1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Giới thiệu đền gióng và bảo tàng phòng không không quân

27 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 114,79 KB

Nội dung

Chiến tranh đã đi qua nhưng những dấu tích của nó để lại vẫn luôn còn đó để nhắc nhở cho thế hệ trẻ chúng ta về một quá khứ hào hùng nhưng cũng đầy đau thương và mất mát. Hai buổi ngoại khóa đi tham quan Đền Gióng và Viện bảo tàng Phòng Không – Không Quân

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

TIỂU LUẬN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

Đề tài:

Giới thiệu đền gióng và bảo tàng Phòng Không - Không Quân

Sinh viên thực hiện: VŨ NGỌC SƠN Lớp: TH17.03

MSV: 12101478

HÀ NỘI - 2013

Lời Nói Đầu

Trang 2

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước,đó là truyền thống quý báu của ta Từxưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thànhmột làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn,

nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Câu nói ấy của chủ tịch Hồ ChíMinh đã nói lên tất cả tinh thần yêu nước của toàn dân tộc Lịch sử hào hùng củađất nước được viết nên bằng nhưng cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại trải dài suốtbốn ngàn năm lịch sử Chiến tranh đã đi qua nhưng những dấu tích của nó để lạivẫn luôn còn đó để nhắc nhở cho thế hệ trẻ chúng ta về một quá khứ hào hùngnhưng cũng đầy đau thương và mất mát Hai buổi ngoại khóa đi tham quan ĐềnGióng và Viện bảo tàng Phòng Không – Không Quân đã để lại trong chúng em rấtnhiều sự xúc động và niềm tự hào sâu sắc

Đền Gióng

Trang 3

 Lịch sử liên quan:

Theo truyền thuyết, đền Gióng được xây dựng từ thời Hùng Vương thứ VI thờThánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương Sự tích Thánh Gióng dẹp giặc Ân là biểuhiện của truyền thống đánh giặc giữ nước của cả dân tộc Đó là niềm tự hào lớn laobởi ngay từ thuở dựng nước đã có kì tích đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ nonsông, xứ sở, bảo vệ nhà nước Văn Lang mới xây dựng Với công lao to lớn đó,Thánh Gióng đã được vua Hùng Vương thứ VI phong là Phù Đổng ThiênVương Ý chí giết giặc cứu nước đã được nhà thơ Cao Bá Quát ngợi ca:

Phá tặc đãn hiềm tam tuế vãn

Đằng vân do hận cửu thiên đê

Dịch nghĩa:

Phá giặc, lên ba hiềm vẫn muộn

Lên mây, tầng chín hận chưa cao

Võ công hiển hách của Thánh Gióng cùng dân đánh giặc đã được nhà thơ NgôChi Lan mô tả:

Thiết mã tại thiên, danh tại sử

Trang 4

Anh uy lẫm lẫm mãn giang san

Dịch nghĩa:

Ngựa sắt về trời, danh tại sử

Oai thanh vang dậy khắp xa gần

Đền thờ Lê, vua Lê Đại Hành (980 - 1005) lại phong ông là Sóc Thiên Vương,đổi Sóc Sơn thành Vệ Linh Sơn Năm 981, sau khi đánh thắng quân Tống trở về,vua lại phong ông là Phù Thánh Đại vương Đến thời Lý, vua Lý Thái Tổ đặt lạitên đền Gióng là Hiển Linh Điện, phong là Xung Thiên Thần Vương Thời Hậu Lê,Thánh Gióng được phong là Xung Thiên Đổng Thần Vương, mẹ hiệu là HiệuThiên Mẫu Vua Lê Kính Tông(1600 - 1619) niên hiệu Hoằng Định có lập bia và tế

lễ Đến thời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786) nhà vua đã cúng áochầu và tiền vàng

Kiến trúc của đền

Đền Gióng nằm trên một khu đất đẹp, tương truyền được xây dựng chính trênnền ngôi nhà cũ nơi Gióng sinh ra Trước đây, nơi này chỉ là một thảo am (nhà nhỏlàm bằng cỏ) nhưng vua Lý Thái Tổ khi dời đô ra Thăng Long đã cho xâydựng thành một ngôi đền khang trang Trải qua nhiều lần trùng tu do thiệt hại từchiến tranh, ngôi đền hiện tại chủ yếu là những mảnh ghép của những công trìnhthời Lý, thời Lê Trung Hưng, thời nhà Nguyễn và có cả những phần mang màu sắcđương đại

