1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Giới Thiệu về Bát Tràng

20 3,3K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Hiện nay mọi hoạt động của đất nước ta đều được khuyến khích mở rộng để hội nhập kinh tế quốc tế. Ngành du lịch của nước ta đặc biệt là du lịch làng nghề truyền thống cũng không ngừng phát triển và tiềm năng du lịch của làng gốm Bát Tràng là rất lớn: với những nét độc đáo trong thiết kế và chế tạo mỗi sản phẩm, rồi cuộc sống của người dân làng gốm và những giá trị lịch sử

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Thăng Long - Hà Nội là mảnh đất có một nền văn hoá lâu đời, nơi đây còn nổi tiếng với những làng nghề thủ công mỹ nghệ bởi những bàn tay tài hoa của những bậc nghệ nhân từ cổ chí kim Các sản phẩm tài hoa của Thăng Long không những nổi tiếng trong nước mà còn, bay cao bay xa trên thị trường quốc tế Trong vòng xoáy của nhịp sống mới, có những làng nghề ở Hà Nội chỉ còn tồn tại trong thơ ca, nhạc hoạ và trong ký ức của người Hà Nội.

Nhưng, cũng có những làng nghề truyền thống còn tồn tại và đang cố gắng tìm những lối đi mới Một trong số đó là làng nghề Bát Tràng

Hiện nay mọi hoạt động của đất nước ta đều được khuyến khích mở rộng để hội nhập kinh tế quốc tế Ngành du lịch của nước ta đặc biệt là du lịch làng nghề truyền thống cũng không ngừng phát triển và tiềm năng du lịch của làng gốm Bát Tràng là rất lớn: với những nét độc đáo trong thiết kế và chế tạo mỗi sản phẩm, rồi cuộc sống của người dân làng gốm và những giá trị lịch sử… nhìn từ góc độ Tồn tại xã hội, Kiến trúc thượng tầng, là những nét đẹp và là

cơ sở thu hút khách tham quan hiện nay Chính từ những đặc điểm đó đã thu

hút em tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “ Giới thiệu làng nghề Bát Tràng ở nước ta nhìn từ góc độ Triết học và đưa ra bình luận”.

Đề tài của em chia thành 4 chương:

Chương I : Vài nét nổi bật về làng gốm Bát Tràng

Chương II: Giới thiệu Bát Tràng từ góc độ Tồn tại xã hội

Chương III: Giới thiệu Bát Tràng từ góc độ Kiến trúc thượng tầng

Chương IV: Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Bát Tràng

Trang 2

CHƯƠNG I : VÀI NÉT NỔI BẬT VỀ LÀNG GỐM BÁT TRÀNG.

Làng gốm đã trải qua trên năm thế kỷ với nhiều thành tựu rất đáng tự hào, đó là bệ đỡ vững chắc để Bát Tràng hôm nay ngày càng tiến nhanh hơn Bát Tràng nằm cách thủ đô Hà Nội trên 10km về phía Đông Nam, bên tả ngạn sông Hồng, trước đây thuộc tỉnh Bắc Ninh nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội Nghề gốm xuất hiện ở Bát Tràng vào thế kỷ XV Thợ thủ công ở đây đã làm sản xuất hầu hết các loài gốm quý và độc đáo của Việt Nam: gốm men ngọc, gốm men rạn, gốm hoa lam

Các bộ sưu tập gốm sứ Bát Tràng cho thấy chúng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật chế tạo đồ gốm sứ ở Việt Nam

( Nguồn langngheviet.net )

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng.

Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát nghĩa là chén bát, đồ gốm và chữ Tràng (hay Trường) là chỗ đất dành riêng cho chuyên môn

Thành tựu đạt được của làng gốm Bát Tràng:

Trước đây người dân Bát Tràng làm và tiêu dùng sản phẩm của mình theo hộ gia đình thì ngày nay ở Bát Tràng nhiều gia đình đã ứng dụng công nghệ thong tin vào sản xuất mở các trang Web trên mạng Internet để mở rộng quảng bá sản phẩm của mình Việc lập các trang Web đã giúp họ chủ động triển khai thông tin kiếm khách hàng, lượng khách hàng vì thế mà tăng lên đáng kể, đặc biệt là khách quốc tế Sản phẩm gốm Bát Tràng đã được xuất khẩu sang nhiều nước như Hàn Quốc, Singapore, Nhật, Pháp và được các nước bạn tin dùng

Vốn quý đó của Bát Tràng cũng là một nguồn tài nguyên rất có giá trị đối với

hoạt động kinh doanh du lịch

Trang 3

CHƯƠNG II GIỚI THIỆU BÁT TRÀNG TỪ GÓC ĐỘ TỒN TẠI

XÃ HỘI.

