1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công cụ bảo hộ thương mại tại việt nam và ý nghĩa

31 669 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 620,5 KB

Nội dung

Công cụ bảo hộ thương mại tại việt nam và ý nghĩa

Trang 1

Mục Lục

1.1 Khái niệm của bảo hộ thương mại

1.1.1 Bảo hộ thương mại là gì?

1.1.2 Bảo hộ thương mại mới là gì?

1.1.3 Vai trò của các công cụ bảo hộ thương mại và nhược điểm

55551.2 Các biện pháp bảo hộ thương mại theo qui định của WTO 6

Chương 2: Thực trạng áp dụng biện pháp bảo hộ thương mại tại Việt Nam 142.1 Lý do cấp thiết của việc sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại ở Việt Nam 142.1.1 Tình hình nhập khẩu của Việt Nam không ngừng gia 14

2.1.2.2 Khả năng cạnh tranh doanh nghiệp và ngành của Việt Nam 18

2.2 Thực tế áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại tại Việt Nam 192.2.1 Thực trạng áp dụng biện pháp bảo hộ thương mại tại Việt Nam trong những năm 19

Trang 2

Chương 3: Một số đề xuất để sử dụng hiệu quả các biện pháp bảo hộ thương mại tại ViệtNam

26

3.1.2 Nâng cao hiệu quả quản lý, thi hành các chính sách về bảo hộ thương mại 263.1.3 Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao về bảo hộ thương mại 273.1.4 Nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về việc áp dụng các biện pháp bảo hộthương mại

27

3.2.1 Chủ động tìm hiểu những quy định về việc áp dụng các biện pháp bảo hộ thươngmại

28

3.2.3 Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước 29

Trang 3

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khái niệm buôn bán không còn được hiểu theo nghĩa đenthuần túy như trước mà nó bao gồm một phạm vị rộng lớn hơn, bao trùm lên mọi hoạt động kinh

tế của toàn bộ các quốc gia Các quốc gia trên thế giới hiện nay dù lớn hay nhỏ, sớm hay muộnđều đi theo xu hướng tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực và thế giới,

đa phương, đa chiều, đa lĩnh vực, trong đó thương mại là một trong những lĩnh vực được coi làtrọng tâm Có thể khái quát nền kinh tế thương mại trong thế kỷ XXI như sau: thị trường là toàncầu, định chế quản lý là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các định chế của các khối kinh

tế khu vực, chủ thể kinh doanh chủ yếu là các công ty xuyên quốc gia Trong xu thế này, ranhgiới giữa thị trường nội địa và quốc tế bị thu hẹp lại một cách mong manh trong bối cảnh toàncầu hóa và khu vực hóa sâu sắc này Các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia với phạm

vu toàn cầu luôn nhăm nhe tìm kiếm và tìm cách thống trị các thị trường tiềm năng màu mỡ tạicác nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.Mặc dù việc ra nhập thị trường của các công ty,tập đoàn này mang lại nhiều lợi ích cho đất nước như: tăng cường việc làm, đầu tư nhưng nócũng kéo theo nhiều mối đe dọa đến thị trường hàng hóa nội địa Đối với mối đe dọa “cá lớnnuốt cá bé” này, chính phủ Việt Nam cùng các ban ngành đóng vai trò quan trọng trong việcquản lý và điều tiết các chính sách kinh tế để đối phó Chính sách bảo hộ thương mại là một cơ

sở vứng chắc cần phải được đề cập đến để giải quyết hoặc hạn chế các vấn đề nan giải này Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính hiện nay, các công cụ bảo hộ thương mại lại càng được sửdụng mạnh mẽ không chỉ tại các quốc gia đang phát triển mà còn tại các cường quốc kinh tếnhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của họ cũng như liên minh Theo thống kê của Ngân hàng thế giớiWorld Bank, từ 10/2008 đến 2/2009 các nước trong khối G20 đã sử dụng hơn 41 biện pháp bảo

hộ thương mại Dưới tác động của khủng hoảng cũng như xu thế toàn cầu, Việt Nam cũng tăngcường áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại một cách thận trọng trên cơ sở tôn trọng camkết với WTO Cụ thể nhiều mặt hàng nhập khẩu đã được điều chỉnh tăng thuế, gần đây nhất làThông tư số 79/2013/TT-BTC tăng thuế đối với mặt hàng đường nhập khẩu

Như vậy, bảo hộ thương mại là một vấn đề mang tính quốc tế đang quan tâm không chỉ bởi cáccường quốc mà còn của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Kể từ khi gia nhậpWTO, Việt Nam vẫn duy trì việc sử dụng các công cụ để bảo hộ thương mại Vậy Việt Namđang sử dụng các công cụ nào? Ý nghĩa của chúng? Thực trạng các công cụ bảo hộ đang diễn rathế nào? Giải pháp nào để thực hiện chúng một cách có khoa học và hiệu quả? Đó là những câuhỏi cần thiết phải trả lời cho Việt Nam trong thời gian tới Bởi tính cấp thiết này nên đề tài niênluận của em là “Công cụ bảo hộ thương mại tại Việt Nam và ý nghĩa”

