I. PHẦN MỞ ĐẦUI.1. Lý do chọn đề tài: Mỗi tác phẩm văn học khi ra đời đều trải qua sự sàng lọc của thời gian để khẳng định giá trị trường tồn của mình. Và giá trị của mỗi tác phẩm đó được thẩm định qua sự tiếp nhận và đánh giá của độc giả. Trong nền văn học Việt Nam thì kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du vượt qua bao thăng trầm đã khẳng định được vai trò, giá trị to lớn của mình trong kho tàng văn học và đặc biệt trong tâm hồn người Việt. Từ xưa đến nay chưa có một tác phẩm văn học nào mà được nhân dân cả nước yêu thích, ca ngợi như “Truyện Kiều”. Bất cứ là người Việt Nam dù thuộc tầng lớp, lứa tuổi nào cũng đều biết đến “Truyện Kiều”; có người thuộc năm bảy câu, có người thuộc cả đoạn, thậm chí là đọc ngược được “Truyện Kiều”. Một trong những yếu tố quan trọng để “Truyện Kiều” có được sự tiếp nhận rộng rãi và nghiền ngẫm say sưa của nhân dân như vậy là nhờ vào biệt tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du. Bên cạnh việc sử dụng các điển cố, điển tích,… thi hào đã vận dụng một cách rất tài tình, linh hoạt vốn ngôn ngữ dân gian như: từ thuần Việt, thành ngữ, tục ngữ,… Chính nhờ đặc điểm này mà “Truyện Kiều” đã trở nên gần gũi, gắn bó với quần chúng lao động, từ đó ai ai cũng đều có thể hiểu khi đọc “Truyện Kiều”.Do vậy việc nghiên cứu và phân tích “Truyện Kiều” ở góc độ ngôn ngữ là rất cần thiết. Bên cạnh những vấn đề đã được đi sâu vào nghiên cứu như từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ,… thì hiện tượng đa nghĩa trong ngôn ngữ “Truyện Kiều” cũng giữ một vai trò nhất định trong việc tạo nên sự phong phú, đa dạng về ngữ nghĩa của ngôn ngữ, góp phần làm nên sức sống lâu bền của “Truyện Kiều”. Xuất phát từ những lí do trên bản thân tôi chọn: “Hiện tượng đa nghĩa trong một số đoạn trích của tác phẩm Truyện Kiều” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm để giúp học sinh phân biệt được hiện tượng đa nghĩa với hiện tượng đồng âm.
Trang 1I PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài:
Mỗi tác phẩm văn học khi ra đời đều trải qua sự sàng lọc của thời gian để khẳng
định giá trị trường tồn của mình Và giá trị của mỗi tác phẩm đó được thẩm định qua sựtiếp nhận và đánh giá của độc giả Trong nền văn học Việt Nam thì kiệt tác “TruyệnKiều” của đại thi hào Nguyễn Du vượt qua bao thăng trầm đã khẳng định được vai trò,giá trị to lớn của mình trong kho tàng văn học và đặc biệt trong tâm hồn người Việt
Từ xưa đến nay chưa có một tác phẩm văn học nào mà được nhân dân cả nước yêuthích, ca ngợi như “Truyện Kiều” Bất cứ là người Việt Nam dù thuộc tầng lớp, lứa tuổinào cũng đều biết đến “Truyện Kiều”; có người thuộc năm bảy câu, có người thuộc cảđoạn, thậm chí là đọc ngược được “Truyện Kiều”
Một trong những yếu tố quan trọng để “Truyện Kiều” có được sự tiếp nhận rộng rãi
và nghiền ngẫm say sưa của nhân dân như vậy là nhờ vào biệt tài sử dụng ngôn ngữ củaNguyễn Du Bên cạnh việc sử dụng các điển cố, điển tích,… thi hào đã vận dụng mộtcách rất tài tình, linh hoạt vốn ngôn ngữ dân gian như: từ thuần Việt, thành ngữ, tụcngữ,… Chính nhờ đặc điểm này mà “Truyện Kiều” đã trở nên gần gũi, gắn bó với quầnchúng lao động, từ đó ai ai cũng đều có thể hiểu khi đọc “Truyện Kiều”
Do vậy việc nghiên cứu và phân tích “Truyện Kiều” ở góc độ ngôn ngữ là rất cần
thiết Bên cạnh những vấn đề đã được đi sâu vào nghiên cứu như từ Hán Việt, thànhngữ, tục ngữ,… thì hiện tượng đa nghĩa trong ngôn ngữ “Truyện Kiều” cũng giữ mộtvai trò nhất định trong việc tạo nên sự phong phú, đa dạng về ngữ nghĩa của ngôn ngữ,góp phần làm nên sức sống lâu bền của “Truyện Kiều” Xuất phát từ những lí do trên
bản thân tôi chọn: “Hiện tượng đa nghĩa trong một số đoạn trích của tác phẩm Truyện Kiều” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm để giúp học sinh phân biệt được hiện
tượng đa nghĩa với hiện tượng đồng âm
I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Việc nghiên cứu, khảo sát hiện tượng đa nghĩa trong một số đoạn trích của “Truyện
Kiều” giúp học sinh tìm ra số lượng, đặc điểm và tính chất của hiện tượng đa nghĩa.Đồng thời sẽ phân tích, đánh giá, so sánh các dạng biểu hiện và vai trò của hiện tượng
đa nghĩa đối với giá trị nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều”
Đề tài sẽ là cơ sở cho các công trình nghiên cứu khác nhau có liên quan đến hiệntượng đa nghĩa Từ đó giúp học sinh xác định và sử dụng ngôn ngữ đúng bối cảnh vàđúng mục đích diễn đạt
I.3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các từ, các câu thơ có chứa hiện tượng đa nghĩatrong một số đoạn trích của tác phẩm “Truyện Kiều”
I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Trãi trong các năm học 2013-2014;
2014-2015 và đặc biệt là học sinh lớp 9A5, 9A7 năm học 2014-2015-2016
Vấn đề chỉ tập trung vào hiện tượng đa nghĩa trong ngôn ngữ Việt nói chung và
ngôn ngữ “Truyện Kiều” nói riêng Để giải quyết vấn đề này tôi dựa vào văn bản
“Truyện Kiều” do Đào Duy Anh dịch của nhà xuất bản Phụ nữ, 2007
I.5 Phương pháp nghiên cứu:
Từ mục đích, yêu cầu và đối tượng nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử dụng cácphương pháp nghiên cứu sau:
Trang 2- Phương pháp tiếp cận văn bản: Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến từ đa nghĩa
và hiện tượng đa nghĩa trong một số đoạn trích của tác phẩm “Truyện Kiều”
- Phương pháp thống kê và phân loại: Thống kê các câu thơ trong một số đoạn trích
của tác phẩm “Truyện Kiều” có chứa hiện tượng đa nghĩa và phân loại chúng theo tiêuchí từ loại
- Phương pháp phân tích: Từ tư liệu đã thống kê và phân loại tôi tiến hành phân tích
để rút ra những đặc điểm của nhóm từ đa nghĩa theo tiêu chí đã phân loại
- Phương pháp tổng hợp: Sau khi thống kê, phân loại và phân tích rút ra được nhữngnhận xét khoa học, xác đáng về hiện tượng đa nghĩa trong “Truyện Kiều”
II PHẦN NỘI DUNG
II.1 Cơ sở lý luận:
Trong thực tế đời sống văn học nước ta những năm gần đây, việc hiểu và đánh giátác phẩm nghệ thuật đã và đang trở thành một hiện tượng thời sự Trên bình diện lýthuyết, người ta đã bắt đầu nói nhiều đến vấn đề tính đa nghĩa của tác phẩm vănchương Mặc dù vẫn còn có những ý kiến chưa đồng tình, nhưng nhìn chung giớinghiên cứu và phê bình văn học ngày nay đã xác nhận hiện tượng đa nghĩa như là mộtđặc tính hữu cơ của nghệ thuật nói chung và của văn học nói riêng
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du đến nay không phải là vấn đề còn quá mới mẻ đốivới những nhà nghiên cứu Ngay từ khi “Truyện Kiều” mới được công bố nó đã thu hútđược đông đảo sự quan tâm của giới trí thức Đào Duy Anh có cuốn “Khảo luận KimVân Kiều” Đây là cuốn sách đầu tiên viết về nghệ thuật “Truyện Kiều” tương đối toàndiện, đặt nền móng cho các thế hệ sau này tiến hành nghiên cứu “Truyện Kiều” dướinhiều góc độ khác nhau
Với “Thư mục nghiên cứu Truyện Kiều” của Trần Đình Sử trong cuốn “Thi phápTruyện Kiều” năm 2002, cho thấy có 661 công trình nghiên cứu về “Truyện Kiều”trong đó có hơn 70 công trình nghiên cứu phương diện ngôn ngữ
Qua các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã làm rõ được nhiều vấn đề mangtính chiều sâu và khái quát có liên quan đến Truyện Kiều Song, các công trình nghiêncứu trên chủ yếu diễn ra trên phương diện văn bản học, chứ chưa có công trình nào chú
ý tới hiện tượng đa nghĩa trong “Truyện Kiều” như một đối tượng riêng
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng hiện tượng đa nghĩa trong ngôn ngữ là một hìnhthức nghệ thuật rất phong phú và đa dạng Từ việc nghiên cứu các vấn đề này sẽ giúpchúng ta có cái nhìn khái quát, đầy đủ và sâu sắc hơn về hiện tượng đa nghĩa Nắmchắc được các vấn đề lý thuyết cơ bản về hiện tượng đa nghĩa cũng có nghĩa là chúng tatiếp nhận được yếu tố dẫn đường, làm cơ sở nghiên cứu hiện tượng đa nghĩa trên cáctác phẩm văn học cụ thể
Từ đó, tôi đưa ra các từ, các câu thơ có chứa hiện tượng đa nghĩa trong một số đoạntrích của “Truyện Kiều” rồi yêu cầu các em tìm ra đặc điểm và tính chất của hiện tượng
đa nghĩa Qua đó, tôi đã phát hiện được nguyên nhân dẫn đến các lỗi mà các em cònmắc phải Để mang lại hiệu quả cao cho quá trình lĩnh hội tri thức, tôi mạnh dạn đưa ramột số kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy để giúp các em học sinhkhối 9 nắm được vai trò của hiện tượng đa nghĩa đối với giá trị nội dung và nghệ thuậtcủa tác phẩm “Truyện Kiều” Đồng thời, khi nghiên cứu hiện tượng đa nghĩa trong
“Truyện Kiều” sẽ phát hiện ra nhiều vấn đề mới mẻ và thấy được nghệ thuật dùng từđiêu luyện, chuẩn xác của thi hào Nguyễn Du
Trang 3II.2 Thực trạng:
Trong những năm vừa qua, tôi luôn được lãnh đạo nhà trường tin tưởng và trực tiếpphân công giảng dạy các khối lớp và bồi dưỡng học sinh giỏi khối 7 Đặc biệt trongnăm học 2015-2016, tôi được nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7.Với kinh nghiệm tích lũy được, tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa có khả năng phânbiệt hiện tượng đa nghĩa và hiện tượng đồng âm nên mạnh dạn chỉ ra một số biện pháp,sáng kiến giúp học sinh nắm vững hơn kiến thức cơ bản trên
a Những thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi:
- Trong những năm vừa qua, bản thân luôn nhận được sự quan tâm sâu sát của BanGiám Hiệu, của Công đoàn giáo dục cùng sự giúp đỡ của tất cả các đoàn thể trong Hộiđồng sư phạm nhà trường, đặc biệt là các đồng nghiệp trong tổ Ngữ Văn trường THCSNguyễn Trãi
- Trong năm học này, tôi đang trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn 7, tôi thấy đa số họcsinh có khả năng tiếp thu bài đồng đều, khả năng lĩnh hội tri thức tương đương nhau, sốhọc sinh chiếm tỉ lệ khá ở các môn học khá cao Đại đa số các em có tinh thần học tập,ham học hỏi, hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài tương đối đầy đủ khilên lớp
- Công tác giảng dạy của giáo viên rất thuận lợi vì có tài liệu tham khảo nhiều Ngoài
ra còn có các lớp học nâng cao trình độ nghiệp vụ tạo điều kiện cho giáo viên tham giahọc tập để theo kịp với xu thế đổi mới hiện nay Tất cả đều nhằm tạo mọi điều kiệnthuận lợi cho quá trình truyền tải kiến thức của tôi
* Khó khăn:
- Về phía giáo viên: Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên trong quá trình giảng dạy
chưa đưa ra các biện pháp tối ưu để giúp học sinh phân biệt được hiện tượng đa nghĩavới hiện tượng đồng âm của từ ngữ Và cũng do sĩ số lớp còn đông nên rất khó cho giáoviên trong việc theo sát, kèm cặp từng học sinh trong một tiết dạy
Thực tế mỗi trường đều có những phương pháp dạy học riêng để nâng cao chất
lượng dạy học Nhưng vấn đề lớn nhất ở đây chính là phương pháp tiếp cận của giáoviên với học sinh còn rất hạn chế, còn cứng nhắc dẫn đến sự buồn chán trong việc dạy
và học tại các nhà trường
- Về phía học sinh: Số lượng học sinh dân tộc thiểu số tương đối đông dẫn đến tình
trạng bỏ học, lười học bài vẫn còn thường xuyên xảy ra Một số gia đình điều kiện kinh
tế còn hạn hẹp, nhận thức còn hạn chế Do vậy, các em chưa có điều kiện mua thêm tàiliệu tham khảo nhằm phục vụ cho việc học bộ môn Ngữ văn được tốt hơn
Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh chây lười trong quá trình tiếp thu bài học,chưa thực sự có hứng thú với môn học nên không chuẩn bị tốt cho giờ học môn Ngữvăn dẫn đến tình trạng nắm bắt không đầy đủ lượng kiến thức mà giáo viên truyền tải Hầu như tất cả các em chưa có thói quen tìm hiểu, phân biệt hiện tượng đa nghĩa vàhiện tượng đồng âm trong các tác phẩm văn chương và còn xem nhẹ các môn xã hộitrong đó có môn Ngữ Văn dẫn đến chất lượng học tập không cao
b Thành công và hạn chế khi vận dụng đề tài:
- Khi vận dụng đề tài này vào thực tế, đã giúp học sinh phần nào phân tích, đánh giá,
so sánh các dạng biểu hiện và vai trò của hiện tượng đa nghĩa Từ đó có cơ sở để phânbiệt hiện tượng đa nghĩa với hiện tượng đồng âm của từ ngữ
Trang 4- Thông qua đề tài giúp học sinh vận dụng được hiện tượng đa nghĩa của từ vào trongbài viết tránh tình trạng dùng lẫn lộn, không xác định được hoàn cảnh sử dụng từ nhiềunghĩa và từ đồng âm trong giao tiếp cũng như trong học tập.
