sử dụng, những kết quả cần đạt được và thời gian dự kiến cho từng giai đoạn tiếp theo.Đặc biệt trong các khoa học thực nghiệm, đôi khi cần sử dụng những hoá chất, dụng cụđặc biệt, không
Trang 1ĐỀ CƯƠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
MỤC LỤC
Câu 1 1
Câu 2: 4
Câu 3: 5
Câu 4: 7
Câu 5: 9
Câu 6: 12
Câu 7: Trong thực tiễn cần xây dựng những nguồn lực nào cho NC 14
CÂU 8: Vì sao trong NCKH người NC cần xây dựng đề cương NC Xác định các thành phần cơ bản trong cấu trúc đề cương NC 16
Câu 9: PP NC cụ thể là gì? Có những PP NC cụ thể nào trong QL và KD 20
Câu 10 : 22
Câu 11: 23
Câu 12:Phương pháp xử lý dữ liệu trong quan lý và kinh doanh 25
Câu 13: 26
Câu 14: Các hình thức trình bày kết quả dữ liệu nghiên cứu bao gồm: trình bày dạng văn viết, trình bày bảng, trình bày hình 28
Câu 15: Tại sao khi trình bày nghiên cứu KH người nghiên cứu cần tuân thủ việc trích dẫn tài liệu Nêu các yêu cầu cần thực hiện khi trích dẫn tài liệu trong NCKH 31
Câu 16: 33
Câu 17: 35
Câu 18: 38
Trang 2Câu 1
Định nghĩa nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện qui luật của
sự vật và hiện tượng và vận dụng các qui luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật và hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng.
Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học
a Tính mới
Nghiên cứu khoa học là quá trình thâm nhập vào thế giới của những sự vật mà conngười chưa biết Vì vậy, quá trình nghiên cứu khoa học luôn là quá trình hướng tới nhữngphát hiện mới hoặc sáng tạo mới Tính mới là thuộc tính quan trọng số một của lao độngkhoa học
b Tính tin cậy
Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đó phải có khả năngkiểm chứng lại nhiều lần, do nhiều người khác nhau thực hiện trong những điều kiệnquan sát hoặc thí nghiệm hoàn toàn giống nhau với những kết quả thu được hoàn toàngiống nhau
c Tính thông tin
Sản phẩm khoa học luôn mang đặc trưng thông tin sản phẩm của nghiên cứu khoahọc được thể hiện: một báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, mẫu vật liệu mới, mẫu sảnphẩm mới, mô hình thí điểm
- Do thiếu những thông tin cần thiết và đủ tin cậy để xử lý những vấn đề được đặt
ra trong nghiên cứu
- Do trình độ, kỹ thuật của thiết bị thí nghiệm không đủ đáp ứng nhu cầu kiểmchứng giả thuyết
- Do khả năng của người nghiên cứu chưa đủ tầm xử lý vấn đề
- Do giả thuyết nghiên cứu đặt sai
- Do những tác nhân bất khả kháng
1
Trang 3g Tính kế thừa
Mỗi nghiên cứu phải kế thừa các kết quả nghiên cứu trong trong các lĩnh vực khoahọc rất khác xa nhau Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luậnnghiên cứu
Hiệu quả kinh tế của nghiên cứu khoa học hầu như không thể xác định
Các nhân tố cấu thành hoạt động nghiên cứu khoa học
a Chủ thể của nghiên cứu khoa học
Theo quan điểm hàn lâm: nghiên cứu khoa học là của các nhà khoa học có phẩmchất trí tuệ và tài năng đặc biệt, được đào tạo chu đáo Tuy nhiên, trong thực tế cũng cónhững người sản xuất bình thường có thể nghiên cứu khoa học, họ thử nghiệm để tìmkiếm những cái mới phục vụ cho sản xuất và đời sống Ngoài ra với sự cần thiết liên kết
đa ngành, chủ thể nghiên cứu có khi là một tập thể
b Mục đích của nghiên cứu khoa học
Là tìm tòi, khám phá các quy luật vận động của thế giới tự nhiên và xã hội, nhằmứng dụng chúng vào sản xuất hay tạo ra những giá trị tinh thần, thoả mãn nhu cầu củacon người
- Mục tiêu nhận thức: nhằm phát triển kho tàng tri thức của nhân loại
Mục tiêu sáng tạo: tạo ra công nghệ mới, nâng cao trình độ văn minh, năng
suất lao động
Mục tiêu kinh tế: góp phần làm tăng trưởng kinh tế xã hội.
