1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề cương SINH PHÁT TRIỂN PHẦN ĐỘNG VẬT

36 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 111,56 KB

Nội dung

Sơ đồ chung về quá trình tạo giao tử: - Ở động vật, sự tạo thành các giao tử đực hay tinh trùng , gọi là sự sinh tinh , xảy ra trong tinh hoàn - cơ quan sinh sản đực.. - Sự phân chia sin

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH PHÁT TRIỂN PHẦN ĐỘNG VẬT

Câu 1: Trình bày sơ đồ trung về quá trình tạo giao tử.

Sơ đồ chung về quá trình tạo giao tử:

- Ở động vật, sự tạo thành các giao tử đực hay tinh trùng , gọi là sự sinh tinh , xảy ra trong tinh hoàn - cơ quan sinh sản đực Quá trình này bắt đầu với sự sinh trưởng của một tế bào lưỡng bội chưa biệt hóa gọi là tế bào mẹ tinh trùng

Tại pha sinh sản, tế bào này thực hiện nhiều lần quá trình nguyên phân để gia

Trang 2

tăng số lượng tế bào mẹ tinh trùng (2n) Sau đó, mỗi tế bào này chuyển qua pha

sinh trưởng, biệt hóa thành một tinh bào sơ cấp ( 2n kép) Kế đó, tế bào này

trải qua pha trưởng thành với hai lần phân chia liên tiếp của giảm phân Sau

giảm phân I, một tinh bào sơ cấp cho ra hai tinh bào thứ cấp đơn bội kép ( n kép) Sau giảm phân II, mỗi tế bào này phân chia thành hai tinh tử đơn bội ( n) Bước cuối cùng là sự biệt hóa của các tinh tử thành các tế bào tinh trùng , có

cấu tạo đầy đủ các bộ phận (như đầu, cổ và đuôi dài)

- Sự sinh trứng hay tạo các giao tử cái ở động vật xảy ra trong các buồng trứng ,

cơ quan sinh sản cái Quá trình này cũng bắt đầu bằng một tế bào mẹ của trứng

( 2n) Sau khi trải qua pha sinh sản, mỗi tế bào sinh noãn này biệt hóa thành

noãn bào sơ cấp ( 2n kép) ở pha sinh trưởng, với kích thước tăng trưởng một

cách đặc biệt Tại pha trưởng thành, sau giảm phân I, từ noãn bào sơ cấp tạo ra

một noãn bào thứ cấp ( n kép) và thế cực thứ nhất Sau lần giảm phân II, từ noãn bào thứ cấp cho ra một noãn tử ( n) và một thể cực, còn thể cực kia tạo ra

hai thể cực thứ hai Chung cuộc, từ một tế bào sinh noãn (2n) cho ra chỉ một noãn (n) kích thước rất lớn và ba thể cực (n) kích thước rất nhỏ Nguyên nhân

là do giảm phân xảy ra gần màng tế bào, nên các thể cực chỉ nhận được một ít

tế bào chất và chúng vẫn còn bám trên bề mặt của trứng cho đến lúc tiêu biến, tách ra Sự tập trung tế bào chất trong một noãn tử để rồi sau đó biệt hóa thành

trứng chính là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển phôi sau khi

thụ tinh

Câu 2: Các tế bào sinh dục nguyên thủy: thuyết “bào tương mầm”.

Khoảng cuối thế kỷ XIX, Weismann đ đưa ra l thuyết “bào tươngmầm” là chất di truyền tồn tại dưới dạng các nhân tố di truyền hay các quyếtđịnh tố (determinant) Theo l thuyết này thì các bào tương mầm chỉ có trongcác tế bào sinh dục còn trong các tế bào xôma chỉ có một bộ phận của bào tương mầm Do

trong quá tr.nh phát triển xảy ra sự phân chia không đồngđều chất di truyền nên các

tế bào con trở nên khác nhau Qua nhiều lần phânchia mỗi loại tế bào của cơ thể trưởng thành chỉ chứa một loại quyết định tốxác định tính đặc hiệu của loại tế bào đó.L thuyết này đ giải thích sự phát triển một cách khá lôgic Nó cho thấynhững

dự đoán quan trọng về sự tập trung vật chất di truyền trong thể nhiễmsắc và giải thích sự phát triển bằng sự phân chia không đồng đều vật chất ditruyền Về sau này người ta mới biết sự phân chia không đều này chỉ xảy ra ởmột số loài động vật và chỉ khi hình thành các tế bào sinh dục Trong cácnghiên cứu của mình vào các năm

Trang 3

1899-1910, Boveri đ theo dõi sự hình thàncác tế bào sinh dục ngay từ hợp tử của

Ascaris.Ông ta phát hiện đượctrong tế bào chất của cực thực vật có những hạt đặc biệt gọi là hạt nâu Tronglần phân chia thứ nhất chỉ có các tế bào cực thực vật là

chứa hạt nâu V vậy,ở những phôi bào này không có sự biến đổi thể nhiễm sắc c.n

những phôibào khác không có hiện tượng này gọi là sự bài chất nhiễm sắc Hiện

tượngbài chất nhiễm sắc tiếp diễn ở các lần phân chia sau trong các tế bào khôngchứa hạt nâu Cuối cùng chỉ có một số tế bào là không có bài chất nhiễm sắc.Qua theo dõi, Boveri cho rằng các tế bào này là thủy tổ của các tế bào sinhdục

có trong cơ thể Chúng có kích thước lớn hơn các tế bào khác và người tagọi chúng

là các tế bào sinh dục nguyên thủy Các tế bào này sẽ phát triểnthành các tế bào sinh dục