- Giúp học sinh thấy được hiện tượng đa nghĩa trong ngôn ngữ Việt nói chung vàngôn ngữ “Truyện Kiều” nói riêng cũng giữ một vai trò nhất định trong việc tạo nên sựphong phú, đa dạng về ngữ nghĩa của ngôn ngữ Từ đó có thái độ hăng say với mônhọc và thêm yêu văn học dân tộc
Bên cạnh những thành công đã đạt được đề tài còn mắc phải một số hạn chế như:Ngoài các từ, các câu thơ có chứa hiện tượng đa nghĩa trong một số đoạn trích của
“Truyện Kiều” ở lớp 9, giáo viên chưa cung cấp thêm được nhiều các từ, các câu thơkhác có chứa hiện tượng đa nghĩa cũng như trong các văn bản khác cho học sinh tiếpcận nên chưa mở rộng được vốn kiến thức cho học sinh
Do ý thức học tập của một số học sinh chưa tốt, khả năng tiếp thu chậm nên vẫnchưa nắm vững hiện tượng đa nghĩa dẫn đến chưa phân biệt được hiện tượng đa nghĩavới hiện tượng đồng âm của từ ngữ
c Mặt mạnh, mặt yếu khi vận dụng đề tài:
- Với những kinh nghiệm mà bản thân đúc rút ra từ thực tiễn giảng dạy có những mặtmạnh sau đây:
+ Học sinh dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao, công tác giảng dạy còn gặp nhiều khókhăn nhưng khi vận dụng đề tài vào thực tế đã giúp học sinh tích cực, chủ động trongviệc xây dựng nâng cao chất lượng học tập
+ Học sinh hiểu bài và phân biệt được hiện tượng đa nghĩa với hiện tượng đồng âmcủa ngôn ngữ nên phần nào giúp học sinh yêu thích bộ môn hơn
- Bên cạnh đó đề tài vẫn còn một số hạn chế như: Một số em không chịu đọc bài, soạnbài, không nắm vững khái niệm, không tìm hiểu thêm kiến thức nên dẫn đến còn châylười, khó tiếp thu kiến thức mới Từ đó, dẫn đến tình trạng một số học sinh còn chưaphân định rõ ràng đâu là hiện tượng đa nghĩa và đâu là hiện tượng đồng âm
d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Có rất nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến sự thành công cũng như hạn chế trongquá trình vận dụng đề tài vào thực tiễn của người giảng dạy Cụ thể là:
Bản thân luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, của tổchuyên môn cũng như các đồng nghiệp trong việc phối hợp để giáo dục và hoàn thànhnhiệm vụ giảng dạy của mình
Quá nhấn mạnh việc gắn kết tri thức trong văn bản với đời sống nên giáo viên chú ýnhiều tới liên hệ thực tế, dẫn đến việc khai thác kiến thức cơ bản chưa đầy đủ Vốn kiếnthức của giáo viên thiếu sự mở rộng Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phươngpháp dạy học và các biện pháp tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh nêngiờ dạy còn tẻ nhạt chưa thu hút được sự chú ý của học sinh
- Một số giáo viên còn lúng túng trong việc đưa ra những cách thức phân biệt hiệntượng đa nghĩa với hiện tượng đồng âm nên học sinh không khắc sâu được kiến thức.Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến quá trình học tập của con em, chưa đônđốc các em việc học bài cũ trước khi đến lớp
- Do học sinh chưa nắm vững khái niệm về từ nhiều nghĩa và từ đồng âm dẫn đến tìnhtrạng không phân biệt được từ nhiều nghĩa và từ đồng âm nên hiểu sai bản chất, dùngsai từ khi giao tiếp cũng như khi tạo lập văn bản
Trang 5- Một số em học sinh không học bài, làm bài cũ nên dẫn đến tình trạng học trướcquên sau và khi có những bài tập cụ thể xác định về từ nhiều nghĩa sẽ không biết cáchgiải quyết Đa số các em chưa trang bị thêm cho mình những tài liệu tham khảo về
“Truyện Kiều” để làm tài liệu học tập
e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
Sử dụng phân biệt hiện tượng đồng âm và hiện tương đa nghĩa trong tiết dạy có vaitrò quan trọng giúp học sinh nắm vững, khắc sâu và hình thành kiến thức sâu sắc hơntuy nhiên với những khó khăn mà giáo viên đang gặp phải là những khó khăn cần và cóthể giải quyết được giúp ý tưởng có thể đi vào thực tiễn giảng dạy như:
- Trước hết, với việc đa dạng học sinh trong lớp dẫn đến sự khó khăn khi truyền tải kiến thức cho nên giáo viên cần có những câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, nhất là đốivới học sinh yếu Ở các em có sự khác biệt về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhậnthức,… so với những học sinh khác Có lẽ đây là vấn đề không chỉ của riêng ngànhgiáo dục mà hiện nay cả xã hội cũng đang quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tìnhtrạng này Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viên khôngnhững chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cựccủa học sinh, giúp giảm dần khoảng cách về trình độ trong lớp học Vấn đề nêu trên làkhó khăn với không ít giáo viên nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phầnxây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiệnđại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức
- Thứ hai, học sinh chưa nắm rõ các khái niệm, cấu trúc về hiện tượng đa nghĩa, hiện tượng đồng âm nên chưa xác định đúng khi gặp trong văn bản Ngoài ra, hiện tượng đa
nghĩa trong ba đoạn trích của tác phẩm “Truyện Kiều” (trong chương trình ngữ văn 9)còn ít nên giáo viên phải tìm tòi, củng cố, khắc sâu và nâng cao thêm kiến thức cho họcsinh Điều đó đòi hỏi người giáo viên cần đầu tư thời gian, công sức, tài liệu tham khảonhiều hơn cho các bài giảng của bản thân
- Thứ ba, với việc học sinh không học bài, làm bài trước khi đến lớp và không khắc sâu được kiến thức đã học, đồng thời không đầu tư vào bài học còn khá phổ biến.
