- Với những ưu điểm trên, cây cà rất có tiềm nhiều năng phát triển, đặc biệt trồngvào trái vụ để chống giáp vụ rau và đa dạng hóa các loại sản phẩm rau quả trênthị trường.. vật, dẫn đến
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Nông Học
KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
So sánh một số giống cà tím (Solanum melongena L.) tại
phường Hương Long, thành phố Huế.
Sinh viên thực hiện: Võ Xuân Thưởng Lớp: KHCT 45A
Thời gian thực hiện: Tháng 12/2014 đến Tháng 5/2015 Địa điểm thực hiện: Phường Hương Long, Tp.Huế Giáo viên hướng dẫn: PGS TS Lê Thị Khánh.
Bộ môn: Rau hoa quả& cảnh quan.
HUẾ, 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lựccủa bản thân, tôi luôn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ tậntình của cô giáo hướng dẫn PGS TS Lê Thị Khánh và tôi xin chân thànhcảm ơn đến:
Sự quan tâm, giúp đỡ của thầy, cô giáo hướng dẫn, Ban giám hiệu nhàtrường, Ban chủ nhiệm Khoa Nông học cùng toàn thể các quý thầy cô đãgiúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong suốt thời gian thựchiện đề tài
Gởi lời cảm ơn đến các anh chị, chú bác Hợp tác xã Hương Long đãgiúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này.Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và tất cả bạn
bè đã luôn động viên giúp đỡ, quan tâm chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợinhất cho tôi trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài
Do thời gian tìm hiểu không dài, vốn kiến thức còn hạn chế nên khôngtránh được những thiếu sót trong bài Vì vậy, tôi mong nhận được sự quantâm góp ý của quý thầy cô, các bạn để bài khóa luận được hoàn thiện hơn
Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh Viên
Võ Xuân Thưởng
Trang 3DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang 4DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
NST Ngày sau trồng
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
Trang 5MỤC LỤC
Trang 6Phần 1
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
- Cà (Solanum) là một trong số các cây rau cần được nghiên cứu, phát triển Nó
là một loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được nhiều người ưathích Cây cà có khả năng thích ứng rộng, có thể trồng trái vụ, rải vụ trong năm,
có thời gian thu quả dài, cho năng suất cao, thời gian bảo quản khá lâu, hạn chế
sự hao hụt trong quá trình bảo quản, rất thuận tiện cho việc vận chuyển và tiêuthụ Quả cà được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể ăn tươi (chấmruốc), chế biến thành các món ăn dân dã lâu đời rất quen thuộc, mang đậm dấu
ấn văn hóa của người Việt như cà dầm tương, cà mắm, cà muối (muối chua,muối mặn), cà dưa (muối xổi) Đặc biệt sản phẩm cà muối đóng lọ, là mặthàng tiêu thụ mạnh trong số các sản phẩm rau quả chế biến tiêu dùng nội địa củanước ta trong nhiều năm qua, mang lại giá trị sản xuất cao
- Ngoài giá trị thực phẩm, các loài thuộc chi Cà còn được dùng để làm thuốc vàlàm cảnh, vì vậy cà không những có nhiều giá trị sử dụng, mà còn mang giá trịvăn hóa, ẩm thực của người Việt Nam
- Cà đã trở thành cây trồng quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngườidân ở những vùng đất trồng rau chuyên canh, ngay cả vùng đất cát ven biểnnghèo dinh dưỡng, đặc biệt cà là cây xóa đói giảm nghèo và chống suy dinhdưỡng cho người dân tộc thiểu số miền núi ở các tỉnh miền Trung Tây Nguyên.Một số vùng trồng rau như các tỉnh Lâm Đồng, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc, BắcNinh, Bắc Giang, Hải Dương với thu nhập từ cây cà cao gấp 2 lần so với cácloại rau khác Đặc biệt một số loại cà còn được chế biến để xuất khẩu như càpháo, cà tím
- Các giống cà rất đa dạng phong phú về đặc điểm hình thái và giá trị sử dụngnhư cà pháo, cà bát, cà tím quả tròn, cà tím quả dài, cà dĩa, cà trắng, cà xanh, cónhiều đặc tính tốt như chịu hạn, chịu úng, chịu sâu bệnh hơn so với nhiều loạicây rau khác, là nguồn gen quý để sử dụng cho việc chọn tạo và lai tạo giốngmới
- Với những ưu điểm trên, cây cà rất có tiềm nhiều năng phát triển, đặc biệt trồngvào trái vụ để chống giáp vụ rau và đa dạng hóa các loại sản phẩm rau quả trênthị trường Tuy nhiên hiện nay trong sản xuất rau nói chung, cà nói riêng đanggặp phải một số khó khăn lớn đó là chưa có bộ giống và quy trình canh tác thíchhợp, diện tích nhỏ lẻ, manh mún, mang tính tự phát Nông dân chủ yếu sử dụngcác giống cũ, nguồn gốc không rõ ràng, sâu bệnh gây hại nặng dẫn đến năngsuất và chất lượng thấp Mặt khác còn lạm dụng phân đạm và thuốc bảo vệ thực
Trang 7vật, dẫn đến sản phẩm không an toàn, nên quả cà chưa thực sự là sản phẩm hànghóa cho chế biến và xuất khẩu, quá trình thu hái hoàn toàn thủ công, giá cả sảnphẩm trên thị trường bấp bênh vì vậy diện tích và sản lượng cà không ổn định.
