Tại huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, chính quyền và các ban nghành đoàn thể đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống SDD, song tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức
Trang 1LÊ QUANG TRUNG
“NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ NẬM NHOÓNG
HUYỆN QUẾ PHONG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016-2020”
ĐỀ ÁN
QUẾ PHONG – 2016
Trang 2LÊ QUANG TRUNG
“NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ NẬM NHOÓNG
HUYỆN QUẾ PHONG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016-2020”
ĐỀ ÁN
Người hướng dẫn khoa khọc:
Ngô Ngọc Thắng
QUẾ PHONG - 2015
Trang 3nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Người viết cam kết
Lê Quang Trung
Trang 4Đại học Y Dược Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiển đề tài.
Tôi xin cảm ơn Khoa y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, cùng các thày cô trong khoa đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập , trong khi thực hiển đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến: BS CKII Nguyễn Bá Dụng, người thầy đã truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiển và hoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới UBND, Trung Tâm Y tế huyện Quế Phong, Trạm Y
tế, cộng tác viên, các bà mẹ, các cháu của xã Mường Nọc và xã Tiền Phong đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình , bạn bè đã dành cho tôi sự quan tâm chăm sóc, khuyến khích, động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa học
Hải Phòng, ngày 24 tháng 9 năm 2015 Học viên
Lê Quang Trung
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5TTYT Trung tâm y tế
TTYTDP Trung tâm y tế dự phòng
UBND Uỷ ban nhân dân
UNICEF Qũy nhi đồng LHQ
WHO Tổ chức Y tế thế giới
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dưỡng (SDD) đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng được Đảng, Nhà nước, các tổ chức quốc tế và cọng đồng quan tâm Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 20047, ước tính trên thế giới có khoảng 150 triệu em dưới 5 tuổi
bị suy dinh dưỡng, trong đó có khoảng 20 triệu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng Ở Châu Á,
tỷ lệ suy dinh dưỡng (thể cân nặng theo tuổi) là cao nhất, chiếm tỷ lệ 42,5 [8]
Phòng chống SDD là một trong 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao với tình trạng bệnh tật, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng và SDD Trong những năm gần đây, cùng với sự giúp đỡ của UNICEF và tổ chức quốc tế khác, Việt Nam đã có nhiều cố gắng nhằm làm giảm tỷ lệ SDD Diễn biến tình hình SDD ở Việt Nam cũng ngày càng cải thiện một cách tích cực Năm
1985, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em (thể cân nặng theo tuổi) là 51,5 %, đến năm 2007
tỷ lệ này giảm xuống còn 21,2 %[6] Trong giai đoạn 22 năm từ năm 1985 đến năm
2007, với chiến lược quốc gia phòng chống SDD hợp lý và hiệu quả mức dộ SDD giảm trung bình là 1,3 % / năm Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao [8]
Suy dinh dưỡng là mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển do có liên quan đến yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội và trình độ dân trí Theo công ước Hội nghị Roma tháng 12 năm 1992, đói nghèo và theo kiến thức là nguyên nhân cơ bản dẫn đến SDD Suy dinh dưỡng trẻ em có nhiều nguyên nhân và phụ thuộc vào kiến thức, thực hành chăm sóc của nguời mẹ (hay người nuôi dưỡng) Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi gồm có: Kinh tế hộ gia đình [1], trình độ học vấn của bà
mẹ [5], số con [5], cân nặng sơ sinh, chế độ dinh dưỡng [8], theo dỏi biểu đồ phát triển của trẻ [8], vai trò của người cha trong chăm sóc trẻ cũng có liên quan đến tình trạng SDD Nghiên cứu của Trần Hữu Bích cho thấy những đứa trẻ có người cha không tham gia vào việc đưa trẻ đi tiêm chủng có nguy cơ bị nhẹ cân hoặc SDD thể còi cọc tăng 1,7 lần so với những đứa trẻ có người cha tham gia vào hoạt động này [4]
Trang 8tác chăm sóc bảo vệ nhân dân nói chung, và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em nói riêng đặc biệt là SDD của trẻ em dưới 5 tuổi Tại huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, chính quyền và các ban nghành đoàn thể đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống SDD, song tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao so với một số tỉnh thành trong nước.
