Theo quy định hiện hành của nước ta, các tư liệu lao độngđược coi là TSCĐ phải có giá trị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1năm trở lên.Là số vốn đầu tư ứngtrước để mua sắm, xây
Trang 1CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Những lý luận chung về vốn cố định.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của Vốn cố định.
1.1.1.1 Khái niệm VCĐ
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được pháp luật thừa nhận, thực hiệ
n các hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích kiếm lời trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh được hiểu là việc thực hiện một hoặcmột số hoặc toàn bộ quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặcdịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời
Một doanh nghiệp ra đời phải thoả mãn được các quy định của phápluật và để tồn tại thì doanh nghiệp cần tiến hành sản xuất kinh doanh Tư liệulao động, đối tượng lao động và sức lao động là những yếu tố cơ bản và thiếtyếu của quá trình hoạt động này Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, cácdoanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô vàđiều kiện kinh doanh của mình để có được các yếu tố đó Vốn giúp doanhnghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, yếu tố đầuvào và trang trải cho các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanhnhằm mục đích cuối cùng là thu lợi nhuận.Vậy có thể nói rằng vốn là điềukiện tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nói cách khác, đó là biểu hiện bằng tiền
của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuấtkinh doanh nhằm mục đích sinh lời
Trang 2Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu cógiá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Theo quy định hiện hành của nước ta, các tư liệu lao độngđược coi là TSCĐ phải có giá trị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1năm trở lên.
Là số vốn đầu tư ứngtrước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy
mô vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô TSCĐ, ảnh hưởng rất lớnđến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Chính vì vậy quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trongquản lý kinh doanh của doanh nghiệp Điều đó không chỉ có chổ ở vốn cốđịnh thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanhnghiệp mà còn việc sử dụng vốn cố định thường gắn liền tới hoạt động đầu tưdài hạn, thu hồi vốn chậm và dễ gặp rủi ro
sử dụng trong nhiều năm nay, tuy hình thái vật chất và đặc tính sử dụng banđầu không thay đổi nhưng giá trị của nó lại bị hao mòn và dịch chuyển dầntừng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra nên vốn cố định cũng có nhữngđặc điểm cơ bản:
Trang 3- VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Điềunày xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là được sử dụng lâu dài, sau trong nhiềunăm mới cần được thay thế, đổi mới.
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, VCĐ được luânchuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm Phần giá trị chuyển này của VCĐđược phản ánh dưới hình thức chi phí khấu hao TSCĐ, tương ứng với phầngiá trị hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp
- Sau nhiều chu kì kinh doanh VCĐ mới hoàn thành một vòng luânchuyển Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, phần VCĐ đã tích lũy lại sẽ tăng dần lên,còn phần VCĐ đầu tư ban đầu vào TSCĐ của doanh nghiệp lại giảm dầnxuống theo mức độ hao mòn Cho đến khi TCSĐ của doanh nghiệp hết thờihạn sử dụng, giá trị của nó được thu hồi hết dưới hình thức khấu hao tính vàogiá trị sản phẩm thì VCĐ cũng hoàn thành một vòng luân chuyển
Từ đặc điểm luân chuyển của vốn cố định ta nhận thấy:
- Để hình thành TSCĐ doanh nghiệp đã phải ứng ra một số vốn rất lớn,
do đó để sử dụng VCĐ một cách có hiệu quả và tiết kiệm thì doanh nghiệpcần phải cân nhắc, tính toán, dự đoán chính xác ngay từ bước đầu lựa chọnphương án, dự án đầu tư
- Trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ hai bộphận giá trị của VCĐ đó là: một mặt quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản cốđịnh là hình thái hiện vật của vốn, mặt khác phải quản lý và sử dụng hiệu quảtiền khấu hao TSCĐ Ngoài ra, cần có biện pháp để phòng chống rủi ro gâytổn hại đến tài sản có thể xảy ra như thiên tai, lạm phát…
1.1.1.3 Phân loại tài sản cố định
Trang 4Phân loại tài sản cố định là việc phân chia toàn bộ tài sản cố địnhcủa doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản
lý của doanh nghiệp Thông thường có những cách phân loại sau:
• Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện:
Theo phương pháp này tài sản cố định của doanh nghiệp được chiathành 2 loại: tài sản cố định có hình thái vật chất (tài sản cố định hữu hình) vàtài sản cố định không có hình thái vật chất (tài sản cố định vô hình)
- Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu được biểuhiện bằng các hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị,phương tiện vận tải, các vật kiến trỳc…Những tài sản cố định này có thể làtừng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộphận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhấtđịnh trong quá trình sản xuất kinh doanh
- Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định không có hình tháivật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trựctiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lậpdoanh nghiệp, chi phí về sử dụng đất, chi phí mua bằng phát minh sáng chếhay nhãn hiệu thương mại…
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu đầu tư vàotài sản cố định hữu hình và vô hình Từ đó lựa chọn các quyết định đầu tưhoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất
• Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng:
Theo tiêu thức này toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chiathành 3 loại:
Trang 5-Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: là những tài sản cốđịnh dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuấtkinh doanh phụ của doanh nghiệp.
-Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốcphòng Đó là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý và sử dụng chocác hoạt động phúc lợi , sự nghiệp (như các công trình phúc lợi), các tài sản
cố định sử dụng cho hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng của doanhnghiệp
Các tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước Đó lànhững tài sản cố định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặccho Nhà nước theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu tài sản cốđịnh của mình theo mục đích sử dụng nó Từ đó có biện pháp quản lý tài sản
cố định theo mục đích sử dụng sao cho có hiệu qủa nhất
• Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế :
Căn cứ vào công dụng kinh tế của tài sản cố định, toàn bộ tài sản cốđịnh của doanh nghiệp có thể chia thành các loại sau:
- Nhà cửa vật kiến trúc: là những tài sản cố định của doanh nghiệpđược hình thành sau quá trình thi công xây dựng như nhà xưởng, trụ sở làmviệc, nhà kho, tháp nước, hàng rào, sân bay, đường xá, cầu cảng…
- Máy móc thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng tronghoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc thiết bị độnglực, máy móc công tác, thiết bị chuyên dùng, những máy móc đơn lẻ…
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tảinhư phương tiện đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống
Trang 6và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, hệ thống thông tin, đường ốngdẫn nước, khí đốt, băng tải…
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong côngtác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính,thiết bị điện tử, thiết bị dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, mỏy hút bụi,hót Èm…
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm: là các vườncây lâu năm như vườn chè, vườn cà phê, vườn cây cao su, vườn cây ăn quả,thảm cỏ, thảm cây xanh, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đànbũ…
- Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các loại tài sản cố định khácchưa liệt kê vào 5 loại trên như tác phẩm nghệ thuật, tranh ảnh…
Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại tài sản cốđịnh trong doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng tàisản cố định và tính toán khấu hao tài sản cố định chính xác
• Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng:
Căn cứ vào tình hình sử dụng người ta chia tài sản cố định của doanhnghiệp thành các loại:
-Tài sản cố định đang sử dụng: đó là những tài sản cố định của doanhnghiệp đang sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạtđộng phóc lợi, sự nghiệp hay an ninh quốc phòng của doanh nghiệp
-Tài sản cố định chưa cần dùng: là những tài sản cố định cần thiết chohoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp,song hiện tại chưa cần dùng, đang dự trữ để sử dụng sau này
Trang 7-Tài sản không cần dùng chờ thanh lý: là những tài sản không cần thiếthay không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cầnđược thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đó bỏ ra ban đầu.
Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả tài các sản cốđịnh của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có nâng cao hơn nữa hiệu quả sửdụng chúng
Kết cấu tài sản cố định là tỷ trọng giữa nguyên giá của một loại tài sản
cố định nào đó so với tổng nguyên giá các loại tài sản cố định của doanhnghiệp tại một thời điểm nhất định Kết cấu tài sản cố định giữa các doanhnghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau hoặc thậm chí trong cùng ngànhsản xuất cũng không hoàn toàn giống nhau Sự khác biệt hoặc biến động củakết cấu tài sản cố định của doanh nghiệp trong các thời kỳ khác nhau chịu ảnhhưởng của nhiều nhân tố như quy mô sản xuất, khả năng thu hút vốn đầu tư,khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuậttrong sản xuất Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp, việc phân loại và phântích tình hình kết cấu tài sản cố định là việc làm cần thiết giúp doanh nghiệpchủ động điều chỉnh kết cấu tài sản cố định sao cho có lợi nhất cho việc nângcao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
1.1.2 Nguồn hình thành vốn kinh doanh
Vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nên lựa chọn cơ cấunguồn vốn như thế nào để vừa đáp ứng được nhu cầu vốn vừa giảm được chiphí sử dụng, đảm bảo an toàn về mặt tài chính là một bài toán khó Do đó đòihỏi doanh nghiệp phải phân biệt rõ các loại nguồn vốn
1.1.2.1 Căn cứ vào quan hệ sở hữu
Dựa theo quan hệ sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp được hìnhthành từ 2 nguồn: nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
Trang 8- Nguồn vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủdoanh nghiệp, bao gồm: vốn chủ sở hữu bỏ vào hoạt động kinh doanh và phầnvốn được hình thành từ kết quả kinh doanh, đó là lợi nhuận giữ lại để tái đầu
tư, quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính Vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp tại một thời điểm có thể được xác định theo công thức:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản - Nợ phải trả
- Nợ phải trả: là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ tài chính mà chủdoanh nghiệp phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế, bao gồm: các khoảnvay, các khoản phải trả người bán, phải trả người lao động, thuế và các khoảnphải nộp nhà nước, các khoản phải trả phải nộp khác
Cách phân loại trên giúp nhà quản lý có thể xác định được mức độ antoàn tài chính, từ đó lựa chọn quyết định huy động vốn, điều chỉnh cơ cấunguồn tài trợ hợp lý, tối ưu để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo tìnhhình tài chính lành mạnh, tối thiểu hoá rủi ro, đáp ứng được yêu cầu của hoạtđộng kinh doanh
1.1.3.2 Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn
Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp rathành 2 loại là nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời
- Nguồn vốn tạm thời: Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dướimột năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chấttạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Nguồn vốn thường xuyên: Là tổng thể nguồn vốn có tính chất ổn định
mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh Nguồn vốn nàythường được sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận TSLĐthường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 9Việc phân loại này giúp doanh nghiệp xem xét huy động vốn phù hợpvới tính chất và thời gian sử dụng, đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn cho sản xuấtkinh doanh.
