TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRO
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC
NINH, TỈNH BẮC NINH
Địa điểm thực tập : Phòng Tài Nguyên Môi Trường
UPND TP Bắc Ninh Người hướng dẫn : Nguyễn Thị Hồng Linh
Chức vụ : Cán Bộ
Đơn vị công tác : Phòng Tài Nguyên Môi Trường
UBND TP Bắc Ninh Sinh viên thực hiện : Lê Ngọc Anh
Lớp : ĐH2QM1- ĐH Tài Nguyên Môi Trường HN
Phòng TNMT – UBND TP Bắc Ninh ,tháng 4 năm 2016
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
MỘT SỐ KHÁI NIỆM 4
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài thực tập: 5
2 Cơ sở pháp lý 5
3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 8
1 Giới thiệu chung về cơ sở thực tập 8
1.1 Lịch sử phát triển của ngàng TNMT – UBND TP Bắc Ninh 8
1.2 Căn cứ pháp luật về nhiệm vụ, chức năng của phòng TNMT 10
2 Vị trí chức năng, nhiệm vụ quyền hạn 11
2.1 Vị trí và chức năng 11
2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 11
3 Cơ cấu tổ chức 13
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 15
2.1 Nội dung chuyên đề 15
2.2 Thực trạng công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu dân cư 17
2.2.1 Kết quả kiểm tra: 17
2.2.2 Kết quả thực hiện các yêu cầu sau kiểm tra: 18
2.2.3 Khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm tra, xử lý: 19
2.2.3.1 Về đối tượng kiểm tra: 19
2.2.3.2 Về tổ chức kiểm tra: 20
2.3 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 20
2.3.1 Tăng cường và đổi mới công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường 20
2.3.2 Đào tạo nâng cao năng lực quản lý: 21
2.3.2.1 Bồi dưỡng cán bộ: 21
2.3.2.2 Hoàn chỉnh quy trình, quy chế quản lý: 21
Trang 32.3.3 Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác bảo
vệ môi trường 21
2.3.4 Ban hành các văn bản 22
2.3.5 Đầu tư kinh phí, trang thiết bị 23
2.3.6 Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường
24 2.4 Các kết quả đạt được của bản thân trong quá trình thực tập 24
2.4.1 Bài học kinh nghiệm 24
2.4.2 Về kỹ năng mềm 25
2.4.3 Nhận xét về bản thân : 26
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27
KẾT LUẬN 27
KIẾN NGHỊ 27
TÀI LIỆU TEHAM KHẢO 28
PHỤ LỤC: 29
Trang 4LỜI CẢM ƠN
- Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh/chị, cô/chú cán bộ trong phòngTNMT – UBND TP Bắc Ninh đã giúp đỡ, chỉ bảo em nhiệt tình trong thời gian em đithực tập và làm báo cáo tốt nghiệp tại đơn vị
- Em xin cảm ơn thầy giáo, TS.Hoàng Ngọc Khắc đã trực tiếp hướng dẫn em tậntình và truyền thụ cho em những kinh nghiệm quý báu
- Em xin cảm ơn chị Nguyễn Thị Hồng Linh – cán bộ phòng TNMT – UBND TPBắc Ninh là người trực tiếp hướng dẫn em ở đơn vị trong thời gian em thực tập tạiphòng Ngoài hướng dẫn các quy cách để trở thành một cán bộ còn hướng dẫn, chỉ bảo
em rất nhiệt tình khi em làm báo cáo thực tập và đồ án tốt nghiệp
Một lần nữa em xin cảm ơn tất cả các anh/chị cô/chú trong phòng đã tạo điềukiện cho em có một môi trường thực tập tốt
Em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 5MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1 Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người vàsinh vật
2 Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường;khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý
và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học
3 Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên
cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường
4 Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơquan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường
5 Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật
6 Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường
thì làm cho môi trường bị ô nhiễm
7 Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác
8 Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ
nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác
9 Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu,
tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải
10 Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng
được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất
11 Khoảng cách an toàn về môi trường là khoảng cách tối thiểu được tính từ
mốc nguồn phát thải trong nhà, xưởng sản xuất, kinh doanh hoặc dây truyền công nghệtới khu dân cư
12 Giấy phép về môi trường là những giấy tờ liên quan đến môi trường được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận
13 Sản xuất sạch hơn là việc cải tiến liên tục quá trình sản xuất, sản phẩm và
dịch vụ nhằm giảm sử dụng tài nguyên, hạn chế phát sinh các tác nhân gây ô nhiễmmôi trường không khí, nước và đất, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài thực tập:
Môi trường là vấn đề toàn cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống
và sự phát triển bền vững của toàn nhân loại và mỗi quốc gia Nghị quyết số 41 - NQ/
