Chế độ kế toán thuế cấp độ Chi cục...24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI...26 2.
Trang 1SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI”
Người hướng dẫn: Ths Nguyễn Hoàng Tuấn
Hà Nội - 2013
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hải Yến
Trang 3MỤC LỤC
Trang bìa i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH iix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 3
1.1 Khái quát về Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 3
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hàng hóa xuất, nhập khẩu 3
1.1.2 Các sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 4
a) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 5
b) Thuế tiêu thụ đặc biệt 7
c) Thuế bảo vệ môi trường 7
d) Thuế giá trị gia tăng (GTGT hoặc VAT) 7
1.1.3 Mục tiêu của thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu 8
1.1.4 Các đặc điểm chung của của thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu……… 8
Trang 41.2 Quản lý thu thuế đối với hàng xuất, nhập khẩu ở cấp độ Chi cục
Hải quan… ….10
1.2.1 Khái niệm, sự cần thiết và nguyên tắc của công tác quản lý thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 10
1.2.2 Căn cứ pháp lý của công tác quản lý thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu… 12
1.2.3 Nội dung của công tác quản lý thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu… 14
1.2.3.1 Quản lý thông tin về đối tượng nộp thuế 14
1.2.3.2 Xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thu thuế 15
1.2.3.3 Tổ chức thu nộp tiền thuế 21
1.2.3.4 Miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế 22
1.2.3.5 Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế 22
1.2.3.6 Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thuế………… 23
1.2.3.7 Chế độ kế toán thuế cấp độ Chi cục 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI 26
2.1 Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài 26
2.1.1 Tổng quan về Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội
Trang 52.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế tại Chi cục 27
2.2 Thực trạng quản lý thu thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài 28
2.2.1 Quản lý thông tin đối tượng nộp thuế 28
2.2.2 Công tác tổ chức thu thuế xuất nhập khẩu và kiểm tra tính thuế……… 29
a) Tổ chức thu thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu 29
b) Công tác kiểm tra tính thuế 32
2.2.3 Miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu……… 34
2.2.4 Công tác đôn đốc thu đòi nợ đọng 36
2.2.5 Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về thuế xuất nhập khẩu……… 39
a) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế 39
b) Xử lý vi phạm về thuế 39
2.2.6 Chế độ kế toán thuế tại Chi cục 41
2.3 Đánh giá về hiệu quả công tác quản lý thu thuế 43
2.3.1 Kết quả thu được 43
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 45
a) Từ phía doanh nghiệp 46
b) Từ phía Chi cục Hải quan 47
c) Về chính sách và tình hình kinh tế 48
Trang 6CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC
HẢI QUAN CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI 51
3.1 Mục tiêu quản lý thu thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài 51
3.2 Phương hướng quản lý thu thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài 51
3.3 Một số giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Chi cục 53
3.2.1 Về công tác quản lý thu thuế 53
a) Nâng cao hiệu quả cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế tại Chi cục……… 53
b) Tăng cường hiệu quả chế độ kế toán thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Chi cục…… 54
c) Đẩy mạnh công tác truy thu thuế nợ đọng 56
3.2.2 Về yếu tố con người 58
a) Đối với nhân lực ngành hải quan 58
b) Đối với các đối tượng nộp thuế 60
3.2.3 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ thông tin 61
3.2.4 Kiến nghị, đề xuất tới các cơ quan cấp trên 63
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
TrangBảng 2.1 SỐ THU THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT, NHẬP
KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI GIAI ĐOẠN 2008 – 2012
31
Bảng 2.2 KẾT QUẢ CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH
THUẾ
33
Bảng 2.3 KẾT QUẢ CÔNG TÁC MIỄN, HOÀN, KHÔNG THU
THUẾ TẠI CHI CỤC TỪ 2008 – 2012
Bảng 2.6 KẾT QUẢ CÔNG TÁC THU NỘP THUẾ CHO NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CHI CỤC (2008-2012)
43
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
TrangHình 2.1 TÌNH HÌNH NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC TỪ 2008 ĐẾN
Hình 2.3 KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐỐC THU THUẾ TẠI CHI
CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI (2008 – 2012)
45
Trang 10MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng quốc tếhóa thì pháp luật các nước về thuế quan càng có xu hớng hội nhập với cácquốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới Trong xu hướng đó, hiện nayViệt Nam đã tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khuvực, đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới WTO và nhiều
tổ chức khác trong khu vực Đây là một điều kiện thúc đẩy nền kinh tế trongnước phát triển nhưng đồng thời nó cũng chứa đựng nhiều thách thức khi màlượng hàng hoá qua các cửa khẩu ngày càng tăng, chủng loại hàng hoá ngàycàng phong phú nên cần phải quản lý hoạt động xuất nhập khẩu thông quaquản lý thuế hải quan Hoạt động thu thuế hải quan không chỉ góp phần vàonhiệm vụ tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn là một công cụ để nhà nướcquản lý hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu Vì vậy, vấn đề đặt ra làphải tìm ra những cách thức đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuthuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu mà vẫn đảm bảo được các mục tiêu,chính sách của Nhà Nước Mặt khác, nước ta là một nước đang phát triển nênthuế hải quan vẫn là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, và cũng làcông cụ để quản lý, điều tiết tác động trở lại nền kinh tế để tạo điều kiện chonền kinh tế ngày càng phát triển Do đó, thấy được tính cấp thiết của công tácquản lý thu thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu là một vấn đề nói riêngđối với ngành hải quan và là một vấn đề nói chung đối với đất nước
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về thuế hải quan và tổng kết thực tiễncông tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửakhẩu sân bay quốc tế Nội Bài hiện nay, đồng thời sử dụng kết hợp các phươngpháp logic, thống kê, so sánh, tổng hợp, diễn giải, phân tích, em đã chọn đề
Trang 11Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài" làm đề tài để viết
luận văn tốt nghiệp của mình Mục đích nghiên cứu đề tài này là: phản ánhthực trạng công tác quản lý thu thuế hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩusân bay quốc tế Nội Bài, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nâng caohiệu quả công tác quản lý thu thuế đánh vào hàng xuất, nhập khẩu tại Chi cục
Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản lý thu thuếđối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc
tế Nội Bài trong 5 năm gần đây Theo đó, luận văn bao gồm: mở đầu, kết luận
và 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quản lý thu thuế đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế NộiBài
Trong thời gian viết bài, em còn có những hạn chế ít nhiều về kiến thứcchung, hạn chế về thời gian và thiếu sót về kinh nghiệm thực tiễn nên bài viếtcủa em không tránh khỏi những hạn chế và sai sót nhất định Nên em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến, sửa đổi của thầy hướng dẫn Ths Nguyễn Hoàng Tuấn, giảng viên bộ môn Nghiệp vụ Hải quan, khoa Thuế và
Hải quan – Học viện Tài chính và các chú, các anh chị làm việc tại Chi cụcHải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài nơi em thực tập đã tận tình hướngdẫn và chỉ bảo để em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 12CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI
VỚI HÀNGHÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
1.1 Khái quát về Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hàng hóa xuất, nhập khẩu
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa được phép và được xuấtkhẩu, nhập khẩu ra, vào lãnh thổ hải quan của một quốc gia theo quy định củaquốc gia đó, chịu sự quản lý của cơ quan hải quan
Hàng hóa xuất, nhập khẩu được phân loại thành hàng mậu dịch và hàngphi mậu dịch
Hàng mậu dịch (hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại) là
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trao đổi, buôn bán nhằm mục đích thu lời,theo Nghị định số 154/2005/NĐ-CP bao gồm:
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hànghoá
- Hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất
- Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu
để sản xuất hàng xuất khẩu
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia côngvới thương nhân nước ngoài
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư
- Hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới theo quy định của Thủtướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với cácnước có chung biên giới
Trang 13- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thương mại của
tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất
- Hàng hoá đưa vào, đưa ra kho bảo thuế
- Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập dự hội chợ,triển lãm
- Hàng hoá tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập là máy mócthiết bị, phương tiện vận tải phục vụ thi công công trình, phục vụ các dự ánđầu tư, là tài sản đi thuê, cho thuê
Hàng phi mậu dịch (hàng hóa xuất, nhập khẩu phi thương mại) là
hàng hóa nhập khẩu không mang mục đích thương mại không thuộc danhmục cấm nhập khẩu, nhập khẩu theo Giấy phép của cơ quan quản lý chuyênngành, căn cứ Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 bao gồm:
- Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổchức, cá nhân ở Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức,
cá nhân ở nước ngoài
- Hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tạiViệt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo
- Hàng hoá tạm nhập khẩu của những cá nhân được Nhà nước ViệtNam cho miễn thuế
- Hàng mẫu không thanh toán
- Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhậpcủa cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh
- Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân
- Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hànghoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế
Trang 14- Hàng hoá phi mậu dịch khác.
1.1.2 Các sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân choNhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụngcho mục đích công cộng, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếpcho đối tượng nộp thuế Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà làmột hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trùNhà nước và pháp luật
Ở Việt Nam, công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế nóiriêng do cơ quan thuế (Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế) và cơ quan hảiquan (Tổng cục Hải quan, các Cục và Chi cục Hải quan) đảm nhận Cơ quanhải quan quản lý thu thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu (thuế hải quan) đó
là các sắc thuế sau:
a) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Hay còn gọi là thuế quan là sắc thuế đánh vào hàng hóa được phép xuấtkhẩu, nhập khẩu qua biên giới một nước trong quan hệ thương mại quốc tế, kể
cả hàng hóa đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa vào tiêu thụ trongnước
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu có nguồn gốc từ lâu đời và được áp dụngrộng rãi trên thế giới, hơn nữa hàng hóa xuất nhập khẩu cũng vô cùng đadạng, phong phú nên có nhiều tiêu chí để phân loại thuế quan
- Theo mục đích:
Thuế quan theo mục đích ngân khố: quốc gia đánh thuế nhằm mục đíchtăng thu cho ngân sách nhà nước Để đạt được mục tiêu này, các quốc giathường mở rộng hoạt động ngoại thương, đánh thuế nhập khẩu vào hàng hóatiêu dùng trong nước chưa sản xuất được, hoặc đánh thuế xuất khẩu vào
Trang 15Thuế quan theo mục đích bảo hộ: ở các quốc gia có nền kinh tế chậmphát triển, thuế nhập khẩu là một trong những công cụ của Nhà nước để bảo
hộ nền sản xuất trong nước
Thuế quan theo mục đích trừng phạt: trả đũa trước các hành vi dựnghàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuấtkhẩu của mình hoặc chống lại hành vi phá giá đối với hàng nhập khẩu vàotrong nước
- Theo đối tượng chịu thuế:
Thuế xuất khẩu: đánh vào giá trị hàng hóa được phép xuất khẩu, thường
có thuế suất thấp nhằm thúc đẩy xuất hàng, thu ngoại tệ Tuy nhiên, ở nước tathuế suất với nguyên vật liệu xuất khẩu khá cao như gỗ nguyên liệu từ 5-25%nhằm hạn chế tình trạng chảy máu nguồn gỗ ra nước ngoài
Thuế nhập khẩu: đánh vào giá trị hàng hóa được phép nhập khẩu nhằmmục đích thu ngân sách và bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳnghạn nông nghiệp hay các ngành công nghiệp non trẻ
Thuế quá cảnh: đánh vào hàng hóa nước ngoài đưa qua lãnh thổ quốcgia để đến nước thứ ba Ở nước ta, theo nguyên tắc đánh thuế, hàng quá cảnh
là đối tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu
- Theo mức độ quan hệ ngoại thương:
Thuế thông thường: mức thuế suất áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu
có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tốihuệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.Thuế suất thông thường được quy định không quá 70% so với thuế suất ưuđãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định Ở Việt Nam bằng150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng quy định tại biểu thuế nhập khẩu ưuđãi
Trang 16Thuế ưu đãi: thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu cóxuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốctrong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Thuế ưu đãi đặc biệt: áp dung với hàng hóa nhập có xuất xứ từ nước,nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế vớiViệt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc
các trường hợp ưu đãi đặc biệt khác (Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005).
b) Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là sắc thuế đánh vào một số hàng hóadịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục Nhà nước quy định
Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho hàng hóa nhập khẩu là tổ chức, cánhân nhập khẩu hàng thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu muahàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuấtkhẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân cóhoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
c) Thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường (BVMT) là loại thuế gián thu, thu vào sảnphẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường
Người nộp thuế bảo vệ môi trường cho hàng hóa nhập khẩu là tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy địnhtại Điều 3 của Luật Thuế BVMT số 57 năm 2010 Người nộp thuế bảo vệ môitrường trong một số trường hợp cụ thể được quy định là người nhận ủy thácnhập khẩu Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua
Trang 17hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làmđầu mối thu mua là người nộp thuế.
d) Thuế giá trị gia tăng (GTGT hoặc VAT)
Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụphát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
Người nộp thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa NK là tổ chức, cá nhânnhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng tại Điều 3 Luật Thuế GTGT2008
1.1.3 Mục tiêu của thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu
Thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu là nguồn thu quan trọng chongân sách Nhà nước
Ở các nước đang phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng trong khi sản xuấttrong nước chưa đáp ứng được, bên cạnh đó, khả năng tài chính của Nhà nướclại eo hẹp Do đó, mục tiêu động viên số thu cho ngân sách Nhà nước củathuế áp vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được coi trọng
Thuế hải quan được sử dụng nhằm mục tiêu bảo hộ sản xuất trongnước: như nông nghiệp, công nghiệp nhẹ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để
có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế
Thuế đánh vào hàng hóa xuất, nhập khẩu là công cụ tích cực để kiểmsoát hoạt động ngoại thương: trao đổi buôn bán vượt ngoài biên giới quốc gia
là điều tất yếu, tuy nhiên điều đó cũng dễ dẫn đến tác hại như phụ thuộc vềkinh tế, chính trị, văn hóa vào nước ngoài Vì vậy kiểm soát hoạt động ngoạithương - khuyến khích xuất nhập khẩu những mặt hàng có lợi và hạn chếnhững hàng có hại - tùy theo mục đích từng giai đoạn để đảm bảo cho kinh tế
xã hội phát triển theo chiều hướng thuận lợi nhất
Trang 18Cần biết vận dụng công cụ thuế quan một cách linh hoạt tùy thuộc vàotình hình kinh tế chính trị đất nước và mục đích từng thời kỳ để đạt được mụctiêu của thuế xuất nhập khẩu và góp phần đạt mục tiêu chung của quốc gia.
1.1.4 Các đặc điểm chung của của thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu
Thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu là thuế gián thu Thuế hải quan
là một yếu tố cấu thành giá của hàng hóa xuất, nhập khẩu người nộp thuế làngười thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa; người chịu thuế làngười tiêu dùng cuối cùng Việc tăng, giảm thuế suất thuế sẽ tác động trựctiếp tới giá cả hàng hóa xuất, nhập khẩu từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu và quyếtđịnh lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng
Thuế hải quan gắn liền với hoạt động ngoại thương Các sắc thuế đangđược nhắc đến là một công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm kiểm soát hoạtđộng ngoại thương qua việc kê khai, kiểm tra, tính thuế với hàng hóa xuất,nhập khẩu Việc đánh thuế thường căn cứ vào giá trị và chủng loại hàng hóa.Giá trị của hàng hóa được xác định làm căn cứ tính thuế xuất, nhập khẩu làgiá trị cuối cùng của hàng hóa tại cửa khẩu xuất và giá trị của hàng hóa tạicửa khẩu nhập đầu tiên Giá trị tính thuế phản ánh khách quan, trung thực giátrị giao dịch thực tế của hàng hóa
Các sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất, nhập khẩu được cơ quan hải quan
tổ chức thu một lần ở khâu xuất khẩu hay nhập khẩu. Khác với thuế giá trị giatăng đối với hàng hóa nội địa đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sảnxuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm mỗi giai đoạn
Chính sách thương mại, chính trị của một quốc gia, nhóm quốc gia sẽảnh hưởng đến thuế xuất nhập khẩu và ngược lại Thuế quan chịu ảnh hưởngtrực tiếp của các yếu tố quốc tế như sự biến động kinh tế thế giới, xu hướng