Năm 2010 tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Hà Nội dưới 10%[8], trong khi suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Quế Phong là 29,5%[2]
Huyện Quế Phong có tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi là 29,5%[2] Tỷ lệ SDD cao như vậy có liên quan đến nhiều nguyên nhân trong đó đặc biệt có các yếu tố kinh tế hộ gia đình, sơ sinh nhẹ cân, bệnh nhiễm trùng, trình độ học vấn cũng như kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi của các bà mẹ còn hạn chế
Tỷ lệ SDD trẻ em là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh
tế xã hội của địa phương Trong những năm qua chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu
về suy dinh dưỡng thực tại huyện Quế Phong Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiển nhằm xác định các yếu tố liên quan dẫn tới tình trạng SDD của trẻ em dưới 5 tuổi, từ
đó đưa ra được các biện pháp làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi
Để đánh giá đúng tình hình SDD, tìm ra những giải pháp và góp phần hạ thấp tỷ lệ
SDD tại huyện Quế Phong, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “ Đánh giá thực trạng suy ding dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An năm 2015 “, với mục tiêu sau :
1 Xác định tỷ lệ suy ding dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Tiền Phong và Cắm Muộn huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An
2 Mô tả một số yếu tố liê quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Tiền Phong và Cắm Muộn huyện Quế Phong
Trang 9TỔNG QUAN
1.1 Định nghĩa suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng
ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ Trước kia người ta thường dùng thuật từ “ SDD protein – năng lượng lượng “ để chỉ các thể lâm sàng điển hình từ SDD thể phù ( Kwashiokor ) đến thể teo đét (Marasmus) Ngày nay người ta cho rằng đây là một tình trạng bệnh lý do thiếu nhiều chất dinh dưỡng hơn là thiếu protein và năng lượng đơn thuần
1.2 Phân loại suy dinh dưỡng
Hiện nay, người ta có thể áp dụng rất nhiều phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng hư xét nghiệm sinh hóa, đo nhân trắc, đánh giá chức năng cơ thể….trong đó việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp đo nhân trắc rất đơn giản và áp dụng dễ dàng trong điều kiện thực địa Theo khuyên nghị của TCYTTG ăm 1995, các chỉ tiêu nhân trắc thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng là: cân nặng theo tuổi (CN/T), cân nặng theo chiều cao (CN/C), chiều cao theo tuổi(CC/T)
1.2.1 Phân loại mức độ dinh dưỡng theo WHO(1981)
Dựa vào cân nặng theo tuổi quần thể tham khảo là của TCYTTG năm 2005 và đưa ra thang phân loại dựa vào độ lệch chuẩn với điểm ngưỡng dưới
– 2SD(Standard Deviation) để phân loại SDD
Suy dinh dưỡng được chia làm 3 độ :
Độ I : Cân nặng giảm từ - 2 SD đến - 3 SD, tương đương với cân nặng còn
70 - 80 % so với cân nặng của trẻ bình thường cùng lứa tuổi
Độ II : Cân nặng giảm từ - 3 SD đến - 4 SD, tương đương với cân nặng còn
60 - 70 % so với cân nặng của trẻ bình thường cùng lứa tuổi
Độ III : Cân nặng giảm dưới - 4 SD, tương đương với cân nặng còn dưới 60 % so với cân nặng của trẻ bình thường cùng lứa tuổi
Trang 10Bảng 1.1 Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng ở cộng đồng trẻ em dưới 5 tuổi
1.2.2 Phân loại suy dinh dưỡng theo Vellcome (1970)
Bảng 1.2: Đánh giá cân nặng theo tuổi và phù hợp với triệu chúng phù.
Tỷ lệ % cân nặng theo
tuổi
Phù
< 60 % Marasmus - Kwashiorkor Marasmus
1.2.3 Phân loại theo Waterlow (1972)
Bảng 1.3: Cách phân loại này sử dụng cả chiều cao/tuổi và cân nặng/tuổi so với trung vị quần thể tham chiếu Harvard.
Cân nặng theo tuổi
Chiều cao/tuổi Trên 80 % Dưới
Trên 90 %Dưới
Còi cọc Gầy còm + Còi cọc
1.2.4 Phân loại suy dinh dưỡng theo chỉ số nhân trắc
Khi đánh giá các chỉ số nhân trắc, từng số đo riêng lẽ về chiều cao hay cân nặng sẽ không nói lên được điều gì, chúng chỉ có ý nghĩa khi kết hợp với tuổi, giới hoặc kết hợp với các số đo của trẻ với nhau và phải được so sánh với giá trị quần thể tham khảo, TCYTTG đã khuyến cáo có 3 chỉ số nên dùng là CN/T, CN/C, CC/T [10]
Chỉ tiêu Mức độ thiếu dinh dưỡng theo tỷ lệ %
Trang 112SD Người ta chia thành 3 thể:
- Thể nhẹ cân hay cân nặng thấp( Underwweight): Chỉ số cân nặng theo tuổi dưới
- 2SD so với quần thể tham chiếu Sự nhẹ cân phản ánh sự chậm trể chung của quá trình tăng trưởng, không phân biệt trẻ mắc SDD đã lâu ngày hay gần đây
- Thể gầy còm (Wasting): Chỉ cân nặng theo chiều cao dưới -2SD so với quần thể tham chiếu Thể này phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng gần đây không lên cân hay tụt cân nhưng cũng có thể lâu hơn
- Thể thấp còi(Stuning): Chỉ chiều cao theo tuổi dưới -2SD so với quần thể tham chiếu Chiều cao theo tuổi thấp biểu hiện tình trạng SDD trong quá khứ
Tháng 4 năm 2006, TCYTTG đã đưa ra chuẩn phát triển mới (Chil Growth Standards) áp dụng cho trẻ em Chuẩn này còn gọi là chuẩn WHO 2005 Hiện nay, theo chuẩn mới của WHO, quần thể tham chiếu NCHS sẽ được thay thế bằng một quần thể tham chiếu mới xây dựng dựa trên sự chọn mẫu tại 6 điểm đại diện cho các châu lục và các chủng tộc [11]
Z-socre: với Z-socre, điểm ngưỡng được chọn cũng là -3 đơn vị
Những trẻ nào có Z-socre < - 2 (theo cân nặng/tuổi hoặc theo chiều cao/tuổi hoặc cân nặng/chiều cao sẽ coi là bị SDD Trẻ có Z-socre càng thấp tình trạng SDD càng nặng
Z-socre được tính theo công thức:
Kích thước(KT)đo được – KT trung bình của quần thẻ tham chiếu
Z-socre =
Bình phương của độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu
1.3 Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em hiện nay.
