1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng y học cổ truyền tỉnh hưng yên và hiệu quả can thiệp tăng cường hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện y học cổ truyền tỉnh

170 515 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Để hỗ trợ cho việc triển khai thực hiện một cách hiệu quả các chủ trương và kế hoạch hành động nói trên của tỉnh, cần thiết có các nghiên cứu đánh giá về thực trạng khám chữa bệnh YHCT c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăm sóc sức khỏe (CSSK) là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển của loài người từ thời xa xưa, y dược cổ truyền (YDCT) đã ra đời và con người đã biết dùng các loại cây, cỏ, bộ phận động vật, khoáng chất… để tăng cường và bảo

vệ sức khỏe Trong xã hội ngày nay YDCT ngày càng phát triển do nhu cầu của người dân trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe

Việt Nam là một quốc gia có nền Y học cổ truyền (YHCT) lâu đời với

bề dày kinh nghiệm hàng ngàn năm Trải qua những bước thăng trầm của lịch

sử, YHCT đã luôn đồng hành và trở thành một bộ phận văn hóa không tách rời của lịch sử dân tộc Nhận thức được giá trị của YHCT, Đảng và Nhà nước

ta đã có chính sách nhất quán coi YHCT là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống khám chữa bệnh (KCB) chung của ngành y tế Việt Nam Đồng thời có chủ trương kết hợp Y học hiện đại và Y dược cổ truyền để phục vụ sức khỏe cho nhân dân được tốt nhất [38] Tuy nhiên trong những năm gần đây, hoạt động KCB của hệ thống YHCT tại các địa phương trong toàn quốc gặp nhiều khó khăn, nhiều chỉ tiêu chưa hoàn thành như mục tiêu đề ra [32]

Việc củng cố hoạt động của hệ thống YHCT là một nội dung quan trọng trong kế hoạch hành động của Chính phủ và Bộ y tế nhằm thực hiện hiệu quả chính sách quốc gia về YHCT đến năm 2020 [32] Trong kế hoạch hành động này, việc củng cố hoạt động của bệnh viện YHCT tuyến tỉnh được coi là một trong những nội dung quan trọng và ưu tiên nhằm tạo động lực thúc đẩy toàn bộ hoạt động của mạng lưới YHCT tại địa phương

Trang 3

Hưng Yên là một trong các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ nằm trong tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Trong những năm qua, ngành y tế Hưng Yên đã có những bước phát triển lớn về chất lượng khám chữa bệnh Tuy nhiên, YHCT của Hưng Yên cũng phải đối mặt với những khó khăn tương tự như ngành YHCT của các địa phương khác trong toàn quốc [32] Do vậy, hoạt động khám chữa bệnh YHCT của tỉnh còn có hạn chế, chưa đáp ứng được tốt nhu cầu của người dân Năm 2011 Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã phê duyệt “Kế hoạch hành động phát triển y, dược cổ truyền tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015” Trong đó, việc tăng cường hoạt động khám chữa bệnh YHCT của bệnh viện YHCT tỉnh được xác định là một hoạt động chính và ưu tiên triển khai trong giai đoạn tới Để hỗ trợ cho việc triển khai thực hiện một cách hiệu quả các chủ trương và kế hoạch hành động nói trên của tỉnh, cần thiết có các nghiên cứu đánh giá về thực trạng khám chữa bệnh YHCT của tỉnh, xác định các tồn tại và những yếu tố tác động, nghiên cứu và thử nghiệm một số mô hình can thiệp nhằm cải thiện hoạt động YHCT của tỉnh Đề tài nghiên cứu

“Thực trạng y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên và hiệu quả can thiệp tăng cường hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện y học cổ truyền tỉnh" có 2

mục tiêu sau:

1 Mô tả thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các cơ

sở y tế công lập (tuyến tỉnh, huyện và xã) tỉnh Hưng Yên năm 2009

2 Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp tăng cường hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên (2009 - 2011)

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 VÀI NÉT VỀ TỔ CHỨC Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Theo Tổ chức y tế thế giới, Y dược học cổ truyền (YDHCT) là những kiến thức, thái độ và phương pháp thực hành trong y học liên quan đến những thuốc lấy từ thực vật, động vật hay khoáng chất, các liệu pháp tinh thần, các bài tập, các kỹ thuật bằng tay được áp dụng để chẩn đoán và điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh tật hoặc duy trì sức khỏe cho con người [35] Việc sử dụng và đưa YHCT vào trong hệ thống CSSK quốc gia đã và đang là vấn đề được nhiều nước quan tâm Tuy nhiên , do điều kiện kinh tế , văn hoá, xã hội của mỗi nước khác nhau, nên các hình thái tổ chức và phương thức hoạt động của YHCT cũng rất đa dạng và không giống nhau cho tất cả các nước Sau đây, xin giới thiệu sơ lược chính sách về YHCT và mô hình tổ chức hoạt động YHCT của một số quốc gia trên thế giới

Trang 5

quản lý của Vụ các dịch vụ y tế thuộc Bộ Y tế Bruney phụ trách công tác lồng ghép YHCT vào hệ thống CSSK quốc gia Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, YHCT vẫn chưa có vị trí đứng chính thống trong hệ thống y tế của nước này [29].

YHCT tại Campuchia (còn gọi là YHCT Khmer ) có từ lâu đời và được người dân sử dụng chủ yếu theo kinh nghiệm tại các cộng đồng Trong chế độ Khmer Đỏ vào những năm 70, các kiến thức, kỹ năng y học hiện đại ít được

sử dụng , dẫn tới việc sử dụng các thuốc YHCT là biện pháp chăm sóc sức khỏe duy nhất cho người dân đất nước này Sau khi chế độ Khmer Đỏ bị đánh

đổ, chính Chính phủ mới được thành lập năm 1979, YHCT chính thức được chính phủ Campuchia khuyến khí ch sử dụng Năm 1998, Nghị định về Chính sách Thuốc quốc gia được Chính phủ thông qua Năm 2004 "Chính phủ Hoàng gia tiếp tục khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm YHCT với thông tin thích hợp và sẽ kiểm soát việc kết hợp sử dụng với thuốc tây " Chính phủ cũng công nhận việc hành nghề YHCT và sử dụng thuốc YHCT trong hệ thống cùng với YHHĐ Năm 2010, chính phủ đã ban hành “Chính sách YHCT của Vương quốc Campuchia” Tuy nhiên hiện nay tại Campuchia , YHCT vẫn chưa được liên kết hoặc lồng ghép chín h thức với hệ thống y tế quốc gia do các thầy thuốc chưa có đầy đủ kiến thức về YHCT , chưa có niềm tin vào tính an toàn và hiệu quả của YHCT [111]

* Tại Lào [113] :

YHCT là một phần của nền văn hóa Lào Từ xa xưa, người dân Lào có một hệ thống chữa bệnh cổ truyền của riêng mình Từ khi thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào , Chính phủ luôn khuyến khích sử dụng YHCT rộng rãi trong cả khu vực y tế nhà nước và tư nhân Năm 1993, Chính phủ Lào đã phê duyệt chương trình chính sách thuốc Quốc gia , trong đó có

Trang 6

thuốc YHCT Năm 1996, Bộ Y tế Lào đã ban hành chính sách phát triển YHCT Dựa trên các chính sách trên , mạng lưới YHCT của Lào được tổ chức khá hệ thống : bộ phận YHCT được thành lập năm 2004 trong Cục Thuốc và Thực phẩm Viện YHCT được thành lập năm 1976 có chức năng kế thừa và nghiên cứu YHCT, cung cấp dịch vụ khám điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân, đồng thời trợ giúp kỹ thuật YHCT cho tuyến dưới Đã thành lập được bộ phận YHCT tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và tuyến huyện

để cung cấp dịch vụ khám ch ữa bệnh bằng YHCT cho người dân Bên cạnh

đó còn có đội ngũ các lương y từ các dân tộc thiểu số cũng tham gia vào sự phát triển của YHCT dưới các hình thức như sản xuất thuốc cổ truyền tại nhà , các thuốc bổ trợ, sauna và xoa bóp cổ truyền [113]

* Tại Malaysia

Tại Malaysia, YHCT cũng chưa đươc lồng ghép chính thức trong hệ thống y tế của quốc gia này Cho đến 1984, luật cho phép sử dụng thuốc YHCT mới có nhưng nằm ghép trong luật về thuốc và mỹ phẩm Báo cáo thống kê cho thấy tính đến 10/1995 có hơn 15.000 đơn xin được chấp nhận Trong đó có 67% là thuốc cổ truyền Trung Quốc, còn 13% là thuốc cổ truyền Malaysia, trong phần còn lại có 49% thuộc chế phẩm Ấn Độ, 51% là thuốc địa phương Thuốc cổ truyền thường được dùng điều trị 20 bệnh chính như đái tháo đường, động kinh, hen suyễn [104]

YHCT tại Myanmar có từ 300 năm trước Hiện nay tại Myanmar có 4 môn thực hành về YHCT là hệ thống Desana, hệ thống Bhesiji, hệ thống Netkhatta và hệ thống Vijadhara Y học Ayurveda bao gồm hệ thống Bhesiji được thực hành rộng rãi ở các thành phố trong đất nước

Myanmar có các chính sách quốc gia về YHCT Trong đó ghi rõ “để nhằm củng cố các hoạt động dịch vụ và nghiên cứu y học bản địa ngang cấp quốc tế và tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng” Viện YHCT được

Trang 7

thành lập vào năm 1989, trực thuộc Bộ Y tế Việc cung cấp chăm sóc sức khỏe bằng thuốc YHCT được thực hiện thông qua các bệnh viện và phòng khám YHCT ở tất cả các bang và khu vực Ngoài ra nhà nước cũng cho phép các bác sỹ hành nghề YHCT tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ CSSK [96]