TW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (khoá IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường làmột trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chấtlượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xãhội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế”
Thành phố Bắc Ninh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và khoa học
kỹ thuật của tỉnh Bắc Ninh, có diện tích tự nhiên là 82,61 km², chia thành 19 đơn vị xã,phường Trong những năm qua mặc dù còn không ít khó khăn nhưng được sự quantâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, cùng với ý chí tự lực tự cường, phát huy truyền thốngđoàn kết, lao động sáng tạo, vượt lên mọi khó khăn thách thức, bộ mặt thành phố trungtâm tỉnh lỵ ngày càng khởi sắc
Tuy nhiên bên cạnh sự chuyển biến tích cực về mặt kinh tế là những tác độngtiêu cực đến môi trường ngày càng gia tăng Đặc biệt trong khu dân cư, hàng loạt các
cơ sở sản xuất, kinh doanh với nhiều ngành nghề ra đời đã kéo theo nhiều vấn đề ônhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển bền vững Cácloại ô nhiễm mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ra cho môi trường gồm ô nhiễmnước thải, khí thải, tiếng ồn và chất thải rắn…
Xác định rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường đối với đời sống - xãhội Đồng thời nhằm ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm do sản xuất kinhdoanh trong khu dân cư và nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ
chức cá nhân trên địa bàn thành phố Bắc Ninh vậy nên em đã : “Tìm hiểu công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” Đây là một trong những
nội dung nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địabàn thành phố
2 Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XIII,
kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quyhoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môitrường và Kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Trang 7- Thông tư 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 hướng dẫn phân loại và quyếtđịnh danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý;
- Thông tư 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 quy định tiêu chí xác định cơ sởgây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môitrường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
- Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/1/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thựchiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị;
- Chương trình số 80-CTr/TU ngày 27/5/2005 của Tỉnh ủy Bắc Ninh về thực hiệnNghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị;
- Chương trình số 69-CTr/TU ngày 30/9/2009 của Tỉnh uỷ Bắc Ninh về tiếp tụcđẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước;
- Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010
- Chương trình số 66-CTr/TU ngày 14/12/2009 của Ban thường vụ Thành uỷ BắcNinh v/v Thực hiện chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư Trung ương
về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị (khoá IX) về
“Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
- Nghị quyết của BCH Đảng bộ thành phố Bắc Ninh khoá XXI, nhiệm kỳ 2020
2015-3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
a Đối tượng thực hiện: Công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, kinhdoanh gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnhBắc Ninh
b Phạm vi thực hiện
- Về địa điểm : các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
- Về thời gian: thời gian thực hiện đề án từ ngày 18/1/2016 đến ngày 8/4/2016
- Phạm vi nghiên cứu : Đề án tập trung nghiên cứu nội dung kiểm tra và xử lý
các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc thực hiện bảo vệ môi trường tại khu dân cưtrên địa bàn thành phố Bắc Ninh
- Phương pháp thực hiện:
Trang 8Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp :
Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hoá và tóm tắt về cơ sở lý luận và cơ
sở pháp lý có liên quan đến nội dung nghiên cứu của báo cáo cụ thể trong báo cáo làcông tác kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố BắcNinh Thu thập thông tin từ các tờ trình, quyết định, báo cáo liên quan tại phòngTNMT – UBND TP Bắc Ninh
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa :
Tiến hành đi kiểm tra các gara ô tô trong khu dân cư trên địa bàn thành phố cùngvới đoàn kiểm tra của phòng TNMT TP Bắc Ninh
Phương pháp xử lý thông tin số liệu:
Dựa vào những thông tin số liệu đã thu thập và điều tra được, lập thành bảng,danh sách thống kê rõ ràng các kết quả đạt được bằng sơ đồ, bảng biểu
c Mục tiêu và nội dung chuyên đề
- Mục tiêu:
Phấn đấu đến năm 2017, 90% các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọngđược xử lý triệt để
Định hướng đến năm 2020 hoàn thành kế hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (không có khả năng khắc phục
tại chỗ) ra khỏi khu dân cư.