1.1.3.3 Căn cứ vào phạm vi huy động vốn
Căn cứ vào phạm vi huy động, vốn của doanh nghiệp có thể chia thànhnguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài
- Nguồn vốn bên trong: Là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư
từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra
Nguồn vốn bên trong giúp cho doanh nghiệp phát huy được tính tự chủtrong việc sử dụng vốn đồng thời thể hiện khả năng tự tài trợ của doanhnghiệp Nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận giữ lại
để tái đầu tư, khoản khấu hao tài sản cố định, tiền nhượng bán tài sản, vật tưkhông cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ
- Nguồn vốn bên ngoài: Là nguồn vốn huy động từ bên ngoài doanhnghiệp để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiềuhình thức và phương pháp mới cho phép DN huy động vốn từ bên ngoài.Nguồn vốn này bao gồm: vay người thân (đối với DN tư nhân), vay ngânhàng thương mại và các tổ chức tài chính khác, góp vốn liên doanh liên kết,tín dụng thương mại của nhà cung cấp, thuê tài sản, huy động vốn bằng pháthành chứng khoán (đối với một số loại hình DN được nhà nước cho phép)
Với cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp có sự lựa chọn khi huyđộng vốn sao cho cơ cấu nguồn vốn tối ưu hay cơ cấu nguồn vốn có chi phíthấp nhất và mang lại hiệu quả cao nhất Nguồn vốn bên trong quan trọng
Trang 10nhưng thường không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp đòihỏi doanh nghiệp phải huy động cả nguồn vốn bên ngoài Tùy từng loại hìnhdoanh nghiệp khác nhau mà có cách kết hợp các nguồn tài trợ khác nhau.
Từ các cách phân loại trên có thể thấy vốn kinh doanh trong doanhnghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau Việc quản lý và sử dụngvốn thế nào cho hiệu quả nhất đó là một vấn đề không đơn giản, đòi hỏi nhàquản trị phải có sự hiểu biết cần thiết về từng nguồn, từ đó đề ra các giải phápchủ động trong việc khai thác các nguồn vốn khác nhau để đảm bảo an toàntài chính, tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn mà vẫn cho lợi nhuận kinh tế cao,hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cố định trong doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn cố định được hiểu trên hai khía cạnh:
-Với số vốn cố định hiện có, doanh nghiệp có thể sản xuất thêm mộtlượng sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, từ đó làm tăng doanh thu vàlợi nhuận cho doanh nghiệp
-Đầu tư thêm vốn vào tài sản cố định mà vẫn đảm bảo cơ cấu tài sản cốđịnh hợp lý, nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụtrên thị trường, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, sao chođảm bảo tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn
Trang 111.2.2 Nội dung nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ
1.2.2.1 Lựa chọn quyết định đầu tư TSCĐ
Lựa chọn đúng phương án đầu tư và kế hoạch kinh doanh của doanhnghiệp giúp cho các nhà quản trị có thể dự báo nhu cầu vốn cố định tươngđối chính xác với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp cũng như tỷ trọng đầu tưvào mỗi loại tài sản nhằm phát huy tối đa công dụng của mỗi loại tài sản,nâng cao hiệu suất hoạt động
Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ các doanh nghiệp có thểdựa vào các căn cứ sau:
- Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao
để đầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại và các năm tiếp theo;
- Khả năng ký kết hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác;
- Khả năng huy động vốn dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặcphát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn;
- Các dự án đầu tư TSCĐ tiền khả thi và khả thi đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt
1.2.2.2 Lựa chọn phương pháp khấu hao
Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ luôn
bị hao mòn dưới hai hình thức là:
- Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sử dụng
và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng Nguyên nhân của hao mòn hữuhình trước hết là do các yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng TSCĐ nhưthời gian và cường độ sử dụng TSCĐ; việc chấp hành các quy trình quy phạm
kỹ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ Tiếp đến là các yếu tốthuộc môi trường tự nhiên, ngoài ra còn có các yếu tố như chất lượng nguyênvật liệu, trình độ kỹ thuật công nghệ chế tạo TSCĐ
Trang 12- Hao mòn vô hình: là sự giảm sút thuần túy về giá trị của TSCĐ, biểuhiện ở sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoahọc kỹ thuậ, công nghệ sản xuất.
Về mặt kinh tế, hao mòn TSCĐ xảy ra dưới hình thức nào cũng là sựtổn thất giá trị TSCĐ của doanh nghiệp Vì thế trong quá trình sử dụng, cácdoanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế và giảm thiểu tối đanhững tổn thất do hao mòn TSCĐ Nhằm mục đích bù đắp các hao mònTSCĐ và thu hồi số VCĐ đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mởrộng TSCĐ thì các doanh nghiệp tiến hành khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu
hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụnghữu ích của TSCĐ
Về mặt kinh tế, khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí SXKD
và được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ Tuy nhiên, khác với các loạichi phí khác, khấu hao là khoản chi phí được phân bổ nhằm thu hồi vốn đầu
tư ứng trước để hình thành TSCĐ, vì thế không tạo nên dòng tiền mặt chi ra
trong kỳ Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ hao
mòn của TSCĐ và thu hồi đầy đủ số VCĐ đầu tư ban đầu vào TSCĐ Điềunày không chỉ đảm bảo tính chính xác của chi phí khấu hao trong giá thànhsản phẩm, đánh giá đúng hiệu quả SXKD của doanh nghiệp, mà còn góp phầnbảo toàn được VCĐ, đáp ứng yêu cầu thay thế đổi mới hoặc nâng cấp TSCĐcủa doanh nghiệp
Thông thường có các phương pháp khấu hao TSCĐ chủ yếu như sau:
Phương pháp khấu hao đường thẳng: Đây là phương pháp đơn giản nhất,
được sử dụng phổ biến để tính khấu hao trong doanh nghiệp Theo phươngpháp này mức khấu hao và tỷ lệ khâu hoa hàng năm được tính bình quân
Trang 13trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ Công thức xác định:
MKH =
TKH =
Trong đó: MKH : Mức khấu hao hàng năm
TKH: Tỷ lệ khấu hao hàng năm
NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu haoT: Thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ
Ưu điểm
+Tính toán đơn giản
+Chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành sản phẩm ổn định nênkhông gây đột biến về giá thành
+Cho phép doanh nghiệp dự kiến trước được thời hạn thu hồi đủ vốn đầu
Phương pháp khấu hao nhanh: thực chất của phương pháp này là đẩy nhanh
việc thu hồi vốn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ, bao gồm 2 phươngpháp:
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
MKH = GCt x TKHđ
Trong đó: MKH: Mức khấu hao năm t
GCt:: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm t
TKH: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐt: Thứ tự năm sử dụng
Theo phương pháp này, do ảnh hưởng của các yếu tố kĩ thuật tính toánnên đến hết cuối năm sẽ còn lại một phần giá trị TSCĐ chưa được thu hồi hết
+Phương pháp khấu hao theo tổng số năm sử dụng:
MKHt = NGKH x TKH
Trong đó: MKHt: Mức khấu hao TSCĐ năm t
NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao
TKHt: Tỷ lệ khấu hao năm thứ t cần phải tính khấu hao
Ưu điểm:
Trang 14+ Giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thu hồ vốn đầu tư, hạn chế ảnhhưởng của hao mòn vô hình.
