1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách phát triển tây nguyên bền vững

24 244 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 211,03 KB

Nội dung

Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên và kinh tế xã hội, là thế mạnh để phát triển kinh tế vùng cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của cả nước.. Tây Nguyên ở

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Khoa QLNN về đô thị và nông thôn

BÀI ĐIỀU KIỆN MÔN TỔNG QUAN QLNN VỀ VÙNG, LÃNH THỔ

Đề tài : Tìm hiểu về chính sách phát triển bền vững kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng ở Tây Nguyên giai đoạn 2001 – 2010 ( Đính kèm Nghị quyết 10

Trang 3

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh cả nước Là vùng đất rộng lớn bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, diện tích tự nhiên 54.474 km2, chiếm 16,8% diện tích cả nước, dân số đến cuối năm 2009 là 5.107.437 người, Tây Nguyên là một trong sáu vùng kinh tế - sinh thái của nước ta hiện nay Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên và kinh tế xã hội, là thế mạnh để phát triển kinh tế vùng cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của cả nước

Tây Nguyên ở vào vị trí trung tâm của miền núi Nam Đông Dương,

có những hành lang tự nhiên thông với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia; có

hệ thống đường giao thông liên hoàn nối với các tỉnh duyên hải miền Trung

và Đông Nam Bộ; có các cửa khẩu quốc tế, quốc gia liên tuyến hành lang Đông-Tây và không quá xa các cảng biển nước sâu như Dung Quất, Chân Mây, vì vậy Tây Nguyên có điều kiện để phát triển một nền kinh tế mở

Rừng là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng, giữ vai trò cân bằng sinh thái, là nguồn nước của hệ thống sông suối khu vực miền Trung và Đông Nam Bộ với độ che phủ rừng trên 54% (cả nước là 39,5%), có hệ động

Trang 4

thực vật đa dạng Tây Nguyên có diện tích đất bazan chiếm 74,25% của cả nước với trên 1,5 triệu ha và có hàng chục vạn ha đất đen, đất phù sa thích hợp với nhiều loại cây trồng rất thuận lợi phát triển một nền nông nghiệp đa dạng.

Vùng Tây Nguyên nằm ở cả Đông và Tây Trường Sơn, địa hình chia cắt mạnh đã hình thành một mạng lưới sông suối dày, nhiều ghềnh thác; là nơi khởi nguồn của 4 hệ thống sông chính với trữ lượng thủy năng chiếm 22% của cả nước, có thể sản xuất 15 tỉ kWh điện mỗi năm Tài nguyên khoáng sản khá phong phú; một số loại đã điều tra có trữ lượng lớn như: than bùn, than nâu, sét cao lanh, puzơlan và bô-xít với trữ lượng dự báo khoảng 4,5 tỷ tấn (chiếm 91% trữ lượng của cả nước), phân bố chủ yếu ở các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng Nhóm khoáng sản kim loại như sắt, wonfram, antimon, chì, kẽm, vàng; nhóm đá quý như saphia, xircon, corindon, thạch anh khá nhiều và phân bố đều ở các tỉnh

Bên cạnh tài nguyên rừng và khoáng sản, Tây Nguyên còn có lợi thế lớn về đất Đất ở Tây Nguyên vô cùng đa dạng với 11 nhóm chính, trong đó tập trung ở hai nhóm có diện tích lớn nhất là nhóm đất xám (acrisols) và nhóm đất đỏ (ferrasols) Nhóm đất xám (acrisols) hình thành trên đá biến chất granit, chiếm khoảng 45% diện tích tự nhiên của toàn vùng, phân bố đều ở hầu hết các huyện, thị, thành phố Nhóm đất đỏ (ferrasols) được hình thành trên đá mẹ bazan do quá trình phong hóa, trong đó nổi bật là đất đỏ bazan với khoảng 1,45 triệu ha Đặc điểm của loại đất này là hàm lượng mùn rất cao, kết cấu viên cục và độ xốp 65%, hàm lượng độ ẩm trong tầng đất mặt vào mùa khô vẫn đạt 40%, được xếp vào loại đất tốt nhất trên thế giới Ngoài ra, còn có hàng chục vạn ha đất đen, đất phù sa và nhiều nhóm đất khác thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau Tài nguyên đất là yếu tố quan trọng để Tây Nguyên trở thành một vùng sinh thái đặc thù có ưu thế

