thuộc cấp tỉnh - thành phố, 128 bãi rác cấp huyện – thi trấn Được sự giúp đỡ của nước ngoài đã xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

- Chế biến thành phân hữu cơ: Phương pháp làm phân hữu cơ có ưu điểm làm giảm lượng rác thải hữu cơ cần chôn lấp, cung cấp phân bón phục vụ nông nghiệp Phương pháp này rất phù hợp cho việc xử lí chất thải rắn sinh hoạt, phương pháp này được áp dụng rất có hiệu quả như ở Cầu Diễn, Hà Nội (công nghệ ủ hiếu khí(compostry) – công nghệ Tây Ban Nha với công suất 50.000 tấn rác/năm – SP

13200 tấn/năm, công nghệ Pháp – TBN ủ sinh học chất thải hữu cơ áp dụng tại Nam Định với công suất thiết kế 78.000 tấn rác/năm ) Ở thành phố Việt Trì với công suất thiết kế 30.000 tấn rác/năm

1.4 Hệ thống văn bản pháp lý về chất thải rắn sinh hoạt

- Hiến pháp 2013 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Luật bảo vệ môi trường, 2014 ban hành ngày 23/06/2014 có hiệu lực ngày 01/01/2015

- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu

- Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí Bảo vệ môi trường đối với Chất thải rắn

- Nghị định Số 59/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý Chất thải rắn

- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản

lý Chất thải rắn

- Thông tư số 08/2010/TT-BTNMT ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định xây dựng Báo cáo Môi trường Quốc gia, Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và Báo cáo Hiện trạng môi trường cấp tỉnh

Trang 11

- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế.

- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến năm

II Thực trạng quản lý và thu gom chất thải rắn tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang

1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn

1.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình, các chợ, cơ sở y tế, trường học, cơ sở sản xuất…

Chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực huyện Vị Xuyên được đơn vị tư vấn thống

kê theo 2 nguồn bao gồm chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu vực nông thôn và chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu vực thành thị

CTR sinh hoạt phát sinh ở khu vực thành thị của huyện Vị Xuyên là 9.000 kg/ngày

Thải lượng CTR sinh hoạt tại các khu vực nông thôn huyện Vị Xuyên là 23.093 kg/ngày

1.2 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp

Nhìn chung ngành công nghiệp ở huyện Vị Xuyên hiện nay chưa thực sự là điểm mạnh trong phát triển kinh tế Hiện tại tỷ lệ lấp đầy của các khu, cụm công nghiệp đang hạn chế Riêng khu công nghiệp Bình Vàng đến nay có tỷ lệ lấp đầy khoảng 92,5% Trong đó, các ngành phát sinh chất thải rắn chủ yếu là ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác quặng, sản xuất giấy, công nghiệp chế biến

Hiện nay, trên địa bàn huyện chỉ có 1 khu công nghiệp tập trung đi vào hoạt động là khu Bình Vàng với tổng diện tích khoảng 142 ha nằm trên địa phận xã Đạo Đức Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực sau: khai thác quặng, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, chế biến nông lâm, thực

Trang 12

Theo kết quả điều tra và tổng hợp khối lượng CTR công nghiệp phát sinh tại khu công nghiệp Bình Vàng huyện Vị Xuyên là 120 ÷ 800 kg/ngày tương đương 43,8 ÷ 292 tấn/năm, trung bình là 167,9 tấn/năm

Nhìn chung ngành công nghiệp ở huyện Vị Xuyên hiện nay chưa thực sự là điểm mạnh trong phát triển kinh tế Hiện tại tỷ lệ lấp đầy của các khu, cụm công nghiệp đang hạn chế Riêng khu công nghiệp Bình Vàng đến nay có tỷ lệ lấp đầy khoảng 92,5% Trong đó, các ngành phát sinh chất thải rắn chủ yếu là ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác quặng, sản xuất giấy, công nghiệp chế biến

Hiện nay, trên địa bàn huyện chỉ có 1 khu công nghiệp tập trung đi vào hoạt động là khu Bình Vàng với tổng diện tích khoảng 142 ha nằm trên địa phận

xã Đạo Đức Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực sau: khai thác quặng, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, chế biến nông lâm, thực phẩm