- Những năm gần đây, sự đa dạng sinh học ở Việt Nam nói chung và Thừa ThiênHuế nói riêng đang bị đe dọa nghiêm trọng do việc khai thác bừa bãi thiếu ýthức, cùng với thiên tai, thói quen canh tác lạc hậu, gia tăng dân số và đô thị hóa.Thêm vào đó, sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã đe dọa tới việc trồng trọt
và sản xuất của nông dân, hay sự du nhập các giống cây trồng mới, đặc biệt lànhững giống lai năng suất cao đã làm suy giảm cả về diện tích lẫn nguồn gencủa các giống cây cà bản địa Hơn 80% giống cây trồng bản địa đã bị mất đi trênđồng ruộng sau những phong trào hiện đại hóa Bên cạnh đó, công tác đánh giánguồn gen và giá trị của chúng chưa có hệ thống.Trong lúc đó, quyết định banhành danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn của bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn (2005), họ cà có 3 chi với 107 nguồn gen quý hiếm cầnbảo tồn tại Việt Nam
- Vừa qua nhóm nghiên cứu cây họ cà tại trường ĐHNL Huế bước đầu đã thuthập, phân loại nguồn gen về chi, loài Để lựa chọn được một số giống, đặc biệt
là giống cà địa phương có những đặc điểm quý, phù hợp với điều kiện sinh tháitrên địa bàn thành phố Huế, làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống sau này vàbảo tồn các nguồn gen quý trong sản xuất là hết sức cần thiết
- Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài: So sánh một số giống
cà tím (Solanum melongena L ) tại phường Hương Long, thành phố Huế.
- Cung cấp một số dữ liệu quan trọng cho công tác bảo tồn quỹ gen, chọn tạogiống cà sau này
1.3 Yêu cầu của đề tài.
- Bố trí thí nghiệm chính quy về so sánh giống, theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng,phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất và chất lượng của 11 giống
cà tím làm thí nghiệm
- Xử lý thống kê các số liệu thu thập, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu theo yêucầu của đề tài
PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trang 82.1 Giới thiệu chung về cây và tím.
2.1.1 Nguồn gốc
- Cà tím hay cà dái dê (Solanum melongena) là một loài cây thuộc họ Cà được sử
dụng làm một loại rau trong ẩm thực Nó có quan hệ họ hàng gần gũi với càchua, khoai tây, cà dừa, cà pháo và có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và SriLanka.[1]
- Cà tím là một loại rau ăn quan trọng được trồng để lấy quả lớn có màu tím haytrắng, mọc rủ xuống Nó được trồng tại miền Nam và miền Đông châu Á từ thờitiền sử, nhưng chỉ được thế giới phương Tây biết đến không sớm hơn khoảngthập niên 1500 Hàng loạt các tên gọi trong tiếng Ả Rập và các ngôn ngữ BắcPhi cho nó, nó được những người Ả Rập đưa tới khu vực Địa Trung Hải vào
đầu thời Trung cổ Tên khoa học melongena có nguồn gốc từ một tên gọi trong
tiếng Ả Rập vào thế kỷ 16 cho một giống cà tím Cà tím được gọi là "eggplant"tại Hoa Kỳ, Australia và Canada Tên gọi này có từ một thực tế là quả của một
số giống ban đầu có màu trắng và trông giống như quả trứng gà Do quan hệ họhàng gần của nó với cà độc dược, nên đã có thời người ta tin rằng nó là một loạicây có độc tính
Loài Solanum melogena L có quả rất đa dạng, ở Việt Nam có 3 dạng sau đây:
- Solanum melogena var Esculentum: Cà tím, Cà dái dê Quả thường dài, màu
tím
- Solanum melogena var Depressum : Cà bát Quả bẹp, màu trắng.