- Ở lưỡng cư, tế bào chất sinh dục hay còn gọi là quyết định tố sinh dụcphân

bố ở vùng cực thực vật Sau phân cắt, các tế bào nào chứa tế bào chấtnày sẽ

là các tế bào sinh dục nguyên thủy Các tế bào này tập trung ở nội bì đáy ruột Về sau chúng di cư vào tuyến sinh dục và phát triển thành các giao tử

- Ở chim, các tế bào sinh dục sớm nhất được tìm thấy trong các tế bào nộib ngoài phôi của đĩa phôi sát phần đầu của đĩa phôi Sau đó chúng di cư theocác mạch máu vào tuyến sinh dục và phát triển thành giao tử

- Ở động vật có vú người ta cũng phát hiện được các tế bào sinh dục nguyên thủy trong nội bào phía đuôi của phôi Về sau chúng di cư qua mạc treo ruột vào tuyến sinh dục

Câu 3:Trình bày sự phân chia sinh thể? Ý nghĩa sinh học của phần sinh và phần thể?

- Sự phân chia sinh thể:

Sự chuyên hóa sớm nhất xảy ra trong các tế bào phôi theo 2 hướng:

• Một hướng sẽ cho tinh trùng và trứng → cho cơ thể mới→ cho tinh , trứng và cứ thế bất tử qua mọi thế hệ Đây là phần sinh (phần gen)

• Một hướng cho các tế bào soma của toàn bộ thân thể.Đây là phần thể ( phần soma)

- Ý nghĩa của phần sinh:

Mang thông tin di truyền chứa trong DNA của nó

• DNA(hoặc RNA) của virut chứa thông tin để tạo vỏ, đảm bảo cho sự tái bản thông tin

Trang 4

• DNA vi khuẩn xác định các protein cần thiết cho mọi chức năng của

tế bào

• DNA của cơ thể bậc cao chứa thông tin cho cấu trúc và chức năng cho toàn bộ cơ thể, chứa thông tin cho diễn biến trong vòng đời và các giai đoạn của nó

Trong tiến hóa chỉ giữ lại những dấu hiệu nào đảm bảo tốt nhất cho việc sinh sản DNA qua mỗi thế hệ

- Ý nghĩa của phần thể:

+ Đảm bảo cho sự sinh sản cho các tế bào phần sinh, bảo vệ chúng ở trong phôi, trong con non, trong cơ thể trưởng thành và sinh sản của chúng trong hậu thế

+ Phần thể như cái túi chứa các tế bào phần sinh

+ Phần thể và phần sinh đã tách nhau từ mức tiền tế bào

VD: virut khảm thuốc lá, phần sinh là phân tử DNA (đi vào tế bào thực vật), phần thể gồm các phân tử protein(ở lại bên ngoài và chết)

- Chỉ ở đa bào sự tách biệt mới xảy ra ở mức độ tế bào

Trong tiến hóa, sự phức tạp phần thể có ý nghĩa là sự phưc tạp hóa phương thức bảo vệ phần sinh Sự phức tạp hóa cao nhất là xuất hiện ở cơ thể có hệ thần kinh với các cơ quan cảm giác và hệ thần kinh trung ương

Câu 4: Cấu tạo tinh trùng?

Tinh trùng là 1 tế bào đặc biệt, thích ứng với chức năng vận chuyển, đưa bộ gen đơn bội của con đực tới bộ gen đơn bội của con cái trong trứng Tế bào tinh trùng cũng được bao bọc bởi 1 lớp tế bào chất cũng có nhưng bào quan như ty thể, trung thể nhưng ở trạng thái đặc biệt

Tinh trùng có hình thái khác nhau nhưng nhìn chung có cấu tạo thích hợp với chức năng chung là thụ tinh Ta xét tinh trùng điển hình của gia súc Dài từ 50-

60 µm, chia 3 phần là đầu, cổ, đuôi:

- Đầu: chia 2 phần thể đỉnh và nhân:

• Thể đỉnh: là 1 cái bao kín, dẹp lại thành 1 cái mũ đội lên đầu của nhân Trong bao ngay trên đỉnh đầu của nhân thường có hạt đỉnh Trong có chứa các enzym thủy phân Nhờ các enzym này thể đỉnh có vai trò quan trọng trong quá trình xâm nhập tinh trùng qua màng trứng

Trang 5

• Nhân: được bao bởi 1 lớp màng nhân Chất chứa trong đó được cô lại

ở trạng thái đậm đặc trong 1 thể tích rất nhỏ Cấu tạo chưa sáng tỏ Người ta thấy các sợi DNP (deoxiribonucleprotein) xếp song song và chặt vào nhau làm cho cấu trúc nhân gần như cấu trúc tinh thể Tuy nhiên các NST có thể vẫn phân bố theo 1 trật tự nhất định Nhân tinh trùng không có ARN và protein histon thay vào đó là các protein giàu prolin thuộc protamin

- Cổ: sau đầu có 1 phần rất ngắn hơi eo lại gọi là cổ

Đây là phần nối giữa đầu và đuôi Tế bào chất có chứa 2 trung tử, 1 trung tử gần nhân và 1 trung tử xa từ đó phát ra sợi trục của đuôi tinh trùng