Chính việc học sinh không đầu tư vào bài soạn nên không khắc sâu được kiến thức,thường nhầm lẫn giữa hai hiện tượng trên Tuy nhiên, với đề tài này tôi muốn đề cập ởđây chính là một phương pháp học hiệu quả, với cách phân biệt hai hiện tượng này bắtbuộc học sinh phải có sự hiểu sâu về vấn đề được học đồng thời biết vận dụng nó mộtcách linh hoạt vào trong giao tiếp Học phải biết ghi nhớ các điểm chính, các từ chủđiểm rồi từ đó suy ra những vấn đề nhỏ hơn và hiểu rằng mình đang học cái gì Cáchghi nhớ này giúp cho những thông tin cần thiết được lưu lại trong não một cách hệthống và được sử dụng có hiệu quả trong những ngữ cảnh phù hợp Vì vậy, thông quaSKKN này tôi muốn giúp học sinh khắc sâu, phân biệt hiện tượng đồng âm với hiệntượng đa nghĩa này trong việc tạo lập văn bản cũng như trên thực tế đời sống
- Thứ tư, đối với phần lớn học sinh thì việc học môn Ngữ Văn là một điều gì đó các
em bị bắt buộc phải làm chứ các em không hề muốn Học Ngữ Văn lúc này đối với học
sinh là một nghĩa vụ, và chính điều đó khiến cho các em cảm thấy không thoải mái khihọc Đây chính là thử thách đầu tiên và cũng là lớn nhất mà một người dạy lẫn ngườihọc môn Ngữ Văn phải đối mặt, bởi vì khi một người không thích học Ngữ Văn thìchắc chắn sẽ không thể học nó tốt được Chính vì vậy trách nhiệm của người giáo viên
Trang 6dạy là phải tìm ra những phương pháp dạy học thích hợp nhằm khơi gợi niềm đam mêcủa học sinh, để các em nhận ra rằng: Nếu muốn trở thành một người công dân tốt, cócảm xúc và biết yêu thương, thì cần phải quan tâm đến bản thân chính quá trình họcmôn Ngữ Văn của mình.
- Thứ năm, với cuộc sống ngày càng hiện đại hiện nay, trò chơi càng nhiều làm ảnh hưởng đến tinh thần học tập của học sinh Cho nên, giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự lôi cuốn học sinh trong từng tiết dạy Từ đó, giáo viên cần phải luôn tìm hiểu cập nhật những kiến thức mới để tạo ra sự hứng thú đối với học sinh Với sáng kiến kinh nghiệm này, chúng ta có thể xây dựng những bài tập nhanh với hình ảnh hấp dẫn để thu hút học sinh phân biệt giữa hai hiện tượng vừa chơi vừa học nhưng hiệu quả thu lại rất cao
II.3 Giải pháp, biện pháp:
a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Thông qua sáng kiến này, bản thân cố gắng giúp học sinh phân biệt được hiệntượng đa nghĩa với hiện tượng đồng âm của ngôn ngữ: nắm vững cấu tạo, phân loại đặcđiểm của từng loại để tránh tình trạng dùng sai, dùng không đúng văn cảnh Từ đó giúphọc sinh vận dụng nhuần nhuyễn, thích hợp từ nhiều nghĩa trong bài viết cũng nhưtrong giao tiếp hàng ngày
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
b.1 Hiện tượng đa nghĩa
Khái niệm từ đa nghĩa:
Từ đa nghĩa (từ nhiều nghĩa) là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau củathực tại
Hay: Một từ với một hình thức ngữ âm nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng,
biểu thị nhiều khái niệm khác nhau trong thực tế khách quan thì được gọi là từ đa nghĩa.
Ví dụ: Từ đi trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa, nó vừa có nghĩa chỉ dịch chuyển bằng hai chi dưới (Tôi đi rất nhanh nhưng vẫn không đuổi kịp anh ấy) vừa có nghĩa chỉ một người nào đó đã chết (Anh ấy ra đi mà không kịp nói lời trăng trối.)
Cần phân biệt hiện tượng đa nghĩa và hiện tượng đồng âm:
Có thể hiểu từ đa nghĩa là một từ nhưng có nhiều nét nghĩa và các nét nghĩa đó cómối liên hệ với nhau, còn từ đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiêngiống nhau nhưng hoàn toàn khác nhau về nghĩa và các nét nghĩa đó không có bất kìmột mối liên hệ nào
Ví dụ: “Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.” (Ca dao)
Từ “lợi” trong ví dụ trên là từ đồng âm vì 2 từ “lợi” ở 2 câu hoàn toàn khác nhau về
ý nghĩa Từ “lợi” trong câu đầu là tính từ chỉ lợi ích (trái với hại), còn “lợi” ở câu 2 là
danh từ chỉ bộ phận trong khoang miệng, đó là phần thịt bao quanh chân răng, giữ chorăng vững chắc
Như vậy, việc phân biệt hiện tượng đa nghĩa và hiện tượng đồng âm là một điều cầnthiết trong việc sử dụng ngôn ngữ
Trang 7 Nguyên nhân biến đổi nghĩa của từ thành từ đa nghĩa:
- Nhu cầu giao tiếp: Do nhu cầu giao tiếp ngày càng đa dạng và phức tạp của con
người mà ngôn ngữ là một phương tiện cần phải bám sát để thỏa mãn nhu cầu đó Sốlượng từ có hạn trong khi nhu cầu biểu thị nội dung ý nghĩa lại vô hạn và không thểtính hết Nếu số lượng đơn vị từ tăng lên quá nhiều sẽ vượt quá khả năng ghi nhớ củacon người Vì vậy, để khắc phục mâu thuẫn trên và để tuân thủ quy luật tiết kiệm hìnhthức ngôn ngữ, tiếng Việt đã phát triển theo hướng dùng cái tối thiểu của hình thức để
biểu đạt tối đa nội dung Quá trình này đã tạo ra các từ đa nghĩa.
- Từ phản ánh sự vật và các thuộc tính sự vật trở thành nét nghĩa của từ: Hệ quả
tất yếu là khi các thuộc tính của sự vật được từ gọi tên thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi
về nghĩa của từ Ví dụ: Thẻ: trước đây, khi chưa phát minh ra giấy viết nghĩa là “mảnh
tre, gỗ được dùng để viết chữ” và chuyển sang hai nghĩa khác là “đồ dùng trong nghề
mê tín, dị đoan” (xin thẻ ở đền) và nghĩa “mảnh xương, ngà ghi chức tước mà các quan
đeo ở ngực” Đến nay thì từ thẻ có nghĩa “giấy chứng nhận tư cách thành viên của một
tổ chức nào đấy” (thẻ hội viên,…)
- Do nhu cầu tạo ra những tên gọi mới: Để biểu thị những sự vật mới hình thành thì
các tên gọi cũ không còn gây ấn tượng Khi tên gọi mới được hình thành, tên gọi nàyvừa mang nghĩa cũ lẫn nghĩa mới Ví dụ: mạng nhện - mạng internet
Đặc điểm của từ đa nghĩa:
- Tính tiết kiệm – tính tần số sử dụng cao: Ngôn ngữ có quy luật tiết kiệm vô cùng
kì diệu: dùng cái hữu hạn để biểu hiện cái vô hạn Về mặt từ vựng, quy luật tiết kiệmcủa ngôn ngữ thể hiện ở chỗ: cùng một hình thức ngữ âm có thể diễn đạt nhiều nộidung khác nhau Do đó từ đa nghĩa là những từ có tần số xuất hiện cao, được sử dụngnhiều nhất trong đời sống ngôn ngữ
- Tính nhiều nghĩa gắn liền với tính hệ thống: Các nét nghĩa trong từ đa nghĩa
không tồn tại đơn lẻ, cô lập mà thường có quan hệ với nhau Các nét nghĩa trong từ đa
nghĩa tập hợp với nhau thành ra một tổng thể các nét nghĩa có số lượng lớn hơn hai, có
quan hệ qua lại, quy định lẫn nhau và tổ chức thành một chỉnh thể Nằm trong hệ thống
ý nghĩa của từ đa nghĩa, các nét nghĩa luôn luôn có một giá trị nhất định
- Tính nhiều nghĩa gắn liền với tính cấu trúc: Quan hệ giữa các nét nghĩa trong hệ
thống ý nghĩa của từ đa nghĩa tạo thành cấu trúc của hệ thống ý nghĩa trong từ đa nghĩa.Các quan hệ trong hệ thống cấu trúc từ đa nghĩa cũng có nhiều loại khác nhau
b.2 Tiêu chí và phân loại các kiểu ý nghĩa của từ đa nghĩa
Các ý nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa không tồn tại rời rạc mà quan hệ, quyđịnh lẫn nhau tạo thành một kết cấu Nghiên cứu kết cấu ý nghĩa của từ cần phải tách racác ý nghĩa khác nhau của nó Có nhiều cách phân loại ý nghĩa của từ đa nghĩa
b.2.1 Cách phân loại nghĩa truyền thống
Phân loại nghĩa từ theo lịch đại:
Quan điểm này nhìn nhận nghĩa của từ trong tiến trình phát sinh, phát triển của nótrong lịch sử và thời gian Do đó, người ta phân định thành các cặp nghĩa:
- Nghĩa cổ và nghĩa mới:
Nghĩa cổ là nghĩa đầu tiên của từ, nghĩa này ít được dùng ở thời điểm hiện tại, có
khi bị loại hẳn trong giao tiếp hiện nay Thường thì nghĩa cổ chỉ được dùng trong
những văn bản mà tác giả có dụng ý tái hiện lại không khí cổ kính của câu chuyện Nghĩa mới là loại nghĩa xuất hiện sau này của từ, nghĩa mới được nhiều người biết
Trang 8đến và sử dụng rộng rãi hơn nghĩa cổ.