2 Mục đích của đề tài

Nghiên cứu đề tài “Công cụ bảo hộ thương mại tại Việt Nam và ý nghĩa” với mục đích:

- Nắm vững khái niệm về bảo hộ thương mại, khái niệm về các công cụ thuế quan và phithuế quan, nhận định mục đích và hoàn cảnh sử dụng của từng loại công cụ thuế quan vàphi thuế quan

Trang 4

- Nâng cao tầm hiểu biết thực trạng về các loại công cụ bảo hộ thương mại đang đượcchính phủ Việt Nam sử dụng đối với các bạn hàng quốc tế khi xuất khẩu vào thị trườngViệt Nam.

- Đồng thời hiểu rõ các ưu điểm cũng như hạn chế của các biện pháp này để đưa ra cácbiện pháp khắc phục

Mục tiêu của đề tài là giải quyết các câu hỏi:

- Bảo hộ thương mại là gì? Các công cụ của bảo hộ thương mại gồm những biện pháp nào?Mục đích và hoàn cảnh áp dụng của chúng?

- Thực trạng áp dụng các công cụ bảo hộ thương mại ở Việt Nam như thế nào? Ưu điểm vàhạn chế? Nguyên nhân?

- Hướng dề xuất giải quyết các hạn chế của công cụ bảo hộ thương mại ở Việt Nam là gi?

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Công cụ bảo hộ thương mại ở Việt Nam và ý nghĩa” là nhữngcông cụ thuế quan và phi thuế quan được Việt Nam áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu vàothị trường nội địa, cũng như ý nghĩa và tác động của các công cụ này đối với thị trường ViệtNam

Phạm vi nghiên cứu là các công cụ bảo hộ thương mại đối với các hàng hóa được nhập khẩu vàoViệt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

- Tham khảo tài liệu

5 Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về bảo hộ thương mại

Chương 2: Thực trạng áp dụng biện pháp bảo hộ thương mại tại Việt Nam

Chương 3: Một số đề xuất để sử dụng hiệu quả các biện pháp bảo hộ thương mại tại Việt Nam

Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo hộ thương mại1.1 Khái niệm của bảo hộ thương mại

Trang 5

1.1.1 Bảo hộ thương mại là gì?

“Bảo hộ thương mại (hay còn gọi là bảo hộ mậu dịch) là chính sách ngoại thương của các nướcnhằm một mặt sử dụng các biện pháp để bảo vệ thị trường nội địa trước sự cạnh tranh dữ dội củahàng ngoại nhập, mặt khác giúp Nhà nước nâng đỡ các nhà kinh doanh trong nước bành trướng

ra thị trường nước ngoài”1

Chính phủ các nước bảo hộ thương mại bằng cách sử dụng những biện pháp thuế quan và phithuế quan: thuế quan, hệ thống thuế nội địa, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp

kĩ thuật… nhằm hạn chế các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài

Chính phủ các nước cũng giúp các nhà xuất khẩu trong nước đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra thịtrường nước ngoài bằng cách giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, trợcấp xuất khẩu

1.1.2 Bảo hộ thương mại mới là gì?

Đối diện với khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2007, các nước trong nhóm G20 lợi dụng việcgiải cứu và khắc phục hậu quả để thiết lập lại hàng loạt các biện pháp bảo hộ mậu dịch Theo sốliệu thông kê từ Ngân hàng thế giới, từ 10/2008 đến 02/2009 đã có 41 biện pháp được áp dụng,trong đó các biện pháp thuế quan chiếm số lượng rất nhỏ mà đặc biệt các biện pháp phi thuếquan được áp dụng triệt để một cách tinh vi

Từ thực tế trên, ta có thể hiểu bảo hộ thương mại mới là việc tái áp dụng trở lại chính sách ngoạithương của các nước, đặc biệt là các chính sách phi thuế, nhằm bảo vệ thị trường nội địa trước sựcạnh tranh của hàng nhập khẩu nhằm khắc hậu quả của khủng hoảng kinh tế

1.1.3 Vai trò của các công cụ bảo hộ thương mại và nhược điểm

Các công cụ bảo hộ thương mại có vai trò:

-Hàng hóa nhập khẩu bị giảm bớt sức cạnh tranh trong thị trường nội địa

-Hàng hóa của các nhà sản xuất kinh doanh trong nước được bảo hộ, giúp đẩy mạnh sức cạnhtranh của hàng hóa này trong thị trường nội địa

-Các nhà xuất khẩu dễ dàng hơn trong việc thâm nhập vào thị trường nước ngoài

-Cán cân thanh toán quốc tế được điều tiết

-Nguồn ngoại tệ thanh toán của mỗi nước được phân bổ sử dụng hợp lý

Bên cạnh các ưu điểm, chính sách bảo hộ mậu dịch cũng mang đến một số nhược điểm:

1

Trang 6

-Nếu tiến hành bảo hộ thị trường nội địa khắt khe thì chính sách này sẽ làm tổn thương đến sựphát triển của thương mại quốc tế, cô lập nền kinh tế của quốc gia đó, đi ngược với xu thế ngàynay là toàn cấu hóa trong lĩnh vực kinh tế

-Bảo hộ quá chặt sẽ triệt tiêu sự cạnh tranh trong thị trường nội địa Trong khi đó cạnh tranh lànền tảng của sự cải tiến phát triển Điểu này dẫn đến sự trì trệ, kém linh hoạt trong việc kinhdoanh đầu tư của các nhà sản xuất kinh doanh trong nước Đây sẽ là nguy cơ tiềm tàng trongtương lai cho các nhà sản xuất này nếu quốc gia này tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vựchay thế giới đặc biệt là WTO, khi phải chấp nhận chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà sảnxuất quốc tế trên thị trường thế giới và hàng rào thuế quan bị giảm khi tham gia vào WTO haycác khu vực mậu dịch tự do trên thế giới

- Bảo hộ quá chặt cũng dẫn tới sự thiệt hại cho người tiêu dùng trong nước bởi hàng hoá trên thịtrường kém đa dạng, mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng hàng hoá kém cải tiến do thiếu cạnh tranhtrong khi giá cả có thể đắt …

Trong thực tế, trên thế giới đã tồn tại hai chính sách bảo hộ mậu dịch, một là chính sách bảo hộmậu dịch “kiểu phòng ngự” và chính sách “tân bảo hộ” hoặc “siêu bảo hộ”

Chính sách bảo hộ mậu dịch “kiểu phòng ngự” thường diễn ra ở giai đoạn chuẩn bị chuyển sangthực hiện chính sách mậu dịch tự do với mục đích bảo hộ các nhà kinh doanh sản xuất trongnước ở thời kỳ chưa phát triển, chưa đủ sức cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài

Còn chính sách “tân bảo hộ” hoặc “siêu bảo hộ” là chính sách ngoại thương của các nước tư bảnthời kỳ đế quốc Mục đích của chính sách là hạn chế sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu, mặtkhác nâng đỡ các nhà xuất khẩu, đặc biệt thi hành các biện pháp khác nhau để giúp đỡ các tổchức chiếm lĩnh được thị trường nội địa vừa chủ động tấn công xâm nhập các thị trường nướcngoài Chính sách “siêu bảo hộ” là bước phát triển của chính sách bảo hộ mậu dịch, biến chínhsách ngoại thương từ mang tính chất cực đoan “ngăn chặn” sang vừa “ngăn chặn” vừa “tấncông” và “bành trướng” Cho nên nó còn được gọi là chủ nghĩa bảo hộ mang tính chất “xâmlược” Chính sách này xuất hiện từ cuối thế kỷ 19, bắt đầu từ nước Đức, sau đó lan rộng ra cácnước khác Ngày nay chính sách siêu bảo hộ vẫn được duy trì dưới nhiều hình thức mới và tinhvi

1.2 Các biện pháp bảo hộ thương mại theo qui định của WTO

Hiện nay, tổ chức thương mại thế giới thực sự vẫn chưa đề cập tới phân loại các hàng rào bảo hộmậu dịch trong các tài liệu của mình mà chỉ đề cập tới các biện pháp để hạn chế nhập khẩu Theodiễn đàn về thương mại và phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCTAD), từ năm 1994 các biệnpháp kiểm soát nhập khẩu được chia thành hai nhóm là thuế quan (Tariff) và phi thuế quan(Non-Tariff)

1.2.1 Các biện pháp thuế quan

Trang 7

Thuế quan là loại rào cản thương mại hay một biện pháp bảo hộ mậu dịch phổ biến nhất trên thếgiới ngày nay và được sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Cắt giảm thuếquan luôn được nhắc đến trong tất cả các đàm phán hay hiệp định đa phương hay song phươngnhằm đi đến mục đích cuối cùng là tự do hóa thương mại Trong qui định của WTO, thuế quanphải áp dụng tại các nước như thế nào bởi rằng có rất nhiều loại thuế quan và mức thuế suất khácnhau Vậy thuế quan là gì? Và chúng đóng vai trò gì trong việc bảo hộ mậu dịch?

