Hoạt động sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNQD tại NHTMCP Quân Đội (Trang 37 - 39)

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì hai khâu quan trọng nhất là huy động vốn và sử dụng vốn. Mức độ sinh lời và an toàn ở sử dụng vốn sẽ quyết định đến việc tăng trưởng nguồn vốn huy động và mức độ huy động, cơ cấu nguồn vốn sẽ quyết định đến danh mục tài sản có của một ngân hàng thương mại.

Xuất phát từ tình hình thực tế, từ mục tiêu và nhiệm vụ của mình, hoạt động sử dụng vốn trong đó hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản của ngân hàng TMCP Quân đội đã không ngừng tăng trưởng, mở rộng và chiếm tỷ trọng lớn.Đây là mức tăng trưởng cao so với mức bình quân chung của ngành ngân hàng.

Trong những năm đầu thành lập, từ chỗ chỉđáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp Quân đội với tổng dư nợ là 15 tỉđồng (ngày 31/12/1994), đến nay NHTMCP Quân Đội đã mở rộng cho vay mọi thành phần kinh tế, đặc biệt chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay kinh tế tư nhân. Hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Quân đội luôn có bước phát triển và làđịa chỉđáng tin cậy cung cấp vốn tín dụng ngân hàng cho khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp Quân đội. Bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng TMCP Quân đội, nhiều doanh nghiệp đãđổi mới công nghệ, tăng năng lực và hiện đại hoá quá trình sản xuất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, tăng sức cạnh tranh trên thịtrường như: Nâng cao năng lực khai thác, năng lực sản xuất của các nhà máy Z thuộc tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng (Z195, Z115, công ty Gaet...) Công ty May 20, Công ty Dệt May Hà Nội… tăng năng lực thi công cho một sốđơn vị chủ lực của Công ty Xây dựng Lũng Lô, Tổng Công ty Thành An, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Công ty 319, Công ty 59,… đồng thời tham gia các dựán đầu tư của Công ty 28, Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son, Nhà máy in Báo quân đội I (Hà Nội) và II (Thành phố Hồ Chí Minh)… và nhiều dựán trọng điểm của Nhà nước như: Xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 18, quốc lộ 1, đê chắn sóng Dung Quất, mạng viễn thông quốc gia, đội vận tải biển, công

nghiệp đóng tầu, công trình thuỷđiện Hàm... Cụ thể tình hình cho vay của NHTMCP Quân Đội được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm 2005 2006 2007

Số tiền Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ 4.677 6.766 44,6% 10.422 54,0%

Nợ quá hạn 168 195 16,1% 88 -45,1%

Tỷ lệ nợ quá

hạn\Tổng dư nợ (%) 3,5 2,8 0,84

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Quân Đội)

Bảng 2.2 cho thấy: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tương đối cao (tăng trên 50%).Bên cạnh những sản phẩm cho vay truyền thống, ngân hàng TMCP Quân đội đãđưa ra một số sản phẩm cho vay mới như: cho vay lương, cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay mua ô tô trả góp, cho vay tiêu dùng; chiết khấu, thấu chi... Tuy nhiên, quy mô dư nợ cho vay vẫn chưa tương xứng với nguồn vốn huy động, mức sử dụng vốn tương đối thấp so với nguồn vốn huy động ( năm 2006 đạt 60%; 2007 đạt 45%). Cùng với tăng trưởng dư nợ, nợ quá hạn (nhóm 3.4.5) cũng có xu hướng giảm mạnh trong năm 2006 chiếm 2.8% và 2007 chỉ còn 0,84%. Nợ quá hạn giảm đồng nghĩa Ngân hàng TMCP Quân đội đã nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là chất lượng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Trong những năm trở lại đây, dư nợ cho vay của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng. Năm 2006 dư nợ cho vay tăng 6.766 tỉđồng so với năm 2005 (tương ứng 44.6%), sang đến năm 2007 dư nợ cho vay tăng 10.422 tỉđồng so với năm 2006 (tương ứng 54%) .Điều này chứng tỏ ngân hàng ngày càng mở rộng được quan hệ với khách hàng đồng thời cũng thể hiện uy tín và thế mạnh trên thị trường ngày càng được tăng lên. Ngân hàng cũng luôn duy trìđược tỉ lệ nợ quá hạn ở mức thấp (dưới 3%) đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng Quân

đội cũng luôn được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A và là một trong 5 Ngân hàng TMCP có mức tăng trưởng vững chắc nhất.

Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ qua các năm của NHTMCP Quân Đội. Đơn vị: Tỉđồng.

( Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Quân Đội)

Cơ cấu và loại hình cho vay của ngân hàng cũng ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, NHTMCP Quân Đội còn triển khai thành công một số sản phẩm mới như: cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay mua ô tô trả góp, cho vay du học, đi lao động nước ngoài, cho vay cổ phần hoá... chính vì vậy đãđáp ứng được các nhu cầu về vốn khác nhau của mọi thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNQD tại NHTMCP Quân Đội (Trang 37 - 39)