2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Trên thế giới Trong những năm gần đây khi du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thì ngành du lịch đã và đang được nghiên cứu với quy mô và mức độ khác nhau. Trên thế giới đã có những công trình khoa học nghiên cứu và phát triển về sản phẩm du lịch. Trong đó phải kể đến cuốn “Annals của tourism research”, Stephen L.J.S. Cuốn “Tourism Management”, B.Bramwell và cuốn “Cultural tourism”, B.McKecher. Những cuốn sách này đã giới thiệu về sản phẩm du lịch, phương pháp tiếp cận phát triển sản phẩm và phân cấp danh lam thắng cảnh. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khoa học: “Destination and Product Development” (2002) và “Destination Development and Tourism Product Development” (2005) của tổ chức quốc tế du lịch và giải pháp phát triển cộng đồng Tourism and Community Development Solution (TCDS) đã nói về phát triển điểm đến và phát triển sản phẩm du lịch. 2.2. Ở Việt Nam Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Đảng và nhà nước ta có nêu rõ quan điểm phát triển du lịch biển, đảo, góp phần đưa du lịch trở thành nghành kinh tế mũi nhọn của quốc gia là chiến lược được ưu tiên hàng đầu. Vì vậy các đề tài nghiên cứu về biển ngày càng đa dạng với những nội dung, phạm vi và cách tiếp cận khác nhau. Đề tài khoa học “Ảnh hưởng của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch biển phía Bắc Việt Nam”19 đã nêu lên ảnh hưởng của khí hậu đến tính mùa vụ trong hoạt động phát triển du lịch biển. Công trình nghiên cứu về sản phẩm du lịch: “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế”30 đã phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam. Phân tích và so sánh những lợi thế cạnh tranh về tài nguyên cũng như hệ thống về sản phẩm du lịch. Trên cơ sở đó đề tài đã đưa ra đề xuất và những giải pháp mới để xây dựng sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, đề xuất mô hình nghiên cứu sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh. Đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo tại vùng du lịch Bắc Bộ”9 đã hệ thống những vấn đề về sản phẩm du lịch, hiện trạng phát triển các sản phẩm du lịch vùng ven biển Bắc Bộ. Từ đó đề ra những giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch cho vùng biển Bắc Bộ. Luận văn thạc sĩ nghiên cứu về sản phẩm du lịch “Tài nguyên du lịch biển và việc xây dựng các sản phẩm du lịch biển tỉnh Quảng Ninh”1. Đề tài đã hệ thống các nguồn tài nguyên du lịch biển của tỉnh Quảng Ninh, phân tích và đánh giá chúng để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch biển. Phân tích thực trạng phát triển của các sản phẩm du lịch và việc xây dựng một số các sản phẩm du lịch mới. Từ đó đề xuất những giải pháp để khai thác tài nguyên một cách hiệu quả nhằm xây dựng những sản phẩm đặc thù cho vùng biển Quảng Ninh. Đối với vấn đề khai thác và phát triển du lịch Sầm Sơn có những tài liệu liên quan như trong cuốn “Những danh thắng của xứ Thanh”4 có nhắc đến biển Sầm Sơn. Cuốn “Thắng cảnh Sầm Sơn”15 Hoàng Tuấn Phổ đã đi sâu giới thiệu về những cảnh đẹp và phong tục truyền thống, những huyền thoại, sự tích của đất và người Sầm Sơn. Đặc biệt, cuốn sách “Đường về Sầm Sơn”7 tác giả Lữ Giang đã bắt đầu chú ý tới việc đổi mới trong việc khai thác du lịch ở mảnh đất Sầm Sơn. Luận văn thạc sĩ “Hiện trạng, định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở điểm du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa)”11 đã hệ thống được tài nguyên du lịch của Sầm Sơn. Trên cơ sở đấy nêu lên hiện trạng và đề ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch biển Sầm Sơn. Đề tài cấp cơ sở “Nhịp điệu mùa trong hoạt động du lịch tại điểm du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa)”12 nêu lên hạn chế tính mùa trong du lịch biển. Từ đó có những giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch nhằm khắc phục tính thời vụ cho du lịch biển Sầm Sơn. Đề tài luận văn thạc sĩ “Kinh tế du lịch ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”17 đã hệ thống cơ sở lý luận về kinh tế du lịch. Phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng kinh tế du lịch ở thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá. Từ đó, đề xuất phương hướng, giải pháp để phát triển có hiệu quả kinh tế du lịch ở địa bàn thị xã. Từ lịch sử nghiên cứu vấn đề, ta có thể thấy Sầm Sơn đã và đang trở thành đối tượng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Nhưng các vấn đề về phát triển du lịch ở Sầm Sơn mới chỉ dừng lại ở mức độ biên khảo, tùy bút, điểm tin, giới thiệu về phong cảnh Sầm Sơn với du khách. Các đề tài khoa học mới chỉ khai thác về vấn đề tiềm năng, thực trạng, tính mùa hoặc nghiên cứu về góc độ kinh tế của du lịch Sầm Sơn. Trong khi du lịch Sầm Sơn đang cần có những sự đổi mới, chuyển mình để tạo sức cạnh tranh với các vùng biển lân cận thì việc nghiên cứu về vấn đề đa dạng hóa sản phẩm du lịch mang ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với Sầm Sơn nói riêng và du lịch Thanh Hóa nói chung.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được gửi lời cảm ơn chânthành tới GS.TS Đỗ Thị Minh Đức - người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp
đỡ cho em trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa VNH trườngĐHSPHN, đã trực tiếp giảng dạy và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho emtrong thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài tốt nghiệp Em cũng xin gửi lờicảm ơn phòng Sau đại học, thư viện trường ĐHSPHN đã tạo điều kiện thuậnlợi cho em trong học tập và mượn tài liệu hoàn thành luận văn
Em xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan Viện nghiên cứu và phát triển dulịch, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá, UBND Thị xã SầmSơn, BQL khu du lịch và nhân dân địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp
hỗ trợ thông tin giúp em nghiên cứu và hoàn thành đề tài
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, những người thân
đã luôn ủng hộ, đóng góp ý kiến, đồng hành cùng em để em có được thànhquả như ngày hôm nay
Với thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn khó tránh khỏi nhữngthiếu sót Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý độc giả
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả
Lê Thị Hoa
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài 5
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Đóng góp của luận văn 7
8 Cấu trúc luận văn 8
NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM DU LỊCH 9
1.1 Một số khái niệm 9
1.1.1 Du lịch và nhu cầu du lịch 9
1.1.2 Sản phẩm du lịch 15
1.1.3 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch 20
1.2 Khái quát chung về thị xã Sầm Sơn và vị trí của ngành du lịch biển đối với quá trình phát triển kinh tế của thị xã 23
1.2.1 Giới thiệu chung 23
1.2.2 Vai trò của ngành du lịch biển đối với quá trình phát triển kinh tế -xã hội 25
Tiểu kết chương 1 29
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH BIỂN SẦM SƠN - THANH HOÁ 30
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch biển Sầm Sơn 30
2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 30
Trang 42.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 33
2.1.3 Hệ thống kết cấu hạ tầng 37
2.1.4 Hệ thống thông tin liên lạc 43
2.1.5 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch 44
2.2 Hiện trạng và đặc điểm thị trường khách du lịch Sầm Sơn trong thời gian qua 45
2.2.1 Lượng khách 45
2.2.2 Đặc điểm khách du lịch 47
2.3 Tình hình phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch ở Sầm Sơn 52
2.3.1 Các dịch vụ tham quan giải trí 52
2.3.2 Dịch vụ lưu trú 52
2.3.3 Dịch vụ ăn uống 55
2.3.4 Dịch vụ vận chuyển 56
2.3.5 Dịch vụ lữ hành 56
2.3.6 Sản phẩm du lịch mới được hoạt động 57
2.3.7 Một số chương trình du lịch đang được khai thác 59
2.4 Đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng và tình hình phát triển sản phẩm du lịch biển Sầm Sơn 62
2.4.1 Điểm mạnh 65
2.4.2 Khó khăn và thách thức 66
Tiểu kết chương 2 69
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH BIỂN SẦM SƠN - THANH HÓA 70
3.1 Các quan điểm và mục tiêu 70
3.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá 70
3.1.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch Sầm Sơn 73
3.1.3 Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch 76
Trang 53.2 Định hướng đa dạng hoá sản phẩm du lịch 79
3.2.1 Định hướng sản phẩm cho các thị trường nguồn 79
3.3.2 Định hướng tổ chức không gian du lịch, các loại hình du lịch chính 81
3.2.3 Định hướng tổ chức tuyến, điểm du lịch 84
3.2.4 Định hướng thương hiệu, hình ảnh đặc trưng 87
3.3 Các giải pháp củng cố và đa dạng hoá sản phẩm du lịch biển Sầm Sơn 87
3.3.1 Đa dạng hoá dịch vụ tham quan, vui chơi, giải trí 87
3.3.2 Đa dạng hoá dịch vụ lưu trú 88
3.3.3 Đa dạng hoá dịch vụ ăn uống 89
3.3.4 Đa dạng hoá dịch vụ vận chuyển khách 90
3.3.5 Đa dạng hoá chương trình du lịch 91
3.3.6 Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 91
3.3.7 Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch 93
3.3.8 Giải pháp cho các hình thức quảng bá, xúc tiến du lịch 94
3.3.9 Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Dự báo nhu cầu lao động cho phát triển du lịch biển Thanh Hoá 44 Bảng 2.2: Lượng khách du lịch 45 Bảng 2.3: Khách du lịch nội địa và quốc tế 47
Bảng 3.1: Chỉ tiêu phát triển du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2016 - 2020 76
Trang 7Trên thực tế cho thấy, mặc dù du lịch Việt Nam nói chung và du lịchbiển Sầm Sơn (Thanh Hóa) nói riêng đang có sự chuyển biến tích cực nhưngcác sản phẩm du lịch hầu như chưa đáp ứng được các yêu cầu đó.