Ví dụ: từ thẻ có nghĩa gốc là chỉ mảnh tre dài, hẹp, mỏng, dùng để viết chữ vào đó
(khi chưa có giấy viết); hoặc nghĩa cổ khác là thẻ ngà có ý nghĩa là vật chứng nhận địa
vị xã hội của quan lại phong kiến dùng đeo trước ngực Còn hiện nay nghĩa đó được sử
dụng với nghĩa mới như: thẻ đảng viên, thẻ sinh viên,… với ý nghĩa giấy chứng nhận.
- Nghĩa gốc và nghĩa chuyển:
Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên của từ, là khái niệm đầu tiên mà từ biểu thị Nghĩachuyển là nghĩa phát sinh từ nghĩa gốc, có thể suy ra từ nghĩa gốc Nghĩa gốc và nghĩachuyển có mối liên hệ với nhau
Nghĩa gốc: mùa đầu tiên của một năm (từ tháng giêng đến tháng ba)
Ví dụ: Xuân Nghĩa chuyển: tuổi trẻ, sức khỏe, một năm (tuổi xuân, sức xuân)
Phân loại nghĩa từ theo đồng đại:
Ta xem xét nghĩa của từ trong trạng thái hoạt động hiện thời của chúng để xác lậpnội dung mà từ gợi ra Theo đó, người ta chia ra các cặp nghĩa sau:
- Nghĩa trực tiếp và nghĩa gián tiếp:
Nghĩa trực tiếp là nghĩa phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp không thôngqua ý nghĩa nào khác của từ này
Nghĩa gián tiếp là ý nghĩa phản ánh đối tượng gián tiếp thông qua những nét ý nghĩakhác
Ví dụ: Từ chân chỉ bộ phận để đi, chi dưới của động vật là nghĩa trực tiếp vì nó trực tiếp phản ánh đối tượng và người ta không giải thích được vì sao từ chân lại có ý nghĩa
đó Ngược lại, các ý nghĩa khác của từ này như: chân tường, chân trời, chân đồi… là
nghĩa gián tiếp vì có thể giải thích được thông qua ý nghĩa trực tiếp trên
- Nghĩa thông thường và nghĩa thuật ngữ: Phản ánh trình độ nhận thức khác nhau
đối với sự vật, hiện tượng, đủ để có thể phân biệt những đối tượng cùng loại được kháiquát trong ý nghĩa đó đối với những đối tượng khác
Nghĩa thuật ngữ phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng
Nghĩa thông thường: chất lỏng nói chung
Ví dụ: Nước Nghĩa thuật ngữ: hợp chất của hydro và oxy
- Nghĩa đen và nghĩa bóng:
Nghĩa đen là loại nghĩa có thể nhận thức được một cách trực tiếp cảm tính, khôngphải trải qua các bước luận lí phức tạp
Nghĩa bóng là loại nghĩa được suy ra từ nghĩa đen được hiểu một cách trừu tượngthường thông qua phương thức ẩn dụ Hai loại này có mối liên hệ với nhau về nghĩa
Nghĩa đen: là một loại kim loại quý
Ví dụ: Vàng Nghĩa bóng: chỉ nhân cách cao quý
(Bác ấy đúng là người có tấm lòng vàng.)
- Nghĩa chính và nghĩa phụ:
Nghĩa chính là nghĩa cơ bản, làm nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ, ít phụthuộc vào văn cảnh Nghĩa chính là nghĩa được nhiều người biết đến và được sử dụngtrong phạm vi rộng rãi, phổ biến
Nghĩa phụ là nghĩa chỉ sử dụng trong một số trường hợp hạn chế, nhất định
Nghĩa chính của từ có thể trùng với nghĩa gốc Song có khi nghĩa chính của từ trongmột giai đoạn nhất định lại là nghĩa nhánh, là nghĩa phụ ở một giai đoạn khác
Ví dụ: Từ chân nghĩa “chi dưới của động vật”, từ chín nghĩa “chỉ trạng thái của quả
Trang 9cây” là nghĩa chính Các nghĩa khác còn lại của hai từ trên là các nghĩa phụ.