1.2.1.1 Khái niệm, vai trò

Thuế quan là khoản thu của nhà nước đưa ra đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu khi hàng hóa

đó đi làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu hải quan hoặc đánh vào các tài khoản chuyển khoản

để thanh toán các hàng xuất nhập khẩu

Ngày nay với vai trò là công cụ bảo hộ được sử dụng rộng rãi trên thế giới, WTO coi thuế quan

là một biện pháp hợp lệ và đồng ý cho các nước thành viên duy trì sử dụng trong thương mạiquốc tế Tuy vậy, tổ chức thương mại thế giới WTO luôn hướng tới mục tiêu cắt giảm thuế quan

và mong muốn các nước thành viên không được phép tăng thuế lên mức trần đã cam kết trongbiểu

Trong vai trò bảo hộ thương mại, thì thuế quan nhập khẩu có một số vai trò:

- Thuế nhập khẩu có vai trò điều tiết nhập khẩu: điểu chỉnh số lượng một mặt hàng được nhậpkhẩu vào thị trường nội địa bởi thông qua đánh thuế, giá của hàng hóa sẽ tăng cao hơn, điều này

sẽ ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của hàng hóa này trong thị trường nội địa

- Thuế nhập khẩu như một công cụ bảo hộ cho ngành sản xuất then chốt, như Liên Minh Châu

Âu EU đánh thuế các mặt hàng nông nghiệp trong Chính sách nông nghiệp chung (CAP)

- Thuế quan được sử dụng để đưa giá cả của càc hàng hóa phá giá lên ngang bằng với giá cảchung của thị trường

- Thuế quan dùng để bảo hộ các ngành sản xuất còn non trẻ đến khi chúng có thể tự lực cạnhtranh trên thị trường

- Thuế nhập khẩu được xem là các công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áplực đối với các bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán.Ví dụ gần đây, để trả đũa Liên MinhChâu Âu EU tăng thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng pin mặt trời của Trung Quốc, Trung Quốcthông báo đánh thuế cao hơn đối với mặt hàng rượu vang nhập khẩu từ Châu Âu

1.2.1.2 Phân loại thuế quan

Dựa theo quan điểm của WTO, Viện nghiên cứu thương mại của Bộ thương mại chia thuế quanlàm 3 loại:

Trang 8

Thuế phần trăm (ad- valorem tariff) là loại thuế được các quốc gia chính phủ trên khắp thế giới

sử dụng phổ biến nhất Chúng được đánh theo phần trăm vào tổng giá trị của một mặt hàng nhậpkhẩu vào một quốc gia Tại Việt Nam, phần lớn các mặt hàng nhập khẩu bị đánh thuế đều được

sử dụng loại thuế phần trăm này

Thuế phi phần trăm (non- ad valorem tariff) được chia thành 3 loại:

-Thuế tuyệt đối (specific tariff) được sử dụng để đánh trực tiếp lên trên một đơn vị sản phẩmnhập khẩu Loại thuế này thường được áp dụng lên các mặt hàng nông sản

-Thuế tuyệt đối thay thế (alternative specific tariff) là loại thuế qui định quyền được lựa chọn ápdụng thuế tuyệt đối hay thuế phấn trăm

-Thuế hỗn hợp (compound tariff) là loại thuế kết hợp giữa thuế tuyệt đối và thuế phần trăm Ví

dụ, tại Nhật Bản, sữa nhập khẩu bị đánh thuế suất là 21,3% kèm với 54 Yên/kg

Thuế quan đặc thù bao gồm các loại thuế: hạn ngạch thuế quan, thuế quan đối kháng, thuế chốngbán phá giá, thuế thời vụ và thuế bổ sung

-Hạn ngạch thuế quan: nhà nước sử dụng hạn ngạch thuế quan để quản lý hàng nhập khẩu bằnghai mức thuế suất Những hàng nằm trong hạn ngạch thuế quan có mức thuế thấp hơn và ngoàihạn ngạch thuế quan thì có mức thuế suất cao hơn

-Thuế đối kháng được nhà nước sử dụng để áp dụng vào mặt hàng nhập khẩu được nước xuấtkhẩu trợ cấp

-Thuế chống bán phá giá được áp dụng vào loại hàng hóa nhập khẩu bị phát hiện bán phá giá, tạo

sự cạnh tranh không lành mạnh tại thị trường nội địa gây ảnh hưởng lớn tới các nhà kinh doanh

và sản xuất trong nước

-Thuế thời vụ là loại thuế có mức thuế suất khác nhau cho cùng một loại sản phẩm Loại thuếnày được áp dụng phần lớn đối với các mặt hàng nông sản Vào vụ thu hoạch, mức thuế suấtđánh vào hàng hóa nhập khẩu sẽ cao để bảo hộ nền sản xuất trong nước, khi vụ thu hoạch kếtthúc thì mức thuế trở lại bình thường

-Thuế bổ sung là loại thuế chỉ áp dụng trong trường hợp khẩn cấp để bảo hộ nền sản xuất trongnước

1.2.2 Các biện pháp bảo hộ phi thuế quan

Trang 9

Bên cạnh công cụ thuế quan, các quốc gia còn dùng các biện pháp khác được quy định trong hệthống pháp luật hay phát sinh từ thực tiễn quản lý hoạt động thương mại Những biện pháp nàyđược gọi là biện pháp phi thuế quan