Sự phát triển du lịch ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:điều kiện kinh tế, an ninh chính trị và an toàn xã hội, chính sách phát triển
du lịch, điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch,… trong đó tính mùa vụ dulịch nổi lên như một yếu tố ảnh hưởng rất mạnh đến cả hai thành phần cơbản của thị trường du lịch Cung và Cầu Đặc biệt thể hiện rõ nhất trongngành du lịch biển Vì vậy cần có những giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dulịch nhằm khai thác hiệu quả và tương xứng với tiềm năng, thế mạnh củavùng, tránh sự lãng phí cũng như những vấn đề quá tải về cơ sở vật chất kĩthuật du lịch trong mùa chính
Trong những năm gần đây, nhu cầu du lịch tăng nhanh cùng với sựvươn lên của nhiều địa danh mới, đặc biệt là du lịch biển của các địa phươngtrong cả nước đặt Sầm Sơn trước thách thức cạnh tranh gay gắt và đòi hỏi địadanh này phải nhanh chóng củng cố làm mới mình để thu hút khách du lịch
Trang 8Việc đặt ra các định hướng và giải pháp du lịch đang được các cấp, ban ngànhquản lý khu du lịch Sầm Sơn và tỉnh Thanh Hóa nói chung đặc biệt quan tâm.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã chọn vấn đề: “Đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại khu du lịch biển Sầm Sơn - Thanh Hóa” làm đề tài luận
“Annals của tourism research”, Stephen L.J.S Cuốn “Tourism Management”, B.Bramwell và cuốn “Cultural tourism”, B.McKecher Những cuốn sách này
đã giới thiệu về sản phẩm du lịch, phương pháp tiếp cận phát triển sản phẩm vàphân cấp danh lam thắng cảnh
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khoa học: “Destination and
Product Development” (2002) và “Destination Development and Tourism Product Development” (2005) của tổ chức quốc tế du lịch và giải pháp phát
triển cộng đồng - Tourism and Community Development Solution (TCDS) đãnói về phát triển điểm đến và phát triển sản phẩm du lịch
2.2 Ở Việt Nam
Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030 Đảng và nhà nước ta có nêu rõ quan điểm phát triển du lịchbiển, đảo, góp phần đưa du lịch trở thành nghành kinh tế mũi nhọn của quốcgia là chiến lược được ưu tiên hàng đầu Vì vậy các đề tài nghiên cứu về biểnngày càng đa dạng với những nội dung, phạm vi và cách tiếp cận khác nhau
Trang 9Đề tài khoa học “Ảnh hưởng của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch
biển phía Bắc Việt Nam”[19] đã nêu lên ảnh hưởng của khí hậu đến tính mùa
vụ trong hoạt động phát triển du lịch biển
Công trình nghiên cứu về sản phẩm du lịch: “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế”[30] đã
phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam Phân tích và sosánh những lợi thế cạnh tranh về tài nguyên cũng như hệ thống về sản phẩm
du lịch Trên cơ sở đó đề tài đã đưa ra đề xuất và những giải pháp mới để xâydựng sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, đề xuất
mô hình nghiên cứu sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh
Đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo tại vùng du lịch Bắc Bộ”[9] đã hệ thống những vấn đề về sản phẩm du lịch, hiện
trạng phát triển các sản phẩm du lịch vùng ven biển Bắc Bộ Từ đó đề ranhững giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch cho vùng biển Bắc Bộ
Luận văn thạc sĩ nghiên cứu về sản phẩm du lịch “Tài nguyên du lịch biển và việc xây dựng các sản phẩm du lịch biển tỉnh Quảng Ninh”[1] Đề tài
đã hệ thống các nguồn tài nguyên du lịch biển của tỉnh Quảng Ninh, phân tích
và đánh giá chúng để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch biển Phântích thực trạng phát triển của các sản phẩm du lịch và việc xây dựng một sốcác sản phẩm du lịch mới Từ đó đề xuất những giải pháp để khai thác tàinguyên một cách hiệu quả nhằm xây dựng những sản phẩm đặc thù cho vùngbiển Quảng Ninh
Đối với vấn đề khai thác và phát triển du lịch Sầm Sơn có những tài
liệu liên quan như trong cuốn “Những danh thắng của xứ Thanh”[4] có nhắc
đến biển Sầm Sơn
Trang 10Cuốn “Thắng cảnh Sầm Sơn”[15] Hoàng Tuấn Phổ đã đi sâu giới
thiệu về những cảnh đẹp và phong tục truyền thống, những huyền thoại, sựtích của đất và người Sầm Sơn
Đặc biệt, cuốn sách “Đường về Sầm Sơn”[7] tác giả Lữ Giang đã bắt
đầu chú ý tới việc đổi mới trong việc khai thác du lịch ở mảnh đất Sầm Sơn
Luận văn thạc sĩ “Hiện trạng, định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở điểm du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa)”[11] đã hệ thống được tài nguyên
du lịch của Sầm Sơn Trên cơ sở đấy nêu lên hiện trạng và đề ra những giảipháp nhằm phát triển du lịch biển Sầm Sơn
Đề tài cấp cơ sở “Nhịp điệu mùa trong hoạt động du lịch tại điểm du
lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa)”[12] nêu lên hạn chế tính mùa trong du lịch biển.
Từ đó có những giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch nhằm khắc phục tính thời
vụ cho du lịch biển Sầm Sơn
Đề tài luận văn thạc sĩ “Kinh tế du lịch ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”[17] đã hệ thống cơ sở lý luận về kinh tế du lịch Phân tích, đánh giá tiềm
năng, thực trạng kinh tế du lịch ở thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá Từ đó, đề xuấtphương hướng, giải pháp để phát triển có hiệu quả kinh tế du lịch ở địa bàn thị xã
Từ lịch sử nghiên cứu vấn đề, ta có thể thấy Sầm Sơn đã và đang trởthành đối tượng được các nhà nghiên cứu quan tâm Nhưng các vấn đề vềphát triển du lịch ở Sầm Sơn mới chỉ dừng lại ở mức độ biên khảo, tùy bút,điểm tin, giới thiệu về phong cảnh Sầm Sơn với du khách Các đề tài khoahọc mới chỉ khai thác về vấn đề tiềm năng, thực trạng, tính mùa hoặc nghiêncứu về góc độ kinh tế của du lịch Sầm Sơn Trong khi du lịch Sầm Sơn đangcần có những sự đổi mới, chuyển mình để tạo sức cạnh tranh với các vùngbiển lân cận thì việc nghiên cứu về vấn đề đa dạng hóa sản phẩm du lịchmang ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với Sầm Sơn nói riêng và du lịch ThanhHóa nói chung
Trang 113 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở đúc kết lý luận về sản phẩm du lịch, phân tích tiềm năng vàthực trạng đa dạng hóa sản phẩm du lịch khu du lịch biển Sầm Sơn, từ đó đưa
ra những giải pháp và các kiến nghị cho quá trình đa dạng hóa sản phẩm dulịch nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế du lịch SầmSơn một cách bền vững
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Kế thừa và đúc kết những vấn đề lý luận cho việc phát triển các sảnphẩm du lịch
- Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch tại khu
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài
5.1 Đối tượng nghiên cứu: đề tài hướng tới tập trung nghiên cứu về
sản phẩm du lịch và đề ra những giải pháp mang tính chiến lược để quản lý,đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại địa điểm cụ thể là khu du lịchbiển Sầm Sơn – Thanh Hóa
5.2 Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài
Trang 12+Về phần không gian và thời gian.
- Giới hạn không gian : Đề tài đi sâu nghiên cứu sản phẩm du lịch tại
khu du lịch biển Sầm Sơn - Thanh Hóa Từ đó có những đề xuất cụ thể nhằm
đa dạng hóa sản phẩm cho khu du lịch
- Giới hạn thời gian : Các số liệu về thực trạng được thu thập, thống kê
trong thời gian từ năm 2004 trở lại đây, các số liệu dự báo đến năm 2020
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp khảo sát, điều tra, thu thập tài liệu
Là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu Tổngquan tài liệu có được cho phép ta tiếp cận với những kết quả nghiên cứu trongquá khứ, cập nhập những vấn đề trong và ngoài nước Việc phân loại, phânnhóm và phân tích dữ liệu sẽ giúp cho việc phát hiện những vấn đề trọng tâm
và những khía cạnh cần được tiếp cận của vấn đề
Nguồn tài liệu thu thập dự kiến: Các tài liệu, sách, báo liên quan đến líluận và thực tiễn về du lịch, nhu cầu khách du lịch và sản phẩm du lịch; cáctài liệu mang tính nghiên cứu của Tổng cục du lịch, Viện nghiên cứu pháttriển du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, UBND Thị xã SầmSơn, các đề tài khoa học cấp bộ, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, Trên cơ sởnhững tài liệu thu thập được, qua xử lý, phân tích, so sánh, tổng hợp, nhằmkhái quát được cơ sở lý luận và thực tiễn về sản phẩm du lịch nói chung, sảnphẩm du lịch biển nói riêng, đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm du lịchtại khu lịch biển Sầm Sơn, từ đó có định hướng và giải pháp để phát triển
6.2 Phương pháp phân tích số liệu thống kê
Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu về mặt
số lượng và mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất lượng của các hiện tượng, quátrình đối chiếu sự biến động phát triển trong hoạt động du lịch
Trang 13Phương pháp này nghiên cứu về mặt định lượng của các chỉ tiêu pháttriển trong hoạt động du lịch Những thông tin và số liệu có liên quan đến cáchoạt động du lịch trên địa bàn sẽ được thu thập, xử lý, phân tích, đánh giánhằm thực hiện mục tiêu đề ra của vấn đề.
