KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC * Khái niệm Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quả
Trang 1PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Phần lý thuyết Chúng ta học theo phương pháp thầy đã dạy nhé Dùng bút nhiều màu gạch những ý chính trước 1 cách tóm tắt nhất ra giấy A4 trắng làm sao phù hợp với cách nhớ tốt nhất của mỗi người! Sau đó mới triển khai các ý nhỏ Làm sao đề cương của các em gọn nhất có thể Nguyên tắc là ta nhớ được ý chính ta đã được khoảng 50 đến 60% số điểm rồi Các câu nào dài quá chúng ta hãy gạch những ý chính và cố gắng đọc lại thật nhiều lần Thầy biết rằng sẽ rất chán nản nhưng hồi sau vào thi các em sẽ biết kết quá Đó cũng là cách học khá ổn của thầy, thầy chia sẻ với các em!
Phần bài tập thầy đã ôn khá kỹ lưỡng trên lớp Tuy nhiên có một số bạn đi học chưa đầy đủ Thầy sẽ nhắc lại phương pháp làm bài và 1 số điểm đáng lưu ý cho các
em nhé! Nhất định phải nhớ phương pháp đấy! Cứ làm theo trình tự các bước các em
sẽ không bị mất điểm:
Ví dụ:
Để có tiền tiêu xài, hai thanh niên Ngô Mạnh Cường và Trần Đức Nam đã rủ
nhau giật giây truyền của những phụ nữ đang tham gia giao thông bằng xe máy Vàohồi 11h ngày 23/11/2012, trên đoạn đường Láng Hạ - Hà Nội, Cường lái xe máy chởNam, hai thanh niên tiếp cận với chị Nguyễn Thị Linh, rồi nhanh chóng, Nam thựchiện hành vi giật dây truyền của chị Linh, rồi cả hai tẩu thoát thật nhanh Chị Linh do
bị giật dây truyền bất ngờ đã ngã xuống đường và bị xây xát nhẹ ở chân và tay Sau
đó cơ quan có thẩm quyền kết luận hành vi của Ngô Mạnh Cường và Trần Đức Namcấu thành tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự
Anh (chị) hãy phân tích cấu thành vi phạm pháp luật trong trường hợp trên?
Các bước làm bài tập Vi phạm pháp luật:
Trang 2+ Mối quan hệ nhân quả : Chính hành vi …….( Trái pháp luật) là nguyên nhântrực tiếp dẫn đến hậu quả………
+ Thời gian địa điểm: (ở đâu vào lúc nào?)
+ Công cụ phương tiện: ( dùng cái gì để vi phạm? Ví dụ Dao để đâm, xe máy để
cướp,…)
Trong tình huống trên:
- Hành vi trái pháp luật: Cường lái xe máy chở Nam, hai thanh niên tiếp cận với
chị Nguyễn Thị Linh, rồi nhanh chóng, Nam thực hiện hành vi giật dây truyền của chịLinh, rồi cả hai tẩu thoát thật nhanh
- Hậu quả của hành vi trái pháp luật: Chị Linh bị mất dây truyền và bị xây xát
nhẹ ở chân và tay
- Mối quan hệ nhân quả: Chính hành vi Cường lái xe máy chở Nam, hai thanh
niên tiếp cận với chị Nguyễn Thị Linh, rồi nhanh chóng, Nam thực hiện hành vi giật
dây truyền của chị Linh, rồi cả hai tẩu thoát thật nhanh Là nguyên nhân trực tiếp
dấn đến hậu quả Chị Linh bị mất dây truyền và bị xây xát nhẹ ở chân và tay.
- Công cụ phương tiện: Xe máy
- Thời gian địa điểm: 11h ngày 23/11/2012, trên đoạn đường Láng Hạ - Hà Nội
Bước 2: Mặt chủ quan:
- Lỗi gì? Đưa ra kết luận là lỗi gì? Trong 4 loại Lỗi.
- Bởi vì……… (Giải thích tại sao?)
Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức rõ được hành vi của
mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội của hành vi đó
và mong muốn cho hậu quả xảy ra
Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức rõ được hành vi của
mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra Tuykhông mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra
Lỗi vô ý vì quá tự tin: chủ thể vi phạm pháp luật tuy thấy trước hành vi của mình
có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, những cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy
ra hoặc có thể ngăn ngừa được
Trang 3Lỗi vô ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm không nhận thấy trước hành vi của mình có
thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trướcđược hậu quả đó
- Động cơ: (cái gì thôi thúc chủ thể vi phạm)
- Mục đích: ( kết quả cuối cùng mà chủ thể vi phạm hướng tới)
Trong tình huống trên:
- Lỗi: Cố ý trực tiếp
- Bởi vì: chủ thể nhận thức rõ được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội của hành vi đó và mong muốn cho hậu quảxảy ra
- Động cơ: có tiền tiêu xài
- Mục đích: cướp tài sản bán lấy tiền
Bước 3: Khách thể:
Là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ: (Có thể là sức khỏe, tính mạng, quan hệ tài sản, quy tắc nhà nước về giao thông, quy tắc quản lý nhà nước về
môi trường, … được pháp luật bảo vệ.
Trong tình huống trên:
Sức khỏe, tính mạng và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.
Bước 4: Chủ thể:
Trả lời câu hỏi Ai? có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lý Vì sao? ( Nếu
là cá nhân vì đã thành niên và có nhận thức hoàn toàn bình thường, nếu là Công ty, tổchức thì ….vì được thành lập và hoạt động hợp pháp theo pháp luật Việt Nam)
Trong tình huống trên:
Ngô Mạnh Cường và Trần Đức Nam có đầy đủ năng lực trách nhiệm pháp lý vì
đã thành niên và có nhận thức hoàn toàn bình thường
Trang 4II DẠNG BÀI TẬP CHIA THỪA KẾ
B có chung ngôi nhà trị giá 1 tỷ đồng và 1 sổ tiết kiệm trị giá 300 triệu đồng Tiền lomai táng cho Ông A hết 50 triệu, sau khi ông A chết có người mang giấy tờ hợp phápđến chứng minh ông A còn nợ mình 50 triệu Ông A chết không để lại di chúc
Anh (chị) hãy: Chia di sản thừa kế của ông A trong trường hợp nói trên?
Các bước làm bài tập thừa kế:
Bước 1: Xác định hàng thừa kế di sản của ông A:
+ Hàng thừa kế thứ nhất: bà B, C, D, E (Vợ + Các con + Bố, Mẹ của người
chết (nếu có)của người chết)
+ Hàng thừa kế thứ hai: C1, C2, D1, D2, E1, E2 (Các cháu ruột + Anh chị em
ruột + ông bà Nội, ngoại (nếu có) của người chết)
+ Hàng thừa kế thứ ba: K (Các chắt ruột của người chết + Cụ nội, cụ ngoại +
Bác, cô, dì, cậu ruột (nếu có)của người chết)
Bước 3: Xác định 1 suất thừa kế theo pháp luật
( 1 suất thừa kế theo PL = Di sản thừa kế / tổng số người hàng thừa kế thứ nhất
(không phân biệt người đã chết hay còn sống)
+ 1 Suất thừa kế theo Pháp luật của Ông A = 1 tỷ / 4 người = 250 triệu
Bước 4: Chia di sản thừa kế
- Nêu căn cứ chia: (Nếu Ông Người chết không để lại di chúc nên di sản của Ông A được chia theo Pháp luật - Nếu ông A chết để lại di chúc hợp pháp nên di sản
Trang 5của ông A được chia theo di chúc)
- Xác định phải chia các trường hợp (nếu có)
+ Nếu chết rồi có người đến nhận là con thì có 2 trường hợp chứng minh được là con hoặc không chứng minh được là con.
+ Nếu có ai đó đang học lớp 12 hoặc chưa xác định rõ đã đủ 18 tuổi thì phải xác định 2 trường hợp người đó đủ 18 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi (trường hợp này chỉ đặt ra với trường hợp có di chúc, vì người chưa đủ 18 tuổi sẽ được nhận ít nhất 2/3 1 suất thừa kế theo Pháp luật)
- Xác định những người được hưởng ít nhất = 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật (Chỉ đặt ra trong trường hợp người chết có để lại di chúc)
Theo quy định những người được hưởng ít nhất 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật bao gồm: Cha + Mẹ + Vợ + Con chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) + Con đã thành niên (trên 18 tuổi) mà không có khả năng lao động)
- Xác định thừa kế thế vị (Chỉ đặt ra đối với trường hợp có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản mà người chết trước chết cùng thời điểm ấy phải có con)
Trong trường hợp trên:
Vì Ông A chết không để lại di chúc nên tài sản của ông A được chia theo phápluật ( chia đều cho hàng thừa kế thứ I)
Theo đó, Bà B = C = D = E = 1 tỷ / 4 = 250 triệu
Vì Anh D chết cùng thời điểm với ông A nên phần tài sản của anh D được chiađều cho 2 con là D1 và D2 theo thừa kế thế vị:
Theo đó, D1 = D2 = 250 triệu / 2 = 125 triệu
Bước 5: Kết luận: Ai được nhận bao nhiêu tài sản, ai không được nhận tài sản?
