1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dưng và sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí 12 – THPT theo định hướng phát triển năng lực

160 1,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 13,87 MB
File đính kèm Bìa, phụ lục, bảng ......rar (288 KB)

Nội dung

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12 – THPT theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực học sinh trong học tập, góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học Địa lí ở trường phổ thông. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12 – THPT theo định hướng phát triển năng lực. Xác định yêu cầu và nguyên tắc xây dựng và sư dụng Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12. Xây dựng quy trình thiết kế Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12. Sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12. Tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12 – THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên của đề tài hướng tới việc: Xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT Phạm vi tiến hành thực nghiệm ở một số trường THPT của TP. Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các phòng Ban chức năng của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tại trường.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Địa lí – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng daỵ

và cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại khoa.

Với tất cả tình cảm của mình, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Văn Đức, người đã hướng dẫn tận tình chu đáo, chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường cùng các thầy cô trường THPT Vĩnh Bảo, Vĩnh Bảo, Hải Phòng và trường THPT Trần Hưng Đạo, An Lão, Hải Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả tiến hành thực nghiệm tại trường.

Cuối cùng , tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ về mặt tư liệu, đóng góp ý kiến để tác giả hoàn thành luận văn.

Hà Nội , tháng 9 năm 2015 Học viên thực hiện

Tô Thị Phượng

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Giả thiết khoa học 4

5 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4

6 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 7

7 Cấu trúc của đề tài 10

PHẦN NỘI DUNG 11

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WENQUEST TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 – THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 11

1.1 Cơ sở lí luận của việc xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12 – THPT theo định hướng phát triển năng lực 11

1.1.1 Những vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học Địa Lí 11

1.1.2 Định hướng phát triển năng lực 12

1.1.3 Công nghệ thông tin và truyền thông 17

1.1.3.1 Khái niệm công nghệ thông tin và truyền thông 17

1.1.3.2 Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông đối với dạy học Địa lí 19

1.1.4 Webquest 26

1.1.4.1 Khái niệm Webquest: 26

1.1.4.2 Các loại Webquest 27

1.1.4.3 Cấu trúc Webquest: 28

1.1.4.4 Ưu điểm và đặc điểm của Webquest 29

1.1.4.5 Các dạng nhiệm vụ trong Webquest 33

Trang 4

1.1.4.6 Tiêu chí để tạo một Webquest 36

1.1.4.7 Điều kiện cần thiết để sử dụng Webquest có hiệu quả trong dạy học: 37

1.1.4.8 Quy trình thiết kế Webquest: 37

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12 – THPT theo định hướng phát triển năng lực 38

1.2.1 Mục tiêu chương trình Địa lí lớp 12 – THPT 38

1.2.1.1 Mục tiêu chương trình Địa lí 12 – THPT 38

1.2.1.2 Cấu trúc chương trình Địa lí lớp 12 – THPT 40

1.2.1.3 Nội dung chương trình Địa lí lớp 12 - THPT 40

1.2.2 Thực trạng của việc sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí 12 ở trường trung học phổ thông 41

1.2.3 Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12 - THPT 44

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG WEBQUEST ĐỂ HỖ TRỢ DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 – THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 49

2.1 Yêu cầu, nguyên tắc xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12 – THPT 49

2.1.1 Yêu cầu xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12 – THPT 49

2.1.1.1 Yêu cầu về mặt nội dung: 49

2.1.1.2 Yêu cầu về mặt công nghệ: 49

2.1.2 Nguyên tắc xây dựng và sử dụng Webquest dạy học Địa lí lớp 12- THPT .50

2.1.2.1 Đảm bảo tính khoa học 50

2.1.2.2 Đảm bảo tính sư phạm 51

2.1.2.3 Đảm bảo tính công nghệ 51

2.1.2.4 Đảm bảo tính trực quan thẩm mỹ 52

Trang 5

2.2 Một số phần mềm và công cụ tin học hỗ trợ xây dựng Webquest 52

2.2.1 Microsoft Word 52

2.2.2 Powerpoint 53

2.2.3 Phần mềm Microsoft ProntPage 56

2.2.4 Phần mềm Plantin Violet 57

2.2.5 Phần mềm Flash 59

2.2.6 Phần mềm xử lí các hình ảnh, âm thanh, video khác 60

2.2.6.1 Phần mềm Photoscape 60

2.2.6.2 Phần mềm AVI, MPEG/ASF/WMV splitner 60

2.2.7 Các phần mềm hỗ trợ khai thác dữ liệu 61

2.2.7.1 Phần mềm PCFACT 61

2.2.7.2 Phần mềm Encarta 62

2.2.7.3 Phần mềm dạy học Db_Map 62

2.2.8 Internet 64

2.2.9 E- Learning 65

2.3 Giới thiệu chung về phần mềm Google site 67

2.4 Xây dựng Webquest để dạy học Địa lí lớp 12 - THPT 76

2.4.1 Quy trình chung thiết kế một Webquest 76

2.4.2 Xây dựng Webquest dạy học Địa lí lớp 12 – THPT bằng Google Sites 79

2.5 Sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12 80

2.5.1 Cách sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12 80

2.5.2 Minh họa một số bài học Địa lí 12 với Webquest: 83

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 130

3.1 Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc của thực nghiệm sư phạm 130

3.1.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 130

3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 131

3.1.3 Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 131

Trang 6

3.2 Quy trình thực nghiệm 132

3.2.1 Đối tượng thực nghiệm 132

3.2.2 Nội dung thực nghiệm 132

3.2.3 Phương pháp thực nghiệm 133

3.2.4 Tổ chức thực nghiệm 134

3.2.5 Tiến trình thực nghiệm 136

3.3 Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm 137

3.3.1 Về mặt định tính 137

3.3.2 Về mặt định lượng 138

3.2.3 Rút ra kinh nghiệm từ kết quả thực nghiệm 145

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1: Mức độ tiếp thu kiến thức qua con đường cảm giác: 24Bảng1 2: Mức độ ghi nhớ kiến thức bằng con đường cảm giác: 24Bảng1.3: Thời lượng của chương trình Địa lí lớp 12 – THPT 40Bảng 1.2.3 : Mức độ khả năng thay đổi thu nhập thông tin qua nghe nhìn theo lứa tuổi.(Nguồn: “ Bài tập thực hành tâm lí học, của Trần Trọng Thủy (1996),Tâm lí học, Nxb Giáo dục.) 45Bảng 2.1: Thiết kế Webquest tương ứng với bài học cụ thể: 80Bảng3.1 : Danh sách lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 135Bảng3.2 Ý kiến phản hồi của học sinh về cấu trúc xây dựng Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12 – THPT 137Bảng 3.3 Kết quả điểm kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng của trường THPT Vĩnh Bảo – Vĩnh Bảo - Hải Phòng 138Bảng 3.4.Kết quả học tập của học sinh 2 lớp thực nghiệm và đối chứng tại 138Trường THPT Trần Hưng Đạo – An Lão – Hải Phòng 138Bảng 3.3.4 Kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên: 142

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 So sánh mức độ hứng thú học tập của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng của 2 trường 139 Biểu đồ Biểu đồ 3.2 So sánh hứng thú học tập của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng của trường THPT Vĩnh Bảo 140Biểu đồ 3.3 So sánh mức độ hứng thú học tập của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng ở trường THPT Trần Hưng Đạo 141

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1.3.1 : Sơ đồ quá trình dạy và học của thầy và trò 19

Sơ đồ 1.1.3.2: Quá trình dạy học – ba kênh truyền thông 19

Trang 8

Sơ đồ 1.1.4.3: Thang đánh giá Bloom 29

Sơ đồ 1.1.4.8:Sơ đồ hóa quy trình thiết kế Webquest 38

Trang 9

Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and CommunicationsTechnology – ICT) không ngừng tác động mạnh mẽ đến giáo dục và đào tạo.Làm thay đổi cách suy nghĩ của giáo viên và học sinh Quá trình dạy hoc trởnên tích cực hơn, sinh động hơn, linh hoạt hơn, trực quan hơn khi nó đượcgắn liền với những phương tiện nghe nhìn hiện đại Công nghệ thông tintruyền thông vừa như một phương tiện vừa như một nhân tố mới trong quátrình dạy học, chi phối toàn bộ quá trình này nhằm đạt đến mục tiêu nhanhnhất và hiệu quả nhất Với ưu thế của một nguồn thông tin khổng lồ, đầy màusắc, sống động phản ánh sự đa dạng của thế giới, Internet đã trở thành mộtcông cụ hỗ trợ tích cực trong việc dạy và học Địa lí ở trường phổ thông Tuynhiên, làm thế nào để khai thác Internet một cách có hiệu quả đang là vấn đềđặt ra đối với giáo viên.

