1.1 Khái niệm phòng vệ TMQT Phòng vệ thương mại theo đó được hiểu là những biện pháp ngăn chặn, hạn chếáp thuế bổ sung, quy định hạn ngạch… áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ nướcnày
Trang 2CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ TMQT
Trang 31.1 Khái niệm phòng vệ TMQT
Phòng vệ thương mại theo đó được hiểu là những biện pháp ngăn chặn, hạn chế(áp thuế bổ sung, quy định hạn ngạch…) áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ nướcnày sang nước kia, được nước nhập khẩu áp dụng sau một quá trình điều tra mà kếtquả hội đủ ba điều kiện:
(i) Có hiện tượng bán phá giá hoặc bán hàng có trợ cấp hoặc nhập khẩu ồ ạt;(ii) ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu chứng minh được thiệt hại; (iii) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá, bán hàng trợ cấp haynhập khẩu ồ ạt tới ngành hàng sản xuất trong nước của nước nhập khẩu
Mặc dù có thể khác nhau về bản chất, các biện pháp này đều được áp dụngnhằm mục tiêu bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trênthị trường nội địa của nước nhập khẩu Ở thời điểm hiện tại, nói đến các biện phápphòng vệ có thể được xem là nhắc đến các biện pháp liên chống bán phá giá, chốngtrợ cấp và tự vệ
1.2 Một Số Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Phổ Biến
Hệ thống các biện pháp bảo hộ trong thương mại quốc tế (trade remedies) baogồm ba trụ cột, đó là: các biện pháp chống bán phá giá (antidumping), chống trợ cấp(countervailing) và tự vệ thương mại (safeguard) và được áp dụng để bảo vệ thịtrường nội địa trước sự thâm nhập của hàng hóa nước khác
Về bản chất, biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp được ápdụng để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng củahàng hóa nhập khẩu Nói cách khác, biện pháp chống bán phá giá được áp dụng dướidạng thuế nhập khẩu bổ sung hoặc các biện pháp cam kết loại trừ tác động của việcbán phá giá khi hàng hóa nước ngoài được bán phá giá vào thị trường nội địa củanước nhập khẩu và việc bán phá giá đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kểcho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu đó
Trong khi biện pháp chống bán phá giá là để đối phó với hành vi bánsản phẩm với giá thấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các đối thủcạnh tranh thì biện pháp chống trợ cấp được áp dụng để loại bỏ tác động tiêu cực gây
ra cho ngành sản xuất hàng hóa trong nước xuất phát từ các chính sách trợ cấp củachính phủ nước xuất khẩu Khi chính phủ của nước xuất khẩu có các chính sách trợ
Trang 4cấp đối với một loại hàng hóa xuất khẩu và chính sách trợ cấp đó đã tạo lợi thế chocác nhà xuất khẩu của nước đó bán hàng hóa vào một nước khác với mức giá thấpkhiến ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước của nước khác đó không thể cạnhtranh được, lúc đó cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu có thể tiến hành cáccuộc điều tra để áp dụng các biện pháp chống trợ cấp (thuế đối kháng) nhằm loại bỏtác động của các chính sách trợ cấp đó.
Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặcmột số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây rathiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước
Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đốivới dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ
Tuy nhiên, biện pháp tự vệ là một công cụ "phải trả tiền" Điều này cónghĩa là các nước được phép áp dụng nó bảo vệ ngành sản xuất của nước mình nhưngphải "trả giá" cho những thiệt hại mà biện pháp này gây ra cho các nhà sản xuấtnước ngoài (như một hình thức cân bằng cam kết hương mại với nước khác).Cụthể, nước áp dụng biện pháp tự vệ phải bồi thường thương mại cho các nước có hànghóa bị áp dụng biện pháp tự vệ theo các điều kiện nhất định Nếu nước này không tuânthủ, WTO cho phép các nước liên quan được áp dụng biện pháp trả đũa
Trang 5CHƯƠNG 2 CÁC HIỆP ĐỊNH WTO VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ TMQT
Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới được ký kết tại Marrakesh, Maroc vào ngày 15-4 -1994.