Bà B, C, E được nhận mỗi người 250 triệu
D1, D1 được nhận mỗi người 125 triệu
D, C1, C2, E1, E2 không được nhận tài sản
Ví dụ 2: Ông A và bà B kết hôn sinh được 3 người con C, D, E C đã kết hôn và có
hai con là C1 và C2, D đã kết hôn và có hai con là D1 và D2, E đang học lớp 12 C1
có con là K Ngày 03/03/2012, ông A và anh D về quê ăn giỗ, do bị tai nạn lao giaothông, ông A và anh D cùng bị chết trong vụ tai nạn đó Trước khi chết ông A lập di
Trang 6để lại toàn bộ tài sản cho C và D.Biết rằng, tài sản của ông A gồm một sổ tiết kiệmcủa riêng ông trị giá 450 triệu đồng, ông A và bà B có chung ngôi nhà trị giá 1 tỷđồng và 1 sổ tiết kiệm trị giá 300 triệu đồng Tiền lo mai táng cho Ông A hết 50 triệu,sau khi ông A chết có người mang giấy tờ hợp pháp đến chứng minh ông A còn nợmình 50 triệu
Bước 1: Xác định hàng thừa kế di sản của ông A:
Bước 3: Xác định 1 suất thừa kế theo pháp luật
+ 1 Suất thừa kế của Ông A = 1 tỷ / 4 người = 250 triệu
Bước 4: Chia di sản thừa kế
- Vì ông A chết để lại di chúc hợp pháp nên tài sản của ông A được chia theo
di chúc:
- Vì E đang học lớp 12 chưa biết đã đủ 18 tuổi hay chưa nên có 2 trường hợp.
* Trường hợp 1: Nếu E chưa đủ 18 tuổi.
Theo quy định của pháp luật thì bà B và E sẽ được nhận ít nhất 2/3 1 suất thừa kế
theo PL = 2/3 X 250 triệu = 166,66 triệu
Tài sản còn lại được chia đều cho C và D = (1 tỷ - (166,66 x 2) /2 = 1 tỷ - 666,68 /
2 = 333,34 triệu
Vì Anh D chết cùng thời điểm với ông A nên phần tài sản của anh D được chia đềucho 2 con là D1 và D2 theo thừa kế thế vị:
Theo đó, D1 = D2 = 333,34triệu / 2 = 166,67 triệu
* Trường hợp 2: Nếu E đủ 18 tuổi.
Theo quy định của pháp luật thì bà B sẽ được nhận ít nhất 2/3 1 suất thừa kế theo PL
= 2/3 x 250 triệu = 166,66 triệu ( E không được nhận vì trên 18t)
Trang 7416,67 triệu
Vì Anh D chết cùng thời điểm với ông A nên phần tài sản của anh D được chia đềucho 2 con là D1 và D2 theo thừa kế thế vị:
Theo đó, D1 = D2 = 416,67 triệu / 2 = 208,335 triệu
Bước 5: Kết luận: Ai được nhận bao nhiêu tài sản, ai không được nhận tài sản?
Trường hợp 1:
Bà B, E được nhận mỗi người 166,66
triệu
C được nhận 333,34 triệu; D1, D2 mỗi
người được nhận 166,67 triệu
Trường hợp 2:
Bà B được nhận mỗi người 166,66 triệu
C được nhận 416,67 triệu;D1, D2 mỗingười được nhận 208,335 tri
VẤN ĐỂ 1 KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC
* Khái niệm
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị.