6.3 Phương pháp nghiên cứu thực địa
Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu ngoài thực địa là một trongnhững phương pháp truyền thống, giúp ta tiếp cận vấn đề một cách chủ động,trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàndiện về các đối tượng nghiên cứu Các hoạt động chính trong tiến hànhphương pháp này bao gồm: quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép, chụp ảnh, quayphim tại các địa điểm nghiên cứu; gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địaphương, các cơ quan quản lý tài nguyên, các cơ quan quản lý chuyên ngành ởđịa phương và cộng đồng sở tại
6.4 Phương pháp điều tra xã hội học
Là một trong những phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu du lịchbao gồm:
Phỏng vấn trực tiếp cá nhân, đặt câu hỏi cho một số du khách
Phỏng vấn qua phiếu điều tra với những nội dung liên quan đến đề tài
Số phiếu được phát ra cho 100 du khách và thu về 100 phiếu
6.5 Phương pháp chuyên gia và dự báo
Để đánh giá và xác định các vấn đề trong nội dung có liên quan dựavào các nguyên nhân, hệ quả và tính thống nhất trong việc nghiên cứu tổ chứclãnh thổ du lịch một cách hợp lý Từ đó đưa ra các dự báo về chỉ tiêu pháttriển du lịch trên địa bàn nghiên cứu
7 Đóng góp của luận văn
- Đây là công trình nghiên cứu một cách toàn diện về sản phẩm du lịchtại khu du lịch biển Sầm Sơn
Trang 14- Đề tài tổng quan chọn lọc những vấn đề lý luận về sản phẩm du lịch và
đa dạng hóa sản phẩm du lịch Trên cơ sở đó, vận dụng vào nghiên cứu cụ thể tạikhu du lịch biển Sầm Sơn - Thanh Hóa
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc đa dạng hóa sản phẩm dulịch biển Sầm Sơn, sử dụng các kết quả đánh giá thực trạng làm cơ sở chođịnh hướng phát triển du lịch biển Sầm Sơn trên cơ sở đa dạng hóa sản phẩm
du lịch, đồng thời đề xuất một số giải pháp tổ chức hoạt động du lịch nhằm đadạng hóa sản phẩm du lịch góp phần đổi mới và phát triển và du lịch Sầm Sơnnói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho cácnhà hoạch định chính sách xây dựng và phát triển du lịch biển Sầm Sơn cũngnhư bạn đọc quan tâm nghiên cứu về các đề tài tương tự liên quan đến sảnphẩm du lịch và đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị cùng với tài liệu tham khảo,phụ lục, nội dung của luận văn được bố cục thành 3 chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về đa dạng hóa sản phẩm du lịch Chương 2: Tiềm năng và thực trạng đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại khu du lịch biển Sầm Sơn - Thanh Hóa.
Chương 3: Định hướng và giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại khu du lịch biển Sầm Sơn - Thanh Hóa.
Trang 15xã hội của người dân các nước trên thế giới Xét dưới góc độ kinh tế, du lịch
đã trở thành một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế củanhiều quốc gia Một số quốc gia, du lịch được coi là ngành kinh tế có vị tríhàng đầu trong việc thu hút ngọai tệ, tạo việc làm và là động lực thúc đẩy cácngành kinh tế khác cùng phát triển
Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến không chỉ các nướcphát triển mà cả ở những nước đang phát triển Tuy nhiên, cho đến nay, kháiniệm về du lịch còn có sự chưa thống nhất, tùy thuộc vào hoàn cảnh (thờigian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ khác nhau mà có những cách hiểukhác nhau về du lịch
Khái niệm ngắn gọn nhất về du lịch là của nhà nghiên cứu học Ausher “dulịch là nghệ thuật đi chơi của cá nhân”, còn Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện thì chorằng “du lịch là sự mở rộng không gian văn hóa của con người”.[dẫn theo 33]
Trong từ điển Tiếng Việt viết “du lịch là đi chơi cho biết xứ người”.[16]Dưới con mắt của các nhà kinh tế học, du lịch không chỉ đơn thuần làmột hiện tượng xã hội mà nó có liên quan mật thiết đến các hoạt động kinh tế
Trang 16Nhà kinh tế học Kalfiotis cho rằng “du lịch là sự di chuyển tạm thờicủa cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thỏa mãn các nhu cầutinh thần, đạo đức và do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”.[dẫn theo 33]
Để chỉ ra được cụ thể khía cạnh kinh tế của hoạt động du lịch, nhà kinh
tế học Picara Edmod đã định nghĩa “du lịch là tổng hòa việc tổ chức và chứcnăng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phươngdiện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai đến với một túi tiềnđầy, tiêu dùng trực tiếp (trước hết trong khách sạn) và gián tiếp cho các chiphí của họ nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí”.[dẫn theo 33]
Trong giáo trình Thống kê du lịch, tác giả Nguyễn Cao Thường và TôĐăng Hải cho rằng “du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ, có nhiệm vụphục vụ nhu cầu tham quan giả trí, nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với cáchoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”.[20]
Năm 1963, tại Hội nghị liên hợp quốc tế về du lịch họp ở Roma (Italia)các nhà khoa học tham gia đã thống nhất đưa ra một định nghĩa có tính quốc
tế về du lịch và về sau được Tổ chức du lịch thế giới (WTO) chính thức thôngqua là “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh
tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bênngoài nơi cư trú thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòabình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.[dẫn theo 33]
Đến năm 1991, tại Hội thảo quốc tế về lữ hành và thống kê du lịch,WTO đã đưa ra một định nghĩa về du lịch, theo đó “du lịch được hiểu là hoạtđộng của con người đi tới một điểm ở bên ngoài môi trường sống thườngxuyên của mình trong một thời gian nhất định và chuyến đi đó của họ khôngnhằm mục đích kiếm tiền tại nơi họ đến tham quan”.[dẫn theo 33]
Trang 17Luật Du lịch được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳhọp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006
đã xác định du lịch là “các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của conngười ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thamquan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.[40]
Như vậy, từ các định nghĩa trên đều xem du lịch là một hiện tượng xãhội hoặc là một ngành kinh tế Vậy, hoạt động du lịch có thể hiểu là:
- Du lịch là một dạng nghỉ sức, tham quan tích cực của con người ngoàinơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tíchlịch sử, công trình văn hoá nghệ thuật
- Dưới góc độ kinh tế, du lịch là một nghành kinh doanh tổng hợpnhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển và lưu trú qua đêm của khách du lịch
Cho đến nay, có rất nhiều người trong ngành du lịch coi du lịch đơngiản là một ngành kinh tế và mục tiêu quan trọng hàng đầu của du lịch làphải đem lại hiệu quả kinh tế cao Điều đó đồng nghĩa với việc tận dụng triệt
để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh du lịch mà quên mấtrằng, du lịch là một hiện tượng xã hội sâu sắc, nó góp phần nâng cao dân trí
và phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tình đoàn kết…
Do vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịchphát triển
1.1.1.2 Nhu cầu du lịch
Nhu cầu là hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong muốn,nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển.Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý
mà mỗi người có những nhu cầu khác nhau
Trang 18Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhậnđược Chính vì vậy, nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động.
Du lịch đã trở thành nhu cầu của con người khi kinh tế và trình độ dântrí, xã hội phát triển Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợpcủa con người, được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh
lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhậnthức, giao tiếp) Nhu cầu du lịch phát triển là kết quả tác động của lực lượngsản xuất trong xã hội và trình độ sản xuất trong xã hội Trình độ sản xuấttrong xã hội càng cao, các mối quan hệ trong xã hội càng hoàn thiện thì nhucầu du lịch của con người càng trở nên gay gắt
Như vậy: Nhu cầu du lịch là một dạng nhu cầu chỉ xuất hiện khi trình độ
xã hội phát triển đến một mức độ nhất định, là hành vi văn hóa cao cấp của loàingười biểu hiện sự mong muốn tạm thời đi đến một nơi khác với nơi ở thườngxuyên của mình để có những xúc cảm mới, hiểu biết mới để phát triển các mốiquan hệ xã hội, phục hồi sức khỏe, tạo sự thoải mái dễ chịu về tinh thần
1.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch
Du lịch là hoạt động cốt yếu của con người và xã hội hiện đại, bởi lẽ dulịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian nhànrỗi của con người, đồng thời là phương tiện giao lưu trong các mối quan hệgiữa con người với con người
Ngành du lịch ngày ngày nay phát triển là vì nhu cầu du lịch của conngười ngày càng tăng Sự phát triển của nhu cầu du lịch chịu ảnh hưởng củacác nhân tố sau:
- Nhân tố về kinh tế
Nhu cầu đi du lịch của mỗi cá nhân, hay mỗi hộ gia đình đều bắt nguồn
từ yếu tố kinh tế Khi kinh tế của họ đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu,
cơ bản về ăn uống, quần áo, đi lại, giáo dục,… họ có tiền dư thì nảy sinh nhu
Trang 19cầu đi du lịch Tùy vào quỹ tiền hay mức thu nhập cao hay thấp, ổn định haykhông ổn định mà họ có thể lựa chọn đối tượng là điểm đến du lịch phù hợpkhác nhau.