- Solanum melogena var Serpentinum: Cà rắn Quả dài trên 25 cm, màu trắng [2]
[1]
2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây cà tím
- Rễ: Rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả năng phát triển rễ phụ rất lớn.Trong điều kiện tối hảo những giống tăng trưởng mạnh có rễ ăn sâu 1 - 1,5 m vàrộng 1,5 - 2,5 m vì vậy cà tím chịu hạn tốt Bộ rễ ăn sâu, cạn, mạnh hay yếu đều
có liên quan đến mức độ phân cành và phát triển của bộ phận trên mặt đất, do đó
Trang 9khi trồng cà tím tỉa cành, bấm ngọn, bộ rễ thường ăn nông và hẹp hơn so vớiđiều kiện trồng tự nhiên [3]
- Thân: Thân có lông hình sao mịn Thân và cành ít có lông măng, thỉnh thoảng cógai cong chắc
- Lá: Lá mọc cách, đơn hoặc từng cặp không đều, rất hiếm khi mọc thành cụm ởmấu Lá đơn, không có lá kèm, mép lá thường nguyên, đôi khi có răng
(Solanum, Datura) hay có thuỳ hoặc xẻ thuỳ (Solanum, Lycopersicon) Lá hình
trứng hoặc bầu dục, cỡ 6 - 18 x 5 - 11cm, chóp nhọn hoặc tù, gốc không đều,mép có thuỳ lượn sóng, có lông măng hình sao hoặc thỉnh thoảng có ít gai mảnhtrên cả hai mặt, ở mặt dưới dày hơn [3][1]
- Hoa: Ở cà tím hoa cấu tạo thành chùm Cụm hoa dạng xim bọ cạp (có hoa đỉnhlưỡng tính, các hoa còn lại thường là hoa đực) hay hoa (mọc) đơn độc, ở ngoàinách lá Nhị đực bao gồm các bao phấn liên kết nhau tạo thành hình nón baoquanh nhụy cái, mỗi hoa có bao phấn, đài, tràng, nhị, nhụy
- Hoa nở vào lúc 8-10 giờ, nhiệt độ thích hợp nhất cho hoa nở là 18-25oC, nhiệt
độ dưới 12oC thì sự nở hoa và thụ phấn bị ức chế Khi thời tiết thay đổi thấtthường sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa làm cho hoa bị rụng Số hoa/cây,
tỷ lệ đậu quả phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc,giống chống chịu kém, điều kiện nhiệt độ quá thấp, quá cao, chất dinh dưỡngthiếu, kỹ thuật bón phân không hợp lý, thiếu nước, sâu bệnh hại dẫn tới rụnghoa để hạn chế hiện tượng rụng hoa, cần chọn giống chống chịu điều kiệnngoại cảnh bất lợi và thực hiện tốt các biện pháp canh tác, phòng trừ sâu bệnhkịp thời [3]
- Quả: Quả là loại quả mọng nhiều cùi thịt Quả mọng đen, tía, hồng, nâu, vànghoặc vàng nhạt khi chín hoàn toàn, có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau,
vỏ quả giữa và vùng vách hơi trắng, xốp dày Màu sắc quả thay đổi tùy giống vàđiều kiện thời tiết Thịt quả có thể chắc hay là xốp, có vách ngăn ở phía trong.Quả trơn bóng là có thể thu hoạch, trọng lượng quả cao hay thấp phụ thuộc vàođiều kiện chăm sóc vì vậy trong quá trình canh tác cần chú ý bón phân, chămsóc cây tốt để năng suất cao
- Hạt: Quả có chứa nhiều hạt nhỏ, mềm Hạt thường có màu vàng sáng hoặc tối,tùy theo giống mà số hạt ít hoặc nhiều
2.1.4 Yêu cầu sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng của cây cà tím.
- Nhiệt độ: Cây yêu cầu nhiệt độ ấm cho sinh trưởng, phát triển Cà tímphát triển tốt nhất ở nhiệt độ 21 – 290C Nhiệt độ ban ngày 25 - 320C, nhiệt độban đêm 21 - 270C là tốt nhất cho sản xuất hạt giống Ở nhiệt độ thấp hơn thì tỷ
lệ đậu quả giảm, ở nhiệt độ và ẩm độ cao cũng làm giảm năng suất đáng kể
Trang 10- Độ ẩm: Cà tím có khả năng chịu hạn và lượng mưa cao, nhưng khôngchịu được đất sũng nước trong một thời gian dài vì độ ẩm cao kéo dài làm cây
dễ bị bệnh nấm thối rễ Độ ẩm đất 60 – 80%, độ ẩm không khí 65 – 75% là thíchhợp cho cây sinh trưởng, phát triển
- Ánh sáng: Cây cà nói chung, cà tím nói riêng không yêu cầu khắt khe ánhsáng ngày dài để ra hoa, hoa cà có thể là hoa đơn hoặc hoa chùm hoàn chỉnh phùhợp cho tự thụ phấn
- Đất đai : Đây là yếu tố quan trọng trong suốt quá trình từ gieo hạt, sinhtrưởng phát triển đến thu hoạch của cây cà Ở giai đoạn vườn ươm (gieo hạt) cầnchọn đất tốt, giàu mùn, giàu dinh dưỡng, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt,sạch bệnh, làm đất nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ, lên luống bằng phẳng Khi mang cây ratrồng ngoài sản xuất, nên chọn đất tốt, dễ chủ động tưới tiêu để tạo điều kiện chocây sinh trưởng, phát triển tốt và tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất hạt giống.Đất trồng thích hợp là đất thoát nước tốt, pha cát và không cao hơn 800 m so vớimực nước biển
- pH : pH thích hợp cho cây phát triển là 6,5 – 7,0 Còn độ pH thích hợp cho sản xuất hạt giống 5,5 – 6,5.[3][5]
2.2 Giá trị sử dụng của cây cà tím.
2.2.1 Giá trị dinh dưỡng.
Trang 11Bảng 2.1 Hàm lượng và thành phần các chất dinh dưỡng có trong 100g cà tím
Trang 122.2.2 Giá trị làm thuốc của cây cà tím.