Đặc biệt đối với môn Địa lí là môn học luôn đòi hỏi tính cập nhập vềnội dung và hình thức, nên kĩ năng khai thác internet một cách hiệu quả đang

là vấn đề đặt ra đối với giáo viên

Trước những biến đổi về thời đại mới, một yêu cầu đặt ra đối với conngười là muốn chiếm lĩnh được tri thức của nhân loại phải tự chủ, sáng tạo và

có tư duy khoa học Trước tình hình đó đã đã đặt ra cho nền giáo dục nước taphảu có những đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ, vươn tới ngang tầm

Trang 10

với sự phát triển chung trên Thế giới và giới và khu vực Trong đó đổiphương pháp dạy học yếu tố quan trong, cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu trên.

Phát triển giáo dục là chìa khóa, là đòn bẩy tạo nên sự phát triển nhanhchóng và bền vững cho đất nước trong thời gian tới và lâu dài về sau Quanđiểm này đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ba chấphành Trung ương Đảng (khóa VIII): “ Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốcsách hàng đầu” Trong những năm qua, giáo dục nước ta đã có nhiều đổi mớiphương pháp dạy học theo hướng tăng cường vai trò chủ thể của học sinh.Phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo, trong đó việc giúp các em có khả năng

tự chiếm lĩnh tri thức là một trong những phương pháp cần thiết Vì dù giáoviên có truyền đạt kiến thức nhiều đến đâu cũng không thể hết được kho tàngkiến thức của nhân loại

Trong chương trình giáo dục phổ thông, có một số kiến thức khái niệm,hiện tượng khá trừu tượng học sinh gặp nhiều khó khăn trong khi phải tìmhiểu bản chất hiện tượng đó Tuy nhiên, với những ưu thế về khả năng đồ họa,

mô phỏng mà các phương tiện dạy học đem lại sẽ hỗ trợ khắc phục những khókhăn trên Qua bài giảng dưới dạng Web, giáo viên có thể phát huy tất cả cácgiác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, làm cho học sinhnhận biết được các mối quan hệ giữa các hiện tượng, tái hiện được nhữngkhái niệm, quy luật,…làm cơ sở cho việc áp dụng kiến thức đã học vào trongthực tế đời sống sản xuất

Các Website phục vụ cho công tác giáo dục ngày càng nhiều Vì vậytheo dự đoán của chuyên gia công nghệ thông tin Việt Nam, trong một vàinăm tới, bất kì tổ chức nào, đoàn thể nào không có Website hoặc các hìnhthức đưa thông tin đến rộng rãi công chúng bằng các phương tiện ICT(Information and Communication Technology) thì tổ chức, đoàn thể đó sẽ trởnên lạc hậu

Trang 11

Đối với bộ môn Địa lí là môn học có rất nhiều lợi thế để có thể ứngdụng Webquest phục vụ công tác giảng dạy trong nhà trường THPT vì nộidung kiến thức phong phú, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau Đặc biệttrong chương trình Địa lí có nhiều nội dung không có sự mô phỏng hình ảnh,

âm thanh…thì học sinh khó có thể hình dung, tiếp thu kiến thức được Chínhviệc sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông là một xuthế tất yếu của đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại tích cực

Từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Xây dưng và sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí 12 – THPT theo định hướng phát triển năng lực” làm đề tài luận văn Thạc sĩ.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12– THPT theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo, phát triển năng lực học sinh trong học tập, góp phần đổi mớiphương pháp và nâng cao chất lượng dạy học Địa lí ở trường phổ thông

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụngWebquest trong dạy học Địa lí lớp 12 – THPT theo định hướng phát triểnnăng lực

- Xác định yêu cầu và nguyên tắc xây dựng và sư dụng Webquesttrong dạy học Địa lí lớp 12

- Xây dựng quy trình thiết kế Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12

- Sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12

- Tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thicủa đề tài nghiên cứu

Trang 12

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp xây dựng và sử dụngWebquest trong dạy học Địa lí lớp 12 – THPT theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên của đề tài hướng tới việc:

- Xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12- THPT

- Phạm vi tiến hành thực nghiệm ở một số trường THPT của TP HảiPhòng, Hải Dương, Hà Nội

4 Giả thiết khoa học

Nếu xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12- THPTđảm bảo nguyên tắc và quy trình hợp lí thì sẽ phát huy được tính tích cực, chủđộng, sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh, góp phần đổi mới phươngpháp, nâng cao chất lượng dạy học Địa lí ở trường phổ thông

5 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

5.1 Trên thế giới

Cùng với việc ra đời và phổ biến của Internet, ngày nay việc thu thập

và xử lí thông tin trên mạng là một kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu và họctập cũng như trong lao động nghề nghiệp Việc ứng dụng và sử dụng côngnghệ thông tin và sử dụng Internet trong dạy học ngày càng trở nên quantrọng Tuy nhiên việc học sinh truy cập thông tin một cách tự do trên mạngInternet trong dạy học có những nhược điểm sau: Việc tìm kiếm dễ bị kéo dài

do lượng thông tin trên mạng lớn; dễ bị chênh lệch lớn khỏi bản thân đề tài;nhiều tài liệu được tìm ra với nội dung chuyên môn không chính xác dẫn đếnnhiễu thông tin; chi phí thời gian quá lớn cho việc đánh giá và xử lí thông tin

Trang 13

trên lớp học; việc tiếp thu kiến thức qua truy cập thông tin trên mạng có thểchỉ mang tính thụ động mà thiếu sự đánh giá phê phán người học.

Để khắc phục những nhược điểm trên đây của việc học qua mạng, người

ta đã phát triển phương pháp Webquest Năm 1995, Bernie Dodge ở trường đạihọc San Diego University (Mỹ) đã xây dựng Webquest trong dạy học

Các đại diện tiếp theo là Tom March (Úc) và Heinz Moser (Thụy Sĩ) Ýtưởng của họ là đưa ra cho học sinh một tình huống thực tiễn có tính thời sựhoặc tính lịch sử, dựa trên cơ sở những dữ liệu tìm được, học sinh cần xácđịnh quan điểm của mình về chủ đề đó trên cơ sở lập luận Học sinh tìm đượcnhững thông tin, dữ liệu cần thiết qua trang kết nối Internet links đã được giáoviên lựa chọn từ trước Webquest ban đầu của họ được xây dựng bao gồmmột số bước cụ thể, từ giới thiệu nhiệm vụ, đến đánh giá quá trình học tập

Ngày nay, Webquest đã được sử dụng rộng rãi trên Thế Giới, tronggiáo dục phổ thông cũng như trong đại học Thông thường, Webquest sẽ đưa

ra một danh sách các đường liên kết để hỗ trợ người học hoàn thành một vàihoạt động Người học thường đóng một vai trò nào đó Họ có thể học theonhóm và mỗi cá nhân sẽ đảm đương một trách nhiệm như quan sát, thu thậpthông tin, ghi chép, báo cáo, trình bày,…

Một số cuốn sách nghiên cứu về Webquest đã xuất bản như: “ Using Webquests in the Social Studies Classroom” ( Sử dụng Webquest trong dạy học các môn khoa học xã hội) của tác giả : Margaret M.Thombs, Maureen M Gillis, Alan S Canestrari, cung cấp các biện pháp thực tế để sử dụng Webquest nhằm

tối ưu hóa việc học các môn khoa học xã hội, đòi hỏi mức độ tư duy cao của học

sinh, thúc đẩy hơn sự hiểu biết của nền văn minh xã hội; “The World Is Open” ( Thế giới mở) của tác giả Curtis J Bonk, khám phá các thay đổi mạnh mẽ của

thế giới đang ảnh hưởng đến người học trong đó có việc khai thác Internet nóichung và sử dụng thông tin trên các trang Web nói riêng…

