1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNGĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬPKHẨU

29 236 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Lê Phương Dung RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU NHÓM 1... Mỗikhâu, mỗi nghiệp vụ phải được nghiên cứu thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng và đặt trongmối quan

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG 

Đề cương chi tiết NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

GV: Ths Lê Phương Dung

RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP

KHẨU

NHÓM 1

Trang 4

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHỌN ĐỀ TÀI

1.

Lý do chọn đề tài :

Hiện nay , nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập Xuất nhập khẩuđóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế Việc thanh toánqua thư tín dụng ( L/C ) ngày càng phổ biến và hết sức cần thiết , tuynhiên đi đôi với thuận lợi đó là rủi ro không thể tránh khỏi Khi rủi ro tíndụng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh cũngnhư uy tín của doanh nghiệp Do tính chất lây lan của nó, rủi ro tín dụng làđầu mối của mọi khủng hoảng tài chính trong doanh nghiệp và kể cả ngânhàng

Mong muốn hiểu rõ hơn về rủi ro tín dụng để tìm ra các giải pháp phòngngừa thích hợp cũng là lý do em chọn đề tài này

2.Mục tiêu nghiên cứu

-Phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ đó tìm ra cácphòng ngừa đồng thời làm rõ những hạn chế, khó khăn mà doanh nghiệphay gặp phải

-Làm sáng tỏ những vấn đề tín dụng trong nền kinh tế thị trường.-Phản ánh và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong doanh nghiệpxuất nhập khẩu

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu từ sách báo, tài liệu , thông tin báo chí, internet và các nghiên cứu trước đây

Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu sơ cấp , so sánh đáng giátrên cơ sở dữ liệu thực tế

5 Ý nghĩa :

Xuất nhập khẩu là việc mua hàng hoá của nước ngoài nhằm phát triển sản xuấtkinh doanh và đời sống Song việc mua hàng ở đây có những nét riêng phức tạp hơnmua bán trong nước: như giao dịch với những người có quốc tịch khác nhau, thịtrường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiềnthanh toán là ngoại tệ mạnh, hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu cácquốc gia khác nhau, phải tuân thủ các tập quán, thông lệ quốc tế cũng như của địaphương

Hoạt động nhập khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ nhiều khâu

từ điều tra nghiên cứu thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá nhập khẩu, đối tác,

4

Trang 5

tiến hành giao dịch đàm phán, ký két hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng Mỗikhâu, mỗi nghiệp vụ phải được nghiên cứu thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng và đặt trongmối quan hệ lẫn nhau.

Vì vậy, các chứng từ trong thanh toán quốc tế rất quan đối với công ty nhắmtranh thủ nắm bắt được những lợi thế đảm bảo cho hoạt động kinh doanh nhập khẩuđạt hiệu quả cao nhất, đem lại lợi nhuận cao và phát triển sau này cho doanh nghiệp

6

Kết cấu đề tài :

Chương 1 : Tổng quan về đề tài

Chương 2 : Cơ sở lý thuyết

Chương 3 : Nội dung nghiên cứu

Chương 4 : Kết luận

5

Trang 6

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I Tổng quan về tình hình thanh toán tính dụng:

Công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo hướng mở cửa, chủ động hội nhậpquốc tế đã mang lại những thành tựu quan trọng, tạo ra thế và lực mới cho nước ta để tiếp tụchội nhập sâu sắc hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới

Trước yêu cầu đó, hoạt động thanh toán tính dụng cũng phát triển không ngừng vềmạng lưới hoạt động Các hình thức thanh toán đa dạng và lớn mạnh từng ngày hào nhập vài

xu thế của đất nước nói riêng và khu vực cũng như thế giới nói chung

Tuy nhiên, thanh toán tính dụng cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi với sự phức tạp và đa dạngcủa nhiều yếu tố đem đến Nó đòi hỏi phải có hệ thống các nội dung và biện pháp nhằm quản

lý rủi ro trong thanh toán tính dụng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán tínhdụng Đó là thực trạng và tổng quan về tình hình thanh toán tính dụng mà ai cũng gặp phảihiện nay

