+ Phương pháp tổng hợp và cân đối: Là phương pháp khái quát tình hình tài sản,nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hạch toán qua từng thời kỳ nhất định bằng cách
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TUẤN VIỆT
CHI NHÁNH HUẾ
Giáo viên hướng dẫn: ThS Lê Ngọc Mỹ Hằng
Huế, 12/2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TUẤN VIỆT
CHI NHÁNH HUẾ
Giáo viên hướng dẫn:
ThS Lê Ngọc Mỹ Hằng
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Như Thiện Lớp: K45B - KTKT
Huế, 12/2014
Trang 3Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, quý Công ty cùng toàn thể gia đình bạn bè
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Kế toán- kiểm toán cũng nhưban giám hiệu nhà trường đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho em nhiều kiến thức, đóchính là nền tảng và là hành trang cho em trong sự nghiệp của mình sau này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty TNHH Thương MạiTổng Hợp Tuấn Việt chi nhánh tại Huế , các anh chị trong phòng kế toán đã tạo mọiđiều kiện và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập
Đặc biệt, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên Th.s Lê Ngọc MỹHằng đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực tập vàhoàn thành khóa luận này
Trong quá trình thực tập, vì chưa có kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào lý thuyếtđược học trên giảng đường cùng với thời gian hạn hẹp chắc chắn khóa luận này khôngthể không tránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp củaThầy cô cũng như các anh chị trong Công ty để khóa luận của em có thể hoàn thiệnhơn và em có thể có nhiều kinh nghiệm hơn để áp dụng vào thực tiễn trong tương lai
Em xin chân thành cảm ơn !
Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viênNguyễn Thị Như Thiện
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU vii
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Khái quát các nghiên cứu trước 3
7 Kết cấu đề tài 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 5
1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại 5
1.1.3 Đặc điểm hoạt động mua hàng và bán hàng 6
1.1.3.1 Hoạt động mua hàng 6
1.1.3.2 Hoạt động bán hàng 7
1.2 Tổng quan vế kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 11
1.2.1 Doanh thu 11
1.2.1.1 Doanh thu bán hàng 11
1.2.1.2 Các khoản giảm trừ doanh thu 12
1.2.1.3 Doanh thu tài chính 12
1.2.1.4 Thu nhập khác 13
Trang 51.2.2.1 Giá vốn hàng bán 13
1.2.2.2 Chi phí bán hàng 13
1.2.2.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp 14
1.2.2.4 Chi phí tài chính 14
1.2.2.5 Chi phí khác 14
1.2.2.6 Chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp 15
1.2.3 Xác định kết quả kinh doanh 16
1.3 Ý nghĩa của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 16
1.4 Nội dung kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 18
1.4.1 Nội dung kế toán doanh thu 18
1.4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng 18
1.4.1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 20
1.4.1.3 Kế toán doanh thu tài chính 23
1.4.2 Kế toán các khoản chi phí 27
1.4.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán 27
1.4.2.2 Kế toán chi phí bán hàng 29
1.4.2.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 32
1.4.2.4 Kế toán chi phí tài chính 34
1.4.2.5 Kế toán chi phi khác 35
1.4.2.6 Kế toán chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp 37
1.4.3 Kế toán xác định kinh doanh 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TUẤN VIỆT CHI NHÁNH TẠI HUẾ 40
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Tuấn Việt 40
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt 40
2.1.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt 40
2.1.1.2 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Tuấn Việt chi nhánh tại Huế 40
2.1.2 Các ngành hàng kinh doanh 41
Trang 62.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Tuấn Việt
chi nhánh Huế 41
2.1.1.3 Chức năng 41
2.1.1.4 Nhiệm vụ 41
2.1.4 Nguồn lực công ty 42
2.1.1.5 Tình hình sử dung lao động qua 3 năm 2011-2013 42
2.1.1.6 Tình hình tài sản và nguồn vốn 44
1.4.3.1 Tình hình kết quả kinh doanh 51
2.1.5 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty 55
2.1.6 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Tuấn Việt nhánh tại Huế 56