Trang 14

Bên cạnh đó, cũng có nhiều công trình khoa học, luận án nghiên cứu vềWebquest và hiệu quả của việc sử dụng Webquest như: Luận án nghiên cứu

“The Webquest creation process” (Quá trìn tạo Webquest) của Roberts, Leanne M , 2005, “Webquest design strategies” (Các kĩ thuật xây dựng Webquest) của Frazze, James Phillip vào năm 2004 C ác đề tài này đã nghiên

cứu về các vấn đề cơ sở, lí luận và thực tiễn của quá trình tạo Webquest., các

mô hình Webquest và các kĩ thuật xây dựng Webquest, đồng thời tiến hànhthực nghiệm kiểm chứng đối với sinh viên các trường Đại học Akron, Đạihọc San Diego…

5.2 Tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó

có vấn đề ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêngđược rất nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu Trong những nghiên cứunày có thể kể đến: Phần mềm “ PC FACT với dạy học địa lí” của GS NguyễnDược, phần mềm Db – Map của PGS.TS Đặng Văn Đức (1998), phần mềm

“Atlas Địa lí môi trường Việt Nam” do Cục môi trường – Bộ Khoa học côngnghệ và môi trường xây dựng (2001); Báo cáo “ Nghiên cứu ứng dụng tin họctrong dạy học Địa lí – một hướng đổi mới dạy học và HS làm trung tâm” củaPGS.TS Đặng Văn Đức ( 1998)…Các luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ:

“Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Địa lí KT – XH Việt Nam (lớp 12,THPT)” – Trần Thị Thanh Thủy (2002), “ Ứng dụng CNTT trong giảng dạyĐịa lí KT- XH Thế giới theo hướng tích cực (lớp 11)” – Nguyễn Thị Thu Anh(2004), “Xây dựng Website dạy học Địa lí lớp 10- THPT bằng nguồn mởMooded của Nguyễn Thị Thanh Ngọc (2009); “Ứng dụng CNTT và truyềnthông trong dạy học Địa lí ở THPT (Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục –trường ĐHSP Hà Nội của Nguyễn Văn Tuấn (2014)…Nội dung các luận vănnày đề cập đến vấn đề đổi mới theo xu hướng CNTT cụ thể là sử dụng các

Trang 15

chương trình, phần mềm máy tính để thiết kế các bài giảng Địa lí ở THPT,xây dựng Website tư liệu phục vụ cho giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông…

Bên cạnh đó còn có rất nhiều sách, giáo trình đề cập tới đổi mới PPDH

và ứng dụng CNTT vào dạy học Địa lí: sách dịch “Phát huy tính tích cực cuảhọc sinh như thế nào?”, tác giả I.F.Khrlamop, Nxb Giáo dục năm 1979;

“Phương pháp dạy học địa lí” của Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, NguyễnTrọng Phúc, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Đức Tuấn, Nxb Giáo dục năm1996; Tài liệu “ Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực hóahoạt động người học” cuả Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng (2001);Sách “ Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực” của Đặng Văn Đức,Nguyễn Thị Thu Hằng, Nxb Đại học sư phạm (2003) Trong những tài liệunày, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề đổi mới PPDH, phát huy tính tíchcực của học sinh Các tác giả đã đưa ra những cơ sở lí luận của vấn đề, hướngdẫn cách khai thác từng loại phương pháp theo từng bước đi cụ thể và đưa ramột vài ví dụ minh họa

Một số tài liệu đề cập đến Webquest như: “ Một số vấn đề chung về đổimới PPDH ở trường THPT (Dự án phát triển giáo dục THPT của Bộ Giáo dục

và đào tạo)”- Nguyễn Văn Cường và Bern Meier, 2010; Đĩa CD “ CNTT Choday học tích cực”, NXB Giáo dục, 2010; “Xây dựng và sử dụng Webquesttrong dạy học Địa lí lớp 10 THPT” – Luận văn thạc sỹ 2014 của Nguyễn ThịHồng Hầu hết các tài liệu này đề cập tới các vấn đề liên quan đến Webquest

và xây dựng một số ví dụ minh họa

6 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

6.1 Quan điểm nghiên cứu

6.1.1 Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Dựa vào quan điểm này nhằm thiết kế và xây dựng Webquest hiệu quả,đáp ứng yêu cầu của đổi mới quá trình dạy học đó là một quá trình dưới sự

Trang 16

hướng dẫn, tổ chức điều khiển của người giáo viên, học sinh tự giác, tích cực,chủ động, sáng tạo, biết tự tổ chức, tự điều khiền hoạt động nhận thức học tậpcủa mình nhằm thực hiện tốt các mục tiêu dạy học.

6.1.2 Quan điểm công nghệ dạy học

Đó là một quan điểm khoa học về giáo dục con người Dựa trên cơ sởtổng hợp những thành tựu của nhân loại từ trước tới nay, đặc biệt những thànhtựu khoa học giáo dục, để tổ chức một cách khoa học quá trình đào tạo conngười bằng cách xác định một cách chính xác mục tiêu đầu vào và sử dụngmột cách tối ưu, các điều kiện phương tiện kĩ thật dạy học, các tiêu chuẩnđánh giá, hệ phương pháp tích cực hóa, chương trình hóa và cá thể hóa quátrình dạy học với sự chi phí tối ưu, thời gian sức lực, tiền của của giáo viên,học sinh, nhân dân và Nhà nước nhằm đạt được mục tiêu giáo dục

6.1.3 Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Việc thiết kế và sử dụng Webquest trong dạy học sẽ giúp giáo viên cónhiều ý tưởng cho bài dạy, góp phần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh

và rèn luyện các kĩ năng cần thiết, đặc biệt là kĩ năng sử dụng công nghệthông tin trong học tập,… học sinh tham gia vào các hoạt động học tập mộtcách tích cực hơn, thời gian giáo viên lên lớp rút ngắn lại Như vậy Webquest

đã giúp phát huy tích cực, tự giác học tập của học sinh, phát triển được cácnăng lực như: năng lực tự học, năng lực tìm tòi, khám phá, năng lực giảiquyết vấn đề,…

6.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 17

phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh và đạt được mục tiếu giáo dục đó làphát triển năng lực của học sinh và góp phần đổi mới phương pháp dạy học.

6.2.2 Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu

Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu những yếu tố tác độngđến tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập dưới sự tácđộng của CNTT và truyền thông, từ đó đưa ra những công cụ thích hợp

Nghiên cứu tài liệu lí luận về xây dựng và sử dụng Webquest trong việcphát triển năng lực của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học

6.2.3 Phương pháp quan sát điều tra

Phương pháp quan sát nhằm tiếp cận tình hình thực tế, nắm được thựctrạng của việc sử dụng hệ thống mạng và máy tính phục vụ giảng dạy ở cáctrường phổ thông

Nhiệm vụ điều tra quan sát là tìm hiểu thái độ, tình hình của giáo viên

và học sinh thông qua việc trao đổi, phỏng vấn trực tiếp, dự giờ để đánh giáchính xác việc sử dụng phương tiện dạy học, ứng dụng CNTT, mạng máy tínhvào giờ học Trên cơ sở đó xem xét những điều kiện cần và đủ, những thuậnlợi cũng như những hạn chế của việc khai thác và ứng dụng Webquest vàotrong dạy học lớp 12 của giáo viên và học sinh

6.2.4 Phương pháp chuyên gia

Dùng phương pháp này để tham khảo các ý kiến của các chuyên gia làngười hiểu biết, thiết kế, hướng dẫn và sử dụng Webquest trong dạy học Địa

lí 12 – THPT (chương trình cơ bản) đúng với nguyên tắc, quy trình và nộidung chương trình, góp phần phát triển năng lực của học sinh và đổi mớiphương pháp dạy học ở trường phổ thông

6.2.5 Phương pháp thống kê toán học

Vận dụng lí thuyết xác suất và thống kê toán học để phân tích, xử lí cáckết quả thu được sau khi thực nghiệm sư phạm nhằm xác định xu hướng phát

Trang 18

triển của các đối tượng và làm tăng tính chính xác, khách quan cho kết quảnghiên cứu của đề tài.