- Trị viêm gan, táo bón
Cà tím cắt dọc, tỏi và gừng giã nhuyễn, 3 thứ trộn với nước tương, dầu,muối, đường, đem chưng cách thủy để ăn hoặc cà tím trộn gạo đem nấu cơmdùng trong 5- 7 ngày đối với chứng viêm gan Hấp cà tím (nửa kg) chấm vớigừng tươi (4 lát), tỏi (tép) ăn lạt để trị táo bón
- Hạ huyết áp
Dùng 3 quả cà tím, thịt heo nạc xay 200g, nước sốt cà chua 15 ml, dầu ăn,gia vị Cà tím bổ làm đôi theo chiều dọc, bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắtnhẹ cho ráo nước Sau đó nhồi nhân thịt heo (đã trộn gia vị), đem rán vàng, phihành, rồi cùng sốt cà chua để om quả cà tím Hoặc dùng cà tím 200g, hành 10g,gừng 5g, tỏi 10g, dầu mè, nước tương Cà rửa sạch, cắt miếng, hành cắt khúc,gừng cắt lát, tỏi bỏ vỏ
Bắc chảo nóng cho dầu vào, khi dầu nóng bỏ gừng, hành phi thơm, rồi cho
cà vào trộn đều, cho nước vào, nêm gia vị xào đến chín Mỗi ngày ăn một lần
Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ áp huyết
- Phòng ngừa ung thư
Cà tím 2 quả, cắt khúc, thịt ba chỉ 150g cắt miếng, rau tía tô, rau mùi tàu, lálốt thái nhỏ, hành cắt khúc, tỏi thái nhỏ, cùng gia vị Sau khi nấu cà cùng thịtchín mềm thì cho các nguyên liệu trên vào, nêm nếm gia vị, đảo đều, lấy ra ănnóng
- Thông tiểu, tăng thải urê và acid uric
Ăn nhiều thịt (nhất là thịt đỏ, lòng, hải sản…) sẽ làm tăng urê- huyết Chấtpurine có trong các loại thực phẩm này sẽ tích tụ gây bệnh Gout (thống phong)với triệu chứng sưng khớp Ăn thường xuyên cà tím sẽ tăng bài tiết nước tiểu,thải bớt urê ra khỏi cơ thể Các cơn sưng nóng khớp sẽ thưa dần
- Chữa đi tiêu, tiểu ra máu
Sắc cà tím cả cuống để uống
- Muốn răng và lợi vững chắc nên thực hiện liệu pháp sau
1 thìa vỏ cà tím sấy khô, nghiền nhỏ, đổ thêm nước và đun sôi lấy nước cốt.Sau đó, pha thêm một thìa nhỏ muối và súc miệng
- Cà tím lại chứa nhiều kali nên đã giúp hạ huyết áp cao
Trang 13Theo Liz Applegate, Cà tím có tác dụng tốt cho tim hoạt động Các nhàkhoa học đã xác minh chất nasunin trong Cà tím có khả năng hạ thấp lượngcholesterol trong máu Cà tím lại chứa nhiều kali nên đã giúp hạ huyết áp cao
- Phòng chống ban tía ở người già
Ở tuổi 60 -70, người già thường xuyên bị tình trạng ứ huyết nổi ban tía haytừng chấm trên mặt, tay, có khi phải nhìn kỹ mới thấy Để khắc phục bệnh lýnày nên ăn Cà tím Cà tím lại mềm nên người già dễ ăn, dễ tiêu
2.2.3 Giá trị ẩm thực.
- Ở Việt Nam, cà tím có giá trị dinh dưỡng khá cao nên thường được dùng
để chế biến trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình như:cà tím nấu đậu,thịt,càtím nhồi thịt nướng,cà tím xào đậu,cà tím kẹp thịt rán giòn, nó còn được nấucùng tía tô và có trong các món ăn như: cà bung, cà tím xào cần tỏi, cà tím omtôm thịt, cà tím nhồi thịt om cà chua, cà tím tẩm bột rán, cà tím làm dưa muốixổi Cà tím có thể chế biến thành nhiều món ăn làm cho không bị ngán mà cònphong phú thêm thực đơn ẩm thực.[1]
+Ở nước ngoài
- Cà tím được sử dụng trong các món ăn của nhiều quốc gia Nó thường hầm, nhưtrong món “ratatouille” ở Pháp, hoặc để chiên như trong món “parmigiana dimelanzane” ở Ý, trong món “musakka / moussaka” ở Thổ Nhĩ Kỳ Hy Lạp, trongmón “karnıyarık” ở Trung Đông và Nam Á
- Cà tím cũng có thể được đập trước khi chiên để ăn với một loại nước sốt chua “tahini” được làm từ me
- Trong ẩm thực Iran, cà tím pha trộn với sữa như trong món “kashk e-bademjan”,nấu chung với cà chua như món “mirza ghasemi” hoặc được hầm như món
Trang 14- Do tính chất linh hoạt cà tím trong chế biến món ăn hàng ngày và trong các lễhội ở Ấn Độ, nó được mô tả là "vua của các loại rau" (dưới tên brinjal ) Trong
đó có món “Bharli Vangi” gồm cà tím nhồi với dừa nạo, đậu phộng ,hạt masala , và sau đó nấu chín trong dầu [9]
2.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây cà tím
2.3.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà tím trên thế giới
