1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền được hưởng an sinh xã hội (ASXH) là một trong những quyền cơ bản của con người. Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã ghi nhận: Tất cả con người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng ASXH. Đảm bảo ASXH luôn là đòi hỏi tất yếu, khách quan để nhà nước thực hiện cả chức năng giai cấp và chức năng xã hội của mình. Hệ thống ASXH là một bộ phận trong mô hình phát triển xã hội để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Hoạt động của hệ thống ASXH là nơi thể hiện rõ nhất tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” của nền kinh tế thị trường, trong đó, con người luôn có được, bao gồm cả cảm nhận được một cuộc sống yên ổn và an toàn, có khả năng phòng ngừa những cú sốc và có những “chiếc phao cứu sinh” khi gặp phải những biến cố rủi ro bất thường. Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ASXH, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị xã hội. Diện thụ hưởng chính sách ngày càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên.Nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội ngày càng lớn. Nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là trong giảm nghèo, tạo việc làm, giáo dục đào tạo, y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện và đã được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Mặt khác, từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường thì dù muốn hay không, tự giác hay tự phát đều phải tuân theo các quy luật kinh tế thị trường, trong đó có vấn đề an sinh xã hội. Tính chất xã hội và tính chất cạnh tranh của kinh tế thị trường tự nó đặt ra những vấn đề về xã hội và an sinh xã hội trong quá trình phát triển kinh tế. Vì vậy, chính sách xã hội và an sinh xã hội không phải là sự ban ơn của nhà nước đối với dân, mà trước hết là xuất phát từ chính nhu cầu phát triển kinh tế. Đó là tính chất phổ biến của vấn đề an sinh xã hội mà ngay chủ nghĩa tư bản muốn tồn tại và phát triển cũng phải tuân theo. Tính chất phổ biến này càng được coi trọng với ý nghĩa là mục đích tự thân của định hướng xã hội chủ nghĩa. Nước ta chuyển sang kinh tế thị trường với điểm xuất phát từ thể chế kinh tế tập trung, bao cấp trong một thời gian, nên nhận thức về an sinh xã hội trong kinh tế thị trường chưa đầy đủ về tính chất phổ biến cũng như tính chất đặc thù của chính sách an sinh xã hội ở nước ta. Trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế thị trường cần phải coi trọng tính chất đặc thù của chính sách an sinh xã hội, nhờ đó phát hiện nhu cầu an sinh xã hội cùng với nguồn lực đáp ứng nhu cầu ấy. Tuy nhiên trên thực tế, hệ thống chính sách ASXH của nước ta hiện còn phân tán, chồng chéo, hiệu quả chưa cao, tạoviệc làm và giảm nghèo chưa bền vững. Tỷ lệ hộ cận nghèo, tái nghèo còn cao; mức trợ cấp xã hội còn thấp; giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao và giảm chậm; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn thấp; đời sống của một số bộ phận người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số chưa bảo đảm được mức tối thiểu và có sự chênh lệch giữa miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với mức trung bình của cả nước. Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự thiếu thống nhất trong nhận thức về nội dung, vai trò và vị trí của ASXH trong mô hình phát triển xã hội nên hệ thống ASXH chưa theo kịp sự phát triển kinh tế, nguồn lực thực hiện bảo đảm ASXH còn hạn chế, chủ yếu dựa vào Nhà nước, chưa khuyến khích người dân và các đối tác xã hội tích cực chủ động tham gia. Nghĩa Hưng là một huyện ở phía Tây Nam tỉnh Nam Định với diện tích: 250,47 km², dân số: 202.281 người (năm 2007), 48,9% theo đạo Thiên Chúa. Huyện có 25 đơn vị hành chính bao gồm 22 xã và 3 thị trấn. Nghĩa Hưng nằm trong vùng bờ biển thuộc vùng Nam đồng bằng sông Hồng, là một huyện thuần nhất đồng bằng ven biển, Nghĩa Hưng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên nền nông nghiệp vẫn mang tính truyền thống, phụ thuộc vào thời tiết, hơn nữa Nghĩa Hưng lại có bờ biển dài nên mỗi khi có thiên tai bão lụt thì cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, một số hộ lâm vào tình cảnh đói nghèo. Trong những năm vừa qua, hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng đều giảm dần qua hàng năm (2011: 13,39%; 2014: 10,37%). Có được kết quả này phần lớn là nhờ các chủ trương chính sách về ASXH của chính phủ, của các cấp các ngành và sự phấn đấu nỗ lực vươn lên của các hộ nghèo tại địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiện ASXH tại địa phương vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập. Từ thực trạng của chính sách ASXH, đặc biệt là ảnh hưởng của chính sách ASXH tới nghèo đói ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tác giả chọn đề tài “Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định cần làm gì và làm như thế nào để thực hiện tốt chính sách ASXH đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện?
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ THU HOÀI
Hà Nội - 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Nguyễn
Thị Thu Hoài đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy giáo, cô giáotrong Khoa Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia HàNội đã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trìnhnghiên cứu, giúp tôi có cơ sở kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoànthiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cơ quan như: Ủy ban nhân dânhuyện Nghĩa Hưng, Phòng thống kê huyện Nghĩa Hưng, Phòng Lao độngThương binh và Xã hội huyện Nghĩa Hưng, Ngân hàng Chính sách huyệnNghĩa Hưng và các cơ quan hữu quan khác đã hỗ trợ, cung cấp tài liệu, tạođiều kiện cho tôi có cơ sở số liệu để nghiên cứu hoàn thành luận văn
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
HOÀNG THỊ XUÂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa được sử dụng ở bất kỳ công trình khoa học nào
Tôi xin cam đoan mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõnguồn gốc
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
HOÀNG THỊ XUÂN
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ii
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO 6
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 6
1.2 Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo 10
1.2.1 Khái niệm về an sinh xã hội 10
1.2.2 Chính sách an sinh xã hội 14
1.2.3 Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo 15
1.2.4 Nội dung của chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo tại Việt Nam 21
1.2.5 Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới hộ nghèo 25
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống chính sách an sinh xã hội 27
1.2.7 Những điểu kiện chủ yếu của đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện 30
1.2.8 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả việc thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo 33
1.3 Kinh nghiệm về thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo tại một số địa phương 37
1.3.1 Kinh nghiệm về thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định 37
1.3.2 Kinh nghiệm về thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định 40
Trang 51.3.3 Bài học rút ra trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội đối
với hộ nghèo tại Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định 43
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
2.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin 45
2.2 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 46
2.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp 46
2.4 Phương pháp thống kê so sánh 47
CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH 49
3.1 Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định tác động đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội 49
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên- xã hội của huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định49 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định 51
3.2 Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo ở huyện Nghĩa Hưng 56
3.2.1 Chính sách việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo 56
3.2.2 Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội 60
3.2.3 Trợ giúp xã hội cho các nhóm đối tượng đặc thù 64
3.2.4 Các dịch vụ xã hội cơ bản 69
3.3 Đánh giá chung kết quả thực hiện chính sách an sinh xã hội của huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định 73
3.3.1 Thành công 73
3.3.2 Hạn chế 76
3.3.3 Nguyên nhân hạn chế 77
Trang 6CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT HƠN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TẠI HUYỆN NGHĨA HƯNG,TỈNH
NAM ĐỊNH 81
4.1 Định hướng về công tác an sinh xã hội đến năm 2020 81
4.2 Giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định 86
4.2.1 Nhóm giải pháp phát triển kinh tế xã hội 86
4.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý và thực hiện các chính sách an sinh xã hội 89
4.2.3 Nhóm giải pháp về thực hiện xóa đói giảm nghèo 90
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
3 BCHTW Ban chấp hành trung ương
6 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
8 DS- KHHGĐ Dân số kế hoạch hóa gia đình
9 ESCAP Uỷ ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương
10 GDTX Giáo dục thường xuyên
11 GTSX Giá trị sản xuất
13 HIV/AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch
14 ILO Tổ chức lao động quốc tế
15 KT-XH Kinh tế xã hội
16 KTTT Kinh tế thị trường
17 LĐ-TB& XH Lao động thương binh và xã hội
18 LĐNT Lao động nông thôn
Trang 8DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
1 1.1 Sơ đồ hệ thống ASXH ở Việt Nam 21
2 3.1 Tăng trưởng kinh tế đến năm 2014 51