II Khái niệm về thanh toán tính dụng:

Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức nhận – trả tiền tronggiao dịch mua bán ngoại thương giữa Nhà nhập khẩu và Nhà xuất khẩu Trong quan hệ ngoạithương đối với các nước tư bản chủ nghĩa có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhaunhư: Phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu, phương thức tíndụng chứng từ… Mỗi phương thức thanh toán đều có ưu và nhược điểm, thể hiện qua sựmâu thuẫn về quyền lợi giữa các bên tham gia: Nhà nhập khẩu và ngưòi xuất khẩu Vì vậy,việc vận dụng phương thức thanh toán nào phải được hai bên bàn bạc thống nhất và ghi vàohợp đồng mua bán ngoại thương

Thanh toán tính dụng (TTTD) là việc chi trả các nghĩa vụ và yêu cầu về tiền tệ phátsinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tính dụng giữa các tổ chức kinh tế, giữa cáchãng , giữa các cá nhân của các nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động tronglĩnh vực kinh tế bằng các hình thức chuyển tiền hoặc bù trừ trên các tài khoản trong các ngânhàng

TTTD là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinhtrên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổchức, cá nhân khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế , thông qua quan hệ giữa cácngân hàng của các nước liên quan TTTD trong hoạt động kinh tế là việc thực hiện thanh toántrên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và cung ứng dịch vị thương mại cho nước ngoài theo giá

cả của thị trường quốc tế Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợpđồng ngoại thương

III Vai trò của thanh toán tính dụng:

TTTD có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, được thể hiệnchủ yếu trên các mặt sau:

1) Thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ du lịch, hợp tác quốc tế

2) Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính

Trang 7

3) Không chỉ có tác dụng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng háo và dịch vụ, mà còn thúcđẩy đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp

4) Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế, mở rộng hoạt động sane xuất

ra thị trường thế giới

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hoạt độngthì thanh toán quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đấtnước Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích luỹtrao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp với sức mạnh trong nước vớimôi trường kinh tế quốc tế Hiện nay, khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàngđầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh

tế đất nước thì vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định.Thanh toán quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tếquốc dân.Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng của giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụgiữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau Thanh toán quốc tế góp phần giảiquyết mối quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩynhanh quá trình lưu thông hàng hoá trên phạm vi quốc tế Nếu hoạt động thanh toán quốc

tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến cho quan hệ lưu thông hàng hoá tiền tệgiữa người mua và người bán diễn ra trôi chảy, hiệu quả hơn

Thanh toán quốc tế làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốcgia, giúp cho quá trình thanh toán được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phícho các chủ thể tham gia Các ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán sẽ bảo vệquyền lợi cho khách hàng, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật thanhtoán trong giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và tạo sự an toàn tin tưởngcho khách hàng

Với vai trò như vậy hoạt động kinh tế đối ngoại khó mà tồn tại và phát triển nếu không

có hoạt động TTTD Hoạt động ấy càng “nhanh chóng, an toàn, chính xác “ sẽ giải quyếtđược mối quan hệ lưu thông hàng hóa – tiền tệ giữa nhà nhập khẩu và xuất khẩu càngthuận lợi và có hiệu quả

IV Rủi ro trong các phương thức thanh toán tính dụng:

Theo từ điển tiếng việt - Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1988 ,- Danh từ "Sự rủi ro"được giải thích là "Điều không lành , không tốt, bất ngờ xảy ra" Theo tôi đây là khái niệmchung về sự rủi ro Trong đời sống kinh tế, danh từ rủi ro " Risk "được rất nhiều học giả vànhà kinh tế thế giới quan tâm nghiên cứu, định nghĩa khác nhau

Frank Knight – một học giả người Mỹ đầu thế kỷ 20 định nghĩa “ Rủi ro là sự bất trắckhông đáng có”

Allam Willet trong tài liệu có định nghĩa “Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đếnbiến không mong đợi”