- Đuôi: gồm 3 phần đoạn giữa, đoạn chính, đoạn cuối

• Đoạn giữa: ngay sau phần cổ Đây là phần có tiết diện to nhất của đuôi, nó gồm vỏ sợi trục và tế bào chất bao quanh Ti thể chiếm hầu hết tế bào chất, xếp xoắn ốc quanh sợi trục mang năng lượng Sợi trục

có cấu trúc 9 + 1 Nhiều loài động vật có 9 sợi ưa Osim có kích thước lớn hơn Các enzyme có lẽ nằm ở giữa các sợi của đuôi, đoạn giữa là trạm năng lượng của tinh trùng ở đoạn cuối giữa có 1 vòng vật chất cản điện tử mạnh gọi là trung thể vòng người ta chưa biết rõ

• Đoạn chính: cấu tạo gống đoạn giữa nhưng thay cho các vòng ti thể là cấu trúc tương tự 1 cái vỏ, cùng màng tế bào bao quanh phức hệ đuôi,các sợi Osim nhỏ dần và rồi tiêu biến

• Đoạn cuối: ngắn nhất (≈ 3mcrm) Nó chỉ gồm sợi trục với màng tb bào bao quanh Không có sợi Osim và ống vỏ

Câu 5: Kể tên các enzyme ở thể đỉnh của tinh trùng và chức năng của chúng

- Acrosin là proteinase chủ yếu trong acrosome của tinh trùng trưởng thành Nó

là một serine proteinase điển hình với tính đặc hiệu như trypsin Nó được lưu trữ trong các acrosome trong hình thức tiền thân của nó Các enzym hoạt động

có chức năng trong việc làm tan màng trong suốt, do đó tạo điều kiện cho sự xâm nhập của tinh trùng xuyên qua các lớp glycoprotein trong cùng của trứng.Ngoài ra còn giúp tinh trùng định hướng và kích thích sự vận động của chúng trong đường sinh dục con cái

- Hyaluronidase: các tác động phân giải màng liên kết giữa các tế bào cumulus bao quanh trứng, giúp tinh trùng đi qua màng phóng xạ

Câu 6 : Một vài tính chất của tinh trùng có liên quan đến thụ tinh nhân tạo.

Trang 6

− Tinh trùng đã hình thành được chín muồi dần trong mào tinh hoàn.Tại đây, tinh trùng ở trạng thái tiềm sinh, không chuyển động , do đó có thể giữ hoạt tính lâu hơn, chúng cũng ít mẫn cảm với nhiệt độ thấp.

− Khi phóng ra tinh trùng được trộn lẫn với dịch của tuyến tiền liệt và tuyến Cupe (Cowper), chỉ sau đó tinh trùng mới có khả năng chuyển động Hỗn hợp các dịch của tinh hoàn , mào tinh hoàn và các tuyến phụ gọi là tinh dịch Ở người có khoảng 200 triệu (từ 150 đến 350) tinh trùn trong tinh dịch của 1 lần phóng Tốc độ chuyển động của tinh trùng khoảng 1,5 – 5 mm trong 1 phút Tinh trùng chyển động là do chuyển động hình sóng của đuôi Ở động vật có

vú tinh trùng chuyển động thẳng tiến về phía trước

− Tinh trùng dự trữ rất ít năng lượng, do đó tiêu hết năng lượng và mất khả năng chuyển động rất nhanh Khả năng thụ tinh không trùng khả năng chuyển động, sau khi mất khả năng thụ tinh tinh trùng còn khả năng chhuyển động khá lâu nữa

Ở động vật có vú tinh trùng trở nên có khả năng thụ tinh khi rơi vào đường sinh dục con cái, ở đó khả năng thụ tinh được duy trì khá lâu.Ví dụ ở gà tinh trùng có thể sống và duy trì khả năng thụ tinh trong đường sinh dục của gà mái là 30 ngày Trong môi trường đặc biệt người ta có thể bảo quản tinh trùng vô thời hạn trong nito lỏng ở nhiệt độ -1960C

− Sự chuyển động của tinh trùng không có ý nghĩa gì trong sự di chuyển của tinh trùng trong đường sinh dục con cái Quan trọng là sự co bóp nhu động của thành cơ tử cung và ống dẫn trứng Các phần tử thuốc nhuộm , tuy không có khả năng chuyển động, cũng được đưa tới vòi trứng với tốc độ tương tự

− Ngày nay nhờ phương pháp khác nhau người ta có thể tách riêng hai loại tinh trùng: tinh trùng chứa nhiễm sắc thể X (cho con cái) và tinh trùng chứa nhiễm sắc thể Y (cho con đực)

Câu 7: Trình bày hiểu biết về tuyến sinh dục đực:

Tuyến sinh dục ở nam giới và động vật đực là tinh hoàn, của nữ giới và động vật cái là buồng trứng Đây là những tuyến pha vừa nội tiết, vừa ngoại tiết, ngoại tiết là tạo ra tinh trùng và trứng, nội tiết là tiết các hormon sinh dục Cả tinh hoàn

và buồng trứng đều có nguồn gốc phôi thai từ mầm niệu - sinh dục

Tuyến sinh dục ở nam giới và động vật đực là tinh hoàn Đây là tuyến pha vừa nội tiết vừa ngoại tiết