Mục tiêu văn hoá, văn minh: Mở mang dân trí, nâng cao trình độ, hoàn thiện
con người ở mức cao hơn
c Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học là con đường, giải pháp tiếp cận để phát hiệnbản chất vấn đề Phương pháp nghiên cứu khoa học rất đa dạng, tuỳ thuộc vào lĩnh vựcnghiên cứu và đối tượng nghiên cứu Có thể là tổng quan các kết quả đã có; khảo sát phântích, đánh giá; thử nghiệm cách sản xuất mới; hệ thống hoá - mô hình hoá các quy luậtkhách quan, phân tích chuyên gia,
Trang 4Hình 1.2 Các cấp độ phương pháp nghiên cứu khoa học
Trong nghiên cứu khoa học, hai khái niệm phương pháp luận và phương pháp cụthể là gần gũi với nhau nhưng không đồng nhất Phương pháp luận là hệ thống quanđiểm, nguyên tắc chỉ đạo để xác định phương hướng tiếp cận để giải quyết vấn đề nghiêncứu; vì vậy nó thuần tuý lý luận Phương pháp cụ thể là cách thức, thủ thuật cụ thể; vừa
có tính lý luận vừa thực tiễn Phương pháp luận chỉ đạo phương pháp cụ thể, phươngpháp cụ thể xuất phát từ phương pháp luận trong sự thống nhất chung
d Sản phẩm của nghiên cứu khoa học
Khoa học luôn hướng đến cái mới Sản phẩm của nghiên cứu khoa học là nhữngthông tin mới, sản phẩm mới, lý thuyết mới, (Nhiều ý tưởng khoa học độc đáo đi trướcthời đại đã dẫn dắt sự phát triển của thực tiễn Tuy nhiên cũng cần có nhận thức cái mớikhông phải quá lớn lao Trong điều kiện phân hóa khoa học theo từng lĩnh vực hẹp, cáimới có thể rất nhỏ nhưng sẽ góp phần đóng góp cho phát triển xã hội.)
e Giá trị khoa học
Giá trị khoa học được quyết định bởi độ tin cậy, tính ứng dụng và quy mô, phạm
vi áp dụng phục vụ cuộc sống Sản phẩm khoa học phải có tính khách quan, có thể kiểmtra và đánh giá được
3
Trang 5sử dụng, những kết quả cần đạt được và thời gian dự kiến cho từng giai đoạn tiếp theo.Đặc biệt trong các khoa học thực nghiệm, đôi khi cần sử dụng những hoá chất, dụng cụđặc biệt, không có sẵn mà phải đặt mua trước một thời gian rất dài, thì việc dự liệu một
kế hoạch nghiên cứu rõ ràng càng đóng vai trò quan trọng
Trang 6Xác định vấn đề nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Chọn mẫu nghiên cứu
Thu thập dữ liệu nghiên cứu
Phân tích dữ liệu nghiên cứu
Kết luận và báo cáo kết quả nghiên cứu
Xử lý dữ liệu nghiên cứu
Câu 3:
Quy trình nghiên cứu trong quản lý và kinh doanh
Hình 1.4 Quy trình nghiên cứu trong quản lý và kinh doanh
a Xác định vấn đề nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu trong nghiên cứu quản lý kinh doanh là nhận dạngđược: Các vấn đề nghiên cứu là gì? Vấn đề nghiên cứu trong quá trình quản lý và kinhdoanh thường xuất phát từ đâu? Bằng cách nào để có được các vấn đề đó? Mô hìnhnghiên cứu trong vấn đề nghiên cứu là gì? Cụ thể hóa thực tiễn bằng mô hình lý thuyếtnhư thế nào?
Phát hiện được vấn đề nghiên cứu là một bước rất quan trọng trên bước đường
phát triển nhận thức Tuy nhiên nêu vấn đề lại chính là công việc khó nhất đối với các
nhà nghiên cứu trẻ tuổi, còn ít kinh nghiệm Nghiên cứu một đề tài khoa học nên bắt đầu
từ cái gì? Câu trả lời trong trường hợp này luôn là "Hãy bắt đầu từ phát hiện vấn đề nghiên cứu", nghĩa là đặt câu hỏi Chính vì vậy, một điều cần lưu ý là: vấn đề nghiên cứu
cần được trình bày dưới dạng một câu nghi vấn
b Thiết kế nghiên cứu
Là thiết kế một chiến lược để đạt được mục tiêu nghiên cứu Điều này đồng nghĩavới việc phải xác định một cách cụ thể cái gì mình muốn đạt được và xác định phươnghướng và cách tối ưu để có thể đạt được nó
c Chọn mẫu nghiên cứu
5
Trang 7Chọn mẫu nghiên cứu là bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu Việc này sẽgiúp chúng ta giảm được thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu, nhưng vẫn đảm bảođược yêu cầu về tính xác của nghiên cứu Hầu hết các nghiên cứu về kinh tế - xã hôi –nhân văn đều thuộc nhóm nghiên cứu có chọn mẫu đại diện
d Thu thập dữ liệu nghiên cứu
Quá trình thu thập dữ liệu là một công việc rất quan trọng trong quá trình thựchiện nghiên cứu nói chung và nghiên cứu trong quản lý và kinh doanh nói riêng Cầnphân biệt hai khái niệm khác nhau là dữ liệu và thông tin Đây là 2 phạm trù độc lập trongquá trình nghiên cứu Thông tin có thể biến thành dữ liệu và dữ liệu sau khi được xử lýđược biến thành thông tin