- Với những những ưu điểm và đặc tính của cây cà tím nên nó được trồng và phát triển trên toàn thế giới và luôn giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của các nước trên thế giới
- Thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2012) cho thấy 88 nước trồng
cà trong đó 8 nước có diện tích trồng cà trên 10.000 ha tập trung ở châu Á …
36 nước có diện tích trồng cà tím trong khoảng 1000 ha
- Châu Á có 34 nước trồng cà tím
- Châu Mỹ 17 nước trồng cà tím
- Châu Âu 18 nước trồng cà tím
- Châu Phi 17 nước trồng cà tím
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất cà tím một số châu lục trên thế giới
Châu lục Diện tích
(ha)
Năng suất(tạ/ha)
Sản lượng(tấn)Châu Á 1.772.619 264.419 45.643.827
- Từ năm 1989 trở đi, diện tích thế giới biến động và có xu hướng giảm dần Đếnnăm 1992 còn ở mức 722036 ha Từ năm 1993 – 2006 diện tích trồng cà tímgia tăng liên tục, đạt 1884038 ha cao nhất từ năm 1970 tới nay Bên cạnh diệntích trồng cà tím, năng suất cà tím bình quân cũng tăng 1.4 triệu tấn
- Từ năm 2006 – 2007 diện tích trồng cà tím giảm mạnh nhưng sau đó lại tăng trởlại với tốc độ tương đối chậm
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất cà tím trên thế giới từ năm 2008 – 2012
Trang 15Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Diện tích
(ha) 1.605.557 1.685.588 1.721.627 1.820.994 1.853.023Năng suất
(tạ/ ha) 247.9 256.0 257.2 257.2 261.3Sản lượng
(tấn) 39.808.557 43.166.252 44.278.381 46.837.769 48.424.295
- Diện tích gieo trồng cà tím: Nhìn chung diện tích trồng cà tím của thế giớinhững năm trở lại đây tăng ít, từ năm 2008 (1.605.557 ha) – 2012 (11.853.023ha) Nhìn chung diện tích trồng cà tím luôn biến động tăng giảm thất thường từtrước đến giờ
- Năng suất cà tím: Năng suất cà tím của thế giới tăng nhưng không ổn định chủyếu năng suất cao ở các nước phát triển.Tuy diện tích có giảm nhưng năng suấttrồng cà vẫn tăng cho thấy tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và nhucầu người dân tăng
- Sản lượng: Diễn biến thời tiết thất thường đã ảnh hưởng tới sản lượng thuhoạch cà của nhiều nước trên thế giới
- Thống kê tổ chức lương thực thế giới (FAO) sản xuất cà tím có tính tập trungcao, với 93% sản phẩm đến từ 8 quốc gia Trung Quốc là nước sản xuất lớn nhất(55% tổng sản phẩm của thế giới) và Ấn Độ đứng thứ 2 với 28%; tiếp đến là AiCập, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản là một trong mười quốc gia sản xuất nhiều cà tímnhất trên thế giới Mỹ là nước có diện tích trồng cà tím đứng thứ 20 trên thếgiới
Trang 16Bảng 2.4 Tình hình sản xuất cà tím một số nước trên thế giới năm 2012
Quốc gia Diện tích
(ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng ( tấn)Thế giới 1.853.023 261.326 48.424.295Trung quốc 801.316 359.724 28.825.265
Ấn Độ 700.000 174.286 12.200.000
Ai Cập 45.251 263.829 1.193.854Thổ Nhĩ Kỳ 26.000 307.417 799.285
và trụ dưới lá mầm của 4 loại cà tím hoang dại tái tạo thể nguyên sinh(protoplast) Họ cũng trình bày việc tái tạo thành công lần đầu tiên đối với loại
cà dại solanum scabrum từ thể nguyên sinh Các nhà nghiên cứu tin rằng quy
trình này có thể giúp ích trong việc thực hiện lai giống xôma ở cà tím, một côngnghệ sẽ cho phép chuyển giao các đặc tính mong muốn từ cà dại vào các giống
cà hiện đang được trồng ngoài sản xuất Cà tím có tính kháng mạnh đối với cácbệnh héo rũ do khuẩn đất gây ra như nấm Fusarium và Verticillum Do vậy,c._.húng có thể được coi là nguồn cung cấp gene kháng bệnh tiềm năng để sửdụng cải tiến các giống cà đang trồng ngoài sản xuất (S melongena) [9]
- Giống cà tím biến đổi gen : “Bt brinjal” là một giống cà tím được chèn một gen
từ loài vi khuẩn từ đất có tên là Bacillus thuringiensis (BT) Giống cà tím biến
đổi gen này có tác dụng kháng lại các loài sâu cánh vãy hại lá cà, loài sâu đục
thân cà (Leucinodes orbonalis) và sâu đục trái cà (Helicoverpa