6.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Nhằm tiến hành kiểm nghiệm, kiểm chứng, điều tra, khảo sát lấy ýkiến, đánh giá về tính khả thi thực tiễn của việc xây dựng Webquest trongviệc dạy học Địa lí lớp 12 – THPT (chương trình cơ bản)

Sử dụng các phiếu điều tra để lấy thông tin nhanh về việc ứng dụngCNNT trong dạy học và sửn dụng Webquest vào trong dạy học ở lớp 12 –THPT (chương trình cơ bản)

Qua thực nghiệm rút ra những nhận xét cần thiết liện quan đến các giảipháp đề xuất trong nội dung của đề tài Kết quả thực nghiệm là cơ sở để kiểmchứng tính khả thi của đề tài

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, cácphiếu điều tra…Phần nội dung gồm:

Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụngWebquest trong dạy học Địa lí lớp 12 –THPT theo định hướng phát triển nănglực

Chương II: Xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12– THPT theo định hướng phát triển năng lực

Chương III: Thực nghiệm sư phạm

Trang 19

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WENQUEST TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 – THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1.1 Cơ sở lí luận của việc xây dựng và sử dụng Webquest trong dạy học Địa lí lớp 12 – THPT theo định hướng phát triển năng lực

1.1.1 Những vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học Địa Lí

Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc

tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa

Những định hướng về đổi mới phương pháp dạy và học đã được xácđịnh trong nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1- 1993), Nghị quyết Trungương 2 khóa VIII ( 12- 1996): “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục vàđào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nên tư duy sáng tạo củangười học…”, được thể chế hóa trong luật giáo dục (12- 1998): “phương phápgiáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của họcsinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học,…bồi dưỡng phươngpháp tự học rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đếntình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Chiến lược pháttriển giáo dục 2001- 2010 ( Ban hành kèm theo quyết số 201/2001/QD – TTgngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), mục 5.2: “ Đổi mới

và hiện đại hóa phương pháp giáo dục Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụđộng, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy phântích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủđộng, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập…”

Biện pháp đổi mới : Đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ giữa cácyếu tố, các bộ phận cấu thành quá trình dạy học: nhà quản lí, giáo viên, họcsinh Đổi mới có trọng tâm, trọng điểm và từng bước vững chắc

Trang 20

Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động họctập tự chủ của học sinh chống lạ thói quen học tập thụ động Phát huy tínhtích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh Bồi dưỡng phương pháp tưhọc, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn Tác động đến tìnhcảm, đem lại niềm vui hứng thú cho học sinh đối với bộ môn địa lí.

1.1.2 Định hướng phát triển năng lực

Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực có thể coi là một

mô hình của chương trình định hướng kết quả đầu ra Giáo dục định hướngphát triển năng lực là công cụ để thực hiện giáo dục định hướng điều khiểnđầu ra Đồng thời cũng là mục tiêu dạy học của môn học được mô tả thôngqua các nhóm năng lực Trước hết cần hiểu khái niệm năng lực: Khái niệmnăng lực có nguồn gốc tiếng la tinh “competentia” có nghĩa là gặp gỡ Ngàynay khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Có nhiều loạinăng lực khác nhau Năng lực hành động là một loại năng lực.Khái niệm pháttriển năng lực ở đây cũng được hiểu là phát triển năng lực hành động

Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hànhđộng, giải quyết các nhiệm vụ, các vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xãhội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như

sự sẵn sàng hành động

Dựa vào khái niệm năng lực hình thành nên mô hình cấu trúc năng lực với

4 năng lực chính là : Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xãhội, năng lực cá thể Các thành phần gặp nhau tạo thành năng lực hành động

Trong đó:

+ Năng lực chuyên môn: là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyênmôn cũng như đánh giá kết quả một cách có độc lập, có phương pháp vàchính xác về mặt chuyên môn (bao gồm cả khả năng tư duy logic, phân tích

Trang 21

tổng hợp và trừu tượng, khả năng nhận biết các mối quan hệ một cách có hệthống và quá trình)

+ Năng lực phương pháp: là khả năng đối với những hành động có kếhoạch định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề.Trung tâm của năng lực phương pháp nhận thức là những phương pháp nhậnthức, xử lí, đánh giá, truyền thụ và giới thiệu thông tin

+ Năng lực xã hội: là khả năng đạt được mục đích trong những tìnhhuống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau với sự phối hợp chặtchẽ của những thành viên Trọng tâm là: ý thức được trách nhiệm bản thâncũng như của những người khác, tự chịu trách nhiệm, tự tổ chức Có khả năngthực hiện các hành động xã hội, khả năng cộng tác và giải quyết xung đột

+ Năng lực cá thể: là khả năng xác định, suy nghĩ, đánh giá được những

cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của mình, phát triển được năngkhiếu cá nhân cũng như xây dựng kế hoạch cho cuộc sống riêng và hiện thựchóa cho kế hoạch đó Những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chiphối các hành vi ứng xử

Dạy học theo quan điểm phát triển năng lực: Trước hết, người giáo viênphải xác định mục đích học tập, phải mô tả được yêu cầu trình độ đầu ra mộtcách rõ ràng theo các thành phần năng lực Sau đó cần xác định các nội dungdạy học: học nội dung chuyên môn, học phương pháp chiến lược, học giaotiếp, học tự trải nghiệm, tự đánh giá Cụ thể như sau:

Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học với mục đích hướng đến cuốicùng là tăng cường năng lực cho người học đáp ứng yêu cầu của xã hội trongđiều kiện mới Như vậy, người học vừa là đối tượng thực hiện “sản phẩm”của quá trình đổi mới Trước đây, kết quả học tập của học sinh phụ thuộc rấtnhiều vào người thầy trong việc truyền đạt kiến thức đến học sinh Yêu cầuđối với học sinh là thái độ chăm chỉ ghi chép, học bài theo hướng thuộc lòng,

Trang 22

làm bài theo khuôn mẫu có sẵn do vây không thể phát triển được các năng lực

tư duy cho học sinh

Học nội dung

chuyên môn

Học phương pháp – chiến lược

Học giao tiếp xã

hội

Học tự trải nghiệm - đánh

Các phương phápnhận thức

Thu thập, xử lí thông tin, trình bày tri thức

Làm việc trong nhóm, tạo điều kiện cho sự hiểu biết về phương diện xã hội, cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm và khả năng giải quyết xung đột

Tự đánh giá điểmmạnh và yếu, kế hoạch PT cá thểThái độ tự trọng, trân trọng các giátrị , các chuẩn đạo đức, các giá trị văn hóa

Năng lực

chuyên môn

Năng lực phương pháp

Năng lực xã hội Năng lực cá thể

Khi yêu cầu của xã hội thay đổi, cần đến sự năng động, tư duy sáng tạo,tích cực chủ động…của người học thì điều đầu tiên, cần thiết là người họcphải nhận thức được vai trò trung tâm của mình trong hoạt động nhận thức vàtiếp cận chân lí khoa học cũng như yêu cầu của xã hội đối với bản thân các

em ( để có thể tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn hay đáp ứng những côngviệc từ đơn giản đến phức tạp của xã hội)

Khi nhận thức được người học chính là trung tâm của quá trình dạyhọc, của việc tiếp cận, lĩnh hội tri thức và kĩ năng sẽ giúp người học có thái

Trang 23

độ đúng đắn với việc học của mình Bản thân các em sẽ nhận thức được tráchnhiệm của mình trong quá trình học tập, thay đổi thói quen thụ động, trôngchờ vào kiến thức do giáo viên cung cấp, mà phải luôn tích cực, chủ động tìmkiếm, phát hiện tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Với các phương pháp dạy học tích cực, người học là đối tượng tìmhiểu, khám phá trong và cả ngoài giờ học Thời gian trên lớp là có hạn, giáoviên không thể truyền đạt hết kiến thức cho học sinh (theo cách học truyềnthống) Với thời gian hạn chế, giáo viên trên lớp chỉ đóng vai trò định hướng,chuẩn hóa kiến thức, phân tích, giải thích những vấn đề còn vương vấn,vướng mắc Do đó học sinh tự nghiên cứu, chuẩn bị trước kết quả là hết sứccần thiết