Quá trình thu thập dữ liệu thông thường trong các nghiên cứu là quá trình thu thập
số liệu thứ cấp và sơ cấp bằng nhiều cách khác nhau như thu thập, điều tra bằng bảng câuhỏi, phỏng vấn, quan sát …mục đích việc thu thập nhằm để có được dữ liệu để phân tích
và nghiên cứu
e Xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu chúng ta thu thập được tồn tại dưới 2 dạng là dữ liệu mang tính chất địnhtính và dữ liệu mang tính chất định lượng Các dữ liệu và thông tin định tính cần đượcphân tích để xây dựng các luận cứ, khái quát hóa nhằm phát hiện ra các quy luật, phục vụcho việc chứng minh hoặc bác bỏ những giả thuyết khoa học Có 2 phương pháp để xử lý
dữ liệu và thông tin:
Xử lý toán học đối với các dữ liệu và thông tin định lượng Đây là việc sửdụng toán thống kê để xác định xu hướng diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được, tức
là xác định quy luật thống kê để tập hợp số liệu
Xử lý logic đối với các tài liệu và thông tin định tính: Đây là việc đưa ra cácphán đoán về bản chất các sự kiện, đồng thời thể hiện những liên hệ logic, của các sựkiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét
f Kết luận và báo cáo kết quả nghiên cứu
Khâu cuối cùng trong quá trình nghiên cứu là kết luận lại những nội dung đã thựchiện trong quá trình nghiên cứu Báo cáo kết quả nghiên cứu là công việc hệ trọng, đây là
cơ sở để đánh giá những đóng góp của tác giả và sử dụng để ứng dụng vào thực tế, đồngthời nó là bút tích để lại cho các đồng nghiệp sau này
Trang 8Câu 4:
Vấn đề nghiên cứu trong quản lý và kinh doanh là những vấn đề mâu thuẫn
trong lĩnh vực quản lý và kinh doanh mà nhà nghiên cứu phải giải quyết về lý luận vàthực tiễn bằng phương pháp cụ thể Vấn đề cần nghiên cứu là sự kiện, hiện tượng mớichưa ai biết hoặc vấn đề chưa giải quyết được với kiến tkđhức cũ, đòi hỏi phải đầu tưnghiên cứu mới có thể giải quyết được Trong quản lý và kinh doanh, các vấn đề nghiêncứu có thể phân chia thành các lĩnh vực như: tổng quát về kinh tế, kinh doanh, doanhnghiệp; tài chính, kế toán, hành vi tổ chức và quản lý, tiếp thị và bán hàng
Phân loại vấn đề nghiên cứu trong quản lý và kinh doanh:
a, Vấn đề nghiên cứu tổng quát về kinh tế, kinh doanh và doanh nghiệp:
Xu hướng phát triển của các doanh nghiệp hoặc ngành
Giá cả và lạm phát
Môi trường kinh doanh toàn cầu
Trong nghiên cứ tổng quát về kinh tế, kinh doanh và doanh nghiệp, các nhà nghiêncứu thường quan tâm đến dự báo Độ dài của dự báo bao gồm các loại: dự báo ngắn hạn(dưới 1 năm), dự báo trung hạn (trên 1 năm, dưới 5 năm), dự báo dài hạn (trên 5 năm)
b, Vấn đề nghiên cứu về tài chính và kế toán
Dự báo khuynh hướng của lãi suất
Tiên đoán giá trị hàng hóa, cổ phiếu và trái phiếu
Nghiên cứu liên quan đến sát nhập và thôn tính doanh nghiệp
Nghiên cứu quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro
Nghiên cứu sự tác động của thuế khóa
Phân tích doanh mục đầu tư
Nghiên cứu về các tổ chức tài chính
Nghiên cứu về lợi nhuận kỳ vọng
Mô hình định giá tài sản vốn
Nghiên cứu rủi ro tín dụng
Trang 9 Hiệu quả của tổ chức
Nghiên cứu về cơ cấu tổ chức
Nghiên cứu về sự liên lạc và không khí tổ chức
d, Vấn đề nghiên cứu về tiếp thị và bán hàng
Đo lường tiềm năng thị trường
Phân tích thị phần
Nghiên cứu phân khúc thị trường
Sự quyết định đặc tính của thị trường
Phân tích doanh số bán hàng
Nghiên cứu các kênh phân phối
Thử nghiệm sản phẩm mới
Nghiên cứu quảng cáo
Nghiên cứu hành vi và sự thỏa mãn của người tiêu dùng
Trang 10Câu 5:
- Khái niệm khung logic của vấn đề nghiên cứu :
Khung logic là một công cụ quản lý với mục đích tạo ra thiết kế tốt thể hiện tínhlogic của nghiên cứu và các cấu phần mà nó đóng góp Về căn bản nó được sử dụng để
hỗ trợ người lập kế hoạch nghiên cứu cấu trúc và định dạng ý tưởng của họ trong mộtmẫu tiêu chuẩn một cách rõ ràng
Khung logic là một ma trận 4x4 Theo chiều dọc là cấp bậc mục tiêu bao gồm:
Cấp 1: Mục đích (mục tiêu tổng thể); Cấp 2: Mục tiêu (mục tiêu cụ thể); Cấp 3: Kết quả (các sản phẩm đầu ra); Cấp 4: Nội dung (các hoạt động nghiên cứu).
