Anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi Trong dòng chảy lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn là biểu tượng cao đẹp ngời sáng chủ nghĩa Anh hùng cách mạng. Nếu trong thời chiến, hình ảnh ấy là ý chí quật cường quyết tâm đánh giặc giải phóng quê hương, “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, thì trong thời bình, hình ảnh ấy là đức chịu khó hy sinh, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, chung thủy sắc son với chồng con, chịu thương chịu khó trong xây dựng tổ ấm gia đình, là điểm tựa cuộc đời của những người chiến sĩ. Bởi vậy, phụ nữ Việt Nam được Bác Hồ tặng danh hiệu cao quí: “Phụ nữ Việt Nam Anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang”, mà đó là sự đúc kết công lao to lớn của bao thế hệ phụ nữ, cùng với mọi tầng lớp trong xã hội, chung sức đồng lòng quyết tâm giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mớiXHCN. Anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi là một trong những người con gái đã viết lên những trang lịch sử phụ nữ Việt Nam vẻ vang đó. Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 , dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Chị sinh ra trong một gia đình bần nông, cuộc sống khó khăn, nghèo khổ. Cuộc sống lại càng vất vả, khó khăn hơn khi người cha của chị Bưởi mất sớm. Cuộc sống khắc nghiệt như vậy càng khiến ba mẹ con nhà chị Bưởi thêm yêu thương, đùm bọc nhau. Lao động vất vả, cực nhọc như vậy chỉ mong đến ngày được bưng bát cơm dẻo. Nhưng ai ngờ nhà chị Bưởi vừa thu hoạch thóc về, chưa kịp hưởng công lao của mình thì đã bị mụ chủ độc ác dẫn người đến cướp sạch thóc mang về. Ở làng bị áp bức khổ cực quá, thương mẹ, thương em, Bưởi quyết định làm mướn ở nơi xa Chị Bưởi phải làm vất vả từ sáng sớm đến tận đêm khuya. Hết mùa những tưởng sẽ được trả nhiều gạo để mang về cho mẹ và em. Nhưng thật đắng cay thay : “Hết mùa chủ trả công cho Bưởi cầm bơ tấm, tưởng lòng rách bươm Ở nhà em dại chờ cơm Ở đâu cũng khổ, sống đường nào đây ?” Sẵn mối thù sâu với đế quốc và giai cấp địa chủ, phong kiến đã đàn áp bóc lột gia đình và làng xóm quê hương, chị Bưởi đã tham gia đội du kích và trở thành một cán bộ cơ sở hoạt động ở địa phương. Chị đã luôn luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, kiên trì xây dựng cơ sở và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống giặc. Đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, táo bạo, đảm bảo giao thông liên lạc thông suốt, bảo vệ và giúp đỡ cán bộ hoạt động tốt, tham gia quấy rối và phá hoại địch có kết quả, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Năm 1946 1947, Mạc Thị Bưởi đã tích cực tham gia công tác đoàn phụ nữ cứu quốc ở địa phương. Với nhiệm vụ vận động phụ nữ tham gia mặt trận Việt Minh đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Khi địch về đóng ở xã, đồng chí vào du kích hoạt động chống địch.
Trang 1Anh hung liệt sĩ Mạc Thị Bưởi
Trong dòng chảy lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, hình ảnh người phụ
nữ Việt Nam luôn là biểu tượng cao đẹp ngời sáng chủ nghĩa Anh hùng cách mạng Nếu trong thời chiến, hình ảnh ấy là ý chí quật cường quyết tâm đánh giặc giải phóng quê hương, “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, thì trong thời bình, hình ảnh ấy là đức chịu khó
hy sinh, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, chung thủy sắc son với chồng con, chịu thương chịu khó trong xây dựng tổ ấm gia đình, là điểm tựa cuộc đời của những người chiến sĩ Bởi vậy, phụ nữ Việt Nam được Bác Hồ tặng danh hiệu cao quí: “Phụ nữ Việt Nam Anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang”, mà đó là sự đúc kết công lao to lớn của bao thế hệ phụ nữ, cùng với mọi tầng lớp trong xã hội, chung sức đồng lòng quyết tâm giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới-XHCN Anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi là một trong những người con gái đã viết lên những trang lịch sử phụ nữ Việt Nam vẻ vang đó
Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 , dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Tân, huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương Chị sinh ra trong một gia đình bần nông, cuộc sống khó khăn, nghèo khổ Cuộc sống lại càng vất vả, khó khăn hơn khi người cha của chị Bưởi mất sớm :
“Bố Bưởi mất gia đình càng khổ
Hạt ngô non không có mà ăn”
Cuộc sống khắc nghiệt như vậy càng khiến ba mẹ con nhà chị Bưởi thêm yêu thương, đùm bọc nhau :
“Xin tô nửa mẫu đồng xa
Cỏ hoa mọc kín đã ba bốn mùa Thay trâu mẹ kéo, con bừa Suốt ngày chỉ lấy hạt ngô cầm chừng”
Lao động vất vả, cực nhọc như vậy chỉ mong đến ngày được bưng bát cơm dẻo Nhưng ai ngờ nhà chị Bưởi vừa thu hoạch thóc về, chưa kịp hưởng công lao của mình thì đã
bị mụ chủ độc ác dẫn người đến cướp sạch thóc mang về :
“Am ầm một lát sạch quang
Bồ nằm dốc ngược lúa sang tay người Uất nghẹn như có ai bóp cổ
Tiếc lúa như máu đỏ trút đi”
Trang 2Ở làng bị áp bức khổ cực quá, thương mẹ, thương em, Bưởi quyết định làm mướn ở nơi xa :
“Nhọc nhằn thân Bưởi 13 tuổi đầu
Ăn cơm củ, ngủ chuồng trâu Đất vàng heo hút một màu lá xanh Mảnh bao tải rách che mình”
Chị Bưởi phải làm vất vả từ sáng sớm đến tận đêm khuya Hết mùa những tưởng sẽ được trả nhiều gạo để mang về cho mẹ và em Nhưng thật đắng cay thay :
“Hết mùa chủ trả công cho Bưởi cầm bơ tấm, tưởng lòng rách bươm
Ở nhà em dại chờ cơm
Ở đâu cũng khổ, sống đường nào đây ?”