− Phần ngoại tiết: do ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng

− Phần nội tiết: do tế bào kẽ tiết hoocmon sinh dục nam testosteron

Trang 7

7.1 Cấu tạo tinh hoàn:

Tinh hoàn cấu tạo gồm các bộ phận chính: mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, ống sinh tinh, bìu, tế bào kẽ (leydig)

Ở người, giai đoạn bào thai, hai tinh hoàn phát triển trong hốc bụng, đến tháng thứ 8 chúng chuyển xuống đáy bìu, và nằm trong bìu suốt đời

- Mỗi tinh hoàn có màng xơ bao quanh, màng này chia ra nhiều vách ngăn làm cho mỗi tinh hoàn có khoảng 200 - 300 ngăn, trong mỗi ngăn có các ống sinh tinh dài uốn khúc

- Các ống sinh tinh tập trung thành các ống dẫn tinh nhỏ của từng ngăn, rồi tập trung lên mào tinh hoàn

- Từ mào tinh hoàn, ống dẫn tinh sẽ đi ngược lên, chui qua lỗ bẹn, vòng ra trước xương mu và vào hố chậu bé Qua bàng quang, ống dẫn tinh phân nhánh, một nhánh vào túi tinh, nhánh kia vào tuyến tiền liệt ở phía dưới bàng quang, cuối cùng nhập vào niệu đạo

- Xen kẽ các ống sinh tinh trong các ngăn của tinh hoàn là các tế bào kẽ (hay còn gọi là Leydig)

- Thành ống sinh tinh là lớp liên bào sản xuất ra tinh trùng, còn tế bào kẽ sản xuất ra hormon

Khi cắt bỏ tinh hoàn (thiến động vật để nuôi và các quan hoạn ngày xưa) con vật béo hơn, mất tính hung dữ của giống đực

Ở người mất tinh hoàn trước tuổi dậy thì, người phát triển cao do sụn liên hợp không bị hạn chế phát triển, các xương dài tăng mạnh Thoái biến các đặc điểm sinh dục phụ như không có râu, không có lông mu, lông nách, da mịn màng như con gái, giọng nói thanh cao Các bộ phận sinh dục không phát triển, bất lực

và không có con được Nếu cắt sau tuổi dậy thì, có ít biến đổi bề ngoài, nhưng túi tinh và tuyến tiền liệt teo lại, còn khả năng sinh dục nhưng không có con

Ngoài ra còn một số khác như androsteron, androstadiol

Các hormon sinh dục đực có tác dụng như sau:

Trang 8

- Kích thích sự phát triển giới tính ngay từ trong bào thai và hình thành giới tính đực ở thai nhi Ở giai đoạn trước tuổi dậy thì hàm lượng còn thấp, nhưng đến tuổi dậy thì hàm lượng tăng cao, làm phát triển mạnh các đặc điểm sinh dục giới tính thứ cấp như cơ quan sinh dục, mọc râu, giọng trầm, tính tình hung dữ Đồng thời kích thích quá trình sinh tinh trùng, dinh dưỡng tinh trùng chuyển sang giai đoạn chín.

- Tham gia quá trình chuyển hóa làm phát triển cơ thể Tăng tổng hợp protein, cân bằng nitơ dương

- Tăng dị hóa lipid và huy động lipid (thiếu sẽ béo hơn) Còn với glucid thì tăng tổng hợp glycogen ở cơ Chúng cũng có tác dụng giữ muối NaCl và nước (tiêm testosteron liều cao gây phù) Làm tăng chuyển hóa cơ sở

7.3 Điều hòa hoạt động nội tiết sinh dục đực:

Điều hoà hoạt động nội tiết sinh dục đực có sự tham gia của hệ thần kinh trung ương từ vỏ não đến hệ limbic và hypothalamus Cơ chế liên hệ ngược được thực hiện thông qua hypothalamus - tuyến yên và tuyến sinh dục với hàm lượng các hormon của chúng

Câu 8: biểu mô sinh tinh và sự tạo tinh.

8.1 biểu mô sinh tinh

Biểu mô sinh tinh là một lớp tế bào biểu mô nhiều tầng có 5-8 lớp tế bào, bao gồm 2 loại tế bào: tế bào Sertoli và tế bào sinh tinh

− Các tế bào Sertoli không phân chia và chỉ gồm 1 loại tế bào Tế bào Sertoli nằm giữa các tế bào sinh tinh và trải dài từ màng đáy vào đến lòng ống sinh tinh

− Các tế bào sinh tinh luôn phân chia và bao gồmcác tế bào ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau

- Các tế bào non nhất ở gần màng đáy và các tế bào trưởng thành hơn nằm gần lòng ống hơn Trong quá trình phân chia và biệt hóa, các tế bào sinh tinh dần dần di chuyển về phía lòng ống sinh tinh

- Các tế bào sinh tinh gồm 3 loại: nguyên tinh bào, tinh bào và tinh tử

Sự liên kết giữa các tế bào Sertoli chia biểu mô sinh tinh thành 2 phần: phần nền và phần ống

Phần nền gồm các tinh nguyên bào và tinh bào non

Phần ống bao gồm các tinh bào và tinh tư

Trang 9

Sự phân cách này tạo điều kiện cho các tinh nguyên bào gián phân và biệt hóa Các tinh bào non từ phần nền, được sinh ra từ lần gián phân cuối cùng của các tinh nguyên bào, phải vượt qua phức hợp liên kết giữa các tế bào Sertoli để đi vào phần ống.