Bốn phụ lục đó bao gồm: Các hiệp định quy định các quy tắc luật lệ trongthương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, cơ chế rà soát chính sách thươngmại của các nước thành viên, các thỏa thuận tự nguyện của một số thành viên về một
số vấn đề không đạt được đồng thuận tại diễn đàn chung
2.1 Hiệp định về các Biện pháp tự vệ
Tóm lược
Điều XIX của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại cho phép
một thành viên GATT áp dụng biện pháp tự vệ để bảo vệ ngành công nghiệp nội địakhỏi sự gia tăng đột biến của bất kỳ sản phẩm nhập khẩu nào mà gây ra hoặc đe dọagây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp đó
Mục tiêu chủ yếu của các biện pháp tự vệ là bảo hộ có thời hạn ngành sản xuấtnội địa để ngành này khôi phục khả năng cạnh tranh
Các nhóm nội dung chính của Hiệp định về Biện pháp tự vệ
Nhóm các quy định về điều kiện được phép áp dụng biện pháp tự vệ;
Nhóm các quy định về thủ tục điều tra và cách thức áp dụng biện pháp
tự vệ;
Nhóm các quy định về biện pháp bồi thường;
Nhóm các quy định ưu tiên dành cho các nước đang phát triển
Các biện pháp tự vệ sẽ không được áp dụng đối với sản phẩm có xuất xứ từcác nước thành viên đang phát triển nếu thị phần sản phẩm liên quan không vượt quá3%, và với điều kiện là tổng thị phần nhập khẩu từ các Thành viên đang phát triển cóthị phần nhập khẩu riêng lẻ nhỏ hơn 3% không vượt quá 9% tổng kim ngạch nhậpkhẩu sản phẩm liên quan Một nước thành viên đang phát triển có quyền kéo dài thờihạn áp dụng biện pháp tự vệ trong thời hạn không quá 2 năm sau khi hết thời hạn tối
đa bình thường Một nước thành viên đang phát triển cũng có thể áp dụng lại một biện
Trang 6pháp tự vệ đối với một sản phẩm đã từng bị áp dụng biện pháp này trước đó sau thờigian bằng một nửa thời gian mà biện pháp này được áp dụng trước đây, với điều kiện
là thời gian không áp dụng ít nhất là 2 năm
Điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ
Một nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiếnhành điều tra và chứng minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau:
Hàng hoá liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng;
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp vớihàng hoá đó bị thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng; và
Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến
và thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại nói trên
Điều kiện chung: Việc tăng đột biến lượng nhập khẩu gây thiệt hại nói trên
phải là hiện tượng mà nước nhập khẩu không thể lường trước được khi đưa ra cam kếttrong khuôn khổ WTO
Xác định yếu tố “thiệt hại nghiêm trọng”
Một trong các điều kiện để có thể áp dụng biện pháp tự vệ là phải điều trachứng minh được rằng ngành sản xuất nội địa phải chịu thiệt hại nghiêm trọng từ việchàng nhập khẩu tăng ồ ạt Cụ thể:
Về hình thức, các thiệt hại này có thể tồn tại dưới 02 dạng: thiệt hại thực tế, hoặc nguy cơ thiệt hại (nguy cơ rất gần);
Về mức độ, các thiệt hại này phải ở mức nghiêm trọng (tức là ở mức cao hơn so với thiệt hại đáng kể trong trường hợp của các vụ kiện chống bán
phá giá, chống trợ cấp);
Về phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân
tích tất cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa (ví
dụ tỷ lệ và mức tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay đổi
về doanh số, sản lượng, năng suất, nhân công…)
Ngành sản xuất nội địa liên quan trong vụ việc tự vệ
Ngành sản xuất nội địa liên quan trong vụ việc tự vệ là ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm nhập khẩu bị điều tra (rộng hơn khái
Trang 7niệm ngành sản xuất sản phẩm tương tự nội địa trong các vụ điều tra chống bán phágiá hay chống trợ cấp).