Có nhiều nguồn thông tin khác nhau để giúp người học tự học, tựnghiên cứu Để trang bị kiến thức cho mình người học sẽ phải rèn luyện các

kĩ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin một cách nhanh chóng, phù hợp, khảnăng tự đánh giá mức độ chính xác và tin cậy của thông tin…việc tự trang bịthêm vốn kiến thức sẽ giúp người học rèn luyện khả năng tự học, tự nghiêncứu suốt đời Đây là một trong những mục tiêu của dạy học tích cực Đồngthời với việc tìm kiếm thông tin là việc tiếp cận với nhiều hình thức học tậpphong phú qua hệ thống mạng internet ( học từ xa, làm bài tập trực tuyến, traođổi chia sẻ kiến thức với thầy cô, bạn bè…) Người học sẽ được tham giamột cách chủ động và tích cực vào các hoạt động khám phá tri thức do GV tổchức ( tham gia động não trả lời câu hỏi, tham gia vào việc học nhóm…) đểbiến vốn tri thức của xã hội thành tri thức của bản thân, giúp các em phát triểnnăng lực chuyên môn và năng lực phương pháp Điều này giáo viên không thểlàm thay các em

Các phương pháp dạy học tích cực còn giúp các em tự tin, mạnh dạnphát biểu, trao đổi ý kiến với tinh thần xây dựng, mạnh dạn, sáng tạo hơn

Trang 24

trong suy nghĩ và hành động Tâm lí e ngại, sợ giáo viên, sợ sai lầm, đã làmhạn chế những ý kiến phát biểu, tranh luận mang tính xây dựng, lại quay vềvới truyền thụ một chiều Do đó cần rèn luyện cho các em tinh thần học tậptích cực, giúp các em vượt qua chính bản thân mình, tự học và rút ra bài họckinh nghiệm cho bản thân Rèn luyện cho các em các kĩ năng cần thiết trongcuộc sống (phát hiện vấn đề, trình bày vấn đề, kĩ năng giao tiếp, giải quyếtvấn đề, kĩ năng tranh luận…) Từ đó các em phát triển được năng lực cá nhân

và năng lực xã hội

Các phương pháp dạy học tích cực hướng đến thay đổi mục tiêu giáodục, thay đổi mục tiêu học tập: học để làm thay vì học để thi Mục tiêu quantrọng và cuối cùng của đổi mới dạy học là người học có được năng lực cầnthiết đáp ứng yêu cầu của xã hội Mặc dù thi cử là vấn đề không thể xóa bỏ,tuy nhiên đích đến cuối cùng của người học là không phải là các kì thi mà làcác em có đủ năng lực cần thiết để tồn tại trong xã hội ( cả về năng lựcchuyên môn, phương pháp, năng lực cá nhân và năng lực xã hội), trở thànhnhững con người có ích trong xã hội Ý thức được điều này thì sẽ tăng thêmđộng lực và thấy được trách nhiệm của bản thân để rèn luyện, điều chỉnh hoạtđộng học tập cho phù hợp

Như vậy: Để dạy học tích cực đạt hiểu quả thì tinh thần, thái độ và ýthức về mục tiêu, vai trò phương pháp học tập của người học đóng vai tròquan trọng, góp phần hoàn thiện “sản phẩm” của quá trình dạy học Dưới sựchỉ đạo của giáo viên, học sinh dần dần có được những phẩm chất và năng lựcthích ứng với phương pháp dạy học tích cực, xác định đúng mục đích họctập , tự giác trong học tập, biết tự học và tranh thủ mọi lúc và mọi nơi, bằngmọi cách, phát triển các loại hình tư duy,…đáp ứng các yêu cầu của xã hội

1.1.3 Công nghệ thông tin và truyền thông

1.1.3.1 Khái niệm công nghệ thông tin và truyền thông

Trang 25

Công nghệ có nghĩa đơn giản là kĩ thuật hoặc công cụ và nhữngphương pháp có thể áp dụng để giải quyết vấn đề cụ thể hoặc thực hiện mụctiêu nhất định.Ngôn ngữ sách vở là những dạng công nghệ đã được sử dụng từrất sớm trong lịch sử phát triển nhân loại Đầu tiên là ngôn ngữ, một công cụgiúp cho kiến thức được lưu truyền từ đời này sang đời khác Tiếp theo làcông nghệ in cho phép tốc độ và số lượng thông tin chuyển giao tăng vọt.Suốt một thời gian dài, công cụ giảng dạy chủ yếu là sách và tập vở Cuối thế

kỉ XX, sự ra đời của máy tính, sự ra đời và phát triển mạnh của CNTT &TT( phần mềm máy tính, phương tiện kĩ thuật số, mạng Internet,…) đã tácđộng sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống và xã hội Sự phát triển nhanhchóng của công nghệ những thập niên cuối thế kỉ XX đến nay đã tạo ra mộtkhối lượng thông tin khổng lồ,vượt các giới hạn về không gian và thời gian.Chính vì thế khả năng thu nhận, xử lí để hiểu biết thông tin một cách nhanhchóng và chính xác là yêu cầu quan trọng hơn nhiều so với trước đây Điều đócũng có nghĩa là phải thay đổi những tiêu chí đào tạo trong xã hội thông tinhiện nay, cần phải thay khả năng ghi nhớ bằng khả năng tìm kiếm, thu nhận

và xử lí thông tin để đạt tới một mục tiêu đặt ra

Công nghệ thông tin, viết tắt là CNTT, (tiếng anh: InformationTechnology), là một thuật ngữ rộng bao quát gồm phương pháp, phương tiện,

kĩ thuật máy tính, viễn thông, kĩ thuật lập trình…để khai thác và sử dụng cácnguồn thông tin phong phú và đa dạng phục vụ lợi ích của con người

Công nghệ thông tin là một ngành kĩ thuật vận dụng tất cả các tiến bộ

về khoa học, công nghệ, điện tử, toán học, quản trị học…để thu thập, biếnđổi, truyền tải, lữu trữ, phân tích, suy luận, sắp xếp thông tin…phục vụ lợi íchcon người Cụ thể : máy tính, internet, phần mềm, trí tuệ nhân tạo, tự độnghóa…đều thuộc lĩnh vực của CNTT

Ở Việt Nam thì khái niệm công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩatrong nghị quyết 49/CP kí ngày 04/08/1993 về phát triển công nghệ thông tin

Trang 26

của Chính phủ Việt Nam, như sau: “ Công nghệ thông tin là tập hợp cácphương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại- chủ yếu

là máy tính và viễn thông- nhằm tổ chức khai thác và sử dụng hiệu quả cácnguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực đờisống xã hội”

Dạy và học thực chất là quá trình thực hiện việc phát và thu thông tin.Học là qúa trình tiếp thu thông tin có định hướng và có sự tái tạo, phát triểnthông tin Vì vậy những người dạy (hay máy phát in) đều nhằm mục đích làphát ra được nhiều thông tin với lượng thông tin lớn liên quan đến môn học,đến mục đích dạy học Con người học như một máy thu có nhiều cửa vào (tai,mắt, mũi, da…) phải biết tiếp nhận thông tin qua nhiều cửa, phải biết lưu trữthông tin trong bộ nhớ trong (não) hay bộ nhớ ngoài (sách, vở…).Mỗi loạicửa này tiếp nhận một loại mã hóa thông tin riêng biệt bằng một phương tiệntruyền thông riêng biệt

Phương tiện truyền thông có thể là:

Phương tiện truyền thông Phương tiện tiếp nhận thông tin

Trang 27

máy thu tiếp nhận đúng thì đương nhiên thông tin thu được của người học sẽméo mó, sai lệch dẫn đến người học hiểu sai bài.

Quá trình đó có thể được miêu tả như sau:

Sơ đồ 1.1.3.1 : Sơ đồ quá trình dạy và học của thầy và trò

1.1.3.2 Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông đối với dạy học Địa

lí.

