Nguồn và dạng nhiễm độc của độc chất trong môi trường không khí.. Nguồn phát sinh độc chất trong môi trường không khí: a.. - Do sự bốc hơi của các chất độc trong nước hoặc trong đất bị
Trang 1Danh sách nhóm 2
1/Lê Thu Trang
2/Lê Thu Thủy
3/Lê Thị Hải Vân
4/Tạ Thúy Hân
5/Lâm Thị Thu Hà
6/Đỗ Thu Hường
7/Nguyễn Bình Ơn 8/Lê Việt An
9/Mai Thị Hằng 10/Diệp Xuân Thành 11/Lường Tuấn Anh 12/Trần Thị Thanh Huyền
Trang 3TIỂU LUẬN CHẤT ĐỘC CHẤT MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
I Nguồn và dạng nhiễm độc của độc chất trong môi trường
không khí.
1 Nguồn phát sinh độc chất trong môi trường không khí:
a Ô nhiễm tự nhiên
- Do khí thoát ra từ hoạt động của núi lửa, bụi do bão cát sa mạc, do sự phát tán của phấn hoa.
- Do quá trình phân hủy sinh học tự nhiên các chất hữu cơ của VSV, tạo ra các khí: SO2, H2S, CO2, Nox, NH3, CH4, và các chất hữu cơ dễ bay hơi có mùi hôi.
Tổng lượng nguồn ô nhiễm phát ra từ nguồn ô nhiễm tự nhiên lớn nhưng phân bố đều theo diện rộng.
b Ô nhiễm nhân tạo.
- Phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp: nhà máy hóa dầu, nhà máy luyện kim, nhà máy cơ khí, các xí nghiệp công nghiệp nhẹ
- Phát sinh từ quá trình khai thác như: khai thác than, khai thác và chế biến dầu
- Phát sinh từ các hoạt động giao thông đường bộ, đường thủy
- Do sự bốc hơi của các chất độc trong nước hoặc trong đất bị ô nhiễm
- Phát sinh trong các hoạt động sinh hoạt.
c.Các loại nguồn :
Chất độc phát sinh vào môi trường không khí qua 3 loại nguồn:
- Nguồn điểm: Chất độc phát sinh từ 1 vị trí cố định (ống khói nhà máy)
- Nguồn điện: Chất độc phát sinh từ 1 diện tích rộng (côn trường )
- Nguồn đường: Chất độc phát sinh từ 1 đường thẳng (đường giao thông) + Về độ cao:
Trang 4- Nguồn cao
- Nguồn thấp
+ Về phương diện nhiệt
- Nguồn nóng: nhiệt độ của dòng khí thải lớn hơn nhiệt độ môi trường xung quanh 10-20 0 C
- Nguồn nguội: xuất phát từ những phản ứng không tỏa nhiệt, nhiệt độ khí hoặc hơi xấp xỉ nhiệt độ môi trường xung quanh.
2 Các dạng độc chất trong môi trường không khí.
- Các loại bụi lớn có kích cỡ từ 1-200μm.
- Khói là các loại hạt mịn có kích cỡ từ 1-0,1μm.
- Khói muội là các hạt rắn có kích cỡ nhỏ từ 1- 0,1μm tạo ra từ quá trình luyện kim.
- Sol khí: bao gồm tất cả các chất rắn hay lỏng lơ lửng trong không khí có kích thước nhỏ hơn 0,1μm.
- Chất khí ô nhiễm: Nox, Sox, Cox, NH3, H2S, metan…
- Hơi dung môi hữu cơ, hơi axit, hơi kim loại.
- VSV gây bệnh, phấn hoa, bào tử nấm…
- Tác nhân vật lý: sóng điện từ, tia phóng xạ, tia tử ngoại, hồng ngoại.
II Cơ chế và sự lan truyền
Gồm 2 cơ chế chính: Khuyếch tán và đối lưu -khuyêch tán:là cơ chế chủ động di chuyển một cách ngẫu nhiên
từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp -Đối lưu: cơ chế thụ động ,xảy ra giữa hai môi trường khác nhau.
b Sự lan truyền Độc chất trong không khí lan truyền không biên giới và theo diện phân bố rất rộng.
III Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lan truyền và mức độ gây độc
* Quá trình lan truyền phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Trang 5- Phụ thuộc vào điều kiện khí tượng : hướng gió, độ ẩm, cường độ, tốc độ di chuyển của gió…
- Phụ thuộc vào điều kiện địa hình: đồi núi, thung lũng hay dốc
VD: + Vùng thoáng đãng phát tán nhanh theo diện rộng.