Indonesia là một quốc đảo có khí hậu nhiệt đới và thảm thảo dược rất phong phú Chính phủ xếp thuốc bản địa thành 3 nhóm: Jamu, thuốc dược thảo tiêu chuẩn hóa và dược học thực vật Dược thảo được sử dụng rộng rãi trong YHCT bổ trợ và thay thế Ở Indonesia, YHCT bổ trợ và thay thế có từ thế kỷ 15, dựa trên kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, thực hiện trong môi trường độc đáo của các bộ tộc Có tới 2,7% dân số dùng YHCT bổ trợ và thay thế Dịch vụ YHCT bổ trợ và thay thế được sử dụng để CSSK theo quy ước của một số chuyên ngành (như trong khoa thần kinh học) Chính phủ cũng có những quy định để đảm bảo độ an toàn hiệu quả và chất lượng cao của YHCT

Trang 8

* Tại Singapore : [112]

Tại Singapore , mặc dù YHHĐ được coi là phương pháp chữa bệnh chính trong hệ thống CSSK nhưng YHCT với các phương pháp chữa bệnh kinh nghiệm lâu đời của các nhóm dân tộc cũng được sử dụng rộng rãi trong nhân dân Nhà nước cho phép YHCT được sử dụng tại các phòng khám YHCT tư nhân và phòng khám YHCT từ thiện của các tổ c hức phi lợi nhuận Trước 2007, YHCT chỉ được phép sử dụng tại các bệnh viện , nhà điều dưỡng

và chỉ dành cho người bệnh ngoại trú , đây được coi như dịch vụ riêng biệt , không nằm trong các dịch vụ y tế cung cấp cho bệnh nhân Từ năm 2007, hướng dẫn được sửa đổi, cho phép các bác sỹ đăng ký hành nghề y tế và nha

sỹ đồng thời có đăng ký hành nghề YHCT được làm châm cứu như một dịch

vụ nằm trong nội dung hành nghề y tế Ngoài ra các bệnh viện và phòng khám cũng cho phép thực hành châm cứu cho bệnh nhân [112]

* Tại Thái Lan [105]:

Là nước có truyền thống lâu đời về YHCT Từ năm 1950 đến năm

1980, cùng với sự lấn át mạnh mẽ của YHHĐ và chủ trương coi trọng phát triển YHHĐ quá mức của nhà nước đã đưa đến hậu quả YHCT ở nước này gần như bị triệt tiêu Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và quy

mô chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) ở Thái Lan Từ năm 1980, Chính phủ và ngành Y tế Thái Lan đã khẩn trương thiết lập chính sách phát triển thuốc thảo mộc trên phạm vi toàn quốc Những điều tra cơ bản về cây thuốc , những nghiên cứu y dược học , y xã hội học được triển khai nhằm hỗ trợ cho chiến lược này Song song với các hoạt động kể trên , Thái Lan đã bắt đầu tổ chức và triển khai kế hoạch thành lập các trung tâm YHCT tại các tỉnh và đưa dần từng bước YHCT vào mạng lưới cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh trong

hệ thống y tế chung Năm 1993 thành lập viện YHCT của người Thái và năm

2002, Cục YHCT Thái trở thành một cục nằm trong Bộ y tế cộng đồng Chính

Trang 9

phủ ủng hộ sử dụng dược thảo trong cộng đồng ở mức bệnh viện Đến năm

2003 đã có 83,3% các bệnh viện ở địa phương và trung ương và 67,8% bệnh viện cộng đồng ở Thái có cung ứng dịch vụ YHCT của người Thái Tuy nhiên, chính phủ còn phải nỗ lực nhiều để phát triển YHCT bởi cho đến nay việc lồng ghép YHCT trong hệ thống y tế quốc gia còn hạn chế và chi phí cho sản xuất

và nhập dược thảo mới chỉ bằng 1,2 - 2,5% so với thuốc hiện đại [105]

1.1.1.2 YHCT ở một số nước khác trong khu vực châu Á

* Tại Ấn Độ [55], [100]:

Ấn Độ là một trong những nước có hệ thống YHCT lâu đời gần 7000 năm Ayurveda, Yoga, Siddha, Unani và các hệ thống y tế Tây Tạng đều được nhà nước công nhận và tạo điều kiện cho phát triển Hệ thống này được thực hiện bởi các thầ y lang chữa bệnh bằng cây thuốc, yoga, vi lượng đồng căn Sau khi được độc lập 1947, chính phủ Ấn Độ vẫn thừa nhận giá trị từng hệ thống cổ truyền và cố gắng phát triển chúng thành những hệ thống y học có thể tồn tại cho nhu cầu CSSK của nhân dân Năm 2002, chính phủ có quyết định chính thức chấp nhận chính sách độc lập cho các hệ thống YHCT Điều này sẽ

hỗ trợ nhiều trong các hệ thống chăm sóc y tế theo mô hình kết hợp phương pháp truyền thống và hiện đại trong công tác CSSK cộng đồng [55], [100]

* Tại Trung Quốc [1], [90], [93]:

Trung Quốc là đất nước mà nền YHCT có lịch sử lâu đời và phát triển với một hệ thống hoàn chỉnh từ lý luận tới thực tiễn

Vấn đề kết hợp YHCT với YHHĐ trong hệ thống y tế quốc gia là một trong những chủ trương chính của Trung Quốc Tính đến năm 1995, Trung Quốc đã có 2522 bệnh viện YHCT với 353373 nhân viên y tế và 236060 giường bệnh Những bệnh viện này đã điều trị 200 triệu bệnh nhân ngoại trú

và 3 triệu bệnh nhân nội trú một năm Đồng thời 95% các bệnh viện ở Trung Quốc có khoa YHCT Năm 2011 theo số liệu của Cục Quản lý Trung y dược quốc gia Trung Quốc có 3009 bệnh viện YHCT, với 28 Học viện Trung y, 57

cơ sở nghiên cứu [1], [90], [93]

Trang 10

Trong việc phát triển YHCT, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã thể chế hóa bằng văn bản việc sử dụng Trung y dược cổ truyền để CSSKBĐ cho người dân Đội ngũ cán bộ tư vấn YHCT có ở khắp nơi và dần được chuẩn hóa bằng các lớp , các khoá đào tạo với nội dung chương trình phù hợp cho từng thời kỳ , phù hợp yêu cầu của từng giai đoạn Trong đó các thầy thuốc YHHĐ được đào tạo thêm về YHCT, các thầy lang cổ truyền được đào tạo thêm về YHHĐ, họ được tham gia các chương trình y tế của Nhà nước và được công nhận một cách chính thức Hội nghị phát triển YHCT Trung Quốc năm 2005 đã thống kê: YHCT Trung Quốc đã được hơn 120 quốc gia và khu vực trên thế giới chấp nhận Ở Anh, hơn 3000 bệnh viện thực hành về YHCT Trung Quốc đã được mở Có khoảng 2,5 triệu người Anh đã chi tổng số 90 triệu bảng Anh hàng năm để được điều trị bằng YHCT Trung Quốc Ở Pháp

có 2600 bệnh viện thực hành về YHCT Trung Quốc có tới 7000 đến 9000 cán bộ châm cứu Cho đến nay , ít nhất 40 nước đã mở trường học về châm cứu YHCT của Trung Quốc nói chung đã có ảnh hưởng rất lớn và giành được

vị thế hợp pháp ở nhiều nước trong khu vực châu Á như Hồng Kông , Singapore, Philipin và Malaysia [104]

Nhật Bản với lịch sử nền YHCT trên 1400 năm, được xem là nước có

tỷ lệ người sử dụng YHCT cao nhất thế giới hiện nay Thuốc YHCT Nhật Bản là sự kết hợp giữa thuốc cổ truyền Trung Quốc và thuốc dân gian Nhật Bản gọi chung là Kampo Tính từ năm 1974 đến 1989 việc sử dụng Kampo ở Nhật Bản đã tăng 15 lần trong khi đó các loại tân dược chỉ tăng 2,6 lần Lý do giải thích là Kampo ít gây phản ứng và tác dụng phụ, ngoài ra y học Kampo còn đáp ứng các yếu tố tâm linh và các giá trị tinh thần của người Nhật Ít nhất 65% bác sĩ

ở Nhật đã khẳng định rằng họ đã sử dụng phối hợp đồng thời thuốc YHCT và thuốc YHHĐ [93],[114]

Trang 11

* Tại Hàn Quốc [55], [93]:

Tại Hàn quốc, YHCT phát triển và có vị thế ngang bằng YHHĐ Việc

mở rộng các cơ sở y tế tư nhân dẫn đến sự thiếu hiệu quả của hệ thống y tế, sử dụng quá mức dịch vụ cần thiết, việc tập trung bác sỹ ở các thành phố lớn và dẫn đến sự mất công bằng giữa chi phí y tế cao và lợi ích y tế thấp và chỉ có các

cơ sở y tế công đóng vai trò quan trọng trong CSSK đặc biệt là dịch vụ tiêm chủng và dự phòng các bệnh truyền nhiễm Tuy nhiên trong những năm gần đây, YHCT có khuynh hướng bị thu hẹp do chế độ chi trả bảo hiểm cho YHHĐ

có xu hướng phổ biến rộng rãi và ưu đãi hơn Chính phủ Hàn quốc đang cố gắng thực hiện chương trình cải cách hệ thống y tế với mục tiêu là công bằng, hiệu quả và hệ thống y tế có chất lượng Chính phủ cũng đang xem xét việc tách rời kê đơn và bán thuốc, bãi bỏ thị trường y tế, xác định cơ chế bảo hiểm

và thống nhất hoạt động bảo hiểm y tế để đảm bảo sự ổn định về tài chính công bằng trong đóng góp và nâng cao hiệu quả quản lý hành chính [55], [93]

* Tại Australia [110]:

Australia cho phép sử dụng YHCT như một trong các liệu pháp thay thế tại cộng đồng Chính phủ đã có những chính sách phổ cập những biện pháp thay thế này để đến với toàn cộng đồng Theo kết quả của một số nghiên cứu năm 1995 ở Australia, 48,5% dân số sử dụng ít nhất một loại hình chữa bệnh theo phương pháp YHCT, 90% các bác sỹ thực hành đã khuyến cáo người dân có thể sử dụng một trong mười liệu pháp điều trị thay thế: Châm cứu, thôi miên, ngồi thiền, tác động cột sống, thể dục nhịp điệu, Yoga, vi lượng đồng căn, thuốc thảo dược, xoa bóp, ngửi hoa [110]

1.1.2 YHCT ở một số nước châu Phi [55], [102], [108]

Y học cổ truyền Châu Phi đã ăn sâu vào nền văn hóa dân chúng Trong một vài cộng đồng, đó là dạng duy nhất sẵn có để chăm sóc sức khỏe, có đủ khả năng và tiếp cận được Cho đến nay tại châu Phi có tới 80% dân số được

Trang 12

chăm sóc sức khoẻ từ những người cung cấp dịch vụ YHCT Theo thống kê từ 1995-2003, châu Phi có khoảng 822.374 người kê đơn thuốc YHCT (bao gồm 106.685 thầy thuốc, 48.044 nữ hộ sinh, 485.705 điều dưỡng viên, 32.801 dược sĩ, 17.678 nha sĩ và 131.464 nhân viên y tế khác) [55], [102], [108] Châu Phi có một nguồn sinh vật đa dạng và phong phú, ước tính có khoảng 40.000 loài cây và trong đó 90% là dược thảo Việc sử dụng thuốc YHCT phần lớn là từ nguồn dược liệu có sẵn Đây là một yếu tố giúp cho sự cung cấp dịch vụ YHCT của các nước này mang tính sẵn có, gần gũi và phổ cập hơn so với các dịch vụ YHHĐ Tuy nhiên việc này cũng cho thấy các chế phẩm YHCT, việc hiện đại hóa YHCT còn có nhiều khó khăn Hiện nay có 21 nước ở Châu Phi ( 28%) có luật và điều lệ quốc gia về thuốc dược thảo Trong đó có cả sử dụng các phương pháp YHCT để điều trị HIV/AIDS Nguồn nhân lực YHCT chiếm tỷ lệ khá cao so với nguồn nhân lực YHHĐ cụ thể như sau:

1.1.3 YHCT ở một số nước châu Âu [55], [89], [100]

Có tới 46-69% dân số các nước châu Âu như Pháp, Đức dùng YHCT Ở một số nước châu Âu như Vương quốc Anh, Hungari YHCT chưa được đưa vào hệ thống y tế quốc gia Tuy nhiên nhà nước có cho phép một số trung tâm, phòng khám tư nhân đăng ký sử dụng YHCT Việc một số bệnh viện chuyên

Trang 13

ngành kết hợp sử dụng YHCT như một liệu pháp thay thế, hỗ trợ điều trị theo yêu cầu của chuyên ngành Một số quốc gia có điều lệ chi tiết về đào tạo và đăng ký các nhà thực hành điều trị theo YHCT bổ sung và thay thế (TCAM) như ở Bỉ, Hungari, Pháp,Vương quốc Anh Còn ở Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch, nắn cột sống và châm cứu có quy định tách riêng Năm 2002 ở cộng hòa Sec có lệnh cho phép các nhà vi lượng động căn không phải là bác

sĩ được hành nghề tự do Ở Liên Bang Nga tháng 7-2002 có bộ luật mới quy định phạt tiền những ai vi phạm quy chế thực hành TCAM Các nước Châu

Âu có một vài hình thức tài trợ công cộng cho YHCT bổ sung và thay thế như

ở Tiệp, Latvia có chế độ bảo hiểm chi trả cho một số điều trị bằng châm cứu,

vi lượng đồng căn, xoa bóp Có 6 nước châu Âu cung ứng điều trị YHCT bổ sung và thay thế trong bệnh viện công [55], [89], [100]

1.1.4 YHCT ở một số nước châu Mỹ [55], [95], [101]

Ở các nước châu Mỹ La Tinh, YHCT được thực hành chủ yếu ở các nhóm thổ dân da đỏ, người dân có thu nhập thấp và được gọi là YHCT bổ sung và thay thế (TCAM) với các thực hành vi lượng đồng căn, xoa bóp và nắn bó gãy xương, chữa bệnh bằng dược thảo Hiện nay TCAM đã phát triển rộng rãi so với trước đây các bác sỹ bệnh viện và các hiệp hội YHHĐ đã quan tâm ngày càng nhiều về lĩnh vực này

Ở Mỹ, một điều tra quốc gia năm 2002 do Trung tâm kiểm soát bệnh của Mỹ tiến hành cho thấy 65-70% người Mỹ đã sử dụng ít nhất 1 phương pháp YHCT trong cuộc đời họ Khuynh hướng sử dụng YHCT bổ trợ và thay thế ngày càng tăng Tuy nhiên, cho đến hiện nay, YHCT chưa được đưa vào

hệ thống y học nói chung Quy định được phép sử dụng TCAM thay đổi theo từng bang Ví dụ 42 bang cho phép thực hành châm cứu, 33 bang cho phép thực hành xoa bóp - bấm huyệt được hành nghề Một số phương pháp xoa bóp

có được đưa vào dưới hình thức vật lý trị liệu tại cơ sở y tế ở một số bang

Trang 14

Bác sĩ dùng biện pháp thiên nhiên (như thay đổi chế độ ăn, tập luyện v.v…

mà không dùng thuốc) được cấp phép ở 12 bảng [55], [95], [101]

* Tóm lại với những đóng góp to lớn trong CSSK người dân, YHCT ngày càng được nhiều quốc gia thừa nhận Tuy nhiên việc thể chế hóa và đưa YHCT vào hệ thống y tế quốc gia vẫn chưa được phổ cập rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới Điều đó đã làm hạn chế đáng kể việc triển khai các dịch vụ khám chữa bệnh YHCT trong các cơ sở y tế và dẫn tới làm hạn chế việc phát huy vai trò của YHCT trong công tác CSSK cho người dân ở mỗi quốc gia, đặc biệt các quốc gia nghèo

Với chiến lược phát triển YHCT của các giai đoạn trong thập kỷ qu a,

Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định và khuyến cáo mạnh mẽ rằng các quốc gia trên thế giới cần phát triển YHCT và nên lồng ghép YHCT trong hệ thống

y tế quốc gia để phát huy một cách hiệu quả nhất vai trò của YHCT tro ng CSSK cho người dân [107]

1.2 KHÁI QUÁT TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG YHCT Ở VIỆT NAM 1.2.1 Quan điểm và đường lối chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và ngành y tế

về vai trò và sự phát triển của YHCT trong CSSK nhân dân

YHCT Việt Nam với truyền thống lâu đời và bề dày kinh nghiệm đã đóng vai trò chính trong CSSK cho người dân trong suốt các thời kỳ lịch sử dân tộc Hiện nay, YHCT vẫn là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống y tế quốc gia Ngay từ những ngày đầu thành lập nước, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương kết hợp hai hệ thống YHHĐ và YDHCT Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi cán bộ nhân viên ngành Y tế ngày 27/2/1955 đã viết:

“Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý hóa về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc Để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây” [53] Có thể nói

đây là tư tưởng chỉ đạo để đề ra đường lối chủ trương xây dựng nền Y học Việt Nam phù hợp với thực tiễn và trên cơ sở khoa học Từ năm 1955, Việt Nam đã đưa YHCT vào mạng lưới y tế chung nhằm CSSK cho người dân

Trang 15

Kết quả đến nay cả nước có 61 bệnh viện YHCT, hơn 70% trạm y tế xã phường có hoạt động KCB bằng YHCT và có vườn thuốc nam Gần 30% số bệnh nhân được khám và điều trị bằng YHCT hoặc kết hợp YHCT với YHHĐ trên tổng số bệnh nhân được KCB Bên cạnh đó có trên 10% số thuốc lưu hành trên thị trường là các chế phẩm của YHCT [16]

Một số văn bản quan trọng, có tính chất định hướng lâu dài công tác YHCT trong các thời kỳ như sau:

- Tăng cường công tác Đông y [36] Kết hợp Đông y và Tây y trong việc khám chữa bệnh [37]

- Phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông Y VN Việt Nam trong tình hình mới [2]

- Đưa YHCT vào chăm sóc sức khỏe cộng đồng [12], [14]

- Khôi phục vườn thuốc Nam và tăng cường các phương pháp xoa bóp, day ấn của YDHCT [7] Tăng cường quản lý, cung ứng, sử dụng dược liệu [34]

- Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sứ khỏe nhân dân trong thời gian 1996-2000 [38]

- Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 -

2010 [39]

- Chính sách quốc gia về y dược cổ truyền đến 2010 [18], [40]

- Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y dược cổ truyền đến 2020 [17], [44]

Qua một số văn bản này thể hiện Đảng chính phủ đã có sự quan tâm lớn trong phát triển YHCT nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân được tốt nhất trên cơ sở các quan điểm chung về phát triển YHCT Việt Nam

Một số quan điểm chỉ đạo chung về phát triển YHCT qua các thời kỳ

- Phát triển nền Đông y Việt Nam vì mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức

khỏe của nhân dân, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

là trách nhiệm các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn xã hội

- Phát triển nền Đông y Việt Nam là góp phần bảo tồn bản sắc, phát huy và phát triển một bộ phận văn hóa của dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần độc lập và tự cường của dân tộc Việt Nam

Trang 16

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, giữ gìn tính đặc thù của nền Đông y Việt Nam, đưa nền Đông y Việt Nam thành một ngành khoa học mạnh, góp phần tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ Đông y

