1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình văn chương mỹ latinh phần 2

45 641 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 3,19 MB

Nội dung

Chính Guillen cũng thừa nhận: “Tôi muốn đưa vào văn học Cuba – không như một cái cớ âm nhạc đơn thuần mà như một yếu tố của thơ ca chân chính – cái có thể gọi là thơ khúc xông, được dựa

Trang 1

NICOLAX GUILLEN (1902 – 1985)

Ông là nhà thơ lớn, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Cuba và Mỹ Latinh, là “Chim bồ câu với cánh bay của nhân dân“ (tên một tập thơ của ông) Có thể xem đoạn thơ sau trong“ Nghệ thuật thơ “ là tuyên ngôn của thi sĩ:

Làn roi ông chủ lại giơ lên

Nó xé rách những lưng người tóe máu

Anh hãy đi, và bằng tiếng cây đàn

Nói sự ấy cho cây hồng biết với

Hãy nói với hoa về cả màu sáng chói

Của mặt trời mới đang mọc lên kia

Để cho hoa trong làn gió mơn ru

Cũng vỗ tay và kêu thành tiếng

Đây là bí quyết thành công của thơ ông B Pôrêvôi nhận xét: “Sáng tác của Guillen gộp thu trong đó cả niềm vui và nỗi buồn của nhân dân Cuba, tài thơ đặc biệt của ông là để phục vụ nhân dân Vâng, Guillen sẽ không phải là Guillen nữa nếu ông quay mặt trước nỗi khổ niềm đau, hy vọng và vui sướng của dân tộc mình” Thơ ông vì vậy có ảnh hưởng lớn, không chỉ ở Cuba và Mỹ Latinh Thơ ông lan truyền rất nhanh, thành “hiện tượng”, vừa có ý nghĩa văn chương, lại vừa có ý nghĩa xã hội to lớn Êârenbua cho rằng:”Nicolas Guillen không chỉ là một đại biểu Cuba và không chỉ là một người làm thơ chuyên nghiệp Guillen là cả một hiện tượng “ Lời nhận xét tưởng lạ lùng, thực ra đặc biệt chính xác Hoan Marinelô - nhà hoạt động xã hội lỗi lạc của Cuba, thì viết:“Ôâng có thể trở thành một món thời trang, giàu có, được ca ngợi, nhưng muốn thế, cần phải từ bỏ mình, và ông đã không chịu” Đây chính là con đường khiến ông trở thành thi hào của Cuba và Mỹ Latinh

1 Đôi nét về cuộc đời

Nicolas Guillen sinh ngày 10/7/1902 tại Camaguây, một thành phố cổ ở trung tâm Cuba Ông là người lai ( cha da trắng, mẹ da đen) Ông của Guillen là người thợ mộc, có học thức, căm ghét bọn thực dân và rất yêu nước, yêu tự do Guillen

Trang 2

nhớ lại trong bài viết cho Tuyển thơ của ông xuất bản tại Liên Xô 1957:“Ôâng tôi là một nhà thơ mặc dầu chưa bao giờ có một quyển sách nào của ông được in ra Tôi đã đọc những bài thơ của ông tôi viết ca ngợi những con sông, những con chim, những người phụ nữ đẹp Người ta kể rằng ông tôi có kiểu mặt người da đỏ, nước

da rám nắng, tóc đen mượt và nét mặt thanh tú Đối với xã hội lúc bấy giờ, thì ông tôi là một người có học thức, một người say mê sách nổi tiếng Tất cả những người tiếp xúc với ông cụ đều hơi sợ cách ăn nói sắc sảo và không biết gương nhẹ của ông Căm thù vô hạn ách thống trị của bọn thực dân Tây Ban Nha, ông để râu và thề sẽ không cạo nếu chỉ còn dù chỉ một tên trong bọn chúng trên hòn đảo Song ông không được nhìn thấy chiến thắng, ông đã chết trước khi kết thúc chiến tranh.” Cha Guillen là một nhà hoạt động chính trị, yêu tự do, và có một ngòi bút hết sức sắc sảo Cha ông bị bọn phản cách mạng giết vào năm 1917 Guillen viết tiếp:

“Cha tôi hồi trẻ trước lúc đi chiến đấu chống bọn Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ trước, là một người thợ bạc lành nghề Cha tôi trở về thành phố quê hương 1898, sau cuộc can thiệp của chính phủ Mỹ Nhưng cha tôi không trở về xưởng thợ, mà lại về ban biên tập của một tờ báo hàng ngày mang cái tên “Hai nước cộng hòa” Dần dần, cha tôi trở thành chủ báo đó, và rời khỏi ban biên tập để chiếm ghế thượng nghị sĩ vào năm 1908 Sau khi hết quyền hạn thượng nghị sĩ, cha tôi quay lại với nghề làm báo, sáng lập ra tờ “Tự do”, và mua nhà in Tôi và anh tôi trở thành những thợ xếp chữ trong nhà in ấy Đến năm 1917, phái tự do lại nổi dậy chống phái bảo thủ Cha tôi đã hy sinh trong một trận chiến đấu ở đường phố” Năm 1921, Guillen vào học khoa Luật trường đại học Habana Tuy từ nhỏ ông đã ham đọc, ham học Ông tự thuật tiếp:“ Qua thư viện của cha tôi, tôi đã đọc và yêu các nhà văn cổ điển Tây Ban Nha và cả những nhà văn lãng mạn nữa, đặc biệt là Eõtxprôngxêđu “Bài ca tên cướp biển” của ông làm tôi xúc động ngay từ lần đầu tiên

Trên thành tầu – 12 khẩu đại bác;

Con tàu dương tất cả cánh buồm lên

Cho ngọn gió tự do thổi vào,

Và lướt đi trên những cánh sóng

Ông cũng là một người ham thích thơ và sáng tác thơ từ nhỏ Năm 1922, lúc

20 tuổi, ông tập hợp tất cả thơ sáng tác trước đó thành tập “ Tim và óc” gồm 26 bài Ông nhớ lại:“Thơ ca luôn luôn quyến rũ tôi Khi còn học ở những lớp trên trong trường trung học, thì chính văn học, lịch sử và lý luận của nó tôi đã dành cho chúng nhiều thì giờ hơn cả Những bài tập văn học đầu tiên của tôi là vào thời kỳ này Lúc đó tôi 15 tuổi Tôi làm thơ cho đến năm 1922 Thế là tôi có một tập thơ

Trang 3

Trong đó thể hiện rõ sự ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa hiện đại và tất nhiên là của Ruben Dario Đó là những bài thơ về tình yêu, có ít nhiều sầu não, và đặc biệt là những bài thơ về những con thiên nga, những cái ao, những chàng công tử, hầu tước, những nhân vật thần thoại May thay, cuốn sách ấy không được in ra.”