Theo chiều ngang khung logic bao gồm:
Tóm tắt các thông tin ở các cấp độ mục đích – mục tiêu- kết quả và hoạt động, Chỉ tiêu đo lường: các chỉ tiêu/chỉ báo cho biết việc đạt được các mục tiêu ở các
cấp độ Đây là các thông số để đo lường, thẩm định mức độ đạt được của các mục tiêu ởcác cấp độ, nó bao gồm các thông số định lượng, định tính, chất lượng và thời gian hoànthành;
Phương tiện: các nguồn cụ thể của các dữ liệu cần thiết để xem xét mức độ đạt
được của các mục tiêu ở các cấp độ để thẩm định các chỉ tiêu,
Các giả định quan trọng: để có thể di chuyển từ một mục tiêu/kết quả lên mục
tiêu và kết quả cao hơn Các giả định là các sự kiện, điều kiện, quyết định quan trọng,nằm ngoài sự quản lý của nghiên cứu nhưng lại rất thiết để đạt được mục tiêu ở các cấp
độ khác nhau
Bảng 2.2 Khung logic nghiên cứu
STT Tóm tắt Chỉ tiêu đo lường Phương tiện Giả định quan trọng
9
Trang 11b, Xác định mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu hay mục tiêu cụ thể là tác động trực tiếp, đo đếm được của nghiên cứu,
đó chính là kết quả cuối cùng được hoàn thành của nghiên cứu
Các mục tiêu nghiên cứu cần cụ thể, đo lường được kết quả của nghiên cứu và là
cơ sở để xác định phương pháp luận nghiên cứu và đánh giá kết quả nghiên cứu Khôngđược nhầm lẫn giữa mục tiêu và mục đích tổng thể, mục tiêu là cụ thể và trực tiếp
Các mục tiêu cần được viết vắn tắt và cô đọng để mô tả những gì mà nghiên cứumang lại Mỗi một mục tiêu không viết quá 2 câu
c, Xác định kết quả nghiên cứu
Kết quả (các sản phẩm đầu ra) là kết quả mà nghiên cứu bảo đảm đạt được Đầu
ra cần được viết dưới dạng chuỗi các kết quả theo thời gian Trong nghiên cứu, nó có thể
là các đầu ra cụ thể của năm thứ 1, năm tiếp theo, mà trong đó kết quả cuối cùng cầnđược chỉ ra ở từng thời điểm cụ thể trong khung logic
Việc xác định các kết quả nghiên cứu là việc xác định nghiên cứu sẽ hình thànhcái gì
d, Xác định nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu hay các hoạt động nghiên cứu là các hành động chủ chốtđược tiến hành nhằm tạo ra được kết quả đầu ra Mỗi một mục tiêu của các cấp độ đầu racần có một hoạt động hoặc nhóm hoạt động để hỗ trợ cho việc này; các họat động đượcxác định như là chiến lược hành động để hoàn thành được từng kết quả/đầu ra
e, Xác định giả định quan trọng
Các giả định là các sự kiện, điều kiện, quyết định quan trọng, nằm ngoài sự quản
lý của nghiên cứu nhưng lại rất thiết để đạt được mục tiêu ở các cấp độ khác nhau Các
giả định quan trọng là các điều kiện, nhân tố bên ngoài, nó không được quản lý hoặc tiếnhành bởi nghiên cứu, nhưng việc đạt được các mục tiêu lại phụ thuộc vào nó Tuy nhiêncũng lưu ý là không đưa ra các giả định có tính hiển nhiên, hoặc ngược lại là không thểxảy ra; đồng thời cũng không đưa ra giả định chung chung hoặc đó là việc mà nghiên cứuphải làm
ví dụ như: trời sẽ không mưa vào thời điểm đó, tiếp cận được các hiện trườngthích hợp, Giả định, tóm lại là nhân tố bên ngoài, thực sự quan trọng, có khả năng xảy
ra và là điều kiện cần để đạt được mục tiêu ở một cấp độ nào đó
f, Xác định các chỉ tiêu đo lường nghiên cứu
Chỉ tiêu đo lường: các chỉ tiêu/chỉ báo cho biết việc đạt được các mục tiêu ở các
cấp độ Đây là các thông số để đo lường, thẩm định mức độ đạt được của các mục tiêu ởcác cấp độ, nó bao gồm các thông số định lượng, định tính, chất lượng và thời gian hoànthành
Trang 12g, Xác định phương tiện thẩm định chỉ tiêu
Phương tiện là các nguồn cụ thể của các dữ liệu cần thiết để xem xét mức độ đạtđược của các mục tiêu ở các cấp độ để thẩm định các chỉ tiêu
h, Xác lập ma trận khung logic
Nhằm sắp xếp một cách hệ thống phục vụ cho việc thực hiện nghiên cứu và giámsát và đánh giá Việc hoàn thiện khung logic cần quan tâm nhiều hơn đến các cột CHỈTIÊU và PHƯƠNG TIỆN THẨM ĐỊNH và tính logic theo CHIỀU ĐỨNG từ trên xuống
và dưới lên
**** Xác định mục tiêu cho 1 nghiên cứu cụ thể : ( Tự làm)
Phần này trình bày mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể mà nghiên cứu nhắm đến Cácmục tiêu nên dùng động từ hành động để chỉ rõ nghiên cứu dự định làm gì Cần trình bàyđược thông số sẽ dùng để đánh giá mục tiêu Mục tiêu chung được trình bày trước Sau