I Phương thức sản xuất

1 Tư liệu sản xuất:

Làng nghề Bát Tràng nổi tiếng với đồ gốm đa dạng và phong phú Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai

thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng là cốt

đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả mầu ngà, đục.

Bát Tràng cũng là làng gốm có các dòng men riêng từ loại men xanh rêu cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có màu xám nâu

(luuxuanthuy.com.vn)

Trang 4

Men xanh rêu:

Thế kỷ 14-19 men xanh rêu được dùng khá nổi trội cùng với men trắng ngà và nâu Men xanh rêu, men ngà và nâu tạo ra loại Tam thái riêng của gốm Bát Tràng thế kỷ 16-17 Men xanh rêu xuất hiện mang ý nghĩa rất lớn có thể xem đây là một dữ kiện đoán định niên đại khá chắc chắn cho các đồ gốm Bát Tràng trên nhiều loại hình khác nhau

Men rạn:

Đây là một loại men độc đáo tạo ra sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men Men rạn có sắc ngà xám các vết rạn chạy dọc và ngang chia ra nhiều hình tam giác, tứ giác

Gốm Bát Tràng nhiều trường hợp có minh văn, thể hiện bằng khắc chìm hay viết bằng men lam dưới men trắng Có rất nhiều sản phẩm có minh văn được trưng bày tại các bảo tang, một số khác vẫn còn lưu lạc ở nhiều nơi và dưới lòng đất

Trang 5

Gốm Bát Tràng, men lam bồng

2 Người lao động:

Những người thợ gồm Bát Tràng hiện nay được kế thừa đầy đủ nhất những bí quyết, những nét tinh hoa của ông cha để lại Họ được sự hỗ trợ của khoa học

kỹ thuật mới, họ được xã hội qúy trọng và nâng đỡ trên nhiều mặt để phát huy hết những khả năng của mình

“Gốm Bát Tràng ngày nay đã được phát triển thành cả xã và cả một vùng, gần chục nghìn gia đình đang chuyên sống bằng nghề gốm và phục vụ cho

Trang 6

nghề gốm Mỗi buổi sáng hàng vạn lao động ở khắp vùng đến làm việc tại các xưởng gốm Bát Tràng, Kim Lan, Giang Cao,Xuân Quan Không khí lao động thật nhộn nhịp, vui vẻ

Do đất chật người đông, gốm Bát Tràng phải đưa một số xưởng gốm hiện đại tới Hưng Yên, Quảng Ninh để sản xuất, những xưởng này cũng thu hút, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương ”

( Theo Báo điện tử Hanoi.org.vn )

Tại Bát Tràng có rất nhiều thợ thủ công tâm huyết với nghề và được sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội ban tặng và trao tặng danh hiệu “ Nghệ nhân Hà Nội

” thông qua các cuộc thi :

“ Nghệ nhân Trần Độ :

Phục chế gốm cổ Thăng Long, gốm men nâu đời Trần và sáng chế nhiều bài men đẹp, độc đáo Đây cũng là nghệ nhân nổi tiếng nhất của làng gốm Bát Tràng, lò gốm của ông đã từng được đón tiếp nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam ghé thăm: Trần Đức Lương, Trương Mỹ Hoa, Nguyễn Phú Trọng…

Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn:

Chuyên sâu về lĩnh vực phục chế gốm cổ ( bình gốm men rạn truyền thống đắp nồi hoa, phù điêu theo các tích cổ ).

Nghệ nhân Tô Thanh Sơn:

Phục chế gốm men Lam thời Nguyễn, pha chế thành công men rạn hiện đại Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng:

Nổi tiếng với tài năng vẽ Ông cũng là con của nghệ nhân Nguyễn Văn Cổn -một trong số ít ỏi nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng xưa.

