1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích một số bài ca dao để làm nổi bật số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

1 2,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 5,34 KB

Nội dung

Hai câu hát trên không chỉ là tiếng nói xót xa cho thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của họ. (1) Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. (2) Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen. Ai ơi, nếm thử mà xem! Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi. Đây là hai câu hát về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Cả hai câu đều bắt đầu bằng cụm từ “Thân em” và sau đó là một phép so sánh “như". Cụm từ “Thân em” vốn không xác định sắc thái biểu cảm, nhưng lặp lại nhiều lần và gắn với ý nghĩa của những hình ảnh so sánh, khiến câu hát có giọng điệu một lời than thở, tâm sự về thân phận. Những hình ảnh so sánh trong câu lục và những liên tưởng ẩn dụ ở câu hát có nét chung là đều lấy từ trong cuộc sống đời thường gần gũi. Tuy nhiên, mỗi hình ảnh lại có nét riêng: + Tấm lụa đào...: Tấm lụa đào là một vẻ đẹp nhưng tấm lụa đào giữa chợ cũng chỉ là một món hàng, ai mua được thì của người ấy, không thể biết, trước được. Hình ảnh này có ý nghĩa: Người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp của mình nhưng số phận thật bấp bênh, không biết sẽ ra sao. + Củ ấu gai..:. Củ ấu gai là một thức bình thường, có rất nhiều ở thôn quê. Hình dạng củ ấu xấu xí, méo mó, vỏ ngoài màu đen sẫm, bên trong ruột màu trắng, có vị ngọt bùi. Hình ảnh này có ý nghĩa: người phụ nữ bình dân chua xót cho thân phận nghèo hèn, nhưng đồng thời cũng tự hào về tâm hồn trong trắng, đẹp đẽ của mình. Hai câu hát trên không chỉ là tiếng nói xót xa cho thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của họ. Trích: loigiaihay.com

Hai câu hát trên không chỉ là tiếng nói xót xa cho thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của họ. (1) Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. (2) Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen. Ai ơi, nếm thử mà xem! Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi. Đây là hai câu hát về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Cả hai câu đều bắt đầu bằng cụm từ “Thân em” và sau đó là một phép so sánh “như". Cụm từ “Thân em” vốn không xác định sắc thái biểu cảm, nhưng lặp lại nhiều lần và gắn với ý nghĩa của những hình ảnh so sánh, khiến câu hát có giọng điệu một lời than thở, tâm sự về thân phận. Những hình ảnh so sánh trong câu lục và những liên tưởng ẩn dụ ở câu hát có nét chung là đều lấy từ trong cuộc sống đời thường gần gũi. Tuy nhiên, mỗi hình ảnh lại có nét riêng: + Tấm lụa đào...: Tấm lụa đào là một vẻ đẹp nhưng tấm lụa đào giữa chợ cũng chỉ là một món hàng, ai mua được thì của người ấy, không thể biết, trước được. Hình ảnh này có ý nghĩa: Người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp của mình nhưng số phận thật bấp bênh, không biết sẽ ra sao. + Củ ấu gai..:. Củ ấu gai là một thức bình thường, có rất nhiều ở thôn quê. Hình dạng củ ấu xấu xí, méo mó, vỏ ngoài màu đen sẫm, bên trong ruột màu trắng, có vị ngọt bùi. Hình ảnh này có ý nghĩa: người phụ nữ bình dân chua xót cho thân phận nghèo hèn, nhưng đồng thời cũng tự hào về tâm hồn trong trắng, đẹp đẽ của mình. Hai câu hát trên không chỉ là tiếng nói xót xa cho thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của họ. Trích: loigiaihay.com

Ngày đăng: 05/10/2015, 22:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w