1.4.3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán 56
1.4.3.3 Hình thức ghi sổ kế toán 58
1.4.3.4 Hệ thống tài khoản và báo cáo sổ sách 60
1.4.3.5 Chế độ kế toán áp dụng 60
2.2 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Tuấn Việt chi nhánh Huế 61
2.2.1 Kế toán doanh thu 61
2.2.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng 61
2.2.1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 65
2.2.1.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 69
2.2.1.4 Kế toám thu nhập khác 69
2.2.2 Kế toán các khoản mục chi phí 73
2.2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán 73
2.2.2.2 Kế toán chi phí bán hàng 75
2.2.2.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 79
2.2.2.4 Kế toán chi phí tài chính 84
2.2.2.5 Kế toán chi phí khác 84
2.2.2.6 Kế toán chi phí Thuế TNDN 85
Trang 7CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP CHI NHÁNH HUẾ 90
3.1 Đánh giá công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Tuấn Việt chi nhánh tại Huế 90
3.1.1 Ưu điểm 90
3.1.1.1 Về công tác kế toán chung 90
3.1.1.2 Hệ thống tài khoản 91
3.1.1.4 Kĩ thuật hạch toán 92
3.1.2 Nhược điểm 92
3.1.2.1 Về công tác kế toán chung 92
3.1.2.2 Hệ thống tài khoản 93
3.1.2.3 Hệ thống chứng từ và sổ sách 93
3.1.2.4 Kĩ thuật hạch toán 94
3.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của Công ty 94
3.2.1 Về công tác kế toán chung 94
3.2.2 Hệ thống tài khoản 95
3.2.3 Hệ thống sổ sách và chứng từ 95
3.2.4 Về kĩ thuật hạch toán 96
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
I KẾT LUẬN 97
II KIẾN NGHỊ 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 1 : Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng 20
Sơ đồ 1 2: Sơ đồ hạch toán Kế toán chiết khấu thương mại 22
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán Kế toán hàng bán bị trả lại 22
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán Kế toán giảm giá hàng bán 23
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 25
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác 26
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ Kế toán giá vốn hàng bán 28
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán 29
Sơ đồ 1.9: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng 31
Sơ đồ 1.10: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 33
Sơ đồ 1.11:Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính 35
Sơ đồ 1.12: Sơ đồ hạch toán chi phí khác 36
Sơ đồ 1.13: Sơ đồ hạch toán Thuế TNDN hiện hành 37
Sơ đồ 1.14: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh 39
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty 55
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Tuấn Việt chi nhánh Huế 56
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 59
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1: Thống kê đề tài khóa luận trên thư viện Trường Đại học kinh tế Huế 4
Bảng 2 1 : Tình hình biến động nguồn lao động của công ty qua 3 năm 2011-2013 .42 Bảng 2 2: Tình hình biến động tài sản của Công ty 46
Bảng 2 3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2011-2013 51
DANH MỤC BIỂU Biểu mẫu 2.1: Phiếu giao hàng và thanh toán 62
Biểu mẫu 2.2: Phiếu xuất kho kiêm giao hàng 61
Biểu mẫu 2.3: Hóa đơn GTGT 63
Biểu mẫu 2.4: Sổ chi tiêt doanh thu bán hàng 64
Biểu mẫu 2.5: Phiếu tổng hợp trả hàng 67
Biểu mẫu 2.6: Sổ chi tiết tài khoản 531000 68
Biểu mẫu 2.7: Biên bản giao nhận 70
Biểu mẫu 2.8: Phiếu nhập kho hàng hàng khuyến mãi 71
Biểu mẫu 2.9: Sổ chi tiết tài khoản 711800 72
Biểu mẫu 2.10: Sổ chi tiết tài khoản 632100 74
Biểu mẫu 2.11: Hóa đơn GTGT công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế 76
Biểu mẫu 2.12: Phiếu chi 77
Biểu mẫu 2.13: Số chi tiết TK 641000 78
Biểu mẫu 2.14: Giấy đề nghị thanh toán 80
Biểu mẫu 2.15: Phiếu chi tiền điện thoại tháng 9/2014 81
Biểu mẫu 2.16: Sổ chi tiết tài khoản 642703 82
Biểu mẫu 2.17: Hóa đơn GTGT thu phí dịch vụ của Viettin Bank chi nhánh Huế 83
Biểu mẫu 2.18: Phiều chi chuyển trả tiền hàng công ty mẹ 84
Biểu mẫu 2.19: Sổ chi tết tài khoản 911300 88
Biểu mẫu 2.20: Sổ chi tiết tài khoản 911100 89