2 Đôi nét về đường thơ

Đúng như ông thừa nhận về tập thơ”Tim và óc”: “May thay, cuốn sách ấy không được in ra” Thơ buổi đầu của ông nhạt nhẽo, thiếu bản sắc Ví như bài “Ý định”:

Đêm nay

Khi trăng lên

Tôi sẽ đổi trăng lấy những đồng xu nhỏ

Nhưng tôi đau lòng nếu người ta biết ra điều đó

Bởi đây là

Kỷ niệm cũ

Của gia đình

Bước ngoặt diễn ra vào năm 1930 ( 20/4) với “Những môtíp khúc xông” đăng trên tạp chí “Điariô đơ Marina” ở trang hàng tuần dành nói về cuộc sống của người Cuba da đen Đây được coi là ngày khai sinh nhà thơ lớn Nicolas Guillen Chùm thơ xông này có 68 bài là sự kiện lớn trong thơ Cuba và Mỹ Latinh Rêtamar viết:“Tôi cho rằng trong nền văn học của châu lục này hãn hữu lắm mới thấy một trường hợp một tác phẩm với số lượng bài thơ ít ỏi lại gây được tiếng vang như trường hợp

“Những môtíp khúc xông” Guillen đã bước vào nền văn học của chúng ta với bàn chân phải, nhảy múa và ồn ào Bằng một cú nhảy, ông đã ngang tầm với những nghệ sỹ Cuba đang sáng tác thơ ca được mệnh danh là “ Khuynh hướng da đen” “ Chính Guillen cũng thừa nhận: “Tôi muốn đưa vào văn học Cuba – không như một cái cớ âm nhạc đơn thuần mà như một yếu tố của thơ ca chân chính – cái có thể gọi là thơ khúc xông, được dựa trên kỹ thuật của điệu dân vũ rất dân gian ấy trong thời đại chúng ta Khúc xông của tôi có thể phổ nhạc được, nhưng điều đó không có ý nghĩa là chúng được sáng tác với mục đích ấy, mà chủ yếu với mục đích giới thiệu trong hình thức thích hợp nhất những bức tranh sinh hoạt với những nét chấm phá, giới thiệu những típ người của nhân dân như họ đang quây quần bên chúng ta, như họ nói, như họ nghĩ “

Trang 4

Ông lấy từ một hòa khúc nhảy múa dân gian của Cuba có kèm theo lời thơ (khúc son) Từ điển La Rousse có mấy dòng về ông: “Nhà thơ Cuba sinh ở Camaguây 1902, thơ ông bắt tứ ở vốn fônklo dân tộc” Điệu xông là gì? Theo Clôtđơ Cupphông (người dịch và giới thiệu Guillen ra tiếng Pháp) thì bài xông đầu tiên mà người ta biết được làm ở cuối thế kỷ 16 (1580) tại thành phố Xantiagô (Cuba) Lời của điệu ca múa ấy đại lược như sau, vơi câu hỏi và câu đáp:

- Chị Ma Têôđôra đi đâu rồi?

- Chị ra đi bẻ cành kiếm củi

- Ra đi với chiếc dùi trống và cây đàn?

- Chị ra đi bẻ cành kiếm củi

- Chị ở đâu mà tôi không thấy?

- Chị ra đi bẻ cành kiếm củi

- Chị ra đi bẻ cành kiếm củi

- Chị ra đi bẻ cành kiếm củi

Các nhà thông thạo về vấn đề này cho rằng điệu ca múa xông kết hợp hai nền văn hóa : giai điệu Tây Ban Nha với những yếu tố truyền khẩu đã có từ lâu đời

ở châu Phi Năm 1910, điệu ca múa xông vẫn rất lưu truyền ở vùng Camaguây Giới thượng lưu không nhảy múa theo điệu này, chỉ có dân chúng Aâm nhạc điệu xông, qua thời gian, giàu thêm Thường một bài xông có hai phần ( gọi là hai

“lúc”) Phần một kể câu chuyện, hoặc nêu chủ đề của ca khúc; phần hai dồn dập

hơn, giá trị chủ yếu là về nhịp điệu, gồm những tiếng được chọn vì âm hưởng của nó và cốt để nhấn mạnh ý tứ ở phần đầu Những năm 1925–1930, nó lan ra khắp Cuba Vừa tới La Havana thì xông được hoan nghênh một cách kỳ lạ Từ những khu phố, xông đã tự nó tràn vào các thính phòng và tất cả các dàn nhạc đều chơi điệu ấy Nó còn được dùng cả trong chiến dịch vận động bầu cử Đây là bài “ Nếu mà cô biết ” của Guillen :

Phần đầu ( là cốt truyện):

Ấy a, cô gái ơi

Nếu mà cô biết!

Đêm hôm qua khi tôi thấy cô đi qua,

Tôi đã giấu mặt, không cho cô thấy

Trang 5

Với anh ta, cô cũng sẽ làm như với tôi

Khi tôi không còn một xu trong túi

Cô đã bỏ đi vui thú nơi nao

Quên rằng tôi có ở trong đời

Phần hai gồm những tiếng những âm thanh của ngôn ngư,õ cốt cho người nghe có ấn tượng như bị xoay ngợp:

Xônggôrô, côxônggô

Xônggôbê;

Xônggôrô, côxônggô

Đơmamay;

Xônggôrô, cô gái da đen

Múa rất tài

Xônggôrô một

Xônggôrô ba

Ai ơi

Lại mà xem!