3 3.2 GTSX và cơ cấu công nghiệp phân theo
4 3.3 Dân số phân theo giới tính và khu vực 54
5 3.4 Lao động đang làm việc trong nền kinh tế
quốc dân và cơ cấu lao động 54
6 3.5 Tình hình cho hộ nghèo vay vốn huyện
Nghĩa Hưng giai đoạn 2011- 2014 57
7 3.6
Tổng hợp số liệu tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng
62+63
8 3.7
Tổng hợp số liệu trợ cấp xã hội trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2011- 2014
66
9 3.8 Nguồn vốn đầu tư cho các xã nghèo của
huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2011- 2014 71
Trang 9LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quyền được hưởng an sinh xã hội (ASXH) là một trong những quyền
cơ bản của con người Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã ghinhận: Tất cả con người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởngASXH Đảm bảo ASXH luôn là đòi hỏi tất yếu, khách quan để nhà nước thựchiện cả chức năng giai cấp và chức năng xã hội của mình
Hệ thống ASXH là một bộ phận trong mô hình phát triển xã hội để thựchiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Hoạt độngcủa hệ thống ASXH là nơi thể hiện rõ nhất tính “định hướng xã hội chủnghĩa” của nền kinh tế thị trường, trong đó, con người luôn có được, bao gồm
cả cảm nhận được một cuộc sống yên ổn và an toàn, có khả năng phòng ngừanhững cú sốc và có những “chiếc phao cứu sinh” khi gặp phải những biến cốrủi ro bất thường
Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổchức thực hiện các chính sách ASXH, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là độnglực để phát triển bền vững, ổn định chính trị xã hội Diện thụ hưởng chínhsách ngày càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên Nguồn lực đầu tư pháttriển các lĩnh vực xã hội ngày càng lớn Nước ta đã đạt được nhiều thành tựuquan trọng, nhất là trong giảm nghèo, tạo việc làm, giáo dục đào tạo, y tế, trợgiúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Đời sống vật chất và tinh thầncủa người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện và đã được quốc tếghi nhận và đánh giá cao
Mặt khác, từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường thì dù muốnhay không, tự giác hay tự phát đều phải tuân theo các quy luật kinh tế thị
trường, trong đó có vấn đề an sinh xã hội Tính chất xã hội và tính chất cạnh
Trang 10tranh của kinh tế thị trường tự nó đặt ra những vấn đề về xã hội và an sinh xã
hội trong quá trình phát triển kinh tế Vì vậy, chính sách xã hội và an sinh xãhội không phải là sự ban ơn của nhà nước đối với dân, mà trước hết là xuấtphát từ chính nhu cầu phát triển kinh tế Đó là tính chất phổ biến của vấn đề
an sinh xã hội mà ngay chủ nghĩa tư bản muốn tồn tại và phát triển cũng phảituân theo Tính chất phổ biến này càng được coi trọng với ý nghĩa là mục đích
tự thân của định hướng xã hội chủ nghĩa Nước ta chuyển sang kinh tế thịtrường với điểm xuất phát từ thể chế kinh tế tập trung, bao cấp trong một thờigian, nên nhận thức về an sinh xã hội trong kinh tế thị trường chưa đầy đủ vềtính chất phổ biến cũng như tính chất đặc thù của chính sách an sinh xã hội ởnước ta Trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế thị trường cần phải coi trọng
tính chất đặc thù của chính sách an sinh xã hội, nhờ đó phát hiện nhu cầu an
sinh xã hội cùng với nguồn lực đáp ứng nhu cầu ấy.
Tuy nhiên trên thực tế, hệ thống chính sách ASXH của nước ta hiệncòn phân tán, chồng chéo, hiệu quả chưa cao, tạo việc làm và giảm nghèochưa bền vững Tỷ lệ hộ cận nghèo, tái nghèo còn cao; mức trợ cấp xã hội cònthấp; giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; công tác bảo vệ,chăm sóc sức khỏe người dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào vùngsâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế; tỷ lệ trẻ em suy dinhdưỡng còn cao và giảm chậm; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế còn thấp; đời sống của một số bộ phận người nghèo, đồng bào dân tộcthiểu số chưa bảo đảm được mức tối thiểu và có sự chênh lệch giữa miền núi,vùng đồng bào dân tộc thiểu số với mức trung bình của cả nước Những hạnchế trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự thiếu thống nhất trong nhậnthức về nội dung, vai trò và vị trí của ASXH trong mô hình phát triển xã hộinên hệ thống ASXH chưa theo kịp sự phát triển kinh tế, nguồn lực thực hiệnbảo đảm ASXH còn hạn chế, chủ yếu dựa vào Nhà nước, chưa khuyến khíchngười dân và các đối tác xã hội tích cực chủ động tham gia
Trang 11Nghĩa Hưng là một huyện ở phía Tây Nam tỉnh Nam Định với diệntích: 250,47 km², dân số: 202.281 người (năm 2007), 48,9% theo đạo ThiênChúa Huyện có 25 đơn vị hành chính bao gồm 22 xã và 3 thị trấn NghĩaHưng nằm trong vùng bờ biển thuộc vùng Nam đồng bằng sông Hồng, là mộthuyện thuần nhất đồng bằng ven biển, Nghĩa Hưng thuận lợi cho việc pháttriển kinh tế nông nghiệp đa dạng Tuy nhiên nền nông nghiệp vẫn mang tínhtruyền thống, phụ thuộc vào thời tiết, hơn nữa Nghĩa Hưng lại có bờ biển dàinên mỗi khi có thiên tai bão lụt thì cuộc sống của người dân bị ảnh hưởngnghiêm trọng, một số hộ lâm vào tình cảnh đói nghèo Trong những năm vừaqua, hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng đều giảm dần qua hàng năm(2011: 13,39%; 2014: 10,37%) Có được kết quả này phần lớn là nhờ các chủtrương chính sách về ASXH của chính phủ, của các cấp các ngành và sự phấnđấu nỗ lực vươn lên của các hộ nghèo tại địa phương Tuy nhiên, việc thựchiện ASXH tại địa phương vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập.
Từ thực trạng của chính sách ASXH, đặc biệt là ảnh hưởng của chínhsách ASXH tới nghèo đói ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn, tác giả chọn đề tài “Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định
cần làm gì và làm như thế nào để thực hiện tốt chính sách ASXH đối với hộnghèo trên địa bàn huyện?
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách ASXH đối với hộ nghèo ởhuyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong thời gian qua, từ đó đề xuất nhữnggiải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách ASXH đối với hộ nghèo ở huyệnNghĩa Hưng trong thời gian tới
Trang 122.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về ASXH - chính sách ASXH đối với
hộ nghèo
- Đánh giá rà soát chính sách ASXH hiện hành trên khía cạnh đảm bảotiếp cận, tham gia, thụ hưởng một cách bình đẳng đối với hộ nghèo trên địabàn huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định giai đoạn 2012 - 2014
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách ASXH đốivới hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chính sách An sinh xã hội đối với hộ nghèo
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Thời gian: 2011- 2014 Sở dĩ luận văn chọn mốc thời gian này để thấyđược sự thay đổi về công tác ASXH của huyện 2 năm trước và sau khi tỉnhNam Định thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ Năm BCHTW Đảng khóa
XI – một số vấn đề về chính sách ASXH giai đoạn 2012- 2020 Đồng thờicũng là giai đoạn 2 năm trước và sau khi huyện Nghĩa Hưng hoàn thành côngtác dồn điền đổi thửa
4 Đóng góp của luận văn
- Làm rõ và hoàn thiện hơn các vấn đề lý luận về hệ thống ASXH vàchính sách ASXH đối với hộ nghèo
- Đánh giá thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện chính sách ASXHđối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách ASXH đối với
hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng trong thời gian tới
Trang 135 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục các chữviết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
về chính sách ASXH đối với hộ nghèo
Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Tình hình thực hiện chính sách ASXH đối với hộ nghèo
trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Chương 4: Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách ASXH
tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong thời gian tới
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘ
NGHÈO
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề an sinh xã hội nói chung và ASXHđối với hộ nghèo nói riêng được nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu Đã cónhiều bài viết, công trình nghiên cứu về ASXH đối với hộ nghèo và nhữngvấn đề có liên quan đến chính sách ASXH Có thể kể đến một số công trình,bài viết của các tác giả đã được công bố như;
Tác giả Mai Ngọc Cường trong cuốn “Chính sách xã hội đối với di dân
nông thôn - thành thị ở Việt Nam hiện nay”, tác giả đã trình bày một số vấn
đề chung về chính sách xã hội đối với di dân nông thôn - thành thị hiện nay,phân tích thực trạng chính sách xã hội với di dân nông thôn - thành thị,phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách di dân nông thôn - thành thịtrong thời gian tới
Tác giả Mai Ngọc Cường trong cuốn “ Hoàn thiện hệ thống chính sách
an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006-2015” cũng đã đánh giá thực trạng
của hệ thống ASXH và việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam trongthời gian qua, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, những mặt mạnh, mặt yếu, vànguyên nhân tồn tại của hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay;phân tích xu hướng đổi mới hệ thống ASXH và hệ thống chính sách ASXHcủa thế giới và những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về việc xây dựng
hệ thống ASXH và chính sách ASXH trong những năm tới để làm rõ các yêucầu đặt ra đối với các vấn đề ASXH ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp xây
Trang 15dựng hệ thống tổng thể Quốc gia về ASXH ở Việt Nam trong giai đoạn 2015; Đề xuất với các cơ quan quản lý Nhà nước lựa chọn các mục tiêu ưutiên về chương trình ASXH ứng dụng vào trong công tác đổi mới hệ thốngASXH và hoạch định, thực thi hệ thống chính sách ASXH ở nước ta.