Trang 12Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế tínhđộc lập, tự chủ trong các doanh nghiệp ngày càng cao hơn Mỗi doanh nghiệp phải năngđộng sáng tạo trong kinh doanh, phải chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh củamình, bảo toàn được vốn kinh doanh và quan trọng hơn là kinh doanh có lãi Muốn nhưvậy các doanh nghiệp phải nhận thức được vị trí khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá vì nóquyết định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp có thunhập bù đắp chi phí bỏ ra, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà Nước
Bên cạnh đó, mục đích hoạt động của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận Đây
là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường Do vậy bên cạnhcác biện pháp quản lý chung, việc tổ chức hợp lý công tác kế toán doanh thu là rất cầnthiết giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời và chính xác để đưa ra quyết địnhkinh doanh đúng đắn
Xuất phát từ đó, qua thời gian thực tập ở công ty TNHH Thương Mại Tổng HợpTuấn Việt tôi Công ty luôn quan tâm tới việc tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm thuđược lợi nhuận lớn nhất Nhận thấy tầm quan trọng của công tác kế toán, đặc biệt là kếtoán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh cũng như mong muốn tìm hiểu công
tác kế toán tại đơn vị kinh doanh dịch vụ, tôi quyết định đề tài “Thực trạng công tác
kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Tuấn Việt chi nhánh tại Huế ”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được các mục đích sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quảkinh doanh tại công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Tuấn Việt chi nhánh tại Huế
- Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhtại công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Tuấn Việt chi nhánh tại Huế
Trang 13- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung, kế toándoanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thương Mại Tổng HợpTuấn Việt chi nhánh tại Huế
3 Đối tượng nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu và thực tập tại công ty TNHH Thương Mại Tổng HợpTuấn Việt chi nhánh tại Huế, khóa luận đi sâu nghiên cứu phần hành kế toán doanh thu
và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Tuấn Việtchi nhánh tại Huế
4 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: đề tài nghiên cứu tại công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp TuấnViệt chi nhánh tại Huế
- Thời gian:
• Số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2011-2013
• Số liệu về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh quý IV /2014
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu: Đọc, tham khảo, tìm hiểu các
giáo trình do các giảng viên biên soạn để giảng dạy, các sách ở thư viện và một số bàiluận văn của khóa trước để có cơ sở cho đề tài nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn: Trong quá trình thực tập nhờ sự giúp đỡ của các anh
chị trong công ty em đã phỏng vấn và tìm hiểu sâu vào công tác kế toán
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Được áp dụng để thu thập số liệu thô
của công ty, sau đó toàn bộ số liệu thô được xử lý và chọn lọc để đưa vào khóa luậnmột cách chính xác, khoa học, đưa đến cho người đọc những thông tin hiệu quả nhất
- Phương pháp thống kê: Dựa trên những số liệu đã được thống kê để phân tích,
so sánh, đối chiếu từ đó nêu lên những ưu điểm, nhược điểm trong công tác kinhdoanh nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho công ty nói chung và chocông tác kế toán doanh thu nói riêng
Trang 14- Phương pháp so sánh: Xác định mức độ tăng giảm của các chỉ tiêu qua các năm
trên báo cáo tài chính
- Phương pháp kế toán: Kiểm tra việc hạch toán tại đơn vị có phù hợp với chuẩn
mực kế toán hiện hành của Bộ Tài chính hay không
+ Phương pháp chứng từ: Là phương pháp phản ánh các hoạt động kinh tế tàichính phát sinh vào các bảng chứng từ kế toán phục vụ cho công tác kế toán và côngtác quản lý
+ Phương pháp tính giá các đối tượng kế toán: Là phương pháp kế toán sử dụngthước đo tiền tệ để xác định giá trị thực tế của đối tượng kế toán theo những nguyêntắc nhất định
+ Phương pháp đối ứng tài khoản: Là phương pháp thông tin kiểm tra về sự vậnđộng của tài sản, nguồn vốn trong quá trình kinh doanh theo mối quan hệ biện chứngđược phản ánh trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua sử dụng hệ thống tàikhoản kế toán