Sản phẩm tương tự được hiểu là sản phẩm giống hệt hoặc nếukhông có sản phẩm giống hệt thì là sản phẩm tương đồng về tính chất, thành phần,chất lượng và mục đích sử dụng cuối cùng;
Sản phẩm cạnh tranh trực tiếp là những sản phẩm có thể thay thếsản phẩm nhập khẩu bị điều tra ở một mức độ nhất định trên và trong các điềukiện của thị trường nước nhập khẩu
Thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ
WTO có đưa ra một số các nguyên tắc cơ bản mà tất cả các thành viên phảituân thủ, ví dụ:
Đảm bảo tính minh bạch
Đảm bảo quyền tố tụng của các bên
Đảm bảo bí mật thông tin
Các điều kiện về biện pháp tạm thời : Trong trường hợp khẩn cấp có thể áp
dụng biện pháp tự vệ tạm thời dựa trên phán quyết sơ bộ về tổn hại nghiêm trọng.Thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời sẽ không được vượt quá 200 ngày
Trên thực tế, một vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thường đi theo trình
tự sau đây:
1 Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của ngành sản xuất nội địa
nước nhập khẩu;
2 Khởi xướng điều tra;
3 Điều tra và công bố kết quả điều tra về các yếu tố:
- Tình hình nhập khẩu;
- Tình hình thiệt hại;
- Mối quan hệ giữa việc nhập khẩu và thiệt hại;
4 Ra Quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ
Việc áp dụng biện pháp tự vệ phải tuân thủ điều kiện gì?
Về hình thức tự vệ, WTO không có quy định ràng buộc về loại
biện pháp tự vệ được áp dụng Trên thực tế các nước nhập khẩu thường áp dụng
biện pháp hạn chế lượng nhập khẩu (hạn ngạch) hoặc tăng thuế nhập khẩu đối với
hàng hoá liên quan
Trang 8 Về mức độ tự vệ, các nước chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ ở mức cần thiết đủ để ngăn chặn hoặc bù đắp các thiệt hại và tạo điều kiện để ngành
sản xuất nội địa điều chỉnh;
Về thời hạn tự vệ, biện pháp tự vệ không được kéo dài quá 4
năm (tính cả thời gian áp dụng biện pháp tạm thời) và phải giảm dần theo định
kỳ sau năm đầu tiên áp dụng Trường hợp biện pháp được áp dụng trên 3 năm thì phải được xem xét lại vào giữa kỳ để cân nhắc khả năng chấm dứt hoặc giảm mức
áp dụng mạnh hơn nữa;
Về gia hạn tự vệ, có thể gia hạn biện pháp tự vệ nhưng nước nhập
khẩu phải chứng minh được rằng việc gia hạn là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại vàrằng ngành sản xuất liên quan đang tiến hành tự điều chỉnh Tổng cộng thời gian
áp dụng và gia hạn không được quá 8 năm
Nước áp dụng biện pháp tự vệ bồi thường cho các nước xuất khẩu
WTO quy định nước nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ phải bồi thường tổnthất thương mại cho các nước xuất khẩu liên quan (thường là việc nước nhập khẩu tựnguyện giảm thuế nhập khẩu cho một số nhóm hàng hoá khác đến từ các nước xuấtkhẩu đó)
Nước nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ phải tiến hành thương lượng với cácnước xuất khẩu về biện pháp đền bù thương mại thoả đáng Trường hợp không đạt
được thoả thuận, nước xuất khẩu liên quan có thể áp dụng biện pháp trả đũa (thường
là việc rút lại những nghĩa vụ nhất định trong WTO, bao gồm cả việc rút lại các
nhượng bộ về thuế quan - tức là từ chối giảm thuế theo cam kết WTO - đối với nước
áp dụng biện pháp tự vệ)
Tuy nhiên, việc trả đũa không được thực hiện trong 3 năm đầu kể từ khi biệnpháp tự vệ được áp dụng (nếu biện pháp áp dụng tuân thủ đầy đủ các quy định củaWTO và thiệt hại nghiêm trọng là thiệt hại thực tế)
2.2 Hiệp định Chống bán phá giá (thực thi điều VI của GATT)
Tóm lược
Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại cho phép
các bên tham gia kí kết hiệp định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá Chi tiếtcác qui tắc về giám sát áp dụng biện pháp này được nêu trong Hiệp định chống bánphá giá kí kết tại vòng đàm phán Tokyo cuối cùng Vòng đàm phán Uruguay đã rà
Trang 9soát lại Hiệp định này để giải quyết nhiều lĩnh vực mà Hiệp định hiện hành còn chưachính xác và chi tiết.