- Nghĩa ổn định và nghĩa lâm thời:
Nghĩa lâm thời chỉ được sử dụng trong một thời gian, sau đó chúng lại mất đi vàkhông được sử dụng nữa Nghĩa lâm thời chính là nghĩa văn cảnh, nghĩa văn chươngđược xét ở một góc độ khác, một tiêu chí khác
Ví dụ:
Nghĩa ổn định: cơ quan sinh sản của cây hạt kín,
Hoa thường có màu sắc và hương thơm
Nghĩa lâm thời: chỉ Thúy Kiều trong câu thơ sau:
“Rộng thương cỏ nội hoa hèn
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau”
b.2.2 Cách phân loại nghĩa từ hiện đại:
Nghĩa biểu vật: Là thành phần nghĩa biểu thị và giới hạn phạm vi sự vật miêu tả
hoặc đề cập tới Từ có thể mang một nghĩa biểu vật, hoặc nhiều nghĩa biểu vật
Ví dụ: Từ chín có các nghĩa biểu vật sau:
1 Quả, cây đã đến thời kì phát triển cao nhất: Quả chín, lúa chín
2 Nấu thức ăn đến lúc ăn được: Cơm chín, thịt chín
3 Suy nghĩ kĩ, đầy đủ: Nghĩ đã chín mới nói
4 Phát triển đến cao độ cần giải quyết: Tình hình xung đột đã chín lắm rồi
5 Trạng thái hổ thẹn làm da mặt đỏ rực: Ngượng chín cả người
Như thế, căn cứ để xác định tính nhiều nghĩa biểu vật của từ là các phạm vi sự vậthiện tượng khác nhau được từ biểu thị
Nghĩa biểu niệm: Là thành phần nghĩa trung tâm cơ bản của một từ Nghĩa biểu
niệm phản ánh những hiểu biết của con người về những thuộc tính bản chất của sự vật,hiện tượng trong thực tế khách quan Nghĩa biểu niệm thường tồn tại dưới dạng mộtcấu trúc Nó có thể phân chia được thành từng phần nhỏ Mỗi phần nhỏ là một nét
nghĩa Ví dụ: Đi (hoạt động dời chỗ từ A đến B), (bằng chân), (tốc độ bình thường), (tư
thế thân mình thẳng), (hai chân không đồng thời nhấc lên khỏi mặt đất)
Nghĩa biểu cảm: Là tập hợp tất cả những sắc thái đánh giá góp phần bộc lộ
trạng thái tâm lí, tình cảm và sự đánh giá chủ quan của cá nhân người nói trước người
nghe và trước đối tượng được nói đến Ví dụ: chết, hi sinh,… đều cùng nghĩa biểu vật
nhưng khác nhau về nghĩa biểu cảm
- Ông ta đã chết tối qua rồi (Sắc thái trung hòa)
- Anh ấy đã hi sinh vì Tổ quốc (Sắc thái trang trọng)
b.2.3 Phương thức chuyển nghĩa của từ đa nghĩa:
Hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến nhất trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới
là ẩn dụ và hoán dụ Để phân biệt với ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ là hai phương thứcchuyến nghĩa lâm thời trong văn chương thì chúng ta nên gọi đó là ẩn dụ từ vựng vàhoán dụ từ vựng
Ẩn dụ từ vựng: Là phương thức chuyển đổi tên gọi giữa sự vật A và sự vật B,
(hai sự vật này thường không có quan hệ khách quan với nhau) Sự chuyển tên gọi nàyđược thực hiện bằng phép so sánh liên tưởng thông qua sự nhận thức về sự so sánh
mang tính chất chủ quan và tư duy liên tưởng của con người Ẩn dụ từ vựng có thể
được thiết lập dựa trên sự tương đồng giữa hai sự vật trên các mặt sau:
- Ẩn dụ hình thức: Là ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật,
Trang 10hiện tượng Đây là sản phẩm của tư duy cảm tính trực quan và nó xuất hiện với tần số
cao trong lời nói Ví dụ: mũi người - mũi thuyền - mũi kim…
- Ẩn dụ vị trí: Là ẩn dụ dựa vào sự giống nhau, sự tương quan về vị trí giữa các sự
vật, hiện tượng Ví dụ: chân người, chân bàn, chân đồi (đều là bộ phận dưới cùng trong
tương quan cấu tạo của cái toàn thể)
- Ẩn dụ cách thức: Là ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa các
hoạt động của sự vật hiện tượng Ví dụ: Tôi về thăm quê - lũ về (đều là hoạt động di
chuyển trở lại vị trí cũ)
- Ẩn dụ về tính chất bổ sung: Là ẩn dụ dùng tên gọi của những cảm giác thuộc giác
quan này để gọi tên những cảm giác của giác quan khác
Ví dụ: chua, ngọt, cay,… là những cảm giác của vị giác được dùng để gọi các cảm giác,
thính giác: lời nói ngọt, giọng nói chua loét, nói cay quá
- Ẩn dụ thuộc tính, tính chất: là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về thuộc tính,
tính chất giữa các sự vật, hiện tượng Ví dụ: đất khô, tình cảm khô,…
Hoán dụ từ vựng: Là phương thức chuyển đổi tên gọi giữa sự vật A và sự vật B
(hai sự vật này có quan hệ khách quan với nhau) Sự chuyển tên gọi này được thực hiệnbằng phép liên tưởng dựa vào các đặc điểm tương cận, gần gũi nhau giữa các sự vật,hiện tượng trong thực tế khách quan thông qua sự nhận thức và tư duy liên tưởng củacon người Sự so sánh và liên tưởng này không tùy thuộc nhiều vào sự nhận thức chủquan mà có tính chất khách quan nhiều hơn phương thức ẩn dụ
Dựa vào sự quan hệ nhau của sự vật, hiện tượng mà ta có thể chia hoán dụ từ vựng
ra thành các kiểu khác nhau sau:
- Hoán dụ từ vựng dựa trên quan hệ bộ phận và toàn thể hoặc chỉnh thể và bộ phận của
sự vật, hiện tượng Ví dụ: một ngày công, một đêm văn nghệ…
- Hoán dụ từ vựng dựa trên quan hệ các đơn vị thời gian nhỏ với đơn vị thời gian lớn
Ví dụ: xuân, hạ, thu… để chỉ năm.
- Hoán dụ từ vựng dựa trên quan hệ vật chứa và vật bị chứa Ví dụ: cả làng…, cả nhà…, lớp ta đã giật giải…
- Hoán dụ từ vựng dựa trên quan hệ vật chứa và lượng chất được chứa Ví dụ: rương quần áo, tủ vải vóc…
b.3 Hiện tượng đa nghĩa trong một số đoạn trích của “Truyện Kiều”:
Trong “Truyện Kiều” số lượng từ đa nghĩa chỉ có khoảng trên 10 từ nhưng tần số sửdụng của mỗi từ lại tương đối nhiều Hiện tượng đa nghĩa chủ yếu ở từ đơn và thuộc từ
loại danh từ, tính từ Ngoài những từ có tần số xuất hiện ít như: lộc, lành,… thì những
từ còn lại: bạc, hoa, xuân, lòng, được xuất hiện khá nhiều Mỗi từ đa nghĩa lại được thi
hào đặt vào từng văn cảnh, từng câu thơ tạo ra những nét nghĩa mang những giá trị biểuđạt khác nhau
b.3.1 Biểu hiện của từ đa nghĩa trong một số đoạn trích của “Truyện Kiều”
Xuân
- Nghĩa gốc: Trước hết, cần phải phân biệt rõ ràng hai từ xuân mà Nguyễn Du đã sử dụng trong “Truyện Kiều” Thi hào đã sử dụng hai chữ xuân khác nhau hoàn toàn về
nghĩa và đó được xem là hiện tượng đồng âm chứ không phải là từ đa nghĩa
+ Từ xuân thứ nhất, đó là từ xuân mà nghĩa của nó chỉ cây xuân Cây xuân thuộc
loại như cây xoan, thân cây to, gỗ cứng và theo sách Trang tử chép thì đời thượng cổ cóthứ cây xuân sống lâu, mùa xuân của nó đến tám nghìn năm Vì vậy, trong “Truyện
Trang 11Kiều”, nhà thơ Nguyễn Du đã dùng mười một lần từ xuân này kết hợp với một yếu tố
khác để chỉ đấng sinh thành như trong các câu thơ sau:
Xuân và huyên để gọi hai đấng sinh thành:
Xót thay huyên cỗi xuân già,
Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi?
Dùng để nói đến cha mẹ của Thúy Kiều nhưng được dùng với phương thức ẩn dụ:
Hạt mưa sá nghĩ phận hèn,
Liều đem tấc cỏ, quyết đền ba xuân
Ba xuân có nghĩa là con cái báo đáp cho cha mẹ như cây cỏ đền bồi mùa xuân.
Như vậy, từ xuân trên là để nói đến cha mẹ, nói đến tuổi già hay sức khỏe của cha mẹ
đã già yếu và nghĩa của nó không hề liên quan đến từ xuân sau đây.