+ Phương pháp tổng hợp và cân đối: Là phương pháp khái quát tình hình tài sản,nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hạch toán qua từng thời
kỳ nhất định bằng cách lập các báo cáo có tính tổng hợp và cân đối như: bảng cân đối kếtoán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…
6 Khái quát các nghiên cứu trước
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh có vai trò quan trọng đối vớicác doanh nghiệp hiện nay, giúp các nhà quản trị hoạch định kế hoạch phát triển, tănglợi nhuận Do đó việc nghiên cứu công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinhdoanh để đưa ra các biện pháp cải thiện, nâng cao hiệu quả là rất cần thiết
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài trên, em nhận thấy đã có rấtnhiều khóa luận của hai khóa 43 và khóa 44, khoa Kế toán – Kiểm toán trên thư việnTrường Đại học Kinh tế-Đại học Huế làm về đề tài này Các bài khóa luận đều cónhững ưu điểm và hạn chế riêng
Trang 15Bảng 1 1: Thống kê đề tài khóa luận trên thư viện Trường Đại học kinh tế Huế
Thông qua bảng số liêu, ta có thể thấy được đề tài :"Kế toán Doanh thu và Xácđịnh kết quả kinh doanh" chiếm khoảng 1/5 Tổng số khóa luận thực hiện trong mỗinăm Đề tài này được thực hiện ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau: Lĩnh vựcthương mại, sản xuất, dịch vụ, xây dựng, sản xuất kinh doanh Đối với lĩnh vực thươngmại, đề tài này chiếm khoảng 1/5 tổng số khóa luận về đề tài kế toán Doanh thu vàXác định kết quả kinh doanh
7 Kết cấu đề tài
Đề tài nghiên cứu được thực hiện gồm 3 phần
Phần I : Đặt vấn đề
Phần II : Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhtại công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Tuấn Việt chi nhánh tại Huế
- Chương 2: Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinhdoanh tại công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Tuấn Việt chi nhánh tại Huế
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quảkinh doanh tại công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Tuấn Việt chi nhánh tại Huế.Phần III : Kết luận
Trang 16PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại
1.1.1 Khái niệm
Thương mại
Theo Bách khoa toàn thư mởWikipedia: “ Thương mại là hoạt động trao đổi của
cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhậnlại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khácnhư trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter) Trong quá trình này, ngườibán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ cho người mua, đổi lại người mua
sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó”
Thương mại1: là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm mục tiêusinh lợi của các chủ thể kinh doanh Theo nghĩa hẹp thi thương mại là quá trinh mua,bán hàng hoá trên thị trường, là lĩnh vực lưu thông, phân phối hàng hoá
Hoạt động kinh doanh thương mại
Hoạt động kinh doanh thương mại2: là hoạt động lưu thông phân phối hàng hóa trênthị trường buôn bán của từng quốc gia riêng biệt hoặc giữa các quốc gia với nhau, thựchiện quá trình lưu thông chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất, nhập khẩu tới nơi tiêu dùng
Hoạt động kinh doanh thương mại có nhiều đặc điểm khác biệt so với các ngànhsản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, trong đó, những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng tới
tổ chức công tác kế toán như sau:
- Hoạt động kinh doanh thương mại là tổ chức quá trình lưu hàng hóa sản xuất
1 Trần Thị Hồng Mai ,Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại, NXB Giáo dục-2009, trang 4
Trang 17đến nơi tiêu dùng Địa bàn hoạt động có thể trong nước hoặc ngoài nước Khi thực
hiện hoạt động này, doanh nghiệp phải nắm vững nhu cầu thị trưòng, huy động và sửdụng hợp lý các nguồn hàng nhằm thoả mãn tốt mọi nhu cầu xã hội Ngoài ra, trongquá trình thực hiện lưu thông hàng hoá, các doanh nghiệp thương mại còn có thể tiếptục quá trình sản xuất lưu thông qua việc tổ chức vận chuyển, tiếp nhận, phân loại, sơchế, và thực hiện dự trữ hàng hoá Để tổ chức các kênh phân phối bán lẻ, bán buôn,các doanh nghiệp phải có mạng lưới cửa hàng bán lẻ, đại lý hợp lý
1.1.3 Đặc điểm hoạt động mua hàng và bán hàng.