2006-Tác giả Mai Ngọc Cường trong đề tài “Xây dựng và hoàn thiện hệ
thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” cũng đã cung cấp cái nhìn tổng
quan về thực trạng hệ thống ASXH Việt Nam hiện nay trên khía cạnh cácchính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ưu đãi xã hội, trợ giúp xã hội.Tác giả đã đánh giá chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên hiện hành và đưa
ra một số phương hướng giải pháp thực hiện chính sách trong tổng thể hệthống ASXH trong thời gian tới
Tác giả Bùi Văn Hồng trong đề tài “Nghiên cứu mở rộng đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội đối với người lao động tự tạo việc làm và thu nhập”
đã làm rõ khái niệm và đặc điểm chủ yếu của lao động tự tạo việc làm, thựctrạng lao động tự tạo việc làm ở nước ta trong thời gian qua và đề xuất loạibảo BHXH thích hợp, các chế độ trợ cấp BHXH, cơ chế đóng và hưởng cácloại BHXH đối với lao động tự tạo việc làm
Trong cuốn “Thiết kế và triển khai các mạng lưới an sinh hiệu quả về
bảo trợ xã hội và thúc đẩy xã hội” của Ngân hàng Thế giới, Nhà xuất bản Văn
hóa thông tin năm 2008; Có nhiều bài nghiên cứu về kinh nghiệm của cácnước trong việc xây dựng chính sách ASXH Các tác giả đã cung cấp những
cơ sở lý luận và nhiều bài học kinh nghiệm của các nước trong việc xây dựngchính sách ASXH
Tiến sĩ Mạc Thế Anh trong đề tài “An sinh xã hội đối với nông dân
trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” đã nhìn nhận nhiều vấn đề về
ASXH ở Việt Nam được thực hiện trong điều kiện nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời nhấn
Trang 16mạnh vai trò của BHXH trong chính sách ASXH.
Luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề
nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái” của Mai Ngọc
Anh đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hệ thống ASXH, chính sáchASXH tới vấn đề nghèo đói Tác giả đã đánh giá thực trạng thực hiện chínhsách ASXH cũng như kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chínhsách ASXH để giải quyết vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện VănChấn- tỉnh Yên Bái
Tác giả Bùi Đình Thanh trong công trình "Những quan điểm lý luận,
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu chính sách xã hội" (Nxb Khoa
học và xã hội, Hà Nội, 1993) đã phân tích một cách sâu sắc khái niệm "chínhsách xã hội" và trình bày những vấn đề lý luận chung về chính sách xã hộinhư: Quan điểm, phương pháp luận nghiên cứu chính sách xã hội; tính nhânvăn và tính cách mạng trong hoạch định về chính sách xã hội và cơ chế quản
lý xã hội; quan hệ giữa chính sách xã hội và dân số, kinh tế cùng các tầng lớp
xã hội như phụ nữ, thanh niên
Trong công trình "Một số vấn đề về chính sách xã hội ở nước ta hiện
nay" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993), tác giả Hoàng Chi Bảo đã đề cập
đến các vấn đề: Lý luận chung về chính sách xã hội; cấu trúc chính sách xãhội, quan hệ của chính sách xã hội với các chính sách khác, quan hệ của chínhsách xã hội với các tầng lớp, giai cấp xã hội; đổi mới chính sách xã hội trongtình hình hiện nay,
Các báo cáo, công trình trên đều có những đề cập khác nhau về ASXHcũng như một số chính sách về ASXH đối với thế giới
Hầu hết các công trình nghiên cứu đã đề cập và phân tích rõ cơ sở lýluận về khái niệm, vai trò của ASXH Mặc dù có những cách tiếp cận khác
Trang 17nhau, song tựu chung lại, ASXH được hiểu theo cả hai nghĩa: Nghĩa rộng ,ASXH là toàn bộ các biện pháp của Nhà nước, cộng đồng, cá nhận nhằm đảmbảo cuộc sống cho người dân trong toàn xã hội; theo nghĩa hẹp, ASXH hướngtới sự đảm bảo tối thiểu cho mục tiêu mưu sinh của một bộ phận dân cư thuộcnhóm yếu thế, rủi ro hay chịu thiệt thòi trong xã hội Về vai trò của ASXH, đa
số các tác giả đều thống nhấy ở điểm chung ASXH đảm bảo sự phát triển bềnvững cho xã hội; ổn định chính trị- xã hội; góp phần vào xây dựng nguồnnhân lực con người; thể hiện tính nhân văn cao cả,…
Các công trình đã cho tác giả có cái nhìn toàn diện về cấu trúc, mô hìnhcủa ASXH, hướng nghiên cứu ASXH dưới nhiều góc độ, khía cạnh khácnhau, là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội tạo nên sự ổn định,công bằng của đất nước Mỗi tác giả đều có cách lý giải, lập luận khác nhau,phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu tạo nên bức tranh hoàn chỉnh vềASXH và chính sách ASXH đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trongthời kỳ đổi mới, toàn cầu hóa và chủ động hội nhập quốc tế
Các công trình nghiên cứu góp phần đưa ra những luận cứ, luận chứngthuyết phục về thực trạng ASXH đối với người dân ( nhất là những đối tượngyếu thế trong xã hội) hiện nay Các công trình nghiên cứu từng trụ cột củachính sách ASXH, giải quyết việc làm, y tế, giáo dục… là tài liệu quý giá đểluận văn có thể tiếp thu, kế thừa và phát triển trong quá trình nghiên cứu củatác giả
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, các công trình khoa học đã phân tíchcác nguyên nhân ( khách quan, chủ quan, chủ yếu, thứ yếu) tác động đến quátrình thực hiện, triển khai ASXH trong thời gian qua Các nhà khoa học đềuthống nhất ở một số nguyên nhân ảnh hưởng ddeend việc thực hiện ASXHđối với người dân đó là: Một mặt, chưa đủ mạnh Mặt khác, trong nghiên cứu
về ASXH, chính sách đảm bảo ASXH còn chưa kịp thời tổng kết, rút kinh
Trang 18nghiệm và nhân rộng mô hình tiên tiến trong đảm bảo ASXH trên địa bànhuyện, thị xã.