- Nhân tố xã hội
Thời gian rãnh rỗi: Khi ngành KH - KT ngày càng phát triển, đã dầnthay thế cho sức lao động của con người và mang lại năng suất, hiệu quả côngviệc cao Mức thu nhập bình quân từ đó cũng tăng cùng với chế độ làm việc 5ngày/tuần là động cơ thúc đẩy họ tìm các hoạt động khác nhau như học tập,nghỉ ngơi, giải trí, kéo theo đó cũng là các tệ nạn xã hội, rượi chè, cờ bạc…
Hoạt động du lịch hướng con người đến việc sử dụng quỹ thời giannhàn rỗi có ích, vừa nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe, vừa thỏa mãn sựhiểu biết của mình đối với một điểm đến, tránh việc sử dụng thời gian nhànrỗi vào những việc vô bổ, ảnh hưởng xấu đến xã hội
- Nhân tố tâm lý: Xu hướng dân số kế hoạch hoá gia đình đã tạo choviệc đi du lịch dễ dàng hơn Quá trình đô thị hóa cũng như các yếu tố về tâm
lí, sức khỏe đều ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch Các chương trình bảohiểm, phúc lợi lao động do chính phủ tài trợ, hay du lịch trả góp đã tạo cơ hội
và là điều kiện thúc đẩy nhu cầu du lịch cho những người thu nhập thấp
- Độ tuổi và giới tính của khách du lịch: Cơ cấu về độ tuổi và giới tínhtác động đến sở thích du lịch cũng như việc lựa chọn tham gia các loại hình
du lịch khác nhau Khách trẻ tuổi thích hoạt động du lịch mạo hiểm, khámphá, người già thích du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, phụ nữ thích hoạt động
du lịch mua sắm,…
- Trình độ dân trí: Nhu cầu du lịch sẽ tăng nếu trình độ văn hóa củacộng đồng được nâng cao Nhu cầu du lịch là mẫu số để đánh giá chất lượngcuộc sống của một quốc gia Trình độ dân trí thể hiện bằng thái độ, cách ứng
xử, hành động đối với môi trường xung quanh Nếu những người tham gia
Trang 20vào hoạt động du lịch và người dân địa phương có cách nhìn nhận tốt sẽ tăngthêm giá trị thúc đẩy du lịch phát triển, và ngược lại, nếu hành vi đó thiếu vănhoá sẽ tạo nên ấn tượng không tốt làm cản trở sự phát triển du lịch của mộtđiểm đến, một địa phương.
- Nghề nghiệp: Tùy thuộc vào tính chất công việc, nghề nghiệp của mỗingười mà sẽ phải dịch chuyển hay đi du lịch nhiều hay ít Điều này cũngquyết định nhu cầu của họ đối với các loại hình du lịch
- Yếu tố khoa học công nghệ
Nhờ có sự bùng nổ về khoa học công nghệ đã thu hẹp khoảng cách địa
lí giữa các quốc gia và các vùng với nhau Việc quảng bá hình ảnh cho mộtđiểm đến du lịch được nhanh chóng và thuận tiện hơn Sự hiểu biết về thôngtin sản phẩm du lịch dễ dàng đã làm nảy sinh nhu cầu du lịch của con người
- Yếu tố chính trị
Một đất nước có nền chính trị ổn định, chính sách du lịch phát triển, cácthủ tục xuất nhập cảnh, đi lại, tham quan, mua sắm thuận tiện là điều kiện tốt đểthu hút khách và cũng là mong muốn của du khách về một địa điểm du lịch
* Nhu cầu du lịch khác với nhu cầu của khách du lịch
Nhu cầu du lịch không phải là nhu cầu cơ bản Do vậy, nhu cầu du lịchchỉ được thỏa mãn trong những điều kiện nhất định, đặc biệt là điều kiện kinh
tế, xã hội, kỹ thuật… Còn nhu cầu của khách du lịch là những mong muốn cụthể của khách du lịch trong một chuyến du lịch cụ thể, bao gồm:
Nhu cầu thiết yếu: là những nhu cầu về vận chuyển, lưu trú và ăn uốngcần được thỏa mãn trong chuyến hành trình du lịch
Nhu cầu đặc trưng: là những nhu cầu xác định mục đích chính củachuyến đi Đó là nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, thăm viếng, thamgia lễ hội, nghiên cứu…
Trang 21Nhu cầu bổ sung: là những nhu cầu chưa định hình trước đó, nó đượcphát sinh trong chuyến hành trình du lịch như: thông tin, tư vấn mua sắm…v.v
1.1.2 Sản phẩm du lịch
1.1.2.1 Khái niệm về sản phẩm du lịch
Khái niệm về sản phẩm du lịch đã được “luật hóa” và đưa ra trong Luật
du lịch Việt Nam (2006), theo đó: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụcần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”[40].Các dịch vụ trong khái niệm này bao gồm: dịch vụ lữ hành; dịch vụ vậnchuyển; dịch vụ lưu trú; ăn uống; dịch vụ vui chơi giải trí; dịch vụ thông tinhướng dẫn và các dịch vụ có liên quan khác
Tuy nhiên, trong thực tế khái niệm về sản phẩm du lịch có góc nhìnrộng hơn, không chỉ giới hạn ở tập hợp các dịch vụ mà còn bao gồm tập hợpcác yếu tố vật chất và phi vật chất như những yếu tố hấp dẫn du lịch
Theo Michael M.Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồmcác thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình Sản phẩm du lịch cóthể là một món hàng cụ thể như thức ăn hoặc một món hàng không cụ thểnhư chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát Sản phẩm du lịchcòn gọi là kinh nghiệm du lịch và nó là tổng thể Kraf nói: “Một khách sạnkhông làm nên dịch vụ”, câu nói đó được hiểu bởi tính tổng thể của các thànhphần tham gia cấu thành sản phẩm du lịch.[dẫn theo 9]
Tác giả John Wiley trong cuốn “Marketing tourism clestinations” quanniệm: “Một khi điểm đến được mời chào bán tức là một điểm mà khách dulịch mong muốn được đến thăm, thì phải được phát triển sản phẩm một cáchtổng thể Phải đảm bảo được cơ sở hạ tầng tương xứng Phải mở rộng và trìnhdiễn được di sản văn hóa của mình Cần phải phát triển một hệ thống đầy đủ
và đa dạng về khách sạn và các cơ sở lưu trú khác, nhà hàng và các dịch vụ
Trang 22liên quan khác Và phải huy động phát triển được tất cả các loại hình nghệthuật đương đại và các hoạt động văn hóa” [dẫn theo 9]
Ngành du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, chịu sự tác động của các ngànhkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đồng thời cũng là ngành kinh tế tổnghợp Ngành du lịch phát triển phải dựa trên sự phát triển đồng bộ của cácngành liên quan như hàng không, hàng hải, thông tin liên lạc…
Khi đi du lịch, khách du lịch không chỉ hưởng thụ những giá trị hữu hình
mà điểm đến đó đem lại mà bằng nhiều hoạt động khác nhau, được trải nghiệmtrong môi trường văn hóa, sinh hoạt của cư dân… đều được du khách cảm nhận
và đánh giá sau chuyến đi tạo nên ấn tượng sâu sắc về một điểm đến Đó chính
là giá trị vô hình mà sản phẩm du lịch mang lại cho khách du lịch
Trước đây khái niệm sản phẩm du lịch chỉ được coi là một số loại hìnhkinh doanh dịch vụ Đến nay khái niệm về sản phẩm du lịch được hiểu rộnghơn, được cấu thành bởi các yếu tố vật chất và phi vật chất có khả năng đápứng được nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng của con người đương đại
Trong đề tài NCKH cấp bộ của Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch xâydựng: “Sản phẩm du lịch tổng thể của một điểm đến là sự hòa trộn mang tínhquy luật của các giá trị tự nhiên và nhân văn, các giá trị vật thể, phi vật thểchứa đựng trong không gian của một điểm đến Sản phẩm du lịch tổng thể sẽđem lại cho du khách những ấn tượng và cảm xúc đặc trưng nhất về một điểmđến.” [9]
Như vậy, sản phẩm du lịch dưới khía cạnh của du khách là tất cả nhữngcảm xúc mà du khách trải nghiệm và cảm nhận được trong một chuyến đi dulịch Ấn tượng càng sâu sắc, tạo được cảm xúc mạnh cho du khách thì càng tạođược sức hấp dẫn kéo dài thời gian lưu trú của du khách cũng như tạo được sứchút cho lượt khách muốn quay lại điểm du lịch đó Từ đó xây dựng nên hình
Trang 23ảnh và thương hiệu riêng cho điểm du lịch Bên cạnh đó muốn xây dựng sảnphẩm du lịch cần phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế liên quan.