8.2 Sự tạo tinh

Quá trình hình thành tinh trùng là quá trình phát triển của các nguyên tinh bào từ giai đoạn lưỡng bội (2n), chưa biệt hóa, thành tế bào tinh trùng đơn bội (1n), dạng biệt hóa cao

Sự tạo tinh diễn ra liên tục ở các ống sinh tinh trong tinh hoàn trong cơ thể nam giới trưởng thành từ lúc dậy thì cho đến khi chết

Mỗi tinh nguyên bào trải qua 3 giai đoạn chính trong quá trình sinh tinh:

Giai đoạn 1: Giai đoạn tinh nguyên bào:

Đây là giai đoạn gián phân của các tinh nguyên bào

Ở giai đoạn này, các tinh nguyên bào nằm ở phần nền của biểu mô sinh tinh gián phân liên tục để tạo nhiều thế hệ tế bào, cung cấp trong quá trình sinh tinh

Một số tinh nguyên bào, có chu kỳ tế bào rất dài, ít phân chia, chỉ đóng vai trò

dự trữ Các tế bào này chỉ phân chia khi có sự thiếu hụt tinh nguyên bào cho quá trình sinh tinh

Giai đoạn 2: Giai đoạn tinh bào:

Các tinh bào giảm phân bằng cách tái tổ hợp chất liệu di truyền và phân bào giảm nhiễm

Giảm phân đảm bảo cho sự chuyển tiếp từ tế bào lưỡng bội (2n) thành tế bào đơn bội (1n) trong quá trình sinh tinh Trong giảm phân có 2 hiện tượng quan trọng diễn ra liên quan đến chất liệu di truyền, đó là sự giảm số lượng nhiễm sắc thể và

sự tái tổ hợp chất liệu di truyền giữa các chromatid

Các tinh bào I được hình thành khi tinh nguyên bào B gián phân Phân bào giảm nhiễm được chia làm 2 giai đoạn Tinh bào I qua giảm phân lần thứ nhất để tạo tinh bào II Tinh tử được hình thành khi tinh bào II hoàn tất giảm phân lần thứ hai Từ

1 tinh bào I qua 2 lần giảm phân sẽ tạo ra 4 tinh tử tương đương

Giảm phân I thường kéo dài trong vòng nhiều ngày, trong khi giảm phân II diễn ra rất nhanh, trong vòng vài giờ Giảm phân II thường bắt đầu một thời gian ngắn sau

Trang 10

khi giảm phân I hoàn tất Do đó,đời sống của tinh bào II thường ngắn hơn nhiều so với tinh bào I.

Giai đoạn 3: Giai đoạn tinh tử:

Giai đoạn biệt hóa của tinh tử (đơn bội) để có cấu trúc đặc trưng của tinh trùng trưởng thành bao gồm sự biệt hóa của đuôi, thể golgi, nhân và ti thể

Sự biệt hóa để tạo thành tinh trùng sau khi quá trình giảm phân hoàn tất Đây là giai đoạn cuối của quá trình hình thành tinh trùng Sự biệt hóa tinh trùng được đặc trưng bởi:

- Bất hoạt bộ gen để bảo toàn sự hoạt động của toàn bộ gen sau này, sau khi thụ tinh

- Nhiễm sắc thể bị nén gọn lại, thuận lợi cho quá trình di chuyển và đảm bảo

an toàn cho các nhiễm sắc thể làm nhân nhỏ lại: Trong quá trình này, histone

ở nhân, được thay thế bằng protamine, đây là chất giúp sắp xếp lại các chuỗi ADN ở nhân gọn hơn để thu nhỏ kích thước nhân Nhân tế bào tinh trùng nhỏ lại và nằm ngay dưới màng tinh trùng Sau khi thụ tinh, các protamin ở nhân tinh trùng lại được thay thế bằng histone trong tế bào trứng

- Hình thành các bộ phận thuận lợi cho sự tự vận động của tinh trùng như đuôi, đồng thời loại bớt bào tương: một trung thể sẽ gắn vào 1 cực của nhân tinh trùng, đối diện với cực có cực đầu, để tạo thành sợi trục Các ti thể sẽ biệt hóa thành những cấu trúc hình ống xếp dọc theo sợi trục, đóng vai trò cơ quan tạo năng lượng cho hoạt động của đuôi tinh trùng

- Biệt hóa các cấu trúc giúp tinh trùng nhận diện được noãn và có khả năng thụ tinh được noãn như hình thành cực đầu Phức hợp Golgi ở tinh trùng sẽ biệt hóa để tạo thành cực đầu

 tinh trùng được hình thành với hình dạng và cấu trúc đặc thù ở mức độ biệt hóa cao, đảm bảo việc thực hiện chức năng của giao tử đực

Ở bất cứ thời điểm nào, tất cả các giai đoạn trên đều diễn ra đồng thời tại các ống sinh tinh của tinh hoàn

Tinh hoàn được hình thành trong giai đoạn phát triển của phôi thai

Tinh nguyên bào được hình thành từ tế bào mầm nguyên thủy

Giai đoạn khởi đầu của quá trình sinh tinh bắt đầu từ lúc các tế bào mầm nguyên thủy chuyển thành tinh nguyên bào Tuy nhiên, quá trình sinh tinh ngưng ở đây cho đến lúc dậy thì Từ tuổi dậy thì, mỗi ngày một tinh hoàn có thể sản xuất từ 50-150

Trang 11

triệu tinh trùng Quá trình này thường diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời nam giới, tuy nhiên thường bắt đầu giảm vào khoảng 40-45 tuổi.