+ Từ xuân thứ hai với nét nghĩa gốc là chỉ mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm bắt
đầu từ tháng 1 đến hết tháng 3 và đây là từ xuân mà chúng ta cần quan tâm làm rõ tính
đa nghĩa của nó Mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi, nảy lộc, và là mùa mà cảnh vật,
thiên nhiên trở nên tươi tốt, căng đầy sức sống Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã
41 lần dùng từ xuân, trong đó 22 lần từ xuân xuất hiện với nét nghĩa gốc này
Cũng như các nhà thơ khác, thi hào đã sử dụng từ xuân với nét nghĩa vốn có của từ
để miêu tả ngày xuân với những hình ảnh, không khí của mùa xuân Chắc hẳn không ai
xa lạ gì với bức tranh tả cảnh mùa xuân trong sáng và thanh khiết ở những câu thơ
trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” – Truyện Kiều:
“Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.” (9)
Chị em Thúy Kiều đi chơi Thanh minh vào một ngày xuân Mùa xuân là mùa đẹp
nhất trong một năm; mùa xuân có ba tháng Do đó, bức tranh thiên nhiên đã được vẽ
lên với những gam màu thật trong sáng: màu cỏ non xanh mơn mởn và màu trắng tinh
khiết của hoa lê Nguyễn Du đã gieo vào lòng người cảm giác say mê, đầy sức sống
trước cảnh đẹp của đất trời vào những ngày đầu của tháng cuối xuân Khi nhắc đến mùa
xuân trong mỗi chúng ta đều liên tưởng đến bức tranh tuyệt mĩ ấy của Nguyễn Du Hay
câu thơ sau:
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân (9)
Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai
Mùa xuân và mùa thu là hai mùa đẹp nhất trong năm Nếu mùa xuân trăm hoa đua
nở, có hoa lan nổi bật lên đẹp rạng rỡ, thì vào mùa thu thiên nhiên, hoa lá lại mang vẻ
đẹp khác với hoa cúc giản dị, mà không hề kém phần xinh tươi Mỗi mùa đều có mỗi
loại hoa quý, ví như Thúy Kiều, Thúy Vân hai người con gái xinh đẹp, tài sắc vẹn toàn
Xuân- một từ đa nghĩa được sử dụng khá phổ biến trong văn chương cùng với các
nét nghĩa vốn có của nó Chỉ một chữ xuân thôi cũng đủ để nhà thơ khái quát, phản ánh
được tâm trạng, gợi lên không khí tươi vui, nhộn nhịp của cuộc sống Chẳng thế mà các
thi sĩ của chúng ta đã gọi mùa xuân, nâng niu và khao khát mùa xuân đến như thế Tố
Hữu đã từng gọi mùa xuân rất thân mật với đại từ “em”:
Xuân ơi xuân, em mới đến dăm năm,
Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội
(Tố Hữu – “Bài ca mùa xuân 1961”)
Trang 12Nhà thơ chào đón, ca ngợi mùa xuân của thiên nhiên, của dựng xây, của hạnh phúc,lần đầu tiên trong thơ mùa xuân của đất nước được gọi là “em” Hay nhà ái quốc PhanBội Châu sau hơn ba mươi năm hoạt động cách mạng, phải trở về khuây “với bạn đầuxanh” cũng than thở với mùa xuân:
Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng?
Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng.
(Phan Bội Châu - “Bài ca chúc tết thanh niên”)
Quy luật của tự nhiên là thế nhưng không ai là không tiếc mùa xuân, ngay nhà thơXuân Diệu dẫu trẻ trung, sôi nổi đến như vậy nhưng cũng không sao nguôi được niềmthan tiếc hoài xuân:
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.
(Xuân Diệu – “Vội vàng”)
Nói như vậy, để từ đó chúng ta mới tìm hiểu xem một đại thi hào đã đưa mùa xuân
vào trong “Truyện Kiều” và cảm nhận về mùa xuân như thế nào? Với chữ xuân
Nguyễn Du đã tinh dụng ra sao?
- Nghĩa chuyển:
+ Chỉ niềm vui, hạnh phúc: Mùa xuân đẹp, trong xanh, tinh khiết là thế nên mỗi
khi đông qua xuân đến như hứa hẹn bao điều tốt lành, hạnh phúc cho một năm mới Vì
vậy mà Nguyễn Du thường hay sử dụng từ xuân đi kèm một danh từ nào đó thì nghĩa
của từ đó luôn gợi cho ta một cảm giác thoải mái, sự vui vẻ, những gì tốt đẹp và maymắn nhất
“Một tường tuyết trở sương che,
Tin xuân đâu dễ đi về cho năng!”
“Tin xuân” là những tin vui, tin tốt lành của người yêu.
Hay từ xuân trong: đêm xuân, giấc xuân:
Thuý Vân chợt tỉnh giấc xuân,
Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han:
Đêm xuân, giấc xuân nhà thơ muốn nói đến một đêm an lành, có một giấc ngủ
ngon không phải suy nghĩ về điều gì Trước tai biến của gia đình, Thúy Kiều đang lolắng không thể chợp mắt được thì Thúy Vân vẫn vô tư, vẫn có một giấc ngủ ngon
+ Chỉ tuổi trẻ, sắc đẹp: Như đã nói ở trên, quy luật tuần hoàn xuân đến, xuân đi nên
ai ai cũng có lúc đón mùa xuân đến mà lòng cảm thấy xao xuyến vì mình đang thêmmột tuổi mới, thêm già đi rồi tuổi trẻ, nhan sắc cũng dần phai tàn theo thời gian Do đó,
xuân còn chỉ tuổi trẻ, nhan sắc và điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với
người phụ nữ Nét nghĩa này được thi hào dùng trong câu thơ sau:
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non (9)
Vẫn là chữ xuân đó nhưng ở hai câu thơ trên lại dùng phương thức hoán dụ, Nguyễn
Du đã dùng từ ngày xuân để nói đến tuổi trẻ và sắc đẹp Sau buổi đi hội Đạp thanh và
gặp mộ Đạm Tiên thì Thúy Kiều đã dự đoán được kiếp đoạn trường của mình sẽ bắtđầu từ đây Số mệnh của nàng như đã được an bài trước và khi gia đình gặp tai biếnnàng đã phải trao duyên cho Thúy Vân Nàng muốn Thúy Vân thay mình để nối duyênvới chàng Kim, thực hiện lời thề hẹn trăm năm giữa Kiều và Kim Trọng Rồi ở một số
trường hợp khác Nguyễn Du cũng đã sử dụng từ xuân với nghĩa này như:
Trang 13Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê (9)
Hay ngày Vương ông, Vương bà gặp lại đứa con gái hiếu thảo sau mười lăm năm thìniềm vui khôn xiết khi thấy con gái mình nay vẫn còn sống khỏe mạnh nhưng cũng vôcùng đau lòng, xót xa cho sự hao gầy của con gái
Bấy chầy dãi nguyệt, dầu hoa,
Mười phần xuân, có gầy ba bốn phần
Thúy Kiều “phận liễu yếu đào tơ” trải qua mười lăm năm lưu lạc “thanh lâu hai lượt,thanh y hai lần” với biết bao đau khổ, ngậm đắng, nuốt cay trong nước mắt thì nhansắc, sự trẻ trung sao còn được nguyên vẹn như ngày trước
+ Chỉ tình yêu: Sự tài tình nhất của Nguyễn Du là cách dùng chữ dưới hình thức nghệ
thuật ẩn dụ, hoán dụ nhưng người đọc, người nghe vẫn có thể cảm nhận được ẩn ý sâu
xa đằng sau những chữ nghĩa đó Từ xuân tượng trưng cho sự trẻ trung, cho cái đẹp
như những câu thơ trên nhưng ở những trường hợp sau sự kết hợp có phần phũ phàng
hơn và xuân giờ lại ẩn chứa thêm một nét nghĩa khác Có khi tác giả dùng từ theo
nghĩa thuần Việt: “tỏa” là cái khoá; “xuân toả” hay “khoá xuân” là nơi giam giữ ngườicon gái đẹp:
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung (9)
Như vậy, xuân ở đây đâu chỉ là niềm vui, tuổi trẻ nữa mà đó còn là tình yêu Khóa
xuân đó là nơi Kiều bị giam giữ, trói buộc cả về thể xác lẫn tâm hồn Tình yêu, tuổi trẻ,
sắc đẹp của nàng Kiều rồi cũng sẽ lụi tàn nơi lầu xanh đó Và để rồi những khi nhìn lạimình nàng cũng phải ngao ngán, thốt lên rằng:
Những mình nào biết có xuân là gì!