Trang 5

lớn về nông nghiệp, rất thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, với nhiều sản phẩm chủ lực như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, ngô lai, bông vải, chè, rau, hoa, cây ăn trái

Tây Nguyên cũng là vùng đất lý tưởng để làm du lịch, bởi có điều kiện thuận lợi để tạo nên những sản phẩm đặc trưng, riêng biệt, hấp dẫn, thông qua khai thác cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hóa, lịch sử và di sản văn hóa tộc người; nơi dồi dào tiềm năng du lịch sinh thái với hệ thống hồ, thác, khu hệ động, thực vật và nhiều tiểu vùng có khí hậu ôn hòa mát mẻ, thích hợp với loại hình nghỉ dưỡng

Về điều kiện xã hội, đây là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, nơi hội tụ,

cư trú của 47 dân tộc anh em với rất nhiều đặc trưng, sắc thái của nhiều tộc người, nhiều địa phương trong cả nước Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

có truyền thống đoàn kết đấu tranh cách mạng kiên cường; có văn hóa dân tộc vừa đa dạng, phong phú, vừa có nhiều nét đặc thù Về văn hóa, Tây Nguyên còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị thẩm mỹ đặc sắc, độc đáo như: nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, các lễ hội và một kho tàng văn học dân gian đậm

đà bản sắc được lưu truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại Tất cả những điều kiện như trên, Tây Nguyên hoàn toàn có thể trở thành vùng có nền kinh tế phát triển bền vững, tạo động lực cho sự phát triển của cả nước

Mặc dù Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi như vậy nhưng cũng tồn tại không ít khó khăn, gây trở ngại cho công tác thúc đẩy sự phát triển vùng như điều kiện địa hình hiểm trở, khó tiếp cận với khoa học công nghệ Cùng với đó là sự suy giảm nhanh chóng tài nguyên rừng và khoáng sản với nạn khai thác rừng, tài nguyên bất hợp lý Bên cạnh đó, Tây Nguyên vẫn là một vùng nghèo, chậm phát triển so với nhiều cùng trong cả nước, cần được

Trang 6

hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật và công nghệ để phát triển Trình độ dân trí thấp và ý thức người dân chưa cao, là đối tượng dễ bị các thế lực thù địch kích động lôi kéo cũng là vấn đề cần được quan tâm sát sao Dù chiến tranh

đã qua đi nhưng đây vẫn là địa bàn nhạy cảm và phức tạp về an ninh chính trị Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc cũng như trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1975 đến nay, Tây Nguyên luôn là địa bàn trọng điểm chống phá của thực dân, đế quốc, các thế lực thù địch, phản động

Những khó khăn trên đặt ra cho Tây Nguyên nhiều vấn đề cấp thiết phải giải quyết Trước tình hình đó, Bộ Chính Trị khóa IX đã đề ra nghị quyết 10 về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùn Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010 nhằm phát triển Tây Nguyên toàn diện, phát huy những tiềm lực sẵn có và khắc phục những khó khăn, yếu kém còn tồn tại để đưa Tây Nguyên trở thành vùng đất giàu có cả về kinh tế và bản sắc văn hóa, tạo động lực cho sự phát triển chung của cả nước Nghị Quyết này là chính sách đúng đắn, đề ra phương hướng cụ thể nhất để phát triển Tây Nguyên qua từng giai đoạn Để hiểu rõ hơn những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước đề ra, Nhóm 8 chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài

"Phân tích chính sách phát triển bền vững kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh ở Tây Nguyên", thông qua đó đánh giá được những điểm đúng và chưa đúng của chính sách, và đưa ra những kiến nghị dựa trên quan điểm cá nhân Bài tiểu luận là cái nhìn cụ thể về một chính sách để từ những phân tích đó bổ sung thêm những tri thức sâu rộng hơn về cách thức quản lý của Nhà nước về từng vùng, lãnh thổ cụ thể

Mặc dù nhóm chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi và xây dựng bài tiểu luận một cách khoa học và logic, nhưng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định Chúng tôi rất mong sự đóng góp của các bạn đọc để

Trang 7

đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn Qua đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến cô Ngô Thúy Quỳnh, giảng viên môn QLNN về vùng - lãnh thổ, người đã tận tình hướng dẫn chúng tôi hoàn thành đề tài này.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010", đời sống của đồng bào khu vực Tây nguyên có bước cải thiện, an ninh-quốc phòng trên địa bàn được củng cố ngày càng vững chắc, ổn định, tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả quan trọng và khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực :

1.1. Lĩnh vực kinh tế:

Kinh tế của vùng từ chỗ mất cân đối, tốc độ tăng trưởng thấp, cơ cấu lạc hậu

đã chuyển dịch mạnh mẽ và phát triển theo hướng đa dạng với quy mô, chất lượng, hiệu quả ngày càng tăng Trong 10 năm, giá trị tổng sản phẩm (GDP) tăng 2,8 lần, với mức tăng trưởng bình quân 11,9%/năm Thu nhập bình quân đầu người so với

cả nước đã thu hẹp khoảng cách rất nhanh GDP toàn vùng đạt 13,52%, thu ngân sách tăng 16,8%, kim ngạch xuất khẩu tăng 29,9%, thu hút đầu tư toàn xã hội tăng hơn 10%; thu nhập bình quân đầu người đạt 21,8 triệu đồng/năm Đã có 45.000 nghìn lao động được đào tạo nghề và 103.000 lao động được giải quyết việc làm

Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 22,48% (2010) xuống còn 19,06%

Hiện nay, Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất nông sản hàng hóa lớn của cả nước, với những sản phẩm chủ lực có nhu cầu thị trường cao như cà phê, cao su, chè, tiêu, bông vải, dược liệu, cây ăn quả, nguyên liệu giấy, phục vụ trực tiếp công nghiệp chế biến và tạo ra khối lượng hàng hóa lớn có lợi thế cạnh tranh trong tiêu dùng nội địa và xuất khẩu

Trang 8

Công nghiệp tuy chưa phát triển mạnh so với mục tiêu, nhưng đã thay đổi lớn cả về quy mô và chất lượng sản xuất; xuất hiện một số ngành công nghiệp mới như thủy điện, khai khoáng, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản xuất khẩu

Dịch vụ sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch đều phát triển khá nhanh; giữ được vai trò chi phối của thành phần kinh tế nhà nước

Hoạt động xuất khẩu từng bước mở rộng thị trường và tăng dần xuất khẩu trực tiếp Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển Hệ thống đường sá đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp, hình thành mạng lưới rộng khắp, vừa liên kết 5 tỉnh trong vùng, vừa nối Tây Nguyên với các vùng khác trên tuyến hành lang Đông

- Tây Hệ thống thủy lợi từng bước được xây dựng, nâng năng lực tưới lên gấp ba lần so với năm 2001, đáp ứng 60% nhu cầu tưới của toàn vùng

1.2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội:

Các chính sách đặc thù và các chương trình mục tiêu quốc gia từ 2001 -

2010 đã đầu tư trên 14 nghìn tỉ đồng, chiếm 10,93% tổng chi ngân sách nhà nước của toàn vùng (chưa kể các nguồn đầu tư và hỗ trợ khác của Nhà nước và cộng đồng xã hội) Đến nay, hơn một nửa số buôn làng từ nghèo đói vươn lên khá và trung bình.Trên 85% số buôn làng dân tộc thiểu số tại chỗ định canh định cư vững chắc