Bản chất chung của nhà nước
- Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt, là công cụ sắc bén nhất duy trì sựthống trị giai cấp, đàn áp lại sự phản kháng của các giai trị, bảo vệ địa vị và lợi íchcủa giai cấp thống trị
* Tính xã hội của nhà nước
- Nhà nước không chỉ bảo vệ quyền, lợi ích của giai cấp thống trị mà còn bảo vệquyền lợi của các giai cấp khác trong xã hội khi quyền và lợi ích đó không mẫu thuẫnvới quyền lợi ích của giai cấp thống trị
Trang 8- Nhà nước không chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà còn đứng ra giảiquyết những vấn đề nảy sinh từ trong đời sống xã hội, bảo đảm trật tự chung, sự
ổn định, bảo đảm các giá trị chung của xã hội để xã hội tồn tại và phát triển
Đặc trưng của nhà nước
- Nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo lãnh thổ Nhà nước là tổ chức duy
nhất phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ không phụ thuộc vàohuyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính Việc phân chia này dẫn đến việc hình thànhcác cơ quan nhà nước trên từng đơn vị hành chính lãnh thổ, đảm bảo thực thi quyềnlực trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ
- Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt, không hòa nhập với xã hội Quyền lực này mang tính chính trị, các cơ quan nhà nước và hình thành một bộ
máy thống trị có sức mạnh cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thống trị, bắt cácgiai cấp, tầng lớp khác phải phục tùng theo ý chí của mình
- Nhà nước là tổ chức duy nhất có chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia có
tính tối cao và là thuộc tính gắn liền với nhà nước, Tính tối cao thể hiện ở chỗ quyềnlực của nhà nước có hiệu lực trên toàn bộ đất nước đối với tất cả dân cư và các tổchức xã hội Chủ quyền quốc gia thể hiện sự độc lập, bình đẳng giữa các quốc gia
- Nhà nước ban hành pháp luật và buộc mọi thành viên xã hội phải thực hiện.
Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo cho pháp luật
đó được thực thi trong thực tế cuộc sống bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước
- Nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buộc.
Để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước và tiến hành các hoạt động quản lý đất nước, mọinhà nước đều quy định và tiến hành thu các loại thuế bắt buộc đối với các dân cư củamình
Trang 9VẤN ĐỂ 2 KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, THUỘC TÍNH CỦA PHÁP LUẬT
* Khái niệm
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Bản chất chung của pháp luật
* Tính giai cấp
- Pháp luật là chí của giai cấp thống trị: Nói cách khác ý chí của giai cấp thống
trị luôn được nâng lên thành pháp luật Pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiệnbằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước
- Pháp luật là công cụ điều chỉnh mối quan hệ giữa các gai cấp tầng lớp trong
xã hội Thông qua mục đích điều chỉnh của pháp luật là điều chỉnh các mối quan hệ
xã hội giữa các giai cấp, các tầng lớp với nhau
- Ngoài ra, ngày nay trong khoa học pháp lý người ta còn đề cập đến tính dân tộc và tính mở của pháp luật.
+ Tính dân tộc thể hiện ở chỗ nó được xây dựng trên nền tảng dân tộc, nó phảnánh được những phong tục, tập quán, đặc điểm lịch sử địa lý… của một dân tộc.+ Tính mở thể hiện ở chỗ pháp luật phải là hệ thống pháp luật sẵn sàng tiếp thunhững thành tựu của nên văn hóa pháp lý văn minh trên thế giới
* Các thuộc tính của pháp luật
- Thứ nhất: pháp luật mang tính quy phạm phổ biến
Quy phạm pháp luật có tính phổ quát, rộng khắp Được áp dụng rộng khắpkhông phân biệt vùng miền, giới tình, tôn giáo, hay dân tộc Hơn nữa pháp luật có thể
Trang 10điều chỉnh bất kỳ lĩnh vực đời sống xã hội nào khi nhà nước nhận thấy có yêu cầu cầnđiều chỉnh.