Sẵn mối thù sâu với đế quốc và giai cấp địa chủ, phong kiến đã đàn áp bóc lột gia đình và làng xóm quê hương, chị Bưởi đã tham gia đội du kích và trở thành một cán bộ cơ
sở hoạt động ở địa phương Chị đã luôn luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, kiên trì xây dựng cơ sở và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống giặc Đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, táo bạo, đảm bảo giao thông liên lạc thông suốt, bảo vệ
và giúp đỡ cán bộ hoạt động tốt, tham gia quấy rối và phá hoại địch có kết quả, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ
Năm 1946 - 1947, Mạc Thị Bưởi đã tích cực tham gia công tác đoàn phụ nữ cứu quốc ở địa phương Với nhiệm vụ vận động phụ nữ tham gia mặt trận Việt Minh đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược Khi địch về đóng ở xã, đồng chí vào du kích hoạt động
chống địch
Năm 1949, địch kéo về đóng bốt Trung Hà Chúng càn quét liên tiếp, bọn phản động ở địa phương nổi lên xây tháp canh, rào làng, bắt cán bộ Cán bộ hoạt động ở địa phương bị bật sang vùng khác Một mình đồng chí vẫn kiên trì bám làng hoạt động, tuyên truyền giác ngộ nhân dân, xây dựng cơ sở rồi đào hầm bí mật đưa cán bộ về hoạt động Đồng chí đã tổ chức được ba tổ nữ du kích, thường xuyên tích cực hoạt động, xây dựng được 35 cơ sở ở ba thôn,
Trang 3lãnh đạo nhân dân chống nộp thuế và đi phu cho giặc Có lần đưa cán bộ về hoạt động, qua chặng đường địch phục kích nhiều, Mạc Thị Bưởi đã táo bạo tìm đường bất ngờ đi sát vào
vị trí địch, đưa cán bộ bí mật vượt qua được vòng vây địch Nhiều lần phải vượt qua sông, nước chảy xiết, bọn địch thường phục kích, đồng chí đã dũng cảm bơi sang trước nắm tình hình, đảm bảo cho cán bộ sang sau được an toàn Suốt thời kỳ giặc chiếm đóng ở địa phương, bốn tháng trời ròng rã, đồng chí đã giữ vững được mối liên lạc, đưa cán bộ đi về hoạt động, tổ chức diệt được bốt địch đóng ở thôn Tháng 11 năm 1950, bộ đội ta đánh bốt Thanh Dung, đồng chí làm liên lạc Lúc nổ súng, đồng chí đã bò qua 3 hàng rào dây thép gai, ra vào vị trí địch tới ba bốn lần để truyền lệnh và báo cáo tình hình, hoàn thành nhiệm
vụ phục vụ trận đánh tốt
Nhiều lần, đồng chí đã cùng cán bộ huyện đột nhập vào các xã, diệt tề trừ gian, bảo vệ cơ sở
Năm 1951, Mạc Thị Bưởi làm nhiệm vụ vận động nhân dân vùng tạm chiếm chuẩn bị gạo, đường, sữa và tổ chức vận chuyển ra vùng tự do phục vụ cho chiến dịch Đồng chí đã tích cực chuẩn bị và tổ chức vận chuyển các thứ ra chu đáo Trong chuyến cuối cùng, không may đồng chí bị địch phục kích bắt được Địch đã theo dõi từ lâu và treo thưởng để tìm bắt Mạc Thị Bưởi, nhưng không dò được ra tung tích đồng chí, vì vậy chúng tra tấn đồng chí cực kỳ dã man, nhưng đồng chí vẫn không khai báo một lời Cuối cùng chúng treo đồng chí lên bụi tre và chọc tiết giết chết
Tương truyền rằng tại nơi chị Bưởi hi sinh ngày sau hoa râm bụt mọc lên rất nhiều và nở hoa đỏ thắm Mạc Thị Bưởi là tấm gương sáng ngời về tinh thần năng động, sáng tạo quả cảm và đức hi sinh cao cả
(phim)
-Nhân dân địa phương và đồng đội rất thương tiếc đồng chí, đã nêu quyết tâm hăng hái chiến đấu và tích cực công tác để trả thù cho đồng chí.
-Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Mạc Thị Bưởi được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
- Năm năm sau ngày Mạc Thị Bưởi hy sinh, để tưởng nhớ người liệt sỹ anh hùng, ngày
03111956, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Anh hùng Mạc Thị Bưởi (1927
Trang 4-1951)” gồm 4 mẫu thể hiện trang trọng chân dung Mạc Thị Bưởi, do họa sĩ Bùi Trang Trước thiết kế Bộ tem này hiện cũng đang giữ kỷ lục là bộ tem Việt Nam đắt giá nhất