Đường giao thông nông thôn đã đến hầu hết các buôn làng, kể cả vùng sâu, biên giới Số buôn làng có điện lưới quốc gia; số hộ được dùng điện, nước sạch không ngừng tăng Hệ thống trường lớp mở rộng đến buôn làng với phương châm

có dân sinh là có trường lớp Chính sách cử tuyển và ưu đãi, hỗ trợ học sinh, sinh viên được thực hiện với khả năng cao nhất Nhận thức về giáo dục, chăm sóc sức khỏe trong nhân dân chuyển biến rõ nét

Đời sống văn hóa ở buôn làng từng bước được cải thiện Đã xây dựng hàng nghìn nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà rông văn hóa; thực hiện chủ trương cấp miễn phí báo, tạp chí, tặng máy thu hình, thu thanh Các đài phát thanh, truyền hình địa phương đã phát ổn định với thời lượng khá lớn bằng nhiều thứ tiếng dân tộc thiểu

Trang 9

số Nhà nước đầu tư hàng chục tỉ đồng nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian; phục hồi văn hóa cồng chiêng, biên soạn luật tục dân tộc; khuyến khích bảo tồn văn hóa dân tộc.

1.3. Lĩnh vực an ninh quốc phòng:

Tây Nguyên đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh vô hiệu hoá, ngăn chặn

và làm thất bại âm mưu phục hồi tổ chức, phát triển lực lượng của phản động FULRO Tập trung bảo đảm an ninh nông thôn, xử lý kịp thời một số vụ việc phức tạp về tranh chấp, khiếu kiện đất đai, chặt phá rừng, hạn chế đến mức thấp nhất việc xô xát, gây mất an ninh, trật tự, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc Trên tuyến biên giới, đã đẩy mạnh công tác phối hợp, tranh thủ sự ủng hộ, hợp tác của chính quyền, lực lượng vũ trang và các

cơ quan chức năng Cămpuchia, Lào trong phòng, chống xâm nhập, vượt biên, đảm bảo an ninh biên giới Tiếp tục triển khai các dự án phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng, an ninh, ổn định dân cư, củng cố vững chắc các khu vực phòng thủ; phục vụ có hiệu quả công tác phân giới cắm mốc với Campuchia và tăng dày cột mốc cả hai tuyến biên giới

Hệ thống chính trị cơ sở có chuyển biến tích cực trong việc tổ chức bám dân, nắm tình hình, đề cao trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, giữ gìn an ninh, trật tự Đã tập trung kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng của các tổ chức đảng, nhất là ở những địa bàn khó khăn phức tạp, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số Tiếp tục thu hẹp số thôn buôn chưa có đảng viên và tổ chức đảng Nhiều nơi đã có tiến

bộ trong công tác xây dựng cán bộ cốt cán, tạo nguồn phát triển đảng trong tôn giáo và vùng dân tộc thiểu số Các ban, ngành, lực lượng vũ trang tiếp tục tăng cường công tác dân vận, xây dựng chính quyền, đoàn thể cơ sở, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Cụ thể, một số tỉnh trong vùng đã đạt được những thành tựu như sau:

Tỉnh Lâm Đồng:

- Lĩnh vực kinh tế:

Trang 10

Tốc độ tăng trưởng GDP trong thời kỳ 2001-2010 đạt bình quân 12,6%/năm, trong

đó thời kỳ 2001-2005 tăng 11,3%, thời kỳ 2006-2010 tăng 14% GDP trung bình năm 2010 đạt 19,2 triệu đồng/người, tăng gấp 3 lần so với năm và gấp 6,8 lần so với năm 2000 (Thu nhập bình quân đầu người vùng Tây Nguyên năm 2001 đạt 2,86 triệu đồng, năm 2010 đạt 15,52 triệu đồng) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp trong GDP giữ mức 20-20,5%, nông nghiệp chiếm 46,7-48,2%, dịch vụ 31-32%