Khái niệm Bán phá giá
Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một
loại hàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hoá đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu.
Thuế chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá giá được sử dụng phổ biến nhất, được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là bán phá
giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó
Về bản chất, đây là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài nhập khẩu là đối tượng của quyết định áp
dụng biện pháp chống bán phá giá
Các nhóm nội dung chính của Hiệp định chống bán phá giá
- Nhóm các quy định về điều kiện áp thuế (cách thức xác định biên phá giá,
thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại, cách thức xác địnhmức thuế và phương thức áp thuế…)
- Nhóm các quy định về thủ tục điều tra (điều kiện nộp đơn kiện, các bước
điều tra, thời hạn điều tra, quyền tố tụng của các bên tham gia vụ kiện, biện pháp tạmthời…)
Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá là gì?
Không phải cứ có hiện tượng hàng hoá nước ngoài bán phá giá là nước nhậpkhẩu có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá đó
Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ
có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành
điều tra chống bán phá giá , ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều
Trang 10 Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và
thiệt hại nói trên;
Biên độ phá giá được tính như thế nào?
Biên độ phá giá được tính toán theo công thức:
Biên độ phá giá = (Giá Thông thường – Giá Xuất khẩu)/Giá Xuất khẩu
Trong đó:
- Giá Thông thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu(hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ
ba; hoặc giá xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng
và khoản lợi nhuận hợp lý – WTO có quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng từngphương pháp này);
- Giá Xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà
nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên)
Xác định yếu tố “thiệt hại”
Về hình thức, các thiệt hại này có thể tồn tại dưới 02 dạng: thiệt hại thực tế, hoặc nguy cơ thiệt hại (nguy cơ rất gần);
Về mức độ, các thiệt hại này phải ở mức đáng kể;
Về phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ
sở phân tích tất cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa (ví dụ tỷ lệ và mức tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu,
thay đổi về doanh số, sản lượng, năng suất, nhân công…)
Theo quy định của WTO, nước nhập khẩu không được tiến hành điều tra (và
không được áp thuế đối kháng) nếu nước xuất khẩu là nước đang phát triển và có lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan ít hơn 3% tổng nhập khẩu hàng hoá tương tự
vào nước nhập khẩu Là một nước đang phát triển, Việt Nam được hưởng quy chếnày
Tuy nhiên, quy định này sẽ không được áp dụng nếu tổng lượng nhập khẩu sảnphẩm liên quan từ tất cả các nước xuất khẩu có hoàn cảnh tương tự (cũng là nướcđang phát triển có lượng nhập khẩu thấp hơn 3%) chiếm trên 7% tổng lượng nhậpkhẩu hàng hoá tương tự vào nước nhập khẩu
Trang 11Quyền kiện chống bán phá giá
Một vụ kiện chống bán phá giá chỉ có thể được tiến hành nếu nó được bắt đầu
bởi các chủ thể có quyền khởi kiện là:
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu (hoặc đạidiện của ngành); hoặc
Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ;
Hầu hết các vụ kiện chống bán phá giá trên thực tế đều được khởi xướng từđơn kiện của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu
Để được xem xét thì đơn kiện phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tựchiếm ít nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ
ý kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện; và
Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩmtương tự chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngànhsản xuất trong nước
Trình tự một vụ kiện chống bán phá giá
Có thể tóm tắt các bước cơ bản của “vụ kiện chống bán phá giá” như sau:
Bước 1 : Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện(kèm theo chứng cứ ban đầu);
Bước 2 : Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra(hoặc từ chối đơn kiện, không điều tra);
Bước 3 : Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt hại (quabảng câu hỏi gửi cho các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin docác bên tự cung cấp);