+ Vùng thung lũng, đô thị bị che chắn bởi nhiều nhà cao tầng nên độc chất không phát tán rộng.
- Theo tính chất nguồn thải: nguồn thải liên tục hay gián đoạn, nguồn đường hay nguồn điểm, nhiệt độ của nguồn thấp hay cao, độ cao ống khói của nguồn thải.
*Các yếu tố ảnh hưởng đến tác hại của chất độc đối với cơ thể
- Yếu tố chủ quan: tùy thuộc sinh vật tiếp nhận chất độc ( tuổi, giới tính)
- Cấu trúc hóa học:
+ hợp chất hydrocarbon có tính độc tỷ lệ thuận với số nguyên tử cacbon trong phân tử
+ những chất khí có cùng số nguyên tố thì phân tử có chứa ít nguyên
tử hơn sẽ độc hơn Ví dụ CO độc hơn CO 2
+ số nguyên tử halogen thay thế cho hidro càng nhiều thì độc tính càng cao Ví dụ CCl 4 độc hơn CHCl 3
- Tính chất vật lý của chất độc: nhiệt độ bốc hơi, độ bay hơi, khả năng hấp thụ, khả năng ngưng tụ trong không khí…
- Nồng độ, thời gian tiếp xúc cao và càng lâu sẽ ngộ độc càng mạnh
- Tác động tổng hợp của các chất độc: khi có mặt chất khí độc khác, một chất khí độc có thể có tính độc mạnh hơn khi nó tác động riêng lẻ
- Các điều kiện môi trường, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, gió cũng làm thay đổi tính độc của một số chất – độc tính có thể tăng lên hay giảm đi tùy thuộc vào từng loại chất.
IV Ảnh hưởng
a Ảnh hưởng của chất động đến người và động vật
Chất ô nhiễm trong không khí chủ yếu xâm nhập vào cơ thể qua con đường hô hấp Các loại độc chất khác nhau có cơ chế tác dụng lên cơ thể sinh vật và tác dụng gây độc khác nhau.
- Tác động kích thích lên đường hô hấp trên: Các hạt có tác dụng kích thích lên đường hô hấp trên chủ yếu là các hạt có kích thước lớn, khi vào cơ thể
Trang 6chúng đọng lại trên các đường hô hấp trên và gây hại cho các bộ phận đó Các chất bao gồm bụi kiềm : NH 3 , SO 3
- Tác động gây ngạt: các chất khí tác động gây ngạt theo 2 cơ chế
+ các chất khí CO 2 , CH 4 , SO 2 …có trong không khí, làm pha loãng nồng độ oxy có trong không khí, ngăn cản việc lấy oxy trong không khí.
+ các chất trong không khí tác dụng trực tiếp ngăn cản khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin (Hb)
Ví dụ: CO tác dụng vs Hb ngăn cản khả năng vận chuyển oxy của Hb
NO 2 tăng khả năng tạo methemoglobin trong máu, giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu.
- Các chất tác động lên phổi: gây các bệnh liên quan đến phổi như ung thư phổi, viêm phổi, bệnh bụi phổi,…
- Các chất gây mê và gây tê: etylen, etyl ete, xeton Các chất này tác dụng lên
hệ thần kinh gây mê và tê.
- Các chất gây dị ứng: như phấn hoa, isocyanat hữu cơ Các chất này gây ra những phản ứng miễn dịch không bình thường là nguyên nhân dẫn đến dị ứng
- Các chất tác dụng lên thận: như Pb, Hg, các chất này tích động trong thận gây sỏi thận, protein niệu.
- Các chất tác dụng lên hệ thống tạo máu: các chất này ngăn cản sản xuất protein trong máu, gây ra bệnh thiếu máu, và các bệnh liên quan đến hô hấp.
- Các tác động khác: một số dung môi hữu cơ dễ dàng tích tụ trong cơ thể gây rối loạn sinh lý, gây đột biến gen.
b Ảnh hưởng tới thực vật
Hầu hết các chất ô nhiễm trong môi trường không khí đều có ảnh hưởng xấu đến thực vật Biểu hiện đó là:
- Tác động lên sự phát triển của cây như là kìm hãm sự phát triển của
cây, chồi non không có khả năng nảy chồi, hoặc kích thích phát triển làm
lá phát triển quá nhanh, phiến lá bị quăn.