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2001-2010 thực hiện 41.806 tỷ đồng, bình quân tăng 26%/năm, trong đó thời kỳ 2006-2010 đạt 32.328 tỷ đồng, tăng 3,4 lần so với thời kỳ 2001-2005 Vốn đầu tư trong nước chiếm 90%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện khoảng 181,2 triệu USD Thu hút đầu tư trong nước từ năm 2003 đến tháng 8/2010 được 597 dự án với tổng số vốn đầu tư 66,1 nghìn tỷ đồng, vốn thực hiện ước khoảng 8 nghìn tỷ đồng, tổng diện tích đất sử dụng khoảng 63,6 nghìn ha

Tổng thu ngân sách nhà nước tên địa bàn 10 năm đạt 14.556 tỷ đồng, tốc độ thu đạt 22%/năm, riêng năm 2010 đạt 3.050 tỷ đồng, gấp 7,3 lần so với năm 2000

và gấp 2,5 lần so với năm 2005 (năm 2010 vùng Tây Nguyên thu 9.719 tỷ đồng).Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm đạt 1,53 tỷ USD, riêng năm 2010 tăng gấp 5,6 lần so với năm 2000 và gấp 2,1 lần so với năm 2005, một số nông sản xuất như chè, cà phê chiếm tỷ trọng khá lớn so với toàn quốc

- Về văn hóa xã hội:

Thực hiện khá tốt chủ trương xã hội hóa lĩnh vực văn hóa - xã hội, huy động được nhiều nguồn lực đầu tư, nhất là lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giáo dục đào tạo và y tế; từng bước xây dựng, hình thành nếp sống văn hóa, văn minh, bảo đảm công bằng xã hội trong đời sống của nhân dân

Đã tập trung các nguồn vốn thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo theo tiêu chí cũ từ 13% năm 2000 giảm xuống còn 8% năm 2005, riêng đồng bào dân tộc thiểu số từ 27% năm 2001 giảm xuống còn 20% năm 2005; theo tiêu chí mới, tỷ lệ hộ nghèo từ 23,7% (cuối năm 2005) giảm xuống còn 5% năm

Trang 11

2010, riêng đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 54% (cuối năm 2005) xuống còn 15% năm 2010 (năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo chung ở Tây Nguyên là 10,23%, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số là 21,69%).

Sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo phát triển nhanh theo hướng đa dạng hóa về loại hình, phương thức đào tạo; hệ thống trường lớp phát triển và được bố trí tương đối hợp lý theo địa bàn dân cư, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; đã hoàn thành cơ bản phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ cở Quy

mô, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngày càng phát triển, nhất là đào tạo nghề, đào tạo cán bộ cơ sở Đến năm 2010, toàn tỉnh có 321.895 học sinh, sinh viên (trong đó học sinh mầm non 52.906 em; học sinh tiểu học, trung học cơ

sở 199.527 em; học sinh trung học phổ thông: 47.420 em; học sinh phổ thông trung học nội trú: 2.348 em; học sinh, sinh viên cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề: 4.694 em; sinh viên đại học 15.000 em); có 100% xã phổ cập tiểu học đạt chuẩn; 93,9% xã phổ cập trung học cơ sở, 99,1% trẻ trong độ tuổi đến trường (Tây Nguyên đạt tỷ lệ 96,90%), 103 trường đạt chuẩn quốc gia (vùng Tây Nguyên có

2005 và gấp 10 lần năm 2001; thu ngân sách nhà nước tại địa bàn tăng khá và liên tục qua các năm

Các vùng kinh tế động lực của tỉnh được hình thành và đang có bước phát triển (TP.Kon Tum gắn với KCN Sao Mai và các khu đô thị mới; huyện Ngọc Hồi