đó, các mục tiêu cụ thể để đạt được mục tiêu chính sẽ được trình bày sau Các mục tiêu
cụ thể nên được trình bày ngắn gọn, mỗi mục tiêu một dòng và được đánh số thứ tự
Ví dụ:
Đề tài này đặt mục tiêu chính là qua phân tích động lực học của cơ cấu RLC, cải thiệnđược hiệu năng của cơ cấu Hiệu năng được đánh giá qua khả năng hệ thống thắng đượclực cản ma sát lớn hơn, cho tốc độ di chuyển lớn hơn so với cơ cấu cũ
Các mục tiêu cụ thể là:
1 Phân tích đặc tính động lực học của cơ cấu RLC 07 để tìm ra khả năng tiếp tục cải tiến
cơ cấu này;
2 Thiết kế, chế tạo hệ thống cơ cấu cải tiến để tiến hành thí nghiệm khảo sát và so sánhhiệu năng với cơ cấu cũ;
3 Tiến hành thí nghiệm để phân tích, đánh giá các đặc tính động lực học chính của cơ hệmới nhằm tiếp tục phát triển, hoàn thiện và hiện thực hóa ứng dụng của nó
11
Trang 13Câu 6:
Việc đặt tên đề tài nghiên cứu tuân thủ các yêu cầu::
-Tên đề tài phải có ý nghĩa khoa học
- Phải thể hiện được ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Phải thể hiện được tính cấp thiết của đề tài
- Không nên chọn tên đề tài quá rộng hoặc quá tổng quả hay quá hẹp hoặc quá cụ thể
- Không nên chọn đề tài khó tiếp cận, khó tiến hành hoặc không gắn với hoạt động của 1nghiên cứu
- Không nên chọn tên đề tài khó thiết kế công cụ đánh giá, xác định sản phẩm
- Không nên chọn các tên đề tài vượt quá khả năng nghiên cứu của người nghiên cứu
- Dễ hiểu, bao quát và ngắn gọn
Việc đặt tên đề tài nghiên cứu dựa trên những nguyên tắc
- Tên đề tài diễn đạt cần ngắn, gọn, chính xác, dễ hiểu, bao quát được đối tượng, mức
độ, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội
- Tên đề tài nghiên cứu khoa học khác với tên tác phẩm văn học Tên tác phẩmvăn học có thể mang ý nghĩa ẩn dụ sâu xa Còn tên đề tài khoa học chỉ được mang một ýnghĩa, không cho phép hiểu hai hay nhiều nghĩa
- Tên đề tài tránh dài dòng, nên ít chữ, chứa nhiều thông tin và từ khóa
Ví dụ: Nghiên cứu quan hệ phụ thuộc giữa sản phẩm ngoài gỗ với rừng và conngười và đề xuất các giải pháp thích hợp để góp phần cải thiện, nâng cao đời sống đồngbào dân tộc Thái sau khi đóng cửa rừng tự nhiên tại vùng cao xã Tà Bỉnh, huyện TàNùng, tỉnh Lạng Sơn
- Tên đề tài tránh nhiều từ: của, thì, mà, là
Trang 14Ví dụ: Đề tài: Ảnh hưởng của trình độ học vấn của chủ hộ đến tổng thu nhập củanông hộ ở xã A, huyện B, tỉnh C.
Trình độ học vấn của chủ hộ ảnh hưởng đến tổng thu nhập nông hộ ở xã A,huyện B, tỉnh C
- Không nên đặt tên đề tài luận văn bằng những cụm từ có độ bất định cao vềthông tin, như: - Vài suy nghĩ về …
Trang 15Câu 7: Trong thực tiễn cần xây dựng những nguồn lực nào cho NC
Yêu cầu về nguồn lực có thể bao gồm ít nhất 7 hạng mục: Nguồn lực con người, phương tiện, thiết bị, nguồn cung cấp, tài chính, hỗ trợ về tổ chức, và các nguồn lực liên quan khác Các hạng mục này cần được xác định, tính toán cụ thể khi thảo luận để chuẩn
bị đề xuất kinh phí cho dự án nghiên cứu
Nguồn nhân lực
Sự sẵn sàng về nguồn nhân lực để tiến hành tất cả các khía cạnh của nghiên cứu làyếu tố cốt lõi để bảo đảm nghiên cứu thành công Điều này không chỉ bao gồm cá nhâncác nhà nghiên cứu, kỹ thuật viên nghiên cứu, trợ lý nghiên cứu; mà còn quan trọng làcác nhân viên hỗ trợ, hành chính, kế toán và trợ lý hiện trường Những người này là sẵnsàng tại các thời điểm theo kế hoạch nghiên cứu? Họ đã có đủ kỹ năng thích hợp chonghiên cứu? Có hay chưa cơ chế giám sát thích hợp để quản lý sự tham gia trong nghiêncứu? Như vậy nhà nghiên cứu cần chuẩn bị để quản lý các thành tố nguồn nhân lựccủa nghiên cứu một cách thích hợp và thỏa đáng
Phương tiện, thiết bị
Phương tiện cần thiết cho nghiên cứu cần phải hết sức cụ thể Phòng thí nghiệm,hiện trường như thế nào để hoàn thành nghiên cứu? Các phương tiện cần thiết là sẵn sàng
ở các thời điểm nghiên cứu thích hợp?
Kế hoạch về chuẩn bị và sử dụng thiết bị cũng có tầm quan trọng như là nguồnnhân lực và phương tiện Trong trường hợp đặc biệt, thiết bị chuyên ngành cần phải có,
và điều quan trọng là người nghiên cứu cần có đủ kỹ năng để sử dụng và bảo quản thiết
bị đó Nếu cần thiết phải có đào tạo, và như vậy thì nguồn kinh phí sẽ ở đâu?