- Nội dung:
Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệmôi trường, phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành, các cấp, các địa phương trongcông tác bảo vệ môi trường
Nâng cao trách nhiệm của toàn dân đối với các vấn đề liên quan đến môi trường,tạo ra động lực khuyến khích các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế có thể tham giatrực tiếp hoặc gián tiếp dưới nhiều hình thức góp phần làm cho môi trường trở nênxanh, sạch, đẹp
Trang 9CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1 Giới thiệu chung về cơ sở thực tập
Địa điểm thực tập : Phòng tài nguyên và môi trường – UBND Thành phố BắcNinh
Địa chỉ : 217 – Ngô Gia Tự - phường Suối Hoa – TP Bắc Ninh
Số điện thoại : 02413.875.168
1.1 Lịch sử phát triển của ngàng TNMT – UBND TP Bắc Ninh
- Ngày 30/11/1994, UBND thị xã Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 368/UB
về việc thành lập phòng địa chính trực thuộc UBND thị xã Bắc Ninh
Nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn cán bộ thực hiện theo thông tư số 470/TT.ĐCngày 18/7/1994 của Tổng cục địa chính Biên chế tổ chức bộ máy của phòng địa chính
có 7 cán bộ: 1 đồng chí trưởng phòng, 1 đồng chí phó trưởng phòng và các cán bộ giúpviệc chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật
- Ngày 30/12/1994, UBND thị xã Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 369/UB
về việc bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng địa chính thị xã Bắc Ninh Bổ nhiệm ôngNghiêm Văn Nạo, nguyên phó Chủ tịch HĐND thị xã khóa 16, giữ chức trưởng phòngđịa chính thị xã Bắc Ninh
- Ngày 20/3/2002, UBND thị xã Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số
133/QĐ-UB về việc hợp nhất một số phòng ban chuyên môn
Hợp nhất phòng Quản lý đô thị, phòng Địa chính thành phòng Quản lý đô thị PhòngQuản lý đô thị giúp UBND thị xã quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực giao thông, xâydựng cơ bản, quản lý nhà nước về nhà, đất đai, quản lý nhà nước về đô thị
- Ngày 25/3/2002, UBND thị xã Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số
145/QĐ-CT về việc bổ nhiệm cán bộ Bổ nhiệm ông Nghiêm Văn Nạo giữ chức phó trưởngphòng Quản lý đô thị thị xã Bắc Ninh
- Ngày 25/3/2002, UBND thị xã Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số
140/QĐ-CT về việc bổ nhiệm cán bộ Bổ nhiệm ông Vương Văn Đông giữ chức phó trưởngphòng Quản lý đô thị thị xã Bắc Ninh
- Ngày 25/3/2002, UBND thị xã Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số
142/QĐ-CT về việc bổ nhiệm cán bộ Bổ nhiệm ông Vũ Chí Kiên giữ chức phó trưởng phòngQuản lý đô thị xã Bắc Ninh
- Ngày 25/3/2002, UBND thị xã Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số
147/QĐ-CT về việc bổ nhiệm cán bộ Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Phú giữ chức Trưởng phòngQuản lý đô thị thị xã Bắc Ninh
- Ngày 18/4/2005, Thị ủy Bắc Ninh có Thông báo số 319/TB-TU, Thông báoNghị quyết của BTV thị ủy về công tác cán bộ Thành lập Phòng Tài nguyên và Môitrường trực thuộc UBND thị xã Bắc Ninh
Trang 10Điều động, bổ nhiệm và phân công cán bộ:
+ Đồng chí Nghiêm Văn Nạo – Phó trưởng phòng Quản lý đô thị thị xã về phòngTài nguyên và Môi trường và phân công quyền Trưởng phòng Tài nguyên và Môitrường thị xã Bắc Ninh
+ Đồng chí Nguyễn Song Hà – Phó trưởng phòng Quản lý đô thị thị xã về phòngTài nguyên và Môi trường, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môitrường thị xã Bắc Ninh
- Ngày 22/4/2005, Thị ủy Bắc Ninh có Thông báo số 322/TB-TU, Thông báoNghị quyết của BTV thị ủy về công tác cán bộ Bổ nhiệm đồng chí Nghiêm văn Nạo –Phó trưởng phòng Quản lý đô thị thị xã (quyền Trưởng phòng TNMT) giữ chức vụTrưởng phòng Tài nguyên và Môi trưởng thị xã Bắc Ninh
- Ngày 22/4/2005, UBND thị xã Bắc Ninh ban hành Quyết định số 519/QĐ-CT
về việc bổ nhiệm cán bộ Bổ nhiệm ông Nghiêm Văn Nạo giữ chức Trưởng phòng Tàinguyên và Môi trường thị xã Bắc Ninh
- Ngày 12/6/2007, UBND thành phố Bắc Ninh đã ban hành Quyết định742/2007/QĐ-UBND về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức của phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Ninh
- Ngày 19/5/2009, UBND thành phố Bắc Ninh đã ban hành Quyết định700/2009/QĐ-UBND về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức của phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Ninh
Hiện nay, phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Ninh thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 5, Thông tư liên tịch số50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và
Bộ Nội vụ Lĩnh vực quản lý đất đai của thành phố bao gồm:
a) Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kếhoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường
b) Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi đượcphê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môitrường; theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường
c) Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt
d) Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sửdụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của
Ủy ban nhân dân cấp huyện
Trang 11đ) Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý
hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện
e) Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địaphương; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy địnhcủa pháp luật; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trưngdụng đất, gia hạn trưng dụng đất
g) Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định củapháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống thamnhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân côngcủa Ủy ban nhân dân cấp huyện
h) Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữphục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
i) Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên
và môi trường đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủyban nhân dân cấp xã
1.2 Căn cứ pháp luật về nhiệm vụ, chức năng của phòng TNMT