armigera) Giống cà biến đổi gen “Bt brinjal” đang được trồng phổ biến ở Hoa
Kỳ và Nam Mỹ.[4]
Trang 172.3.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà tím tại Việt Nam
- Giống cà tím rất đa dạng về dạng quả và màu sắc Hiện nay, ở nước ta chưa cócác giống cà tím chọn tạo được công nhận giống, mà chủ yếu là giống địaphương và nhập nội Dựa vào hình dạng quả, có thể chia cà tím thành các nhómgiống quả tròn và nhóm giống quả dài Một số giống cà tím ở Việt Nam:
- Giống cà tím EG 203: Đây là giống có nguồn gốc từ trung tâm nghiên cứu vàphát triển rau Châu Á năm 1999 Sau khi khảo nghiệm vụ xuân hè năm 2000cho thấy giống cà tím này sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao.Giống này có khả năng kháng được vi khuẩn héo xanh, chịu được ngập úng,
chống được tuyến trùng rễ do Meloigogyne incognital, chịu được bệnh thối gốc
do nấm Sclerotium rolfsii, nên thường dược chọn làm gốc ghép với cà chua.[4]
- Giống cà tím địa phương: Văn Đức, Bắc Ninh
- Giống cà tím CE – 1 cho năng suất khoảng 50 – 60 tấn/ha Giống này đang đượctrồng nhiều ở Cát Tiên – Lâm Đồng Nó đang là một trong những cây đem lạithu nhập cao ở vùng lũ Cát Tiên
- Các giống lai: Hai Mũi Tên đỏ, Kiều Nương, Triệu Quân, cho năng suất rất cao
Trang 18PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP
VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất, tình hình sâu bệnh hại, các đặc điểm hình thái cây và một số đặc điểm có liên quan đến chất lượng quả của các giống cà
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Bảng 3.1 Danh sách các giống tham gia TN
8 TTH 019 Tỉnh Thừa Thiên Huế VIII
- TN gồm 11 giống, trong đó giống cà tím (Solanum esculentum), trồng phổ biến
tại địa phương làm đối chứng
- Phạm vi nghiên cứu
+ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, ra hoa đậu quả, đặc điểm hình thái, năng suất, tình hình sâu bệnh hại, đặc điểm hình thái quả, đánh giá cảm quan chất lượng quả
+ Địa điểm nghiên cứu: Phường Hương Long – TP Huế
+ Thời gian nghiên cứu: Vụ Đông-Xuân 2014-2015 (gieo 28/12/2014, trồng 14/2/2015
Trang 193.3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, mô tả đặc điểm hình thái của các giống cà thuộc loài
- Kích thước mỗi ô thí nghiệm là 5m x 2m = 10 m2
- Diện tích mỗi công thức (giống) = 30 m2,
- Diện tích toàn thí nghiệm 350 m2
- Mỗi ô theo dõi 5 cây, mỗi giống 15 cây
3.4.2 Điều kiện thí nghiệm
- Đất thí nghiệm: thuộc loại đất phù sa không được bồi hàng năm, tầngcanh tác dày, cây trồng trước là lạc
- Thời vụ: vụ Đông – Xuân 2014- 2015 (tháng 12/2014-5/2015)
Trang 20- Thời tiết khí hậu Thừa Thiên Huế 2015.
Bảng 3.2 Diễn biến thời tiết, khí hậu vụ Đông – Xuân ( 2014-2015).
Tháng
Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Lượng mưa
Số giờnắng(giờ)
TB Max Min TB Min Số ngày
(ngày)
Lượngmưa (mm)12/2015 18,4 26,1 12,8 86,0 61,0 14 67,4 98,001/2015 19,5 29,1 13,3 89,0 56,0 12 70,8 119,002/2015 21,8 33,5 14,5 90,0 61,0 11 64,2 135,003/2015 25,1 35,8 18,6 88,0 48,0 6 180,1 167,004/2015 25,9 39 16,1 86,6 44 10 151,7 2001-10/
3.4.3.1 Giống và chuẩn bị vườn ươm.
- Do hạt cà có vỏ dày và cứng nên để hạt có thể nảy mầm được tốt trước khi gieohạt cần ngâm hạt trong nước ấm 40-50 0C
- Cách gieo vào rổ: theo hàng, 5 hàng/rổ, kích thước rổ 60 x 40 cm
- Theo dõi thời gian và tỉ lệ nảy mầm của hạt
- Khi cây con mọc, luôn giữ ẩm, cây con mọc quá dày nên tỉa bớt, chỉ để lạikhoảng cách giữa các cây con là 5-6 cm
- Hạt giống được gieo qua liếp ươm, sau đó chuyển cây non ra trồng trên ruộng
3.4.3.2 Làm đất.
- Trong kỹ thuật trồng cà tím, làm đất được xem là kỹ thuật quan trọng vì
cà tím có bộ rễ ăn sâu gần 30 cm Do vậy, đất trồng cà tím phải cày sâu, bừa kỹ,dọn sạch cỏ dại
Trang 21- Đất sau khi cày, bừa, dọn sạch cỏ dại xong cần tiến hành bón vôi, phơi ải, vệsinh lại đồng ruộng Công việc này cần tiến hành trước khi đưa cây con ra trồngkhoảng 2 tuần.