Irving preffer lại cho rằng “ Rủi ro là tổng hợp không những sự ngẫu nhiên có thể đolường bằng xác suất” Ngoài ra học giả người Anh Hurt MrCarty cũng có quan niệm tương

tự Ông cho rằng “Rủi ro là một tình trạng trong đó các biến số xảy ra trong tương lai có thểxác định được”

Trang 8

Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, nó có thểtạo ra những tổn thất , mất mát thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời, nhưng cũng cóthể đem đến những lợi ích, những thuận lợi trong lĩnh vực hoạt động này Rủi ro đối với nhàxuất nhập khẩu cũng chính là rủi ro của ngân hàng vì chính họ là những người mà ngân hàngphục vụ

CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

PHẦN 1.CÁC RỦI RO TRONG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ

I.RỦI RO KHÁCH QUAN

1.Rủi ro nền kinh tế không ổn định:

- Quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế: Việc gia nhập vào

tổ chức kinh tế thế giới như WTO, và sắp tới là hiệp định TPP đã đem đếncho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức.Việt Nam cũng bị ảnh hưởng ítnhiều là điều tất yếu

- Sự biến động liên tục và khó dự đoán được của nền kinh tế Thế

giới: Nền kinh tế hưng thịnh, khách hàng làm ăn có hiệu quả thì sẽ mua

nhiều hàng hóa, doanh nghiệp xuất nhập khẩu phát triển ổn định Kinh tếsuy thoái, sản xuất bị ngừng trệ, doanh nghiệp dễ bị thua lỗ, phá sản, mấtkhả năng thanh toán

-Rủi ro môi trường pháp lý chưa thuận lợi: Sự thanh tra, kiểm tra, giám sátchưa hiệu quả, thụ động và thiếu sót của Nhà nước Hệ thống thông tinquản lý còn bất cập Cho dù cấp tín dụng dưới hình thức nào, doanh nghiệpcũng phải nắm một lượng thông tin nhất định từ phía khách hàng, vì thiếuthông tin sẽ khó xác định năng lực hiện có của khách hàng, nếu thông tinkhông chính xác có thể đưa ra kết quả phân tích sai lệch

-Tỷ giá hối đoái biến động : Tỷ giá hối đoái luôn biến động không ngừng

do nhiều yếu tố tác động Do có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại ngoại tệphát sinh khi ngân hàng cho tổ chức xuất khẩu vay ngoại tệ để nhậpnguyên liệu của từ nước ngoài và vì thế làm cho doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu có thể gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động Ngoài ra một sốquốc gia họ không muốn hoặc không thể thanh toán một món nợ, số tiềnngoại tệ cho nước ngoài

-Sự can thiệp của chính phủ: Doanh nghiệp còn gặp rủi ro do sự can

thiệp của chính phủ thay đổi đột ngột chính sách tiền tệ, cơ cấu kinh tế,lĩnh vực ưu tiên,…điều này có thể dẫn đến thua lỗ cho ngân hàng

-Dư luận hoặc hoặc đối thủ cạnh tranh : họ cố tình đánh giá xấu về

doanh nghiệp, gây khó khăn cho vấn đề tìm kiếm đối tác hoặc thậm chíđối tác đơn phương hủy bỏ hợp đồng, uy tín danh nghiệp bị ảnh hưởngkhiến họ gặp khó khăn khi làm ăn với đối tác

Trang 9

2.Rủi ro môi trường tự nhiên:

Sự biến đổi của môi trường tự nhiên, thay đổi của khí hậu như: hạnhán, lũ lụt, động đất… ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp vàkhâu vận chuyển hàng hóa