Sơ đồ 1.1.3.2: Quá trình dạy học – ba kênh truyền thông

CNTT & TT là bước tiến vĩ đại của công nghệ Ứng dụng CNTT & TTtrong dạy học là một tất yếu trong việc đổi mới PPDH Một trong những yêucầu đặt ra trong nhà trường phổ thông hiện nay là HS phải tiếp cận được vàphải biết tiếp cận với máy tính và các công nghệ hiện đại khác

Thông tin phản hổi(uốn nắn, hướng dẫn…)

Trang 28

Những năm gần đây, sự tích hợp của công nghệ thông tin và truyềnthông trong giảng dạy đã mở ra nhiều khả năng ứng dụng, tạo bước phát triểnmới làm thay đổi xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng:

Công nghệ thông tin đã ảnh hưởng sâu sắc tới Giáo dục và Đào tạo trênrất nhiều khía cạnh Chính vì vậy mà việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuậtvào việc đổi mới phương tiện và phương pháp dạy học địa lí ngày càng thểhiện được tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao chất lượng dạy và học

Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin mà cụ thể làứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một chủ đề lớn đượcUNESCO chính thức đưa ra thành một chương trình trước ngưỡng cửa củathế kỉ XXI Ứng dụng CNTT & TT trong dạy học, vai trò của người thầy trởnên khó khăn hơn rất nhiều và nặng nề hơn nhiều Nếu như người thầy trướcđây giữ vị trí độc tôn trong truyền thụ kiến thức, áp đặt phương pháp tiếp cậntri thức thì bây giờ người thầy đóng vai trò chủ động chiếm lĩnh kiến thức

Với bộ môn Địa lí, các phương tiện thiết bị dạy học bao gồm cơ sở vậtchất dùng để dạy học như phòng bộ môn, phòng triển lãm địa lí, vườn địa lí,

…là những điều kiện để học sinh và giáo viên làm việc Những tài liệu địa línhư: sách giáo khoa, sách báo, bản đồ để minh họạ, và những thiết bị kĩ thuậtdạy học như: băng hình, máy chiếu, máy vi tính, Đã giúp cho việc dạy họcđạt được kết quả cao

Chính vì sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay, địa lí cũng giốngnhư các môn học khác, với lượng kiến thức mới phong phú và nhu cầu lĩnhhội tri thức của học sinh ngày càng thì người giáo viên ngoài việc sử dụng cácphương pháp giảng dạy truyền thống cần phải có nhiều phương pháp mớisao cho phù hợp Việc áp dụng các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại vàocác môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng là yêu cầu có tính khách quan

và cấp thiết

Trang 29

Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin là một chủ

đề lớn được UNESCO đưa ra thành chương trình trước ngưỡng cửa thế kỷ 21

và UNESCO dự đoán sẽ có sự thay đổi căn bản nền giáo dục đầu thế kỷ 21 doảnh hưởng của công nghệ thông tin

Dạy và học thực chất là quá trình thực hiện việc phát và thu thông tin.Học là một quá trình tiếp thu thông tin có định hướng và có sự tái tạo, pháttriển thông tin.Vì vậy, những người dạy đều có mụch đích chung là phát rađược nhiều thông tin với lượng thông tin lớn liên quan đến môn học mục đíchdạy học

Công nghệ thông tin hiên nay đã đáp ứng được yêu cầu của việc dạy vàhọc, đặc biệt là việc dạy và học từ xa Hai công nghệ hiện đại và ứng dụngmột cách có hiệu quả cao nhất cho giáo dục và đào tạo là Công nghệ truyềnthông đa phương tiện và công nghệ mạng, đặc biệt là mạng internet Hai côngnghệ này đã giúp cho người ta thực hiện:

+ Học ở mọi nơi

+ Học ở mọi lúc

+ Học suốt đời

+ Dạy cho mọi người và mọi trình độ tiếp thu khác nhau

+ Thay đổi vai trò của người dạy và người học, đổi mới cách dạy và học.Công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão và ngày càng đóng vaitrò quan trọng ở tất cả lĩnh vực trong đó có giáo dục đào tạo Nó ảnh hưởngsâu sắc tới việc đổi mới phương pháp dạy học

Việc thay đổi quan điểm dạy học không chạy theo thành tích cùng vớinhững đòi hỏi bức thiết phải đổi mới của xã hội đó dẫn đến hệ quả tất yếu làphải đổi mới phương pháp dạy học Người giáo viên Địa lí phải thay đổiphương pháp cũng giống như người đầu bếp phải thay đổi cách chế biến

“món ăn” sao cho phù hợp khẩu vị của những học trò “suy dinh dưỡng” và “

Trang 30

biếng ăn”, để chúng thưởng thức môn học một cách vui vẻ và hào hứng Vàvới công nghệ thông tin, người thầy có thể tạo ra những món ăn hấp dẫn và bổdưỡng, tức là giờ học lí thú mà nếu chỉ sử dụng bảng đen và phấn trắng thìkhó mà thực hiện được Với các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính ,máy chiếu và một số phần mềm tiện ích, người thầy có thể làm cho học sinhquan tâm nhiều đến môn Địa lí mà không phải ép buộc chúng Phương phápdạy học mới với sự trợ giúp của Công nghệ thông tin đó mang đến cho giờdạy và học Địa lí một không khí mới.

Với nhiêu tính năng, thiết kế bài giảng sử dụng máy vi tính và côngnghệ truyền thông đa phương tiện có vai trò to lớn đối với quá trình dạy vàhọc Giáo viên sẽ là người hướng dẫn học sinh học tập chứ không đơn giản làngười phát thông tin vào đầu học sinh Học sinh có thể lấy thông tin từ nhiềunguồn phong phú khác nhau như sách, Internet, CD- CROM, Học sinh phảibiết đánh giá và lựa chọn thông tin, không còn đơn thuần chỉ nhận thông tinmột chiều và thụ động vì nguồn thông tin bạt ngàn Thầy giáo cũng đóng vaitrò là người thường xuyên vì sự nâng cao dân trí của chính người thầy, vớimạng máy tính người thầy có điều kiện dễ dàng hơn trong việc trao đổi kinhnghiệm giảng dạy và việc học của mình

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào trong dạy vàhọc Địa lí là phù hợp và cần thiết vì những lí do sau:

+ Phù hợp với yêu cầu của thời đại: Việc ứng dụng công nghệ thôn tinvào trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam là phù hợp với quy luật pháttriển của thời đại UNESCO cũng đã dự đoán trước ngưỡng của thế kỉ 21 “sẽ

có một sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỉ 21 do ảnhhường của CNTT” Và khẩu hiệu cho nền giáo dục thế kỉ 21được khẳng định

là : “ Học ở mọi nơi, học ở mọi lúc, học suốt đời, dành cho mọi nguời và vớimọi trình độ tiêp thu khác nhau”

Trang 31

+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là phù hợp với chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước Bọ Giáo dục và Đào tao cũng xácđịnh con đường phát triển cho giáo dục Việt Nam là dựa trên “ dựa trên côngnghệ thông tin” và “ nó là phương tiện để thúc đẩy cuộc cách mạng vềphương pháp dạy và học” – nghĩa là thay đổi phương pháp dạy học trong nhàtrường Thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định “cấm sử dụng phương pháp đọc chép” trong trường phổ thông càng làm choviệc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học được đẩy mạnh hơn.

