Số liệu quan trắc giai đoạn từ 2008 - 2013 cho thấy có sự khác biệt đáng kể về nồng độ bụi TSP trong môi trường không khí xung quanh ở các loại đô thị.. thông và có các ngành công nghiệp
Trang 1QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
A Tài nguyên và môi trường không khí
1 Khí quyển
Đinh nghĩa: Khí quyển là không khí bao quanh trái đất và rất cần thiết cho sự sống.
Khí quyển chính là lớp vỏ ngoài của trái đất, được hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ đất và nước (thạch quyển và thủy quyển) Khí quyển trái đất nói chung là trong suốt nên nhiều khi ta không có cảm giác là đang ở trong khí quyển Nhưng khí quyển lại tự khẳng định sự tồn tại của mình thông qua gió, mưa, giông, bão Sự nóng rát vào mùa hè, rét cóng vào mùa đông, những hiện tượng này đều liên quan mật thiết với sự tồn tại của khí quyển
2 Tài nguyên khí hậu
Định nghĩa: Khí hậu của một nơi nào đó là chế độ thời tiết đặc trưng về phương diện thời
gian trong nhiều năm, được tạo bởi bức xạ mặt trời và đặc tính về hoàn lưu khí quyển
Tài nguyên khí hậu: là nguồn lợi về ánh sáng, nhiệt, ẩm, gió, mưa của một vùng nào đó
có thể khai thác nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển tăng năng suất cây trồng, vật nuôi hoặc phục vụ những mục đích phát triển của các ngành kinh tế - xã hội
Vì vậy, cũng như mọi loại tài nguyên khác, muốn khai thác, sử dụng tài nguyên khí hậu
có hiệu quả cần nắm vững các quy luật hình thành khí hậu cũng như đặc điểm khí hậu của từng khu vực
3 Ô nhiễm môi trường không khí
Định nghĩa: Môi trường không khí bị coi là ô nhiễm khi các thành phần không khí bị
biến đổi khác với trạng thái bình thường
Ô nhiễm môi trường không khí là một vấn đề tổng hợp, nó được xác định bằng sự biến đổi thành phần hoá học, tính chất vật lý và sinh học của môi trường không khí theo chiều hướng xấu đi
B Hiện trạng môi trường Không khí
Trang 2Tồn tại 4 dạng ô nhiễm chính: ô nhiễm khí (mùi), ô nhiễm bụi, ô nhiễm tiếng
ồn, ô nhiễm nhiệt và ô nhiễm phóng xạ
Thụy Sĩ xanh sạch được như ngày nay không phải chuyện ngày một ngày hai
mà có Đây là kết quả của nhiều năm kiên trì thực hiện chính sách bảo vệ môi trường của chính phủ với sự hợp tác của người dân
Quốc đảo sư tử nằm trong khu vực Đông Nam Á, tuy có diện tích khiêm tốn nhưng rất nổi tiếng trên thế giới về vấn đề xanh - sạch và thân thiện với môi trường.Tại đây, việc xả rác không đúng chỗ bị phạt rất nghiêm ngặt Chính bởi vậy, đi trên mỗi con phố ở Singapore, du khách không thấy quá khó hiểu khi mọi thứ được làm sạch bong.Thành phố còn thực hiện chính sách tăng thuế ô tô
và phát triển hệ thống giao thông công cộng để đảm bảo chất lượng an toàn của bầu không khí
Thành phố Đà Nẵng vừa được trao giải thưởng “Thành phố bền vững về môi trường ASEAN năm 2011” Đà Nẵng nổi tiếng vs nhiều tuyến phố xanh, bãi biển sạch và thân thiện với môi trường Đó là lý do ĐN được coi là TP đáng sống nhất tại VN
Chỉ số API hiện nay đang ở' “mức cao kỷ lục”, người phát ngôn của cơ quan Bảo vệ môi trường cho hay: “Đường chân trời cùng vịnh nổi tiếng của Hồng Kông thường xuyên bị phủ trong màn sương mờ khói bụi, được cho là thảm họa đối với sức khỏe của dân chúng và khiến một số người tránh xa khỏi trung tâm quốc tế này” (Lượng khói dày đặc bao phủ phía bắc và phía đông Trung Quốc, ảnh hưởng đến giao thông, gây ô nhiễm không khí nặng nề và buộc đóng cửa các trường học.)