- Phát triển nền Đông y Việt Nam theo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa Đông y và Tây y trên tất cả các khâu: tổ chức, đào tạo, kế thừa, nghiên cứu, áp dụng vào phòng bệnh và khám, chữa bệnh, nuôi trồng dược liệu, bảo tồn các cây, con quý hiếm làm thuốc, sản xuất thuốc; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động Đông y [2]

1.2.2 Tổ chức hệ thống YHCT của Việt Nam

1.2.2.1 Nguyên tắc và mô hình tổ chức của hệ thống y tế Việt Nam

* Các yếu tố cấu thành hệ thống y tế

Theo WTO hệ thống y tế bao gồm sáu thành phần cơ bản (Sơ đồ 1.1): cung ứng dịch vụ; nhân lực y tế; thông tin y tế; các sản phẩm y tế, vắc xin, dược phẩm và công nghệ; cấp tài chính; quản lý điều hành

Trang 17

Sơ đồ 1.1 Các yếu tố cấu thành hệ thống y tế

* Nguyên tắc cơ bản tổ chức hệ thống ngành y tế Việt Nam

Nguyên tắc tổ chức hệ thống y tế Việt Nam (điều 39 Hiến pháp 1992)

Trang 18

* Tổ chức hệ thống y tế Việt Nam [42],[43]

Hệ thống y tế của Việt Nam được phân chia theo tổ chức hành chính nhà nước, theo thành phần kinh tế và theo các lĩnh vực như sau [42], [43]:

Dựa theo tổ chức hành chính nhà nước, hệ thống y tế gồm có các tuyến sau:

- Tuyến y tế trung ương

- Tuyến y tế địa phương, bao gồm: Tuyến y tế tỉnh, thành phố; Tuyến y

tế cơ sở: Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã; trạm y tế xã, phường, cơ quan, trường học

Dựa theo thành phần kinh tế, hệ thống y tế gồm có cơ sở y tế nhà nước

và cơ sở y tế tư nhân

Dựa theo các lĩnh vực, hệ thống tổ chức ngành y tế được tổ chức thành các lĩnh vực: Lĩnh vực Khám chữa bệnh, Điều dưỡng, Phục hồi chức năng; Lĩnh vực Y tế dự phòng, Y tế công cộng; Lĩnh vực đào tạo; Lĩnh vực giám định, kiểm định, kiểm nghiệm; Lĩnh vực dược, thiết bị y tế; Lĩnh vực giáo dục truyền thông và chính sách y tế

Trang 19

Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế

Trung tâm y tế huyện

Nhân viên y tế thôn bản

Thôn, bản

Trạm y tế xã/ phường

BV huyện

Trang 20

* Khái quát mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ của bộ máy y tế Việt Nam theo tuyến

Trong các mô hình tổ chức nêu trên, mô hình tổ chức y tế theo tuyến tỏ

ra phù hợp với điều kiện, tình hình phân cấp quản lý nhà nước Nhiệm vụ và chức năng bộ máy y tế được phân cấp theo các tuyến y tế (xem sơ đồ 1.3) Càng ở tuyến trên thì trình độ chuyên môn của các thầy thuốc cao hơn và khả năng khám chữa bệnh cũng rộng và chuyên sâu hơn

Sơ đồ 1.3 Mô hình chung tổ chức bộ máy y tế Việt Nam theo tuyến [48]

Như trên đã đề cập, một trong các chủ trương quan trọng của nhà nước Việt Nam là cho phép hệ thống YHCT lồng ghép một cách chính thống và chặt chẽ trong hệ thống CSSK quốc gia [48] Sơ đồ 1.4 dưới đây sẽ mô tả cấu trúc tổ chức của hệ thống YHCT lồng ghép trong hệ thống y tế quốc gia Trong việc CSSK nhà nước cũng cho phép các hội nghề nghiệp đủ điều kiện như: Hội Đông y, Hội Châm cứu… được phép hoạt động khám chữa bệnh

Khu vực Y tế phổ cập

Đi sâu vào:

- Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo khoa học kỹ thuật

- Kỹ thuật cao, mũi nhọn

- Hỗ trợ cho các tuyến trước

- Đang tiến hành xây dựng 2 trung tâm khoa học kỹ thuật cao về y tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

- Đảm bảo mọi nhu cầu CSSK cho nhân dân hàng ngày

- Thực hiện nội dung CSSKBĐ

- Sử dụng kỹ thuật thông thường, phổ biến nhất có tác dụng tốt

Trang 21

HỘI ĐỒNG Y VIỆT NAM BỘ Y TẾ (CỤC Y DƯỢC CỔ TRUYỀN) HỘI CHÂM CỨU VIỆT NAM

Học viện YDHCT Việt Nam

Đại học Y, Dược (Khoa,

Bộ môn YHCT)

Viện, bệnh viện Trung ương (Khoa YHCT)

Viện dược liệu

Viện Kiểm nghiệm

Kinh doanh, sản xuất thuốc, KCB YHCT ngoài công lập

Tỉnh, thành hội Đông y (Phòng quản lý YHCT, Sở y tế tỉnh, thành phố

Khoa YHCT trong bệnh viện

đa khoa tỉnh, thành phố

Trường Cao đẳng (trung học) y tế tỉnh, thành phố

Hội Đông y quận, huyện Bệnh viện, Trung tâm Y tế,

Phòng Y tế quận, huyện Hội Châm cứu quận, huyện

Trang 22

Căn cứ theo mô hình cấu trúc tổ chức này, có thể thấy hệ thống khám chữa bệnh YHCT có đều ở các tuyến từ Trung ương tới cơ sở Bên cạnh hệ thống khám chữa bệnh YHCT công lập còn có hệ thống khám chữa bệnh YHCT

tư nhân, mối quan hệ của ngành y tế với các ngành, đơn vị khác như Hội Đông y Việt Nam, Hội Châm cứu Việt Nam…[26]

Như vậy hệ thống YHCT Việt Nam nằm trong hệ thống y tế quốc gia

và Đảng, Chính phủ đã coi hệ thống YHCT là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống y tế Việt Nam

* Mô tả cụ thể nhiệm vụ chức năng của hệ thống YHCT theo tuyến:

- Tổ chức YHCT tại tuyến trung ương [11]

Tuyến trung ương có 02 bệnh viện (bệnh viện YHCT Trung ương, bệnh viện Châm cứu trung ương)

Dưới đây là sơ đồ tổ chức hoạt động khám chữa bệnh ở cơ sở YHCT tuyến trung ương

Sơ đồ 1.5 Mô hình tổ chức của bệnh viện YHCT Trung ương

- Khoa Thận nhân tạo

- Trung tâm kỹ thuật cao

- Khoa đa khoa ngũ quan

- Phòng điều trị tăng cường

- Phòng châm cứu dưỡng sinh

- Trung tâm nghiên cứu

và điều trị cột sống

- Khoa KCB tự nguyện chất lượng cao

- Khoa xét nghiệm

- Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng

- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

- Phòng đông y thực nghiệm

- Quầy thuốc

- Khoa dược

Trang 23

Nhận xét: Mô hình tổ chức khám chữ bệnh của bệnh viện YHCT Trung

ương cho ta thấy diện điều trị bệnh được nâng lên rất lớn, gần như các bệnh viện YHHĐ Trung ương Ngoài chức năng điều trị bệnh còn có các chức năng đào tạo, chỉ đạo cho tuyến dưới và hợp tác quốc tế là những chức năng lớn mà không phải bệnh viện YHHĐ tuyến Trung ương nào cũng có thể có

- Bệnh viện các bộ, ngành: 02 bệnh viện (bệnh viện YHCT Bộ Công an, Viện Y dược cổ truyền quân đội - Bộ Quốc phòng)

- Bệnh viện thuộc khối đào tạo: 01 Bệnh viện (bệnh viện Tuệ Tĩnh thuộc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam)

- Tổ chức YHCT tại địa phương và y tế ngành [8], [9], [11]

+ Tuyến tỉnh:

Cả nước có 63 tỉnh, thành phố, có 53 bệnh viện YHCT tỉnh [32] Các tỉnh hiện nay chưa có bệnh viện gồm: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Cạn, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Kon Tum, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau Có 77,5% bệnh viện YHHĐ tuyến tỉnh có khoa YHCT và 15,9% có tổ YHCT lồng ghép với các khoa lâm sàng khác

Dưới đây là sơ đồ mô tả tổ chức hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện YHCT tỉnh, thành phố

Sơ đồ 1.6 Tổ chức KCB chung của bệnh viện YHCT tuyến tỉnh, thành

Trang 24

Theo quy định Bộ Y tế nhiệm vụ chức năng của bệnh viện YHCT tuyến tỉnh là cơ sở khám chữa bệnh YHCT cao nhất trong tỉnh, có nhiệm vụ chỉ đạo và

hỗ trợ kỹ thuật YHCT cho toàn bộ mạng lưới YHCT trong tỉnh Vì vậy, bệnh viện YHCT tỉnh cũng là nơi tập trung nhiều nhất các bác sỹ chuyên khoa YHCT

tuyến tỉnh [11]

+ Tuyến huyện

Theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLB-BYT-BNV ngày 25/4/2008 [26] thì tuyến huyện có các đơn vị y tế sau: Phòng Y tế, Trung tâm y tế và bệnh bệnh viện huyện Đại đa số các bệnh viện huyện có khoa YHCT hoặc bộ phận khám chữa bệnh bằng YHCT Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ nhỏ các bệnh viện huyện chưa có khoa hoặc bộ phận YHCT Theo báo cáo của Bộ Y tế, tỷ lệ bệnh viện YHHĐ có khoa hoặc tổ YHCT từ năm 2003 đến năm 2010 tăng (từ 77,9% lên 89,5%) năm tăng cao nhất là 2009 (93,3%) Số có khoa YHCT tăng đáng kể (2003 là 26,3% đến năm 2010 là 42,3%) [32] Các khoa, tổ YHCT là nơi áp dụng các phương pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dùng thuốc YHCT để điều trị một số bệnh theo quy định [32]