Trang 19nhập như ngày nay Từ đó, các yếu tố quốc tế ảnh hưởng trực tiếp tới chínhsách thuế xuất, nhập khẩu từng quốc gia Để đạt được những mục tiêu đề ra,đòi hỏi chính sách thuế xuất, nhập khẩu phải có tính linh hoạt cao, thích ứngvới sự biến động kinh tế thế giới Ngoài ra, chính sách thuế còn phải đảm bảophù hợp với hiệp định, cam kết quốc tế mà quốc gia ký kết Trong lịch sử pháttriển, tồn tại hai trường phái về việc sử dung thuế xuất nhập khẩu Các nước
có nền kinh tế phát triển, có nhu cầu xuất khẩu tư bản và hàng hóa lớn thìmuốn xóa bỏ hàng rào thuế quan để củng cố, tăng cường bành trướng kinh tế.Ngược lại, các nước có nền kinh tế kém phát triển không muốn bị lệ thuộchoặc bị thống trị bởi các thế lực kinh tế bên ngoài thì muốn duy trì hàng ràothuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước Mỗi quốc gia có một cách sử dụngchính sách thuế xuất nhập khẩu khác nhau phù hợp với tình hình và mục tiêucủa đất nước đó
1.2 Quản lý thu thuế đối với hàng xuất, nhập khẩu ở cấp độ Chi cục Hải quan
1.2.1.Khái niệm, sự cần thiết và nguyên tắc của công tác quản lý thu
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Quản lý thu thuế là công tác quản lý hành chính Nhà nước nhằm thựchiện những mục tiêu thu thuế được đặt ra Hay có thể hiểu quản lý thu thuế làviệc tổ chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước, tác động đến hoạt độngnộp thuế của đối tượng nộp
Công tác quản lý có một vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện hayquá trình thực hiện các quy định của Nhà nước về thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu Nó là tiền đề quan trọng đánh giá việc thực hiện một chính sách thuếliệu có thành công hay không Bởi mục tiêu của một chính sách thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu đưa ra không nằm ngoài những mục tiêu về ngân sách,
và tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế vĩ mô phát triển Thuế được coi là
Trang 20nguồn thu của ngân sách Nhà nước bao gồm cả thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu do đó việc quản lý thu thuế tốt sẽ tránh thất thu cho Ngân sách Nhànước.
Hơn nữa, thuế quan là một công cụ kinh tế đáng tin cậy và hiệu quả.Thuế có thể hướng dẫn tiêu dùng thông qua việc xây dựng biểu thuế, chínhsách miễn giảm thuế Nhà nước có thể dùng những chính sách này để kiểmsoát hoặc hướng dẫn các hoạt động xuất nhập khẩu, bảo hộ kinh tế trongnước, thực hiện các chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong quan
hệ quốc tế góp phần đảm bảo công bằng xã hội Đặc biệt khi nước ta đã trởthành thành viên của WTO và nhiều tổ chức khác, trao đổi buôn bán với quốc
tế ngày càng tăng thì vấn đề quản lý lại càng trở nên cần thiết
Chính vì vậy quản lý thu thuế là điều kiện tiên quyết giúp cho quá trìnhđiều tiết kinh tế vĩ mô có hiệu quả
Do đó, quản lý thu thuế phải đảm bảo các nguyên tắc:
Một là, việc quản lý thu thuế được thực hiện theo quy định của pháp
luật như: Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất nhập khẩu và các quy định kháccủa văn bản pháp luật có liên quan
Hai là, việc quản lý thu thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế (Căn cứ theo nguyên tắc quản lý thuế quy định trong Luật Quản lý thuế số 78 năm 2006).
Công tác quản lý thuế (tất cả các sắc thuế) nói chung theo Luật Quản lýthuế số 78/2006/QH11, bao gồm:
- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế
- Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế
- Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt
Trang 21- Quản lý thông tin về người nộp thuế
- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- Xử lý vi phạm pháp luật về thuế
-Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế
Trong đó, công tác thu thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu cấp độChi cục Hải quan thực hiện quản lý trên các nội dung:
- Quản lý thông tin đối tượng nộp thuế
- Xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thu thuế
- Tính thuế và kiểm tra tính thuế
- Tổ chức thu nộp tiền thuế
- Miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thuế
- Chế độ kế toán thuế cấp độ Chi cục
1.2.2.Căn cứ pháp lý của công tác quản lý thu thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu
Hệ thống các văn bản làm cơ sở pháp lý để thực hiện công tác quản lýthu thuế đánh vào hàng hóa xuất, nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay như:
Trang 22-Luật Hải quan số 20/2001/QH10 ngày 29/06/2001 và Luật Hải quan số42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hảiquan số 20/2001/QH10.
-Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 Quy định cácloại thuế, các khoản phải thu khác thuộc ngân sách Nhà nước do cơ quan quản
lý thuế quản lý thu theo quy định pháp luật
-Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 Quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11
-Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số Điềucủa Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11
-Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày14/06/2005
-Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 Quy định chi tiết thihành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
-Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định
về việc xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hànhchính trong lĩnh vực hải quan Và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày18/12/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị định97/2007/NĐ-CP
-Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 Hướng dẫn về thủ tụchải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản
lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
-Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008
-Nghị định 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 quy định chi tiết một sốĐiều của Luật Thuế TTĐB số 27/2008/QH12 và Thông tư 64/2009/TT-BTChướng dẫn thi hành Nghị định 26/2009/NĐ-CP
Trang 23-Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 08/12/2011 của Chính phủ sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP
-Thông tư 05/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 hướng dẫn thi hành LuậtThuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12
-Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010
-Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường Và Nghịđịnh số 69/2012/NĐ-CP ngày 14/9/2012 sửa đổi, bổ sung Nghị định số67/2011/NĐ-CP
-Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008
-Thông tư 06/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng, Nghịđịnh 123/2008/NĐ-CP và 121/2011/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
-Thông tư số 32/2006/TT-BTC 10/4/2006 và Thông tư số BTC sửa đổi bổ sung Hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối vớihàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
121/2007/TT Các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý thu thuếhải quan theo quy định của pháp luật
1.2.3 Nội dung của công tác quản lý thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
1.2.3.1 Quản lý thông tin về đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế xuất khẩu,Thuế nhập khẩu, bao gồm:
+ Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
+ Cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh;gửi hoặc nhận hàng hoá qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, bao gồm:
Trang 24+ Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế
uỷ quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phátnhanh quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế;
+ Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của LuậtCác tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượngnộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế
Khi một doanh nghiệp tiến hành đăng ký kinh doanh thì cơ quan quản
lý thuế sẽ quản lý và thu thuế với doanh nghiệp đó Trước đây, quản lý theophương thức thủ công, mỗi đối tượng nộp thuế được cơ quan thuế cấp chomột sổ riêng lưu các thông tin cần thiết Phương thức này chỉ áp dung đượckhi đối tượng nộp thuế ít và tập trung Nó mang nhiều hạn chế như tốn thờigian, công sức, dễ nhầm lẫn mà hiệu quả lại không cao
Hiện nay, không nằm ngoài quá trình hiện đại hóa hải quan Việt Nam,
cơ quan thuế và cơ quan hải quan quản lý theo phương thức hiện đại (bằngmạng máy tính), quản lý đối tượng nộp thuế thông qua hệ thống mã số thuếthống nhất trên toàn quốc Mỗi đối tượng nộp thuế được cấp một mã số riêng.Phương thức này khắc phục được tất cả những hạn chế của phương thức cũ
Cơ quan quản lý thuế nói chung và cơ quan hải quan trong công tácquản lý thuế nói riêng phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thông tin, cơ sở dữliệu cần thu thập từ người nộp thuế, từ cơ quan quản lý thuế và từ bên thứ ba;chuẩn hoá mẫu biểu thu thập thông tin, thống nhất mẫu biểu với các tổ chức,
cá nhân cung cấp thông tin hoặc thu thập thông tin theo định dạng sẵn có của
tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin Xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng kỹthuật, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền tải,khai thác sử dụng, kiểm soát thông tin trong cơ quan quản lý thuế
Trang 25Trong Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định các hoạt động của
cơ quan quản lý thuế nhằm tập hợp đầy đủ số thuế phải nộp vào Ngân sáchNhà nước
Trước đây, khi doanh nghiệp thực hiện hành vi xuất nhập khẩu hànghóa thì cơ quan hải quan tính thuế và ra thông báo số thuế phải nộp Tuynhiên, hiện nay quy trình này không còn được áp dụng do hạn chế về thờigian, chi phí, công sức và tính hiệu quả đối với cơ quan quản lý khi lượnghàng hóa giao thương tăng lên một cách nhanh chóng
Hải quan hiện đại áp dụng quy trình quản lý thu thuế: doanh nghiệp tựkhai, tự tính, tự nộp thuế Theo đó, đối tượng nộp thuế có trách nhiệm kê khaiđầy đủ số thuế phải nộp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kêkhai, nộp tờ khai cho cơ quan hải quan, tính thuế và nộp thuế vào Ngân sáchNhà nước
Vai trò của cơ quan hải quan ở đây là hướng dẫn và kiểm tra sự chínhxác trong kê khai và tính thuế của đối tượng nộp Trường hợp cơ quan hảiquan đồng ý với các nội dung kê khai thì sẽ cho phép đối tượng nộp thuế vàtiến hành các thủ tục tiếp theo để thông quan hàng hóa Còn nếu cơ quan hảiquan chưa đồng ý với nội dung kê khai thì yêu cầu đối tượng nộp thuế khai vàtính lại thuế Một số trường hợp, cơ quan hải quan được phép ấn định thuế đốivới hàng hóa xuất, nhập khẩu như: người khai dựa vào các tài liệu không hợppháp để khai báo và tính thuế, cơ quan hải quan có đủ bằng chứng về việckhai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế…
Tính thuế và kiểm tra tính thuế
a)Tính thuế
Theo quy trình quản lý thu thuế hiện đại thì doanh nghiệp có tráchnhiệm tự kê khai, tính thuế và nộp thuế cho cơ quan hải quan Phương pháp
Trang 26tính thuế tuỳ thuộc vào từng loại thuế (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuếTTĐB, thuế BVMT, thuế GTGT).
Trình tự tính thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu: 1 Thuế xuất khẩuhoặc thuế nhập khẩu, 2 Thuế TTĐB (nếu có), 3 Thuế BVMT(nếu có), 4.Thuế GTGT
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo 2 phương pháp: thuế
suất theo tỷ lệ % và theo mức thuế tuyệt đối
-Trường hợp thuế suất theo tỷ lệ %:
Thuế XK,
NK phải
Số lượnghàng hóa XK,
Giá tính thuếđơn vị từngmặt hàng xx
Thuế suất thuế
XK, NK từngmặt hàngCăn cứ tính thuế gồm số lượng hàng hóa, giá tính thuế và thuế suất
Số lượng hàng hóa XK, NK: là số lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập
khẩu thực tế xuất hoặc nhập khẩu mà cơ quan hải quan căn cứ vào nội dungghi trong tờ khai hải quan
Phương pháp 1: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa NK
Phương pháp 2: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa NK giốnghệt
Phương pháp 3: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa NK tươngtự
Trang 27Phương pháp 5: Phương pháp trị giá tính toán.