3.4.3.3 Lên luống.
- Nhổ sạch cỏ trên ruộng trồng cà, dùng cuốc băm kỹ và sâu sau đó lên luống mỗi diện tích là 5 x 2 m, cao 20-25 cm Rãnh rộng 30 cm, san bằng luống
và nhặt sạch cỏ dại lần nữa
- Hố trồng được đào rộng khoảng 30 cm, sâu 20 cm
- Chuẩn bị phân chuồng, phân lân, phân hữu cơ vi sinh theo công thức đểbón lót Công việc này được tiến hành 1 tuần trước ngày đưa cây con ra trồng
- Khi cây con được 3-4 lá thật, cao khoảng 8-10 cm, khỏe mạnh, thân mậpđều là nhổ đem ra ruộng trồng
- Khoảng cách trồng: cây x cây = 60 , hàng x hàng = 80 cm, trồng 2 hàng/luống, cây/hàng cách mép luống 20 cm, mật độ 2 cây/m2
- Cây giống đem trồng có thời gian sống trong vườn ươm là 45 ngày Trướckhi nhổ cây con đem trồng không nên tưới nước cho cây 3 ngày, chỉ tưới ẩm 4-5giờ trước lúc nhổ cho cây không bị đứt rễ và chóng bén
3.4.3.4 Chăm sóc, làm cỏ, tưới.
- Sau trồng tiến hành theo dõi ruộng thí nghiệm để biết số cây bị chết tiến hànhdặm kịp thời
- Thường xuyên làm cỏ xung quanh gốc cho cà
- Từ lúc trồng đến lúc ra hoa cần giữ độ ẩm trong đất Nếu trời nắng tưới ngày mộtlần, trời râm mát 3-4 ngày tưới một lần Lúc cà có quả non thì tưới nhiều hơn Thời
kỳ đầu khi cây con mới trồng cần thường xuyên xới đất để đất không đóng váng,tăng độ ẩm cho đất, giúp cho bộ rễ phát triển và cây lớn nhanh
Trang 223.4.3.5 Bón phân.
Bảng 3.3: Lượng phân bón trong thí nghiệm
Loại phân Lượng phân bón khuyến
cáo (kg/ha)
Lượng phân bón trongthí nghiệm (kg/350m2)
Bảng 3.4: Loại phân, liều lượng và quy trình bón cho ruộng thí nghiệm
Loại phân lượng bónTổng Bónlót Lần bón thúc (NST)
10-15 25-30 45-50Phân chuồng
- Về các loại sâu hại chính
+ Sâu xanh đục trái: Sâu đục vào nụ hoặc trái non, ăn rỗng ở bên trong, làm nụ, quả bị rụng hoặc bị thối
+ Sâu ăn lá: Bao gồm các loại sâu như sâu khoang, sâu đo,… là loại sâu ăn tạp, cắn phá hại lá
Trang 23- Phòng trừ: sử dụng thuốc STARRIMIEC 5WDG phun vào sáng sớm hoặc chiềumát Phun khi sâu non mới xuất hiện.
+ Sâu xám: Sâu non sống trong đất, ban đêm chui lên cắn phá cây
- Phòng trừ: tiến hành bắt sâu vào buổi tối
+ Bệnh chết xanh: Do vi khuẩn Pseudomonas malvacearum gây ra Vi khuẩn
này làm cho cây hoặc bộ phận cây bị chết nhưng vẫn giữ màu xanh
- Phòng trừ: bằng cách nhổ bỏ cây bị bệnh và tiến hành rải vôi ở quanh gốccây bị bệnh
- Ngày nảy mầm: khi 50% số hạt giống nảy mầm
- Ngày mọc: khi 50% số hạt giống nảy mầm
- Ngày xuất hiện lá thật: khi 50% số cây xuất hiện lá mới khoảng 2 x 1 cm trên 2
lá mầm
- Ngày ra nụ: khi 50% số cây trên một ô ra nụ
- Ngày ra hoa: khi 50% số cây trên một ô ra hoa
- Ngày đậu quả: khi 50% số cây trên một ô có quả
- Ngày hồi xanh : được tính khi 50% cây/ô hồi xanh
- Ngày phân cành : được tính khi 50% cây/ô phân cành
- Ngày thu quả đầu: khi 50% số cây/ ô có quả thu hoạch
- Thời gian cho thu quả : từ bắt đầu thu quả đến kết thúc thu (ngày)
3.5.2 Một số đặc điểm hình thái của giống và đối chứng
- Chiều cao cây cuối cùng (cm): kết thúc thu hoạch, đo từ gốc đến đỉnhsinh trưởng ngọn cao nhất
Trang 24- Số cành/cây: đếm số cành cấp 1 2, 3/cây một lần lúc thu hoạch
- Đường kính tán (cm): đo lúc cà thu hoạch đợt 3 (đo đường kính rộng nhấtcủa tán cây)
- Số lá/thân chính (lá): Đếm số lá/thân chính lúc thu hoạch
- Số đốt/thân chính (đốt): đếm số đốt/thân chính lúc thu hoạch
- Theo dõi thời điểm lúc thu hoạch 1, 2 3 tùy theo tình hình sinh trưởng củacây
- Màu sắc thân cây con, màu sắc lá và dạng lá, thân cây con,
- Màu sắc thân, lá, hoa và đặc điểm chùm hoa hoa, màu sắc quả xanh, vàdạng quả (theo phương pháp trực quan)
- Loại hình sinh trưởng: vô hạn, hữu hạn, bán hữu hạn