3.Rủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức là những rủi ro khi một bên tham gia phương thức

thanh toán cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo qui định

và đôi khi họ cố tình lừa đảo, gài bẫy hoặc gian lận trong kinh doanh , điều

đó làm ảnh hưởng tới quyền lợi của doanh nghiệp

Trong thanh toán quốc tế, dù có những nguyên tắc rõ ràng và quyđịnh cụ thể song không phải lúc nào những nguyên tắc đó cũng được tôntrọng Ví dụ như trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn tăng giá bán mà cốtình làm chậm việc giao hàng hoặc đôi khi nhà xuất khẩu bị bên vậnchuyển hàng hóa lừa đảo nhận hàng, lấy tiền cước rồi biến mất; đôi khinhà nhập khẩu cố tình không muốn thanh toán từ chối nhận hàng và lợidụng những sai sót trong thanh toán hoặc phát hành những chứng từ giảmạo

4.Rủi ro hoạt động của doanh nghiệp :

Gồm toàn bộ rủi ro có thể phát sinh từ cách thức doanh nghiệp điềuhành các hoạt động của mình như quản trị kém các quy trình thanh toánquốc tế, thiếu kế hoạch khôi phục kinh doanh trong trường hợp có rủi roxảy ra Ngoài ra một phần nguyên nhân còn do nghiệp vụ thanh toán docán bộ ngân hàng, doanh nghiệp sơ suất, yếu nghiệp vụ chuyên môn dẫnđến tổn thất không đáng có

-Chiến lược sai lầm của doanh nghiệp Phát sinh từ các thay đổi trong

môi trường hoạt động của doanh nghiệp trên phạm vi rộng hơn về kinhdoanh và tài chính, việc xâm nhập lĩnh vực mới mà thiếu nghiên cứu đầy

đủ và thiếu các nguồn lực cần thiết để khai thác thị trường này có thể làmcho doanh nghiệp gặp phải khó khăn và dẫn đế thua lỗ

PHẦN 2 : RỦI RO CHỦ QUAN

I.Phương thức chuyển tiền ( Remittance ):

1.Khái niệm chung:

1.1 Khái niệm:

Là phương thức thanh toán trong đó khách hàng yêu cầu ngân hàngphục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho nhười hưởng lợi tại mộtthời điểm nhất định trong một khoản thời gian nhất định

1.2 Hình thức : Có 2 hình thức chuyển tiền

• Chuyển tiền bằng điện T/T : Telegraphic Transfer

Chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn TTR là từ viết tắt của TelegraphicTransfer Reimbursement, thường được sử dụng trong thanh toán L/c

Trang 10

Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng đại lý

Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu (1)

(3)

Nghĩa là ngân hàng chiết khấu được phép đòi hoàn trả bằng điện Thực

tế cho thấy rất ít L/C cho phép đòi tiền hoàn trả bằng điện, trừ khi đó là L/Cxác nhận bởi Ngân hàng xác nhận thường yêu cầu điều kiện này nhằm bảođảm có thể nhận được tiền hoàn trả sớm hơn so với việc đòi tiền bằng thưkèm chứng từ giao hàng

• Chuyển tiền bằng thư M/T : Mail Transfer

2.Phương thức chuyển tiền trả sau:

2.1 Khái niệm:

Trong thực tế, người ta có thể thực hiện chuyển tiền theo một tronghai hình thức: chuyển tiền trả sau và chuyển tiền trả trước Chuyển tiền trảsau là hình thức chuyển tiền trả cho Nhà xuất khẩu sau khi nhận hàng

2.2 Nội dung và quy trình thực hiện:

(4)Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho Nhà xuất khẩu

(5)Ngân hàng chuyển tiền báo nợ cho Nhà nhập khẩu

Như vậy mỗi bên chỉ thực hiện một số khâu nhất định trong quy trìnhthanh toán

3.Phương thức chuyển tiền trả trước:

3.1 Khái niệm:

Là hình thức chuyển tiền tương tự như chuyển tiền trả sau chỉ khác ởchỗ Nhà nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền và do đó, Nhà xuất khẩu nhậnđược tiền trước khi giao hàng

Trang 11

3.2 Nội dung và quy trình thực hiện:

NH chuyển tiền

(2)

NH đại lý

(1) (5)(3)