Phương pháp 6: Phương pháp suy luận
Thuế suất thuế XK, NK được xác quy định đối với từng loại hàng hóa,
được xác định dựa trên biểu thuế suất của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu
-Trường hợp áp dụng thuế tuyệt đối:
Số thuế
XK, NK
Số lượng đơn vịtừng mặt hàng thực
tế XK, NK x
Mức thuế tuyệtđối quy địnhtrên một đơn vịhàng hóaTrong đó, số lượng hàng hóa XK, NK làm căn cứ tính thuế là số lượngmặt hàng thực tế XK, NK ghi trong tờ khai hải quan thuộc Danh mục hànghóa áp dụng thuế suất tuyệt đối
Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đối tượngnộp thuế đăng ký tờ khai hải quan với cơ quan hải quan
Tỷ giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệliên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tínhthuế
Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Căn cứ tính thuế TTĐB phải nộp là giá tính thuế của hàng hóa chịu thuếTTĐB và thuế suất thuế TTĐB
Giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB
được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế NK + Thuế NK
Trang 28Trường hợp thuế NK được miễn hoặc giảm thì giá tính thuế TTĐB tínhtheo số thuế sau khi được miễn hoặc giảm.
Thời điểm xác định thuế TTĐB đối với hàng hóa NK là thời điểm đăng
ký tờ khai hải quan
Thuế suất thuế TTĐB xác định dựa vào Biểu thuế TTĐB (Điều 7, Luật
Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12) với 8 mức thuế suất khác nhau từ10% - 70% phân theo từng loại hàng hóa, dịch vụ tùy thuộc vào mức độ cầnđiều tiết đối với hàng hóa, dịch vụ đó Hàng hóa nhập khẩu cũng áp dụngBiểu thuế này vì thuế suất thuế TTĐB không phân biệt hàng hóa NK hayhàng hóa sản xuất trong nước
Thuế bảo vệ môi trường
Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế vàmức thuế tuyệt đối
x
Mức thuế tuyệt đốiquy định trên mộtđơn vị hàng hóa
Số lượng hàng hóa tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là số lượng
hàng hóa nhập khẩu
Mức thuế tuyệt đối để tính thuế được quy định tại Điều 8 (Biểu khung
thuế) của Luật Thuế BVMT số 57/2010/QH12
Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất
Trang 29với thuế BVMT (nếu có) Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định
về giá tính thuế hàng nhập khẩu
Thuế suất: có 3 mức thuế suất thuế GTGT 0%, 5% và 10% áp dụng
theo Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 (Điều 8)
b)Kiểm tra tính thuế
Theo nghĩa rộng, kiểm tra tính thuế hải quan là hoạt động kiểm tra tínhchính xác của việc tính toán và nộp thuế hải quan do cơ quan hải quan vàngười kinh doanh cùng thực hiện Đối với cơ quan hải quan, việc kiểm tra thuthuế để đảm bảo thu đúng, thu đủ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Đốivới doanh nghiệp, công việc này là một hoạt động kiểm tra nội bộ nhằm đảmbảo tính toán chính xác số thuế phải nộp, chính là chi phí kinh doanh, phục vụcông tác hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp
Theo nghĩa hẹp, kiểm tra tính thuế là góc nhìn của cơ quan hải quan,kiểm tra tính chính xác, đúng đắn của việc kê khai, tính và nộp thuế hải quancủa người khai theo quy định của pháp luật
Quy trình kiểm tra tính thuế hải quan tại cơ quan hải quan được tiếnhành ở hai khâu: trong khi làm thủ tục hải quan và sau khi giải phóng hànghóa
Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế do đối tượng nộpthuế khai Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc khai thiếu nội dung hoặc không đảmbảo thể thức pháp lý theo quy định, cơ quan hải quan thông báo cho đối tượngnộp thuế biết để khai bổ sung Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đảm bảo thể thứcpháp lý theo quy định, cơ quan hải quan thực hiện các bước tiếp sau:
Bước 1: Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hóa không thuộc đốitượng chịu thuế trong trường hợp hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế
XK, NK, GTGT hoặc thuế TTĐB và kiểm tra các căn cứ để xác định hàng
Trang 30hóa thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế trong các trường hợp
đó căn cứ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Kiểm tra các căn cứ tính thuế để kiểm tra số thuế doanh nghiệpkhai báo Nội dung kiểm tra gồm:
-Kiểm tra kê khai của người khai hải quan về số lượng, trọng lượng,đơn vị tính của hàng hóa XK, NK
-Kiểm tra trị giá khai báo
-Kiểm tra kê khai về mức thuế suất thuế XK, NK, thuế TTĐB (nếu có),thuế BVMT (nếu có), thuế GTGT và chênh lệch giá (nếu có)
-Kiểm tra kê khai của đối tượng nộp thuế về tỷ giá tính thuế
-Kiểm tra kết quả tính thuế do đối tượng nộp thuế kê khai, gồm: kiểmtra phép tính số học, số thuế phải nộp của từng sắc thuế, tổng số thuế phảinộp
-Kiểm tra điều kiện áp dụng thời hạn nộp thuế hoặc thời hạn áp dụngcác biện pháp cưỡng chế theo quy định pháp luật
1.2.3.3 Tổ chức thu nộp tiền thuế
Để thực hiện thu thuế hải quan, một hệ thống quản lý thu thuế đượcthiết lập và vận hành từ cấp Tổng cục Hải quan đến cấp Chi cục Hải quan, nơitrực tiếp thu và triển khai các biện pháp quản lý thu thuế đánh vào hàng hóaxuất, nhập khẩu Bên cạnh đó, Kho bạc Nhà nước cũng hỗ trợ trong việc tiếpnhận các khoản thu nộp mà cơ quan hải quan quản lý vào Ngân sách Nhànước với sự phối hợp của các ngân hàng thương mại nhằm đẩy nhanh tốc độ
xử lý thông tin, quá trình thu nộp, tạo điều kiện cho thông quan đồng nghĩavới việc tạo điều kiện cho giao lưu buôn bán trôi chảy hơn
Như vậy, doanh nghiệp có thể nộp thuế tại 2 địa chỉ:
Trang 31Nộp trực tiếp cho cơ quan hải quan: nộp cho Đội mở tờ khai hàng hóa
XK, NK hoặc nộp cho Đội Quản lý thuế của Chi cục nơi làm thủ tục hải quancho lô hàng đó (thường là tiền mặt)
Nộp vào Kho bạc Nhà nước: chuyển tiền vào Kho bạc (nơi phối hợp
với Chi cục Hải quan làm thủ tục) qua ngân hàng thương mại của nhà nhậpkhẩu hoặc tới Kho bạc trực tiếp nộp tiền mặt