“Chữ trinh đáng giá nghìn vàng” kia khi nàng đã trao cho Mã Giám Sinh một tên vôhọc, không biết trân trọng điều đó khi “chơi cho liễu chán hoa chê” xong rồi thì hắn bánKiều vào lầu xanh Và những ngày nối tiếp, khi phải tiếp khách ở lầu xanh “Sớm đưaTống ngọc, tối tìm Tràng Khanh” những cuộc vui suốt đêm ấy nàng biết rằng đó chỉ là
sự thỏa mãn dục vọng chứ đâu phải là tình yêu
Phát huy những nét nghĩa vốn có của từ xuân, Nguyễn Du đã đưa vào từng câu thơ rất hợp người, hợp cảnh Xuân để chấm phá, để gợi lên niềm vui, hạnh phúc; xuân là tình yêu, là sắc đẹp, là tuổi trẻ Xuân còn được thi hào sử dụng có phần ưu ái hơn khi
nói đến người con gái đẹp, đặc biệt là khi miêu tả, nói về nhân vật Thúy Kiều
- Nghĩa gốc: Trong tổng số 3254 câu Kiều, thì có 107 lần từ hoa xuất hiện và được
chia ra thành 4 nét nghĩa sau:
+ Cái hoa, nghĩa đen và nghĩa bóng là dùng để tỷ dụ người đẹp, sắc đẹp, tình yêu
+ Cái hoa được nhân cách hóa
+ Tỷ dụ mặt người đẹp
+ Tính từ chỉ vật gì có hoa, có trang sức bằng hoa
Dựa trên cơ sở của các nét nghĩa trên, tôi cũng đưa ra những nét nghĩa chuyển của
từ hoa theo quan điểm nhìn nhận riêng của tôi.
Trước tiên, hoa với nghĩa gốc là chỉ cái hoa, là bộ phận sinh sản của cây hạt kín, có
màu sắc và hương thơm Từ hoa với nghĩa gốc được sử dụng với tần số là 59 lần, như
các câu thơ sau:
Trang 14Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh (9)
“Hoa” và “liễu” đều được nhân cách hóa Hoa ghen vì không thắm bằng vẻ đẹp của
Kiều và liễu thì hờn vì không xanh, không mặn mà như Kiều Với từ “ghen” và “hờn”
bao hàm ý nghĩa rằng sắc đẹp của Thúy Kiều đến mức tạo hóa cũng phải ghen ghét,ganh tị
Sen tàn cúc lại nở hoa,
Nhà thơ không nói gì đến sự thay đổi, chuyển giao mùa trong năm nhưng bằng hìnhảnh hoa sen và hoa cúc người đọc tự đoán được đó là sự chuyển từ mùa hạ sang mùathu Mùa hạ mới có hoa sen nổi bật, còn mùa thu lại rực rỡ với hoa cúc, hai loài hoatiêu biểu cho hai mùa
Thiếp như hoa đã lìa cành,
Khi biết được tình cảm mà Thúc Sinh dành cho mình, muốn lấy mình về làm thiếpnhưng Kiều tự nhận mình giống như một bông hoa đã lìa cành, trở nên khô héo, tàn úarồi chứ không còn hương sắc gì đáng để được yêu quý nữa
Hình ảnh hoa được xuất hiện tương đối nhiều trong các câu thơ:
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
Cảnh vật giờ đã khác xưa, người không còn thấy nữa mà chỉ còn hoa đào lay độngtrong làn gió Hoa cứ đến mùa hoa nở Cứ có gió xuân là hoa lại bước vào cuộc sốnghội hè Hoa “cười” là cử chỉ đẹp nhất của loài hoa vì nó đang sống hết mình với ngườibạn xứng đôi - gió xuân Nhưng đáng thương thay, cái tươi tắn vô tình của hoa càngkhơi gợi sự tàn héo của nỗi người Vết thương lòng từ sự va chạm trớ trêu này mà trởnên nhức nhối Không gian của ngày xưa và của hôm nay đã có bao đổi thay khác biệt.Người xưa cũng đã vắng bóng Duy nhất không có sự đổi thay là tình yêu thuỷ chung,mãnh liệt của Kim Trọng
- Nghĩa chuyển: Nhắc đến hoa là liên tưởng đến cái đẹp Hoa có màu sắc, có hương thơm nên hoa luôn là hình ảnh so sánh, ẩn dụ về người phụ nữ xinh đẹp, quý phái, sang
trọng Thúy Kiều được thiên phú một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành làm say đắmbao người thì Nguyễn Du không thể bỏ qua hình ảnh của hoa để so sánh, để biểu trưngmỗi khi nhắc đến nàng Kiều Vẻ đẹp của Kiều đến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải
hờn Với nét nghĩa chuyển từ hoa được xuất hiện với tần số là 48 lần.
+ Chỉ người phụ nữ, chỉ tình yêu hay sắc đẹp: Nguyễn Du đã dành ưu ái nhất cho vẻ
đẹp của người phụ nữ, cho tình yêu đôi lứa Bởi “Người ta là hoa đất” người con gái
đẹp lại là bông hoa tinh tuý nhất, ngọt ngào nhất trong vô số các loài hoa của tạo vật Vìthế, hình ảnh được đem ra so sánh với hoa là hình ảnh người phụ nữ đẹp Trong 107 lần
xuất hiện có tới 49 lần từ hoa quy chiếu đến người con gái đẹp Hoa không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình kiều diễm mà hoa còn là một thứ “nước rửa ảnh” làm sáng thêm
trí tuệ sắc sảo và tâm hồn nồng nhiệt của người con gái họ Vương:
Hoa hương càng tỏ thức hồng,
Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu
“Hoa” và “hương” tượng trưng cho vẻ đẹp và mùi thơm Ở đây Nguyễn Du muốnnói khi Kiều đánh đàn nhìn sắc càng đẹp và tài càng làm say lòng người
Hoa còn là biểu tượng của tình yêu đôi lứa Trong “Truyện Kiều”, dưới nhiều hình
thức khác nhau, tình yêu kéo dài từ đầu đến cuối, đa sắc đa màu với những khuôn mặt