Dưới nhiều góc độ, lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học
đã có những kiến giải, dự đoán, định hướng khác nhau về ASXH và đảm bảoASXH Đồng thời, trong các công trình nghiên cứu đề xuất những phươnghướng và giải pháp; khuyến nghị cho Nhà nước và chính quyền địa phương,các cấp, các ngành nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả thực hiện, đảm bảoASXH trong thời gian tới
Mặc dù đạt được những kết quả đáng thuyết phục nhưng trên thực tế,vẫn còn những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu và cho đến nay cũngchưa có đề tài nào nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách ASXH đối với hộnghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Việc tiến hành nghiên
cứu đề tài “Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” tạo điều kiện cho chúng ta có thể nhận diện
bức tranh toàn cảnh về ảnh hưởng của chính sách ASXH đối với hộ nghèotrên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, từ đó, giúp cho nhà nước, cho các cấp chínhquyền có căn cứ xây dựng, thực hiện các chế độ, chính sách phù hợp hơnnhằm đem lại hiệu quả thiết thực nhất cho hộ nghèo” góp phần cải thiện đờisống, xóa đói giảm nghèo, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững
1.2 Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo
1.2.1 Khái niệm về an sinh xã hội
An sinh xã hội là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trên thếgiới cũng như ở Việt Nam trong những năm gần đây Tuy nhiên, khái niệm,bản chất và nội dung của nó vẫn còn nhiều quan điểm nhận thức khác nhau.Theo các tài liệu hiện có thì ASXH theo nghĩa rộng là sự đảm bảo thực hiệncác quyền của con người được sống trong hòa bình, được tự do làm ăn, cư trú,
di chuyển, phát biểu chính kiến trong khuôn khổ luật pháp” được bảo vệ và
Trang 19bình đẳng trước pháp luật; được học tập, được có việc làm, được có nhà ở,được đảm bảo thu nhập để thỏa mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bịrủi ro, tai nạn tuổi già… Theo nghĩa hẹp, ASXH được hiểu là sự bảo vệ của
xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp côngcộng nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bịgiảm thu nhập, gây ra bởi thiên tai, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thấtnghiệp, tàn tật, tuổi già, đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp y tế chocác gia đình có con nhỏ, cho những người già cô đơn, trẻ mồ côi v v
Theo điều 22, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, của Liên hiệp quốc thìASXH là một nhân quyền và được hiểu là: “Mọi người, với tư cách thànhviên của xã hội, có quyền hưởng thụ ASXH; quyền này dựa trên việc thực thicác quyền lợi kinh tế, xã hội và văn hóa cốt yếu về nhân phẩm và phát triển tự
do của mỗi cá nhân, thông qua nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế, tùy theo tổchức và nguồn lực của mỗi nước”
Theo L Berevidge, nhà kinh tế và xã hội học Anh (1879-1963) thìASXH là việc đảm bảo về việc làm khi người ta còn sức làm việc và đảm bảomột lợi tức khi người ta không còn sức làm việc nữa Những người theotrường phái này quan niệm, hệ thống ASXH hoạt động dựa trên ba nguyêntắc: Bao phủ toàn diện; mức chi trả tương đương và quản lý tập trung, thốngnhất
Trong Đạo luật về ASXH của Mỹ: ASXH được hiểu là sự đảm bảo của
xã hội, nhằm bảo tồn nhân cách cùng giá trị của cá nhân, đồng thời tạo lậpcho con người một đời sống sung mãn và hữu ích để phát triển tài năng đếntột độ
Trong Hiến chương Đại Tây Dương: ASXH được hiểu là sự đảm bảothực hiện quyền con người trong hòa bình, được tự do làm ăn, cư trú, dichuyển, phát triển chính kiến trong khuôn khổ luật pháp, được bảo vệ và bình
Trang 20đẳng trước pháp luật; được học tập, làm việc và nghỉ ngơi, có nhà ở; đượcchăm sóc y tế và đảm bảo thu nhập để có thể thỏa mãn những nhu cầu sinhsống thiết yếu khi bị rủi ro, thai sản, tuổi già,…
Theo ngân hàng thế giới (WB): ASXH được xây dựng dựa trên môhình quản lý rủi ro xã hội Triết lý của mô hình này là mỗi cá nhân, mọi giađình, mọi cộng đồng đều phải chịu những rủi ro nhất định do thiên tai haynhững biến động trong đời sống kinh tế, xã hội gây ra Chính những rủi ronày là nguyên nhân gây ra nghèo khổ Người nghèo là những người chịunhiều rủi ro nhất so với các thành phần xã hội khác và ít có điều kiện tiếp cậncác công cụ và phương tiện cho phép họ đối mặt với rủi ro Vì vậy, cần xâydựng cơ chế ASXH dành cho người nghèo để hạn chế tình trạng bấp bênh của
họ, tạo cho họ các phương tiện để thoát nghèo Theo quan điểm mới dựa trênkhái niệm quản lý rủi ro, hệ thống ASXH được hiểu là “toàn bộ các chínhsách Nhà nước nhằm giúp đỡ các cá nhân, các gia đình và các nhóm xã hộiquản lý các rủi ro của mình và cung cấp hỗ trợ cho những người nghèo khổnhất”
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: ASXH là sự bảo vệ của xãhội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng,nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảmthu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thươngtật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho cácgia đình đông con”
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) quan niệm: “ASXH là một hệthống chính sách công nhằm giảm nhẹ tác động bất lợi của những biến độngđối với các hộ gia đình và cá nhân”
Ở Việt Nam, thuật ngữ “An sinh xã hội” thường được các nhà quản lý,các nhà nghiên cứu và những người làm công tác xã hội nhắc đến nhiều trong
Trang 21các cuộc hội thảo về chính sách xã hội, trên hệ thống thông tin đại chúng,cũng như trong các tài liệu, văn bản dịch Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quanđiểm khác nhau về ASXH Có quan điểm thì coi ASXH như là “bảo đảm xãhội”, “bảo trợ xã hội”, “an toàn xã hội”, hoặc là “bảo hiểm xã hội” nhưng cóquan điểm khác lại cho rằng “An sinh xã hội” bao trùm các vấn đề nêu trên.
Theo GS Hoàng Chí Bảo cho rằng: ASXH sự an toàn của cuộc sốngcon người, từ cá nhân đến cộng đồng, tạo tiền đề và động lực cho phát triểncon người và xã hội ASXH là những đảm bảo cho con người tồn tại (sống)như một con người và phát triển các sức mạnh bản chất người, tức là nhântính trong hoạt động, trong đời sống hiện thực của nó như một chủ thể mangnhân cách
Theo PGS.TS Nguyễn Hải Hữu thì “ASXH là một hệ thống các cơ chế,chính sách, biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm trợ giúp mọi thành viêntrong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế- xã hội làm cho họ
có nguy cơ suy giảm nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghềnghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì những nguyên nhân kháchquan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức khỏe cho cộngđồng, thông qua hệ thống mạng lưới về bảo hiểm xã hội, BHYT và trợ giúp
xã hội”
Theo GS.TS Mai Ngọc Cường, để thấy hết được bản chất, chúng taphải tiếp cận ASXH theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm này Theoquan niệm của tác giả, hiểu theo nghĩa rộng: ASXH là sự bảo đảm thực hiệncác quyền để con người được an bình, bảo đảm an ninh, an toàn trong xã hội.Theo nghĩa hẹp: ASXH là sự bảo đảm thu nhập và một số điều kiện sống thiếtyếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm, hoặc mất thunhập do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; chonhững người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế,người bị ảnh hưởng bởi thiên tai dịch họa
Trang 22“Chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011- 2020” ghi nhận: “ An sinh
xã hội là sự bảo đảm mà xã hội cung cấp cho mọi thành viên trong xã hộithông qua việc thực thi hệ thống các cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệptrước các nguy cơ, rủi ro có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế”
Theo “Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam” khái niệm về ASXH là:
“Sự bảo vệ của xã hội đối với công dân thông qua biện pháp công cộng nhằmgiúp họ khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội; đồng thời bảo đảmchăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con…”
Như vậy, từ các quan niệm trên, có thể hiểu một cách khái quát rằng:
An sinh xã hội là một hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm mục đích vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường; vừa không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
1.2.2 Chính sách an sinh xã hội
Khác với chính sách xã hội, chính sách ASXH là hệ thống quan điểm,chủ trương, phương hướng và biện pháp đảm bảo thu nhập và một số điềukiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trước những biếnđộng về kinh tế, xã hội và tự nhiên làm cho họ bị giảm hoặc mất khả năng laođộng hoặc mất việc làm, bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong; cho những ngườigià cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, những nạnnhân chiến tranh, những người bị thiên tai dịch họa
Theo quan điểm phổ biến của các tổ chức quốc tế, thì một hệ thống ansinh xã hội phải có tối thiểu 3 hợp phần cơ bản tương ứng với 3 chức năngchính của an sinh xã hội, gồm:
Thứ nhất, những chính sách, chương trình phòng ngừa rủi ro Đây làtầng trên cùng của hệ thống an sinh xã hội Chức năng của những chính sáchnày là hướng tới can thiệp và bao phủ toàn bộ dân cư; giúp cho mọi tầng lớp
Trang 23dân cư có được việc làm, thu nhập, có được năng lực vật chất cần thiết để đốiphó tốt nhất với rủi ro Trụ cột cơ bản của tầng này là những chính sách,chương trình về thị trường lao động tích cực như đào tạo nghề; hỗ trợ ngườitìm việc, tự tạo việc làm hoặc đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động.
Thứ hai, những chính sách, chương trình giảm thiểu rủi ro Đây là tầngthứ hai, gồm các chiến lược giảm thiểu thiệt hại do rủi ro của hệ thống an sinh
xã hội, có vai trò đặc biệt quan trọng Nội dung quan trọng nhất trong tầngnày là các hình thức bảo hiểm, dựa trên nguyên tắc đóng – hưởng như: bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, v.v… Nhóm chính sách nàyrất nhạy cảm, nếu phù hợp sẽ thúc đẩy sự tham gia tích cực của người dân,tiết kiệm nguồn lực cho Nhà nước, tăng độ bao phủ hệ thống Ngược lại, nếuchính sách không phù hợp, người dân sẽ không tham gia hoặc chính sách sẽ bịlạm dụng
Thứ ba, những chính sách, chương trình khắc phục rủi ro, bao gồm cácchính sách, chương trình về cứu trợ và trợ giúp xã hội.Đây là tầng cuối cùngcủa hệ thống an sinh xã hội với chức năng bảo đảm an toàn cho các thànhviên xã hội khi họ gặp phải rủi ro mà bản thân không tự khắc phục được như:thất nghiệp, người thiếu việc làm, người có thu nhập thấp, người già, ngườitàn tật, trẻ em mồ côi, người nghèo…
1.2.3 Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo
1.2.3.1 Hộ nghèo và đặc điểm của hộ nghèo
* Hộ nghèo
Tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại BăngCốc Thái Lan tháng 9.1993 đã đưa ra khái niệm về nghèo đói như sau: Đóinghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãnnhững nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình
độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương Theo
Trang 24định nghĩa này thì mức độ nghèo đói ở các nước khác nhau là khác nhau.