London đã trở thànhthủ đô ô nhiễm nhất châu Âu, Kỷ lục “thành phố ô nhiễm nhất Châu Âu” được thiết lập sau khi thiết bị kiểm soát chất lượng không khí cho thấy số ngày có mức độ ô nhiễm không khí tại thủ đô London chạm mức nguy hiểm đã lên tới con số 36 ngày kể từ đầu năm
Tại Kremlin và nhà thờ St, Basil, đường chân trời đã biến mất do màn khói bụi dày đặc và độc hại bao trùm khắp thủ đô Moscow, khiến rất nhiều tong số 10triệu dân cư của thành phố này bị đau mắt, rát họng Một khách du lịch ở Nga, miêu tả mặt trời trông “chỉ như trái cam nhỏ xíu đang cố gắng thắp sáng bầu trời”
Trang 3Tại Việt Nam, do có sự khác biệt về cơ sở hạ tầng, thành phần kinh tế,…
mà sự ô nhiễm không khí giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn cũng
có sự khác nhau rõ rệt
Ô nhiễm bụi ở các đô thị được phản ánh thông qua các thông số bụi lơ lửng tổng số TSP, bụi PM10 và bụi mịn (PM2,5 và PM1 ).Nhìn chung, trong thành phần bụi ở nước ta thì tỷ lệ bụi mịn (PM2,5 và PM1) chiếm tỷ trọng tương đối cao
Số liệu quan trắc giai đoạn từ 2008 - 2013 cho thấy có sự khác biệt đáng kể về
nồng độ bụi TSP trong môi trường không khí xung quanh ở các loại đô thị Ô nhiễm thường tập trung cao ở các đô thị có mật độ giao thông lớn (như
Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Biên Hoà) hoặc có các hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển mạnh (điển hình như khai thác công nghiệp than ở Quảng Ninh) và có những thời điểm mức độ ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép
gấp từ 2 - 6 lần QCVN 05: 2013/BTNMT (Biểu đồ 3.6)
Số liệu đo gần các trục giao thông cũng cho thấy tính quy luật của nồng độ bụi PM10, PM2,5 và PM1 thường tăng cao vào các giờ cao điểm giao thông do thời điểm này số lượng phương tiện giao thông trên đường thường cao nhất trong ngày
Đối với các khu công trường xây dựng, ô nhiễm bụi xung quanh các địa điểm xây dựng tương đối nghiêm trọng và duy trì ở ngưỡng cao với khoảng thời gian kéo dài tương ứng với thời kỳ tiến hành các hoạt động xây dựng Số liệu quan trắc gần trục giao thông trong hai năm 2010 và 2011 ở Hà Nội cao hơn hẳn các tỉnh thành còn lại và vượt QCVN 05:2013/ BTNMT trung bình năm từ
2 - 3 lần, không chỉ vì mật độ phương tiện giao thông lớn hơn mà còn do ảnh hưởng từ hoạt động xây dựng Điển hình như năm 2010 là thời điểm ở Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động xây dựng để kịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long vào cuối năm 2010
b Khí NO – NO2 – NOx
NO có xu hướng tăng lên vào giờ cao điểm giao thông buổi sáng và chiều
Trang 4Mức độ biến động nồng độ các khí NOx cũng có sự phân hóa rõ ràng theo ba miền với đặc trưng miền Bắc mức ô nhiễm đạt cực đại vào mùa đông (điển hình tháng 12 đến tháng 4), miền Nam nồng độ cao nhất ứng với mùa khô (tháng 10 đến tháng 4) trong khi khu vực miền Trung ít biểu hiện biến động theo mùa
So với nồng độ tổng NOx , nồng độ khí NO2 trong không khí ở các khu đô thị vẫn duy trì xấp xỉ ngưỡng QCVN 05:2013/ BTNMT trung bình 1 giờ và 24 giờ, số lần vượt không đáng kể và tập trung cao ở khu vực ven đường
Đối với các khu dân cư, nồng độ NO2 vẫn nằm trong ngưỡng cho phép QCVN trung bình 24 giờ
c khí O3
O3 trong lớp không khí gần mặt đất ở các đô thị thường có quy luật tăng mạnh nhất vào buổi trưa khi mức độ bức xạ mặt trời là cao nhất và có mặt các khí NOx , Hydrocacbon, VOCs trong môi trường
Tuy nhiên, theo số liệu quan trắc ở một số tỉnh thành trong những năm gần đây, nồng độ khí O3 ở lớp không khí gần mặt đất tương đối cao, xấp xỉ ngưỡng QCVN 05:2013 trung bình 8 giờ (120 µg/m3 ) và đặc biệt có một số thời điểm O3 cao về đêm
d các khí khác
* khí SO2, CO:
khí SO2 thường phát thải từ đốt than và dầu chứa lưu huỳnh (như xe buýt) còn