Dù nộp tại địa điểm nào thì cơ quan hải quan vẫn quản lý số thu cáckhoản thuế, phí, lệ phí, phạt trong lĩnh vực hải quan nộp vào Ngân sách Nhànước
Việc thu thuế hải quan phải đảm bảo một số yêu cầu:
Thứ nhất, cơ quan hải quan đảm bảo thu đủ số thuế trước khi giải phóng
hàng hóa đối với những loại hàng phải nộp thuế trước khi giải phóng, hoặctrong thời gian ân hạn nộp thuế đối với những loại hàng hóa có thời gian ânhạn
Thứ hai, thông tin thu nộp thuế trên cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan
phải cân đối với số tiền thực thu trên tài khoản thu ngân sách của cơ quan hảiquan tại Kho bạc Nhà nước quản lý
Thứ ba, thông tin thu nộp thuế phải thể hiện rõ được số tiền thuế phải
nộp theo từng sắc thuế của từng tờ khai hải quan cụ thể
Thứ tư, kết quả thu nộp thuế chỉ có hiệu lực khi giữa cơ quan hải quan
và Kho bạc Nhà nước đã có thông tin đối chiếu Kho bạc Nhà nước đã báovới cơ quan hải quan về số tiền đã nhận được ghi nhận vào tài khoản của cơquan hải quan tại Kho bạc
1.2.3.4 Miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế
Khi đối tượng nộp thuế có hoạt động XK, NK hàng hóa thuộc diệnđược xét miễn, giảm, hoàn thuế thì tự mình xác định số thuế được miễn, giảm,
Trang 32hoàn trong hồ sơ khai thuế, hồ sơ miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoànthuế rồi gửi cho cơ quan hải quan Các hàng hóa thuộc diện này được quyđịnh trong Danh mục hàng hóa miễn thuế XK, NK.
Đối với cơ quan hải quan, khi nhận được hồ sơ xét miễn, giảm và hoànthuế XK, thuế NK do đối tượng nộp thuế gửi đến thì tiến hành kiểm tra hồ sơ,xác định và ra quyết định miễn, giảm, hoàn thuế đối với các trường hợp thuộcdiện theo quy định của pháp luật
1.2.3.5 Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế là việc áp dụng cácbiện pháp quy định tại Luật Quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật
có liên quan buộc người nộp thuế phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngânsách nhà nước
Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
- Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế
đã quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt viphạm pháp luật về thuế theo quy định
-Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi
đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế
-Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản,
Trang 33tiền thuế, tiền phạt còn thiếu Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày cơ quanhải quan có quyết định tạm giữ hàng hóa hoặc quyết định kê biên tài sản màđối tượng nộp thuế vẫn chưa nộp đủ tiền thuế, tiền phạt thì cơ quan hải quanđược bán đấu giá hàng hóa, tài sản theo quy định của pháp luật để thu đủ tiềnthuế, tiền phạt.
-Cơ quan hải quan không làm thủ tục nhập khẩu cho chuyến hàng tiếptheo của đối tượng nộp thuế cho đến khi đối tượng đó nộp đủ tiền thuế, tiềnphạt
1.2.3.6 Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thuế
Sau khi tiến hành kiểm tra thuế, nếu phát hiện có vi phạm thì căn cứmức độ vi phạm của doanh nghiệp để ra quyết định xử lý:
Nếu hành vi vi phạm chưa đến mức cấu thành tội phạm thì xử phạt căn
cứ vào Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 quy định về việc xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CPngày 18/12/2009 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 97/2007/NĐ-CP và Thông tư193/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 chi tiết hai Nghị định trên
Trong trường hợp đối tượng nộp thuế không đồng ý với quyết định của
cơ quan hải quan về số tiền thuế, tiền phạt, hình thức xử phạt thì vẫn phải nộp
đủ tiền thuế, tiền phạt, chấp hành hình thức xử phạt, đồng thời có quyền khiếunại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếunại, tố cáo
Nếu hành vi vi phạm cấu thành tội phạm thì cơ quan hải quan lập bộ hồ
sơ gửi lên cơ quan điều tra để tiến hành điều tra và xử lý theo quy định củapháp luật
Trang 341.2.3.7 Chế độ kế toán thuế cấp độ Chi cục
Kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu là việc tổ chức hệ thống thông tin quản lý nội bộ của hệ thống hải quan
về thu thuế XK, thuế NK, thuế GTGT, thuế TTĐB, thu lệ phí, thu phạt, thubán hàng tịch thu và các khoản thu khác theo quy định của Nhà nước đối vớihàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu có nhiệm vụ ghi chép, phảnánh tình hình thu nộp Ngân sách Nhà nước về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
và các khoản thu khác của các đối tượng nộp thuế hoặc đối tượng vi phạmhành chính trong và ngoài lĩnh vực thuế, bao gồm: Số thuế, lệ phí phải thu; sốthuế, lệ phí đã thu; số thuế, lệ phí đã thu và đã nộp Ngân sách; số thuế còn nợđọng; số hàng hóa tạm giữ; số hàng hóa đã có quyết định tịch thu nhưng chưa
tổ chức bán hoặc chưa tiêu hủy; số hàng hóa đã chuyển cho cơ quan có thẩmquyền xử lý,…
Yêu cầu kế toán nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu:
- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ thu thuế xuất, nhập khẩu phát sinhvào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính
- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định về các thông tin, sốliệu kế toán thu thuế xuất, nhập khẩu phục vụ yêu cầu quản lý của hệ thốnghải quan
- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toánthu thuế xuất, nhập khẩu phục vụ yêu cầu quản lý của hệ thống hải quan
- Phản ánh trung thực tế hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung vàgiá trị của nghiệp vụ thuế xuất, nhập khẩu bảo đảm thông tin có độ tin cậycao
Trang 35- Thông tin, số liệu kế toán thu thuế xuất, nhập khẩu phải đượcphản ánh liên tục; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kếtoán của kỳ trước.