Theo định nghĩa của WB: Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiềuphương diện: thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo ra thu nhập, thiếu tài sản
để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, và dễ bị tổn thương trướcnhững đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và khó khăn tớinhững người có khả năng giải quyết, cảm giác bị xỉ nhục, không được ngườikhác tôn trọng
Ở nước ta căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhândân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoảmãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sốngthấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện
Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dướingưỡng quy định của sự nghèo Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặcđiểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn pháttriển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia
Như vậy: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn
một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
* Đặc điểm hộ nghèo
Thứ nhất, hộ nghèo chủ yếu là các hộ nông dân với trình độ học vấn
thấp và khả năng tiếp cận đến các thông tin và kỹ năng chuyên môn bị hạnchế, có ít đất canh tác hoặc không có đất nhưng có rất ít cơ hội có thể tạo rathu nhập ổn định từ các hoạt động phi nông nghiệp Những người sống dướingưỡng nghèo là thành viên của những hộ có chủ hộ là nông dân tự do
Thứ hai, hộ nghèo là những hộ không có khả năng có được một dạng
thu nhập ổn định nào đó từ công ăn việc làm hay từ các khoản chuyển nhượng
Trang 25của phúc lợi xã hội Tại nhiều quốc gia, nhiều vùng, chỉ tiêu “có một côngviệc tốt” hay “có lương hưu” là những tiêu chuẩn để xếp các hộ vào nhómsung túc hơn mặc dù thu nhập từ những nguồn này thường không cao song ýnghĩa chủ yếu của chúng là sự ổn định và đảm bảo.
Thứ ba, hộ nghèo là những hộ có trình độ học vấn thấp Do vậy, bản
thân các hộ nghèo đều hiểu được rằng trình độ học vấn là chìa khóa quantrọng để thoát nghèo Ở thành thị, các thành viên trong hộ cần phải có trình độcao hơn mức phổ thông cơ sở thì mới có cơ hội kiếm được một công việc ổnđịnh; ở nông thôn, các hộ thường gắn tầm quan trọng của học hành với khảnăng nhận biết những cơ hội mới và nắm bắt được các kỹ thuật mới, khả năngbiết đọc, biết viết, khả năng về tính toán, ngôn ngữ, kỹ thuật là chỉ tiêu đượcđánh giá cao Việc tiếp xúc với cán bộ khuyến nông, quan hệ với những người
ở ngoài cộng đồng, tiếp cận với thông tin và các phương tiện thông tin đạichúng đã trở thành những lĩnh vực ưu tiên quan trọng đối với các hộ nghèo
Thứ tư, các hộ có nhiều trẻ em và phụ nữ sống độc thân thường được
các hộ khác coi là nghèo Các hộ này không chỉ có ít lao động hơn so với sốmiệng ăn trong gia đình mà còn phải trả các chi phí giáo dục lơn hơn cũngnhư hay phải chịu thêm các chi phí khám chữa bệnh gây mất ổn định cho kinh
tế gia đình Do vậy, khi chi phí cho y tế và giáo dục tăng lên thì các hộ nàythường cho con thôi học là điều hiển nhiên Ngoài ra, những hộ bị mất đi laođộng trưởng thành do bị chết, bỏ gia đình đi hoặc tách ra khỏi hộ thường đượccộng đồng xếp vào nhóm hộ nghèo nhất, đây thường là hộ do phụ nữ làm chủ
hộ Theo thống kê, phụ nữ sống độc thân phần lớn là nghèo hơn so với namgiới sống độc thân
Thứ năm, các hộ nghèo thường là nạn nhân của tình trạng nợ nần Rất
nhiều hộ nghèo rơi vào tình trạng nợ nần do phải đi vay để trang trải cáckhoản chi tiêu khẩn cấp như chi phí cho y tế hoặc đi vay để đầu tư vào một vụ
Trang 26kinh doanh bị thất bại Nợ nần gây ra áp lực kinh tế vào tâm lý nặng nề chocác thành viên trong gia đình.
Cuối cùng, hộ nghèo là các hộ rất dễ bị tổn thương Nguy cơ dễ bị tổn
thương bởi những khó khăn theo thời vụ, bởi những đột biến xảy ra với hộgia đình và những cuộc khủng hoảng xảy ra với cộng đồng là một khía cạnhquan trọng của nghèo đói Những hộ nghèo ít vốn hoặc ít đất đai (hoặc cảhai) và những hộ chỉ có khả năng trang trải được các chi tiêu lương thực vàphi lương thực thiết yếu khác đều rất dễ bị tổn thương trước mọi biến cốkhiến họ hoặc phải bỏ thêm chi phí, hoặc phải giảm thu nhập Tuy vậy, tìnhtrạng không an toàn không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế Do thiếu thôngtin về các quy hoạch phát triển đô thị và giải phóng mặt bằng nên nhiều hộkhông thể biết được thời gian họ còn được phép sống ở khu vực cư trú hiệntại, các tệ nạn như nghiện hút, trộm cắp làm cho các thành viên trong hộ cảmthấy không an toàn…
1.2.3.2 Vai trò của chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo
An sinh xã hội là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viêntrong cộng đồng không may lâm vào hoàn cảnh yếu thế thông qua các biệnpháp phân phối lại tiền bạc và dịch vụ xã hội Nội dung của ASXH thườngđược thể hiện ở các chính sách kinh tế - xã hội như bảo hiểm xã hội, cứu trợ
xã hội, ưu đãi xã hội, xoá đói giảm nghèo, các quỹ phòng xa… Cho tới nay,tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như Liên hiệp quốc đều thừa nhận đượchưởng dịch vụ ASXH là một trong những quyền của con người trong mọi thờiđại và mọi chế độ xã hội Với mục tiêu tạo ra một lưới an toàn cho mọi thànhviên trong cộng đồng xã hội khi bất kỳ một cá nhân nào không may gặp rủi rohoặc lâm vào tình cảnh yếu thế, góp phần xây dựng một xã hội đồng thuận,công bằng và phát triển bền vững, ASXH ngày càng chứng minh được vai tròquan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới
Trang 27Thứ nhất, ASXH vừa là nhân tố ổn định, vừa là nhân tố động lực cho
sự phát triển kinh tế - xã hội Hệ thống an sinh xã hội sẽ góp phần thay thếhoặc bù đắp một phần thu nhập khi người lao động bị ốm đau, mất khả nănglao động, mất việc làm, hoặc chết Nhờ có sự thay thế hoặc bù đắp thu nhậpkịp thời mà người lao động khắc phục nhanh chóng được những tổn thất vềvật chất, nhanh phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trìnhhoạt động bình thường
Với vai trò đó, ASXH góp phần che chắn, bảo vệ cho mỗi thành viêncộng đồng, là niềm an ủi không thể thiếu đối với các nạn nhân chiến tranh,khủng bố… Đồng thời, ASXH có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế của mỗiquốc gia, đặc biệt khi quy mô và diện mạo của ASXH ngày càng được mởrộng như giúp người lao động có sức khỏe tốt để làm việc, giúp họ yên tâmcông tác và học tập, từ đó tác động lớn tới việc nâng cao năng suất lao động
cá nhân và năng suất lao động xã hội; góp phần thực hành tiết kiệm, tạo lậpquỹ đầu tư cho các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước…
Thứ hai, ASXH góp phần đảm bảo công bằng xã hội Trong xu thế
quốc tế hoá toàn cầu, hố sâu ngăn cách giàu nghèo đã và đang có xu hướnggia tăng giữa các vùng miền, các quốc gia và các châu lục Ở Việt Nam, sựphát triển nhanh chóng về kinh tế giúp cải thiện tiêu chuẩn sống của hàngtriệu người và góp phần vào những thành tựu ổn định, dần đạt tới các mụctiêu thiên niên kỷ, nhưng sự bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo trong xãhội cũng ngày càng rộng hơn Hệ thống ASXH được đông đảo người dân trênthế giới, trong đó có Việt Nam rất quan tâm bởi ASXH là một trong nhữngchính sách quan trọng làm giảm sự tách biệt xã hội về kinh tế đối với ngườidân ASXH là công cụ để cải thiện điều kiện sống và làm việc của các tầnglớp dân cư, đồng thời ít nhiều góp phần đảm bảo công bằng xã hội thông quaviệc phân phối lại thu nhập và các dịch vụ có lợi cho những người yếu thế
Trang 28trong xã hội phân phối trong an sinh xã hội là sự phân phối lại theo hướng cólợi cho những người có thu nhập thấp; là sự chuyển dịch thu nhập của nhữngngười khỏe mạnh, may mắn có việc làm ổn định cho những người ốm, yếu,gặp phải những biến cố rủi ro trong lao động sản xuất và trong cuộc sống Vìvậy, an sinh xã hội góp phần làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu vàngười nghèo, góp phần bảo đảm sự công bằng xã hội.