CO phần lớn có nguồn gốc từ các động cơ ô tô xe máy Số liệu đo liên tục từ trạm Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) cho thấy CO thường có giá trị cực đại tương ứng với hai khung giờ cao điểm giao thông buổi sáng và chiều
Kết quả quan trắc liên tục khí SO2 theo tháng tại các vị trí cạnh các trục giao thông nhìn chung còn thấp (Biểu đồ 3.18)
Theo kết quả quan trắc định kỳ, đo vào những thời điểm nhất định trong ngày giai đoạn từ 2008 – 2012 cho thấy nồng độ SO2 có xu hướng giảm ở hầu hết các tỉnh thành trong toàn quốc đối với những tỉnh thành phát triển về giao
Trang 5thông và có các ngành công nghiệp phát triển mạnh thì nồng độ khí SO2 trong môi trường không khí xung quanh thường cao hơn (Biểu đồ 3.19)
*pb:
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí những năm gần đây cho thấy nồng độ chì trong môi trường không khí đều dưới ngưỡng cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT trung bình năm
Nồng độ chì tập trung ở các nút giao thông của các đô thị lớn như Hà Nội và
Tp Hồ Chí Minh (Biểu đồ 3.21)
*tiếng ồn:
Ở các đô thị, ô nhiễm tiếng ồn có đặc thù tập trung ở các trục giao thông có mật độ phương tiện tham gia lưu thông cao
Ngưỡng ồn đo được ở các tuyến phố chính tại các đô thị lớn ở Việt Nam đều vượt mức ồn cho phép QCVN 26:2010/BTNMT quy định đối với khung giờ từ
6 đến 21 giờ (70 dBA) Đối với các điểm đo ở khu dân cư, nhìn chung mức ồn vẫn nằm trong ngưỡng quy chuẩn cho phép QCVN 26:2010/BTNMT
2 hiện trạng tại KCN
Hoạt động sản xuất công nghiệp đang là một trong các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam Trong 5 năm trở lại đây, nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ nhiên liệu đang gặp nhiều khó khăn Tuy vậy, theo các kết quả quan trắc, chất lượng môi trường không khí xung quanh, điển hình là nồng độ bụi tại các khu sản xuất, khu công nghiệp từ năm 2009-2011 vẫn không thể hiện xu hướng giảm
Bụi: + Nồng độ bụi TSP tại rất nhiều điểm quan trắc xung quanh các khu công
nghiệp vượt giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013, thậm chí vượt nhiều lần giới hạn cho phép đối với trung bình 24 giờ và trung bình năm
+ Năm 2012, các hoạt động sản xuất liên tục gặp khó khăn, nhiều hoạt động sản xuất bị ngưng trệ Điều này tác động lớn đến bức tranh môi trường không khí, kéo theo chất lượng không khí tại nhiều khu vực xung quanh các khu công nghiệp được cải thiện hơn (Biểu đồ 3.24) Điển hình, năm 2012, chất
Trang 6lượng không khí được cải thiện tại một số tỉnh thành có hoạt động công nghiệp phát triển mạnh như Thái Nguyên, Hải Phòng, Tp Hồ Chí Minh
Khí SO 2 , NO 2 : + Nhìn chung, nồng độ SO2 và NO2 xung quanh các khu công
nghiệp còn thấp Khi so sánh với QCVN 05:2013 trung bình 24 giờ và trung bình năm thì tại hầu hết các điểm đo, nồng độ SO2 và NO2 đều nằm dưới ngưỡng cho phép
+ Gần các khu vực nhà máy nhiệt điện, nhà máy lọc dầu, lò đốt
công nghiệp có công suất lớn, nồng độ SO2 tăng cao rõ rệt so với các khu vực khác Năm 2010, nhiều vị trí xung quanh nhà máy lọc dầu Dung Quất, nồng độ SO2 đo được vượt quy chuẩn cho phép, thậm chí vượt trên 100% (Trung tâm Kỹ thuật quan trắc môi trường, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, 2010)
+ nồng độ khí SO2 đo được xung quanh các khu công nghiệp miền Bắc cao hơn hẳn so với các khu vực xung quanh các khu công nghiệp ở các tỉnh phía Nam Đối với khí NO2 , xung quanh các khu công nghiệp miền Nam có mức độ
ô nhiễm bởi khí NO2 cao hơn hẳn so với các khu công nghiệp miền Bắc
Tiếng ồn: Tại hầu hết các khu vực quan trắc xung quanh các khu công
nghiệp, mức ồn đo được đều xấp xỉ hoặc vượt quy định theo QCVN 26:2010/ BTNMT
Mùi: Hàng ngày người dân đang phải tiếp xúc với nhiều loại khói bụi, khí than,