Đền Gióng là một tổng thể thống nhất, gồm nhiều công trình xây trên một diệntích rộng:

Cổng Tam quan của đền khá lớn, trên có gác, mở thêm hai cửa nhỏ hai bên.Trên bậc thềm là hai con rồng đá, được tạc vào năm 1705 Trước cổng là một sânrộng, nhìn sang một thủy đình ở giữa một hồ nước, cạnh một gốc đa cổ thụ

Trang 5

Trước cổng đền còn có đôi câu đối lớn:

“Thiết mã khóa vân cung, tuấn nhạc, liên quan thiên cổ ngưỡng

Thạch long kiều thủy các, sùng từ uy vọng ức niên khâm”

Với mỗi ngôi đền thì phần quan trọng nhất bao giờ cũng là hậu cung, đền Gióngcũng vậy Đây là nơi đặt bức tượng Gióng cao hơn 2m, được tạc từ cách đây trên

100 năm Bên cạnh có hai hàng tượng gồm 6 quan văn võ, 2 người hầu đứng, 2phỗng quỳ và 4 lính hầu Trong hậu cung cũng giữ một đôi chóe sứ là cổ vật, chỉdùng trong dịp lễ hội Bậc thềm của hậu cung còn giữ được những viên gạch chạmrồng, được cho là có từ thời nhà Lý Trong đền còn có một bia đá được dựng vàonăm 1660

Ngoài ra, từ cổng vào, bên phải của khu đền chính còn các nhà việc, dành chonhững người đến dự lễ hội, chia ra các ban tế của các xã xung quanh, bên trái củađền là chùa Kiến Sơ

Trang 6

Trước đền có thủy đình nằm trong hồ bán nguyệt, được xây dựng từ thời Lý.Trải qua gần 1.000 năm nhưng những nét chạm trổ tài hoa trên gỗ vẫn còn gần nhưnguyên vẹn Hằng năm thủy đình vẫn đứng đó lặng nghe những liền anh liền chịhát giao duyên trong ngày lễ hội (9-4 âm lịch)

Lễ Hội Gióng

Lễ hội Gióng làng Phù Đổng là lễ hội truyền thống thường niên, hình thành từthời Lý, được dân chúng các làng Phù Đổng, Phù Dực, Đổng Viên, Đổng Xuyênđứng ra tổ chức, trở thành lễ hội nổi tiếng nhất vùng châu thổ Bắc Bộ Đến nay, lễhội Gióng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện chonhân loại Có lẽ mà bởi vậy mà lễ hội Gióng thu hút không chỉ riêng du kháchtrong nước mà nhiều du khách nước ngoài chưa từng biết đến Việt Nam lạ luôncảm thấy trân trọng một nét đẹp vốn có mang đậm bản sắc dân tộc qua lễ hộiGióng của Phù Đổng Lễ hội Phù Đổng được tổ chức từ mồng 6 đến 12 tháng 4 âmlịch hàng năm với sự tham gia của 5 làng: ba làng ở phía Bắc sông Đuống là PhùDục, Phù Đổng và Đổng Viên và hai làng bên bờ Nam là Đổng Xuyên và Hội Xá.Ngày hội chính là ngày mồng 9 Lễ hội có nhiều trò chơi đặc biệt như hát Ai Lao.Đây là một tập tục cổ xưa, ban đầu hát bằng tiếng Lào, sau đó chuyển sang hátbằng tiếng Việt Trong ngày lễ lớn có trò diễn trận, rước kiệu, múa cờ, diễn lại sựtích Thánh Gióng đánh giặc Ân Trong trò diễn lại sự tích, đức Thánh Gióng đượctượng trưng bằng cờ lệnh và 28 người con gái được cử ra làm tướng của giặc Ân

Lễ hội Phù Đổng là một trong những đỉnh cao của sinh hoạt văn hoá cổ truyền ởViệt Nam Lễ hội tái hiện sự kiện lịch sử suy tôn anh hùng chống ngoại xâm làThánh Gióng, cũng đồng thời thể hiện những hình thức trong tín ngưỡng của cưdân nông nghiệp