1.3.1 Trên thế giới
Trang 12tiếp cận với dịch vụ cơ bản, hàng năm hơn 10 triệu trẻ em dưới 5 tuổi - trong đó có một nữa tronh giai đoạn chu sinh chết vì SDD và các bệnh có thể phòng chống được Hàng năm những biến chứng liên quan đến bệnh thiếu máu, SDD bà mẹ và trẻ sơ sinh dẫn đến tử vong ở nữa triệu phụ nữ và trẻ em vị thành niên, đồng thời số người khách
bị di chứng tổn thương, mất năng lực còn nhiều hơn thế, 150 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD, hơn 2 tỷ người thiếu sự tiếp cận với những điều kiện vệ sinh đầy đủ, 100 triệu trẻ em thất học trong đó có 60% là trẻ gái [14]
Năm 2001, tình trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở khu vực Đông Nam Á ở các thể thiếu cân thấp còi đã phạn ánh hậu quả của việc thiếu ăn chung và sức khỏe kém kéo dài, cần quan tâm hơn nữa [14]
Trong khoảng thời gian gần đây với những nổ lực phòng chống SDD, tỷ lệ trẻ
em thiếu cân ở các nước đang phát triển đã giảm đáng kể từ 45,55% vào năm 1970 xuống còn 31,0 % vào năm 1995 Người ta dựu báo rằng đến năm 2020 tỷ lệ thếu cân
ở khu vực này sẽ còn khoảng 18,4 %, nếu các giải pháp can thiệp được tăng cường hơn nữa mà không tác động xấu vào đột biến kết quả có được sẽ lạc quan hơn là 15,1%, ngược lại nếu không nỗ lực nhiều hơn nũa thì tỷ lễ này còn cao hơn 15,1% [16]
Ước tính trên thế giới, hiện nay có khoảng 150 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thếu cân, trong đó có khoảng 20 triệu trẻ bị SDD nặng Oử Châu Á, tỷ lệ suy dinh dưỡng (thể nhẹ cân) là cao nhất 42,5% Theo số liệu điều tra của WHO năm 2004, tỷ lệ này ở Châu Úc là 21,9%, Châu Phi là 27,4% và Châu Mỹ La Tinh là 11,9%[8]
1.3.2 Tại Việt Nam
Qua kết quả nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Việt Nam Từ năm 1985 đến 2013 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em trong cộng đồng vẫn ở mức cao hoặc rất cao
so với tiêu chuẩn phân loại suy dinh dưỡng cộng đồng ở cả 2 thể (Cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi) Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 1985 là 51,5%, đến năm 1995 44,9%, năm 2001 còn 33,98% và 21,2% năm 2007 Theo đó, so với năm
2012, tỷ lệ thấp còi xương của năm 2013 giảm ở mức 0,8% (năm 2012 là 26,7% năm
2012 là 25,9%) Tương ứng tỷ lệ nhẹ cân cũng giảm ở mức 0,9% với các chỉ số tương ứng: năm 2012 là 16,2% và năm 2013 là 15,3%
Trang 13những năm sau, mức độ giảm suy dinh dưỡng có xu hướng chậm hơn [3], [5], [11].Theo báo cáo mới của UNICEF, Việt Nam được đánh giá là nước duy nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đạt mức giảm SDD nhanh Cùng với thành tựu phòng chống SDD trẻ em được thừa nhận là có hiểu quả cụ thể Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nước ta còn cao (28,4%) và đặc biệt là suy dinh dưỡng thể còi cọc còn khá cao 32% có sự chênh lệch giữa các địa phương… điều này cho thấy, đã đến lúc chúng
ta không chỉ quan tâm tới chỉ số SDD nhẹ cân mà cần quan tâm tới chỉ số SDD chiều cao theo tuổi và phát triển chiều cao Theo nghiên cứu của Hà Huy Khôi cho thấy 50 năm từ 1938 đến 1985, chiều cao của người Việt Nam hầu như không thay đổi Đây là thời kỳ khó khăn gian khổ của của đất nước Chỉ từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX, chúng
ta bắt đầu quan sát thấy tốc độ tăng trưởng của người Việt Nam mà sau một thời gian dài trước đó, thậm chí 15 năm sau khi kết thúc chiến tranh, hầu như không có cải thiện nào đáng kể Tình trạng này kéo dài nhiều thế hệ, người mẹ thấp bé, nhẹ cân dễ đẻ ra con SDD thấp còi Những trẻ thấp còi sau này phát triển khó đuổi kịp người bạn bình thường cùng tuổi về cả thể lực lẫn trí lực Điều này co thấy hậu quả nặng nề của SDD mãn tính
Thực trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi
Bảng 1.4 : Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo một số nghiên cứu
Trang 14Cân nặng/Tuổi Chiều cao/Tuổi Cân nặng/Cao
1.4.1 Cách đánh giá, phân loại suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi
Hiện nay ở Việt Nam đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em chủ yếu dựa vào hai tiêu chí sau:
- Cân nặng theo tuổi (thể nhẹ cân): Cân nặng theo tuổi phạn ánh tình trạng dinh dưỡng nói chung, tiêu chí cân nặng theo tuổi phản ánh tốc độ phát triển của đứa trẻ Đây là một tiêu chuẩn nhạy, dễ thu nhập và xử lý, thường được áp dụng trong các nghiên cứu được triển khai tại cộng đồng
- Chiều cao theo tuổi (thể thấp còi): Chiều cao theo tuổi phạn ánh tình trạng phát triển lớn lên của trẻ, chiều cao theo tuổi thấp phạn ánh tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ, làm cho đứa trẻ bị thấp