Bước 4 : Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dụng biệnpháp tạm thời như buộc đặt cọc, ký quỹ );
Bước 5 : Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại (có thểbao gồm điều tra thực địa tại nước xuất khẩu);
Bước 6 : Kết luận cuối cùng;
Bước 7 : Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu kếtluận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại) ;
Trang 12 Bước 8 : Rà soát lại biện pháp chống bán phá giá (hàng năm cơquan điều tra có thể sẽ điều tra lại biên phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu vàđiều chỉnh mức thuế)
Bước 9 : Rà soát hoàng hôn (5 năm kể từ ngày có quyết định ápthuế chống bán phá giá hoặc rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại
để xem xét chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa)
Từ bước 1 đến bước 7 của một vụ điều tra chống bán phá giá thường kéo dàikhoảng 18 tháng đến 2 năm Tuy nhiên, bước 8 và 9 có thể kéo rất dài sau đó
- Về thời hạn áp thuế: Theo quy định của WTO, việc áp thuế chống bán phá
giá không được kéo dài quá 5 năm kể từ ngày có Quyết định áp thuế hoặc kể từ ngàytiến hành rà soát lại;
- Về hiệu lực của việc áp thuế:
+ Quyết định áp thuế chỉ có hiệu lực đối với tất cả hàng hoá liên quan nhậpkhẩu từ nước bị kiện sau thời điểm ban hành Quyết định
+ Quyết định áp thuế có hiệu lực với cả các nhà xuất khẩu mới, người chưa hềxuất khẩu hàng hoá đó sang nước áp thuế trong thời gian trước đó; nhà xuất khẩu mới
có thể yêu cầu cơ quan điều tra tính mức thuế riêng cho mình, nhưng trong thời gianchưa có quyết định về mức thuế riêng thì hàng hoá nhập khẩu của nhà xuất khẩu mớivẫn thực hiện Quyết định áp thuế nói trên;
Trang 13+ Việc áp dụng hồi tố (áp dụng cho những lô hàng nhập khẩu trước thời điểmban hành Quyết định) chỉ được thực hiện nếu thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nộiđịa là thiệt hại thực tế.
2.3 Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng
Tóm lược
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng ra đời dựa trên Hiệp định vềGiải thích và Áp dụng Điều khoản VI, XVI và XXIII đã được thảo luận trước đó tạiVòng đàm phán Tokyo
Khái niệm Trợ cấp
Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước
hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức
sau mang lại lợi íchcho doanh nghiệp/ngành sản xuất:
1 Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp
cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay);
2 Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãithuế, tín dụng);
3 Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầngchung);
4 Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tưnhân tiến hành các hoạt động (i), (ii), (iii) nêu trên theo cách thức mà Chính phủvẫn làm
Các loại trợ cấp và cơ chế áp dụng
Có 03 loại trợ cấp, với quy chế áp dụng khác nhau:
Trợ cấp bị cấm (Trợ cấp đèn đỏ)
Bao gồm:
1 Trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ
thưởng xuất khẩu, trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuếcao hơn mức mà sản phẩm tương tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểmxuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuất khẩu…); hoặc
2 Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu
Trang 14Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm
áp dụng
Trợ cấp không bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn xanh)
Bao gồm:
1 Trợ cấp không cá biệt: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới
một (một nhóm) doanh nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào Tiêu chí để hưởng trợcấp là khách quan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tuỳ tiện xemxét và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào; hoặc
2 Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt):
2 Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiêncứu tiến hành (với một số điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể);
3 Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể
về mức thu nhập bình quân hoặc tỷ lệ thất nghiệp)
4 Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợpvới môi trường kinh doanh mới
Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viênkhác khiếu kiện (tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện)
Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn vàng)
Bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh)
Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO.