Trang 12

gắn với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y; huyện Kon Plông gắn với Khu du lịch sinh thái Măng Đen) Môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung và ở các xã khó khăn, xã đặc biệt khó khăn nói riêng được cải thiện đáng kể

 Tỉnh ĐắcLắk:

- Lĩnh vực kinh tế:

Nền kinh tế của tỉnh luôn giữ được tốc độ tang cao, bình quân trong 10 năm

2001 – 2010, đạt 10,13%/năm, năm 2011 tăng 12,59%, năm 2012 ước tang 9,42% Các ngành kinh tế duy trì được tang trưởng ổn định nhất là khu vực công nghiệp xây dựng, dịch vụ liên tục có tang trưởng mạnh mẽ Bình quân giai đoạn 2001-

2005, tang trưởng công nghiệp xây dựng đạt 21,3%, dịch vụ đạt 17%, nông lâm ngư nghiệp đạt 4,1% tương ứng ở giai đoạn 2006-2010 là 18,4%, 22,1 và 6,1% và năm 2012 ước tang các chỉ tiêu tương ứng là 9,38%, 13,45 và 6,33%

Quy mô nền kinh tế tăng mạnh qua từng thời kỳ Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh năm 1994) năm 2005 đạt 7.235 tỷ đồng, gấp 1,47 lần giá trị tổng sản phẩm năm 2000, năm 2010 đạt 12.813 tỷ đồng, gấp 2,62 lần năm 2000 và gấp 1,77 năm 2005, năm 2012 ước đạt 15.513 tỷ đồng gấp 3,18 lần năm 2000 và gấp 2,14 lần 2005

Giá trị tổng sản phẩm bình quân đầu người 2012 (tính theo giá hiện hành) ước đạt 26,8 triệu đồng/người, gấp 10,35 lần năm 2000, gấp 5,36 lần 2005

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tang dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong đó, tỷ trọng Nông – Lâm – Ngư nghiệp giảm từ 77,5% năm 2000 xuống còn 45-46% năm 2010, công nghiệp – xây dựng tăng từ 7,3% lên 17-18%, dịch vụ tăng từ 15,2% lên 35-36% vào năm 2012

Bên cạnh những thành tựu, kết quả đã đạt được khi triển khai Nghị Quyết 10-NQ/TW, Tây Nguyên vẫn đứng trước rất nhiều những khó khăn, thử thách còn tồn tại

Ngày đăng: 12/04/2016, 12:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Lê Hồng Anh. “Phát triển Tây Nguyên toàn diện, bền vững”. Tạp chí Cộng sản, số 66 ( 2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển Tây Nguyên toàn diện, bền vững
7. Nguyễn Tấn Dũng. “Tây Nguyên vững bước đi lên”. Tạp chí Cộng sản số 837 (2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tây Nguyên vững bước đi lên
10. Trần Đại Quang. “ Phát triển Tây Nguyên toàn diện, bền vững, xứng đáng với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái đất nước”. Tạp chí cộng sản số 66 (2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển Tây Nguyên toàn diện, bền vững, xứng đáng với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái đất nước
2. Kết luận số 12-KL/TW ngày 24-10-2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (Khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 – 2020 Khác
3. Bùi Minh Đạo - Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững - Hà Nội: khoa học xã hội (2011) Khác
4. Đại học Đà Nẵng - Phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Kỷ yếu hội thảo (2011) Khác
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004). Về triển khai chương trình phát triển nông nghiệp – nông thôn Tây Nguyên và công tác giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên Khác
8. Thủ tướng Chính Phủ(2004). Về một số công tác đối với đạo Tin Lành Khác
9. Thủ tướng Chính phủ(2004). Về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục phát triển các vùng Tây Nguyên toàn diện, bền vững Khác
11. Trương Minh Dục. Một số vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay. Hà Nội: Chính trị quốc gia (2005) Khác
12. Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30-11-2001 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên Khác
13. Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20-07-2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w