Theo kết quả điều tra và tổng hợp khối lượng CTR công nghiệp phát sinh tại khu công nghiệp Bình Vàng huyện Vị Xuyên là 120 ÷ 800 kg/ngày tương đương 43,8 ÷ 292 tấn/năm, trung bình là 167,9 tấn/năm

Thải lượng CTR công nghiệp phát sinh tại các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN trên địa bàn huyện Vị Xuyên được đơn vị tư vấn điều tra, thống kê tại bảng dưới đây:

Bảng 1: Thải lượng CTR công nghiệp phát sinh tại các cơ sở sản xuất nằm ngoài

KCN trên địa bàn huyện Vị Xuyên

(Nguồn: Chương trình điều tra, khảo sát của Xí nghiệp xây dựng và chuyển

giao công nghệ môi trường 2, năm 2014)

TT Loại hình sản xuất Huyện Vị Xuyên (kg/ngày)

Trang 13

1.3 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn nông nghiệp

Nguồn phát sinh chất thải rắn nông nghiệp chủ yếu từ việc canh tác nông nghiệp (vỏ bao thuốc hóa chất bảo vệ thực vật), phân thải vật nuôi, gia súc, một phần chất thải rắn phát sinh từ việc nuôi thủy sản…

Tổng thải lượng chất thải rắn nông nghiệp tại huyện Vị Xuyên là 355.259,14 tấn Các chất thải như phân bón và thân cây, rơm rạ chiếm khối lượng lớn tuy nhiên

có thể tận dụng, các loại bao bì phân bón, hóa chất với khối lượng phát thải nhỏ nhưng không thể tái sử dụng, nguồn phát sinh phân tán, khó thu gom và xử lý triệt

để nhất là bao bì thuốc bảo vệ thực vật Trong khi đó, tại các vùng nông thôn hầu như chưa có hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh trên địa bàn nông thôn chủ yếu được tái sử dụng một phần như: rơm rạ, phân chuồng…còn chủ yếu chất thải rắn được đổ thải ở vườn nhà, cống rãnh, kênh, mương, trên cánh đồng…gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường

1.4 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn làng nghề

Trên địa bàn huyện Vị Xuyên hiện có 2 làng nghề đó là: Làng nghề Chế biến chè Cao Bồ (thôn Lùng Tao) và làng nghề chổi chít thị trấn nông trường Việt Lâm

Bảng 2.Chất thải rắn phát sinh tại các làng nghề trên địa bàn huyện Vị Xuyên

SX

Tổng KG CTR (kg/ngày)

CTR SH (kg/ngày)

CTR SX (kg/ngày)

1 Làng nghề Chế biến chè Cao Bồ 106 151 129,5 21,5

2 Làng nghề chổi chít thị trấn nông

(Nguồn: Chương trình điều tra, khảo sát của Xí nghiệp xây dựng và chuyển giao

công nghệ môi trường 2, năm 2014)

Đối với Làng nghề Chế biến chè Cao Bồ (thôn Lùng Tao): chè hỏng chiếm 60%, tro củi chiếm 30% và 10% còn lại là túi nylon

Đối với Làng nghề chổi chít thị trấn nông trường Việt Lâm: chít hỏng, thừa chiếm 60%, ruột mây thừa chiếm 25% và mấu giang bỏ chiếm 15%

Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất tại các làng nghề chủ yếu được tận dụng làm chất đốt, phân bón cây trồng các chất thải còn lại không thể tái sử dụng được thu gom chung cùng với chất rắn sinh hoạt thông thường