Câu 9: Trình bày sự tạo hình tinh trùng?

Sự biến đổi trung thể:

- Sau mạt kỳ giảm phân 2, trung thể tách ra thành 2 hạt nhỏ, di chuyển về phía sau của tinh tùng

- Golgi di chuyển và nằm ở vị trí đối diện qua nhân so với trung thể

- Trung thể gần nằm trong 1 hố lõm của màng nhân

- Từ trung thể xa phát ra 1 sợi trục, sự mọc dài sợi trục kéo theo các biến đổi khác cảu tế bào tinh tử

 Sự biến đổi nhân:

- Mất nước, nhỏ lại, trở nên đồng nhất và bắt màu đậm

- Trong nhân xảy ra các biến đổi hóa sinh như tiêu giảm dần và biến đi, ARN và các protein phihiston, các histon bị thay thế bởi các protein kiềm khác

 Sự hình thành thể đỉnh:

- Có liên quan chặt chẽ đến bộ máy golgi

- Trong tinh tử, thể golgi hợp thành 1 cấu trúc gọi là mầm đỉnh

- Bộ máy golgi gồm 1 hệ thống các bể chứa dẹp, các không bào lớn và bé

- Ở tinh tử các không bào được bao quanh bơi hệ thống bể chứa Các không bào lớn dần, trong chúng xuất hiện các thể đặc biệt gọi là các tiền thể đỉnh Các không bào này sua hợp thành 1 không bào lớn với 1 hạt thể đỉnh duy nhất

- Không bào dần dần áp sát vào phần đầu của nhân, dẹp lại và hình thành thể đỉnh Các phần còn lại của thể golgi theo bào tương về phần đuôi và sau tách ra khỏi tinh trùng

Trang 12

Câu 10: Cơ chế điều hòa quá trình sinh tinh?

Các hocmon kích thích sinh tinh trùng là hocmon FSH, LH của tuyến yên và testosteron của tinh hoàn Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hòa tuyến yên tiết FSH và LH

- FSH: Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng

- LH: Kích thích tế bào kẽ sản xuất ra Testosteron

- Testosteron: Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng

- GnRH: Kích thích tuyến yên tiết FSH và LH

Vùng dưới đồi tiết GnRH kích thích thùy trước tuyến yên tiết FSH và LH => Testosteron kích thích quá trình sinh sản tinh trùng

Khi nồng đô Testosteron trong máu cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2 bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH => tế bào kẽ giảm tiết testosterone => nồng độ testosterone giảm không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên hai bộ phận này lại tăng tiết hoormon

Câu 11: Trình bày cấu tạo của tế bào trứng: hình dạng, kích thước và noãn hoàng

- Hình dạng, kích thước:

• Hình cầu hoặc hình trứng

• Đường kính: 60-200 µm (ở đv có vú, cầu gai) 1-2 mm( ếch cá), vài

cm ở bò sát và chim, 135-175µm( trứng người)

- Noãn hoàng: là các chất dữ trự có trong trứng Có 3 loại noãn hoàng:

• Noãn hoàng mỡ: các mảnh or các giọt mỡ Một số loài có giọt mỡ rất lớn ở trung tâm làm trứng có thể trôi nổi trên mặt nước

• Noãn hoàng hydratcacbon: ở dạng các hạt or mảnh glycogen or các polysaccarit

• Noãn hoàng protein: là những tinh thể protein tự do or trong các cấu trúc tinh thể của phiến noãn hoàng Phiến noãn hoàng ở lưỡng thê chứa 2 loại protein là phosvitin và lipovetelin

- Phân loại trúng theo số lượng noãn hoàng:

• Trứng giàu noãn hoàng( polylceythal): có ở bò sát, chim và các đv có

vú đẻ trứng

• Trứng trung noãn hoàng( mesolecythal): ở cá sụn-xương, lưỡng thê

• Trứng ít nõa hoàng(olygolecythal): da gai và đa số giun

Trang 13

• Trứng ko có noãn hoàng(alecythal): có ở đv có vú đẻ con và 1 số côn trùng cánh màng kí sinh.

Câu 12: Trình bày cấu tạo của tế bào trứng: lớp tế bào chất dưới vỏ và các màng trứng

 Do tế bào trứng tạo nên

 Nó bao trực tiếp quanh noãn bào tương, có chức năng bảo vệ trứng khỏi các tác động cơ học có hại

 Có tính đặc hiệu loài và ngăn cản không cho các tinh trùng khác loài xâm nhập

 Thường có những vi lỗ xuyên qua gọi là noãn khổng, có vị trí khác nhau tùy loài: ở cực trên, cực dưới hoặc ở nơi trứng dính vào buồng trứng

• Màng trứng thứ hai: điển hình thấy ở cầu gai, cá và côn trùng

 Tạo nên từ các tế bào nuôi, nang bào

 Phủ lên trên màng noãn hoàng

 Ở động vật có vú, màng thứ hai là màng sáng: tạo nên ở khoảng không gian giữa màng bào tương của trứng và các tế bào nang