Đến đây nào!

Trang 6

ra một câu trả lời nào thỏa đáng, nhưng tôi không thể nào ngủ thêm được nữa Cái câu ngắn ấy, kèm theo một nhịp điệu đặc biệt mới mẻ, cứ quay tròn xung quanh tôi suốt đêm, càng lúc lại càng sâu sắc và cuốn hút : Nêgrô Bembô, Nêgrô Bembô, Nêgrô Bembô Tôi dậy sớm và bèn ngồi vào viết Như thể là tôi nhớ lại một điều đã học thuộc từ trước, tôi bèn làm liền một hơi một bài thơ, trong đó mấy tiếng kia làm chỗ tựa cho các câu thơ khác :

Tại sao anh nổi giận đến như thế

Khi người ta gọi anh : “Anh da đen môi dày”,

Nếu mà cái miệng anh ngon tuyệt,

Ơi anh da đen môi dày?

Môi dày, môi dày anh như thế kia

Anh có đủ cả,

Bởi chưng cái bà đài thọ anh

Biếu anh tất cả

Nhưng được đến thế nào , anh vẫn còn rên xiết,

Ơi anh da đen môi dày;

Cái người không làm mà có tiền bạc,

Ơi anh da đen môi dày;

Một bộ cánh diện vải trắng tốt,

Ơi anh da đen môi dày;

Và một đôi giày hai màu bóng lộn,

Ơi anh da đen môi dày

Môi dày, môi dày anh như thế kia,

Anh có đủ cả;

Bởi chưng cái bà đài thọ anh

Trang 7

Biếu anh tất cả

Tôi viết, tôi viết suốt cả ngày, tự ý thức về sự bắt được ấy Đến tối, tôi đã được một vốc bài thơ - 8 hay 10 bài mà tôi đặt tên chung chung là “Những môtip khúc xông“ “Cái mới”, cái sáng tạo ở đây là gì? Rêmatar viết:“Thay thế vào đó là ngôn ngữ Tây Ban Nha được trau chuốt và với những từ tượng thanh gợi hình ảnh, rất tự do phóng túng Cũng không phải là những hình ảnh hời hợt, nực cười từng phù hợp với thứ ngôn ngữ bị biến dạng theo lối nói của người không có học thức “ Chính Guillen ban đầu cũng tỏ ra hoài nghi, không rõ có phải là sáng tác của riêng ông? và không rõ có được mọi người tiếp nhận? Guillen tâm sự với Clốt đơ Cupphông:“Lúc đầu tôi cũng rất sợ, bởi tôi rất nghi ngờ cái sự dễ dàng của tôi khi viết nên các bài thơ ấy Lúc đó tôi nghĩ rằng có lẽ tôi đã bị mắc phải cái hiện tượng gọi là“máy móc trong tiềm thức” Hẳn là trí nhớ của tôi vừa mới đọc lên cho tôi những câu thơ mình đã học trong tuổi nhỏ và được bẵng quên Vì vậy cho nên tôi cất đấy vài ba hôm, không nói năng gì cả” Sau ông đưa cho bạn bè đọc, rồi công bố và gây tiếng vang lớn “Sự thành công của những bài thơ đó thật lớn và không ngờ”, ông thừa nhận như vậy Khúc xông được nhiều nhà văn, nhà thơ có tên tuổi

ở nhiều khuynh hướng khác nhau hoan nghênh nhiệt liệt Cố nhiên những người theo phái thơ cũ truyền thống phản đối quyết liệt Cuộc thể nghiệm của Guillen làm cho nhà thơ nổi tiếng Tây Ban Nha Garcia Lorca lúc ấy đang ở thăm Cuba cũng hào hứng Vài hôm sau, Lorca cũng viết một bài xông đăng trên tạp chí “Aâm nhạc “ số tháng 4 – 5 / 1930:

Đêm hôm trăng rằm,

Tôi sẽ đi Xanchiagô – tại Cuba

Tôi sẽ đi Xanchiagô

Trong một cỗ xe màu nước đen

Tôi sẽ đi Xanchiagô

Các mái nhà lá cọ sẽ ca hát

Tôi sẽ đi Xanchiagô

Vì theo âm điệu múa nên có nhiều câu ca được láy lại Thật ra, nghệ thuật láy được sử dụng khá phổ biến trong thi ca, như “Bài hát của người đánh cá Nhật Bản” của Nadim Hítmét :

Con cá ấy ai ăn thì chết,

Trang 8

Không chết ngay mà chết dần dần

Thịt da thối rữa từng phần,

Đừng ăn cá ấy, đừng ăn thiệt đời

Ai cầm tay chúng tôi thì chết

Không chết ngay mà chết dần dần

Thịt da thối rữa từng phần,

Đừng cầm tay ấy, đừng cầm mà nguy

Quên anh đi em ơi hỡi em mắt đẹp

Đừng hôn anh, ôm ấp người anh

Quên đi em nhé duyên tình,

Kẻo anh lây chết sang mình của em

Thuyền kia là áo quan đen

Quên đi em nhé hãy quên duyên tình

Kẻo mà con của ta sinh

Ung như quả trứng thân hình rửa tan

Tuy ở khúc xông là kiểu láy câu, chữ, tiếng rất riêng của Nicolas Guillen:

“Nicolas Guillen đã dựa vào dân ca, vào fônklo của dân tộc Và thơ ông đã dùng nghệ thuật láy lại một cách chưa từng thấy trong thơ thế giới, đã đạt tới một hương

vị, một dạng sắc thật là kỳ thú Mà cái kết quả đó là do sự kết hợp tài năng của ông với sự khám phá ra điệu xông, nói một cách khác, đưa nội dung tâm hồn và tinh thần của mình kết hợp với tính độc đáo của một hình thức cụ thể” (Xuân Diệu)

Sau này, thơ Guillen có tiến triển, mở rộng, tuy khúc xông vẫn đi suốt đời thơ của ông Năm1948, ông có” Khúc xông toàn vẹn” Rêtamar viết: “Khi người

