Kim Lân, một nhà văn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống cũng như con người thôn quê, sau khi hòa bình lập lại 1954, dựa vào một phần tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” viết sau Cách mạng tháng Tá
Trang 1Thân phận người phụ nữ thời phong kiến thật đáng thương Vậy mà, dưới ách
áp bức của Pháp, Nhật trong nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945, thân phận của họ còn đáng thương hơn nữa Kim Lân, một nhà văn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống cũng như con người thôn quê, sau khi hòa bình lập lại (1954), dựa vào một phần tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” (viết sau Cách mạng tháng Tám 1945 nhưng chưa hoàn thành và mất bản thảo) đã tái hiện lại bức chân dung chân thật, sinh động của người phụ nữ năm đói với những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc trong người “vợ nhặt”_nhân vật trong “Vợ nhặt”_tác phẩm xuất sắc nhất của Kim Lân, rút từ tập “Con chó xấu xí” (1962)
Người “vợ nhặt”_nhân vật chính được lấy làm nhan đề cho tác phẩm_ vậy mà suốt từ đầu đến cuối đều không được gọi bằng một cái tên cụ thể nào, cũng chẳng biết gốc tích, lai lịch ra sao Có quan trọng gì với những con người đang đứng bên
bờ miệng cái chết? Những lần gặp gỡ giữa thị và Tràng cũng chỉ như bèo nước gặp nhau, đâu cần chào hỏi, đâu cần biết đối phương là ai Cái đói đã hai lần đẩy người đàn bà này lại với Tràng Nhưng giữa hai lần đói, thị đã biến đổi ghê gớm:
từ cô gái khỏe mạnh “liếc mắt, cười tít”, “ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”, qua ít hôm đã trở nên “rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt” khiến Tràng không nhận ra được Thế mới biết, cuộc sống đối với thị đã khắc nghiệt đến thế nào! Không còn một chút nét tươi tắn, không đưa đẩy tình tứ, lần gặp thứ hai này thị “sầm sập chạy đến”, đi ngay vào vấn đề, trách móc Tràng bằng những lời lẽ khá thô tục vì đã không giữ lời hứa Không cần giữ thể hiện, yêu cầu bức
Trang 2thiết nhất của thị lúc này là được cho ăn Vì thế mà khi Tràng tỏ thiện chí: “Đấy, muốn ăn gì thì ăn” thì “Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên” Cái đói khiến thị “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì” Trông thật đáng thương! Với cái cách ăn ấy thì chỉ có thể là đói lâu ngày rồi Cách kết thúc bữa ăn cũng rất hồn nhiên theo kiểu đói: “cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở”, vừa có vẻ khoái trá, vừa có vẻ tiếc rẻ Rồi, với câu nói “tưởng là nói đùa” của Tràng: “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, “thị về thật” mà không một điều kiện ràng buộc nào Giữa lúc mà
“Người chết như ngả rạ” thì người đàn bà này đã bị đẩy đến chỗ cùng đường liều lĩnh rồi Cứ nhìn cái cách thị ăn đủ hiểu Ai biết được chẳng bao lâu nữa thị cũng sẽ là một giữa bao nhiêu cái xác “nằm còng queo bên đường”? Cái đói như con ác thú mà bọn Pháp, Nhật nuôi tạo đã ngốn lấy thị, hút đi bao nhiêu là sinh khí, phẩm giá, lòng tự trọng, để rồi nhả ra là con người bé mọn, dường như vô nghĩa mang tên “vợ nhặt” Ôi chao là xót xa, tủi hổ! Thị như đứa con hoang mà chính sách bóc lột tàn bạo của những kẻ thống trị đã sản sinh rồi vứt ra đầu đường xó chợ trong cuộc sống tha phương cầu thực, mặc kệ sự sống chết, may mắn được anh cu Tràng_một chàng trai ngụ cư nghèo, xấu xí, nhưng đôn hậu, vui vẻ và tốt bụng “nhặt” về Có bao giờ con người bị “mất giá” như thế này chăng? “tấm lụa đào phất phơ giữa chợ” ít ra còn đổi được vài đồng, đằng này, thị theo không Tràng…
Ừ thì theo không! Ừ thì bé mọn! Lẽ nào lại khoanh tay chờ chết!? Người đàn bà
mà Tràng “nhặt” về ấy, tưởng như là vô nghĩa, tưởng như còn là gánh nặng:
Trang 3“thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”, vậy mà lại có sức mạnh diệu kỳ làm cho vẻ mặt đăm chiêu, lo lắng ngày thường của Tràng trở nên “phấn khởi”, “tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”; lũ trẻ ủ rũ đi vì đói thích đùa trở lại; còn với những người hàng xóm khác: “Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên” Phép màu còn xảy đến với cả thị, làm mất đi ở thị sự dạn dĩ, táo bạo mới rồi, chỉ còn lại những “rón rén, e thẹn” của cô dâu mới về nhà chồng Là sự việc
hi hữu chỉ có trong nạn đói, sự việc lạ lùng xảy ra giữa nạn đói, sự việc có vẻ ngược đời nhưng lại là “cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối” Sự xuất hiện của người “vợ nhặt” vừa là tiếng búa đinh óc của hiện thực khốc liệt nhưng ánh sáng phát ra từ đó cũng đẹp lạ lùng Có sức biến cải,
dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi Đó là lời tố cáo đanh thép đối với xã hội đương thời, nơi mà giá trị con người trở nên rẻ mạt, gần như vô nghĩa; đồng thời, là tiếng nói đầy nhân đạo về khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc luôn tiềm ẩn trong mỗi con người mà ở đây người “vợ nhặt” cũng không ngoại lệ Sau phút phấn chấn, hiện thực lại dội đến: “Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?” Không chỉ là những người hàng xóm “cùng nín lặng”, trước “cái nhà vắng teo đứng rúm
ró trên mảnh vườn mọc đầy cỏ dại”, hẳn người “vợ nhặt” cũng thất vọng đi nhiều lắm nên đi “lẳng lặng”, “cái ngực gầy lép nhô lên” có lẽ không chỉ để nén tiếng thở dài thôi đâu Tôi thấy ở đó cả sự gồng mình chống chọi Người đàn bà
ấy những mong bấu víu lấy sự sống từ nơi Tràng Thế mà, tội nghiệp thay, nơi
Trang 4bấu víu ấy lại cũng rất mong manh Rồi mai cuộc sống sẽ sao đây? Trong gương mặt “bần thần” của thị có lẽ không chỉ là lo âu về cuộc sống Người mẹ chồng biết có chấp nhận cô khi mà “Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào”? Hành động “cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt” trông tội nghiệp, thảm thương quá! Đã lộ rõ bao lo âu, mặc cảm về thân phận Nếu bà cụ Tứ có ruồng rẫy, chắc cô cũng chỉ biết khóc thôi!