3.5.3 Khả năng ra hoa, đậu quả của các giống và đối chứng
- Số chùm hoa/cây (hoa): đếm tất cả các chùm hoa có trên cây,
- Số hoa/chùm
- Tổng số hoa/cây(hoa): tính từ số hoa/chùm x tổng số hoa/cây (đến thờiđiểm thu lần cuối)
- Tổng số quả/ cây (quả): đếm số quả có trên cây
- Tỷ lệ đậu quả (%) = số quả đậu x 100/tổng số hoa
- Tỷ lệ quả thương phẩm (%) = số quả thương phẩm x 100/tổng số quả đậu
- Các chỉ tiêu sinh trưởng, khả năng ra hoa đậu quả theo dõi 5 cây/ô
3.5.4 Chỉ tiêu nghiên cứu về sâu, bệnh hại
- Theo dõi sâu bệnh trên các giống thí nghiệm trong suốt từ gieo (cây con),quá trình sinh trưởng phát triển (cây sau trồng) của các giống cà, chú ý sự gâyhại của các loại sâu bệnh sau:
- Bệnh: bệnh lỡ cổ rễ, bệnh sương mai, bệnh héo rũ vi khuẩn, bệnh thối quả(thán thư), bệnh đốm nâu
- Sâu: sâu xám, sâu ăn lá (sâu xanh), rệp muội, ruồi đục lá (sâu vẽ bùa),sâu đục quả (sâu khoang), ốc sên hại cây con và cây sau trồng
- Sâu hại:
+ Mật độ sâu xám phá hại (con/m2)
Trang 25+ Mật độ sâu xanh ăn lá (con/cây)
+ Tỷ lệ quả bị sâu đục quả phá hại (%)
+ Tỷ lệ lá bị ruồi đục lá phá hại (%)
- Mật độ sâu hại (con/m2) = số sâu hại bắt được/diện tích điều tra
- Sâu xám tiến hành theo dõi toàn bộ ô thí nghiệm, chỉ tiêu về sâu xanh theo dõi 5cây/ô; chỉ tiêu lá bị ruồi đục lá phá hại theo dõi lá 5 cây/ô
- Bệnh hại:
+ Tỷ lệ cây bị bệnh héo rũ và virus (%)
+ Tỷ lệ quả bị bệnh thán thư (%)
Tỷ lệ % cây (hoặc bộ phận cây) bị hại:
F (%) =
100
x N n
Trong đó: n là số cây (hoặc bộ phận cây) bị hại
N là tổng số cây (hoặc bộ phận cây) điều tra
3.5.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Số cây/m2
- Số quả thương phẩm/cây (quả): là những quả ăn được, bán được, quảkhông bị sâu bệnh, không quá bé, không dị dạng
- Khối lượng trung bình quả thương phẩm (g)
- Năng suất lí thuyết (tấn/ha) = số cây/m2 x số quả thương phẩm trungbình/cây x khối lượng trung bình/quả x 104/106
- Năng suất thương phẩm thực thu (tấn/ha) = NS quả thu được thực tế ớtất cả các lần /ô/ giống (tính m2 /ô, m2/giống rồi đổi ra mỗi giống ra 1 ha(tạ/ha)
3.5.6 Một số chỉ tiêu về hình thái và chất lượng quả
- Đặc điểm quả: chiều dài quả, chiều rộng (đường kính quả), độ dày ruộtquả, dày thành quả, màu sắc vỏ, ruột quả, cuống quả, dài cuống quả
- Hình dạng quả, núm quả, rốn quả, độ thẳng- cong quả, mức độ khó hái quả
- Chiều dài quả (cm)
- Đường kính quả (cm)
Trang 26- Chỉ số dạng quả (I = H/D)
Trong đó: I >1,25 quả dài, I<0,8 quả dẹt và I từ 0,8 - 1,25 quả tròn
H là chiều dài quả, D là đường kính quả
- Số ngăn quả (ngăn/ô): cắt đôi quả (theo chiều ngang để đếm )
- Độ dày thành quả (cm)
- Khối lượng quả: dùng cân điện tử để cân có độ chính xác đến gam
- Dài quả, đường kính và độ dày thành quả dùng thước kẹp Panme để đo.mỗi ô lấy 5 quả để xác định các chỉ tiêu trên
+ Đánh giá chất lượng quả bằng phương pháp cảm quan
- Màu sắc quả: xếp theo thứ tự từ đậm đến nhạt (cùng màu), khác màu (xanh,trắng, tím, vàng, sọc xanh…)
- Độ đặc ruột quả: Đánh giá bằng phương pháp cho điểm
Điểm 0: XốpĐiểm 1: Ít đặcĐiểm 2: Đặc
- Độ ngọt quả : Đánh giá bằng phương pháp cho điểm
Điểm 0: Không ngọtĐiểm 1: Ít ngọtĐiểm 2: Ngọt
- Độ đắng quả: Đánh giá bằng phương pháp cho điểm
Điểm 0: ĐắngĐiểm 1: Ít đắngĐiểm 2: Không đắng
- Mùi thơm quả: Đánh giá bằng phương pháp cho điểm
Điểm 0: Không thơmĐiểm 1: Ít thơmĐiểm 2: Thơm
- Độ dòn quả: Đánh giá bằng phương pháp cho điểm
Điểm 0: Rất dònĐiểm 1: Ít dòn
Trang 27Điểm 2: Dòn
3.5.7 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng chương trìnhMicrosoft Excel và chương trình Statistix 9.0