- Bụi bám làm ảnh hưởng quá trình quang hợp của lá
- Vàng lá, hoa quả bị lép, bị nứt, bị thui mức độ cao hơn thì lá cây, hoa quả
bị rụng và bị chết hoại
c)Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng:
-Ăn mòn bê tông
-Mài mòn ,làm mất màu chất sơn trên bề mặt sản phẩm.
Trang 7V/Biện pháp phòng chống,hạn chế:
a) Các biện pháp chống ô nhiễm và cải thiện chất lượng không khí
từ nguồn:
Mục đích là áp dụng các biện pháp để làm sạch không khí,tìm các nguyên liêu,nhiên liệu ít gây độc,hại để thay thế.Đặc biệt cần giảm thải SOX , NOX ,CO2 và các khí nhà kính khác.Việc kiểm soát để hạn chế độc hại tại nguồn gồm ba vấn đề:
Thay đổi quá trình chủ yếu trong sản xuất để sản xuất sạch hơn.
Thay thế nhiên liệu sạch hơn trong việc sử dụng nhiên liệu.
Làm sạch khí thải trước khi thải ra môi trường (vấn đề được quan tâm và ứng dụng nhiều nhất).
b) Giải pháp quy hoạch:
-Tính toán tác động của công trình xây dựng đến môi trường.
-Phí đảm bảo công trình xây dựng khi sử dụng không làm cho nồng độ chất độc hại của khu vực vượt quá mức cho phép.
-Đối với khu công nghiệp:Bố trí các nguồn độc hại ở cuối hướng gió,cần tập trung lại để xử lí.
-Trong nhà máy phải phân khu để thuận tiện,dễ dàng tập trung nguồn thải,thiết bị làm sạch,hệ thống thông gió xử lí không khí, các thiết bị kiểm tra
và báo động ô nhiễm.
c) Giải pháp cách li:
-Cách li một khoảng nhất định từ nguồn thải chất ô nhiễm đến khu dân cư -Đảm bảo nồng độ chất ô nhiễm ở khu dân cư không vượt quá mức cho phép.
d) Giải pháp công nghệ kĩ thuật:
-Hoàn thiện công nghệ sản xuất,sử dụng công nghệ tiên tiến,hiện đại,công nghệ sản xuất kín.
-Tăng cường cơ giới hóa,tự động dây chuyền sản xuất.
-Sử dụng khí thải để tái sản xuất.VD:Sử dụng khí thải của nhà máy nhiệt điện
để sản xuất axit nitric,dùng khí thải của nhà máy hóa chất có SO2 để sản xuất H2SO4.
Trang 8-Tiến tới công nghệ sản xuất không khí thải.
-Thay thế chất độc hại dùng trong sản xuất bằng chất ít độc hơn hoặc không độc.
Làm sạch chất độc hại trong nguyên liệu sản xuất như:tách lưu huỳnh trong nhiên liệu than dầu,…
-Thiết bị máy móc sản xuất ,đường ống vận chuyển phải kín,chịu được áp lực lớn.
-Trong vận chuyển hoặc cất giữu chất độc hại phải tuyệt đối kín và không bị
rò rỉ.
e) Giải pháp làm sạch khí thải:
-Hấp thụ chất khí vào chất lỏng.
-Hấp thụ chất khí lên chất rắn.
-Biến đổi hóa học các chất ô nhiễm
-Lọc bụi
f) Giải pháp sinh thái:
-Trồng nhiều cây xanh:
điều hòa khí hậu,hấp thụ nhiệt,hấp thụ CO2 ,…
Che nắng,thu giữ bụi,giảm bớt tiếng ồn
Ngăn cản bụi từ mặt đất bốc lên.
g) Giải pháp quản lí bằng luật pháp,chính sách:
-Cần có luật bảo vệ môi trường không khí,có các cơ quan kiểm soát và đo lường tình trạng ô nhiễm môi trường không khí.
-Các đơn vị sản xuất độc hại cần được sự cho phép của các cơ quan qunr lí môi trường.
-Trong quản lí môi trường:
Phải đánh giá được mức độ ô nhiễm không khí
Phải định kì đánh giá nồng độ chất ô nhiễm.
Phải có hệ thống kiểm tra tự động thường xuyên và báo động khi chất độc vượt quá nồng độ cho phép.
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1/Độc học môi trường và sức khỏe con người-Nguyễn Thị Phương Anh 2/Bài giảng độc học môi trường-Trường đại học Hàng Hải 3/Tiểu luận về ô nhiễm môi trường không khí-www.doc.edu.vn