Trang 9

chơi ghi ta ấy đến đám đông, mọi người đổ dồn con mắt vào đôi tay anh ta, tìm cái hộp đàn màu nâu, cho tới khi có người không thể tự kiềm mình được nữa hỏi người vừa mới đến: “Có mang ghi ta đến không, Nicolas Guillen?” Biết làm sao nếu đám đông, vì đã từng yêu mến những vần thơ thông thái, những vần thơ sắc sảo, những vần thơ đau thương lại hỏi: “Anh có mang khúc xông tới không?” Có, Guillen có mang theo khúc xông , và khúc xông cũng không bao giờ không theo ông“

Cái lớn của thơ ông còn bởi nội dung xã hội vốn chưa có nhiều ở những khúc xông ban đầu ấy Như Guillen thừa nhận: “Cần phải đào sâu vào nội dung xã hội, cái đó thì chưa có ở trong“Những môtíp khúc xông“” Rõ hơn ở các tập sau và trở thành “trung tâm” của thơ ông Đó là khuynh hướng thơ lai (mulata), khuynh hướng

da đen Nên nhớ Cuba có 25 % dân số là người da đen còn ở Mỹ Latinh là 50ø triệu người từ châu Phi tới Nó gắn với sự ra đời của tập“Songoro Cosongo” (Xônggôrô Côxônggô) vào tháng 10 /1931 Đây là một tập thơ nhỏ, 56 trang, vừa ra đời đã được hoan nghênh nhiệt liệt Một tờ báo đương thời viết: “Đây là sự kiện nổi bật hơn cả và rõ ràng hơn cả của năm 1931 ở Cuba” Có ý kiến đánh gía:”Tác giả đã nhìn thấy điều mà nhiều thế hệ thơ trữ tình đã không nhìn thấy: cái tâm hồn người gốc da trắng đã mấy đời sinh đẻ ở xứ nhiệt đới, cái tâm hồn người lai da đen – da trắng phức tạp mới mẻ Giữa bọn chúng ta, chỉ có Nicolas Guillen đã sáng tạo và đã khám phá Vậy thì anh là hơn cả một nhà thơ lớn Anh là nhà thơ của Cuba, mà nàng thơ là người lai”

Đặc biệt quý là bức thư ngày 8/6/1932 của nhà văn lớn Tây Ban Nha Unamuno: “Từ khi tôi nhận được và đọc – vừa nhận đã đọc ngay – quyển Songoro Cosongo, tôi đã định viết thư cho bạn Sau đó tôi đã đọc lại, tôi đã đọc cho bạn bè nghe – và tôi đã nghe Garcia Lorca nói về bạn Tôi không nên giấu cái cảm tưởng sâu sắc mà quyển sách của bạn đã để cho tôi ”

Đây là việc làm rất có ý thức Trong Lời nói đầu, ông viết:“… Những vần thơ này là những vần thơ lai Có thể chúng đã hòa trộn với chính những yếu tố tạo nên cộng đồng và dân tộc Cuba, nơi mà tất cả chúng ta ít nhiều bị pha máu Tinh thần Cuba là tinh thần lai Và từ tinh thần đến màu da, một sắc màu định hình sẽ tới với chúng ta Một ngày nào đó người ta sẽ nó đó là màu Cuba Những vần thơ này muốn đẩy nhanh ngày đó tới” Ý thức này đồng thời đã nảy sinh trước đó, là một quá trình Ba năm trước đó, ông đã phát biểu:“Vấn đề lớn là sự giao thiệp giữa người da đen và người da trắng ở Cuba“ Ông đã hoàn toàn tự ý thức được sứ mạng của mình là bênh vực những người cùng chủng tộc với mình

Năm 1930, khi nhà thơ Mỹ Hughơ sang Cuba, ông đã kết bạn với Hughơ Được phỏng vấn, ông ta đã giải thích tại sao thơ mình chỉ có một chủ đề là lòng yêu mến người da đen: “ Tôi đã hiểu rằng cần phải là một người bạn thân thiết, là tiếng nói, là cây gậy chống của người da đen: phải là nhà thơ của họ Bạn có hiểu không ?” Và Guillen bình luận thêm:“Vâng, tôi hiểu, và tôi cũng nghe từ đáy tâm

Trang 10

hồn tôi cất lên cái bài thơ mà Hughơ mở đầu cho tập thơ đầu của anh: Tôi da đen như ban đêm, Đen như những thẳm sâu của Phi châu của tôi ”

Trước đó, ngày 21 / 4/ 1929, trong bài báo “Con đường đi tới khu Háclem” (Haclem là khu da đen ở New York), ông yêu cầu tránh xa nguy cơ này:“Dần dà, chúng ta chia xa nhau trong nhiều lãnh vực mà đáng lẽ phải hợp nhất và theo đà thời gian, sự chia rẽ đó sẽ trở thành sâu sắc đến nỗi sẽ không còn có mảnh đất để hòa giải cuối cùng Đó là một ngày mà mỗi thị thành Cuba - việc gì cũng có thể xảy tới - sẽ có một “khu da đen” như ở láng giềng phía bắc của chúng ta “

Mở đầu là bài “Tới” có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn:

Ở đây từ những miền rừng ẩm ướt

ngôn từ đã tới với chúng ta

Và giữa những kênh rạch, một mặt trời kiên cường

đã đánh thức chúng ta

Một cái nhìn xa về tương lai :

Các đồng chí ơi, chúng ta đang ở đây!

Dưới ánh mặt trời ,

Da đẫm mồ hôi của chúng ta sẽ phản chiếu

những khuôn mặt ẩm của kẻ thất bại

Và ban đêm trong lúc tinh tú sẽ cháy ở đầu những ngọn lửa ta thắp lên Thì tiếng cười của chúng ta sẽ mọc trên những sông ngòi và chim chóc

Bài thơ “Bài hát của cái trống Phi châu” báo trước cho anh da trắng cố thủ biết rằng cuối cùng sự bình đẳng của màu da sẽ tới Cái trống Bongó của châu Phi cất tiếng nói:

Anh chàng ơi,

Rồi anh sẽ phải xin lỗi tôi

Và ăn chung bữa ăn của tôi

Và anh sẽ nghe những lẽ phải của tôi

Trang 11

Và anh sẽ vỗ trên mặt da của tôi

Và anh sẽ khoác tay tôi ra đường

Và anh sẽ đứng ở cái nơi mà tôi đứng

Anh sẽ đến từ thấp mà lên chỗ cao

Bởi vì tại đây người cao nhất là tôi !