1.2.2.1 Các biện pháp hạn chế định lượng

Các biện pháp hạn chế định lượng là những biện pháp bảo hộ thương mại mạnh mẽ, có lẽ cònmạnh hơn cả biện pháp thuế quan và bóp méo thương mại quốc tế Có lẽ do vậy mà các quốc giathành viên của WTO không được phép áp dụng các biện pháp này Tuy nhiên vì một sô lý donhư an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường vẫn có một số ngoại lệ Dưới đây là một số biện pháphạn chế định lượng

Cấm nhập khẩu (Prohibitions) bao gồm cấm hoàn toàn, cấm theo mùa, cấm tạm thời, cấm vận,cấm sản phẩm nhạy cảm, tạm dừng cấp phép nhập khẩu Đây là biện pháp bảo hộ mạnh nhấttrong thương mại quốc tế, gây ra hạn chế lớn nhất đối với thương mại quốc tế Nói chung, tổchức thương mại thế giới WTO không cho phép các nước thành viên sử dụng biện pháp cấmnhập khẩu ngoại trừ một số trường hợp được quy định tại điều XX và XXI -GATT 1994, cáctrường hợp đặc biệt như: đảm bảo an ninh quốc gia, đạo đức xã hội; bảo vệ con người, động vật

và thực vật; bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm; bảo vệ các tài sản quốc gia về nghệthuật, lịch sử hay khảo cổ, với điều kiện phải thực hiện kèm theo việc hạn chế sản xuất hay tiêudùng nội địa liên quan tới chúng; và liên quan tới nhập khẩu hay xuất khẩu vàng và bạc

Hạn ngạch nhập khẩu (Quota) là hạn ngạch về số lượng hoặc giá trị của một loại hàng hóa đượccho phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong một thời gian nhất định Đây là biện pháp cũng bịWTO không cho phép áp dụng các biện pháp này vì nó ảnh hưởng nhiều đến thương mại quốc

tế Tuy nhiên, tại điều XVIII - GATT 1994, WTO cho phép áp dụng trong những trường hợp đặcbiệt như: bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại, cán cân thanh toán, bảo vệ một số ngành côngnghiệp của nước đang phát triển, mà khi sử dụng các quốc gia phải thực hiện các điều kiện kèmtheo

Giấy phép nhập khẩu (Import Licence) được coi là các thủ tục hành chính được sử dụng để thựchiện chế độ cấp phép nhập khẩu và là điều kiện tiên quyết để được phép nhập khẩu Giấy phépnhập khẩu được chia làm hai loại :

- Giấy phép nhập khẩu tự động : được cấp trong khoảng thời gian tối đa là 10 ngày sau khi cơquan chức năng nhận được đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu, không hạn chế khối lượng nhậpkhẩu trong phạm vi điều chỉnh, không đặt ra hạn chế với nhà nhập khẩu

- Giấy phép nhập khẩu không tự động : thường được dùng để quản lý và hạn chế số lượng, phảiđược cấp trong khoảng thời gian tối đa là 30 ngày kể từ khi nhận được đơn xin cấp giấy phéptheo nguyên tắc thứ tự, và 60 ngày nếu tất cả các đơn xin cấp giấy phép được xem xét cùng mộtlúc

Trang 10

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER- Volutary Export Restraint) là một hiệp định tự nguyện songphương giữa hai chính phủ, hay giữa ngành xuất khẩu tư nhân với ngành tương tự ở nước nhậpkhẩu, hoặc giữa chính phủ ở nước nhập khẩu với ngành đó ở nước xuất khẩu, nhằm hạn chế sốlượng một mặt hàng xuất khẩu vào một quốc gia

1.2.2.2 Các biện pháp quản lý giá

Trị giá tính thuế hải quan (Custom valuation), theo Hiệp định về xác định trị giá tinh thuế hảiquan (CVA) của WTO, được cho phép xác định như sau:Trị giá giao dịch, Trị giá giao dịch củahàng giống hệt, Trị giá giao dịch của hàng tương tự, Trị giá khấu trừ, Trị giá tính toán, Phươngpháp dự phòng Ngoài những cách trên, mọi phương pháp xác định giá trị tính thuế hải quankhác đều không được phép đối với các quốc gia thành viên của WTO như: giá nhập khẩu tốithiểu, giá bán của hàng hoá tại thị trường nước xuất khẩu, định giá trên có sở giả định hay tuỳtiện

Giá bán tối đa (Maximum selling price) trong nước đối với một hàng hoá nào đó có thể hạn chếnhập khẩu, đặc biệt là đối với những nhà xuất khẩu những hàng hóa không có khả năng cạnhtranh cao

Phí nhập khẩu thay đổi (Variable import levies) là một loại phí đánh vào nhập khẩu nhằm tănggiá của sản phẩm nhập khẩu ít nhất cao bằng giá của sản phẩm trong nước Loại phí này đượcđiều chỉnh thường xuyên để đáp ứng với những thay đổi trong giá cả thị trường thế giới, và được