“Vụ kiện” chống trợ cấp
Đây thực chất là một quy trình Kiện - Điều tra - Kết luận - Áp dụng biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) mà nước nhập khẩu tiến hành
đối với một loại hàng hoá nhập khẩu từ một nước nhất định khi có những nghi ngờ
rằng hàng hoá được trợ cấp (trừ trợ cấp đèn xanh) và gây thiệt hại đáng kể cho ngành
sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu
Trang 15Thuế đối kháng
Thuế đối kháng (theo ngôn ngữ thông thường là “thuế chống trợ cấp”) làkhoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nướcngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu
Đây là biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) nhằm vào các nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều tra chống trợ
cấp do nước nhập khẩu tiến hành và thuế trợ cấp, nếu có, áp dụng đối với nhà sản xuấtxuất khẩu nước ngoài) chứ không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việctrợ cấp (WTO quy định các cơ chế xử lý khác mang tính đa phương cho trường hợpnày)
Điều kiện áp dụng thuế đối kháng là gì?
Không phải cứ có hiện tượng hàng hoá nước ngoài được trợ cấp là nước nhậpkhẩu có thể áp dụng thuế đối kháng đối với hàng hoá đó
Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp đối kháng (mà chủyếu là thuế đối kháng) chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhậpkhẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống trợ cấp, ra kết luận khẳng định sự tồn tại
đồng thời của cả 03 điều kiện sau:
Hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp (với biên độ trợ cấp - tức là trị
giá phần trợ cấp trên trị giá hàng hoá liên quan - không thấp hơn 1%);
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của
ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);
Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp
và thiệt hại nói trên
Xác định Mức trợ cấp
Nếu Nhà nước cho doanh nghiệp vay một khoản với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất thương mại bình thường cho khoản vay tương tự: Mức trợ
cấp được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức lãi suất này;
Nếu Nhà nước bảo lãnh vay với phí bảo lãnh thấp hơn chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho khoản vay thương mại tương tự nếu không có bảo lãnh
của Nhà nước: Mức trợ cấp sẽ được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức này;
Nếu Nhà nước mua hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ với giá mua cao hơn mức hợp lý hoặc giá cung cấp thấp hơn mức hợp lý (xác định theo các
Trang 16điều kiện thị trường của hàng hoá/dịch vụ liên quan): mức trợ cấp là mức chênhlệnh giá.
Biên độ trợ cấp được tính theo phần trăm mức trợ cấp trên trị giá hàng hoá
Yếu tố “thiệt hại” được xác định như thế nào?
Về hình thức, các thiệt hại này có thể tồn tại dưới 02 dạng: thiệt hại thực tế, hoặc nguy cơ thiệt hại (nguy cơ rất gần);
Về mức độ, các thiệt hại này phải ở mức đáng kể;
Về phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân
tích tất cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa (ví
dụ tỷ lệ và mức tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay đổi
về doanh số, sản lượng, năng suất, nhân công…)
Nguy cơ một mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu không nhiều có thể bị kiện chống trợ cấp
Theo quy định của WTO, nước nhập khẩu không được tiến hành điều tra (và
không được áp thuế đối kháng) nếu nước xuất khẩu là nước đang phát triển và có
lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan ít hơn 4% tổng nhập khẩu hàng hoá tương tự
vào nước nhập khẩu đó Là một nước đang phát triển, Việt Nam được hưởng quy chếnày
Tuy nhiên, quy định này sẽ không được áp dụng nếu tổng lượng nhập khẩu từ
tất cả các nước xuất khẩu có hoàn cảnh tương tự chiếm trên 9% tổng lượng nhập khẩu
hàng hoá tương tự vào nước nhập khẩu
Thực kiện kiện chống trợ cấp
Một vụ kiện chống trợ cấp chỉ có thể được tiến hành nếu nó được bắt đầu bởi
các chủ thể có quyền khởi kiện là:
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu (hoặc đạidiện của ngành); hoặc
Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu;
Để được xem xét thì đơn kiện phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
(i) Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự
chiếm ít nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà sảnxuất đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện; và
Trang 17(ii) Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tựchiếm ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sảnxuất trong nước.