Ý thức phản kháng rất rõ trong bài thơ ngắn gọn, có lối cấu trúc chặt chẽ, độc đáo - bài “Mía”:

Người da đen

Gắn mình trong đống mía

Tên Yăngki

Nhởn nhơ trên đống mía

Đất mỡ mầu

Lặng nằm dưới đống mía

Máu thắm đỏ

Chảy ra ngoài chúng ta

Khuynh hướng này được tiếp tục và nâng cao ở tập thơ “Công ty hữu hạn Tây Ấn“ (1934) Xuân Diệu cho rằng, với tập thơ này “con tàu của Nicolas Guillen đã

ra biển Nicolas Guillen đã đường hoàng bước hẳn vào lĩnh vực thơ xã hội“ Quả ông đã nghe thấy “ khổ đau và khóc lóc xung quanh mình” Bài“Khúc hát hai ông tổ” nói về hai giống người ở Cuba, qua mấy trăm năm buôn bán, đầy ải người da đen Guillen viết rất lắng đọng :

Bao nhiêu tàu thuyền, biết mấy tàu thuyền

Và người da đen nhiều biết mấy!

Tên lái buôn người da đen, roi của nó chao ôi!

Một tấm áo đầy máu đổ lệ rơi,

Những mạch máu vỡ, những con mắt lòi,

Trang 12

Những sáng sớm rỗng không ,

Những buổi chiều nhà máy

Và một giọng nói hung hăng quát tháo

Đến xé rách tươm cái lặng im

Bao nhiêu tàu thuyền, biết mấy tàu thuyền

Và người da đen nhiều biết mấy!

Bài “ Trời nóng” có sức khơi gợi rất mạnh:

Cái nóng đỏ hoe cho người da đen

Tiếng trống!

Cái nóng cho mình trần bóng nhoáng

Tiếng trống!

Cái nóng với những lưỡi bằng lửa

Trên sống lưng để trần

Tiếng trống!

Đặc biệt là bài thơ dài“Công ty hữu hạn Tây - Ấn”, lấy tên đặt cho cả tập thơ Đông - Aán là Aán Độ, giờ Tây - Aán là các nước trong quần đảo Anti Cái “ đói “ được diễn tả rất sắc:

Cái đói tiến lên dưới những cổng lớn

Đầy những đầu người vàng vọt

Và những thân người như ma

Nóù ngồi lỳ trên những ghế dài

Của những công viên thành phố,

Hoặc là nó lúc nhúc ngay dưới ánh mặt trời

Ngay dưới ánh trăng

Kiếm tìm chút rượu đặng may chi

Trang 13

Làm mờ mắt và quên đi tất cả,

Nhưng rượu ấy

Có quán nào bán thứ rượu ấy đâu

Cái đói của quần đảo Aêngti

Nỗi đau của miền Tây Aán ngây thơ!

Có sự vùng dậy của những người nghèo khổ, mơ tưởng tới ngày giải phóng:

Chặt đầu chúng như là chặt mía,

Tróc! tróc ! tróc!

Đốt những cây mía và những đầu

Và để cho khói xông tới mây xanh,

Sẽ lúc nào đây? Sẽ lúc nào đây?

Đây dao chặt mía và lưỡi của nó,

Tróc! tróc ! tróc!

Đây tay của tôi với dao chặt mía

Tróc! tróc ! tróc!

Tóm lại, Nicolas Guillen là thi hào dân tộc Cuba và Mỹ Latinh Ý nghĩa tiếng thơ ông là ở chỗ đó Sáng tạo trong thơ ông cũng từ cội nguồn đó mà ra

PABLO NÉRUDA (1904 - 1973)

Ông là nhà thơ Chilê và là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ XX Năm 1971, ông được Viện hàn lâm Thụy Điển trao tặng Giải Nobel về văn chương

Trang 14

với những lời đáng giá chân thực, gọi ông là: “Nhà thơ của nhân phẩm bị chà đạp”;

“một người đã làm sống dậy những giấc mơ và số phận của một lục địa”, và lời đánh giá rất cao:“Những ai muốn tìm thấy chỗ yếu của Néruda thì còn lâu mới nhìn thấy được Những ai muốn nhìn thấy chỗ mạnh của Néruda thì chẳng cần phải tìm kiếm gì cả”(Thông báo về Giải thưởng)

Ilia Eârenbua thì viết: “Néruda không chỉ là một trong những nhà thơ lớn nhất của giữa thế kỷ 20 - ông còn là một hiện tượng, một con người kiệt xuất, không thông thường thậm chí ngay cả trong những cử chỉ thông thuờng nhất Những đỉnh núi của vùng Andes có thể nhìn thấy từ mọi nơi đất Chilê Còn Néruda thì những người sống trên các đại lục khác nhau đều nhìn thấy ông” Đêpêtơrơ coi Néruda là “đỉnh chót của thơ Chilê, tác phẩm của Néruda coi như là cổ điển”

1 Vài nét về cuộc đời Néruda

Néruda tên thật là Nephtali Reyes – Néruda là bút danh từ 1920 Một số người cho rằng ông dùng bút danh này vì lòng ngưỡng mộ dân tộc Xlavơ và khuynh hướng hiện thực của nhà văn Tiệp Khắc cũ: Ian Néruda Sự thực có hơi khác Cậu Nephtali Reyes muốn được đăng thơ mình nhưng cha cậu lại chống đối kịch liệt vì sợ ảnh hưởng tới học hành Thế là đành phải tìm một bí danh Lật một tờ họa báo hàng tuần cậu thấy một cái tên ký dưới một truyện ngắn là Ian Néruda Cậu bé thích cái tên ấy Nó được phát âm tiếng Tây Ban Nha nghe thật hay, khác nào các nhà thơ Kêvêđô, Masađô, Nêvađa… Với tên này, cậu được tặng giải nhất trong một cuộc liên hoan thơ ở Têmucô Tuy bài thơ đầu tiên được đăng trên tạp chí La Manhiana ba năm trước đó (1917) với cái tên: “Lo âu và kiên nhẫn”