Trang 14

1.5 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế

Huyện Vị Xuyên hiện có có 23 cơ sở y tế cấp xã và 1 cơ sở y tế cấp huyện là bệnh viện đa khoa Vị Xuyên Đối với các cơ sở y tế cấp xã tổng lượng chất thải rắn phát sinh là 35.623 kg/ngày Trong đó,lượng rác y tế nguy hại phát sinh là: 9,91kg/ngày;

lượng CTR sinh hoạt là: 22,46 kg/ngày; lượng CTR tái chế là: 3.253 kg/ngày

Theo số liệu điều tra lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ bệnh viện đa khoa Vị Xuyên là 450 kg/tháng tương đương 41,54 kg/giường.năm chiếm 7,37% tổng lượng phát sinh CTR loại này trên toàn tỉnh Thải lượng CTR y tế phát sinh từ các cơ sở y

tế cấp xã năm 2012 trên địa bàn huyện Vị Xuyên là 13.034 kg/ngày tương đương 29,92 kg/giường.năm

2 Thực trạng quản lý thu gom, xử lý chất thải rắn

II.1 Công tác quản lý

Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói chung cũng như huyện Vị Xuyên nói riêng hiện nay khối lượng chất thải rắn trên địa bàn đang ngày càng gia tăng về khối lượng và thành phần CTR sinh hoạt tập trung nhiều tại các khu vực đô thị phát triển Hiện nay với đặc thù phát triển kinh tế tại địa phương là canh tác nông nghiệp do vậy khối lượng CTR nông nghiệp phát sinh với khối lượng lớn nhất là 2.349.964 tấn/năm tuy nhiên các CTR phát sinh từ hoạt động được người dân tận dụng và tái sử dụng vào các mục đích khác nên khối lượng phát thải trên thực tế là không nhiều và không gây tác động lớn đến môi trường Khối lượng CTR từ hoạt động công nghiệp phát sinh tại các nguồn thải rải rác, và tập trung tại khu công nghiệp Bình Vàng Hiện nay chất thải rắn tại các cơ sở y tế chưa được thu gom và xử lý triệt để

Công tác thu gom CTR hiện chỉ mới tập trung vào CTR sinh hoạt, việc thu gom, xử lý CTR công nghiệp, làng nghề chưa được giao nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị chức năng nào Đối với các loại CTRNH trên địa bàn huyện cũng chưa có đơn vị chức năng đứng ra chịu trách nhiệm thu gom và xử lý do vậy các cơ sở sản xuất, cơ

sở y tế còn gặp nhiều lúng túng trong công tác quản lý, xử lý CTRNH

- Hiện nay hình thức thu gom xử lý chất thải rắn còn chưa đồng bộ trên địa bàn toàn huyện Hiện trạng quản lý CTR còn yếu, các công cụ pháp lý còn chưa đáp ứng được nhu cầu

- Trên thực tế hệ thống thu gom mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu thực tế Trang thiết bị của các đội thu gom cần được đầu tư, nâng cấp Cần thiết

kế, quy hoạch và mở rộng các tuyến thu gom CTR

- Các phương pháp xử lý CTR hiện chỉ áp dụng công nghệ cũ, các bãi chôn lấp chưa đồng bộ hệ thống xử lý nước thải, chưa có đơn vị chịu trách nhiệm

Trang 15

quản lý cụ thể.

- Nhận thức của cộng đồng dân cư về xử lý CTR nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung còn thiếu, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường còn gặp nhiều khó khăn Kinh phí dành cho xử lý CTR còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế

Hệ số phát thải CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Vị Xuyên là, Tuy Huyện

Vị Xuyên là một trong số những huyện có kinh tế xã hội phát triển khả tuy nhiên hệ

số phát thải vẫn thấp hơn trung bình trung của cả nước Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh không đồng đều và phân tán đặc biệt ở các vùng dân cư nông thôn

Hiện nay hệ thống thu gom tại huyện Vị Xuyên hoạt động dọc theo quốc lộ

2, tuy nhiên cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thu gom, xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện

Hình thức thu gom hiện tại là thu gom theo tuyến, Các tuyến thu gom chạy dọc theo tuyến đường chính lớn trên địa bàn, chứ chưa được triển khai thu gom sâu rộng

II.2 Thu gom chất thải rắn

II.2.1 Thu gom sơ cấp

• Tại khu vực thành thị

Công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn:

Hiện nay, việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói chung và các đô thị của tỉnh nói riêng chưa được thực hiện, do một số nguyên nhân sau:

- Công tác phân loại CTRSH chưa có sự ủng hộ của cộng đồng, phần lớn người dân chưa hiểu về nội dung và ý nghĩa và lợi ích kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn

- Cơ quan quản lý môi trường trên địa bàn chưa có chương trình kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn thường xuyên về phân loại CTR tại nguồn thông qua các kênh thông tin

Tái chế chất thải rắn:

Hầu hết các Công ty, đội VSMT thu gom CTRSH trên địa bàn đều chưa có phương án tái chế, tái sử dụng các nguồn phế liệu từ CTR Chỉ có một bộ phận nhỏ người thu nhặt rác, họ nhặt các vật có thể bán được hoặc đồ có thể tái sử dụng, để bán cho các cơ sở thu mua trên địa bàn thành phố Tuy nhiên, các hoạt động này diễn ra hoàn toàn tự phát, nguồn phế liệu được thu mua chủ yếu là: giấy, nhựa, lon nhôm, đồng, … nhưng với số khối lượng không đáng kể

Trang 16

Công tác thu gom tại các hộ gia đình được thực hiện dưới hình thức thu gom tổng hợp các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình sinh hoạt hằng ngày CTR phát sinh trong ngày thường được người dân lưu chứa tại các thùng rác nhỏ, các vật dụng tự chế hoặc tái sử dụng tại gia đình như bao tải, xô chậu, … sau đó đổ tại khu vực tập kết CTR hoặc để ven đường của các tuyến thu gom.

• Tại khu vực nông thôn

Hiện nay tại hầu hết các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh chưa có hệ thống thu gom chất thải rắn do vậy các loại CTRSH phát sinh hằng ngày được người dân tự tiến hành xử lý

CTRSH nông thôn tại các huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện được xử lý ngay tại các hộ gia đình.Trong thành phần CTRSH, các loại chất thải có thể bán được như giấy, bìa các tông, kim loại, nhựa … thường được các hộ gia đình thu gom, tách riêng để bán lại cho các cá nhân, đơn vị thu gom phế liệu, tuy nhiên số lượng này không nhiều Lượng CTRSH hữu cơ như thức ăn thừa, sản phẩm thừa sau sơ chế (rau, củ, quả…) hầu hết được các hộ gia đình sử dụng trong chăn nuôi Các loại CTRSH khác không sử dụng được, hầu như không được phân loại mà để lẫn lộn, gồm cả rác có khả năng phân hủy và không phân hủy như túi nilon, thủy tinh, cành cây, lá cây, rau quả thừa…

• Chất thải rắn chợ

Các chợ trung tâm (chợ tại khu vực thành thị) đều là chợ nhật nên số lượng gian hàng cũng như lượng chất thải rắn phát sinh là tương đối ổn định và mang tính đặc trưng cao

Nhìn chung, CTR ở các chợ nhật đa dạng về thành phần, nhiều chủng loại,

do đó tạo nên những tác động rất xấu tới môi trường xung quanh Các hộ trong chợ

đã có ý thức trong việc thu gom rác vào các thùng rác tại mỗi gian hàng, sau đó mang ra điểm tập kết Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng đổ thải bừa bãi tại các chợ, đặc biệt là tại các khu kinh doanh rau quả tươi (cọng rau, vỏ hoa quả ) Khi chưa

Ngày đăng: 21/04/2016, 17:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. ThS. NCS. Võ Đình Long, ThS. Nguyễn Văn Sơn, Bài giảng Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, viện KH CN và quản lý môi trường, ĐH Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quản lý "chất thải rắn và chất thải nguy hại
5. TS. Huỳnh Trung Hải, Bài giảng quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, Lớp CHKTMT 2008, Viện KH và CNMT, ĐHBKHN, năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quản lý chất thải rắn và chất thải nguy "hại
1. Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015 sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Giang Khác
2. Báo cáo môi trường quốc qua 2011 về chất thải rắn, Bộ tài nguyên và môi trường, Hà Nội năm 2011 Khác
3. Các tài liệu thu thập tại các sở ban ngành và nơi thực tập trong quá trình thực tập Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w