Thứ ba, ASXH khơi dậy được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của
các thành viên trong xã hội ASXH tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa các thànhviên thông qua sự san sẻ rủi ro, giảm bớt gánh nặng và nỗi đau cho nhữngngười không may lâm vào hoàn cảnh yếu thế trong xã hội, phát huy sức mạnhcủa cả cộng đồng, giúp con người vượt qua khó khăn và giúp xã hội phát triểnlành mạnh, bền vững Hệ thống an sinh xã hội, trong đó có bảo hiểm xã hội(BHXH) làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người sửdụng lao động và Nhà nước Người lao động, người sử dụng lao động, Nhànước đều tham gia đóng góp vào quỹ BHXH, điều đó làm cho người lao động
có trách nhiệm hơn trong công việc, trong lao động sản xuất Người sử dụnglao động tham gia đóng góp quỹ BHXH cho người lao động được hưởng cácchế độ BHXH cũng thấy rõ trách nhiệm của mình đối với người lao động.Nhà nước vừa tham gia đóng góp, vừa điều hành hoạt động của quỹ BHXH,đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho mọi đối tượng thụ hưởng… Điều đólàm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước – người sử dụng lao động –người lao động, góp phần ổn định nền kinh tế - xã hội
Thứ tư, ASXH là cầu nối giúp các quốc gia, các dân tộc hiểu biết và
xích lại gần nhau Thật vậy, hàng loạt các chương trình hành động thể hiệnviệc đảm bảo ASXH toàn cầu đã được các tổ chức quốc tế thực hiện trongthời gian vừa qua như: chương trình Xoá đói giảm nghèo và An ninh lương
Trang 29thực thế giới, chương trình Phòng chống lây nhiễm HIV, chương trình Cứutrợ nhân đạo, chương trình Phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.
1.2.4 Nội dung của chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo tại Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống ASXH được xây dựng trên nguyên lýquản lý rủi ro, đồng thời nhấn mạnh đến vai trò cung cấp dịch vụ xã hội cơbản cho người dân Các chính sách được phân thành gồm bốn nhóm chính là:Bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo; Bảo hiểm xã hội (BHXH); Bảotrợ xã hội (BTXH); và Dịch vụ xã hội cơ bản
HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM
TRỢ GIÚP XÃ HỘI CHO CÁC NHÓM ĐẶC THÙ
+ Tử tuất
+ Chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội và cộng đồng
+ Hỗ trợ tiền mặt + Ưu đãi xã hội
+ Giáo dục + Y tế (gồm BHYT) + Nhà ở + Nước sạch + Thông tin
Giảm nghèo BHXH tự nguyện TGXH đột xuất
Trang 301.2.4.1 Chính sách việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo
Hệ thống chính sách về thị trường lao động trong khuôn khổ ASXHkhá hoàn chỉnh gồm: chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ phát triển sản xuấtkinh doanh, tạo việc làm; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề; chính sách đưalao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách
hỗ trợ sản xuất
+ Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo: Mục tiêu của chính sách làkhuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh và được ưu tiên vay với lãi suất
ưu đãi qua hệ thống ngân hàng chính sách
Đối tượng được ưu tiên là người nghèo, người khuyết tật, các đối tượngchính sách đi xuất khẩu lao động, sinh viên thuộc hộ nghèo
+ Chính sách hỗ trợ giáo dục, dạy nghề cho hộ nghèo: Mục tiêu củachính sách là hỗ trợ đào tạo nghề nhằm tăng cường cơ hội cho các nhóm laođộng yếu thế nhất là học sinh sinh viên thuộc hộ nghèo, khó khăn, gia đìnhchính sách, lao động nông thôn nâng cao cơ hội tìm việc làm, tham gia thịtrường lao động để có thu nhập, từng bước bảo đảm thu nhập tối thiểu
Các nhóm người nghèo được hưởng lợi từ chính sách này gồm: thanhniên mới bước vào thị trường lao động, thất nghiệp, thiếu việc làm và cảnhững người đang có nhu cầu tìm việc làm tốt hơn
+ Chính sách đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theohợp đồng: XKLĐ được ví như “chìa khóa vàng” thực hiện các mục tiêu quốcgia về việc làm, xóa đói giảm nghèo, góp phần quan trọng vào việc đào tạo vànâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ởnước ngoài góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, dư thừa laođộng, giảm nghèo Đồng thời đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ taynghề và tác phong làm việc công nghiệp, bổ sung nguồn lao động vào cácdoanh nghiệp
Trang 31+ Chính sách hỗ trợ sản xuất: Mục đích của chính sách này nhằm tạomọi đều kiện lợi về vốn, thủ tục hành chính cho người dân phát triển sản xuất.Nhà nước đã ban hành các nghị định như: Quy định một số chính sách ưu đãi,
hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng vay vốn tại các tổ chức tín dụng;
hỗ trợ, ưu đãi đối với dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị
và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp
1.2.4.2.Chính sách bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là bộ phận lớn nhất trong hệ thống chính sách ASXH
Có thể nói, không có bảo hiểm xã hội thì không thể có một nền ASXH vữngmạnh BHXH ra đời và phát triển từ khi cuộc cách mạng công nghiệp xuấthiện ở châu Âu BHXH nhằm bảo đảm cuộc sống cho những người công nhâncông nghiệp và gia đình họ trước những rủi ro xã hội như ốm đau, tai nạn,
mất việc làm…, làm giảm hoặc mất thu nhập Theo nghĩa hẹp, BHXH là sự
bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội BHXH là một bộ phận quan trọng nhất, có
ý nghĩa rất lớn đối với người lao động trong hệ thống ASXH ở Việt Nam
Hiện nay, BHXH không còn bó hẹp về phạm vi đối tượng, tài chínhphụ thuộc vào ngân sách Nhà nước, các chế độ bảo hiểm xã hội đan xen vớinhiều các chính sách chế độ khác như ưu đãi xã hội, kế hoạch hóa dân số.BHXH đã được cải cách và ngày càng phát huy vai trò của mình đối với đờisống người lao động Đối tượng BHXH đã được mở rộng tới mọi người laođộng với hai hình thức tham gia bắt buộc và tự nguyện Chế độ BHXH baogồm các khoản trợ cấp dài hạn, trợ cấp ngắn hạn và bảo hiểm y tế Quản lý và
Trang 32thực hiện BHXH được tập trung thống nhất, quỹ BHXH được hạch toán độclập và được Nhà nước bảo trợ.
1.2.4.3 Chính sách trợ giúp cho các nhóm đối tượng đặc thù
Trợ giúp xã hội là một hình thức hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và xãhội đối với các thành viên của cộng đồng khi gặp rủi ro bất hạnh thông quacác nguồn tài chính công cộng nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng thỏamãn các nhu cầu thiết yếu trước mắt và vươn lên hòa nhập với cuộc sốngcộng đồng
Trợ giúp xã hội ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu theo hai chế độ: trợgiúp thường xuyên và trợ giúp đột xuất Trợ giúp thường xuyên áp dụng vớicác đối tượng người trên 85 tuổi, người cao tuổi cô đơn hoặc người cao tuổithuộc các hộ gia đình nghèo, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng, người bị bệnhtâm thần, người nhiễm HIV/ AIDS không còn khả năng lao động,… với cáchình thức bằng tiền, hiện vật để giúp đỡ các đối tượng này ổn định cuộc sống.Trợ giúp xã hội đột xuất áp dụng với các đối tượng gặp rủi ro bất ngờ nhưthiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, mất mùa…khiến cuộc sống của họ tạm thời bị đedọa, Chế độ trợ giúp này có tính chất tức thời giúp họ nhanh chóng vượt qua
sự hẫng hụt, ổn định cuộc sống và sớm hòa nhập với cộng đồng
Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất lẫn tinh thần của Nhànước và xã hội nhằm ghi nhận và đền đáp công lao đối với cá nhân hay tậpthể có những cống hiến đặc biệt cho cộng đồng và xã hội
Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội gồm hai nhóm chính là những đã cócông sức đóng góp cho công cuộc giải phóng, xây dựng đất nước (nhữngthương binh, bệnh binh, thân nhân của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng…)
và nhóm người đã và sẽ cung cấp sức lao động cho xã hội (người về hưu, phụ
nữ trong thời gian thai sản) Thực hiện ưu đãi xã hội không chỉ là sự bảo vệ,giúp đỡ mà còn thể hiện nghĩa vụ trách nhiệm của nhà nước, của xã hội đối
Trang 33với người có công đóng góp cho cộng đồng xã hội Ưu đãi xã hội là đầu tư xãhội, nhằm tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, là mục tiêuchính trị xã hội quan trọng của mỗi nước.