hóa chất độc hại được thải ra từ những nhà máy, cơ sở sản xuất, chăn nuôi… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Hơi axit, 1 số khí độc khác: + Nồng độ hơi axit tại hầu hết các điểm quan trắc
xung quanh khu công nghiệp đều nằm dưới ngưỡng cho phép theo QCVN 06:
2009, có một số ít kết quả quan trắc ghi nhận nồng độ hơi axit vượt ngưỡng cho phép
+ Một số chất độc hại khác trong không khí cũng được phát hiện, thậm chí
một số chất còn vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 06: 2009 VD: CO, NOx , SO2 , H2 S…
Trang 73 MT làng nghề và nông thôn
a nông thôn
Chất lượng môi trường không khí ở khu vực nông thôn hiện nay còn khá tốt, rất nhiều vùng chưa có dấu hiệu ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm hầu hết nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 05:2013
Môi trường không khí chủ yếu bị tác động cục bộ bởi các hoạt động sản xuất của các làng nghề, hoạt động sản xuất, xây dựng nhỏ lẻ, đốt rơm rạ sau vụ mùa, từ các hoạt động đốt rác thải, đun nấu hoặc bị ảnh hưởng từ hoạt động của các khu, cụm công nghiệp lân cận
Chất lượng khu vực nông thôn cũng bị ảnh hưởng từ việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không đúng liều lượng gây phát tán một lượng hóa chất độc hại vào không khí
Tại một số địa phương, chất lượng không khí tại các điểm ven đô thị, các điểm gần khu vực nông thôn mặc dù còn khá tốt nhưng cũng đang có xu hướng gia tăng mức độ ô nhiễm
b làng nghề:
Lượng bụi và khí CO, CO2 , SO2 và NOx thải ra trong quá trình sản xuất khá cao, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than (phổ biến là than chất lượng thấp), sử dụng nguyên vật liệu và hóa chất trong dây chuyền công nghệ sản xuất
Nồng độ bụi ở khu vực sản xuất vật liệu xây dựng tại một số địa phương vượt QCVN 05:2013 là 3 - 8 lần, hàm lượng SO2 có nơi vượt 6,5 lần (biểu đồ)
Một số làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ còn phát sinh ô nhiễm mùi do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải và các chất hữu cơ trong chế phẩm thừa thải ra tạo nên các khí như CH4 , H2 S,
Trang 8NH3 các khí gây mùi hôi tanh rất khó chịu, điển hình như Làng trống da Lâm Yên (Đại Lộc, Quảng Nam)
Nồng độ SO2 , NO2 tại các làng nghề tái chế nhựa, đúc đồng tương đối cao, vượt nhiều lần giới hạn cho phép (Biểu 3.35 và 3.36)
*** TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MTKK:
Ô nhiễm không khí có tác động rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, đến các hệ sinh thái, làm han gỉ các thiết bị, đồ dùng, làm giảm tuổi thọ của công trình xây dựng… Ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân gây ra mưa axit và hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ của trái đất, phá hoại tầng ozon của khí quyển- lớp bảo vệ sự sống trên trái đất, chống tác động tiêu cực của các tia tử ngoại bức xạ từ vũ trụ Ô nhiễm khôg khí thông qua hiện tượng mưa axit sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước đối với sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường không khí thường gây ra các bệnh về mắt, các bệnh tai – mũi – họng và các bệnh phổi Trẻ em chịu tác động của ô nhiễm môi trường không khí rõ hơn ngừơi lớn các chất gây ô nhiễm không khí có thể khuếch tán đi xa, gây ô nhiễm xung quanh, thậm chí làm ô nhiễm cả bầu khí quyển của quốc gia và toàn cầu
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thông qua các hoạt động phát triển kinh tế con người đã phát thải quá mức các khí nhà kính CO2, CH4, N2O vào khí quyển, dẫn đến gia tăng hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ của trái đất gây biến đổi khí hậu
Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế- xã hội, các hệ sinh thái và con người Hiện nay đã xảy ra hiện tượng nóng lên toàn cầu Nhiệt độ trung bình trên trái đất tăng 0,6oC trong vòng 100 năm qua Theo báo cáo đánh giá lần thứ 3 của ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), trong thế kỷ tới nhiệt độ toàn cầu tăng từ 1,4 ÷ 5,8oC Mực nước biển dâng từ 9÷88 cm