Nhiệm vụ, chức năng của phòng TNMT – UBND thành phố Bắc Ninh được quyđịnh trong chương 2 - thông tư số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV Thông tư liên tịchhướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên
và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đâygọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủyban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Thông tư được căn cứ vào cácnghị định sau:
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủquy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủquy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủquy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngangBộ;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên vàMôi trường;
Trang 12Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông
tư liên tịch hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của SởTài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Phòng Tài nguyên và Môitrường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọichung là Ủy ban nhân dân cấp huyện)
2 Vị trí chức năng, nhiệm vụ quyền hạn.
và Môi trường
2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
1 Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kếhoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cácnhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường
2 Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi đượcphê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môitrường; theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường
3 Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt
4 Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sửdụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của
Ủy ban nhân dân cấp huyện
5 Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý
hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện
6 Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địaphương; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy địnhcủa pháp luật; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trưngdụng đất, gia hạn trưng dụng đất
Trang 137 Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môitrường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các kế hoạch phòngngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; thực hiện công tác bảo vệmôi trường làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đềxuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu dulịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước, môi trường và
đa dạng sinh học trên địa bàn
8 Tham gia thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vậtngoại lai xâm hại; tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen vàsản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, quản lý nguồn gen; thamgia tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình bảo tồn và phát triển bền vững các hệsinh thái, loài và nguồn gen
9 Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước, nguồn nước sinhhoạt tại địa phương; điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp;kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng
10 Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện
và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền
11 Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thảivào nguồn nước theo thẩm quyền
12 Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đấthoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổchức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của phápluật
13 Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sảnchưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật
14 Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và thamgia cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn cấp huyện
15 Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tàinguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ tài nguyên, môi trườngbiển và hải đảo (đối với các huyện có biển, hải đảo)
16 Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định củapháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống thamnhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân côngcủa Ủy ban nhân dân cấp huyện
17 Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữphục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
Trang 1418 Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh
tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các hội và tổchức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền của Ủyban nhân dân cấp huyện
19 Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên
và môi trường đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủyban nhân dân cấp xã
20 Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thựchiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tàinguyên và Môi trường
21 Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạchcông chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷluật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người laođộng thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của
Ủy ban nhân dân cấp huyện
22 Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng theo quy định củapháp luật
23 Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý các nguồn tài chính và các dịch vụcông trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật
24 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theoquy định của pháp luật
- Biên chế công chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường được giao trên cơ sở
vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổngbiên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của huyện được cấp có thẩmquyền giao
Trang 15- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạchcông chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Phòng Tài nguyên và Môitrường xây dựng kế hoạch biên chế công chức theo quy định của pháp luật bảo đảmthực hiện nhiệm vụ được giao.