+ Công nghệ thông tin cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác cậpnhập, phù hợp với đặc điểm, tính chất của bộ môn Địa lí, đặc biệt là về địa líkinh tế - xã hội rất nhạy cảm với sự biến đổi của thế giới, do vậy với sự nhanhnhậy của mạng internet, các giáo viên Địa lí có thể kết nối và tìm hiểu được

sự biến đổi ấy để bổ sung cho bài học

+ Công nghệ thông tin góp phần hiện đại hóa các phương tiện dạy học,các phần mềm day học như Activestudio, Powerpoint…sẽ giúp giáo viên tạobài giảng phù hợp với nhu cầu của học sinh, giúp học sinh có nhiều phươngpháp tiếp thu kiến thức Đặc biệt nó giúp cho giáo viên tạo ra một lớp họcmang tính tuơng tác 2 chiều: giáo viên – học sinh và ngược lại

Sử dụng máy vi tính và công nghệ truyền thông đa phương tiện trongdạy học địa lí phát huy nhiều hiệu quả:

+ Giúp học sinh ghi nhớ kiến thức tốt hơn: Máy tính và Multimedia tácđộng trực tiếp đồng thời vào thị giác và thính giác trong quá trình lĩnh hộikiến thức sẽ giúp học sinh ghi nhớ nhanh và lâu bền hơn:

Bảng 1.1: Mức độ tiếp thu kiến thức qua con đường cảm giác:

Trang 32

Thị giác 83%

Như vậy, khả năng tiếp thu kiến thức qua thính giác và thị giác là caonhất cũng thông qua thực nghiệm cho thấy khả năng ghi nhớ thông tin quađường thính giác kết hợp với thị giác là cao nhất Do vậy phương tiện dạy họccần kết hợp truyền hình ảnh và âm thanh sống động

Bảng1 2: Mức độ ghi nhớ kiến thức bằng con đường cảm giác:

+ Giúp cho học sinh thông hiểu và nắm vững kiến thức địa lí: Máy tính

và Multimedia có khả năng trình bày nội dung có tính chất khái niệm dướinhiều hình thức sống động: hình ảnh, âm thanh, mô hình sống động,…nhờ đóhọc sinh có thể hiểu được cơ cấu tạo thành nền tảng của các đối tượng, hiệntượng địa lí, tự mình hiểu được nguyên tắc và những khái niệm cơ bản, từ đónắm vững kiến thức địa lí

+ Góp phần làm gia tăng, khắc sâu những khái niệm giúp cho việc họctập của học sinh thêm phong phú và sâu rộng hơn Học sinh có thể thông quamáy tính và các công cụ multimedia quan sát các hiện tượng địa lí bìnhthường không quan sát được do kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ, diễn ra quánhanh hoặc quá chậm

+ Góp phần hình thành và nâng cáo khả năng quan sát, tự nghiên cứu và

tự đánh giá cho học sinh Bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin có khả năngtrực tiếp trình bày nội dung cơ bản của các đối tượng nghiên cứu dưới dạng hệthống hóa, khái quát hóa, đơn giản hóa những vấn đề phức tạp của địa lí tựnhiên và kinh tế xã hội muôn hình muôn vẻ tạo điều kiện để học sinh độc lậpsuy nghĩ, tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh, phán đoán,…trên cơ sở đó tựphát hiện kiến thức, nhờ đó có thể nắm kiến thức một cách vững vàng

Trang 33

+ Nâng cao hiệu suất dạy và học, phát huy tác dụng trong mọi hìnhthức dạy và học, Đồng thời tác động mạnh vào cảm xúc của con người thôngqua hình ảnh, âm thanh, đoạn phim về đất nước và con người Qua đó bồidưỡng tình cảm cho học sinh.

Khả năng ứng dụng của CNTT: CNTT không chỉ tác động đến quátrình giảng dạy trên lớp mà nó còn tác động đến toàn bộ các khâu của quátrình dạy học:

+ Tìm và lựa chọn thông tin một cách thuận tiện và dễ sử dụng, có thể lựachọn thông tin từ nhiều nguồn, lưu trữ và cập nhập, xử lí các dữ liệu dễ dàng…

+ Biên soạn tài liệu và bài giảng: Với các tính năng vượt trội của CNTTnhư: Các số liệu cập nhập kịp thời, kiến thức phong phú, giúp cho quá trìnhĩnh hội tri thức mang tính giao lưu và đổi mới; tích hợp được nhiều kiến thức

+ Giảng dạy và hướng dẫn ôn tập:Bài giảng sinh động, hấp dẫn dễ tiếpthu, tác động tổng hợp bằng hình ảnh, âm thanh với những hiệu ứng khácnhau về màu sắc, hoạt hình, các hiệu ứng về truyền đạt, trình diễn

+ Kiểm tra, đánh giá: có thể tiến hành kiểm tra với số lượng học sinhlớn, cho kết quả nhanh – sớm – chính xác, đảm bảo tính khách quan

+ Học sinh có thể tự học

Sử dụng CNTT, giáo viên có thể khai khác những bản đồ cần dùng về

tự nhiên , kinh tế - xã hội và cả những bản đồ câm để phục vụ cho quá trìnhgiảng dạy

Giáo viên có thể từ những số liệu có sẵn đưa vào máy tính và sử dụngnhững phần mềm như Microsoft Powerpoint hoặc SPSS…để xây dựng biểu

đồ vừa chính xác, vừa trực quan cao và từ đó nâng cao hiệu quả dạy học

Dựa vào CNTT, giáo viên có thể tìm kiếm, lựa chọn, khai thác, chỉnhsửa những hình ảnh đặc sắc của Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội

Trang 34

Các hỗ trợ liên quan đến việc khai thác, chỉnh sửa, lưu trữ, tự xây dựng

và trình diễn các đoạn phim phù hợp với nội dung bài dạy cũng là chức năngquan trọng mà CNTT hỗ trợ cho giáo viên Địa lí

Như vậy việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơbản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra môi trường giáo dục mang tínhtương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “ thầy đọc, trò chép” như kiểutruyền thống, sắp xếp hợp lí quá trình tự học tập, tự rèn luyện bản thân mình

1.1.4 Webquest

1.1.4.1 Khái niệm Webquest:

Có nhiều định nghĩa cũng như cách mô tả khác nhau về webquest.Theo nghĩa hẹp, webquets được hiểu như là một phương pháp dạy học( Webquest – Method) Theo nghĩa rộng Webquest được hiểu như là một môhình, một quan điểm về dạy học có sử dụng mạng Internet

Webquest cũng có thể được định nghĩa là một trang Web trợ giúp họctập trong đó các nội dung học tập được được đưa ra dưới dạng câu hỏi đồngthời cung cấp nguồn tài liệu tham khảo (chủ yếu từ Internet) để người họctruy cập thông tin và trả lời các câu hỏi đó

Webquest cũng là bản thân đơn vị nội dung dạy học được xây dựng để

sử dụng phương pháp này, và là trang Webquest được đưa lên mạng Khi gọiWebquest là một phương pháp dạy học, cần hiểu đó là một phương phápphức hợp, trong đó có sử dụng những phương pháp cụ thể khác nhau

Với tư cách là một phương pháp dạy học, có thể định nghĩa Webquestnhư sau: Webquest là một phương pháp dạy học, trong đó học sinh tự lựcthực hiện trong nhóm một nhiệm vụ về một chủ để phức hợp, gắn với tìnhhuống thực tiễn Những thông tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những

trang liên kết (Internet links) do giáo viên chọn lọc từ trước Việc học tập theo

Trang 35

định hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập được học sinh trình bày

và đánh giá

Webquest là một phương pháp dạy học mới, được xây dựng trên cơ sởphương tiện dạy học mới là công nghệ thông tin và Internet Trong tiếng Việtchưa có cách dịch hoặc cách dùng thuật ngữ thông nhất cho khái niệm này.Trong tiếng Anh, Web ở đây có nghĩa là mạng , Quest là tìm kiếm, khám phá.Dựa vào thuật ngữ và bản chất của khái niệm trên có thể gọi Webquest là

phương pháp “ khám phá trên mạng” Webquest là một dạng đặc biệt của dạy

học sử dụng truy cập mạng Internet

1.1.4.2 Các loại Webquest

Webquest có thể được chia thành các Webquest lớn và Webquest nhỏ :Webquest lớn: Xử lí một vấn đề phức tạp trong một thời gian dài ( ví

dụ cho đến một tháng), có thể coi như một dự án dạy học

Webquest nhỏ : trong một vài tiết học ( ví dụ từ 2 đến 4 tiết), học sinh

xử lí một đề tài chuyên môn bằng cách tìm kiếm thông tin và xử lí chúng chobài trình bày, tức là các thông tin chưa được sắp xếp được lập cấu trúc theocác tiêu chí và kết hợp vào kiến thức đã có trước của các em

1.1.4.3 Cấu trúc Webquest:

Có thể tóm tắt cấu trúc của một Webquest theo bảng sau:

Nhập đề Giáo viên giới thiệu chủ đề Thông thường một

Webquest bắt đầu với việc đặt ra các tình huống có vấn

đề thực sự với người học, tạo động cơ cho người học saocho họ tự muốn quan tâm đến đề tài và muốn tìm ra một

Trang 36

giải pháp cho vấn đề.