Néruda không chỉ là nhà thơ lớn mà còn là một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng Con người ông ra sao? Theo Ilia Eârenbua thì:“Bề ngoài ông hao hao giống bức tượng phật, nếu có người thổ dân da đỏ Inca nào định tạc tượng ông trên đá (thực ra các tượng thần của người Inca trông dữ tợn mà Néruda thì hiền) Mặc dầu tiểu sử ông đầy những sự kiện sôi nổi nhưng ông lại thích lặng lẽ (ông lúc nào cũng thích thế), hay nói về những chuyện ngộ nghĩnh và nghĩ về những chuyện nghiêm túc Ông gợi lên cái cảm giác về một ông phật phớt đời, thậm chí lười biếng, trong khi đó thì ông viết nhiều vô kể Nhiều bài thơ của ông… phải gọi là rất lớn tiếng, vậy mà ông nói chuyện nhỏ nhẹ và giọng nói của ông không phải giọng của một diễn giả mà là giọng của một đứa bé bị tủi thân” Hoạt động xã hội của ông rất sôi nổi Ông từng là lãnh sự Chilê tại nhiều nước sau khi tốt nghiệp Trường đại học tổng hợp Sanchiagô Từ năm 1927 đến năm 1931: ở Rangun (Mianma), Singapo, Côlômbô (Xâylan); năm 1935: ở Mađrit (Tây Ban Nha); năm 1939: ở Paris (Pháp); và năm 1970 cũng tại Paris Ông từng đi thăm và sống lưu vong tại nhiều nước ở Mỹ Latinh (Achentina, Mêhicô, Cuba…) và châu Âu (Liên Xô, Bungari, Italia…) Ông đồng thời tham gia nhiều hội nghị quốc tế: Năm 1937 (2/7) phát biểu tại “Hội nghị các dân tộc Châu Mỹ ở Paris”; năm 1949 (1/4) tham gia “Hội nghị bảo vệ

Trang 15

phong trào hòa bình thế giới” ở Paris”; năm 1953 ông được trao Giải thưởng hòa bình quốc tế Lênin

Ở trong nước, năm 1945 ông được kết nạp Đảng cộng sản, được bầu vào Nghị viện năm 1948 Cùng trúng cử nghị viện có Viđêla (vốn là bạn cũ của ông), sau được cử làm tổng thống Hắn là một kẻ phản bội, làm tay sai cho Mỹ Một trong những công việc đầu tiên sau khi lên làm tổng thống là cảnh cáo Néruda và dọa bắt ông nếu còn tiếp tục hoạt động như cũ Nhưng ông lại càng hoạt động mạnh hơn Ngày 6/1/1948, trước quốc hội ông đọc bài “Tôi buộc tội”, vạch trần bộ mặt phản bội của Viđêla trước các dân biểu và ca ngợi công lao của Đảng cộng sản Chilê Ngày 5/2/1948 có lệnh truy và Néruda phải sống bí mật Hơn một năm sau ông buộc phải rời Chilê sống lưu vong ở các nước Mãi 1952, khi chính phủ Viđêla

bị lật đổ ông mới về nước Hàng nghìn hàng nghìn người đã chào đón ông ở sân bay Sanchiagô như đón một người thân yêu nhất của mình

Tháng 1/1970, Đảng cộng sản Chilê chỉ định Néruda ra làm ứng cử viên tổng thống của Đảng Trước ngày bầu cử, ông rút lại để nhường phiếu cho Xanvađo Agienđê Năm 1973, trong hoàn cảnh hiểm nghèo của cách mạng Chilê, ông đọc lời phát biểu “Lời kêu gọi trí thức Mỹ Latinh và Châu Âu”, lột trần các thế lực phản động định gây nội chiến ở Chilê Ngày 11/9, đảo chính quân sự, ông bị bắt giam, và 23/9 bọn phản động Pinôchê đã sát hại ông Néruda đã chết như một vị

anh hùng Chế Lan Viên khi ấy xúc động viết: Giữa lúc ta muốn biến dây đồng thành những dây tơ / thì chúng biến biển hoa thành biển máu Ông sống mãi trong

sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập, và tiến bộ xã hội ở Chilê, Mỹ Latinh và toàn thế giới

2 Sự nghiệp thi ca

a – Bước chuyển biến trong thơ Néruda

Các nhà nghiên cứu sự nghiệp Néruda lấy những năm 1935 - 1937 làm cái mốc quan trọng nhất trong cuộc đời và thơ ca của Néruda

Trước đó thơ ông chịu ảnh hưởng nặng nề các trào lưu hiện đại chủ nghĩa, chủ yếu là chủ nghĩa siêu thực Pháp Vì sao? Sinh ra trong một gia đình công chức, sau khi tốt nghiệp đại học ông lại liên tục đi làm đại sứ, xa lánh thực tế lao động và đấu tranh của nhân dân Bài thơ “Bài ca ngày lễ” (Giải nhất trong cuộc thi thơ sinh viên ở Sanchiago năm 1921), các tập thơ” Hoàng hôn “(1923), “Hai mươi bài thơ tình và một bài ca tuyệt vọng” (1929), ngay cả tập “Cư trú trên quả đất “(1935) vốn tập hợp các bài thơ ông viết những năm 1925 – 1935, đều có những hình ảnh phong phú và mới lạ, tình cảm chân thực… Tuy nhiên, ông vẫn thấy mình cô đơn buồn tẻ, thậm chí chán nản tuyệt vọng trong hình thức có phần xa lạ với quần chúng lao động:

Trang 16

Đêm nay đây, tôi có thể viết những câu thơ buồn tẻ nhất

Khi nghĩ rằng tôi đã mất nàng,

Khi cảm thấy rằng tôi đã mất nàng,

Nghe đêm tối mênh mông quá đỗi

Càng mênh mông khi chẳng có nàng đây

(Thân thể đàn bà) Năm 1935, Néruda đến làm lãnh sự ở Mađrit Ông cùng một số nhà thơ Tây Ban Nha như Lorca, Alberti, Tunon… xuất bản một tờ chuyên san về thơ Vừa

ra được 6 số thì cuộc nổi loạn do tên tướng phản bội Franco cầm đầu bùng nổ ngày 18/ 7 /1936 Nhân dân Tây Ban Nha vô cùng khốn khổ Chính mắt ông đã trông thấy cái chết của nhà thơ yêu mến của nhân dân Tây Ban Nha Lorca…Đêpêtơrơ viết: “Cuộc nội chiến Tây Ban Nha đối với hết thảy những người trí thức sử dụng tiếng Tây Ban Nha đã bóc trần sự thật: Nó khiến cho họ nhìn rõ chủ nghĩa phát xít, nhìn thấy chủ nghĩa phát xít đánh vào văn hóa, phá hoại văn hóa như thế nào?” Néruda đã cho ra đời tập thơ “Tây Ban Nha trong lòng tôi” Trong bài “Giãi bày”, ông viết:

Bạn hỏi: nào đâu hoa tử đinh hương,

Đâu vẻ siêu hình của những cành anh túc,

Đây những hạt mưa đều đều gõ nhịp,

Cho những lời thơ ngập ngừng im lặng và tiếng chim kêu

Tôi sẽ kể những gì đã xảy ra với tôi:

Tôi sống ở Mađrit trong khu phố có nhiều gác chuông,

Nhiều tháp đồng hồ và nhiều cây xanh trên đường phố

Từ nơi đó tôi nhìn thấy

Gương mặt khô khan của Caxtili

Một đại dương màu da

“Biệt thự hoa” ngôi nhà tôi ở

Trang 17

Thơm ngát hoa quỳ

Một ngôi nhà hạnh phúc

Có chó và trẻ con chơi

…………

Vào một buổi sáng tất cả đều bốc cháy

Lửa bùng lên từ lòng đất

Lửa thiêu sống con người

Rồi từ đó - lửa

Rồi từ đó - máu rơi

Rồi từ đó - khói súng

Những tên cướp cùng bọn lính Marốc và máy bay

Những tên cướp tay đeo nhẫn và những nữ quân công

Những tên cướp cùng bọn thầy ban phước cho kẻ sát nhân

Chúng đã đến

Và máu trẻ con chảy dài trên đường phố

Máu trẻ con chảy, máu trẻ con

Bài thơ kết thúc:

Bạn sẽ hỏi sao thơ tôi

Không nói đến mộng mơ hoa lá

Không nói đến những hỏa diệm sơn hùng vĩ

Của đất nuớc quê hương?

Hãy đến xem máu chảy trên đường

Hãy đến xem

Máu chảy trên đường

Trang 18

Hãy đến xem

Máu chảy trên đường!

Thơ ông giờ đã chảy theo hướng khác Người ta thường từ ông mà nghĩ tới Maia Ông viết: “Sức mạnh, sự dịu dàng và dữ dội của Maia cho đến nay vẫn là những mẫu mực cao nhất cho thời đại thơ ca của chúng ta” Cái chính, nói theo Êrenbua, là “bằng cả lý lịch của mình, bằng toàn bộ đề tài và bằng sự dứt bỏ với chủ nghĩa lãng nạn của quá khứ không xa, hơn là bằng hình thức của thi ca”

Từ đây, thơ ông chuyển theo ba hướng chính: gắn với chính trị, với hiện thực, và với nhân dân hơn Trước hết, giờ thơ ông gắn hơn với đời sống chính trị của nhân dân, của đất nước và của nhân loại Tập “Tây Ban Nha trong lòng

tôi”có bài thơ “Gửi các bà mẹ những người lính chết trận”:

Không! Họ chẳng chết đâu!

Họ vẫn đứng giữa mịt mù thuốc đạn

Như những ngọn lửa hồng rực sáng trong đêm

Hình bóng họ đây tinh khiết vô cùng

Đã hòa lẫn trong cánh đồng vàng chói

Như tấm màn bọc sắt lung linh

Như ngực trời đây, như khung ngực vô hình

Năm 1942, với chiến thắng Xtalingrat, ông viết liền hai bài thơ “Bài ca gửi Xtalingrat” (1942) và “Tình ca mới gửi Xtalingrat” (1943) khi ông đang ở Mêhicô

Ông bày tỏ lòng tin tưởng: Bình minh của cuộc sống nảy sinh cùng với mặt trời Xtalingrat Và ông quả quyết:

Những kẻ ở Hà Lan đã ngậm bùn lẫn máu

Phun lên hoa và lên nước của ta

Những kẻ cho roi và gươm thống trị

Giờ đây phải chết ở Xtalingrat

Những kẻ trong đêm trắng ở Na Uy

Với tiếng rú của con chó vừa xổng cũi

Trang 19

Đã đốt tan cái mùa xuân băng giá kia đi

Sẽ tự sát ở Xtalingrat

Néruda đã tự đọc những bài thơ đó cho công nhân ở Mêhicô nghe Ông kể:

“Ngay trong đêm ấy (đêm ông đọc thơ) nhân dân Mêhicô đã in bài thơ Xtalingrat thành hàng vạn tờ lớn như tờ tin chiến sự và dán khắp các ngả đường thành phố” Bọn chủ trương “nghệ thuật vị nghệ thuật” chế giễu: “Thơ gì mà dán lên tường như quảng cáo điện ảnh” Có lúc qủa thực ông rất mệt mỏi Trong bài “Xin hãy yên lặng”, ông yêu cầu:

Thôi bây giờ cho tôi được yên Thôi bây giờ đừng cần đến tôi nữa

Êrenbua nhận xét: “Nhưng chỉ một tuần hay một tháng sau ông lại lao vào biển cả của đời sống Ông cắt nghĩa tại sao ông có thể chịu đựng được nỗi buồn đau của những phút mất lòng tin Aáy là khi con tàu bị đắm, ông cầm lấy cái rìu - Ông không chỉ là một thuyền trưởng, ông còn là người đóng tàu.”