+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn [14]

Trạm Y tế xã phường là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, có nhiệm vụ thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện dịch sớm và phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và đỡ đẻ thông thường, cung ứng thuốc thiết yếu [14]… Biên chế tối thiểu cho 1 trạm y tế xã, phường, thị trấn là 5 cán bộ và tối đa là 10 tùy theo miền, vùng

Trong cấu trúc tổ chức của trạm y tế có một bộ phận YHCT với ít nhất 1 cán bộ y tế của trạm đảm nhận hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT

Hoạt động KCB bằng YHCT tại tuyến xã thời điểm 2003 - 2010 có sự phát triển, tỷ lệ hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT tại TYTX tăng từ 41,6% lên 79,3% Tỷ lệ xã có cán bộ YHCT từ 34,3% lên 74,3% [32]

Trang 25

1.2.3 Hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT tại Việt Nam trong giai đoạn 2003-2010

* Số lượng giường bệnh theo tuyến năm 2009 [28]

- Bệnh viện YHCT tuyến Trung ương có 2 bệnh viện với 1110 giường bệnh trên tổng số 21995 giường bệnh tuyến Trung ương chiếm tỷ lệ 5,0%

- Bệnh viện YHCT tuyến tỉnh có 48 bệnh viện với 6112 giường bệnh trên tổng số 90665 giường bệnh tuyến tỉnh thành chiếm tỷ lệ 6,7%

- Số giường bệnh YHCT tại tuyến tỉnh thành gấp 5,5 lần so với số giường bệnh tuyến Trung ương

* Tỷ lệ giường bệnh YHCT trên tổng chung [15], [31]:

Năm

TT 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số

giường chung 47049 50205 53182 59890 70394 94661 102176 105572

Số giường

YHCT 3291 3562 3962 4512 5489 6253 7374 8150

Nhận xét: Năm 2010 tổng số giường chung là 105572 trong đó số

giường YHCT là 8150 Như vậy số giường bệnh hiện tại YHCT của khu vực

y tế công lập chỉ chiếm 7,7% so với số giường chung

* Tỷ lệ KCB bằng YHCT so với tổng chung

Tỷ lệ % KCB bằng YHCT của các tuyến so với tổng chung KCB qua các năm như sau [15], [32]:

Trang 26

Bảng 1.3 : Tỷ lệ khám chữa bệnh YHCT trên tổng chung (%)

* Tỷ lệ điều trị nội trú bằng YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ so với tổng chung

Tỷ lệ % điều trị bằng YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ so với tổng chung qua các năm nhƣ sau [32]

Trang 27

Bảng 1.4 : Tỷ lệ điều trị nội trú trên tổng chung (%)

Năm Tỷ lệ điều trị nội trú/tổng chung

dƣợc sĩ chuyên khoa II 0,2 0,24 0,18 0,15 0,15 0,22 0,22 0,21 Thạc sĩ, bác sỹ chuyên khoa I,

dƣợc sĩ chuyên khoa I 4,3 4,0 3,9 3,7 3,9 3,9 4,0 3,8 Bác sỹ 14,4 10,7 10,0 9,9 9,7 10,6 10,7 10,2 Khác 77,7 81,66 81,42 81,35 81,31 80,18 79,98 80,49

Trang 28

Qua bảng số liệu cho thấy trong giai đoạn 2003 - 2010 tỷ lệ cán bộ YHCT trên tổng số cán bộ ngành y tế tăng dần từ 3,4 đến 5,3%, tuy nhiên trình độ cán bộ không tăng

Trong giai đoạn 2003-2010, Bộ Y tế đã chú trọng phát triển nguồn nhân lực dành cho lĩnh vực YDCT (năm 2010 tăng 1,9% so với năm 2003) Năm 2012, Bộ y tế đã có quyết định 816/QĐ-BYT ngày 16/3/2012 về quy hoạch phát triển nhân lực y tế đến giai đoạn 2020 Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực YHCT còn rất thấp so với tổng số cán bộ y tế Số lượng cán bộ trình độ sau đại học tăng, nhưng tỷ lệ cán bộ sau đại học trên tổng số cán bộ YDCT là không tăng [33]

Tình trạng dịch chuyển nhân lực y tế từ tuyến dưới lên tuyến trên, từ địa phương về các thành phố lớn và từ y tế công sang y tế tư nhân là báo động, ảnh hưởng đến việc đảm bảo số lượng nhân lực y tế cần thiết ở các cơ

sở y tế Sự dịch chuyển này khiến cho tình hình phân bố nhân lực y tế ngày càng chênh lệch giữa các tuyến [32], [33]

1.2.3.3 Tài chính y tế

Tài chính y tế là 1 trong 6 thành phần chủ chốt của hệ thống y tế Một

hệ thống tài chính y tế tốt là phải đảm bảo đủ nguồn tài chính cho CSSK

Đảng và Nhà nước ta luôn coi y tế là lĩnh vực ưu tiên cần được tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày

23/2/2005 của Bộ Chính trị đã nêu rõ cần: “Đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính y tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các nguồn tài chính công (bao gồm ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế), giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh” Tuy nhiên trên thực tế, đầu tư kinh phí cho

ngành y tế nói chung và YHCT nói riêng còn nhiều bất cập [5] Tự chủ tài chính còn có khó khăn với một số tồn tại nổi bật là [41]:

Trang 29

Tỷ lệ chi tiêu công cho y tế còn thấp Tỷ lệ chi cho YHCT còn thấp hơn

so với tỷ lệ bình thường; Hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn tài chính y tế còn hạn chế [30]; Độ bao phủ BHYT chưa cao; Kiểm soát chi phí y tế còn khó khăn Trang thiết bị các tuyến còn nhiều bất cập [24] Đánh giá chung thực trạng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của BV Theo báo cáo của các địa phương đến nay tỷ lệ tốt: 41,7%; trung bình 27,8%; kém 30,5% [29]

Có nhiều nguồn kinh phí cho hoạt động bệnh viện YHCT nhưng tập trung vào 3 nguồn chính [30]: Ngân sách nhà nước cấp, từ BHYT, viện phí và thu khác Trong đó nguồn thu từ BHYT và ngân sách cấp chiếm 79,7% kinh phí hoạt động bệnh viện [32] Tuy nhiên hiện tại nhiều bệnh viện YHCT không chủ động được nguồn bệnh nhân do chưa được triển khai đăng ký KCB ban đầu cũng như chưa đáp ứng được điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị đa dạng các loại bệnh tật [13] Bên cạnh đó, việc thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy biên chế tài chính đối với sự nghiệp công lập gặp khó khăn [5], [29] Tình trạng kinh phí hoạt động thấp, diện bệnh điều trị không được lớn bệnh nhân lại ít kinh phí BHYT chưa đảm bảo dẫn đến việc không triển khai được các dịch vụ y tế đi kèm, đời sống cán bộ giảm sút, chất lượng khám chữa bệnh còn thấp Tình hình đó đòi hỏi phải cấp thiết nâng cao hoạt động khám chữa bệnh YHCT

1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH BẰNG YHCT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Những nghiên cứu về thực trạng khám chữa bệnh bằng YHCT tại các

cơ sở y tế công lập còn không nhiều Phần lớn tập trung mô tả nguồn nhân lực YHCT và thực trạng sử dụng thuốc YHCT tại tuyến y tế cơ sở và cũng như hộ gia đình Có rất ít các nghiên cứu về đánh giá các giải pháp và mô hình can thiệp đối với khám chữa bệnh YHCT

Trang 30

1.3.1 Trên thế giới:

- Năm 2011, Huang và cộng sự đã nghiên cứu mối liên quan giữa thực

hành cung cấp các dịch vụ KCB bằng YHCT và YHHĐ của các thầy thuốc với vai trò của đào tạo chuyên ngành của họ Kết quả nghiên cứu tỷ lệ cung cấp dịch vụ YHCT tại bệnh viện cao nhất là từ các bác sỹ được đào tạo YHCT hoặc YHCT kết hợp YHHĐ Các BS được đào tạo YHHĐ thuần túy

có tỷ lệ dùng YHCT ít nhất [92] Trong cùng năm Namgay Lhamo và cộng sự cũng tiến hành nghiên cứu về nhận thức và thái độ của người Bhutan về sử dụng YHCT, kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn người dân có niềm tin vào YHCT và YHCT được sử dụng khá rộng rãi Việc sử dụng này phụ thuộc vào nhận thức của người dân [97]

- Nghiên cứu của Jay J Shen và cộng sự tại 97 bệnh viện YHCT và 103 BVĐK năm 2003-2004 cũng cho kết quả như sau [94]:

+ Tại các bệnh viện YHCT năm 2003: tỷ lệ sử dụng YHHĐ trong điều trị

là 44,3%, làm các test xét nghiệm là 3,64%, các thủ thuật ngoại khoa YHHĐ là 3,44% Đến năm 2004, các tỷ lệ đều tăng lần lượt là 47,4%; 5,06% và 7,2%

+ Tại các BVĐK: năm 2003 tỷ lệ sử dụng YHCT trong điều trị là 26,4%, sử dụng chế phẩm thuốc YHCT cho bệnh nhân ngoại trú là 5,26% Năm 2004, các tỷ lệ này đều giảm lần lượt là 18,8% và 3,87%