Trong khi đó các quy phạm xã hội khác chỉ điều chỉnh 1 phạm vi, 1 lĩnh vực cụthể nào đó Ví dụ: tôn giáo, đạo đức…
- Thứ hai: Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Nội dung của pháp luật phải được thể hiện bẳng những hình thức chặt chẽ, khoahọc; phải được xác định rõ ràng, chặt chẽ bảo đảm nguyên tắc “bất cứ ai được đặtvào những điều kiện ấy cũng không thể làm khác được” Vì vậy pháp luật được cấuthành bởi điểm, khoản, điều, mục, chương, bộ luật,…
Trong khi đó các quy phạm xã hội khác tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau,mang tính chất cục bộ, địa phương, vùng miền
+ Thứ ba: Tính được bảo đảm bằng nhà nước
Nhà nước đảm bảo pháp luật được thực thi bằng sức mạnh quyền lực nhà nước:Một mặt, nhà nước tổ chức thực hiện pháp luật bằng cả hai phương pháp thuyết phục
và cưỡng chế Mặt khác, nhà nước bảo đảm tính hợp lý và uy tín của pháp luật, nhờ
đó pháp luật được thực hiện thuận lợi trong đời sống xã hội
Trong khi đó các quy phạm xã hội khác lại do các tổ chức, cá nhân tự giác thựchiện, không mang tính quyền lực, ép buộc hay phục tùng, Nó được đảm bảo thực hiệnbằng dư luận xã hội, hay các quy tắc đạo đức, tôn giáo,…
VẤN ĐỂ 3 KHÁI NIỆM, CẤU TRÚC, VÍ DỤ QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện, để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và phục vụ nhu cầu xã hội
* Cấu trúc Quy phạm pháp luật
Giả định
- Là một bộ phận của QPPL trong đó nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh có
thể xảy ra trong cuộc sống và những cá nhân hay tổ chức ở trong những điều kiện,hoàn cảnh đó phải chịu sự tác động của QPPL
Trang 11- Bộ phận Giả định thường trả lời cho câu hỏi Chủ thể nào? Trong điềukiện,hoàn cảnh nào?
- Có 2 loại giả định:
+ Giả định giản đơn (chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện)
+ Giả định phức tạp (nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện)
Quy định
- Là bộ phận trung tâm của QPPL trong đó nêu lên các thức xử sự mà cá nhân, tổchức ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã xác định ở phần giả định của QPPL phải tuântheo
- Bộ phận Quy định Trả lời cho câu hỏi chủ thể phải làm gì? được làm gì? khôngđược làm gì? hay làm như thế nào?
- QPPL được chia thành:
+ Quy định dứt khoát là quy định nêu lên 1 cách rõ ràng dứt khoát cách thức xử
sự của chủ thể
+ Quy định Tùy nghi là định không nêu lên 1 cách rõ ràng dứt khoát cách thức
xử sự mà để cho các bên tự thỏa thuận, quyết định
Chế tài
- Là một bộ phận của QPPL trong đó nêu lên những biện pháp tác động mà nhànước dự kiến áp dụng đối với những chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh đã nêu
ở phần Quy định
- Bộ phận chế tài Trả lời cho câu hỏi chủ thể phải chịu hậu quả gì? Nếu không
thực hiện đúng quy định của QPPL
- Chế tài bao gồm: Chế tài xác định tuyệt đối là loại chế tài quy định 1 cáchchính xác cụ thể biện pháp tác động; Chế tài xác định tương đối là chế tài không xácđịnh 1 biện pháp tác động cụ thể mà để cho các chủ thể thỏa thuận hay lựa chọn
* Chú ý: Thông thường một quy phạm pháp luật quy định đủ cả ba bộ phận giả
định, quy định và chế tài Tuy nhiên, có những quy phạm pháp luật có thể khuyết mộttrong ba bộ phận trên Trong đó bộ phận quy định có thể ẩn đi; bộ phận chế tài có thểđược quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật khác
Ví dụ 1 Quy Phạm Pháp Luật Và chỉ ra các thành phần
Trang 12Điều 134 Bộ Luật Hình sự quy định: ”Người nào bắt người khác làm con tin
nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”
Trong ví dụ trên
Giả định: Người nào bắt người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản
Quy định: Đây là 1 QPPL khuyết bộ phận quy định Quy định ở đây được hiểu
là: Không được bắt người khác làm con tin
Chế tài: Thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm
VẤN ĐỂ 4 KHÁI NIỆM, CẤU TRÚC, VÍ DỤ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội, xuất hiện trên cơ
sở sự tác động và điều chỉnh của quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý nhằm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật đó.
Cấu trúc quan hệ pháp luật
* Chủ thể quan hệ pháp luật
- Chủ thể của quan hệ pháp luật là các bên tham gia quan hệ pháp luật và có năng lực chủ thể do pháp luật quy định.
- Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là cá nhân, tổ chức
- Cá nhân bao gồm: Công dân, người nước ngoài và người không quốc tịch
Để cá nhân trở thành chủ thể QHPL cá nhân phải có năng lực chủ thể Năng lựcchủ thể gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi
+ Năng lực pháp luật: là khả năng có được các quyền và nghĩa vụ pháp lý củachủ thể được nhà nước thừa nhận
+ Năng lực hành vi: Là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận bằnghành vi của mình có thể xác lập, thực hiện các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý khitham gia QHPL
- Tổ chức trong QHPL : bao gồm pháp nhân, nhà nước và các tổ chức khác Nhànước luôn luôn là 1 chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luật ( Bởi vì nhà nước là tổchức quyền lực nhất, có thể tham gia vào rất nhiều các QHPL khác nhau, hơn nữatrong một số lĩnh vực pháp luật như Luật Hành Chính, Luật Hình sự,…Nhà nướcluôn là 1 bên chủ thể của QHPL)
Trang 13Để trở thành chủ thể của các quan hệ pháp luật thì tổ chức cũng phải thỏa mãn
những yêu cấu nhất định do pháp luật quy định.( Để trở 1 tổ chức trở thành pháp
nhân cần thỏa mãn 4 điều kiện: Được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt
chẽ, có tài sản riêng tự chịu trách nhệm bằng tài sản đó và nhân danh mình tham gia các QHXH một cách độc lập) Năng lực chủ thể của tổ chức xuất hiện khi tổ chức
được thành lập hoặc công nhận thành lập và mất đi khi tổ chức chấm dứt hoạt động,giải thể, phá sản…
* Nội dung của quan hệ pháp luật
Là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật:
- Quyền chủ thể: là khả năng của chủ thể được xử sự theo cách thức nhất định
được pháp luật cho phép
- Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải
tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thểkhác
Thông thường trong quan hệ pháp luật quyền của chủ thể này này sẽ tương ứngvới nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại
* Khách thể của quan hệ pháp luật
Khách thể quan hệ pháp luật là lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác mà các chủ thể hướng tới khi tham gia quan hệ pháp luật.
Như tiền, vàng, hàng hóa,… hoặc là những lợi ích về tinh thần như sức khỏe,danh dự, quyền tác giả,… hay là các dịch vụ như: vận chuyển, mít tinh, hội họp,…tuy nhiên, các lợi ích này phải phù hợp với lợi ích của nhà nước, của xã hội
Ví dụ 1 QHPL và chỉ ra các thành phần cấu thành:
Hạnh bán cho Phúc chiếc xe máy thông qua một hợp đồng dân sự
Chủ thể: Hạnh và Phúc
Nội dung Hạnh có quyền nhận tiền và nghĩa vụ giao xe, giấy tờ xe cho Phúc.
Ngược lại Phúc có quyền nhận xe và có nghĩa vụ trả tiền
Khách thể: Tiền và Chiếc xe máy
Trang 14VẤN ĐỂ 5 KHÁI NIỆM, DẤU HIỆU, YẾU TỐ LỖI CỦA VI PHẠM
PHÁP LUẬT
* Khái niệm
Vi phạm pháp luật là hành vi hành động hoặc không hành động trái pháp luật,
có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại tới các quan hệ
xã hội được pháp luật bảo vệ
* Dấu hiệu vi phạm pháp luật
- Vi phạm pháp luật luôn là hành vi xác định của con người
Pháp luật không điều chỉnh những suy nghĩ của con người khi chưa biểu hiện rabên ngoài bằng hành vi cụ thể Pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi cụ thể Nhữnghành vi có tính chất nguy hiểm được biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hànhđộng mới bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
Một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật khi và chỉ khi có dấu hiệu trái pháp luật.Tính trái pháp luật thể hiện ở chỗ hành vi đó thực hiện không đúng những quy địnhcủa pháp luật Dù hành vi có nguy hiểm nhưng không xâm hại đến các QHXH đượcpháp luật bảo vệ thì cũng không có vi phạm pháp luật
- Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể
Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi,nghĩa là phải xác định lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật đó Trongmột số trường hợp có những hành vi trái pháp luật mà chủ thể có nhận thức đượchành vi, thấy trước hậu quả của hành vi của mình gây nên nhưng bị buộc phải thựchiện trong điều kiện bất khả kháng thì cũng không bị coi là có lỗi
- Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý
Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể được quy định trong pháp luật, đó làkhả năng gánh chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể
Năng lực trách nhiệm pháp lý của cá nhân thường được xác định dựa vào độ tuổi
và khả năng nhận thức, còn năng lực trách nhiệm pháp lý của tổ chức xuất hiện kể từ