Trang 15NĂM THỨ NHẤT Tháng/
Năm sinh
Tháng
Ngưỡng xác định SDD Ngưỡng xác định SDD Chiều cao
(cm)
Cân nặng (kg)
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg
Sơ sinh < 45,9 < 2,5 < 45,5 < 2,5
Trang 16Cân nặng (kg)
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg
6/2012 13 < 71,8 < 8,3 < 69,8 < 7,6
Trang 17Cân nặng (kg)
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg
6/2011 25 < 79,2 < 10,1 < 78,1 < 9,6
Trang 18Cân nặng (kg)
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg
6/2010 37 < 87,3 < 11,5 < 86,5 < 11,3
Trang 19Cân nặng (kg)
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg
Trang 201.4.2 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi
Biểu hiện SUY DINH DƯỠNG VÀ TỬ VONG
Nguyên nhân Thiếu ăn Bệnh tật
trực tiếp
Nguyên nhân
quan trọng Thiếu an
ninh LTTTP
ở hộ gia đình
Chăm sóc bà
mẹ trẻ
em chưa tốt
Thiếu dịch vụ y
tế vệ sinh môi trường
Trang 21Cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội
Thượng tầng kiến trúc về chính trị và tư tưởng
Nguyên nhân
cơ bản Cơ cấu kinh tế
Tiềm năng nguồn lực
Nguồn UNICEF (1990)
Hình 1.1 Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em [5]
Một số nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 1.5.1.Nguyên nhân trực tiếp
Thiếu ăn hay nói cách khác là đói nghèo là một trong những nguyeen nhân trực tiếp của SDD Ngày nay những nguyên nhân của đói nghèo đã được xác định rõ ràng
là giáo dục kém phát triển, bùng nổ dân số, thất nghiệp, bất ổn về chính trị, thiếu tư liệu sản xuất như thiếu vốn và dụng cụ……Người nghèo thường không có khả năng thay đổi hoàn cảnh của họ vì không có điều kiện tiếp cận giáo dục, đào tạo, thực phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vốn và các phương tiện khác cho cuộc sống [1], [14]
Do đó những đứa trẻ sinh ra trong nghèo thường có nguy cơ cao đói với bệnh tật sống trong môi trường thiếu vệ sinh, nhà cửa chật chổi, đông đúc, điều kiện sống nghèo nàn, phơi nhiễm cao đói với bệnh tật [14] Những ảnh hưởng của SDD tiếp diễn trong cuộc đời của đứa trẻ, làm tăng nguy cơ tử vong, giảm khả năng học tập, sa sút về
Trang 22lại kích thước nhỏ bé, một diễn mạo kém cỏi khi đứa trẻ trưởng thành [1].
- Bệnh tật kèm theo và chế độ ăn uống không hợp lý là hai nguyên nhân có xu hướng tạo vòng xoắn bệnh lý, bệnh tật thường làm trẻ chậm lớn Các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính và mãn tính làm rối loạn chuyển hóa, giảm hấp thụ, mất các chất dinh dưỡng, thiếu vi chất và giảm ngon miệng do đó trẻ thường giảm cân hoặc tăng cân chậm, giảm miễn dịch tổn thương niêm mạc dẫn đến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn [16], [17], [9]
- Khi đứa trẻ mắc nhiễm khuẩn vì bệnh SDD càng trầm trọng hơn và ngược lại khi đứa trẻ SDD thì sức đề kháng của trẻ cân đối với bệnh tật bị suy giảm và đứa trẻ dễ mắc bệnh Đây cũng là một phức hợp thường gặp trong các vấn đề sức khỏe cộng đồng khác hiển nay trên thế giới [1], [9]
1.5.2 Nguyên nhân tiềm tàng
- Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình, chăm sóc bà mẹ và trẻ em chưa tốt, thiếu dịch vụ y tế và vệ sinh môi trường góp phần làm tăng mức độ thiếu ăn và bệnh tật, đồng thời các nguyên nhân này cũng góp phần làm giảm sự sử dụng, điều chỉnh, khai thác các nguồn lực khác nhau [01], [09], [12]
- Sự thiếu hụt khẩu phần có thể gây ra do thiếu nguồn thực phẩm, lý do là mẹ có quá ít thời gian dành cho chế biến các thức ăn hoặc cho trẻ ăn Tương tự, nhiễm trùng
là hậu quả của dịch vụ y tế kém, thiếu nước sạch và vệ sinh kém trẻ không được chăm sóc đầy đủ, những nguyên nhân này được xếp làm 3 nhóm:
- Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình
- Chăm sóc bà mẹ trẻ và em không hợp lý
- Thiếu dịch vụ y tế
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ ở miền núi, nông thôn bao giờ cũng cao hơn ở đồng bằng và thành thị Khi gia đình có điều kiện kinh tế tốt, mức thu nhập cao thì công việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ được đầy đủ hơn, chính vì vậy cũng cải thiện được rất nhiều trong công việc phòng chống SDD ở trẻ nhỏ Ngược lại, những gia đình có thu nhập thấp thì không có đủ điều kiện chăm sóc cũng như cung cấp thực phẩm cần thiết cho sử phát triển của trẻ