+ Tạo lá chắn thuế từ khấu hao cho doanh nghiệp
Nhược điểm:
+ Khấu hao nhanh làm chi phí kinh doanh trong những năm đầu tăng lên,làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính.+ Việc tính khấu hao cũng phức tạp hơn và trong mức độ nhất định làmcho chi phí khấu hao không hoàn toàn phù hợp với mức độ hao mòn TSCĐ
Phương pháp khấu hao theo sản lượng
MKHt = Q SPt x MKHsp
Trong đó: MKHt: Mức khấu hao TSCĐ năm t
Q SPt: Số lượng sản phẩm sản xuất năm t
MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩmPhương pháp này thích hợp với những TSCĐ hoạt động có tính chấtthời vụ, liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm Do đó nó phản ánhhợp lí hơn mức độ hao mòn TSCĐ vào giá tri sản phẩm Tuy nhiên phươngpháp này đòi hỏi việc thống kê khối lượng sản phẩm, công việc do TSCĐthực hiện trong kì phải rõ ràng, đầy đủ
1.2.2.3 Quản lý và sử dụng quỹ khấu hao
Số tiền khấu hao thu hồi được tích lũy lại hình thành nên quỹ khấu haoTSCĐ của doanh nghiệp Trong quá trình kinh doanh, DN có quyền chủ động
sử dụng số tiền khấu hao một cách linh hoạt, hiệu quả nhưng phải đảm bảohoàn trả đúng hạn Quỹ khấu hao này được dùng để tái sản xuất giản đơnhoặc mở rộng các TSCĐ của DN Khi TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng hoặc xétthấy việc sử dụng TSCĐ cũ không còn đem lại hiệu quả kinh tế thì DN phảimạnh dạn thay thế, đổi mới để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ.1.2.2.4 Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ
Việc phân công, phân cấp quản lý sẽ góp phần phát huy tối đa hiệu quảmỗi loại TSCĐ trong quá trình sử dụng, phối hợp một cách nhịp nhàng các
Trang 15loại tài sản có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau cũng như nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh, tránh gây lãng phí hay làm mất mát TSCĐ.
Các doanh nghiệp cũng có thể thay đổi cơ chế tài sản và các loại vốnphục vụ cho việc phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả hơn Hoặc có thể chocác tổ chức và cá nhân khác thuê hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý
và sử dụng của mình để nâng cao hiệu qủa sử dụng, tăng thu nhập song phảitheo dõi, thu hồi tài sản cho thuê khi hết hạn Các tài sản cho thuê hoạt độngdoanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao theo chế độ quy định
Doanh nghiệp cũng có thể nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạchậu về kỹ thuật để thu hồi vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp có hiệu quả hơn Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể thanh
lý những TSCĐ đã lạc hậu mà không thể nhượng bán hoặc đã hư hỏng màkhông có khả năng phục hồi
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị VCĐ của DN
* Hiệu suất sử dụng VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ
tham gia sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ
* Hàm lượng VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanhthu thuần thì cần bao nhiêu đồng VCĐ Hàm lượng VCĐ càng thấp thì hiệusuất sử dụng VCĐ càng cao
* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ:
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt độngkinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế
* Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Trang 16Hiệu suất sử dụngTSCĐ =
Doanh thu thuần trong kỳNguyên giá TSCĐ bình quân trongkỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tham gia trong kỳ thamgia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này cũng cho phép đánhgiá trình độ sử dụng VCĐ của DN
* Hệ số hao mòn TSCĐ:
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệpvừa phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của TSCĐ cũng nhưVCĐ ở thời điểm đánh giá Hệ số này càng cao càng chứng tỏ TSCĐ đã cũ vàcần được đầu tư mua mới
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định.
1.3.1 Các nhân tố khách quan:
- Cơ chế quản lý và các chính sách của nhà nước: Nhà nước tạo hành
lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuấtkinh doanh theo những ngành nghề mà doanh nghiệp đã lựa chọn và hướngcác hoạt động đó theo chính sách quản lý kinh tế vĩ mô Vì vậy, chỉ một thayđổi nhỏ trong cơ chế quản lý và chính sách của nhà nước như: việc quy địnhtrích khấu hao, tỷ lệ trích lập các quỹ, các văn bản chính sách về thuế xuấtnhập khẩu đến chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích nhập khẩu một
số loại công nghệ nhất định đều ảnh hưởng đến công tác quản trị VCĐ, VLĐcủa doanh nghiệp
- Đặc thù của ngành nghề sản xuất kinh doanh: Đặc thù của ngành
nghề sẽ quyết định đến cơ cấu đầu tư, cơ cấu vốn cũng như vòng quay vốncủa doanh nghiệp Do đó, việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng
Trang 17vốn của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình ngành là cần thiết nhằm pháthiện những ưu điểm, hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn.