1.2.4.4 Chính sách về các dịch vụ xã hội cơ bản
Các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm các dịch vụ đối với người già,người tàn tật, trẻ em, phục hồi chức năng cho người bị tai nạn và tàn tật, cáchoạt động phòng chống trong y tế (ví dụ tiêm phòng), kế hoạch hóa gia đình.Các ưu đãi về nhà ở, nước sạch, thông tin
+ Chính sách về hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo: Mục tiêu củachính sách là cải thiện điều kiện cho người dân, đặc biệt là người nghèo,người có thu nhập thấp; từng bước giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người laođộng tại các khu vực công nghiệp, học sinh, sinh viên các trường đại học, caođẳng, trung cấp, trung học và dạy nghề để ổn định cuộc sống, tăng cường sứckhỏe, góp phần giảm nghèo bền vững
+ Chính sách hỗ trợ đầu tư các công trình cho các xã đặc biệt khó khăn:Chính phủ đã ban hành Chương trình phát triển kinh tế xã hội cho các xã đặcbiệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa (chương trình 135 gia đoạn Inăm 1998, giai đoạn II năm 2006, giai đoạn III năm 2013) nhằm hỗ trợ pháttriển cơ sở hạ tầng thiết yếu (điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế).Mục tiêu của chính sách là xây dựng cơ sở hạ tần của các huyện, xã nghèo, xãbãi ngang góp phần cải thiện đáng kể hệ thống giao thông, làm giảm chi phísản xuất, giảm cách biệt về địa lý của các cùng nghèo, xã nghèo
1.2.5 Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới hộ nghèo
Thực tế cho thấy, hệ thống ASXH được thực hiện đúng và toàn diện sẽmang lại những ảnh hưởng tích cực đáng kể về mặt xã hội:
- An sinh xã hội đảm bảo cho các đối tượng “yếu thế” nói riêng vàngười lao động nói chung được chăm sóc, bảo vệ khi rơi vào hoàn cảnh khó
Trang 34khăn, đặc biệt, tạo cho những người bất hạnh có thêm những điều kiện cầnthiết để khắc phục những “rủi ro xã hội”, có cơ hội để phát triển, có cơ hộihoà nhập vào cộng đồng.
An sinh xã hội với các chức năng của mình, kích thích tính tích cực xãhội trong mỗi con người, hướng tới những chuẩn mực của chân thiện mĩ.ASXH nhằm hướng tới những điều cao đẹp trong cuộc sống, hoà đồng mọingười không phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân tộc, giới tính vào một xãhội nhân ái, công bằng và an toàn cho mọi thành viên
- An sinh xã hội thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau,tương thân tương ái giữa những con người trong xã hội Sự đoàn kết giúp đỡlẫn nhau trong cộng đồng là một trong những nhân tố để ổn định và phát triển
xã hội đồng thời nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người giúpcho xã hội phát triển lành mạnh
- An sinh xã hội dựa trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực hiệncông bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và biệnpháp khác nhau Trên bình diện xã hội, ASXH là một công cụ để cải thiện cácđiều kiện sống của các tầng lớp dân cư đặc biệt là những người nghèo khó,những nhóm dân cư yếu thế trong xã hội Dưới góc độ kinh tế, ASXH là công
cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng Nếu xây dựngđược hệ thống ASXH tốt thì sẽ giải quyết tốt các vấn đề xã hội Đây là nềntảng để xây dựng một xã hội bác ái, công bằng, vì ASXH không chỉ giải quyếtcác vấn đề xã hội mà nó còn góp phần thiết yếu trong việc phát triển xã hội,thể hiện sự chuyển giao xã hội làm cho xã hội tốt đẹp hơn, văn minh hơn Bởivậy, trong xã hội hiện đại, ASXH ngày càng được củng cố và hoàn thiện đểtrở thành một hệ thống thiết yếu trong bộ máy Nhà nước Nó có chức năngtổng hợp và tập trung các nguồn lực vào việc phát triển xã hội, đem lại hạnhphúc cho nhân dân
Trang 35- An sinh xã hội còn đóng vai trò tích cực đối với sự ổn định tình hìnhchính trị của đất nước Điều này cũng dễ nhận ra bởi vì tình hình kinh tế - xãhội của đất nước có ổn định, có vững mạnh thì tình hình chính trị mới ổn định
và vững mạnh Mặt khác khi cuộc sống của người lao động thường xuyên bị
đe dọa bởi những thiếu thốn do ốm đau, do thất nghiệp, do già yếu thì cũngảnh hưởng sâu sắc đến tình hình chính trị Trên thế giới thường xảy ra nhữngcuộc biểu tình, gây xáo động về nội các của một số chính phủ bởi không đápứng về trợ cấp cho công nhân khi ốm đau, khi thất nghiệp, hưu trí
- An sinh xã hội góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội Xét cho cùng trongchiến lược phát triển của mỗi quốc gia đều có chung một mục đích cuối cùnglà: đảm bảo và có những cải thiện nhất định cho hạnh phúc của mỗi người vàđem lại lợi ích cho mọi người Trong sự phát triển đó ASXH có những đónggóp quan trọng Bằng những biện pháp của mình, ASXH tạo ra “lưới chắn”
an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp nhằm bảo vệ cho mọi thành viên trongcộng đồng khi bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất donhiều nguyên nhân khác nhau gọi là những “rủi ro xã hội”
- An sinh xã hội không chỉ có ý nghĩa với quốc gia mà còn có ý nghĩaquốc tế Ngoài việc thuộc phạm trù quyền con người, là biểu hiện trình độ vănminh tiến bộ của mỗi quốc gia, ngày nay trong xã hội hiện đại mỗi nước đềunhận thức được rằng ASXH là vấn đề được toàn nhân loại quan tâm Việc thựchiện ASXH không bị giới hạn bởi bất kỳ rào cản chính trị hay địa lý nào, thểhiện rõ nhất đó là các hoạt động cứu trợ xã hội, các hiệp định hợp tác về bảohiểm xã hội giữa các quốc gia vì một thế giới hoà bình ổn định và phát triển”
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống chính sách an sinh xã hội
1.2.6.1 Thể chế chính sách về an sinh xã hội
Thể chế chính sách đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xãhội Nội dung cơ bản của thể chế này là xác định khuôn khổ pháp lý (luật, cácvăn bản dưới luật), phạm vi các chính sách/chế độ, đối tượng tham gia, tiêu
Trang 36chí, điều kiện tham gia, cơ chế đóng góp (tuỳ từng hình thức, chế độ), quyềnlợi hưởng thụ và những điều kiện ràng buộc Thể chế chính sách còn xác địnhtrách nhiệm của bộ, ngành địa phương trong việc thực hiện chính sách, chế độ
đề ra Thể chế chính sách được hình thành từ nhu cầu thực tế của các thànhviên trong xã hội cần được bảo vệ trước các nguy cơ bị rủi ro mà họ không tựbảo vệ được Tuy nhiên, không phải mọi thành viên trong xã hội đều có nhucầu và có cơ hội ngang nhau trong việc tham gia và thụ hưởng các chính sách
an sinh xã hội An sinh xã hội được hình thành và phát triển theo từng giaiđoạn phát triển kinh tế-xã hội, ngay cả những nước coi an sinh xã hội làquyền của người dân, lộ trình để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dâncũng phải kéo dài trong nhiều năm, thậm chí hàng thế kỷ
1.2.6.2 Thể chế tài chính
Thể chế tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm nguồnlực thực hiện các chính sách an sinh xã hội Thể chế tài chính xác định cơ chếđối với từng loại chính sách, từng nhóm đối tượng (tỷ lệ đóng góp của ngườidân, người sử dụng lao động, của Nhà nước); cơ chế cân đối thu-chi, đầu tưphát triển quỹ; giá cả, cơ chế và chất lượng cung cấp dịch vụ an sinh xã hội
Cơ chế tài chính của các hợp phần của an sinh xã hội không hoàn toàn giốngnhau Các loại hình bảo hiểm có thể áp dụng cơ chế có đóng có hưởng , còn
đa số hợp phần trợ giúp xã hội thì nguồn tài chính lại chủ yếu do ngân sáchnhà nước cung cấp Thể chế tài chính của hệ thống an sinh xã hội có mối quan
hệ chặt chẽ với chính sách thuế và tài chính và phụ thuộc vào mô hình hệthống an sinh xã hội Ví dụ, các nước theo mô hình Nhà nước phúc lợi thườngthu thuế cao (kể cả thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập gia tăng hoặc thuếxuất nhập khẩu cũng như các khoản lệ phí khác) để có nguồn thực hiện cácchính sách an sinh xã hội tốt hơn cho mọi người dân Ngược lại, các nướctheo mô hình Nhà nước xã hội khuyến khích tăng trưởng nhanh hơn nên thu
Trang 37thuế thấp hơn và chỉ thực hiện các chính sách an sinh xã hội ở mức thấp, vớiphạm vi chính sách và đối tượng bao phủ hạn chế Trong thể chế tài chính,vấn đề hỗ trợ của nhà nước cho người tham gia hệ thống an sinh xã hội có ýnghĩa rất quan trọng Người nghèo, người lao động khu vực phi chính thứcthường có thu nhập thấp và không ổn định, do vậy nếu không có sự tài trợ củaNhà nước thì khó tham gia vào hệ thống an sinh xã hội Việc bố trí nguồn tàichính cho các chính sách an sinh xã hội tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế-xã hộicủa từng quốc gia Một số nước phát triển, ngân sách nhà nước dành cho cácchính sách an sinh xã hội có thể lên tới 30% tổng ngân sách nhà nước, haykhoảng 15% GDP, trong khi đối với các nước đang phát triển (trong đó cóViệt nam), chỉ khoảng dưới 5% GDP.