Trang 16CHƯƠNG II: KẾT QUẢ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 2.1 Nội dung chuyên đề
Nguồn ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu dân cư
Các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm trong khu dân cư trên địa bàn thành phố BắcNinh thường sử dụng đất ở làm mục đích sản xuất kinh doanh Các cơ sở sản xuất,kinh doanh với ngành nghề đa dạng được phân bổ không đồng đều, rải rác, đan xentrong các khu dân cư với mật độ tập trung khác nhau Số lượng cơ sở tập trung tại khuvực nội thành cao hơn so với số cơ sở tập trung tại khu vực ngoại thành Theo điều tra,trung bình cứ 10 hộ dân có 01 cơ sở sản xuất, kinh doanh Đặc biệt, tại các phườngtrung tâm của thành phố như phường Tiền An, phường Ninh Xá thì tỷ lệ này cao hơntrung bình khoảng 5 hộ dân có 01 cơ sở sản xuất, kinh doanh Loại hình sản xuất, kinhdoanh thường tập trung theo khu vực, ví dụ: tại khu vực chợ Bồ Sơn, phường VõCường tập trung chủ yếu các cửa hàng bán thuốc trừ sâu; khu vực đường Nguyễn Trãi,gần Bệnh viện Bắc Ninh tập trung chủ yếu các phòng khám bệnh tư nhân (phòng khám
đa khoa, phòng chụp X quang, phòng khám điều dưỡng,…); khu vực Hòa Đình –phường Võ Cường tập trung chủ yếu xưởng gara ô tô; khu vực đường Ngô Gia Tự,phường Tiền An chủ yếu là các cơ sở in ấn, quảng cáo; khu Y Na – phường Kinh Bắcchủ yếu là các nhà hàng, khách sạn, quán karaoke… Mỗi loại hình sản xuất, kinhdoanh với nhiều quy trình khác nhau đã phát thải ra các loại chất thải khác nhau, do đómức độ tác động đến môi trường cũng khác nhau Qua kết quả điều tra và lấy ý kiếnđánh giá của các hộ dân nơi có nhiều các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địabàn thành phố Bắc Ninh, có thể xác định các nguồn phát sinh chất ô nhiễm, cũng nhưthành phần chất gây ô nhiễm như sau:
Các cơ sở mạ, phun phủ, gia công cơ khí:
Trong quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí, việc xử lý, tẩy rửa bề mặt là một trongnhững công đoạn cần thiết Nước thải từ quá trình tẩy rửa bề mặt kim loại trước khi
mạ và trong quá trình mạ Nicken hay Chrome, nước thải sau khi rửa sạch các chi tiếtkim loại đã được mạ… có hàm lượng hóa chất, hàm lượng kim loại năng dư thừa rấtlớn Lượng nước thải này không qua xử lý, thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước sinhhoạt chung của thành phố gây ô nhiễm môi trường trầm trọng Do nước thải khôngđược xử lý, qua thời gian tích tụ và bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp sẽ tồn đọngtrong cơ thể con người, một số bệnh thường gặp ở những khu dân cư có các cơ sở mạ,gia công cơ khí là: viêm loét da, viêm đường hô hấp, ung thư
Các gara ô tô, các cơ sở in ấn, quảng cáo:
Hoạt động sơn, phun sơn, in ấn: phát thải ra môi trường không khí mùi sơn, bụi sơnảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh Đa phần các cơ sở đều không có hệ