1.1.2.2 Đặc điểm chung của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một dịch vụ đặc biệt, là những sản phẩm dịch vụ
mà bản thân chúng không hề bị tiêu hủy sau khi du khách sử dụng Sản phẩm
du lịch là sự trải nghiệm của du khách, là kinh nghiệm về một điểm đến dulịch Mặt khác, sản phẩm du lịch là yếu tố quyết định đến nhu cầu lưu trú và
số lần quay trở lại của du khách
Sự tham gia của du khách là cần thiết để thực hiện dịch vụ Du lịch đòihỏi phải có du khách để tồn tại Một địa danh chưa thể được gọi là địa danh
du lịch nếu như chưa có du khách đặt chân đến Sự cung ứng dịch vụ du lịchxuất phát từ nhu cầu mong muốn của khách du lịch Từ đó tạo ra mối quan hệgiữa Cung và Cầu; giữa khách hàng và dịch vụ
Sản phẩm du lịch không thể để tồn kho Bởi vì, một phòng của kháchsạn, một chỗ ngồi trên máy bay không bán được thì không thể cất vào kho hay
để dành cho khách vào ngày mai
Tính không co giãn của Cung so với Cầu làm cho người ta không thểtăng cung của sản phẩm du lịch trong ngắn hạn Việc sử dụng sản phẩm dulịch có tính thời vụ mà chủ yếu là do yếu tố khí hậu của từng khu vực Bởi sựchi phối đó mà sản phẩm du lịch không thể chủ động để đáp ứng đầy đủ nhucầu cho du khách vào mùa du lịch chính và ngược lại
Sản phẩm du lịch không phải là một lọai sản phẩm có thể di chuyển vềcác thị trường tiêu thụ, mà trái lại các thị trường phải di chuyển về hướng sảnphẩm du lịch Chính vì vậy công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch
là rất quan trọng
1.1.2.3 Đặc điểm riêng của sản phẩm du lịch biển
Sản phẩm du lịch biển đảo phát triển trên cơ sở nguồn tài nguyên biểnđảo, là nguồn tài nguyên có tính đa dạng sinh học cũng như mức độ nhạy cảm
Trang 24của môi trường cao Vậy nên, phát triển sản phẩm du lịch biển đảo phải đặcbiệt quan tâm đến yếu tố phát triển bền vững.
Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình ở vùng biển có những đặc trưngriêng Nên việc tiếp cận và đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ dulịch gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các đảo xa bờ Vì vậy, phát triển sảnphẩm du lịch ở đây thường phải có sự liên kế chặt chẽ với vùng ven bờ
Sản phẩm du lịch biển đảo chịu ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố thời tiết.Nên du lịch biển mang tính mùa vụ cao
Nguồn nhân lực phục vụ du lịch trên biển đảo còn hạn chế cả về sốlượng và chất lượng Vì vậy việc phát triển nguồn lực là vấn đề cần đượcquan tâm
1.1.2.4 Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch
Các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch có thể được chia thành 3nhóm yếu tố chính đó là: yếu tố tài nguyên; yếu tố dịch vụ; yếu tố môi trường.Trong đó, yếu tố tài nguyên du lịch đóng vai trò là một gam màu chủ đạo chomột bức tranh Còn các yếu tố dịch vụ và môi trường là gam màu phụ trợ gópphần tô điểm cho bức tranh để tạo nên một sản phẩm hoàn hảo làm nên sứchút đặc biệt cho một điểm đến
* Nhóm yếu tố tài nguyên
Tài nguyên du lịch là điều kiện tiên quyết tạo nên hoạt động du lịch, làyếu tố cơ sở để xây dựng sản phẩm du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm:
- Tài nguyên tự nhiên: cảnh quan, vịnh - đảo, hang động, hệ sinh thái,bãi tắm…
- Tài nguyên du lịch nhân văn: văn hóa truyền thống, di tích, lễ hội,truyền thuyết…
Tài nguyên là nhóm yếu tố tạo nên một điểm đến du lịch, đồng thời làyếu tố hình thành nên sản phẩm du lịch Tài nguyên biển đảo mang một giá trị
Trang 25rất to lớn và nhạy cảm Bởi lẽ, để có được một hang động với nhũ đá lấp lánh,những hòn đảo với những dáng vẻ thật kì thú, hay bãi tắm đẹp với nước biểntrong xanh thì các yếu tố cấu thành nên những giá trị đó có thể trải qua hàngtriệu năm Tài nguyên tự nhiên không phải là nguồn tài nguyên vô hạn Vìvậy, việc khai thác tài nguyên du lịch luôn phải chú trọng việc phát triển bềnvững Và việc bảo vệ tài nguyên có một ý nghĩa rất to lớn không chỉ riêngngành du lịch mà của nhiều ngành kinh tế liên quan Có như vậy chúng tamới đảm bảo được việc khai thác lâu dài và có hiệu quả đối với tài nguyên.
* Nhóm yếu tố dịch vụ
Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển,lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin hướng dẫn và những dịch vụ khácnhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Dịch vụ là phương tiện làm cầu nốicho du khách tiếp cận với các giá trị tài nguyên Các hoạt động du lịch thôngqua hình thức nội dung, hoạt động của mình để giới thiệu với du khách cácgiá trị đặc thù của tài nguyên
* Nhóm yếu tố môi trường và kiện kinh tế xã hội
Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền vững của tàinguyên du lịch Môi trường tự nhiên trong sạch sẽ có lợi cho sức khỏe conngười và giúp cho cảnh quan tự nhiên, các hệ sinh thái động thực vật pháttriển đa dạng hơn Môi trường kinh tế xã hội với điều kiện kinh tế tốt, cơ sở
hạ tầng tiện nghi, người dân hiểu biết, có ý thức sẽ tạo được ấn tượng tốttrong tâm trí du khách
Tóm lại: Các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch có mối quan hệhữu cơ với nhau Một khi đảm bảo được sự phát triển hài hòa giữa các yếu tốthì sản phẩm du lịch tổng thể sẽ tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách Vì vậy,khi nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch chúng ta không nên tách rời cácyếu tố mà nên đặt chúng theo một hệ thống chỉnh thể
Trang 261.1.3 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
1.1.3.1 Nội dung của đa dạng hoá sản phẩm du lịch
Một doanh nghiệp, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, một mặt họ tíchcực tìm kiếm, khai thác cơ hội thị trường Mặt khác, doanh nghiệp cần thườngxuyên xem xét đưa thêm những sản phẩm mới vào thị trường, đầu tư nhữngsản phẩm còn có thể mở rộng, khai thác các sản phẩm đang sinh lợi cũng nhưloại bỏ những sản phẩm đã lạc hậu, không còn khả năng sinh lợi Đó là quyếtđịnh mở thêm hệ sản phẩm, loại bỏ hệ sản phẩm, rút ngắn hệ sản phẩm, kéodãn, bổ sung hệ sản phẩm Tập hợp những quyết định đó tạo nên chính sáchchủng loại sản phẩm của doanh nghiệp
Cũng như một doanh nghiệp, một vùng du lịch cũng cần có nhữngchính sách về chủng loại sản phẩm cho địa bàn của mình Đó là xác định các
hệ sản phẩm du lịch cần hình thành, cần đầu tư phát triển hoặc cần loại bỏ.Nếu chính sách chủng loại của một doanh nghiệp giải quyết việc xác lập một
hệ thống hợp lý các sản phẩm cung ứng cho khách thì chính sách chủng loạisản phẩm của một vùng du lịch cần chỉ ra các loại hình du lịch cần có để làm
cơ sở xác định một hệ thống các sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu thịtrường của mình
Nội dung chính của đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch cầnxác định các loại hình cần hình thành, phát triển hơn là xác định các loại hìnhcần hạn chế hay loại bỏ Trong đó xác định được:
- Loại hình du lịch chính: là loại hình du lịch khai thác các điều kiệnthuận lợi nhất của tài nguyên du lịch, chúng tạo nên hình ảnh của điểm đến,nhắm đến việc khai thác các thị trường mục tiêu
- Loại hình du lịch phụ: nhằm tận dụng các điều kiện tài nguyên du lịch
và điều kiện đón tiếp mà thị trường mục tiêu chưa khai thác hết
Trang 27- Loại hình du lịch bổ sung: nhằm thoả mãn những nhu cầu khác củakhách hàng mục tiêu nhằm nâng cao tính hấp dẫn của vùng, triệt để khai tháccác khách hàng mục tiêu đã được thu hút đến với vùng.