Xác định nhiệm vụ Học sinh được giao các nhiệm vụ cụ thể Cần có sự thảo

luận với học sinh để học sinh hiểu nhiệm vụ, xác địnhđược mục tiêu riêng, cũng như có những bổ sung , điềuchỉnh cần thiết Tính phức tạp của nhiệm vụ phụ thuộcvào đề tài và trước tiên là vào nhóm đối tượng Thôngthường, các nhiệm vụ sẽ được xử lí trong các nhóm

Hướng dẫn nguồn

thông tin

Giáo viên hướng dẫn nguồn thông tin để xử lí nhiệm vụ,chủ yếu là những trang trong mạng internet đã được giáoviên lựa chọn và liên kết, ngoài ra còn có những chỉ dẫn

Trình bày Học sinh trình bày các kết quả của nhóm trước lớp, sử

dụng Powerpoint hoặc tài liệu văn bản, có thể đưa lênmạng

Đánh giá Đánh giá các kết quả, tài liêu, phương pháp và hành vi

học tập trong Webquest Có thể sử dụng các biên bản đãghi trong quá trình thực hiện để hỗ trợ, sử dụng đàmthoại, phiếu điều tra

Học sinh cần được tạo cơ hội suy nghĩ và đánh giá mộtcách có phê phán Việc đánh giá tiêp theo do giáo viênthực hiện

Webquest được thiết kế nhằm giúp người học sử dụng thông tin hơn là phảitốn thời gian tìm kiếm thông tin

Trang 37

Giúp người học phát triển các kĩ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá (các kĩnăng tư duy bậc cao theo phân loại của Bloom).

Phương phápDH thông thường

 Xét về mặt nội dung

Webquest giải quyết vấn đề trong thế giới thực: Có thể tìm hiểu mộtcách chính xác và nhanh chóng về những vấn đề liên quan đến cuộc sốnghằng ngày, kiến thức liên quan đến thực tiễn, giúp tìm ra giải pháp thích hợpcho từng tình huống cụ thể

Học tập liên môn: Webquest giúp cho người muốn tìm kiếm thông tin họchỏi thêm được nhiều kiến thức, không chỉ kiến thức cần tìm mà còn có nhiềukiến thức về các nội dung khác có liên quan hoặc không liên quan đến đề tài

HiểuBiết

Vận dụngPhân tíchTổng hợpĐánh giá

Trang 38

Webquest hướng đến việc đa dạng hóa học tập và trình bày: Webquestyêu cầu người học không chỉ biết và hiểu biết về kiến thức tìm được mà cònyêu cầu người học phải tìm cách trình bày sao cho những người khác cũng phảitiếp thu được bản chất vấn đề ( luôn đánh giá cao sự sáng tạo của người học).

 Xét về phương pháp sử dụng

Đầu tiên, một Webquest tốt sẽ ứng dụng mạnh các trang Web đằng sauchủ đề đưa ra Việc dạy và học trực tiếp qua những trang Web sẽ không giớihạn người học ở vị trí nào Người học có thể học được tại bất cứ nơi nào trênthế giới chỉ cần ở nơi đó người học có thể kết nối mạng

Giáo viên là người hướng dẫn cho người học khám phá năng lực bảnthân hoặc chính họ tự khám phá năng lực của chính mình

Webquest là một cách để người học làm việc theo tốc độ riêng của họ,hoặc là cá nhân hoặc theo nhóm

Webquest là một cách để người học làm việc theo tốc độ của riêng họ,hoặc là cá nhân hoặc là theo nhóm

Webquest cho phép người học khám phá các khu vực được lựa chọnsâu hơn nhưng trong giới hạn mà người dạy đã lựa chọn (bằng Internetlinks).Điều này giúp Webquest vẫn đạt hiệu quả cao khi thực hiện trong một lớp học

có mức độ khả năng của học sinh khác nhau và việc kết hợp các học sinh trởnên dễ dàng hơn

Làm việc với Webquest giúp quá trình nghiên cứu và xử lí thông tincủa cả người dạy và người học năng động, sáng tạo hơn bởi cách tiếp cận vấn

đề khác nhau của mỗi cá nhân được tôn trọng

Ngoài ra, Webquest cũng có thể làm tăng sự thoải mái cho người họckhi sử dụng internet cho các hoạt động học tập Khi người học có thể tiếp cậnđược thông tin qua máy tính thì quá trình làm việc với Webquest được thiết

kế phù hợp giúp người học trở thành một nhà nghiên cứu sáng tạo hơn là

Trang 39

“lướt” từ thông tin này đến thông tin khác như cách làm việc qua internetthông thường.

 Xét về phạm vi sử dụng

Webquest có thể được sử dụng ở tất cả các loại hình trường học Điềukiện cơ bản là người học phải có kĩ năng đọc cơ bản và có thể tiếp thu, xử lýcác thông tin dạng văn bản Bên cạnh đó người học cũng phải có những kiếnthức cơ bản trong thao tác với máy tính và Internet

Webquest có thể sử dụng cho mọi môn học Ngoài ra, Webquest rấtthich hợp cho việc dạy liên môn

Việc sử dụng Webquest trong dạy học mang những đặc điểm sau:

 Chủ đề dạy học gắn với tình huống thực tiễn và mang tính phức hợp:

Chủ đề dạy học được lựa chọn trong Webquest là những chủ đề gắn vớithực tiễn , có thể là những tình huống mang tính điển hình, hoặc những tìnhhuống mang tính thời sự Đó là những tình huống mang tính phức hợp có thểxem xét dưới nhiều phương diện khác nhau và có thể có nhiều quan điểm đểgiải quyết

Quá trình học tập là quá trình tích cực và kiến tạo: Khác với việc truycập mạng thông thường nhằm thu thập thông tin, trong Webquest học sinh

Trang 40

cần tìm và xử lí thông tin nhằm giải quyết một nhiệm vụ Học sinh có quanđiểm riêng trên cơ sở lập luận để trả lời câu hỏi hoặc giải quyêt vấn đề.

Quá trình học tập mang tính xã hội và tương tác: Hình thức làm việctrong Webquest chủ yếu là làm việc nhóm Do đó việc học tập mang tính xãhội và tương tác

Quá trình học tập định hướng nghiên cứu và khám phá: Để giải quyếtvấn đề đặt ra học sinh cần áp dụng các phương pháp làm việc theo kiểunghiên cứu va khám phá Những hoạt động điển hình của học sinh trong

Webquest là Tìm kiếm, Đánh giá, Hệ thống hóa, Trình bày trong sự trao đổi

với những học sinh khác Học sinh cần thực hiện và từ đó phát triển nhữngkhả năng tư duy như:

So sánh: Nhận biết và nêu ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa

các đối tượng và các quan điểm;

Phân loại và sắp xếp các đối tượng vào các nhóm trên cơ sở tính chất

của chúng và theo những tiêu chuẩn đã được xác định;

Suy luận: xuất phát từ các quan sát hoặc phân tích mà suy ra các tổng

quát hóa hoặc những nguyên lí chưa được biết;

Kết luận: từ những nguyên lí cơ bản và các tổng quát hóa đã có mà suy

ra các kết luận và điều kiện chưa được nêu ra;

Phân tích sai lầm: nhận biết và nêu ra những sai lầm trong quá trình tư

duy của chính mình hoặc của những người khác;

Chứng minh: xây dựng chuỗi lập luận để hỗ trợ hoặc chứng minh một

giả thiết

1.1.4.5 Các dạng nhiệm vụ trong Webquest

Có nhiều dạng nhiệm vụ trong Webquest Dodge phân biệt những loạinhiệm vụ sau:

Dạng nhiệm vụ Giải thích

Tái hiện các thông tin Học sinh tìm kiếm những thông tin và xử lý để trả

Ngày đăng: 14/04/2016, 21:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w