Tất cả các nghiên cứu liên quan đến quản lý và kinh doanh đều yêu cầu có nguồncung cấp các vật tư văn phòng phẩm, thiết bị, Cần làm rõ nguồn cung cấp, chất lượng,giá cả, thời gian, cho các hạng mục nghiên cứu
Tài chính
Sau khi thẩm định, tính toán những gì mà nghiên cứu cần như nguồn nhân lực,phương tiện, thiết bị, nguồn cung cấp, trên cơ sở đó xác định nguồn tài chính cần có.Yêu cầu hỗ trợ cho nghiên cứu luôn luôn được cân bằng giữa ý tưởng của người nghiêncứu với nguồn ngân sách thực tế, do vậy điều này cần có sự cân đối giữa mục tiêu nghiêncứu với nguồn tài chính tối thiểu phải có để có thể hoàn thành nghiên cứu
Hỗ trợ về tổ chức thể chế: Một cách chắc chắn là nghiên cứu cần có sự hỗ trợ của cơ
quan về tài chính, thiết bị, sử dụng phương tiện, và các cơ quan, tổ chức, địa phươngkhác về điều kiện làm việc, nghiên cứu Làm rõ điều này sẽ là thuận lợi cho việc triểnkhai kế hoạch nghiên cứu
Trang 16Một số nghiên cứu cần có giấy phép hoặc chấp thuận chính thức ở một số hoạtđộng, do vậy cũng cần có sự hỗ trợ về mặt pháp lý Ví dụ như nghiên cứu biến đổi gien(Genetically modified organism – GMOs) hoặc du nhập côn trùng để điều khiển sinh học,
15
Trang 17CÂU 8: Vì sao trong NCKH người NC cần xây dựng đề cương NC Xác định các thành phần cơ bản trong cấu trúc đề cương NC
Đề cương nghiên cứu (Research Proposal) là một tài liệu khoa học được công bố ởgiai đoạn khởi đầu của một nghiên cứu Với các đề tài nghiên cứu khoa học của sinhviên, luận văn tốt nghiệp của học viên cao học hay luận án của nghiên cứu sinh, đề cươngnghiên cứu có vai trò như một báo cáo xin phép được triển khai nghiên cứu
Các lý do căn bản để người làm nghiên cứu cần và nên viết đề cương nghiên cứubao gồm:
(1) Cho tác giả nghiên cứu một cơ hội để cân nhắc kỹ càng về lựa chọn của mình,
để công bố và xác định rõ rằng mình muốn nghiên cứu vấn đề gì;
(2) Cung cấp cho bản thân tác giả một bản dàn ý và hướng dẫn tiến trình thựchiện nghiên cứu; Đề cương là một bản kế hoạch hành động, mô tả phạm vi nghiên cứu,các bước tiến hành công việc nghiên cứu và kết quả mong muốn đạt được;
(3) Đề cương đóng vai trò một công cụ giao tiếp giữa nhà nghiên cứu với nhữngngười đánh giá, cấp phép hoặc cấp kinh phí cho nghiên cứu, cho phép người hướng dẫn,đơn vị quản lý hay nhà tài trợ hiểu rõ tác giả muốn nghiên cứu vấn đề gì và kế hoạch đểthực hiện nó như thế nào;
(4) Cho nhà nghiên cứu một cơ hội để nhận được các phản hồi, đóng góp củangười hướng dẫn khoa học, của hội đồng khoa học cũng như những người quan tâm khác
để hoàn chỉnh hơn dự kiến nghiên cứu của mình;
(5) Đóng vai trò như một bản “hợp đồng” giữa tác giả với người hướng dẫn hayđơn vị quản lý; Đề cương, khi đã được thông qua, chính là một bản hợp đồng có sự đồngthuận của tất cả các bên tham gia, bao gồm nhà nghiên cứu, người hướng dẫn, nhà quản
lý, nhà tài trợ Không một ai trong số đó có thể đứng ngoài mà không được sự nhất trí củatất cả các bên
(6) Là hồ sơ xin cấp phép (về mặt học thuật, đạo đức, cấp học bổng hay kinh phí)cho triển khai nghiên cứu
Các đề cương nghiên cứu thường cần có các phần cơ bản sau đây :
- Tiêu đề ( tên đề tài nghiên cứu)
Chủ đề nghiên cứu là yếu tố rất quan trọng cần phải xác định trước khi đặt vấn vềxây dựng đề cương nghiên cứu khoa học Với một chủ đề phù hợp thì người viết có thểtạo ra một đề cương có chất lượng và tính thuyết phục cao
Chọn một chủ đề nghiên cứu cần phải:
Trang 18 Có sự thích thú của người nghiên cứu (phù hợp với năng lực và trình độchuyên môn);
Có nhu cầu của thực tế về sản xuất hay lý luận;
Đúng xu hướng phát triển của thời đại (ô nhiễm môi trường, đánh giá tác độngmôi trường, đa dạng sinh, bảo vệ tài nguyên, ); và
Xem xét khả năng kinh phí sẽ có
Nguyên tắc chung để đặt tiêu đề (tên nghiên cứu) là cần chắc chắn về những gì dựđịnh làm Tiêu đề phải bao gồm những từ chuyên môn thông dụng của lĩnh vực nghiêncứu, mô tả được công việc dự định thực hiện Tiêu đề cần súc tích, ngắn gọn, tránh nhữngcụm từ chung chung như “một nghiên cứu về…”, “một khảo sát về…” v.v Tiêu đề nênchứa những từ khóa chính phản ảnh vấn đề và hướng giải quyết để sau này, người đọc cóthể dễ dàng tìm thấy đề tài trong các kho lưu trữ
- Lý do chọn đề tài
Một đề cương nghiên cứu thường có dung lượng khoảng vài trang với luận văncao học, hay vài chục trang với luận án tiến sỹ Phần giới thiệu nói chung chỉ nên chiếmkhoảng 1-2 trang A4, do vậy cần viết ngắn gọn, tránh đi vào các chi tiết Mục đích củaphần này là giới thiệu cho người đọc biết bối cảnh nảy sinh vấn đề nghiên , nội dung củavấn đề nghiên cứu, các mục tiêu chính của nghiên cứu, nghĩa là nêu lên được tính cấpthiết của vấn đề nghiên cứu
Lý do chọn đề tài trả lời cho câu hỏi:
Tại sao tác giả chọn đề tài này?
Dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nào?
- Xác định mục tiêu nghiên cứu
Để trả lời cho câu hỏi: Nghiên cứu này được thực hiện để làm gì? Thông thường,mục đích nghiên cứu của tác giả là tìm tòi làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu, đưa
ra giải pháp làm thay đổi, chuyển biến đối tượng theo hướng tích cực hơn
Mục đích, mục tiêu của nghiên cứu được cụ thể hóa bằng cây mục tiêu
- Xác định khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nội dung của vấn đề nghiên cứu cần được làm rõ
Khách thể nghiên cứu là một bộ phận trong thế giới khách quan mà đề tài quantâm Nó thể hiện giới hạn mà đề tài không được phép vượt qua Nó chứa đựng đối tượngkhảo sát
Đối tượng khảo sát là một phần trong khách thể mà tác giả đi sâu nghiên cứu
Ví dụ: Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Từ Liêm
17
Trang 19 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng
Khách thể nghiên cứu: Các ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn
Đối tượng khảo sát: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
Từ Liêm
Là phạm vi mà đề tài thực hiện Giới hạn về không gian, thời gian, nội dung, đốitượng khảo sát Việc xác định giới hạn đề tài giúp người nghiên cứu đi đúng trọng tâmkhông chệch hướng
- Xác định nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở thực hiện các mục tiêu nghiên cứu
cụ thể Lưu ý về sự thống nhất, kết nối về nội dung giữa các chương, mục
- Dự kiến các kết quả nghiên cứu
Thông thường, phần này nêu ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của nghiêncứu
Trong mục “Ý nghĩa khoa học”, cần liệt kê các đóng góp có thể có của nghiên cứunếu được hoàn thành cho việc mở rộng kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực, quá trình hay hệthống liên quan
Mục “Ý nghĩa thực tiễn” cần nêu lên các đóng góp của nghiên cứu về thiết kế,công nghệ, điều khiển quá trình … cho các hoạt động thực tiễn
- Trình bày phương pháp nghiên cứu
Liệt kê những phương pháp mà chủ thể nghiên cứu sẽ sử dụng để thực hiện cácnhiệm vụ của đề tài Mỗi phương pháp cần nêu rõ mục đích sử dụng và cách thức tiếnhành Phần này cần nêu được phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể
“Phương pháp luận” là một kế hoạch triển khai các công cụ cần thiết để thực hiệnnghiên cứu này Cũng nên và cần giải thích tại sao lại sử dụng các công cụ đó
“Phương pháp nghiên cứu cụ thể” nên trình bày các phương pháp thu thập, xử lý
và phân tích dữ liệu cơ bản Các ý chính cần trình bày về phương pháp nghiên cứu gồm:
- Mô tả các hoạt động cụ thể để đạt được từng mục tiêu như đã trình bày ở phần
“Mục tiêu nghiên cứu”;
- Làm cho người đọc thấy rõ, nghiên cứu cần thực hiện các phương pháp nào đểthu thập dữ liệu Cần trình bày rõ, dữ liệu nghiên cứu được đo định lượng từ các thínghiệm, hay khảo sát đánh giá ý kiến, phiếu khảo sát…
- Nêu rõ phương pháp dự định dùng để xử lý dữ liệu thí nghiệm;
- Lý giải tại sao chọn phương pháp này mà không chọn các phương pháp khác.Phần này cần trình bày các công cụ, các thiết bị cần thiết để thực hiện các phươngpháp nghiên cứu đã nêu Với các thiết bị đo, nếu có thể, nên nêu yêu cầu về độ chính xác,
Trang 20thang đo, độ phân giải… Cũng cần nêu rõ, thiết bị đã sẵn có hay chờ mua sau khi nghiêncứu được duyệt Các giải thích này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để những ngườiđọc, người đánh giá đề cương có thể góp ý cho tác giả về cách chọn công cụ, thiết bị hay
tư vấn thêm
- Tiến độ và dự toán kinh phí
Tiến độ thực hiện là mức độ tiến triển của công việc trong 1 khoảng thời gian nhấtđịnh Khi thực hiện đề tài, người nghiên cứu cần lập tiến độ nghiên cứu để theo dõi, tổchức, kiểm soát việc thưc hiện nghiên cứu và kết thúc nghiên cứu 1 cách có hiệu quả.Căn cứ vào khối lượng nghiên cứu đã dự kiến và khung thời gian đã định, tác giả cần đềxuất kế hoạch thực hiện từng nội dung này Cần lưu tâm không những thứ tự các bướctiến hành, mà còn quỹ thời gian được cân đối cho khối lượng công việc của từng bước.Nên nêu rõ kết quả cần đạt được của mỗi bước