áp dụng với mục đích bảo vệ giá được thiết lập trên thị trường thế giới

Phụ thu (Surcharges) là một loại phụ phí để thêm vào chi phí của một hàng hóa hay một dịch vụ.Thường thì phụ thu được thêm vào một khoản thuế hiện hành và có thể không bao ảnh hưởngtrong giá của hàng hóa hoặc dịch vụ Phụ thu được coi như là một biện pháp tạm thời để bù đắpchi phí cho một loại hàng hóa đang tăng giá, ví dụ như phụ phí cho nhiên liệu

1.2.2.3 Rào cản kỹ thuật liên quan đến thương mại

Rào cản kỹ thuật liên quan đến thương mại là những biện pháp đang được sử dụng phổ biến trênthế giới mà ít gặp phải những phản ứng trong thương mại quốc tế Ngoài tác dụng bảo hệ sứckhỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, , rào cản kĩ thuật trong thương mại còn là công cụbảo hộ nền sản xuất và thị trường trong nước hữu hiệu trước sự cạnh tranh của hàng hòa nhậpkhẩu Sau đây sẽ là một số biện pháp thuộc vào nhóm này:

Các quy định kỹ thuật (technical requirements) và tiêu chuẩn (standards): Tiêu chuẩn và quyđịnh kỹ thuật đặt ra các yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm liên quan tới kích thước, hình dáng,thiết kế, thành phần và các chức năng của sản phẩm Bên cạnh đó, các yêu cầu này cũng có thểquy định về nhãn mác, đóng gói, ký hiệu sản phẩm và mở rộng tới các quy trình và phương phápsản xuất liên quan tới sản phẩm Tuy nhiên, giữa tiêu chuẩn và qui định kĩ thuật có điểm khácbiệt cơ bản: sự tuân thủ các tiêu chuẩn là mang tính tự nguyện, trong khi sự tuân thủ với các quy

Trang 11

định kỹ thuật là bắt buộc Nhưng chúng cùng mang mục đích chung là bảo vệ sức khoẻ ngườitiêu dùng, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, ngăn chặn các hành vi lừa dối, bảo vệ quyền lợi ngườilao động Tuy vậy, đối với các nước đang phát triền và kém thi các tiêu chuẩn và quy định liênquan đến kỹ thuật này lại là một trong những cản trở lớn nhất đối với việc tiếp cận các thị trườngnước ngoài bởi nguyên nhân chủ yếu là những quốc gia này chưa đáp ứng được về công nghệsản xuất, chế biến cũng như bảo quản độ an toàn cho các sản phẩm hàng hoá, nhất là đối với cácmặt hàng nông sản Trong khi đó, các nước phát triển thường xuyên đặt ra các yêu cầu về kĩthuật cũng như tiêu chuẩn về hàng hóa đối với các nước đang và kém phát triển và yêu cầu cácnước này phải xuất trình trước các sản phẩm mẫu để họ kiểm tra, thử nghiệm về chất lượng

Vệ sinh và kiểm dịch (Sanitary and phytosanitary - SPS): Hiệp định SPS là hiệp định liên quantới việc áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch của WTO, dựa trên hiệp định SPS, các quốcgia thành viên có thể đưa ra các quy tắc về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và sức khỏe động thựcvật để bảo vệ sức khỏe con người, động vật hoặc thực vật Tuy vậy, các tiêu chuẩn này khôngđược tự ý đặt ra một cách tùy tiện mà phải dựa trên các cơ sở khoa học đã được kiểm chứng vàchúng phải mang tính công bằng đối với tất cả các quốc gia và không bóp méo thương mại.1.2.2.4 Các biện pháp bảo hộ thương mại tạm thời

Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời là các biện pháp hạn chế nhập khẩu mà các quốc giađược phép áp dụng trong những trường hợp nhất định, nếu thoả mãn một số điều kiện nhất định.Nhóm này bao gồm các biện pháp chủ yếu sau:

Chống bán phá giá (Anti - Dumping):

Phá giá là hành động cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế Theo quy định củaWTO, nước nhập khẩu có quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá giá thông qua việc ápthuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ một nước khác nhằm bảo vệ nền sản xuất nộiđịa, khi hội tụ đầy đủ các điều kiện: Hàng hoá đó bán với giá xuất khẩu thấp hơn giá bán thôngthường của chính nó khi bán cho người tiêu dùng tại thị trường của nước xuất khẩu, có sự thiệthại về vật chất hoặc đe doạ thiệt hại về vật chất đối với ngành sản xuất tương tự của nước nhậpkhẩu, có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá với thiệt hại vật chất của ngànhsản xuất tương tự của nước nhập khẩu

Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Subsidy and countervailing measures):

Trợ cấp là một khoản đóng góp về tài chính do chính phủ hoặc một tổ chức nhà nước cung cấp,hoặc là một khoản hỗ trợ thu nhập hoặc hỗ trợ giá và mang lại lợi ích cho đối tượng nhận trợ cấp.Theo WTO, trợ cấp được chia ra làm 3 loại: Trợ cấp đèn đỏ - bị cấm hoàn toàn, Trợ cấp đènvàng- không bị cấm nhưng có thể là đối tượng của các biện pháp đối kháng, Trợ cấp đèn xanh -được phép sử dụng và không phải là đối tượng của các biện pháp đối kháng WTO cho phép cácnước thành viên duy trì các hình thức trợ cấp không gây bóp méo thương mại hoặc gây tổn hạiđến lợi ích của các nước thành viên khác WTO cũng thừa nhận trợ cấp là một công cụ phát triển

Trang 12

hợp pháp và quan trọng của các thành viên đang phát triển Như vậy, bên cạnh những yêu cầuđòi bỏ trợ cấp thì Tổ chức thương mại thế giới cũng có những ưu đãi đối với những nước đangphát triển.