 Ở côn trùng, màng thứ hai là màng đệm: một vỏ bọc dai và chắc, gồm 2 lớp: lớp màng đệm trong (endochorione) thưa và lớp màng đệm ngoài (exochorione) rất dày

• Màng trứng thứ: sau khi trứng rụng mới hình thành, là sản phẩm tiết của đường dẫn trứng

Trang 15

xung quanh, ta có một số kiểu tạo trứng ở giới động vật:

Kiểu phân tán

Kiểu tập trung: Không có tế bào nuôi

Có tế bào nuôi: Chỉ các nang bào

Có thêm các tế bào nuôi sinh dục

- Kiểu phân tán:

• Chỉ thấy ở một số loài bọt biển, ruột túi và giun dẹp

• Noãn nguyên bào và noãn bào xuất hiện phân tán trong tầng chất keo, nội bì hoặc ngoại bì

- Kiểu tập trung:

• Thấy ở đa số động vật

• Quá trình tạo trứng xảy ra trong các tuyến sinh dục chuyên hóa

• Kiểu không có tế bào nuôi: các tế bào trứng phát triển không dựa vào tế bào xung quanh

• Kiểu có tế bào nuôi:

 Ở động vật có vú: trong buồng trứng noãn bào thường kèm theo những tế bào đặc biệt đóng vai trò dinh dưỡng Các tế bào này tạo một hay nhiều lớp giống như biểu mô bao lấy noãn bào

 Ở côn trùng: buồng trứng cấu tạo gồm các ống trứng Thành ống trứng như một lớp nang bào bao quanh lấy noãn bào đã lớn Ở một số lần nguyên phân cuối của naonx nguyên bào chỉ xảy ra sự phân chia nhân mà không phân chia hết tế bào chất =>hình thành nên các cụm

8, 16 hoặc 32 tế bào, trong số đó 1 sẽ hình thành noãn bào còn 7, 15 hoặc 31 tế bào kia sẽ hình thành các tế bào nuôi

Câu 14: Trình bày về giai đoạn sinh sản các noãn nguyên bào.

- Ở phôi nữ tính ( với kiểu nhân có hai điểm sắc thể X), sau khi di cư vào tuyến sinh dục, các tế bào sinh dục nguyên thủy trờ thành các noãn nguyên bào và bước vào giai đoạn sinh sản

- Giai đoạn này bắt đầu và kết thúc rất sớm ngay trong giai đoạn phát triển phôi

- Sau giai đoạn sinh sản các noãn nguyên bào chuyển sang giai đoạn tăng trưởng hay gai đoạn lớn được gọi là noãn bào I

Trang 16

- Trong buồng trứng của thai, những noãn nguyên bào với bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 44A +XX được bao quanh bởi những tế bào mô sau này sẽ biệt hóa thành tế bào nang và tạo ra những túi đựng noãn hoàn gọi là nang trứng.

- Trong đám những tế bào biểu mô đó , noãn nguyên bào sinh sản rất nhiều lần theo kiểu gián phân để tăng số lượng của chúng

- Cuối cùng những noãn nguyên bào sẽ biệt hóa thành noãn bào I

- Noãn nguyên bào chỉ thấy trong buồng trứng của thai vì trước khi bé gái ra đời , toàn bộ noãn nguyên bào đã biệt hóa thành noãn bào I.Vì vậy sau khi sinh buồn trứng không còn dự trữ noãn nguyên bào để biệt hóa thành noãn bào I, do đó người phụ nữ sinh đẻ chỉ có giới hạn

Câu 15: Những biến đổi của nhân noãn bào trong giai đoạn tăng trưởng?

Giai đoạn tăng trưởng của noãn bào chiếm một khoảng thời gian rất dài và được chia làm hai phụ giai đoạn (lớn ít – lớn nhiều) Ở giai đoạn này xảy ra sự tăng trưởng, tích lũy các chất dự trữ của noãn bào, đồng thời trong nhân xảy ra sự

biến đổi của tiền kỳ Meiose 1.

Nhân của noãn bào 1 cũng trải qua các giai đoạn đầu của tiền kì meiose 1 giống với tinh bào 1:

o Giai đoạn leptonem (giai đoạn sợi mảnh): trong nhân thấy các tơ mảnh cuộn thành một bó thưa Một đầu của tơ nhiễm sắc có thể tập trung hướng về phía trung thể trông giống như bó hoa

o Giai đoạn zigonem (giai đoạn sợi kép): lúc này xảy ra sự bắt cặp các nhiễm sắc thể tương đồng Cơ chế bắt cặp còn nhiều điều chưa rõ, nhất là sự tìm được bắt cặp chính xác các lôcút tương đồng dọc theo toàn bộ chiều dài của nhiễm sắc thể Ở giai đoạn này , cặp nhiễm sắc thể tương đồng hoạt động như một thể thống nhất, gọi là các lưỡng trị, số lưỡng trị đếm được chỉ bằng một nửa các nhiễm sắc thể tương đồng

Trang 17

o Giai đoạn pakinem (giai đoạn sợi to): các nhiễm sắc thể co ngắn lại và trở

nên to hơn Các lưỡng trị thấy rõ gồm 4 nhiễm sắc tử Ở giai đoạn này xảy ra một sự kiên quan trọng là sự trao đổi chéo một số đoạn tương tự giữa các nhiễm sắc tử của các nhiễm sắc thể tương đồng

o Giai đoạn diplonem (giai đoạn sợi to kép): ở giai đoạn này các nhiễm sắc thể

tương đồng co ngắn hơn nữa và bắt đầu đẩy nhau làm chúng dần tách khỏi nhau Những chỗ có trao đổi chéo còn dính lại gọi là các bắt chéo (các kiazma)