(3)Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho Nhà xuất khẩu

(4)Nhà xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ cho Nhà nhập khẩu để

họ có thể nhận hàng

Ngân hàng chuyển tiền, sau ghi nợ, báo nợ cho Nhà nhập khẩu

4 Ưu điểm và nhược điểm:

4.1 Ưu điểm:

+Thanh toán đơn giản, quy trình nghiệp vụ dễ dàng

+Tốc độ nhanh chóng ( nếu thực hiện bằng T/T)

+Chi phí thanh toán TT qua ngân hàng tiết kiệm hơn thanh toán LC

+Nhà nhập khẩu không bị đọng vốn ký quỹ LC

+Chứng từ hàng hoá không phải làm cẩn thận như thanh toán LC

+Vì nhà xuất khẩu không phải chịu sức ép về rủi ro phát sinh và có thể thuđược tiền hàng ngay nếu sử dụng phương thức điện chuyển tiền

Trang 12

+Chuyển tiền trả trước thuận lợi cho nhà xuất khẩu vì nhận được tiền trướckhi giao hàng nên không sợ rủi ro, thiệt hại do nhà nhập khẩu chậm trả.+Chuyển tiền trả sau thuận lợi cho nhà nhập khẩu vì nhận được hàngtrước khi giao tiền nên không sợ bị thiệt hại do nhà xuất khẩu giao hàngchậm hoặc hàng kém chất lượng.

+Trong phương thức chuyển tiền, Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiệnviệc thanh toán theo uỷ nhiệm để hưởng thủ tục phí (hoa hồng) và không

bị ràng buộc gì cả

4.2 Nhược điểm:

Phương thức thanh toán này chứa đựng rủi ro lớn nhất vì việc trả tiềnphụ thuộc vào thiện chí của người mua Do đó, nếu dùng phương thức nàyquyền lợi của tổ chức xuất khẩu không đảm bảo.Vì vậy chỉ sử dụng phươngthức này trong trường hợp hai nhà nhập khẩu bán đã có sự tin cậy, hợp táclâu dài, tín nhiệm lẫn nhau và thanh toán các khoản tương đối nhỏ nhưthanh toán chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu, chi phí vận chuyểnbảo hiểm, bồi thường thiệt hại, hoặc dùng trong thanh toán phí mậu dịch,chuyển vốn, chuyển lợi nhuận đầu tư về nước…

Phương thức trả tiền trước mang lại nhiều rủi ro cho người mua vì cóthể Nhà xuất khẩu không chuyển hàng ngay cả khi đã được thanh toán,làm cho nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng bị động

Phương thức này gây nhiều khó khăn về dòng tiền và tăng rủi ro chonhà nhập khẩu nên thông thường họ ít khi chấp nhận trả tiền trước khinhận được hàng

5.Rủi ro:

5.1 Rủi ro đối với nhà xuất khẩu:

Rủi ro đối với nhà xuất khẩu xảy ra khi nhà nhập khẩu không chịuthanh toán hoặc vì một lý do náo đó không muốn nhận hàng dẫn đến việc

từ chối thanh toán Một dố nguyên nhân khiến nhà nhập khẩu không chịunhận hàng là:

Nhà nhập khẩu không có khả năng chi trả Trong trường hợp này thìnhà xuất khẩu có thể thu được tiền nếu như nhà nhập khẩu xin gia hạnthanh toán và chuyển tiền cho nhà xuất khẩu sau một thời gian nhất định

so với thỏa thuận Rủi ro đối với bên xuất khẩu là nguồn vốn về chậm ảnhhưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh như: không quay được vòng vốn,thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, phải bỏ chi phí cho việc tìm kiếmnguồn vốn thay thế

Rủi ro chính trị, pháp lý từ phía nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu có thểkhông nhận được khoản tiền từ nhà nhập khẩu, đây là một tường hợp mànhà xuất khẩu khó kiện nhà nhập khẩu ra tòa án quốc tế được vì đó là vấn

đề bắt nguồn từ nguyên nhân của một quốc gia

Nhà nhập khẩu cố tình không trả tiền cho nhà xuất khẩu, đây là rủi

ro pháp lý đối với bên xuất khẩu.Nhà xuất khẩu có thể không lấy được tiềnhoặc lấy được tiền nhưng phải bỏ ra nhiều chi phí như: phí thuê tòa án khi

Trang 13

kiện nhà nhập khẩu, chi phí cơ hội, chi phí chi trả cho nguồn vốn thay thếnguồn vốn chưa thu được.