Khu di tích Phù Đổng (Đền Thượng, đền Hạ, chùa Kiến Sơ) đã được công nhận

Di tích Lịch sử - Văn hoá năm 1975

Trang 7

Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộcvùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyềnthuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam Có 2hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyệnSóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm

đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.Giá trị nổibật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, traotruyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô vàđời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập vàtiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bịnhà nước hóa, thương mại hóa.Lễ hội Gióng là thiên ca cho sức mạnh và nhân cáchngười Việt Chúng ta cần gìn giữ và phát huy nó

Ngoài ra còn hơn 10 hội gióng cũng thuộc địa bàn Hà Nội (gọi là vùng lan tỏa vìchưa được Unesco công nhận) như: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu, huyện ThườngTín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); cáclàng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê,Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (huyện Từ Liêm); làng Hội Xá (QuậnLong Biên)

Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động vàkhoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc

Ân Thông qua đó có thể nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiếntranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới bản chất tất thắng của cuộc chiến tranhnhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hội Gióng ở Sóc Sơn (nơi thánhGióng bay về trời) và hội Gióng ở xã Phù Đổng (nơi sinh ra thánh Gióng) có ýnghĩa và hoàn chỉnh hơn những nơi khác, từ ý tứ truyền thuyết đến nghệ thuật diễn

Trang 8

xướng Những nghi thức được quan tâm, chứa đựng trong nó sự huyền bí và sứcsống của một huyền thoại gắn liền với lòng tự chủ dân tộc của người Việt Nam.

Bảo Tàng Phòng Không Không Quân

Lịch sử Bảo Tàng Phòng Không Không Quân

Trang 9

Bảo tàng Phòng không - Không quân được xếp hạng 2 trong hệ thống bảo tàngQuốc gia Việt Nam; là nơi lưu giữ những hình ảnh, tư liệu, hiện vật minh chứngcho quá trình ra đời, xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và chiến thắng của bộ độiPhòng không - Không quân Việt Nam Đã bắn rơi 52 máy bay Pháp và 2.635 máybay Mỹ, trong đó có 64 máy bay chiến lược B52; 108 lượt đơn vị, 71 cá nhân đượctuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng laođộng Được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 2 Huân chương Sao vàng 4 Huânchương Hồ Chí Minh 2 Huân chương Độc lập hạng Nhất 1 Huân chương Quâncông hạng Nhất Hàng trăm, hàng ngàn Huân chương Quân công, Huân chươngChiến công các loại, được tặng nhiều phần thưởng cao quý

- Bảo tàng PK - KQ được thành lập ngày 22 tháng 10 năm 1963

- Đơn vị tiền thân: Bảo tàng Phòng không thành lập năm 1958

- Xây dựng mới từ năm 2004 và khánh thành ngày 28/8/2007

- Diện tích:

- Trưng bày ngoài trời: 18.000 m2

Có đủ chỗ đỗ xe ô tô, xe máy các loại

- Trưng bày nội thất: 3.200m2

- Với sa bàn điện tử và hệ thống điều hoà không khí

- Với các bộ sưu tập hiện vật khối lượng lớn

Phần trưng bày ngoài trời diện tích trên 15.000m2 với 73 hiện vật khối được trưng bày khoa học giới thiệu các bộ sưu tập hiện vật vũ khí độc đáo về 4 lực lượng của bộ đội PK- KQ: Pháo Cao xạ, Máy bay, Tên lửa, Ra đa Đây là những vũ khí đã lập nhiều chiến công xuất sắc: Khẩu pháo 37mm của khẩu đội Tô Vĩnh Diện tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ; Cuộc hành trình của Khẩu pháo 90mm

do Mỹ sản xuất tham gia đánh thắng trận đầu ngày 5/8/1964; Ra đa bắt được tín

Trang 10

hiệu máy bay chiến lược B.52 thông báo cho quân và dân Hà Nội trước 35 phút;

Bệ phóng tên lửa đã lập công bắn rơi tại chỗ máy bay B.52 đêm 18/12/1972 ngay trên bầu trời Thủ đô; Máy bay Mig.21 đã bắn rơi máy bay B.52 đêm 27/12/1972; Các máy bay Mig., máy bay trực thăng vận tải và một số máy bay cường kích ta thu được của nguỵ quyền Sài Gòn trong đó có máy bay A.37 phi đội Quyết Thắng

sử dụng ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, góp phần giành thắng lợi trong Chiến dịch Hồ Chí Minh một số loại vũ khí, phương tiện mà thực dân Pháp và đế quốc

Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam

Phần trưng bày trong nhà gồm có 6 đề mục lớn:

Đề mục 1: Bộ đội PK – KQ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (những

chiến công của trung đoàn 367 tại chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1946 – 1954)

Đề mục II: Sự hình thành và phát triển các lực lượng PK – KQ chuẩn bị cho cuộc

kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1964)

Đề mục III: Bộ đội PK – KQ cùng với quân và dân miền Bắc đánh thắng hai cuộc

chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ ra miền Bắc, đỉnh cao là đập tan cuộc tập kích đường không chủ yếu bằng máy bay chiến lược B.52 vào Hà Nội và Hải Phòng (2/1965 – 1/1973)

Đề mục IV: Bộ đội PK – KQ chiến đấu trong đội hình quân binh chủng hợp thành,

chiến dịch đường 9 Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào – 1971, chiến dịch Quảng Trị –

1972, chiến địch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975

Đề mục V: Chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc; Xây dựng và sẵn sàng chiến đấu,

quản lý vững chắc vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, cùng cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN (từ 1975 đếnnay)

Đề mục VI: Trưng bày các chuyên đề về đoàn kết quốc tế, hợp tác vũ trụ, đoàn kết

quân dân, sức mạnh từ mặt đất

Trưng bày trong nhà hơn 3.000 hiện vật, hình ảnh đã tái tạo lại những trang sử

Trang 11

oai hùng của bộ đội Phòng không – Không quân, mỗi hiện vật, hình ảnh trong hệ thống trưng bày là huyền thoại về những chiến công xuất sắc của bộ đội Phòng không – Không quân qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, lập nên những kỳ tích anh hùng đánh thắng không quân nhà nghề của nước có nền khoa học kỹ thuật hiện đại đến nay vẫn còn là những điều hấp dẫn đối với nhiều khách tham quan trong và ngoài nước Ngày nay, Quân chủng Phòng không – Không quân là một Quân chủng lớn mạnh, với các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, không ngừng cải tiến kỹ thuật, luôn cảnh giác cao, sẵn sàng cùng với các lực lượng vũ trang của Quân đội nhân dân Việt Nam bảo vệ vững chắc trời và biển Tổ quốc ViệtNam XHCN.

Một trong số hiện vật quý hiếm đó là chiếc ghế máy bay Mi.4 đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng khi đi công tác; đặc biệt có bộ sưu tập hiện vật về Ban nghiên cứu không quân, về Trung đoàn pháo cao xạ 367 với những chiến côngxuất sắc tại mặt trận Điện Biên Phủ; Chiến thắng tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá), Không quân nhân dân Việt Nam đã mở mặt trận trên không thắng lợi; Tư liệu hiện vật trận đầu đánh thắng của bộ đội Tên lửa Phòng không Việt Nam ngày 24/7/1965

Bộ đội Phòng không - Không quân đánh thắng chiến tranh điện tử của đế quốc Mỹ;cùng quân và dân miền Bắc bảo vệ Hà Nội – Hải Phòng 1967; Chiến đấu ở chiến trường khu IV; bảo vệ tuyến vận tải chiến lược 559 (Đường Hồ Chí Minh); Sa bàn điện tử chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972; Chiến đấu trong đội hình quân binh chủng hợp thành; Quân chủng PK-KQ thường xuyên cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc Việt Nam XHCNĐặc biệt duy nhất tư liệu hiện vật chuyến bay Hợp tác vũ trụ quốc tế Việt Nam - Liên Xô và có sưu tập tặng phẩm của các đoàn quốc tế đến thăm và tặng bộ đội Phòng không – Không quân…

Trong kho lưu trữ của Bảo tàng PK- KQ đang lưu giữ trên 62.000 tư liệu,

hiện vật gốc quý hiếm về lịch sử oanh liệt của bộ đội Phòng không – Không quân

Trang 12

Việt Nam Bảo tàng đã đón tiếp nhiều đoàn khách quốc tế, đặc biệt là đón các vị nguyên thủ quốc gia, các tướng lĩnh của quân đội các nước, được đón tiếp các đoànkhách quan trọng của một số nước trên thế giới trong đó có các cựu phi công Mỹ