Trang 23nguy cơ rất cao đối với SDD ở trẻ nhỏ Thừ 6 tháng tuổi trở đi, khi sữa mẹ không đủ nhu cầu đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, trẻ bắt đầu ăn bổ sung và dần dần chuyển đổi để đến giai đoạn tiếp cận và ăn thức ăn thông thường như ,mọi thành viên trong gia đình Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng với nhiều nguy cơ tác động có hại đến sức khỏe
và tình trạng dinh dưỡng của trẻ Do nuôi dưỡng không đúng phương pháp, ở giai đoạn 6 – 18 tháng, tỷ lệ mắc SDD tăng rất nhanh ở hầu hết tất cả các nước, sự thiếu hụt dinh dưỡng mắc phải trong độ tuổi này rất khó khắc phục, bù đắp vào những năm tiếp sau [10]
1.5.3 Nguyên nhân cơ bản
- Nguyên nhân cơ bản bao gồm những vấn đề liên quan đến cơ cấu kinh tế, các yếu
tố chính trị - xã hội và văn hóa Đó là sự phân phối không công bằng các nguồn lực, thiếu những chính sách xã hội phối hợp, tập quán ăn uống sai lầm Những nguyên nhân gốc rễ của SDD ở các nước đang phát triển có liên quan đến đói nghèo, nó liên quan đến SDD chung, tình trạng lao động của người phụ nữ và kể cả cơ chế chính sách không được quan tâm
Rõ ràng không đảm bảo an ninh thực phẩm hộ gia đình là nguyên nhân rất quan trọng gây SDD chung, bất cứ một chiến lược dinh dưỡng nào cũng cần phải xem xét đến vấn
đề an ninh thực phẩm hộ gia đình nhằm cải thiện dinh dưỡng của trẻ Tầm quan trọng của dinh dưỡng như một nền tạng đối với sự phát triển khỏe mạnh vẫn đang bị đánh giá thấp và coi nhẹ Dinh dưỡng kém sẽ dẫn đến sức khở ốm yếu từ đó dẫn đến tình trạng SDD tồi tệ hơn và điều đáng buồn trẻ em lại là đối tượng chính của SDD [10], [12]
1.5.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng
1.5.4.1 Nuôi con bằng sữa mẹ
Trước hết sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, rẻ nhất, thích hợp nhất đối với trẻ
nó cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi Sữa mẹ dễ hấp thụ và đồng hóa, chống nhiễm khuẩn và không thể thức ăn nào thay thế được Tỷ lệ SDD mắc các bệnh nhiễm khuẩn và tử vong ở trẻ bú mẹ thấp hơn trẻ được nuôi nhân tạo Các khuyến nghị khi nuôi con bằng sữa mẹ :
Trang 24- Cho trẻ bú theo nhu cầu, khi nào trẻ no trẻ tự thôi bú
- Cho trẻ bú tới khi 18 – 24 tháng
Nguyễn Đình Quang nghiên cứu trên 425 cặp mẹ và con ở nội thành và ngoại thành Hà Nội cho thấy tỷ lệ trẻ được bú sớm trong vòng nữa giờ đầu sau khi sinh là 30%, tỷ lệ bú muộn trong vòng 24 giờ là 20,1% [3] Nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Quốc gia về tình trạng dinh dưỡng của trẻ và bà mẹ Vệt Nam năm 2000 cho thấy vùng núi tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu là 18,5%, bú sữa mẹ cộng với uống các loại nước khác trong 4 tháng đầu là 45,5% [3], [16]
1.5.4.2 Điều kiện nuôi dưỡng trẻ, nuôi con bằng thức ăn bổ sung.
Trẻ em là một cơ thể đang lớn, sự tăng cân của trẻ là một biểu hiện của sự phát triển bình thường Sau 6 tháng cân nặng của trẻ tăng gấp 2 lần và sau một năm tăng gấp 3 lần so với cân nặng khi mới sinh [09] Do tốc độ phát triển của trẻ nhanh nên đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao Vì vậy, thiếu ăn, nhu cầu dinh dưỡng không được thỏa mãn sẽ dẫn đến tình trạng dinh dưỡng kém
Sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và tốt nhất cho trẻ nhưng không đủ thỏa mãn nhu cầu cho cơ thể ngày càng lớn lên của trẻ Do đó cần cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung từ tháng thứ 6 trở đi để phòng ngừa bệnh SDD, còi xương và thiếu máu
Ăn sam là quá trình nuôi trẻ, tập cho trẻ thích ứng với sự chuyển đổi chế độ ăn hoàn toàn dựa vào sữa mẹ sang một chế độ ăn sử dụng đều đặn các sản phẩm có trong bữa
ăn gia đình Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, trẻ không hấp thụ được, dễ bị rối loạn tiêu hóa Ngược lại, ăn bổ sung quá muộn, trẻ thường hay thiếu chất vi dinh dưỡng và năng lượng bên cạnh đó, cách cho ăn bổ sung không đúng về số lượng và chất lượng, thiếu
vệ sinh cũng dẫn tới SDD và bệnh tật Điều này phụ thuộc vào người chăm sóc Vì vậy kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng và sức khỏe dóng vai trò quan trọng
1.5.4.3 Yếu tố kinh tế xã hội
Suy dinh dưỡng luôn luôn là một vấn đề liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội bao gồm các vấn đề: Nghề nghiệp chính, phụ, thu nhập của gia đình, giá cả thực phẩm, quy mô gia đình, điều kiện nhà ở, vệ sinh thực phẩm và nguồn nước Ngoài ra các nghiên cứu cũng đã tìm hiểu mối liên quan giữa trình độ văn hóa của bố mẹ và vai
Trang 25sóc của người mẹ trẻ thường bú sớm và đủ thời gian trẻ được mẹ truyền cho một lượng khán thể nhất định phòng tránh một số bệnh nhiễm trùng sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh đó [9], mặt khác trẻ được ăn nhiều bữa hơn [3], từ đó làm giảm tỷ lệ mắc SDD