- Thông tin, số liệu kế toán thu thuế xuất, nhập khẩu phải đượcphân loại, sắp xếp theo trình tự, có hệ thống và và thống nhất với các chỉ tiêutrong kế hoạch của Nhà nước giao, thống nhất với hệ thống thông tin của kếtoán Nhà nước tại Kho bạc
Trang 36CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA
KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài
2.1.1 Tổng quan về Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài
Đầu năm 1978, triển khai hoạt động Trạm Hải quan sân bay quốc tế thủ
đô, ngày 02/6/1981, Bộ ngoại thương ra quyết định số 580/BNT/TCCB thànhlập Trạm Hải quan số 1 Hà Nội và quyết định số 583/BNT/TCCB chuyểnTrạm Hải quan bưu điện Hà Nội thành Chi cục Hải quan Bưu điện, Trạm Hảiquan sân bay quốc tế thủ đô thành Chi cục Hải quan sân bay quốc tế thủ đô.Các giai đoạn hình thành và phát triển của Chi cục qua nhiều lần thay đổi về
tổ chức, tên gọi, đơn vị quản lý Hiện nay, đơn vị có tên gọi: Chi cục Hải quancửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, là một Chi cục trực thuộc Cục Hải quanthành phố Hà Nội
Các loại hình xuất nhập khẩu chủ yếu:
+ Xuất khẩu, nhập khẩu các loại hình hàng hóa qua đường hàng không;+ Phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
+ Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa chuyển phát nhanh (DHL, EMS…)+ Quản lý hàng hóa quá cảnh, hàng hóa tạm nhập tái xuất;
+ Quản lý cửa hàng miễn thuế;
Trang 37+ Quản lý, giám sát hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu qua đường hàngkhông sân bay quốc tế Nội Bài.
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài có chức năng thựchiện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải quan tại Cảng hàng không quốc tếNội Bài, tiến hành thủ tục và kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa, hành lý củahành khách, phương tiện vận tải Chi cục còn đảm nhận phòng chống buônlậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa; thực hiện quản lýthuế theo quy định và kiến nghị các vấn đề chính sách và thực hiện thống kê
về hải quan
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài là một trong nhữngđiểm sáng, đơn vị mạnh của Cục Hải quan Hà Nội Trong những năm qua,Hải quan Nội Bài đã có bước phát triển vượt bậc, vượt khó khăn hoàn thànhtốt công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải quan
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế tại Chi cục
Là một đơn vị có địa bàn hoạt động rộng, vị trí làm việc của các Đội,
Tổ được bố trí dàn trải trên toàn khu vực Cảng hàng không quốc tế Nội Bài,
để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác đặc thù tại cửa khẩu sân bay
Tính đến hết tháng 03 năm 2013, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế NộiBài có 220 cán bộ công chức (gồm 09 hợp đồng ngắn hạn và 11 hợp đồng 68,
200 cán bộ công chức), trong đó có 07 lãnh đạo Chi cục gồm 06 Phó Chi cụctrưởng và 01 Chi cục trưởng, số còn lại chia làm 08 Đội nghiệp vụ và 02 Tổkiểm soát
+ Đội Tổng hợp
+ Đội Thủ tục hành lý nhập
+ Đội Thủ tục hành lý xuất
Trang 38+ Đội Hàng hóa nhập
+ Đội Hàng hóa xuất
+ Đội Chuyển phát nhanh
+ Đội Giám sát
+ Tổ Kiểm soát chống buôn lậu
+ Tổ Kiểm soát ma túy
+ Đội Quản lý thuế
Trong đó, Đội Quản lý thuế làm công tác kế toán thuế, thu thuế, đốc
thu thuế và phúc tập tờ khai xuất nhập khẩu Đội Quản lý thuế là Đội nghiệp
vụ phụ trách quản lý thuế tại Chi cục Đội bao gồm 13 cán bộ, công chức,trong đó có 01 Đ/c Đội trưởng và 02 Đội phó chịu trách nhiệm và chỉ đạocông tác của toàn Đội
2.2 Thực trạng quản lý thu thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài
2.2.1 Quản lý thông tin đối tượng nộp thuế
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài áp dụng quản lýthông tin về đối tượng nộp thuế theo phương thức hiện đại - quản lý đối tượngnộp thuế thông qua hệ thống mã số thuế thống nhất trên toàn quốc Mỗi đốitượng nộp thuế được cấp một mã số riêng Với phương thức này, việc tra cứu,tìm kiếm thông tin về đối tượng nộp thuế, thực hiện nhiệm vụ thống kê khôngnhững không tốn thời gian mà còn tiết kiệm được chi phí, công sức cho cán
bộ công chức hải quan, đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt việc sử dụng cácthông tin đó trong qua trình quản lý thuế tại Chi cục