Trợ cấp có thể dẫn tới cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế, vì vậy theo quyđịnh của WTO, nước nhập khẩu có quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt như đánh thuế chốngtrợ cấp khi đủ 3 điều kiện : có chứng cứ khẳng định hàng nhập khẩu được trợ cấp từ phía nướcxuất khẩu, có thiệt hại vật chất hoặc đe doa thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất tương tự củanước nhập khẩu, có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được trợ cấp với thiệt hại củangành sản xuất tương tự của nước nhập khẩu

Biện pháp tự vệ (Safeguard Measures) là biện pháp tạm thời hạn chế đối với một hoặc một sốloại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêmtrọng cho ngành trong nước Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụngđối với dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ Do biện pháp này được sử dụng đối với hành vi thươngmại hoàn toàn bình thường (không có hành vi vi phạm pháp luật hay cạnh tranh không lànhmạnh) nên việc áp dụng biện pháp tự vệ trên lý thuyết là đi ngược lại chính sách tự do hoáthương mại của WTO Tuy vậy, đây là biện pháp được hợp pháp hoá trong khuôn khổ WTO đikèm với các điều kiện chặt chẽ nhằm tránh lạm dụng Khi mới bắt đầu tự do hóa thương mại theocam kết với WTO thì đây là một biện pháp an toàn mà hầu hết các nước mới tham gia đều mongmuốn, bằng việc sử dụng công cụ này nước nhập khẩu có thể hạn chế được luồng nhập khẩu đểgiúp các ngành sản xuất trong nước tranh được phá sản trong một số trường hợp đặc biệt

1.2.2.5 Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp

Doanh nghiệp thương mại nhà nước, theo WTO, được hiểu là doanh nghiệp được nhà nước dànhcho những độc quyền hay đặc quyền nhất định trong hoạt động xuất nhập khẩu Nguyên tắc cơbản mà WTO qui định cho nhóm doanh nghiệp này là yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ các tiêu chícủa thị trường trong hoạt động mua bán liên quan tới hàng hóa có độc quyền hoặc đặc quyềnxuất nhập khẩu và nhà nước đóng vai trò đảm bảo nguyên tắc này

Quyền kinh doanh (trading rights) hay còn gọi là quyền thương mại trong lĩnh vực hàng hoá làquyền dành cho một số công ty nhất định được tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu mộtloại mặt hàng nhất định nào đó Các công ty không nhất thiết phải là công ty nhà nước mới đượchưởng quyền kinh doanh Những nước có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung hoặc những nướcđang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường như Việt Nam thường sử dụng quyền kinh doanhnhư một công cụ thương mại để hạn chế xuất, nhập khẩu

1.2.2.6 Các biện pháp khác

Trang 13

Qui tắc xuất xứ bao gồm tất cả các luật, qui định và quyết định hành chính được áp dụng để xácđịnh nước xuất xứ của hàng hoá mà không được liên quan tới các liên minh thương mại dẫn đếnviệc cho hưởng các ưu đãi thuế quan vượt quá đối xử tối huệ quốc (MFN) Ngoài ra, chúng cũngbao gồm các qui tắc xuất xứ được sử dụng trong mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.Các biện pháp đầu tư liên quan thương mại (các quy định yêu cầu các nhà đầu tư phải sử dụngnguyên liệu trong nước, quy định tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm hay hạn chế nguồn ngoại tệ dùng đểthanh toán hàng nhập khẩu của công ty ) thường được các nước đang phát triển sử dụng rộng rãivới mục đích hạn chế nhập khẩu và tăng cường phát triển ngành sản xuất công nghiệp trongnước Ðể khắc phục tình trạng này, Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mạiTRIMS đã lên danh mục các biện pháp đầu tư không phù hợp các quy định về tự do hóa thươngmại của WTO và yêu cầu các nước thành viên ngừng duy trì các biện pháp này.