1.2.6.3 Các đối tác tham gia
Các đối tác tham gia có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiệncác chính sách an sinh xã hội, bao gồm: các đối tác khu vực nhà nước, khuvực tư nhân, các tổ chức chính trị-xã hội Mỗi nhân tố nêu trên đều có vai tròquan trọng và có mối quan hệ biện chứng với nhau, phụ thuộc và chi phối lẫnnhau, góp phần phát triển hệ thống an sinh xã hội ổn định và bền vững Cácđối tác khu vực nhà nước gồm: các cơ quan lập pháp - Quốc hội thông quacác luật về an sinh xã hội hoặc các luật riêng (luật bảo hiểm y tế, luật bảohiểm xã hội…) và giám sát việc thực hiện; các cơ quan hành pháp bao gồmcác Bộ, ngành của Chính phủ quản lý hoạt động của từng chính sách theo cáccấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã); các cơ quan tư pháp như tòa xã hội Các đốitác tư nhân gồm: các công ty cung cấp dịch vụ an sinh xã hội (công ty bảohiểm, bệnh viện, trường học…); các nhóm tương trợ; gia đình, họ hàng, bạn
bè, cá nhân Các hiệp hội, tổ chức từ thiện gồm: công đoàn; các nghiệp đoàn,các tổ chức khác của người lao động; các tổ chức phi chính phủ; hội chứcthập đỏ, nhà thờ
Trang 381.2.7 Những điểu kiện chủ yếu của đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện
Thứ nhất: Nhận thức đầy đủ về đảm bảo ASXH, trong đó, trước hết lànăng lực nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về sự cần thiết đảmbảo ASXH , ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện tốt mục tiêu ASXH cũngnhư sự phát triển nền kinh tế bền vững của huyện
ASXH có vai trò rất to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hộinhưng lại là vấn đề rất phức tạp và đa dạng nên nhận thức về vấn đề ASXHcủa các cấp, các ngành và của người dân rất khó khăn Nếu nhận thức của cáccấp, các ngành từ Trung ương đến các địa phương và từng người dân thấu đáo
sẽ thúc đẩy việc đảm bảo ASXH vững chắc, tác động tích cực đến tăng trưởnggóp phần phát triển kinh tế- xã hội Bởi vì:
- Nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là đội ngũ cán bộ trong lĩnhvực ASXH và đảm bảo ASXH tốt sẽ được quán triệt vấn đề này nghiêm túctrong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách, phát triển kinh tế, xã hội gắnvới đảm bảo ASXH trên địa bàn huyện Các nguồn lực làm cho phát triểnkinh tế- xã hội với thực hiện chiến lược đảm bảo ASXH trên địa bàn huyện
- Nhận thức của người dân tốt sẽ dễ dàng thúc đẩy và thực hiện chủtrương, chính sách, đảm bảo ASXH đối với người dân, nhất là đối tượng yếuthế trong xã hội
- ASXH bao gồm nhiều chính sách, nhiều chương trình khác nhau và
có diện bao phủ lớn nên cần phải tuyên truyền để người dân biết được cónhững chủ trương, chính sách nào? Bản thân họ có thể tham gia và thuộc diệnbảo vệ của chỉ trương, chính sách nào trong hệ thống ASXH? Đơn cử, họ lànhững người lao động làm công ăn lương họ phải hiểu được chính sáchBHXH đối với họ là bắt buộc
Trang 39- Nhiều người dân ý thức chưa cao nên họ có tư tưởng ỷ lại vào Nhànước, cơ quan, doanh nghiệp; bên cạnh đó, một bộ phận lại có tư tưởng cục
bộ bản vị nên có ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách cứu trợ xã hội Nếunhận thức tốt về vấn đề này thì chính sách ASXH sẽ phát huy tác dụng ngàycàng tốt hơn
- Mỗi chính sách, chương trình ASXH khác nhau lại có cơ chế tàichính khác nhau Có chính sách thực hiện theo nguyên tắc đóng- hưởng; cóchính sách, chương trình chỉ mang tính chất thuần túy là trợ giúp và cứu trợ…nên Nhà nước phải có định hướng đúng để tuyên truyền, phổ biến cho ngườidân Có như vậy họ mới tham gia một các tự giác từ đó mà thực hiện tốt phânphối lại thu nhập cho người dân
Hai là: Năng lực đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo ansinh xã hội trên địa bàn huyện
Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đảm bảo ASXH,BHYT, TGXH, … Những chủ trương, chính sách này tập trung hướng đếnviệc đảm bảo ASXH cho người dân Coi đây là chiến lược phát triển bềnvững của huyện, là nhân tố hết sức quan trọng, nó có tác dụng định hướng đểcác cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội có căn cứ để triểnkhai thực hiện Ngoài ra, thông qua các chủ trương hỗ trợ bằng vật chất, tinhthần tới các đối tượng thụ hưởng ASXH giúp họ sớm ổn định cuộc sống, từngbước được nâng lên nhằm đảm bảo điều tiết, tạo công bằng xã hội, thúc đẩy
Trang 40quỹ để dành cho các hoạt động ASXH Nguồn lực tài chính quan trọng thứhai đó là huy động từ nhân dân, từ hoạt động kinh tế của các doanh nghiệpđóng trên địa bàn huyện, từ các tổ chức đoàn thể xã hội có thể nói đây lànguồn lực tiềm năng cho việc đảm bảo ASXH Muốn phát huy được nguồnnhân lực này, chính quyền phải nêu cao đạo lý, truyền thống tốt đẹp của địaphương… ngoài ra, nguồn tài chính để đảm bảo ASXH trên địa bàn huyệncòn được huy động từ sự trợ giúp quốc tế.
Bốn là: sự hoàn thiện tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ cán bộ ảnhhưởng đến hiệu quả thực thi chính sách ASXH trên địa bàn huyên
Sự hoàn thiện tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ cán bộ là một trongnhững chủ trương quan trọng, được quan tâm hàng đầu trong các điều kiện thúcđẩy việc phát triển bền vững của ASXH trên địa bàn huyện Việc tổ chức bộmáy trong việc thực thi chính sách ASXH trên địa bàn huyện đóng vai trò nòngcốt, quyết định thành công hay thất bại của chủ trương, chính sách, biện phápcủa đảng bộ, chính quyền huyện trong việc thực thi chính sách ASXH Bộ máy
từ huyện đến xã phối hợp nhịp nhàng với nhau, quan trọng nhất là khâu xã
Đội ngũ cán bộ là khâu “cốt tử” của việc thực hiện chính sách ASXH,đội ngũ cán bộ tốt, có chuyên môn sẽ áp dụng, triển khai, vận dụng các chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cấp trên hiệu quả, năng động, sángtạo Ngược lại, đây sẽ là yếu tố cản trở việc thực thi chính sách ASXH đối vớinhân dân
Năm là: Khả năng “tự an sinh” của người dân là yếu tố trực tiếp, quantrọng nhất quyết định đến đảm bảo ASXH trên đại bàn huyện
Khả năng “tự an sinh “ của người dân trên địa bàn huyện là yếu tố quantrọng bậc nhất, quyết định sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân, gia đình
và xã hội Đây là yếu tố nội lực quyết định đến sự thành công hay thất bại củachính sách ASXH của quốc gia nói chung, huyện nói riêng Khả năng “tự an