Nghệ nhân Lê Minh Châu:

Chuyên sâu về các loại bình lọ hoa cỡ lớn Con trai ông, anh Lê Minh Ngọc cho ra đời chiếc độc bình cao nhất Việt Nam (3,2 mét) , chiếc lọ trên nhiều

Trang 7

lần được trưng bày tại các cuộc triển lãm gốm sứ Bát Tràng tại Văn Miếu Hà Nội, Vân Hồ, chợ gốm bát Tràng

Nghệ nhân Nguyễn Lợi và nghệ nhân Phạm Thị Châu:

Cả hai người đều cùng tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công Nghiệp Hà Nội Đây là cặp vợ chồng duy nhất tại làng Bát Tràng mà cả hai vợ chồng đều được công nhận danh hiệu “ Nghệ nhân Hà Nội.

Nghệ nhân Trần Hợp

Nổi tiếng với 2 nước men Kết tinh và Huyết dụ.

Nghệ nhân Nguyễn Khang:

Chuyên sâu về tranh sứ và tranh gốm Khoang Oanh là thương hiệu nổi trong thị trường tranh sứ Bát Tràng.

( Theo battrang.info)

3.Sản phẩm và thị trường

Không chỉ là vẻ đẹp được tô điểm bằng câu chữ hoa mĩ trên giấy, nét đẹp của sản phẩm Bát Tràng là vẻ đẹp tinh xảo thể hiện trên từng chi tiết, đường nét từ khi chỉ là vật liệu thô cho đến khi thành sản phẩm đến tay người tiêu dung.Gạch Bát Tràng có độ rắn chắc cao, chất lượng tốt thường được ưa dùng dùng xây nhà , lát sân, xây mộ, xây giếng

Từ xưa, dân Bát Tràng đã sống và phát triển bằng nghề gốm sứ Đất sét để làm đồ gốm, người Bát Tràng phải mua từ làng Cổ Điển bên Vĩnh Phú, hoặc mua từ làng Dâu bên Bắc Ninh Hàng gốm Bát Tràng thời kỳ đầu là đồ gốm trắng, mãi sau mới chuyển sang làm đồ đàn – là loại gốm "xương" đỏ, miệng loe, mỏng và thấp Nghĩa là người thợ làm "xương" gốm bằng đất đỏ, rồi mới lót một lượt đất trắng mỏng ra ngoài Trong những thế kỷ trước, gốm Bát Tràng chủ yếu là đồ thờ Về sau gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ, ấm chén

Trang 8

Sau dần, gốm Bát Tràng đã có khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại

và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ như đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao Ngoài ra, các đồ thờ tự và các đồ cho trang trí nội, ngoại thất : độc bình, lư, đỉnh, đèn thờ, các bộ tượng tam đa, tam thánh, chậu hoa, con giống, gạch trang trí cao cấp cũng là những mắt hàng thông dụng trong làng gốm Bát Tràng

Từ khi những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng ra đời đã được các bậc vương giả quyền quý ở kinh thành Thăng Long cho đến nông phu chân lấm tay bùn ở thôn quê đều ưa chuộng Không những thế, nhiều đồ gia dụng thường ngày ở Bát Tràng còn vượt ra biên giới đất Việt Từ thế kỷ XV, đồ gốm Bát Tràng có mặt trong lễ vật triều cống cho các hoàng đế Trung Hoa-nơi

có truyền thống làm gốm sứ từ hàng ngàn năm trước và nổi tiếng khắp thế giới Từ đó về sau, thời đại nào, dù suy hay thịnh, thì làng gốm Bát Tràng vẫn

Trang 9

khẳng định giá trị hàng hóa của mình, nghề gốm vẫn trụ vững và vượt qua mọi thử thách Theo các nghệ nhân của làng, đề tài phổ biến của các sản phẩm gốm Bát Tràng là hình rồng, phượng, câu thơ đối, hoa văn, cảnh người, cảnh hoa, cảnh thiên nhiên đều phản ánh đời sống tâm linh và triết lý của con người Việt Nam

Bức tứ quý

Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ năm 1990 như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước trong khối EU Nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng đang được lưu trữ tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới như Viện bảo tàng Royaux-Bỉ, Viện bảo tàng Guimet-Pháp

Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng còn giải quyết được vấn đề thất nghiệp, tình trạng thiếu việc làm

Trang 10

II Dân số và Hoàn cảnh địa lý:

Làng gốm sứ Bát Tràng - ngôi làng cổ khoảng 500 tuổi nằm cách thủ đô

Hà Nội khoảng 10km về phía Ðông Nam, bên tả ngạn sông Hồng, trước đây thuộc tỉnh Bắc Ninh nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội Vùng đất này có đất sét trắng-một nguyên liệu tốt để cho ra những sản phẩm gốm có chất lượng cao và thuận lợi cho việc giao thong, chuyên chở, trao đổi hàng hóa

Có nhiều giá thuyết về sự ra đời của làng gốm Bát Tràng, trong đó có một giả thuyết đáng được quan tâm là Làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời hậu Lê, từ sự liên kết chặt chẽ giữa 5 dòng họ làm gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát như Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm với họ Nguyễn (Nguyễn Ninh Tràng) ở đất Minh Tràng

Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Trịnh, Lê, Vương, Phạm, Nguyễn…ghi nhận rằng, tổ tiên xưa Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên

và Bạch Bát) Vào thời hậu Lê và đầu thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa ngoại Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình Theo truyền thuyết và gia phả một số dòng

họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm từ lâu đời Điều này đã được xác nhận qua dấu tích của lớp đất nung và mảnh gốm nằm dày đặc ở nhiều nơi trong vùng

Từ khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (năm 1010), Thăng Long trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt Một số thợ gốm Bồ Bát cũng đã

di cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ phường (phường Đất Trắng) Những đợt di cư tiếp theo đã biến Bát Tràng từ một làng gốm bình thường trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng, được triều đình chọn

là nơi cung cấp cống phẩm cho nhà Minh lúc bấy giờ

Trang 11

Cặp hũ có nắp, men rạn và lam, TK19 ( Nguồn

battrang.info)

Cuộc sống lao động sản xuất thương mại ở đây, từ bao đời vẫn luôn sôi động Các sản phẩm bình, bát, đĩa, đôn, chậu, thống, chân đèn… cùng những tinh hoa đúc kết qua lao động của biết bao thế hệ người con Bát Tràng đã góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú của nền văn hóa nước ta và làm nên một

làng nghề được lưu danh đó là Làng gốm Bát Tràng

Trang 12

Sự phát triển sản xuất nhanh chóng tại đây không chỉ tạo đủ việc làm cho người dân địa phương mà còn thu hút khoảng 3.000 - 5.000 lao động ở những khu vực lân cận đến làm việc với mức lương 700.000 - 1.000.000 đồng/tháng Cho đến nay hơn 80% người dân trong làng nghề Bát Tràng đã sinh sống lâu

đời bằng nghề sản xuất gốm sứ, với “ tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm lên

tới 40 triệu USD ”

( Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam )

CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU BÁT TRÀNG TỪ GÓC ĐỘ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG.

I Truyền thống nghề nghiệp:

Đến thăm làng gốm Bát Tràng hôm nay, khách hàng có thể nhận thấy rất rõ sự nhạy bén của những người thợ gốm, họ đã làm mới mình để hoà nhập vào cuộc sống hiện đại Hiện nay, những sản phẩm như lọ hoa, ấm chén của Bát Tràng được làm thủ công với những mẫu men cổ truyền như trắng, xanh tím, hoa văn thô sơ đã nhường chỗ cho những sản phẩm đẹp mang tính nghệ thuật cao, phong phú về chủng loại và đa dạng về kiểu dáng Đến chợ gốm Bát Tràng, du khách không chỉ mua bán mà còn được người dân nơi đây giới thiệu công nghệ tinh xảo của sản phẩm làng gốm Chợ gốm Bát Tràng còn là một điểm du lịch rất thu hút du khách, từ thanh thiếu niên cho đến khách nước ngoài, nhất là vào dịp cuối tuần Đến đây du khách có thể thoả thích ngắm nhìn, sờ tận tay những sản phẩm gốm thuần Bát Tràng Từ những loại bình lọ, bát kiểu dáng và màu sắc đương đại đến những loại chén đĩa cổ được phục chế, các bộ tranh, tượng nghệ thuật từ chất liệu gốm Không chỉ được tự do xem hàng, du khách còn được chủ hàng giới thiệu các công đoạn sản xuất của mẫu hàng, cách vẽ hoa văn, tô màu, phối màu men, đồng thời có thể tự tay