Mua sắm chính phủ ( Goverment Procurement): Để phục vụ hoạt động của bộ máy nhà nước, cácchính phủ phải chi một khoản rất lớn để mua sắm hàng hóa, trang thiết bị cũng như các dịch vụ.Nhưng việc mua sắm của chính phủ thường không cắn cứ vào các yếu tố thương mại thôngthường.Các chính phủ thường mua hàng hóa và dịch vụ từ các công ty trong nước, do vậy, tạo ra

sự phân biệt đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài Hiện nay, WTO có Hiệp định Mua sắmChính phủ để điều tiết hoạt động này nhưng chỉ dừng ở khuôn khổ của một hiệp định nhiều bênvới sự tham gia hiệp định trên cơ sở tự nguyện

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nếu không được thực thi một cách nghiêm ngặt là một rào cản lớnđối với thương mại quốc tế vì khả năng tiếp cận của sản phẩm bản quyền còn hạn chế bởi hànggiả, hàng nhái, hàng vi phạm bản quyền Vấn đề này vô cùng nghiêm trọng đối với những quốcgia mà việc bảo hộ bản quyền còn rất lỏng lẻo Trước vấn đề này, WTO đã có hiệp định về cácvấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ đề cập đến các quyền chính như quyềntác giả, nhãn hiệu hàng hóa, Hiệp định này qui định các nước thành viên phải tăng nước côngtác thực thi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Chương 2: Thực trạng áp dụng biện pháp bảo hộ thương mại

Trang 14

ở Việt Nam2.1 Lý do cấp thiết của việc sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại ở Việt Nam

Như đã đề cập ở chương trước, áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại mang mục đích bảo hộnền sản xuất trong nước, giảm thiểu sức cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu và thúc đẩy nâng đỡcác doanh nghiệp trong nước thâm nhập sang thị trường nước ngoài hay tạo cơ hội cho cácngành công nghiệp non trẻ gia tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước Chính vì vậy,khi đề cập đến thực trạng áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại ở Việt Nam thì trước hết làm

rõ được các lý do dẫn tới việc áp dụng chúng Theo người viết thì tồn tại hai lý do quan trọngdẫn đến việc Việt Nam phải bảo hộ thương mại: tình hình nhập nhẩu của Việt Nam không ngừnggia tăng, cũng như tính cạnh tranh của các hàng hóa và ngành sản xuất trong nước

2.1.1 Tình hình nhập khẩu của Việt Nam không ngừng gia tăng

Bảng 1: Chỉ số giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2003 đến năm 20112

2 Nguồn Ngân hàng thế giới, http://data.worldbank.org/indicator/TM.VAL.MRCH.XD.WD/ countries/VN?

display=graph

Trang 15

Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại 6 tháng đầu năm từ năm 2005 đến

20133

Từ biểu đồ thống kê về kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2013 và biểu

đồ chỉ số nhập khẩu từ năm 2003 đến năm 2011 với năm 2000 là mốc 100%, ta có thể nhận thấyrằng, nhập khẩu của Việt Nam luôn có chiều hướng tăng và tăng với tốc độ nhanh chóng so vớimốc là năm 2000 Nhập khẩu trong chỉ 6 tháng đầu năm tăng mạnh từ năm 2005 đến năm 2008

từ chỉ 18,2 tỷ USD lên tới 45,1 tỷ USD, gấp tới gần 2,5 lần Xu hướng tăng nhập khẩu này chỉbắt đầu có xu hướng giảm khi bắt đầu diễn ra khủng hoảng tài chính năm 2008 Cuộc khủnghoảng kinh tế năm 2008 đã ảnh hưởng tới Việt Nam với bằng chứng là sự sụt giảm trong kimngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2009 Nhưng những năm sau đó xu hướng tăng nhập khẩu có

xu hướng phục hồi, tới năm 2011 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã vượt năm 2008 là 50,3

tỷ USD và tiếp tục tăng mạnh vào những năm sau đó và đạt mức 62,5 tỷ USD vào 6 tháng đầunăm nay 2013 Chỉ số nhập khẩu tính từ năm 2000 đến năm 2011 đã tăng gấp hơn 6,5 lần Trongkhi đó kim ngạch xuất khẩu luôn thấp hơn nhập khẩu, Việt Nam là quốc gia nhập siêu Điều này

đã khiến không ít người lo ngại về những tác động ngược khi Việt Nam gia nhập WTO Điềunày chỉ ra rằng khu vực kinh tế trong nước liên quan tới xuất khẩu chưa tận dụng được toàn bộcác cơ hội khi các nước trong khối WTO cắt giảm thuế suất, trong khi chính phủ lại mất mộtkhoản thu ngân sách lớn từ hoạt động cắt giảm thuế suất nhập khẩu Tóm lại, hàng hóa do ViệtNam sản xuất thắng lợi ít trên thị trường quốc tế nhưng lại thua thiệt nhiều hơn trong thị trườngnội địa

Trong tình hình nhập khẩu và nhập siêu của Việt Nam có những đặc điểm đáng chú ý như sau:Thứ nhất là những mặt hàng chủ yếu được nhập khẩu vào Việt Nam có khả năng phải cần đến sựđiều chỉnh của các chính sách bảo hộ của Nhà nước

3 Hải Quan Việt Nam, http://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID =19846&Category=Th

%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20H%E1%BA%A3i%20quan

Ngày đăng: 13/04/2016, 13:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w