Đã có một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu mối liên quan này
Nghiên cứu của Lê Thị Khánh Hòa ở Quận Hoàn kiếm Hà Nội cũng cho thấy những trẻ ở những gia đình có thu nhập thấp thì tỷ lệ SDD cao hơn 2 đến 3 lần hộ gia đình có thu nhập cao (P < 0,05) Theo Lê Bạch Mai nghiên cứu tại 2 xã, phường nội và ngoại thành Hà Nội cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa tỷ lệ SDD (H/A) của trẻ dưới 5 tuổi ở các gia đình có mức kinh tế nghèo (59,3%), khá giàu (38,6,) ở nội thành và ngoại thành gia đình nghèo (tỷ lệ SDD: 16,4 %) và khá giàu (tỷ lệ: 11,1 %)
1.5.4.4 Yếu tố văn hóa và tập quán nuôi con
Bà mẹ hay người nuôi dưỡng trẻ luôn phải tìm cách thích hợp để chăm lo khuyến khích trẻ tiếp nhận thức ăn Công việc thực hành nuôi trẻ là két quả của nhiều yếu tố từ khía cạnh văn hóa, tập quán, điều kiện kinh tế hộ gia đình đến hiểu biết của người mẹ hay của người chăm sóc trẻ Nhìn chung kiến thức về dinh dưỡng và cách cho trẻ ăn của bà mẹ vẫn còn hạn chế
Một trang những yếu tố thành công về hoạt động phòng chống SDD là thực hiện tốt nuôi con bằng sữa mẹ, cho con bú hoàn toàn trong 4 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý
Tỷ lệ chung toàn quốc về bú sữa mẹ củ trẻ trong 4 tháng đầu chỉ đạt 28,1% [10] Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp như vậy cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến thực trạng SDD của trẻ dưới 5 tuổi ở nước ta
Theo tình trạng báo cáo dinh dưỡng trẻ em năm 2010 của Viện dinh dưỡng:
Đối với trẻ em trên 24 tháng tuổi, kết quả nghiên cứu có quan sát về tần suất thực phẩm và số bữa ăn hàng ngày cho thấy hầu hết các gia đình cho trẻ ăn cùng bữa của gia đình, số bữa ăn cho trẻ hàng ngày thấp ( trung bình 3 bữa/ngày) Nhóm trẻ từ
24 - 36 tháng tuổi chỉ có 17% được ăn trên 3 bữa/ngày Như vậy chế độ ăn của trẻ vẫn chưa được đảm bảo về số lượng và chất lượng [11]
1.5.4.5 Bệnh nhiễm trùng
Trang 26trọng nữa là bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn Mỗi tác động qua lại giữa nhiễm khuẩn và SDD như một vòng xoắn bệnh lý Theo nghiên cứu của Đặng Oanh cộng sự tại 2 Tỉnh Gia Lai – Kon Tum 1997 cũng đưa ra kết quả là nhóm trẻ bị mắc bệnh viêm đường hô hấp, ỉa chảy, sốt rét….có tỷ lệ SDD cao 5 đến 7 lần so với trẻ em bình thường (p< 0,05), Nguyễn Thu Nhạn với cộng sự 2002 thực hiển nghiên cứu thực trạng sức khỏe
và mô hình bệnh tật của trẻ em Việt Nam [9]
1.5.4.6 Yếu tố thuận lợi
Ngoài các yếu tố liên quan chính như trên, có nhiều nghiên cứu đã đưa ra một số
yếu tố ảnh hưởng khác như: Tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, trình độ học vấn mẹ
và người nuôi dưỡng trẻ, quy mô hộ gia đình, thu nhập gia đình, mạng lưới y tế…
Dị tật bẩm sinh ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ Tỷ lệ SDD nặng ở những trẻ em có dị tật bẩm sinh cao hơn so với nhóm trẻ không có dị tật bẩm sinh
Nước sạch và các công trình vệ sinh:
Điều kiện vệ sinh môi trường thấp kém như nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, hố
xí không hợp vệ sinh, nhà ẩm thấp, sử dụng nguồn nước không sạch để nấu thức ăn, tắm giặt cho trẻ, xử lý nước thải… đã làm tăng tỷ lệ SDD và bệnh tật cao hơn so với điều kiện vệ sinh môi trường tốt hơn Sức ép của dân số cũng ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trong một vùng sinh thái, với cùng một thu nhập, nếu số con trong một gia đình đông sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ SDD ở trẻ em [14], [09]
Theo dự đoán, nhiều thành phố của các quốc gia ven biển đang đứng trước nguy
cơ bị nước biển nhấn chìm do mực nước biển dâng – hậu quả của tan băng ở Bắc và Nam cực Trong số 33 thành phố có quy mô dân số 8 triệu người vào năm 2015, ít nhất
21 thành phố có nguy cơ cao bị nước biển nhấn chìm toàn bộ hoặc một phần và có khoảng 332 triệu người sống ở vùng ven biển và đất trũng sẽ bị mất nhà cửa và ngập lụt Mức đổ rủi ro cao về lãnh thổ bị thu hẹp do nước biển dâng theo thứ tự là Trung Quốc, Ấn Độ, Bănglađét, Việt Nam, Nhật Bản, Ai Cập, Hoa Kỳ, Thái Lan và Philippin Nước biển dâng cao kèm hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong nội địa và
sự nhiễm mặn của nước ngầm tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và tài nguyên
Trang 27với sự khan hiếm nước, khoảng 600 triệu người sẽ phải đối mặt với nạn SDD cao do nguy co năng suất trong sản xuất nông nghiệp giảm [6].