- Lạm phát trong nền kinh tế: Lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp thông qua giá cả đầu vào và đầu ra Khi giá của cácyếu tố đầu vào tăng cao trong khi giá của đầu ra không tăng hoặc tăng với tốc
độ không bằng tốc độ tăng của yếu tố đầu vào, trong điều kiện các yếu tốkhác không đổi, thì sẽ làm cho lợi nhuận bị giảm xuống, từ đó tỷ suất lợinhuận trên vốn sẽ giảm Ngoài ra lạm phát còn ảnh hưởng đến công tác tríchkhấu hao Do khấu hao được tính trên giá trị sổ sách tại lúc đem vào sử dụngnên giá trị khấu hao không đủ để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất TSCĐ mới
- Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường ảnh hướng tới cơ hội đầu tư,
chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp.
- Sự tiến bộ của khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ có thể sẽ là
cơ hội khi doanh nghiệp chấp nhận đầu tư mạo hiểm tiếp cận kịp thời với tiến
bộ khoa học công nghệ, còn sẽ là nguy cơ nến doanh nghiệp không kịp thờiđầu tư đổi mới Sự tiến bộ của khoa học công nghệ làm tăng hao mòn vô hìnhcủa tài sản từ đó góp phần làm mất vốn của doanh nghiệp
- Rủi ro bất thường trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp:
như xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh, thị trường tiêu thụ không ổn định, thịhiếu tiêu dùng thay đổi ,hay những rủi ro doanh nghiệp khó có thể lườngtrước được như thiên tai lũ lụt, hoả hoạn, hạn hán Đây cũng chính là mộttrong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp
1.3.1.2 Các nhân tố chủ quan:
Trang 18- Các quyết định đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp.
Trong trường hợp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đầu tư đúngđắn và hợp lý không những giúp doanh nghiệp tăng được số vốn cố định hiện
có mà cũng giúp doanh nghiệp có được những tài sản cố định tiên tiến, hiệnđại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó nâng cao hiệuquả sử dụng vốn cố định Ngựơc lại, khi doanh nghiệp có những sai lầm trongcác quyết địnhđầu tư sẽ dẫn đến việc đầu tư mua sắm tài sản cố định khônghợp lý hoặc mua sắm phải tài sản lớn, lạc hậu, làm cho hiệu quả sử dụng vốnthấp, doanh nghiệp có thể bị mất vốn do ảnh hưởng của hao mòn vô hình
- Do việc khấu hao và quản lý sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố định.
Khấu hao tài sản cố định hàng năm là một nội dung quan trọng để quản
lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp Thông quakhấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp sẽ thấy được tình hình tăng giảm vốn
cố định, hiện trạng tài sản cố định trong năm, từ đó đưa ra được các quyếtđịnh đúng đắn trong đầu tư đổi mới, thay thế tài sản cố định phục vụ cho mụcđích phát triển lâu dài trong tương lai
Về nguyên tắc mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của tàisản cố định (cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) Nếu khấu hao thấphơn mức hao mòn thực tế sẽ không đảm bảo thu hồi vốn khi tài sản cố địnhhết thời hạn sử dụng Ngược lại sẽ làm tăng chi phí một cách giả tạo, làmgiảm lợi nhuận của doanh nghiệp Hơn nữa việc khấu hao không đủ khônghợp lý sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố địnhkhông phù hợp với yêu cầu thực tế về tài sản cố định của doanh nghiệp
- Cơ cấu vốn: Bố trí cơ cấu vốn càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử
dụng vốn càng được nâng cao Bố trí cơ cấu vốn không phù hợp làm mất cân
Trang 19đối giữa TSLĐ và TSCĐ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu một loại tài sảnnào đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Huy động vốn: Nhu cầu sử dụng vốn đến đâu, doanh nghiệp huy động
vốn đến đó để không xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn Việc huy độngvốn hợp lý sẽ đảm bảo cho việc sử dụng vốn có hiệu quả cao hơn Mặt khác
sử dụng vốn còn chịu ảnh hưởng của tỷ lệ lãi suất huy động và thời gian huyđộng vốn Lựa chọn và tìm được nguồn tài trợ thích hợp là nhân tố trực tiếpquyết định đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
- Trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp: đây là
yếu tố vô cùng quan trọng đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Một
bộ máy quản lý tốt có trình độ quản lý cao sẽ giúp cho hoạt động sử dụng vốn
có hiệu quả, đạt kết quả cao và ngược lại Do đó doanh nghiệp phải nâng caotrình độ quản lý đặc biệt là đối với cán bộ quản lý tài chính về chuyên mônnghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm để đảm bảo an toàn về tài chính trong quátrình hoạt động kinh doanh
Trang 20CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ HDN
2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ HDN
Công nghệ HDN