Một loại hình du lịch chỉ được hình thành trên cơ sở phát triển các sảnphẩm du lịch tạo nên loại hình du đó Và chỉ khi xác định đúng đắn các loạihình du lịch chúng ta mới có định hướng để phát triển hợp lý các sản phẩm dulịch của một địa bàn
1.1.3.2 Ý nghĩa của đa dạng hoá sản phẩm du lịch
Một doanh nghiệp phải đa dạng hóa các sản phẩm và hệ sản phẩm củamình Đó là do yêu cầu khai thác đầy đủ nguồn lực cũng như khai thác các cơhội thị trường và bảo đảm sự ổn định tài chính của doanh nghiệp Cũng vậy
và mang tính bức thiết hơn thế, một vùng du lịch cần phải phát triển đa dạngcác loại hình du lịch và sản phẩm du lịch của mình Điều này mang ý nghĩanhiều mặt cho sự phát triển du lịch của vùng:
- Việc phát triển đa dạng các lọai hình du lịch và sản phẩm du lịch chophép khai thác đa dạng các nguồn khách
Mỗi đối tượng khách, với những đặc điểm về văn hóa, xã hội, cá nhân
và động cơ tâm lý sẽ quan tâm nhiều hơn đến một loại hình du lịch nào đó.Một doanh nghiệp, với nguồn lực hạn chế của mình, họ cần phải tự giới hạnvào một số không lớn các thị trường mục tiêu để tập trung nguồn lực chonhững đoạn thị trường này Trong khi đó, một vùng du lịch, với ưu tiên tạođiều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trong vùng phát triển, họ cần phảinhằm vào các thị trường rộng lớn hơn, thu hút khách ở các địa phương xa gầnkhác nhau, đến với những mục đích khác nhau, chỉ tiêu ở những mức khácnhau… Việc phát triển các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch cho phép thuhút các đối tượng khách khác nhau về đặc điểm văn hóa, thu nhập, động cơ du
Trang 28lịch Điều này không chỉ cho phép mở rộng nguồn khách mà còn mang lại sự
ổn định cho vùng khi một thị trường gửi khách nào đó mất ổn định
- Việc phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch và sản phẩm du lịchcho phép nâng cao tính hấp dẫn của vùng, kéo dài thời gian lưu trú của khách
Một du khách đến một vùng du lịch dù với động cơ chuyên biệt nào đó,bên cạnh các sản phẩm du lịch thỏa mãn nhu cầu chuyên biệt này, họ đềumong muốn kết hợp hưởng thụ các hoạt động tham quan, giải trí khác Vì vậy,một vùng du lịch có các lọai hình du lịch và các sản phẩm du lịch phong phú
sẽ nâng cao tính thu hút khách cũng như kéo dài thời gian lưu trú, kích thíchkhả năng chi tiêu của khách du lịch
- Việc phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch và sản phẩm du lịchcho phép khai thác đầy đủ các điều kiện vốn có của vùng
Điều kiện phát triển du lịch của một vùng là khá đa dạng, bao gồm cảđiều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lao động, nguồn vốn Một loạihình du lịch nào đó thường khó khai thác hết Trong các điều kiện đó, nổi bậtlên là tài nguyên du lịch Một vùng du lịch có thể có nhiều loại tài nguyên dulịch phù hợp với việc khai thác các sản phẩm du lịch khác nhau Việc đa dạnghóa loại hình du lịch và sản phẩm du lịch cho phép khai thác đầy đủ hơn tàinguyên du lịch của vùng
- Việc phát triển đa dạng các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch chophép hạn chế tính mùa vụ
Mỗi loại hình du lịch có mùa du lịch khác nhau, mức độ căng thẳng củatính mùa vụ khác nhau Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch làm cho vùngcùng lúc có nhiều lọai sản phẩm khác nhau, thu hút khách vào những lúc khácnhau do đó sẽ làm giảm mức độ căng thẳng thời vụ chung của vùng, nâng caohiệu quả khai thác nguồn lực du lịch của vùng
Trang 29- Đa dạng hóa loại hình du lịch và sản phẩm du lịch cho phép phát triển
đa dạng các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong vùng
Mỗi thành phần kinh tế có khả năng khác nhau về quy mô nguồn vốn,
về khả năng công nghệ và quản lý Việc phát triển đa dạng loại hình du lịch
và sản phẩm du lịch mở ra nhiều khả năng lựa chọn khác nhau phù hợp vớicác thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp khác nhau Mỗi doanh nghiệpthuộc một thành phần kinh tế nhất định, với khả năng của mình sẽ chọn một
số sản phẩm, đối tượng khách phù hợp
Do những ý nghĩa to lớn trên, việc đa dạng hóa các loại hình du lịch vàsản phẩm du lịch là cần thiết trong phát triển du lịch các vùng Nhưng việcxác định các sản phẩm du lịch cần phát triển không chỉ được xác định một lần
là xong Do nhu cầu du lịch và cả các điều kiện phát triển du lịch của mộtvùng thường xuyên biến đổi, vì vậy cần phải thường xuyên rà soát lại các sảnphẩm du lịch hiện có Trong mỗi giai đoạn phát triến du lịch của vùng, cầnphải xây dựng các chính sách chủng loại sản phẩm trên cơ sở phân tích xuhướng phát triển của thị trường du lịch và khả năng phát triển của vùng trongthời gian ấy
1.2 Khái quát chung về thị xã Sầm Sơn và vị trí của ngành du lịch biển đối với quá trình phát triển kinh tế của thị xã
1.2.1 Giới thiệu chung
Thị xã Sầm Sơn là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, phíaĐông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Bắc giáp sông Mã, phía Tây giáp thành phốThanh Hóa, phía Nam giáp huyện Quảng Xương Cách thủ đô Hà Nội 170 km
về phía Nam, cách thành phố Thanh Hóa 16 km về phía Đông Sầm Sơn có hệthống giao thông đi, đến thuận lợi Về đường bộ, quốc lộ 47 kết nối Sầm Sơnvới quốc lộ 1A và thành phố Thanh Hóa (cách 16km, 15 phút đi ô tô); kết nối
Trang 30Sầm Sơn với cảng hàng không Thọ Xuân (cách 60km, 1 giờ đi ô tô) Về đườngthủy, cảng Quảng Tiến nằm trên sông Mã có thể tiếp nhận tàu trọng tải lớn.
Qua nghiên cứu các tài liệu lịch sử khai thác vùng đồng bằng ThanhHóa chúng ta thấy rằng: Sầm Sơn là một vùng đất cổ, là kết quả quần tụ củabiển, núi và rừng Ban đầu Sầm Sơn chỉ là những cồn cát nóng bỏng trưa hè,heo hút những ngày đông, bên cạnh những dải trũng sắc nước bốn mùa trongxanh, còn nguyên vị mặn của thời biển khơi chưa bồi lấp Cách đây 2 - 3 ngànnăm, con người đã định cư tại đây để chăn nuôi cấy lúa, trồng màu, khai tháchải sản, chinh phục đồng bằng và biển cả… Và ngay cả cái tên Sầm Sơn, mãiđến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX mới thấy xuất hiện trên các tài liệu chữviết và trong kho từ vựng của nhân dân
Ngày 15 tháng 9 năm 1904 toàn quyền Đông Dương đã ra Nghị địnhcấp cho Sầm Sơn một số lô đất để xây dựng các đài quan sát, trạm y tế vàtrung tâm nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe tại bãi biển và ven núi Trường Lệ
Năm 1906 người Pháp cho xây dựng tuyến đường bộ dài 16km nối tỉnh
lị Thanh Hóa với Sầm Sơn Đến năm 1907 các công trình xây dựng mới bắtđầu và những năm sau đó nhiều villa, biệt thự được xây dựng trên núi Trường
Lệ, đó là khu vực Sầm Sơn cao (Sầm Sơn Lehaut), chủ yếu để các quan chứcngười Pháp, quan lại triều Nguyễn với giới thượng lưu, quý tộc về thăm quan,tắm biển và ngỉ dưỡng Ở khu vực Sầm Sơn thấp (Sầm Sơn Lebas), cũng cónhững khách sạn, cửa hàng của các thương nhân người Việt dành cho kháchnội địa Về sau do chiến tranh tàn phá, số villa, biệt thự trên núi không còn.Nhưng đây chính là thời điểm khởi đầu để du lịch Sầm Sơn hình thành vàphát triển
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, vùng đất Sầm Sơn thuộc tổngGiặc Thượng (tên nôm), sau đó đổi tên là Kính Thượng, rồi Cung Thượng vàđược gọi là vùng Tam xã bát thôn (Ba xã tám thôn)
Trang 31Sau Cách mạng tháng Tám, vùng đất Sầm Sơn được đặt tên mới là xãLương Niệm, thuộc huyện Quảng Xương - Thanh Hóa Từ tháng 6 năm 1946đến tháng 11 năm 1947 Sầm Sơn được chia làm 2 xã: Sầm Sơn và Bắc Sơn.Tháng 11 năm 1947 sáp nhập 2 xã Sầm Sơn và Bắc Sơn thành xã Quảng Tiến,thuộc huyện Quảng Xương Tháng 6 năm 1954 xã Quảng Tiến được chiathành 4 xã đó là: Quảng Tiến, Quảng Cư, Quảng Tường, Quảng Sơn Ngày 19tháng 4 năm 1963 Chính phủ ra quyết định số 50/CP thành lập Thị trấn SầmSơn bao gồm: khu nghỉ mát Sầm Sơn và xã Quảng Sơn, thuộc Ủy ban hànhchính tỉnh Thanh Hóa.