Người mẹ trước và trong khi mang thai ăn uống không đầy đủ dẫn đến thiếu dinh dưỡng và có thể sinh ra đứa con nhệ cân, còi cọc Đứa trẻ bị SDD từ bào thai sẽ bị SDD sau này Người mẹ bị SDD, ăn uống kém trong những tháng đầu sau đến lúc sinh
sẽ bị thiếu sữa hoặc mất sữa do đó đứa con dễ bị SDD
Nghề nghiệp, trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức nuôi dạy con, thời gian người
mẹ dành thời giam chăm sóc con không đầy đủ đều là những yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt là các bà mẹ trẻ, các bà mẹ vùng núi cao, nông thôn, hải đảo ven biển Trong số trẻ em bị SDD vào viện, người ta thấy có khoảng 60% là
do ăn uống, là do bà mẹ thiếu kiến thức nuôi con
Những nơi có dịch vụ y tế chất lượng cao thì việc khám xét và điều trị hợp lý cũng như
dự phòng tốt ( tiêm phòng đầy đủ, phòng chống nhiễm khuẩn…) đã giúp trẻ tránh bị mắc các bệnh nặng nề mà ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất sau này cho trẻ
1.6 Cơ chế bệnh sinh gây suy dinh dưỡng
Chế độ ăn không cung cấp đủ Protein – năng lượng, các ci chất dinh dưỡng cần thiết và cũng có khi gây bệnh thường xuyên làm cho cơ thể tiếp nhận, hấp thu tiêu hóa kém, tăng quá trình chuyển hóa, mất vi chất qua nước tiểu, dẫn tới SDD Biểu hiện sớm của SDD là trẻ chậm lớn, không tăng cân, có cân nặng và chiều cao thấp, đứa trẻ gầy còm, nặng hơn nữa dẫn tới các thể Marasmus (còm) và thể Kwashiorkor (thể phù ) Khi trẻ bị thiếu dinh dưỡng, tế bào biểu mô của hệ thống tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, da giảm khả năng ngăn các vi khuẩn, ký sinh trùng, virus xâm nhập vào cơ thể Đồng thời với tình trạng thiếu dinh dưỡng, các vi khuẩn và các ký sinh trùng, virus cũng dễ dàng nhân lên trong cơ thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng của trẻ
Khi đứa trẻ bị thiếu dinh dưỡng, nguyên liệu để tạo nên các yếu tố miến dịch và các tế bào bạch cầu cũng như hệ thống miễn dịch tế bào cũng bị ảnh hưởng do đó cơ thể rơi vào tình trạng nhiễm trùng, dễ bị mắc bệnh
Khi đứa trẻ SDD mắc nhiễm trùng thường bị nặng hơn, thời gian để khỏi bệnh và phục hồi lâu hơn, nguy cơ dẫn đến tử vong cao hơn Đồng thời, các bệnh nhiễm khuẩn
Trang 28ăn uống khó hơn Khi đứa trẻ ốm, không được ăn uống đủ để tăng cân trở lại sẽ bị SDD và bị ốm thường xuyên càng làm cho trẻ ăn không ngon miệng dẫn tới đứa trẻ
ốm lâu và có thể làm tình trạng SDD nặng hơn
1.7 Một số đặc điểm về địa phương nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Tiền Phong và Cắm Muộn huyện Quế phong –
tỉnh Nghệ An Huyện Quế Phong là một huyện miền núi vùng cao miền Tây Nghệ An, nằm cách trung tâm TP Vinh 200 km về phía Tây Bắc Nghệ An, diện tích 1.895,43
km2 , dân số 76.000 người, có 14.561 hộ, với 67.228 nhân khẩu Tỷ lệ phát triển dân số 1.10 % năm, trẻ dười 5 tuổi 6500cháu, phái nữ 15 – 49 là 14.924 người
Trong huyện có 65 % dân số làm nông nghiệp, 5% hưởng lương, 15% có nghề phụ, 15% đi làm ăn xa và xuất khẩu lao động Thu nhập bình quân đầu người là 2.500.000đ/người/năm Tỷ lệ hộ nghèo là 22,1%
Về văn hóa xã hội, huyện phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 1998, phổ cập trung học cơ sở vào năm 2000, có hệ thống giao thông còn khó khăn, 65% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã năm 2013
Về Y tế, Bệnh viện Đa khoa huyện, TTYT huyện nằm gần đường giao thông quốc lộ 48
Tỷ lệ SDD trẻ < 5 tuổi là 25,2% ( Báo cáo TTYT huyện Quế Phong 2013)
1.8 Hậu quả của suy dinh dưỡng
Giảm phát triển hành vi và trí tuệ: thiếu dinh dưỡng thường thiếu nhiều chất dinh dưỡng cùng một lúc trong đó có các chất cần thiết cho phát triển trí tuệ như Iod, sắt… Trẻ thiếu dinh dưỡng thường lờ đờ chậm chạp, ít năng động nên tiếp thu được qua giao tiếp với cộng đồng và người chăm sóc
Hậu quả của tình trạng SDD trẻ em là sự hạn chế về chiều cao, suy giảm về thể lực dẫn đến sức học kém, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống sau này và tiếp tục sinh
ra những thế hệ thấp bé
Trong 2 thập kỷ qua người Việt Nam chỉ cao thêm trung bình 1,5cm Có tới 35 – 40% trẻ dưới 2 tuổi có chiều cao thấp ( tính theo lứa tuổi ) Những trẻ bị SDD lúc nhỏ,
Trang 29mạch, đái tháo đường typs II [09].