5.2 Đối với nhà nhập khẩu:

Nhà nhập khẩu có thể gặp rủi ro trong trường hợp nhà nhập khẩuthanh toán trước hoặc ứng trước một phần tiền hàng mà không nhận đượchàng như thỏa thuận từ nhà xuất khẩu Các nguyên nhân khiến nhà xuấtkhẩu không giao hàng là:

Do nhà xuất khẩu cố tình không giao hàng Khi xảy ra sự việc nàynhà nhập khẩu thường tìm các biện pháp buộc nhà xuất khẩu phải giaohàng đồng thởi bồi thường thiệt hại do việc chậm trễ này Nếu không đượcthì nhà xuất khẩu có thể bị nhà nhập khẩu kiện ra tòa án kinh tế nếu sốtiền lớn khi kiện nhà xuất khẩu ra tòa thì nhà nhập khẩu buộc phỉa trả cácchi phí để theo đuổi vụ kiện và chi trả cho tòa án Nếu thắng kiện thỉ nhànhập khẩu sẽ thu về một khoản tiền nhất định, ngược lại nếu thua kiện thìlàm cho bêm mua thiệt hại càng nặng nề hơn

Nhà xuất khẩu chưa sản xuất sản phẩm đúng thời gian, địa điểm,tiêu chuẩn như trong trường hợp đã đăng ký nên chưa giao hàng Nhànhập khẩu có thể sẽ nhận được hàng hóa tuy nhiên do nhận hàng muộn sovới hạn định nên ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh

Gặp sự cố trong quá trình vẫn chuyển như: thiên tai, cướp giật, hỏnghóc, trong quá trình vận chuyển

Rủi ro chính trị giữa hai nước khiến nhà xuất khẩu không thể chuyểnhàng đi.nhà nhập khẩu thường không thể nhận được hàng hóa từ nhà xuấtkhẩu do không thể chuyển hàng đi và thời gian để có thể vận chuyển thìquá lâu dẫn đến hàng hóa bị hỏng hoặc không cần thiết đối với nhà nhậpkhẩu nữa

II.Phương thức ghi sổ( Open account ) :

1.Khái niệm chung :

1.1 Khái niệm :

Đây là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuất khẩu sau khi giaohàng thì ghi nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi,thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳnhư đã thỏa thuận Như vậy, về thực chất đây là phương thức thanh toán

nợ còn khất lại, ngược với phương thức ứng trước

1.2 Nội dung và quy trình:

tiền

Ngân hàng chuyển tiền

(5) (2)

Trang 14

Đối với nhà nhập khẩu:

Chưa phải trà tiền cho đến khi nhận được hàng hóa

Giảm được áp lực tài chính do được thanh toán chậm

Giảm được công việc giấy tờ, giảm chi phí giao dịch

 Đối với nhà nhập khẩu:

Là phương thức thanh toán đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp

Giảm được chi phí, giảm được giá bán

Giảm được công việc giấy tờ, giảm chi phí giao dịch

2.2 Nhược điểm:

Chỉ áp dụng khi cả hai bên là các đối tác có mối làm ăn lâu dài , thực

sự tin cậy lẫn nhau, giữa nội bộ công ty với nhau , giữa công ty mẹ vớicông ty con , sử dụng trong thanh toán phi mậu dịch như cước phí hoahồng trong nghiệp vụ môi giới và ủy thác , lợi tức đầu tư Để đảm bảo antoàn cho nhà xuất khẩu , các bên có thể áp dung biện pháp bảo đảm nhưthư bảo lãnh ngân hàng , tín dụng dự phòng, đặt cọc

(1)

Ngày đăng: 11/04/2016, 14:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w