Trước tiềm năng, lợi thế và sự phát triển về du lịch của thị trấn SầmSơn Năm 1981, Hội động Bộ trưởng đã quyết định thành lập thị xã SầmSơn Sau 30 năm xây dựng và phát triển, Sầm Sơn hôm nay đã có được diệnmạo, dáng vóc của một đô thị du lịch biển hiện đại Thị xã hiện có 672khách sạn, nhà nghỉ, với hơn 15.000 phòng, trong đó có nhiều khách sạn caocấp xếp hạng 3 sao, 4 sao Nhiều khách sạn có phòng hội nghị từ 100 đến
500 chỗ, với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu dulịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện của các tổ chức, cơ quan,đơn vị và du khách
Tự hào là một trong số ít khu du lịch hình thành sớm nhất Việt Nam,Sầm Sơn đang vươn mình, đổi thay từng ngày để thực hiện hóa mục tiêu trởthành một đô thị du lịch biển văn minh hiện đại, tương ứng với tiềm năng lợithế vốn có của một trong những đô thị du lịch trọng điểm quốc gia
1.2.2 Vai trò của ngành du lịch biển đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc,
có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao Phát triển kinh tế du lịch vừa
là mục tiêu, vừa là cơ sở động lực để thúc đẩy sự phát triển chung của nềnkinh tế - xã hội Càng ngày du lịch càng trở nên quan trọng trong hoạt động
Trang 32kinh tế của cả nước Du lịch có tầm quan trọng trong nền kinh tế nên hiện naynhiều nước trên thế giới đều cố gắng phát huy các thế mạnh của mình để khaithác có hiệu quả sản phẩm du lịch Và thực tế du lịch thực sự trở thành “con
gà đẻ trứng vàng” cho nhiều quốc gia Hằng năm, ngành du lịch đã đem vềcho nước họ một số tiền khổng lồ, thu hút một số lượng lớn lực lượng laođộng, sự phát triển du lịch có thể cải thiện nhiều mặt về môi trường đầu tư,tăng cường hợp tác giao lưu kinh tế đối ngoại
Đối với Việt Nam, kinh tế du lịch phát triển đem lại một lượng lớnngoại tệ cho quốc gia, góp phần tạo nên cán cân thanh toán thặng dư, tăng tỉtrọng dịch vụ cho ngành kinh tế quốc dân, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm chongười dân địa phương Có thể nói du lịch đã đem lại nhiều giá trị kinh tế và
xã hội cho địa phương nói riêng và cho cả nước nói chung Vì vậy, Đảng vàNhà nước ta đã ưu tiên phát triển ngành kinh tế du lịch, coi du lịch là mộttrong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia
* Đối với thị xã Sầm Sơn
Với lịch sử hình thành và phát triển du lịch hơn 100 năm đã ghi nhậnSầm Sơn là một đô thị biển, là trung tâm du lịch của tỉnh Thanh Hoá và khuvực các tỉnh phía Bắc Có thể nói phát triển du lịch đã mang lại lợi ích toàndiện, tổng hợp cả về mặt kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội không chỉ riêngthị xã Sầm Sơn mà cả tỉnh Thanh Hoá nói chung Vì vậy, ngành kinh tế dulịch chiếm vị trí và vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xãhội của địa bàn
Thứ nhất: ngành du lịch góp phần vào sự phát triển tăng trưởng kinh tế
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Với sự thay đổi và phát triển không ngừng ngành du lịch đã trở thànhngành kinh tế chủ đạo của thị xã, chiếm 75% cơ cấu kinh tế Là ngành sảnxuất ra các hàng hoá như cơ sở vật chất: khách sạn, các câu lạc bộ, đồ lưuniệm, chế biến thực phẩm phục vụ du khách… Việc thực hiện giá trị hàng hoá
Trang 33sẽ góp phần vào tăng trưởng GDP, đồng thời nó có tác động lan toả đến sựphát triển của các ngành khác như giao thông vận tải, công nghiệp chế biến,ngân hàng, bưu chính viễn thông và các ngành nghề thủ công.
Sự phát triển của các ngành nghề kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng tiến bộ hơn, phù hợp với tiềm năng lợi thế của địa phương Sựchuyển dịch từ nền kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp là chủ yếu sang phát triểnngành dịch vụ và du lịch Thể hiện ở tỷ trọng du lịch và dịch vụ trong nềnkinh tế ngày càng tăng Năm 2009, tỷ trọng giữa 3 khu vực nông lâm nghiệp -thuỷ sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong tổng GTGT của Sầm Sơn
là 16,5% - 12,5% - 71,0% , năm 2010 tỷ trọng là 16,4% - 12,3% - 71,3% Sovới năm 2005 là 23,8% - 13.6% - 62,6% Như vậy sau 4 năm (từ 2005 -2009)
tỷ trọng dịch vụ tăng 8,4% (bình quân mỗi năm tăng hơn 2,1%); tỷ trọng nônglâm nghiệp – thuỷ sản giảm 7,3% và công nghiệp - xây dựng giảm 1,1% Đếnnăm 2015 giá trị gia tăng khu vực dịch vụ chiếm 78% (riêng du lịch chiếmgần 60%); công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 10% (công nghiệp chiếmhơn 7%) trong tong số GTGT của thị xã Ước tính đến năm 2020 tỷ trọng khuvực dịch vụ chiếm hơn 83% (riêng du lịch chiếm 63%); nông lâm nghiệp -thuỷ sản giảm xuống còn 8% (riêng công nghiệp chiếm 6,7%) trong nền kinh
tế thị xã
Cơ cấu kinh tế theo thành phần cũng từng bước được chuyển dịch phùhợp dần với các cơ chế tị trường Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triểnnhanh và ngày càng chiếm ưu thế trong mọi lĩnh vực, tỏ rõ sự thích nghi với
cơ chế thị trường và có tác động lớn đến nền kinh tế
Thứ hai: ngành du lịch đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhậpcho người lao động
Du lịch là ngành kinh tế chủ lực của Sầm Sơn nên đã thu hút một lựclượng lao động trong và ngoài thị xã tham gia Năm 2009 Sầm Sơn có 9.980
Trang 34lao động tham gia hoạt động du lịch (chưa kể 2000 lao động thời vụ từ bênngoài), chiếm 32% lao động xã hội của thị xã và trên 60% lao động ngành dulịch trong tỉnh Năm 2015 có gần 36.700 người, trong đó lao động trực tiếp là17.370 người và năm 2020 khoảng 77.200 người, trong đó lao động trực tiêp
là 34 740 người Ngành du lịch phát triển nhu cầu lao động cho hoạt động dulịch tăng lên đã góp phần vào việc giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập
và đời sống cho người dân
Tuy nhiên, do tính đặc thù của du lịch Sầm Sơn là hoạt động theo mùanên rất khó khăn cho việc thu hút các lao động có tay nghề cao về làm việc.Đặc biệt, là khi Sầm Sơn đang thu hút được sự đầu tư và phát triển nhanh cácloại hình du lịch nghỉ dưỡng cao cấp thì yêu cầu về lao động chất lượng caocàng lớn Vì vậy, cần có những chính sách hợp lý để thu hút lao động cóchuyên môn, nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp cao để phục vụ trong ngành
Cùng với việc giải quyết việc làm, ngành kinh tế du lịch ở Sầm Sơn đãmang lại thu nhập cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống nhân dâncũng như nâng cao ý thức trách nhiệm, giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá,khôi phục các lễ hội truyền thống, truyền tải các giá trị văn hoá đến các tầnglớp nhân dân và bạn bè quốc tế… nhằm tạo nên sức hấp dẫn cho khách
Du lịch chẳng những mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho người sảnxuất kinh doanh mà còn gián tiếp đối với người lao động ở các ngành liênquan Ngành du lịch Sầm Sơn phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hộicùng phát triển, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ thúc đẩythương mại và mang lại hiệu quả cao
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đem lại, ngành du lịch trên địa bàncũng luôn tồn tại một vấn đề tiêu cực về ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xãhội Từ cách nhìn nhận khách quan các cấp ban ngành cần phải có những giảipháp nhằm phát triển du lịch địa phương theo hướng tích cực, bền vững
Trang 35Tiểu kết chương 1
Chương 1 của luận văn đã tổng kết được những cơ sở lý luận quantrọng về sản phẩm du lịch và ý nghĩa của việc đa dạng hóa sản phẩm du lịchđối với việc phát triển du lịch nói chung Bên cạnh đó, nội dung chương này
đã khái quát được khu du lịch biển Sầm Sơn và vị trí của ngành du lịch biểnđối với việc phát triển kinh tế của thị xã Sầm Sơn Những khái niệm đặc trưng
về du lịch, nhu cầu du lịch, sản phẩm du lịch, là cơ sở quan trọng để thúc đẩyviệc đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại một điểm du lịch, cụ thể là biển SầmSơn - Thanh Hóa
Việc xác định phương hướng và giải pháp để thực hiện quá trình đadạng hóa sản phẩm du lịch làm cơ sở cho sự chỉ đạo phát triển du lịch ở địaphương Góp phần làm thay đổi diện mạo mới, cái nhìn mới cho du lịch SầmSơn nói riêng cũng như du lịch xứ Thanh nói chung đồng thời mang về nguồndoanh thu nhất định từ ngành kinh tế du lịch cho tỉnh nhà
Trang 36CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH BIỂN SẦM SƠN - THANH HOÁ
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch biển Sầm Sơn
2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên, cácquá trình tự nhiên có thể trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ hoạt động du lịch(địa hình, khí hậu, danh thắng, di tích )