- Kết quả nghiên cứu trên cho thấy khuynh hướng sử dụng YHHĐ ngày càng tăng trong các bệnh viện YHCT Trung quốcQuốc Kết quả này cũng tương tự như kết quả điều tra tổng thể tại Trung Quốc về tỷ lệ sử dụng YHCT

và YHHĐ trong các bệnh viện từ năm 1999-2008: tại các bệnh viện YHCT, tỷ

lệ sử dụng YHHĐ tăng từ 59,6% (1999) lên 62,2% (2003) và 66,1% (2008) Còn ở các bệnh viện YHHĐ, tỷ lệ sử dụng YHCT có khuynh hướng giảm sút

từ 18,0% (1999) xuống 15,4% (2003) và 13,7% (2008) [94]

- Năm 2012, Narayan và cộng sự tiến hành nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của 96 bệnh nhân ngoại trú đối với cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh

Trang 31

bằng YHCT tại bệnh viện YHCT Kathmandu, Nepal Kết quả cho thấy tỷ lệ chỉ có 25,3% bệnh nhân rất hài lòng, đa phần họ có thu nhập thấp Ngoài ra có tới 74,7% hài lòng ở mức thấp Các lý do chính làm bệnh nhân không hài lòng

là do khoảng cách đến bệnh viện xa, thời gian đợi khám lâu, giờ khám chưa phù hợp [98]

- Năm 2010, R Chirunthorn và cộng sự tiến hành nghiên cứu các yếu

tố ảnh hưởng đến hài lòng của bệnh nhân đối với cung cấp dịch vụ YHCT tại bệnh viện đa khoa Songkhla Một số yếu tố tác động được xác định là tính phổ cập, dễ tiếp cận tới dịch vụ, chất lượng của chính dịch vụ [103]

- Năm 2009, Vincent C.H Chung và cộng sự tiến hành một điều tra quốc gia về tình hình sử dụng YHCT bổ trợ và thay thế vùng đồng bằng sông Châu Giang Kết quả cho thấy có 19,2% bệnh nhân ngoại trú được điều trị bằng YHCT tương đương 0,67 tỷ lượt bệnh nhân khám điều trị/năm Tuy nhiên phần lớn trong số này đến khám điều trị tại bệnh viện, chỉ có một tỷ lệ nhỏ 5,1% trong số này đến khám điều trị tại TYTX Lý do đại đa số bệnh nhân (91%) không muốn đến TYTX khám và điều trị YHCT vì họ không tin tưởng vào trình độ chuyên môn của bác sỹ tại TYTX và có tới 75% cho rằng chất lượng dịch vụ tại TYTX không đảm bảo chất lượng [106]

- Năm 2009-2010, Tổ chức Nippon Foudation đã triển khai một số dự

án can thiệp nhằm tăng cường sử dụng YHCT tại một số nước Asean như dự

án cung cấp túi thuốc thiết yếu YHCT cho cán bộ y tế sử dụng trong CSSKBĐ tại Mongolia, đào tạo YHCT cho y tế thôn bản ở Campuchia và Myanmar Kết quả đánh giá cho thấy các hoạt động can thiệp này đã đạt kết quả tốt và góp phần cải thiện chất lượng CSSKBĐ tại các cộng đồng nghèo ở các quốc gia này [99], [109]

- Razak Mohamed Gyasi năm 2011 đã tiến hành nghiên cứu nhận thức của thầy thuốc và bệnh nhân về vai trò của YHCT trong hệ thống y tế quốc

Trang 32

gia Kết quả cho thấy cả thầy thuốc và bệnh nhân đều cho rằng YHCT có nhiều ưu điểm đó là dễ tiếp cận, an toàn, chi phí thấp và chữa được nhiều triệu chứng bệnh [102]

- Năm 2012, Viện nghiên cứu YHCT Hàn Quốc đã kết hợp với bệnh viện YHCT Trung ương của Việt Nam tiến hành một điều tra về YHCT bổ trợ

và thay thế tại các bệnh viện YHCT Việt Nam Kết quả cho thấy: hầu hết các thầy thuốc tại các bệnh viện YHCT (99,7%) cho biết họ đã kết hợp YHHĐ với YHCT trong thực hành KCB hàng ngày Tuy nhiên tỷ lệ kết hợp rất dao động

từ 5% - 100% [91]

1.3.2 Tại Việt Nam:

* Một số nghiên cứu mô tả thực trạng nguồn lực và sử dụng các phương pháp YHCT trong khám chữa bệnh và CSSK:

Năm 1996 Đỗ Thị Phương nghiên cứu “Hiện trạng sử dụng YHCT và tác dụng điều trị của tám chế phẩm thuốc nam ở một số cộng đồng nông thôn” Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sử dụng YHCT tại các trạm y tế xã giảm sút nghiêm trọng Trên 30% trạm Y tế xã không còn hoạt động YHCT mà sử dụng hoàn toàn YHHĐ để KCB [66] Kết quả này cũng tương tự như kết quả trong một điều tra toàn quốc “Đánh giá hiện trạng nhân lực và sử dụng thuốc YHCT”

do Bộ y tế tiến hành năm 1998 Khuynh hướng giảm sút sử dụng YHCT xảy ra

ở cả 3 tuyến cơ sở y tế cùng với sự thiếu hụt về nguồn nhân lực YHCT [10]

Đáp ứng chủ trương của Chính phủ về tăng cường khôi phục và phát triển YHCT trong thời kỳ đổi mới để đảm bảo chất lượng và sự công bằng trong CSSK nhân dân, một loạt các nghiên cứu về thực trạng sử dụng YHCT tại các địa phương được tiến hành nhằm hỗ trợ cho việc hoạch định kế hoạch và các giải pháp can thiệp nhằm tăng cường hoạt động YHCT của từng tỉnh, thành

Trang 33

Các nghiên cứu về thực trạng YHCT được tiến hành từ sau năm 1998 tập trung mô tả tình hình sử dụng YHCT của các cán bộ y tế tại các cơ sở y tế

và của người dân tại cộng đồng Cụ thể có những nghiên cứu sau:

- Năm 2001, Đoàn Hồng Ngân nghiên cứu “ Đánh giá thực trạng mạng lưới YHCT tỉnh Cao Bằng” [62] Năm 2002, Đặng Thị Phúc tiến hành nghiên cứu về “Thực trạng sử dụng YHCT tại tỉnh Hưng Yên” [65] Còn Phạm Nhật Uyển tiến hành nghiên cứu về thực trạng sử dụng YHCT tại tỉnh Thái Bình [87] Năm 2003, Nguyễn Thanh Bình "Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc YHCT và tân dược ở khu vực Hà Nội”, nghiên cứu đã mô tả thực trạng sử dụng thuốc của nguời dân tại các cơ sở y tế YHCT tư nhân và bước đầu đánh giá chất lượng sử dụng thuốc của người cung cấp dịch vụ YHCT ở các phòng chẩn trị YHCT [4] Năm 2006, Hoàng Hoa Lý tiến hành nghiên cứu “Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực và sử dụng YHCT ở một số địa phương tỉnh Bắc Ninh [60] Cũng trong năm này, Nguyễn Thị Nga tiến hành nghiên cứu

“Khảo sát thực trạng cung cấp dịch vụ YHCT tại các xã huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên” [61]; Trần Thị Thu Trang tiến hành nghiên cứu “Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc cổ truyền ở một số cơ sở khám chữa bệnh tại Hà Nội” [81] Năm 2007, Lê Văn Dũng có tiến hành nghiên cứu “Thực trạng hành nghề YHCT tư nhân tại Tỉnh Hải Dương [47] Lê Xuân Đệ nghiên cứu thực trạng

sử dụng YHCT tại các cơ sở phòng chẩn trị đông y tỉnh Hưng Yên [49] Trong cùng năm, nhóm nghiên cứu của đơn vị Nghiên nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và Hội đông y thành phố Hà Nội nghiên cứu “Thực trạng cung cấp và sử dụng YHCT tại các cơ sở hành nghề YDCT tư nhân trên địa bàn Hà Nội” [71] Năm 2008, Phạm Vũ Khánh nghiên cứu tình hình sử dụng YHCT tại tuyến y tế cơ

sở Hà Tây [56] Năm 2011 Phạm Phú Vinh tiến hành nghiên cứu "Thực trạng YHCT Lạng Sơn và đề xuất một số giải pháp để phát triển YHCT Lạng Sơn"

Trang 34

Nội dung nghiên cứu một phần về thực trạng cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực YHCT và việc nhận thức của người dân với YHCT [88]

Hầu hết các nghiên cứu trên đều phản ánh tình trạng bất cập về cung cấp dịch vụ YHCT tại các CSYT công lập và cả tư nhân Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là sự kém đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị

và cung ứng thuốc phục vụ cho KCB

Trước yêu cầu của việc tăng cường cung ứng thuốc YHCT, một số nghiên cứu về khảo sát thực trạng cung ứng, quản lý, chất lượng thuốc YHCT

đã được tiến hành:

Năm 2006, Nguyễn Viết Thân nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng dược liệu trên thị trường Việt Nam [77] Năm 2008, Nguyễn Thị Lan nghiên cứu “Thực trạng hoạt động quản lý hành nghề y dược cổ truyền tư nhân trên địa bàn Hà Nội” [58] Cùng năm, Nguyễn Vũ Úy nghiên cứu “Thực trạng cung cấp và sử dụng đông dược tại các cơ sở hành nghề YDCT tư nhân trên địa bàn Hà Nội” [86] Năm 2009, Phạm Việt Hoàng và Hoàng Thị Hoa Lý đã tiến hành nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc YHCT tại các cơ sở y tế tỉnh Bắc Ninh [52] Năm 2012, Trần Ngọc Phương tiến hành nghiên cứu “Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc YHCT dùng cho chăm sóc sức khoẻ tại viện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh” [74] Năm 2012, Phạm Vũ Khánh, Hoàng Hoa Lý nghiên cứu “Thực trạng sử dụng thuốc YHCT tại trạm y tế xã ở tỉnh Hà Tĩnh, Bình Định và Đăklak” [57] Năm 2012, Phùng Văn Tân nghiên cứu “Thực trạng sử dụng thuốc YHCT tại 2 xã Minh Châu và Ba Vì huyện Ba Vì, Hà Nội” [76] Bộ y tế cũng mở nhiều hội nghị về thuốc YHCT Bộ Y tế cũng tiến hành nhiều cuộc khảo sát và hội nghị về thuốc YHCT, đánh giá tình hình sử dụng thuốc YHCT trong cơ sở khám chữa bệnh [16], [19] Nhiều báo cáo về thực trạng thuốc YHCT trong các hội nghị do Bộ Y tế tổ chức cũng cho thấy nhiều bất cập về công tác quản lý cũng như chất lượng thuốc YHCT [46], [59], [75] Bộ Y tế cũng đã đề ra những quy định tạm thời về nguyên tắc cơ bản để sản xuất thuốc

từ dược liệu [25], và các biện pháp quản lý [27]