Trình tự tiến hành một vụ kiện chống trợ cấp
Bước 1 : Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện
(kèm theo chứng cứ ban đầu);
Bước 2 : Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra
(hoặc từ chối đơn kiện, không điều tra);
Bước 3 : Điều tra sơ bộ về việc trợ cấp và về thiệt hại (qua bảng
câu hỏi gửi cho các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do cácbên tự cung cấp);
Bước 4 : Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dung biện
pháp tạm thời như buộc đặt cọc, ký quỹ );
Bước 5 : Tiếp tục điều tra về việc trợ cấp và thiệt hại (có thể bao
gồm điều tra thực địa tại nước xuất khẩu);
Bước 6 : Kết luận cuối cùng;
Bước 7 : Quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp (nếu kết luận
cuối cùng khẳng định có việc trợ cấp gây thiệt hại);
Bước 8 : Rà soát lại biện pháp chống trợ cấp (hàng năm cơ quan
điều tra có thể sẽ điều tra lại biên độ trợ cấp thực tế của từng nhà xuất khẩu vàđiều chỉnh mức thuế);
Bước 9 : Rà soát hoàng hôn (5 năm kể từ ngày có quyết định áp
thuế đối kháng hoặc rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xemxét chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa)
Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu không hợp tác, gian lậntrong quá trình điều tra thì sẽ phải chịu mức thuế cao mang tính trừng phạt
Áp dụng thuế đối kháng
Trang 18- Về việc rà soát lại mức thuế: Sau khi áp thuế một thời gian (thường là theo
từng năm) cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra lại để xem xét tăng, giảm mức thuế hoặcchấm dứt việc áp thuế đối kháng nếu có yêu cầu;
- Về thời hạn áp thuế: Việc áp thuế đối kháng không được kéo dài quá 5 năm kể từ
ngày có Quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát lại trừ khi cơ quan cóthẩm quyền thấy rằng việc chấm dứt áp thuế sẽ dẫn tới việc tái trợ cấp hoặc gây thiệthại;
- Về hiệu lực của việc áp thuế: Quyết định áp thuế chỉ có hiệu lực đối với hàng hoá
liên quan nhập khẩu sau thời điểm ban hành Quyết định; việc áp dụng hồi tố (áp dụngcho những lô hàng nhập khẩu trước thời điểm ban hành Quyết định) chỉ được thựchiện nếu thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa là thiệt hại thực tế
CHƯƠNG 3 PHÁP LỆNH, QUYẾT ĐỊNH CỦA VIỆT NAM VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ
3.1 Pháp lệnh chống bán phá giá
Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ quốc hội số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày
29 tháng 4 năm 2004 về việc Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Pháp lệnh này quy định về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vàoViệt Nam Pháp lệnh bao gồm 6 chương và 29 điều và có hiệu lực từ 01/10/2004
Nội dung chính của pháp lệnh
- Phạm vi điều chỉnh
Pháp lệnh này quy định về các biện pháp chống bán phá giá Thủ tục, nội dungđiều tra để áp dụng các biện pháp đó đối với hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vàoViệt Nam
- Xác định hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam
+ Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khinhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam) nếuhàng hoá đó được bán với giá thấp hơn giá thông thường theo quy định tại khoản 2 vàkhoản 3 Điều này
Trang 19+ Giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể sosánh được của hàng hoá tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước hoặcvùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường
+ Trong trường hợp khác xác định như sau:
a) Giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự của nước hoặc vùng lãnh thổxuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong các điều kiện thương mạithông thường;
b) Giá thành hợp lý của hàng hoá cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận
ở mức hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nướchoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba
- Nguyên tắc áp dụng biện pháp chống bán phá giá
1 Biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp
lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước
2 Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện khi đãtiến hành điều tra và phải dựa trên các kết luận điều tra quy định tại Chương II củaPháp lệnh này
3 Biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng trực tiếp đối với hànghoá bán phá giá vào Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh này
4 Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá không được gây thiệt hạiđến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước
- Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giávào Việt Nam khi có hai điều kiện sau đây:
1 Hàng hoá bị bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá phảiđược xác định cụ thể;
2 Việc bán phá giá hàng hoá là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây rathiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước
- Căn cứ tiến hành điều tra
1 Việc điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện khi có
hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện chongành sản xuất trong nước
khi có hai điều kiện sau đây:
a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá do họ sản xuất hoặc đạidiện chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá tương tự của