Sầm Sơn là vùng đất cổ được thiên nhiên ban tặng có sông, có biển, cónúi, có rừng, có những di tích văn hóa, lịch sử gắn liền với cảnh quan vànhững truyền thuyết, huyền thoại làm say đắm lòng người
Sầm Sơn có bờ biển dài khoảng 9km, từ cửa Hới (sông Mã) đến VụngTiên (Vụng Ngọc) với các bãi biển đẹp như bãi biển nội thị (A, B, C, D), bãibiển Quảng Cư, bãi Nix, bãi Lãn, bãi Vụng Tiên… Các bãi biển này đều córộng, bằng phẳng, độ dốc thoải, bãi cát trắng mịn, sóng biển vừa phải, nướcbiển ấm, trong xanh, có nồng độ muối trên dưới 30% rất thích hợp cho tắmbiển và các hoạt động vui chơi giải trí Ngoài ra, trong nước biển còn cóCanxidium và nhiều khoáng chất khác có tác dụng chữa bệnh khi tắm nên từlâu Sầm Sơn đã trở thành khu nghỉ dưỡng nổi tiếng của cả nước Hiện nay,Sầm Sơn mới chỉ khai thác 3 bãi biển ở khu vực nội thị vào mục đích du lịch,chủ yếu là tắm biển Vì vậy, tiềm năng về tự nhiên chưa được khai thác đểđưa vào sử dụng còn rất lớn như các bãi biển ở khu vực Quảng Cư và NamSầm Sơn Nếu các bãi này được khai thác sớm chẳng những sẽ góp phần đadạng hóa các loại hình du lịch cho Sầm Sơn mà còn hình thành một khu dulịch - nghỉ dưỡng lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành du lịch thị xã
Núi Trường Lệ có niên đại 300 triệu năm, có độ cao 76 mét nằm sátbiển, được coi là hòn ngọc của Sầm Sơn Các vách đá dốc đứng về phía biển
Trang 37đã tạo nên sự hùng vĩ của núi Trường Lệ và rất thích hợp cho loại hình leonúi, mạo hiểm Mặt khác, ở đây có những bãi cỏ rộng, những sườn thoải vàcác đồi được cấu tạo từ đá granit cổ sinh hay đá biến chất dạng bát úp (điểnhình là khối đá hoa cương Độc Cước), những sườn đá huyền ảo được đặt tênrất mĩ miều, ấn tượng (vườn Mộng ảo, vườn Tình yêu, vườn Bàn cờ, vườnTâm linh Địa đàng…) rất phù hợp cho du lịch cắm trại và hoạt động vui chơi,giải trí Trên núi Trường Lệ còn có các di tích như đền Độc Cước, đền CôTiên, đền Tô Hiến Thành… gắn liền với những lễ hội truyền thống có giá trị
du lịch văn hóa, du lịch tâm linh Đặc biệt là hòn Trống Mái là cảnh quan tựnhiên độc đáo từ xưa đã đi vào thơ ca, có sức hấp dẫn rất lớn khách du lịch
Ngoài ra, cảnh quan tự nhiên dọc hai bờ sông Mã, sông Đơ cũng là điềukiện lý tưởng để Sầm Sơn phát triển các tuyến du lịch sinh thái trên sông,biển Xuất phát từ Cửa Hới ở phía Bắc, du khách có thể đi thuyền đến Hòn
Mê và xa hơn về phía Nam, hoặc ngược dòng sông Mã đi thăm các di tíchHàm Rồng, Lam Sơn, di tích triều vua Lê và các di tích, danh thắng kháctrong tỉnh Đặc biệt sông Đơ chảy dọc thị xã (từ Sông mã ở phía Bắc đến cốngTrường Lệ ở phía Nam) có cảnh quan tự nhiên khá hấp dẫn với các đầm sen ởphía Nam đền An Dương Vương là nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng củaSầm Sơn để phát triển du lịch sinh thái
Sự đan xen giữa các loại hình (sông, núi, biển) giữa các bãi biển vớinúi Trường Lệ và cảnh quan sông nước, cùng với các hồ, đầm ở Quảng Cư vànhững rặng thông, phi lao dọc ven biển… tạo nên sự phong phú đa dạng củatài nguyên du lịch trên địa bàn, là điều kiện rất thuận lợi để Sầm Sơn pháttriển và đa dạng hóa các lọa hình du lịch hấp dẫn
- Về tài nguyên khí hậu: Thị xã Sầm Sơn nằm trong miền khí hậu BắcViệt Nam, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh Khí hậuchia làm hai mùa rõ rệt là mùa hạ nắng, nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông
Trang 38lạnh, ít mưa Chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ trung bình trong nămkhoảng 230C Nhiệt độ trung bình mùa hè (tháng 5 - 9) là 250C Tháng nóngnhất nhiệt độ lên đến 400C, nhiệt độ trung bình mùa đông (từ tháng 12 nămtrước đến tháng 3 năm sau) là 200C, tháng lạnh nhất có thể xuống đến 50C.Theo số liệu của trạm thủy văn Thanh Hóa, số ngày không thuận lợi cho hoạtđộng du lịch ở Sầm Sơn trong một năm là: ngày có gió lốc xoáy là 11 ngày;ngày có nhiệt độ dưới 150C là 5 ngày; ảnh hưởng của bão là 20 ngày; số ngàymưa trong năm trên dưới 45 ngày; số ngày bị sương mù, sương muối là 56ngày (tổng 138 ngày).
Như vậy, số ngày thuận lợi cho hoạt động du lịch trong một năm là 227ngày Nhưng trên thực tế, du lịch Sầm Sơn chỉ hoạt động mạnh vào 3 thángmùa hè Vì vậy, để khai thác hiệu quả và không lãng phí tiềm năng của dulịch Sầm Sơn cần có sự đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch thu hútkhách du lịch đến với Sầm Sơn các mùa trong năm
Về chế độ gió: Sầm Sơn chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là giómùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đếntháng 2 năm sau Về mùa hè từ tháng 3 đến tháng 11 gió thịnh hành là ĐôngNam mang theo hơi nước gây mưa nhiều Đầu mùa hè thường xuất hiện gióTây khô nóng (gió Lào) ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân
Về chế độ mưa: Lượng mưa ở Sầm Sơn khá lớn, trung bình năm từ
1600 - 1900mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa, mưa nhiều vàotháng 8, 9, 10 Số ngày ảnh hưởng mưa trong năm từ 45 - 130 ngày
Về độ ẩm: Thường ở mức 85%, chỉ có một khoảng thời gian ngắn vàođầu hè do ảnh hưởng của của gió Lào nên thời tiết khô hanh, oi bức Tháng 11
và 12 do có gió lạnh nên độ ẩm giảm, có ngày dưới 50%
Chế độ thủy triều: Thủy triều ở khu vực Sầm Sơn có chế độ nhật triềuđều Về mùa hè thủy triều lên lúc 7h và xuống lúc 14h - 16h Mùa đông thì
Trang 39ngược lại, xuống lúc 6h - 9h và lên lúc 14h - 16h Biên độ triều trung bìnhkhoảng 1,2m - 1,6m, cao nhất đạt 2 - 2,5m Chế độ thủy triều như vậy rấtthích hợp cho các hoạt động du lịch tắm biển.
Nhìn chung, khí hậu Sầm Sơn có sự phân chia rõ rệt theo mùa nhưng
do sự tác động điều hòa của biển nên khí hậu tương đối dễ chịu, mát vào mùa
hè, ít lạnh vào mùa đông, khá phù hợp cho tắm biển, thăm quan, nghỉ dưỡngquanh năm
2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Sầm Sơn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú, là mộttrong những địa phương có tỷ lệ di tích cao trong cả nước Gồm các di tíchlịch sử văn hóa, các lễ hội, ngành nghề truyền thống và các giá trị văn hóakhác Trên địa bàn Sầm Sơn có 16 di tích, trong đó có 6 di tích cấp quốc gia
và 10 di tích cấp tỉnh Cụ thể:
* Đền
- Đền Độc Cước (hay còn gọi là đền Thượng), nằm trên hòn Cổ Giảithuộc phía Bắc dãy núi Trường Lệ, là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng Đền thờthần Độc Cước, vị thần đã có công tự xẻ đôi thân mình dẹp loài thủy quái,bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân lành Đền hiện còn lưu giữ 8 đạo sắcphong, được xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1962 Là không gian tâm linhquan trọng nhất của cư dân Sầm Sơn và các vùng lân cận Nơi đây hằng năm
có các lễ hội truyền thống như: lễ cầu phúc (16/2 âm lịch); lễ hội bánh chưng
- bánh giầy (12/5 âm lịch)
- Đền Cô Tiên, nằm trên hòn Đầu Voi phía Tây núi Trường Lệ, phíatrên Vụng Ngọc Đền thờ mẫu Liễu Hạnh Đền Cô Tiên còn lưu giữ niềm tựhào của đất và người Sầm Sơn, năm 1960 Bác Hồ đã về thăm Sầm Sơn vànghỉ qua đêm tại đền Đền được xếp hạng di tích quốc gia năm 1962
Trang 40- Hòn Trống Mái, là danh thắng nổi tiếng mà thiên nhiên ban tặng,được xếp hạng cấp quốc gia từ năm 1962 Là biểu tượng của tình yêu thủychung, vĩnh hằng Được lấy làm biểu trưng cho du lịch Thanh Hóa.
- Đền Tô Hiến Thành (hay còn gọi là đền Trung), nằm ở phía Đông Bắcdãy Trường Lệ Đền thờ quan Thái úy Tô Hiến Thành, một nhà chính trị tàinăng, thanh liêm, công minh, chính trực nổi tiếng thời Lý Ông được phongtước vương dù không phải là tôn thất, là người có công lớn trong việc trị an và
tổ chức khai hoang lấn biển Đền được xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1962
- Đền Đề Lĩnh, thuộc làng Lương Trung, phường Trung Sơn, đền thờThành hoàng làng Lương Trung Đường Công Quang Lộc, là Tứ trụ triều đìnhthời vua Lê Tương Dực, có công trấn giữ vùng cửa biển xung yếu Sầm Sơn,khai dân, lập ấp Đền được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1993
- Đền Cá Lập (hay còn gọi là đền Làng Trấp), thuộc xã Quảng Tiến,thờ tướng Trần Đức Di tích được xếp hạng cấp quốc gia
Ngoài ra còn 10 di tích khác đã được xếp hạng cấp tỉnh gồm: đềnHoàng Minh Tự (Đền Hạ); chùa làng Lương Trung; đền Bà Triệu; đền làngHới; đền Thanh Khê; đền thờ phủ Đô Hầu; đền thờ Ngư Ông, chùa KhảiMinh; chùa Khải Nam…
* Lễ hội:
Các lễ hội ở Sầm Sơn diễn ra khá nhiều, thường là các tháng đầu năm.Hầu hết là các lễ hội dân gian, phản ánh những nét văn hóa tâm linh,tínngưỡng, mang đậm tính nhân văn về lối sinh hoạt cư dân vùng biển
- Lễ hội khai trương du lịch Sầm Sơn
Là sự kiện khai trương du lịch Sầm Sơn , được tổ chức vào dịp 30/4,01/5 hằng năm Với những chương trình rực rỡ sắc màu, tưng bừng cờ hoa vàkết nối bạn bè bằng những hoạt động phong phú, hấp dẫn, độc đáo như: biểu