Trang 13

nặn các sản phẩm cho mình, tự vẽ hoa văn trang trí theo ý thích Chị Hoàng Thu Hương, một chủ hàng cho biết: “Các hộ gia đình đưa sản phẩm ra chợ gốm mục đích chính là giới thiệu sản phẩm truyền thống tới khách thập phương, không đặt yếu tố kinh doanh lên hàng đầu”

(Nguồn battrang.info)

Có lẽ cũng chính vì thế, chợ gốm đã đưa du khách gần gũi hơn với sản phẩm gốm và người thợ Các sản phẩm của bà con đưa ra chợ gốm đều có chất lượng cao, giá cả hợp lý Hầu hết họ đều mong muốn các sản phẩm của mình

sẽ được du khách yêu thích và tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Không những vậy, đến Bát Tràng, du khách bất ngờ khi thấy những mặt hàng như cốc tình yêu, hộp hình trái tim, những quả cầu được trang trí ngộ nghĩnh, đến những chiếc thắt lưng, vòng cổ, vòng tay được làm từ gốm Những đồ xinh xắn đó rất thích hợp và dễ dàng cho bạn mang về làm quà tặng Có lẽ những nghệ nhân xưa không bao giờ nghĩ chúng sẽ xuất hiện trên kệ hàng của

Trang 14

giới trẻ Không chỉ đa dạng các sản phẩm, du khách đến đây còn được xả stress với các trò ném đồ sứ hỏng, hay dạo quanh làng trên xe trâu…

II Truyền thống văn hóa

Trước đây, Bát Tràng vào đám từ ngày 15 đến ngày 22 tháng hai âm lịch.Nay đã được rút gọn, thường chỉ diễn ra vào hai ngày 15, 16 tháng hai âm lịch Trước Tết, vào ngày 25 tháng Chạp, làng đem lễ vật đến làng Đuốc (làng kết chạ với Bát Tràng) xin chặt tre làm cây nêu Ngày 7 tháng Giêng làm lễ hạ nêu Cây tre làm nêu được dùng để chẻ tăm, vót đũa Trước khi vào đám độ

10 ngày, làng tổ chức lễ rước nước từ sông Hồng để bao sái bài vị thần ở ngôi miếu bên sông Sau đó dân làng rước bài vị thần ra đình tế lễ Khi tế, các họ được rước Tổ của mình ra phối hưởng Họ Nguyễn Ninh Tràng (họ đầu tiên đến làng Bát Tràng) được rước bát hương có lọng che vàng đi ở giữa Các họ khác rước bát hương có lọng che xanh đi né sang hai bên Khi tế, chỉ có các vị khoa mục (những người đỗ đạt) mới được vào đình, còn các hào mục (những chức dịch trong làng) đứng ngoài hầu lễ Bát Tràng còn lệ giữ nghiêm ngôi thứ Tại đình trải 4 chiếu cạp điều Có chiếu dành cho các vị đậu tiến sĩ, có chiếu dành cho võ quan được phong tước công, có chiếu dành cho các cụ thọ

từ 100 tuổi trở lên Có năm không đủ người, chiếu nào trống thì làng đặt một cây đèn, chai rượu, đĩa trầu cau vào giữa chiếu để thờ vọng Hằng năm vào ngày Rằm tháng hai, ngày đầu tiên vào đám, làng biện lễ cúng Thành hoàng gồm một con trâu tơ thật béo, thui vàng rồi đặt lên một chiếc bàn lớn sơn son, kèm theo 6 mâm cỗ và 4 mâm xôi Tế xong, các quan viên chức sắc, đại diện

20 dòng họ cùng thụ lộc.Hội Bát Tràng có nhiều trò diễn, độc đáo nhất là trò chơi cờ người và hát thờ Theo lệ, trước hội, làng chọn lấy 2 bà tướng cờ là những người phẩm hạnh, giàu có nhất trong làng Mỗi bà tướng nhận 16 thiếu

Ngày đăng: 21/04/2016, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w