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiết bị và Công nghệ HDN đượcPhòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh vào tháng 3 năm 2006 đánh dấu sự khởi đầu củaHDN trong lĩnh vực cung cấp thiết bị y tế với các sản phẩm như máy điện tim,x-quang, máy rửa film, máy siêu âm chẩn đoán, máy thở
- Tên giao dịch: Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiết bị và Công nghệHDN
- Tên tiếng Anh: HDN Equipment and Technology CompanyLimited
- Trụ sở: Số 55, Ngõ 178/1 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 84-4-35377463
- Fax: 84-4-35377464
- E-mail: hdn@hdn.com.vn, ctyhdn@fpt.vn
- Website: hdn.com.vn
- Sáng lập viên: Lê Trung Hải, Nguyễn Hữu Nam
- Người đại diện pháp luật: Nguyễn Hữu Nam – chức vụ: Giám đốc
- Vốn điều lệ: 31.000.000.000 VND (ba mươi mốt tỷ đồng)
- Lĩnh vực hoạt động chính: Phân phối thiết bị y tế, thiết bị môitrường
2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh
Trang 21HDN là công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối thiết bị
y tế tại Việt Nam Tháng 3 năm 2006 đánh dấu sự khởi đầu của HDN tronglĩnh vực cung cấp thiết bị y tế với các sản phẩm như máy điện tim, x-quang,máy rửa film, máy siêu âm chẩn đoán, máy thở Dần dần, hoạt động của HDNtrở nên chuyên nghiệp hơn bằng việc tập trung vào các lĩnh vực: chẩn đoánhình ảnh và thiết bị phòng mổ HDN đã thiết lập quan hệ và trở thành nhàphân phối độc quyền của một số hãng lớn như:
- DMS-APELEM (Pháp), DR( Hàn Quốc): Máy chụp x-quang và máy
- TEKNO (Đức): toàn bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi và dao mổ điện
- INCINER8 (Anh): Hệ thống xử lý chất thải nguy hại
Năm 2006, HDN mở rộng hoạt động sang lĩnh vực vật lý trị liệu vàphục hồi chức năng bằng việc thiết lập quan hệ đối tác với một loạt các nhàsản xuất hàng đầu thế giới như: Chattanooga (Mỹ), A-Circle (Ý),và trở thànhnhà phân phối hàng đầu miền Bắc trong lĩnh vực này
HDN cũng mở rộng hoạt động sang lĩnh vực giặt tẩy, tiệt trùng dùngcho phòng lab và các bệnh viện HDN đã đặt quan hệ với các hãng lớn củachâu Âu và Hàn Quốc như Danube International (Pháp), LTE-Scientific(Anh), Elma (Đức), Visco (Hàn Quốc),
HDN ngày nay trở thành một công ty có khả năng cung cấp linh hoạt,đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe của khách hàng về số lượng, chất lượng
Trang 22và tiến độ giao hàng Ngoài ra, với một đội ngũ kỹ thuật có trình độ chuyênmôn và kinh nghiệm, có thể thực hiện các dịch vụ sau bán hàng, bảo hành bảotrì một cách chuyên nghiệp và kịp thời.
- Chẩn đoán hình ảnh
HDN là trong một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực cung cấp
hệ thống máy siêu âm đen trắng, 3 chiều, 4 chiều của Fukuda Denshi(Nhật) ,HDN còn cung cấp các hệ thống chẩn đoán hình ảnh khác như x-quang cao tần, di động, C-Arm, hệ thống chụp vú, máy rửa film, dopplerxương sọ của hãng DMS-APELEM (Pháp) và MIS (Hàn Quốc) bên cạnh đó
là thiết bị đo mật độ xương bằng việc phân phối máy đo loãng xương của DR(Hàn Quốc)
- Giải pháp hệ thống xử lý chất thải nguy hại
HDN là đại diện độc quyền của hãng Inciner8 (Anh Quốc) INCINER8
là nhà cung cấp Lò đốt chất thải rắn chuyên nghiệp hàng đầu thế giới có trụ sởtại Anh
Hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt tại hơn 90 nước trên thế giới
và đã có mặt ở các tỉnh thành Việt Nam như Hà Nội, TP HCM, Tuyên Quang,Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Cạn, Lai Châu, ThanhHoá, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nha Trang, Bình Phước
- Hệ thống thiết bị phòng mổ và cấp cứu hồi sức
HDN có thể đưa ra giải pháp tổng thể cho hệ thống phòng mổ, từ bàn
mổ, đèn mổ cao cấp của hãng Merivaara (Phần Lan) đến những thiết bị cóchất lượng cao và giả cả hợp lý của Mek (Hàn Quốc) HDN cũng cung cấp hệthống máy thở , máy gây mê kèm thở hiện đại của hãng Mek (Hàn Quốc), dao
mổ điện, bơm tiêm điện và bơm truyền dịch…
Trang 23- Giải pháp giặt là, tiệt trùng và tiệt khuẩn cho bệnh viện
Là đối tác phân phối của tập đoàn Danube International (Pháp), Scientific (Anh), Hangseong (Hàn Quốc), HDN đứng đầu trong lĩnh vực phânphối giặt là và tiệt trùng cho bệnh viện Công ty đang cung cấp các thiết bịgiặt là, tiệt khuẩn hơi nước công suất từ 30-10.000 lít, bồn rửa tiệt trùng, rửadụng cụ bằng siêu âm, rửa ống nội soi…
LTE Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
HDN là nhà phân phối thiết bị vật lý trị liệu và phục hồi chức nănghàng đầu Việt Nam, là nhà phân phối độc quyền của tập đoàn Chattanooga,tập đoàn sản xuất thiết bị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng lớn nhất thếgiới, tại thị trường miền Bắc Ngoài ra, HDN còn phân phối độc quyền chomột số tập đoàn như A-Circle (Italia), Shinjin, Stratek ( Hàn Quốc)… Nhờ cóquan hệ đối tác với các hãng hàng đầu thế giới, HDN có thể cung cấp một giảipháp tổng thể trong lĩnh vực phục hồi chức năng:
- Thiết bị vật lý trị liệu: máy điện xung, siêu âm điều trị, laser điều trị, từtrường, điện phân thuốc, giao thoa, kích thích, dòng TENS, điều trị kết hợp…
- Thiết bị thủy trị liệu: bồn xoáy thủy trị liệu, bồn bướm PHCN Hubbard, bồnđiện trị điện xung, tứ chi…
- Thiết bị nhiệt trị liệu và ánh sáng trị liệu
- Thiết bị phục hồi chức năng: các hệ thống bàn tập, bàn mát-xa, máy tập cơtay, chân, tứ đầu đùi, xe đạp tập, bàn chạy…
Công ty TNHH thiết bị và công nghệ HDN là doanh nghiệp kinh doanh
đa ngành nghề với uy tín và chất lượng cao, đã sớm phát triển và tạo dựngđược uy tín trên thị trường Đồng thời HDN luôn chú trọng và quan tâm đếnchính sách khách hàng nên đến nay Công ty đã thu hút được nhiều sự quantâm, giúp đỡ, ủng hộ từ các đối tác, có quan hệ và hợp tác kinh doanh vớinhiều công ty, đối tác trong và ngoài nước Qua nhiều năm hoạt động, công ty
Trang 24đã từng bước xây dựng và phát triển với nhiều lĩnh vực kinh doanh Ngoàilĩnh vực chính là tư vấn, lắp đặt, cung cấp các thiết bị trong ngành y tế, công
ty còn hoạt động ở các lĩnh vực khác như:
- Lĩnh vực Môi trường:
+ Lập kế hoạch, đầu tư, tư vấn và lắp đặt thi công hệ thống xử lý rácthải Y tế, rác thải nguy hại, thú y Cung cấp hệ thống xử lý nước thải, cấpthoát nước…
+ Xử lý rác thải tập trung chi khu công nghiệp, đô thị, tái tạo nănglượng sạch
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý công ty
Trang 25Công ty TNHH thiết bị và công nghệ HDN được xây dựng theo môhình công ty cổ phần vốn góp của nhiều cổ đông.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
Trang 28Bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng Cáctrưởng phòng ban và một số phòng ban nghiệp vụ có chức năng tham mưucho giám đốc trong quản lý và điều hành công ty.
Hội đồng quản trị (HĐQT): (gồm 3 người)
- Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền thay mặt công ty quyết định mọivấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty
- Chủ tịch HĐQT theo dõi quá trình thực hiện các quyết định của HĐQT vàcác hoạt động của công ty; lập chương trình kế hoạch hoạt động và tổ chứcviệc thông qua quyết định của HĐQT
Ban Giám đốc:(gồm 2 người)
- Xây dựng phương hướng, kế hoạch, phương án kinh doanh và các chủtrương lớn của công ty theo định hướng của HĐQT
- Phối hợp với HĐQT xây dựng các quy định, quy chế của công ty
- Tổ chức, bố trí bộ máy điều hành, sử dụng lao động hợp lý cho từng phòngban
- Xem xét các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với CBCNV
- Đề xuất các phương án mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh lênHĐTV
Bộ phận kinh doanh:
Chức năng chung của bộ phận kinh doanh là:
• Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện
• Thiết lập, giao dich trực tiếp, thực hiện hoạt động mua bán hàng với hệthống khách hàng, hệ thống nhà phân phối
• Phối hợp với các bộ phận liên quan như Tài chính kế toán nhằm mangđến các dịch vụ đầy đủ và tốt nhất cho Khách hàng
• Tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc trong việc mở rộng quan hệ,tìm kiếm thị trường và đàm phán với các đối tác
Trang 29Riêng phòng XNK có chức năng sau:
• Tổ chức thực hiện thủ tục XNK và giao nhận hàng hóa
• Thông kê, báo cáo số liệu xuất nhập khẩu từng mặt hàng (trị giá, sốlượng) theo qui định
• Thanh khoản hợp đồng: Thực hiện việc thanh lý hàng hoá XNK, thanhkhoản đơn hàng, hợp đồng, lập hồ sơ khai thuế XNK, kiểm soát địnhmức khai báo hải quan tương thích giữa định mức nhập khẩu và địnhmức xuất khẩu…Đảm bảo đúng luật và không bị cưỡng chế hoặc bịđưa vào diện quản lý rủi ro
• Xúc tiến, quan hệ khách hàng để tiếp nhận các đơn hàng Phối hợp vớiphòng kinh doanh phân phối và kinh doanh bán lẻ
• Phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan để thực hiện theo quitrình phù hợp quy định của Hải quan và Bộ tài chính
Bộ phận kỹ thuật:
Bộ phận kỹ thuật có trách nhiệm quản lý kỹ thuật, chất lượng các sản phẩm:
• Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng các loại sản phẩm do Công ty nhập về
• Nghiên cứu, tìm hiểu các sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của thị trường
• Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng các sản phẩm nhập về từ hảiquan Tổng hợp và ký biên bản nghiệm thu
• Nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ mới liên quan đến các lĩnh vực sảnxuất kinh doanh của Công ty và các sản phẩm mới để trình Giám đốcCông ty quyết định đầu tư
Ngoài những nhiệm vụ kể trên, đối với từng phòng thì có nhiệm vụ cụ thể:
• Phòng lắp đặt và triển khai: đưa ra các giải pháp, các bước thực hiệnviệc lắp rắp các linh kiện, máy móc thiết bị theo yêu cầu của kháchhàng
Trang 30• Phòng bảo hành: làm thủ tục bảo hành cho khách hàng, tiếp nhận cácsản phẩm lỗi, hỏng và chuyển giao cho phòng bảo trì và dịch vụ kĩthuật.