May thay, người mẹ già ấy đã đón nhận cô bằng cả sự đồng cảm, thương xót lẫn biết ơn: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình mà con mình mới có vợ được” Nhắm mắt bước liều, người phụ nữ này đã may mắn gặp được những con người giàu lòng nhân ái Dẫu có lo âu cho tương lai, ít ra cô cũng đã có một gia đình, một nơi để dựa dẫm, phấn đấu và hi vọng Đây vẫn là niềm hạnh phúc nho nhỏ của cô, trả cô về an phận trong vai một người vợ hiền, một nàng dâu thảo Nếu lúc đầu, cuộc sống khắc nghiệt với cái đói ghê người đã hóa đá tâm hồn và nữ tính của cô thì giờ đây, hạnh phúc gia đình như những tia nắng ấm đã khiến chúng hồi sinh trở lại Người đàn bà trở nên “hiền hậu đúng mực” chứ không “chao chát, chỏng lỏn” như lúc ở chợ tỉnh nữa Từ chỗ vô nghĩa giữa cuộc đời, giờ đây, trong ngôi nhà này, sự tồn tại của
cô đầy ý nghĩa: nhà cửa, sân vườn “đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ, gọn gàng”; Tràng “thấy hắn nên người”, “vui sướng, phấn chấn”, có ý thức trách nhiệm; “Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo, u ám của bà rạng rỡ hẳn lên” Trong tận cùng của đói khát và chết chóc, người đàn bà này đã đến, nhen nhóm ở đây một tổ ấm, một cuộc sống mới…
Trang 5Thế thì… phải ăn mừng chứ nhỉ!? Bữa cơm được dọn ra, bữa cơm mừng nàng dâu mới giữa những ngày đói thật thảm hại: “Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng hai bát đã hết nhẵn”, còn cái món “chè khoán” hóa ra lại là cháo cám “đắng chát và nghẹn bứ” Người “vợ nhặt” hai mắt “tối lại” nhưng vẫn
“điềm nhiên và vào miệng” Chấp nhặt chi cái lúc này! Nhất là khi Tràng và bà
cụ Tứ đã mở rộng lòng đón cô Trong thái độ ngoan ngoãn ấy chứa đựng cả sự
vị tha và thông cảm Nhưng dẫu sao, bát cháo cám vẫn là cái hiện thực khốc liệt
để “nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người” mặc cho bao lời đon đả, bao viễn cảnh tốt đẹp mà bà cụ Tứ cố gợi ra Rồi, như để làm tăng thêm cái hiện thực ảm đạm, tiếng trống thúc thuế vang lên “dồn dập, vội vã”, cùng với lũ quạ “hốt hoảng bay
vù lên, lượn thành từng đám bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen” Cuộc sống như bị đẩy đến chỗ cùng đường rồi Đói khát và chết chóc đã hiển hiện ngay trước mắt Nhưng, giữa lúc tối tăm mặt mũi ấy, người vợ nhặt như tình
cờ góp chuyện mà lại hé mở bao hy vọng về những con người gọi là “Việt Minh”
đi “phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói” Ở nơi chân trời tối tăm vì cái đói này, đó là ánh sáng duy nhất, con đường sống duy nhất Với câu chuyện của mình, người vợ nhặt đã trở thành người báo tin cho một cuộc cách mạng đang đến gần: Cách mạng tháng Tám
Có thể nói, từ một nạn nhân bị giày vò, teo tóp bởi cái đói, nhân vật của Kim Lân đã từng bước, từng bước đi lên, trở thành một con người chủ thể Bằng trái tim nhân hậu, sự am hiểu và nghệ thuật phân tích tâm lý tinh tế, qua nhân vật của mình, nhà văn Kim Lân đã dựng lên được bức tranh chân thực, sinh động
Trang 6của nạn đói khủng khiếp năm 1945; đồng thời, để cho vẻ đẹp nhân đạo thấm sâu trong tác phẩm qua cách con người đối với nhau, làm cho nhau, tình thương,
sự thông cảm, những đổi thay trong tâm tư, tính cách con người trước hạnh phúc Người “vợ nhặt”, nhân vật chính nhưng không được đặt tên phải chăng còn mang ý nghĩa phiếm chỉ về vô số những người đồng cảnh ngộ trong nạn đói, sống đến tận cùng cơ cực vẫn khát khao hy vọng để rồi sẽ chứng kiến cuộc biến
vĩ đại Cách mạng tháng Tám 1945?