đã tham gia chiến tranh ở Việt Nam

Điểm mặt các ‘Át chủ bài’ của Không quân Nhân dân Việt Nam

* Át (Aces) là một danh hiệu công nhận cho các phi công lái máy bay quân sự có

số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số 5 trở lên Danh hiệu Át có từ Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chiến tranh Việt Nam ghi nhận cuộc chạm trán không cân sức giữa lực lượng không quân hùng hậu nhất thế giới của Mỹ với lực lượng không quân còn non trẻ của Việt Nam Tuy mới thành lập, thiếu kinh nghiệm, trang thiết bị kém hiện đại hơn nhưng với sự nỗ lực phi thường công với tinh thần sáng tạo, dũng cảm các phi công Việt Nam đã lập được những chiến công hiển hách

Có đến 16 phi công Việt Nam được công nhận danh hiệu Át trong khi đó con số phi công Át của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam chỉ có 5 người

Dưới đây là danh sách 16 phi công Việt Nam được công nhận danh hiệu Át:

1 Phi công Nguyễn Văn Cốc - Bắn rơi nhiều máy bay Mỹ nhất

Đứng đầu trong danh sách các “Át” của Không quân Nhân dân Việt Nam là phi công Nguyễn Văn Cốc với 9 lần bắn rơi máy bay Mỹ trong đó có 7 lần được phía

Mỹ công nhận

Phi công Nguyễn Văn Cốc sinh năm 1943 tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Ông được tuyển chọn đi học lái máy bay MiG-17 vào năm 1961 Sau đó, ông lại sang Liên Xô học chuyển loại MiG-21 Ông bắt đầu các hoạt động bay chiến đấu với MiG-21 trong biên chế Trung đoàn 921, đoàn Sao Đỏ từ tháng 12/1965

Chỉ trong vòng 2 năm (1967-1968), ông đã bắn rơi 9 máy bay Mỹ (gồm 3 F-4, 3

Trang 13

F-5, 1 F-102, 2 UAV tầng cao AQM-34A)

Một trong những trận đánh đáng nhớ nhất của ông, được tuyển chọn vào tập sách những trận đánh hay của không quân là trận ngày 30/4/1967

Khi đó, biên đội của ông gồm phi công Nguyễn Ngọc Độ bay số 1, ông bay số 2 cất cánh đánh chặn một tốp F-105 của địch.Trong trận đánh, sau khi phi công Nguyễn Ngọc Độ phóng tên lửa diệt một máy bay, tranh thủ lúc lúc địch chưa phát hiện ra ta, ông đã nhanh chóng công kích bắn hạ thêm một máy bay F-105

Đây có thể nói là bước “cải tiến chiến thuật”, vì theo nguyên tắc chiến thuật bài bản, trong biên đội 2 MiG-21 thì số 2 chỉ có nhiệm vụ yểm trợ, quan sát đối

phương giúp số 1 công kích Tuy vậy, Nguyễn Văn Cốc đã sáng tạo cải tiến chiến thuật, khi thời cơ đến, ở thế có lợi cùng tham gia tiêu diệt máy bay địch, vừa bảo

vệ đồng đội nhưng vừa tăng hiệu suất chiến đấu

Việc sáng tạo ra chiến thuật cải tiến số 2 cùng công kích, ông đã được đồng đội đặt cho biệt danh “chim cắt số 2” Với những chiến công xuất sắc trong 2 năm chiến đấu, năm 1969, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân

2 Phi công Nguyễn Hồng Nhị - Lập chiến công trên độ cao 18km, mở màn chiến thắng cho MiG-21 VN

Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị là một trong những phi công xuất sắc của Không quân Nhân dân Việt Nam

Chỉ trong vòng 3 năm từ 1966-1968, phi công Nguyễn Hồng Nhị đã lập chiến công bắn hạ 8 máy bay địch Trong đó, riêng năm 1967, ông bắn hạ tới 6 chiếc F-4

và F-8 của địch

Một trong những trận đánh đáng lưu ý của ông là vào ngày 4/4/1966, khi đó ông

đã dùng một chiếc MiG-21 bắn hạ máy bay không người lái tầng cao ở độ cao 18.000m Điều đặc biệt ở đây, ông là người đầu tiên bay trên MiG-21 chiến và

Ngày đăng: 21/04/2016, 14:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w