• Phòng bảo trì và dịch vụ kĩ thuật sữa chữa, bảo trì các sản phẩm đượcbảo hành, nhận nhiệm vụ tư vấn kĩ thuật cho các khách hàng từ giámđốc
Bộ phận tài chính-kế toán và Hành chính
Phòng Tài chính-Kế toán
• Tổ chức việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp toàn bộ thông tin
về hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng kinh phí ở công tynhằm phục vụ cho công tác quản lý kinh tế tài chính ở công ty saocho hiệu quả
• Theo dõi tình hình thực hiện các biến động các loại tài sản, hàng tồnkho, tình hình tài chính, công nợ, phải thu phải trả của công ty
• Báo cáo các kết quả kinh doanh và một số báo cáo tài chính khácvới ban Giám đốc và cơ quan thuế
• Quản lý công tác hành chính quản lý trong toàn đơn vị: bảo dưỡng
hệ thống điện, nước, thiết bị nhà cửa, bảo đảm sự vận hành hệthống máy móc một cách thường xuyên, đáp ứng yêu cầu hoạtđộng của công ty;
• Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
Trang 31Sơ đồ bộ máy kế toán công ty:
Kế toán trưởngkiêm điều hành
Kế toán
công nợ
Thủ quỹ
Kế toánthanh toán
Kế toán kho
Giao hàng
Trang 32 Kế toán trưởng:Là một Kế toán tổng hợp, có mối liên hệ trực tiếp với các
Kế toán phần hành, có năng lực điều hành và tổ chức, tham mưu cho BanGiám đốc về các chính sách Tài chính - Kế toán của công ty, ký duyệt cáctài liệu kế toán, phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện chủ trương vềchuyên môn, đồng thời yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máyquản lý ở đơn vị cùng phối hợp thực hiện những công việc chuyên môn cóliên quan tới các bộ phận chức năng
Điều hành:Theo dõi tình hình nhập xuất hàng hóa trong công ty, điều
hành việc giao hàng cho từng khách hàng, cập nhật hóa đơn mua bán hànghóa, theo dõi chi tiết khách hàng, tính thuế giá trị gia tăng của hàng bán
ra, chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho từng kháchhàng…
Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả; định kỳ
đối chiếu công nợ với khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ và lưu chứng từliên quan đến công nợ; liên hệ với khách hàng, thu hồi công nợ và thựchiện một số công việc liên quan khác
Kế toán thanh toán:Căn cứ chứng từ phát sinh, kiểm tra giấy tờ đề xuất
(thanh toán, tạm ứng, bảng kê thanh toán tạm ứng ) Lập sổ theo dõi tạmứng Lưu chứng từ kế toán chứng minh cho các định khoản về kế toán tiền,
kế toán tạm ứng Thực hiện thu, chi và lập báo cáo thu, chi theo kế hoạchhàng ngày
Kế toán kho:Kiểm nhận hàng nhập kho về số lượng, chủng loại; bố trí
chỗ để nguyên phụ kiện hợp lý; kiểm kê nguyên phụ kiện , thành phầmtồn kho theo kế hoạch
Trang 33 Thủ quỹ:Tiến hành thu, chi tại công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi
đã được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi vào cuối ngày,lập báo cáo quỹ, cuối tháng lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt
Giao hàng:Nhận lệnh từ điều hành xuất hàng từ kho đến các công trình,
giao cho khách hàng và chuyển hàng từ bên mua nhập vào kho
Lực lượng lao động
Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, chuyên nghiệp,nhiệt tình với công việc là một trong những yếu tố góp phần đưa HDN ngàycàng phát triển và tạo dựng được uy tín trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩmthiết bị y tế, môi trường
Năm kinhnghiệm
Ghichú
vụ chăm sóc khách hàng một cách kịp thời, có chất lượng
2.1.2.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Trang 34Thị trường cung cấp dịch vụ.
Hiện nay HDN là đại diện phân phối chính thức của các hãng:Fukuda Denshi - Nhật Bản (các thiết bị máy siêu âm, monitor theo dõi bệnhnhân, máy sốc tim, máy điện tim); Chattanooga by DJO - Mỹ (thiết bị phụchồi chức năng), Inciner8 - Anh Quốc (lò đốt rác thải y tế), Carecom - NhậtBản (hệ thống báo gọi y tá)
Thị trường cung cấp, phân phối sản phẩm va dịch vụ của công ty rộngkhắp các tỉnh thành, nhưng chủ yếu tập trung ở thị trường miền Bắc, Bắc vàTrung Trung bộ, với cả 3 nhóm khách hàng 3 nhóm khách hàng bao gồm:nhóm các khách hàng lớn, như Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội); nhóm kháchhàng trung bình, gồm các bệnh viện tuyến tỉnh; và cuối cùng là hệ thống cáctrung tâm y tế
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính chủ yếu của
Công ty TNHH thiết bị và công nghệ HDN
2.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh gần đây của công ty
Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả
tổ chức sử dụng vốn nói chung và VCĐ nói riêng của mỗi doanh nghiệp Dựa
vào báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013, tính toán và lập Bảng 2.1 thống kê
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012 và năm 2013 Sau khitính toán sự biến động các chỉ tiêu, nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp có nhiều chuyển biến đáng kể
Căn cứ vào số liệu dưới đây, có thể đánh giá khái quát về tình hình kinhdoanh của công ty như sau: năm 2013 hầu hết các chỉ tiêu doanh thu, chi phí,lợi nhuận đều tăng Lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng gấp hơn 4 lần so vớinăm trước chứng tỏ bản thân doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng và đạt đượckết quả kinh doanh tích cực trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế
Trang 35Sự tăng lên về doanh thu là một dấu hiệu tích cực cho thấy sự trưởng thànhtrong hoạt động và phát triển về quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.