Theo thông tin từ AFP ngày 26/3/2014, tính chung trên toàn cầu cứ 8 người chết thì có một người là do ô nhiễm không khí trong năm 2012 Những thủ phạm gây chết nhiều nhất liên quan đến ô nhiễm là bệnh tim, đột quỵ, bệnh phổi và ung thư phổi Ngoài ra nó còn để lại những hậu quả lâu dài như khuyết tật bẩm sinh và suy giảm chức năng tâm thần do chất lượng không khí kém
A Nguồn gốc ô nhiễm không khí
Trang 9Hoạt động giao thông: Các chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu sinh ra do khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu động cơ bao gồm CO, NOx , SO2 , hơi xăng dầu (Cn
Hm, VOCs ), PM10 và bụi do đất cát cuốn bay lên từ mặt đường phố trong quá trình
di chuyển (TSP)
Hoạt động sản xuất công nghiệp: Các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ quá trình khai thác và cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, khí thải từ các công đoạn sản xuất như đốt nhiên liệu hóa thạch, khí thải lò hơi, hóa chất bay hơi… (khai thác và chế biến than, sản xuất thép, sản xuất VLXD, nhiệt điện,…)
Hoạt động xây dựng và dân sinh:
+ Xây dựng: Trong những năm gần đây, hoạt động xây dựng các khu chung cư, khu đô thị mới, cầu đường, sửa chữa nhà, vận chuyển vật liệu và phế thải xây dựng,… diễn ra ở khắp nơi, đặc biệt là các đô thị lớn Các hoạt động như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển thường gây ô nhiễm bụi đối với môi trường xung quanh
+ Dân sinh: hoạt động nông nghiệp, làng nghề, chôn lấp và xử lý rác thải
C Công tác quản lý TMNT Không khí
1 Công cụ pháp luật
Triển khai thực hiện các quy định về BVMT không khí theo Luật BVMT năm 2014, xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BVMT trong đó tập trung vào công tác quản lý, giám sát các nguồn thải và trách nhiệm của chủ nguồn thải
+ Mục 4 Luật BVMT năm 2014: Bảo vệ môi trường không khí: Quy định tại các điều 62,
63, 64
Tổ chức nghiên cứu xây dựng trình Quốc hội ban hành Luật Không khí sạch Trước tiên trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát ô nhiễm không khí đến năm 2020 và tổ chức thực hiện;
Trang 10 Xây dựng đồng bộ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường không khí bao gồm các QCVN như sau:
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
- QCVN 23:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Khí thải công nghiệp sản xuất xi măng
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
Các văn bản luật pháp chủ yếu trong quản lý tài nguyên không khí
- Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/10/2005 về việc quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ
- Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 49/2011/QĐ-TTg quy định lộ trình
áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới, áp dụng từ 18/10/2011
- Quyết định số 01/2006/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 05/10/2006 về việc ban hành tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 362:2005 “Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế”
- Quyết định số 26/2005/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 175:2005 “Mức ồn tối đa cho phép trong công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế”
Quyết định 49/2011/QĐ-TTg quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối
với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới, áp dụng từ
18/10/2011:
Theo đó, từ ngày 1/1/2017, các loại xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 3
Cũng từ ngày này, các loại xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới cũng phải áp dụng tiểu chuẩn khí thải mức 4