Những con tàu kia là tôn giáo của tôi

Không có lối thoát nào đối với tôi ngoài phải sống

Néruda từng tuyên bố:“Nhà văn nào tự đặt mình ra ngoài vòng chính trị thì nhà văn đó chỉ là một nhân vật thần thoại, một con người giả tạo của chủ nghĩa tư

bản và được chủ nghĩa tư bản ủng hộ” Bằng thơ, ông viết: Tôi không có thì giờ cho đau khổ của riêng tôi

Đồng thời với điều đó, thơ ông ngày càng gắn với hiện thực hơn Lorca

viết về ông: “Pablo Néruda là nhà thơ gần với cái chết hơn là triết học, gần với đau khổ hơn là tri thức, gần với máu hơn là mực” Còn Néruda thì xác định trong một tuyên ngôn thơ:

Hỡi thi sỹ! Hãy xóa đi trong sách vở

Pơrômêtê với sợi dây xiềng xích

Câu chuyện xưa

Không làm sao vĩ đại cho bằng

Không làm sao bi thảm hải hùng như thế được

(Pơretstơ của Bơrêzin)

Trang 20

Có lần, Néruda nhớ lại: “Một nhà phê bình Uruguay phật ý vì tôi đã dám ví: những hòn đá giống như những chú vịt con… Ông ta tuyên bố rằng vịt con, cũng như lợn con hoặc những sinh vật tủn mủn khác, không nên có chỗ đứng trong thi ca Ông ta muốn rằng các nhà thơ chúng tôi chỉ viết về những đề tài cao cả Một trò õng ẹo rỗng tuếch! Chúng ta phải làm sao để những vật bình thường nhất, giản dị

nhất cũng hóa ra thơ” (Văn nghệ số44 - 1983) Một lần khác, ông viết:“Tôi đã phải

cố gắng rất nhiều để bỏ cái “bí hiểm” và tìm đến cái “rõ ràng”… Trong những ngày bị khủng bố, tôi đã phải đấu tranh chống lại cái bí hiểm trong người tôi và trong tác phẩm đang hình thành của tôi, nhưng tôi chưa tin là tôi đã thành công Tôi quyết định phải mỗi ngày một giản dị hơn nữa trong những bài thơ của tôi” Ví như bài “Ca tụng niềm vui”

Nhiệm vụ đã làm tròn

Lá biếc Ta đã trót nghe những lời nông nổi

Gieo trên cửa, Đã phũ phàng dằn dỗi với niềm vui

Tia sáng Ta đã để cho trăng mờ dần lối

Mới hiện về Của những người thơ cũ

Tiếng voi rền Ta đem mây mù

Aùnh bạc Che phủ cả thiên nhiên

Chói chang, Trên hoa tươi ta đặt một vòng đen

Hay đôi lúc Trên môi quý

Chỉ một làn gió nhẹ, Đặt chiếc hôn buồn tủi

Là áo cơm mãi mãi,

Trang 21

Cũng chính vì vậy mà thơ ông càng gắn với đại chúng hơn Vì sao?

Néruda giải thích: “Tôi nghĩ rằng chúng ta viết cho một lục địa, ở đó tất cả mọi việc đều trên đà phát triển, và nhất là ở đó chúng ta đang mong mỏi tiến lên và làm được mọi việc Nhân dân chúng ta đều mới bắt tay vào các nghề nghiệp, các nghệ thuật và các kỹ thuật khác nhau hay ít ra cũng đang học lại cả… Chúng ta là những dân tộc bao gồm những con người bình thường chỉ mới bắt đầu học chữ và học kiến thức Chính vì họ mà chúng ta viết, chúng ta viết cho người tầm thường đến nỗi thường là họ không biết đọc Thế nhưng thơ đã xuất hiện trên quả đất trước cả chữ và nhà in kia Chính do đó mà ta hiểu rằng thơ cũng như bánh my,ø phải được chia đều cho tất cả mọi người, cho những kẻ thông thái cũng như cho những người nông dân, phải được chia đều cho toàn thể nhân dân chúng ta”

Còn bằng thơ, ông viết: Hãy trả ta về trở lại với với dân ta Ông luôn muốn nói tiếng nói của nhân dân:

Một lần nữa

Nâng cao lên tiếng nói của nhân dân

Như nâng chiếc lông rực rỡ nhất trong rừng

Hãy đặt nó bên ta, và yêu mến

Cho đến khi nó hát lên thành tiếng

Trên môi ta

(Pơretstơ của Bơdêzin) Nhân dân trong thơ ông, họ là ai?

Những thợ rèn, những người dân chài lưới

Là máu thịt của Chilê

Những bộ mặt dăn deo vì gió thổi

Đầy đọa giữa sa nguyên

Và đóng dấu đau thương

(Những người chết trên quảng trường)

Đặc biệt, ông dành cảm thông cho nỗi đau thương của họ:

Tiếng hát của tôi không thể nào xa được

Trang 22

Cảnh đau thương

(Pơrêtxtơ của tôi)

Hoặc:

Những đau khổ của nhân dân

Đã xuyên thẳng lòng tôi

Và bám chặt lấy tôi

(Đất với người)

Ông thật sự sống hết lòng vì nhân dân Bài“Di chúc”có đoạn:

Tôi để lại cho nghiệp đoàn tiêu thạch

Nghiệp đoàn than cùng với nghiệp đoàn đồng

Ngôi nhà tôi bên bờ bể mênh mông

Trong đảo tối (đúng ra là “đảo đen” – Ixra Nhêgra)…

Tôi mong muốn những con người đau ốm

Được nghỉ ngơi trong tình cảm trắng trong

Lan rộng khắp vùng tôi,

Và bữa ăn tôi, dành cho kẻ tối tăm

Và giường tôi, cho những người thương tật

Nhà tôi đó, bạn ơi, xin mời bạn

Hãy vào đi

Trong thế giới của cỏ cây miền biển

Của đá hoa lấp lánh ánh muôn sao

Mà tôi đã dựng lên

Qua tranh đấu trong những ngày cùng khổ

Ngày đăng: 14/04/2016, 16:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w