Trang 35

Kết quả các nghiên cứu trên đều phản ánh tình trạng bất cập về cung ứng thuốc YHCT tại các cơ sở y tế công lập và cả tư nhân, chất lượng dược liệu, công tác quản lý thuốc YHCT

Một hướng khác mà các nghiên cứu về thực trạng YHCT trong giai đoạn này cũng tập trung tìm hiểu đó là nguồn nhân lực YHCT, kiến thức, kỹ năng thực hành, thái độ hành vi sử dụng YHCT và các yếu tố quan trọng liên quan đến thực hành sử dụng YHCT tại cơ sở y tế và cộng đồng Các nghiên cứu đã tiến hành là:

Năm 2003, Phan Thị Hoa nghiên cứu về “Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi sử dụng YHCT ở một số cộng đồng dân cư tỉnh Ninh Bình” Nội dung nghiên cứu đề cập tới mối liên quan của nhận thức, kiến thức YHCT của người dân với hành vi thực hành YHCT của họ trong việc tự sử dụng YHCT hoặc quyết định sử dụng dịch vụ YHCT ở cơ sở y tế [50] Năm 2005, Đỗ Thị Phương và cộng sự nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng YHCT của cán bộ y tế huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên [69] Năm 2006, Nguyễn Thị Nga tiến hành nghiên cứu khảo sát thực trạng cung cấp dịch vụ y học cổ truyền tại các xã huyện Phú Lương [61] Năm 2007, Tôn Thị Tịnh tiến hành nghiên cứu “Đánh giá thực trạng kiến thức thực hành về YHCT của bác

sỹ YHCT tỉnh Thái Nguyên” Trong nội dung nghiên cứu tập trung đánh giá kiến thức, kỹ năng thực hành YHCT của CBYT tham gia điều trị bằng YHCT tuyến tỉnh và huyện [79] Trong cùng năm Nguyễn Thị Thư tiến hành “Thực trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực YDCT tại thành phố Hồ Chí Minh” [78] Năm 2011, Trần Thị Oanh nghiên cứu “Đánh giá kiến thức và thực hành về YHCT của CBYT tỉnh Hưng Yên” Trong nội dung nghiên cứu tập trung đánh giá kiến thức, kỹ năng thực hành YHCT của CBYT tham gia điều trị bằng YHCT tuyến tỉnh và huyện dựa trên các tiêu chí trong quy trình

kỹ thuật YHCT do Bộ y tế ban hành [63] Năm 2012, Vũ Việt Phong “Nghiên

Trang 36

cứu thực trạng nguồn lực trạm y tế xã và sử dụng YHCT tại 3 huyện Hà Nội năm 2012" [64]

Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn các thày thầy thuốc YHCT mới đảm bảo đạt yêu cầu về các kiến thức cơ bản như tác dụng và chỉ định của bài thuốc cổ phương, một số vị thuốc nam và phác đồ huyệt dùng điều trị các chứng bệnh thông thường Kỹ năng thực hành một số kỹ thuật khám và điều trị bằng YHCT của các CBYT chưa đảm bảo, chỉ khoảng 50% đạt yêu cầu Như vậy, sự thiếu hụt không chỉ về số lượng mà còn cả trình độ chuyên môn

* Một số NC về giải pháp can thiệp nhằm củng cố và phát triển YHCT

Cùng với những nghiên cứu về hiện trạng, những nghiên cứu thử nghiệm các giải pháp và mô hình can thiệp về tăng cường sử dụng YHCT cũng được triển khai Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu này rất khiêm tốn:

Năm 1996, Phạm Hưng Củng tiến hành đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng

xã hội hóa YHCT tại cộng đồng trong nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa”[45] Năm 2001, Đỗ Thị Phương và cộng sự nghiên cứu xây dựng và đánh giá một chương trình đào tạo YHCT dành cho tăng ni sinh Những nhà sư sau khi được đào tạo sẽ triển khai trong chùa các hoạt động CSSK cho người dân tại cộng đồng bằng thuốc nam và xoa bóp - bấm huyệt Sau đó nhóm nghiên cứu tiếp tục đánh giá hiệu quả của mô hình “Tuệ Tĩnh đường trong CSSK cộng đồng” và vai trò của các nhà sư trong mô hình này [67] Trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của mô hình Tuệ Tĩnh đường, năm

2009, Đỗ Thị Phương và cộng sự tiến hành nghiên cứu xây dựng và triển khai thí điểm mô hình Tuệ Tĩnh đường trong chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS Bản chất của mô hình là triển khai các hoạt động hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS bằng YHCT tại các nhà chùa [73] Năm 2002, Phan Văn Tường đã tiến hành nghiên cứu xây dựng mô hình công tư phối hợp trong hệ thống bệnh viện Trong cùng năm Lê Văn Bào đã tiến hành

Trang 37

nghiên cứu hoạt động hành nghề y tư nhân ở Hà Nội, đề xuất mô hình quản lý hành nghề y tư nhân ở thuyến xã [3] Các nghiên cứu này đã góp phần đưa ra một giải pháp nhằm giúp tăng cường năng lực KCB của hệ thống y tế [80] Năm

2003, Phạm Thông Minh và Đỗ Thị Phương tiến hành nghiên cứu “HiÖu qu¶ ¸p dông mét sè m« h×nh y häc cæ truyÒn tuyÕn c¬

së theo h-íng x· héi hãa t¹i huyÖn Hoa L-, tØnh Ninh B×nh [67] Nội dung nghiên cứu về việc xây dựng mô hình YHCT hoạt động dựa vào cộng đồng Hiệu quả mô hình này đã đạt được một số kết quả trong việc cải thiện và nâng cao kỹ năng trong việc sử dung dụng YHCT của người dân Năm 2004, Đỗ Thị Phương tiến hành đánh giá nghiên cứu can thiệp về đào tạo YHCT nội dung “Đánh giá hiệu quả chương trình đào t ạo YHCT hướng cộng đồng cho y tế thôn bản tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên” [68] Nội dung nghiên cứu về đào tạo kiến thức YHCT cho y tế thôn, bản Chương trình đã đạt hiệu quả tốt trong cải thiện kiến thức, kỹ năng YHCT của y tế thôn bản cũng như việc áp dung dụng YHCT vào trong chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng Năm 2006, Phạm Việt Hoàng đã tiến hành nghiên cứu đánh giá một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý nhà nước với các hội y dược học Việt Nam [51] Năm 2008, Đỗ Thị Phương và cộng sự tiến hành nghiên cứu "Đánh giá hiệu quả hai mô hình phục hồi dinh dưỡng trẻ em bằng giáo dục sức khỏe đơn thuần và giáo dục sức khỏe kết hợp với thuốc cổ truyền” [70] Năm 2010, Đỗ Thị Phương, Trần Thị Nga, Vũ Khắc Lương tiến hành nghiên cứu “ Đánh giá sự chấp nhận của khách hàng sử dụng dịch vụ YHCT tư nhân trên địa bàn Hà Nội” [72]

Như vậy phần lớn các nghiên cứu trên đều tập trung mô tả thực trạng nguồn lực, các giải pháp và một số mô hình can thiệp tại tuyến cơ sở là TYTX

và cộng đồng Cho tới thời điểm hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu về các giải pháp và mô hình can thiệp đối với hoạt động YHCT tại tuyến tỉnh Đề tài

“Thực trạng y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên và hiệu quả can thiệp tăng

Trang 38

cường hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện YHCT tỉnh” tập trung

nghiên cứu một mô hình can thiệp tại bệnh viện YHCT tỉnh theo chủ trương của chính phủ, của Bộ y Y tế và của địa phương Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những luận cứ khoa học hữu ích giúp cho công tác tổ chức quản lý hoạt động YHCT của tỉnh Hưng Yên nói riêng và các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng nói chung, qua đó hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu YHCT đến năm

2020 theo chiến lược phát triển YHCT của Chính phủ

1.4 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.4.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và mạng lưới YHCT tại các

cơ sở y tế tỉnh Hưng Yên [28]

1.4.1.1 Vài nét về địa lý - kinh tế văn hóa xã hội tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên là một trong các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc bộ nằm trong tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có địa hình bằng phẳng, đồng bằng nhiều với diện tích 923,5 km2

, dân số 1.131.200 người , Tiếp tiếp giáp với Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội… Hưng Yên có Mật mật độ dân số 1.225 người/km2

, có trình độ dân trí khá cao, đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, có 9 huyện và 1 thành phố, ba trường đại học, 8 trường cao đẳng và dạy nghề, nhiều khu công nghiệp đường giao thông rất thuận tiện thu nhập đầu người tương đối cao [28] Hưng Yên có truyền thống

về YHCT trong đó điển hình là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hưu Trác từ thế kỷ 18

đã có công phát triển YHCT và để lại bộ sách quý Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh

1.4.1.2 Sơ lược về mạng lưới YHCT tại các cơ sở y tế tỉnh Hưng Yên

Hệ thống y tế tỉnh Hưng Yên gồm 2 bộ phận là hệ thống y tế công lập

và ngoài công lập

Hệ thống y tế công lập: gồm có 6 bệnh viện tuyến tỉnh với số giường nội trú là 1180 giường và có 01 bệnh viện chuyên khoa YHCT hạng 2 với 150 giường bệnh, 80 cán bộ trong đó có 12 bác sỹ Trong 6 tháng đầu năm 2009 đã

có gần 2000 bệnh nhân đến điều trị Tuyến huyện có 10 huyện thị có khoa và

Trang 39

tổ YHCT trong Trung tâm y tế huyện thị Tuyến xã có 161 trạm y tế xã phường, có 88,2% trạm y tế xã phường có bác sỹ phụ trách và tại các trạm đều có cán bộ làm công tác YHCT Tổng số kinh phí chi cho công tác y tế 147.662 triệu đồng [28]

Hệ thống y tế ngoài công lập gồm có 36 phòng chẩn trị và phòng khám YHCT, số hội viên Đông Y 450 người đã khám và chữa bệnh cho 505.940 lượt người Tổng số lượt bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc là 278.406 [54]

1.4.2 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và mạng lưới YHCT tại các

cơ sở y tế tỉnh Thái Bình [28]

1.4.2.1 Vài nét về địa lý kinh tế, văn hoá xã hội Tỉnh Thái bình [28]

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng Bắc Bộ Thành phố Thái Bình cách Hà Nội 110km về phía Đông Nam , Cách cách Hải Phòng 70km

về phía Tây Nam, giáp với Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam và Nam Định Thái Bình có Diện diện tích 1.567,4km2 với dân số 1.784.000 người, mật độ dân số 1.138 người/km2

đó 69,2% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, có 73,1% trạm y tế xã có bác sỹ phụ trách Ngân sách y tế địa phương 236.453 triệu đồng [28]

Trang 40

Hệ thống y tế ngoài công lập có 02 bệnh viện tư nhân với 140 giường bệnh và có 335 cơ sở y tế, trong đó có 166 phòng khám YHCT, có 02 trung tâm thừa kế ứng dụng YHCT, 4 phòng chẩn trị

Ngày đăng: 14/04/2016, 10:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuệ Anh (2005), Y học cổ truyền Trung Quốc thu hút được sự ưa thích trên toàn thế giới, Bản tin Dƣợc liệu, số 12, Tập 4, tr. 382 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y học cổ truyền Trung Quốc thu hút được sự ưa thích trên toàn thế giới
Tác giả: Vũ Tuệ Anh
Năm: 2005
3. Lờ Văn Bào (2002), Nghiên cứu hoạt động hành nghề y t- nhân ở Hà Nội, đề xuất mô hình quản lý hành nghề y t- nhân ở tuyến xã, Luọ̃n án tiờ́n sỹ y học , Học viện Quân y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lờ Văn Bào (2002), "Nghiên cứu hoạt động hành nghề y t- nhân ở Hà Nội, đề xuất mô hình quản lý hành nghề y t- nhân ở tuyến xã
Tác giả: Lờ Văn Bào
Năm: 2002
4. Nguyễn Thanh Bình (2003), Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc YHCT và tân d-ợc ở khu vực Hà Nội, Luận án tiến sỹ y dược, Đại học Dược năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc YHCT và tân d-ợc ở khu vực Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2003
5. Bộ Chính trị (2009), kết luận số 42-KL/TW ngày 1/4/2009 của Bộ chính trị về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Chính trị (2009)
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2009
6. Bộ y tế (1993), Tài liệu hội thảo đánh giá về tổ chức chỉ đạo đ-a YHCT vào chăm sóc sức khoẻ cộngđồng, Hà Nội 24 –26/8/1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hội thảo đánh giá về tổ chức chỉ đạo đ-a YHCT vào chăm sóc sức khoẻ cộng "đồng
Tác giả: Bộ y tế
Năm: 1993
7. Bụ̣ Y tờ́ (1996), Chỉ thị 03/BYT-CT, ngày 01/3/1996 của Bộ tr-ởng Bộ Y tế về việc “ Khôi phục vườn thuốc nam và tăng c-ờng các ph-ơng pháp xoa bóp, day Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y tế (1996), Chỉ thị 03/BYT-CT, ngày 01/3/1996 của Bộ tr-ởng Bộ Y tế về việc
Tác giả: Bụ̣ Y tờ́
Năm: 1996
10. Bộ Y tế (1998), Nghiên cứu nhân lực và hiện trạng sử dụng thuốc y học cổ truyền ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu thuộc chương trình hợp tác y tế Việt Nam, Thuỵ Điển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nhân lực và hiện trạng sử dụng thuốc y học cổ truyền ở Việt Nam
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 1998
11. Bộ Y tế (1999), Quyết định 1529/1999/QĐ-BYT ngày 25/5/1999 của Bộ tr-ởng Bộ y tế “ Qui định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của bệnh viện YHCT tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung -ơng ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y tế (1999), Quyết định 1529/1999/QĐ-BYT ngày 25/5/1999 của Bộ tr-ởng Bộ y tế "“ Qui định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của bệnh viện YHCT tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung -ơng
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 1999
12. Bộ Y tế (2001), công văn số 5123/YT-YH về việc ban hành “ Tiêu chuẩn xã tiên tiến về YDHCT ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y tế (2001), công văn số 5123/YT-YH về việc ban hành "“ Tiêu chuẩn xã tiên tiến về YDHCT
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2001
13. Bé Y tÕ (2001), Điều tra thực trạng nhân lực và trang bị y tế tuyến cơ sở ở Việt Nam tại 7 tỉnh triển khai dự án nâng cao năng lực quản lý ở các tuyến, Chương trình hợp tác Bộ y tế - Tổ chức y tế thế giới (2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bé Y tÕ (2001), "Điều tra thực trạng nhân lực và trang bị y tế tuyến cơ sở ở Việt Nam tại 7 tỉnh triển khai dự án nâng cao năng lực quản lý ở các tuyến
Tác giả: Bé Y tÕ
Năm: 2001
14. Bộ Y tế (2002), Quyết định 370/2002/QĐ/BYT ngày 7/02/2002 của Bộ tr-ởng Bộ y tế về việc ban hành” C huẩn Quốc gia y tế xã giai đoạn 2001-2010 ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y tế (2002), Quyết định 370/2002/QĐ/BYT ngày 7/02/2002 của Bộ tr-ởng Bộ y tế về việc ban hành ”"C huẩn Quốc gia y tế xã giai đoạn 2001-2010
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2002
15. Bộ Y tế (2004), Tài liệu Hội nghị tổng kết công tác YDHCT năm 2004 và triển khai chính sách Quốc gia YDHCT đến 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bé Y tÕ (2004)
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2004
16. Bộ y tế - Cục Dƣợc Việt Nam (2005), “Một số vấn đề liên quan đến thuốc Y học cổ truyền’’, Tài liệu Hội nghị phát triển đông dƣợc và các chính sách có liên quan, Bộ Y tế - Hà Nội, tr. 58-61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ y tế - Cục Dƣợc Việt Nam (2005), “"Một số vấn đề liên quan đến thuốc Y học cổ truyền’’
Tác giả: Bộ y tế - Cục Dƣợc Việt Nam
Năm: 2005
19. Bộ Y tế (2007), “Đánh giá tình hình sử dụng thuốc y học cổ truyền trong cơ sở khám chữa bệnh”, Tài liệu hội nghị đánh giá tình hình sử dụng thuốc y học cổ truyền trong cơ sở khám chữa bệnh, tr. 1-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y tế (2007), “"Đánh giá tình hình sử dụng thuốc y học cổ truyền trong cơ sở khám chữa bệnh”
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2007
21. Bộ Y tế, Tổ chức y tế thế giới (2007), Các lựa chọn chính sách để đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế Việt Nam theo hướng công bằng, hiệu quả, phát triển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y tế, Tổ chức y tế thế giới (2007)
Tác giả: Bộ Y tế, Tổ chức y tế thế giới
Năm: 2007
23. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 1/2/2008 của Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y tế (2008), Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 1/2/2008 của Bộ Y tế về việc ban hành “"Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2008
24. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 3333/2008/QĐ-BYT về việc ban hành cơ sở dữ liệu trang thiết bị y tế cho các cơ sơ y tế tuyến xã, huyện và tỉnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y tế (2008), Quyết định số 3333/2008/QĐ-BYT về việc ban hành
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2008
27. Bé Y tÕ (2010), Báo cáo thực trạng chất lượng dược liệu và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trên thị trường và các biện pháp quản lý, Tài liệu hội nghị tổng kết công tác y dược cổ truyền năm 2009 và phương hướng công tác năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bé Y tÕ (2010), "Báo cáo thực trạng chất lượng dược liệu và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trên thị trường và các biện pháp quản lý
Tác giả: Bé Y tÕ
Năm: 2010
30. Bộ Y tế và Tổ chƣ́c y tế thế giới (2010), Tài khoản y tế quốc gia thực hiện ở Việt Nam thời kỳ 1998 – 2008, Hà Nội, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y tế và Tổ chƣ́c y tế thế giới (2010), "Tài khoản y tế quốc gia thực hiện ở Việt Nam thời kỳ 1998 – 2008
Tác giả: Bộ Y tế và Tổ chƣ́c y tế thế giới
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2010
32. Bộ Y tế (2011), Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện chính sách quốc gia về y dược cổ truyền Việt Nam, Tài liệu hội nghị tổng kết thực hiện chính sách quốc gia về y dƣợc cổ truyền Việt Nam đến năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y tế (2011), "Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện chính sách quốc gia về y dược cổ truyền Việt Nam
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w