SDD là nguyên nhân gây tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi Theo TCYTTG khi phân tích 11,6 triệu trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trong năm 1995 ở các nước đang phát triển cho thấy có đến 54% các trường hợp có liên quan tới thiếu dinh dưỡng chủ yếu là SDD vừa và nhẹ Nếu gộp cả tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hâps, sốt rét tử vong là 74% [09]
Những trẻ thấp bé đã trở thành những người trưởng thành có tầm vóc nhỏ bé, năng lực sản xuất kém Hơn nữa những người mẹ thấp nhỏ có nguy cơ khó sinh và sinh con thiếu cân, chính những đứa trẻ này trở thành thấp bé sau này [11]
Chương II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian và địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng
- Trẻ em dưới 5 tuổi
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Trẻ dưới 5 tuổi chậm phát triển về thể chất và tinh thần
+ Sử dụng tiêu chí cân nặng theo độ tuổi
+ cân nặng theo chiều cao và chiều cao theo tuổi để phân loại suy dinh dưỡng cấp tính hay mãn tính và tình trạng suy dinh dưỡng trong quá khứ
- Bà mẹ có con dưới 5 tuổi :
+ Có con dưới 5 tuổi thuộc địa điểm nghiên cứu
2.1.2 Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 1 đến tháng 9 năm 2014
2.1.3 Địa bàn nghiên cứu
Trang 30- Tiền Phong là một xã của huyện miền núi Quế Phong, thuộc chương trình 135 của
Chính Phủ, có tổng diện tích tự nhiên là: 14.478.71 ha, toàn xã có 21 xóm bản, 1.809 hộ, 8.924 nhân khẩu, nằm cách xã trung tâm huyện 30 km về phía tây nam, Tiền Phong là một xã thuần nông của huyện miền núi rẻo cao Quế phong Dân số của Quang phong là 100% dân tộc thái sinh sống, đời sống của nhân dân chủ yếu bằng nghề nông nghiệp nên thu nhập thấp, cuộc sống của bà con còn rất khó khăn Thời tiết diễn biến phức tạp, lũ lụt xẩy ra, rét đậm, rét hại kéo dài gây ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân cũng như trong phát triển kinh tế
- Cắm Muộn là xã thuần nông, Địa bàn xã cách trung tâm huyện Quế Phong (Nghệ An) 40km về phía tây nam, phương tiện đi lại còn khó khăn, có 994 hộ với 5785 nhân khẩu Cuộc sống người dân nơi đây chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, trình độ dân trí còn thấp, vì vậy thu nhập của người dân nói chung còn rất thấp.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiển theo thiết kế mô tả cắt ngang
2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
+ Cỡ mẫu
Z2
(1-α/2) p.q Tính theo công thức n =
d2
- n: cỡ mẫu
- z = 1,96 hệ số tin cậy với mức α = 0,05
- p = 0,182 (18,2 % trẻ dưới 5 tuổi SDD năm 2013)
- q = 1 – p
- d = 0,06 sai số mong muốn
Trang 31+ Kỹ thuật chọn mẫu:
- Chọn chủ đích 2 xã Tri Lễ và Nậm Nhoóng huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An
- Do số trẻ ở 2 xã xấp xỉ cỡ mẫu tính được, do đó chọn toàn bộ trẻ em dưới 5 tuổi của xã
Cách chọn: Lập danh sách trẻ em dưới 5 tuổi của hai xã Tri Lễ và Nậm Nhoóng , sau
đó sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn để lựa chọn số trẻ điều tra cho đủ
cỡ mẫu, mỗi xã, thị trấn là 6500 trẻ được chọn và phỏng vấn các bà mẹ
2.3 Phương pháp thu thập thông tin
2.3.1 Công cụ thu thập thông tin
- Phiếu phỏng vấn bà mẹ
- Cân trẻ : Sử dụng cân sơ sinh và cân bàn của UNICEF có đọ chính xác tới 0,1 kg
Cân đã được kiểm tra, chuẩn hóa, hiệu chỉnh về zero trước khi cân và luôn điều chỉnh lại sau mỗi lần cân
- Đo chiều cao: Sử dụng thước đo có vạch đo chia đến Milimet (chính xác đến 0,1 cm) để đo chiều cao Chiều cao được tính theo đơn vị Centime
2.3.2 Kỹ thuật thu thập thông tin :
- Phỏng vấn bà mẹ: Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ có con dưới 5 tuổi để xác định một số yếu tố liên quan đến sức khỏe bệnh tật của trẻ em dưới 5 tuổi
- Đo các chỉ tiêu nhân trắc: cân nặng, chiều cao theo quy định của nhân trắc học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi [1], [7]
+ Đo cân nặng: Sử dụng cân sơ sinh và cân bàn của UNICEF có đọ chính xác tới 0,1 kg Cân đã được kiểm tra, chuẩn hóa, hiệu chỉnh về zero trước khi cân và luôn điều chỉnh lại sau mỗi lần cân Cán bộ cân là các Y, Bác sỹ có kinh nghiemj chuyên môn cân đo suốt đợt kiểm tra Khi cân, trẻ chỉ mặc bộ quần áo mỏng, với trẻ lớn phải bỏ giày dép Thực hiển cân ở nơi có đủ ánh sáng
+ Đo chiều cao: Sử dụng thước đo có vạch đo chia đến Milimet (chính xác đến 0,1 cm) để đo chiều cao Chiều cao được tính theo đơn vị Centimet Đối với trẻ từ 0 đến 2 tuổi đo nằm: Để thước trên mặt phẳng nằm ngang, đặt trẻ nằm ngửa, một người giữ
Trang 32người ấn thẳng đầu gối và đưa mảnh gỗ ngang thứ 2 áp sát gót chân khi gót chân sát với mặt phẳng nằm ngang và bàn chân thẳng đứng Đọc kết quả và ghi số cm với một
số sau dấu phẩy Đối với trẻ 3 đến 5 tuổi đo đứng: Bỏ dép guốc, đi chân không đứng quay lưng vào thước đo Thước đo được đo theo chiều thẳng đứng vuông góc với mặt đất nằm ngang Mặt đứng phẳng, đảm bảo 4 điểm gót chân, mông, vai và đâu theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng, mắt nhìn thẳng ra phía trước theo đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thỏng theo hai bên mình Dùng thước vuông áp sát định đầu thẳng góc với thước đo và đọc kết quả ghi số cm với một số sau dấu phẩy
2.3.3 Biến số và chỉ số nghiên cứu
Tuổi của trẻ Tuổi tính theo tháng Hỏi Phiếu hỏi
Chiều cao của trẻ Chiều cao/Tuổi Đo Thước đo
Một số
yếu tố
liên
quan
Cân nặng khi sinh
Hỏi Phiếu hỏi
Thời gian cai sữa Trẻ được bú mẹ bao lâu Hỏi Phiếu hỏiThời gian cho trẻ ăn Trẻ bắt đầu ăn bổ sung Hỏi Phiếu hỏi