Dự toán kinh phí là việc lập các bảng tính chi phí cần thiết để thực hiện nghiêncứu Thông dụng nhất là cách bóc tách khối lượng cho từng công việc một Căn cứ xâydựng dự toán kinh phí là các nội dung nghiên cứu, khối lượng công việc cần triển khai vàcác định mức kinh tế kỹ thuật do cơ quan chức năng ban hành, các chế độ, chính sáchhiện hành
Kinh phí cần được trình bày theo các hạng mục chi tiêu chính, đồng thời cho thấy
sự cần thiết của nó Khi chuẩn bị phần kinh phí, cần xem lại từ đâu đến cuối đề xuất đểlàm một danh sách cá nhân, thiết bị, phương tiện, vật liệu cần thiết để tiến hành nghiêncứu Danh sách ban đầu của nguồn lực cần thiết sẽ cung cấp cơ sở cho việc tính toán cáchạng mục chi phí đa dạng
- Trích dẫn và tài liệu tham khảo
Chỉ được liệt kê các tài liệu đã trích dẫn trong đề cương Nói chung, cần tránh sử dụngtài liệu tham khảo là các sách giáo khoa, giáo trình trừ khi bắt buộc phải lấy thông tin từ
đó Số lượng tài liệu tham khảo cho một đề cương cao học nên ít nhất là 10 Số lượngquá ít dẫn đến người đánh giá có thể cho rằng, hoặc tác giả không biết nghiên cứu củamình có mới không, có đóng góp gì cho kiến thức đã có không, hoặc không có ai quantâm đến lĩnh vực này Dù là lý do nào, cũng dẫn đến đánh giá cho rằng đề xuất nêu lêncủa đề cương là không đáng quan tâm nghiên cứu
19
Trang 21Câu 9: PP NC cụ thể là gì? Có những PP NC cụ thể nào trong QL và KD
Phương pháp nghiên cứu cụ thể là giải pháp, tiếp cận nghiên cứu, công cụ nghiêncứu, thực nghiệm để thực hiện nội dung nghiên cứu và giúp cho nghiên cứu đạt được kếtquả và mục tiêu
Phương pháo nghiên cứu cụ thể bao gồm 1 số nhóm chính sau:
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, thực nghiệm
Phương pháp quan sát khoa học: Là một hoạt động có tổ chức, mục đích, kế
hoạch và có phương tiện để tìm các dấu hiệu đặc trưng hay quy luật vận động của đốitượng nghiên cứu
Phương pháp điều tra tự nhiên và xã hội: Là phương pháp khảo sát một nhóm đối
tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện quy luật, những đặc điểm định tính và địnhlượng của đối tượng nghiên cứu
Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm Việc
tổ chức thử nghiệm cần có thiết kế cụ thể để có thể đánh giá được kết quả
Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: Trên cơ sở tổng kết các kinh
nghiệm một cách có hệ thống, khách quan các kết quả nghiên cứu, các tri thức đã có vềmột vấn đề nào đó, đưa ra khuyến cáo nhân rộng trên hiện trường hay tổ chức chia sẻ ởcác hội thảo
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Bắt đầu bằng việc phân tích, phân loại các tài liệu để tìm ra cấu trúc lý thuyết, các xuhướng phát triển; từ đó tổng hợp để xây dựng một hệ thống khái niệm, phạm trù mới
Nhóm phương pháp nghiên cứu chuyên gia
Là phương pháp sử dụng trí tuệ của một đội ngũ chuyên gia trong chuyên ngànhnghiên cứu để xem xét nhận định một vấn đề nào đó Phương pháp này giúp cho việcphát huy trí tuệ tập thể, tuy nhiên đôi khi nó phụ thuộc vào chủ quan, kinh nghiệm, địnhkiến của chuyên gia nên kém khách quan Các tổ chức thông thường là hội thảo có sựtham gia hoặc làm việc nhóm
Phương pháp mô hình hóa, mô phỏng toán học các quy luật tự nhiên và xã hộI
Các tri thức có thể được khái quát thành các quy trình, mô hình để điều khiển tạo
ra sản phẩm mới Trên cơ sở dữ liệu đầu vào từ điều tra, thử nghiệm, thống kế toán họcđược áp dụng để đạt được các kết quả: i) So sánh đánh giá các kết quả nghiên cứu, ii)Phát hiện quy luật theo một dạng hàm toán học, iii) Mô phỏng, khái quát hoá thành các
mô hình toán phục vụ dự báo, điều khiển các quy luật tự nhiên và xã hội
Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia: Đối với phát triển nông thôn, quản lý
Trang 22nghiên cứu từ nhà nghiên cứu trở nên khó áp dụng và “chuyển giao” vào thực tế, người tabuộc phải suy nghỉ đến những nghiên cứu phục vụ cho nhu cầu đích thực của người dân,hoặc giải quyết các vấn đề mà hộ gia đình đang gặp phải Trong đó người dân tham giavào tiến trình nghiên cứu với nhà khoa học
21