Điểm rất đặc biệt của quá trình tạo noãn là khi bước sang giai đoạn lớn nhiều các nhiễm sắc thể trong lưỡng trị của diplonem chuyển sang trạng thái mở xoắn và hoạt động tổng hợp Hai biểu hiện của hoạt động tổng hợp là:

 Sự nhân các gen ribôxôm – sự khuếch bội hoặc sự xuất bản các gen: đây là hiện tượng trong một thời gian ngắn, noãn bào tích lũy được một số lượng khổng lồ ribôxôm Tại miền tổ chức tiểu hạch các gen ribôxôm nằm trong phức hệ gồm hàng trăm gen lặp đi lặp lại nối tiếp nhau Mỗi bộ gồm một gen ghi mã cho rARN 18S, một đoạn intron vô nghĩa, một gen cho rARN 5,8S, một đoạn intron và cuối là một gen 28S Khi nhân gen, toàn bộ rARN tái bản

và sao tách khỏi nhiễm sắc thể, đi vào nhân và hình thành tiểu hạch tự do trong nhân Kết quả tạo ra tới 1000-1500 tiểu hạch phụ

Sự xuất hiện các nhiễm sắc thể dạng đặc biệt - nhiễm sắc thể chổi đèn: ở giai

đoạn sớm các nhiễm sắc thể tương đồng đã bắt cặp để hình thành lưỡng trị, mỗi lưỡng trị gồm 4 nhiễm sắc tử Trong giai đoạn lớn nhiều các nhiễm sắc thể này mở xoắn và có hoạt tính tổng hợp ARN rất mạnh Sự hoạt động này kèm theo sự khuyếch đại các vòng nhiễm sắc chất, các vòng này nằm trong một vùng ARN mới tổng hợp dưới dạng các phức hợp RNP (ribonucleoprotein) Dưới kính hiển vi quang học các vòng này trông giống lông xù ra của cái chổi lau thong phong đèn nên các nhiễm sắc thể này gọi là nhiễm sắc thể chổi đèn

Trang 18

Câu 16: Sự dự trữ các thành phần của bộ máy tổng hợp protein trong giai đoạn tăng trưởng noãn bào?

- Trong các noãn bào đã lớn hết cỡ , các thành phần của bộ máy tổng hợp protein như rARN, tARN, mARN có số lượng nhiều gấp hàng nghìn lần so với tế bào xôma lưỡng bội Khác với tế bào xôma , chúng không được sử dụng ngay mà dự trữ cho phát triển phôi Do để dự trữ nên chúng tồn tại dưới dạng các cấu trúc khác và được tổng hợp với một tương quan với nhau

về số lượng và thời gian không chặt chẽ

- Các ribôxôm hoạt động chỉ có trong polixom dưới dạng các hạt 80S, các ribôxôm không hoạt động phân li thành hai tiểu phần 60S và 40S Dạng dự trữ của 5S ARN và tARN là các nucleoprotein, trong khi đó dạng hoạt động của chúng không có liên hệ chặt chẽ với protein

- Các phân tử mARN cũng được tổng hợp số lượng lớn trong giai đoạn tạo noãn, một phần được sử dụng ngay, một phần được dự trữ lại

- Một lượng lớn histon cũng được tổng hợp và dự trữ trong giai đoạn này Dự trữ nhiều protein ribôxôm, protein màng, tubulin và các protein noãn hoàng

Câu 17: Trình bày sự tạo noãn hoàng

- Một bộ phận nhỏ noãn hoàng được tạo nên từ những chất tổng hợp bên trong noãn bào, noãn hoàng đó gọi là noãn hoàn nội sinh Noãn hoàng lắp ghép từ các bán thành phẩm từ ngoài vào gọi là noãn hoàng ngoại sinh

- Noãn hoàng nội sinh( ở nhiều loài có xương sống) có thể là hidratcacbon( glicogen hoặc các polisaccarit), mỡ hoặc protein phân bố đồng đều trong noãn bào Mỡ xuất hiện trog ko bào của bộ máy golgi, hạt mỡ lớn dần, phình to tạo thành giọt mỡ Noãn hoàn protein xuất hiện trong liên hệ mật thiết với ty thể

- Noãn hoàng ngoại sinh được tổng hợp trong cơ thể mẹ Ở côn trùng noãn hoàng được tổng hợp trong thể mỡ, ở tôm trong tụy huyết, ở có xương sống

ở trong gan Các bán thành phần của noãn hoàng theo máu đi qua các nang bào để vào noãn bào Từ nang bào sang noãn bào các chất được vận chuyển theo cơ chế tiết và ẩm bào Các nang bào phát triển vô số các chồi tế bào chất về phiá noãn bào, các chồi này cài răng lược với các vi nhung phát ra từ noãn bào Tuy nhiên giữa màng nang bào và màng noãn bào vẫn luôn tồn tại

1 khoảng không gian hẹp Các chất từ nang bào được tiết vào xoang trung gian Trên bề mặt noãn bào xuất hiện các hố lõm chứ các chất tiết từ nang

Ngày đăng: 11/04/2016, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w