1.1.3.1 Hoạt động mua hàng
a Khái niệm
Mua hàng4: là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá, là quan hệtrao đổi giữa người mua và người bán về trị giá hàng hoá thông qua quan hệ thanhtoán tiền hàng, là quá trình vốn doanh nghiệp chuyển hoá từ hình thái tiền tệ sang hìnhthái hàng hoá
b Các phương thức mua hàng
Đối với hoạt động kinh doanh thương mại, hoạt động mua hàng bao gồm: muahàng trong nước (hay mua hàng nội địa) và mua hàng nhập khẩu (mua hàng của cácquốc gia khác)
thể được thực hiện theohai phương thức: phương thức mua hàng trực tiếp vàphương thức chuyển hàng
• Mua hàng theo phương thức trực tiếp: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết,
doanhnghiệp cử cán bộ nghiệp vụ mang giấy uỷ nhiệm nhận hàng đến đơn vị bán đểnhận hàng theo quy định trong hợp đồng hay để mua hàng trực tiếp tại cơ sở sản xuất,tại thị trường và chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá về doanh nghiệp
• Mua hàng theo phương thức chuyển hàng: Bên bán căn cứ vào hợp đồng kinh
tế đã ký kết hoặc đơn đặt hàng, chuyển hàng tới cho bên mua, giao hàng tại kho củabên mua hay tại địa điểm do bên mua quy định trước
4Bài giảng Kế toán tài chính 2 Nguyễn Thị Thanh Huyền – ĐH Kinh tế Huế, Trang 1
Trang 18hàng nhậpkhẩu cũng có thể được tiến hành theo hai phương thức: nhập khẩu trực tiếp
và nhập khẩu uỷ thác
• Nhập khẩu trực tiếp: là phương thức kinh doanh mà trong đó đơn vị tham gia
hoạt động nhập khẩu trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài; trực tiếpnhận hàng và thanh toán tiền hàng
• Nhập khẩu uỷ thác: là phương thức kinh doanh mà trong đó đơn vị tham gia
hoạt động nhập khẩu (có đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu, có giấy phép xuất nhập khẩu) không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải nhờ qua mộtđơn vị xuất - nhập khẩu có uy tín thực hiện hoạt động nhập khẩu cho mình
-c Phương pháp xác định giá trị hàng nhập kho5
Giá thực tế của hàng nhập kho được xác định theo từng hàng nhâp:
Đối với hàng hóa mua ngoài nhập kho thì giá thực tế của hàng nhập bao gồm:+ Giá hóa đơn: Giá mua ghi trên hóa đơn (chưa có thuế GTGT)
+ Thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.+ Các khoản thuế không hoàn lại ( thuế nhập khẩu, thuế TTĐB…)
+ Các khoản giảm giá được người bán hàng chấp nhận, ghi giảm giá thực tế củahàng nhập kho
Đối với các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng ở các doanh nghiệpthương mại như chi phí vận chuyển, bốc dở… thì không tính vào giá thực tế của hàngnhập kho mà được tập hợp riêng và phân bố trực tiếp vào giá vốn của hàng bán
Đối với hàng gia công xong nhập kho thì giá thực tế của hàng hóa nhập kho làgiá trị thực tế hàng hóa xuất kho và chi phí phát sinh trong quá trình gia công như chiphí vận chuyển bốc dỡ, tiền thuê gia công, chi phí nhân viên…
- Đối với hàng hóa gửi bán, đã bán bị khách hàng trả lại, nhập kho thì giá trịthực tế nhập kho là giá trị thực tế đã xác định tại thời điểm bán hoặc gửi bán
1.1.3.2 Hoạt động bán hàng
a Khái niệm
Bán hàng6: Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh
Trang 19của doanh nghiệp thương mại, là quá trình người bán chuyển giao quyền sở hữu hànghoá cho người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền ở người mua
b Các cách thức mua hàng
Trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ hàng hóa được thực hiện theo nhiều phươngthức khác nhau, theo đó hàng hóa được vận động đến tay người tiêu dùng Việc lựachọn và áp dụng linh hoạt các phương thức tiêu thụ đã góp phần không nhỏ vào thựchiện kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp Hiện nay các doanh nghiệp thường sử dụngcác phương thức bán hàng sau:
Phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng
Trường hợp giao hàng cho khách hàng trực tiếp tại kho của doanh nghiệp hoặctại các phân xưởng sản xuất không qua kho thì số sản phẩm này khi đã giao cho kháchhàng được chính thức coi là tiêu thụ
Trường hợp giao hàng tại kho của bên mua hoặc tại một địa điểm nào đó đãquy định trước trong hợp đồng: sản phẩm khi xuất kho chuyển đi vẫn còn thuộcquyền sở hữu của doanh nghiệp Khi được bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanhtoán về số hàng đã chuyển giao thì số hàng đó được xác định là tiêu thụ
Phương thức tiêu thụ qua đại lý
Đối với đơn vị có hàng ký gởi: khi xuất hàng cho các đại lý hoặc các đơn vịnhận bán hàng ký gởi thì số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp chođến khi được tiêu thụ Khi bán được hàng ký gởi, doanh nghiệp sẽ trả cho đại lý hoặcbên nhận ký gởi một khoản hoa hồng tính theo tỷ lệ % trên giá ký gởi của số hàng kýgởi thực tế đã bán được Khoản hoa hồng phải trả này được doanh nghiệp hạch toánvào chi phí bán hàng
Đối với đại lý hoặc đơn vị nhận bán hàng ký gởi: số sản phẩm, hàng hóa nhậnbán ký gởi không thuộc quyền sở hữu của đơn vị này Doanh thu của các đại lý chính
là khoản hoa hồng được hưởng Trong trường hợp đại lý bán đúng giá ký gởi của chủhàng và hưởng hoa hồng thì không phải tính và nộp thuế GTGT đối với hàng hóa bánđại lý và tiền thu về hoa hồng
Phương thức bán hàng trả góp
Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao
Trang 20được xác định là tiêu thụ Khách hàng sẽ thanh toán một phần tiền hàng ở ngay lần đầu
để được nhận hàng, phần còn lại sẽ được trả dần trong một thời gian nhất định và phảichịu một khoản lãi suất đã được quy định trước trong hợp đồng Khoản lãi do bán trảgóp không được phản ánh vào tài khoản doanh thu (TK 511), mà được hạch toán nhưkhoản doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp (TK 515) Doanh thu bán hàngtrả góp phản ánh vào TK 511 được tính theo giá bán tại thời điểm thu tiền một lần
Phương thức hàng đổi hàng
Theo phương thức đổi hàng, người bán đem sản phẩm, hàng hóa của mình để đổilấy sản phẩm, hàng hóa của người mua Giá trao đổi là giá bán sản phẩm, hàng hóa đótrên thị trường
c Xác định giá trị hàng xuất kho
Trên thực tế để quản lý và kế toán hàng tồn kho nói chung người ta có thể sửdụng một trong hai phương pháp bao gồm phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm
kê định kỳ Việc lựa chọn phương pháp kế toán nào cho phù hợp tùy thuộc vào đặcđiểm của bản thân loại hàng tồn kho mà doanh nghiệp đang nắm giữ Lựa chọnphương pháp này hay phương pháp khác có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính giá hàngtồn kho, do vậy doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để vận dụng cho tốt
Phương pháp kê khai thường xuyên:
Là phương pháp theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tinh hìnhnhập, xuất, tồn kho của hàng tồn kho như nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm trên sổ
kế toán sau mỗi nghiệp vụ nhập hoặc xuất hàng tồn kho Theo phương pháp kế toán kêkhai thường xuyên, vào mọi thời điểm người ta có thể tính được giá trị hàng tồn khotheo công thức dưới đây:
Trị giá HTK xuất trong kỳ
Phương pháp kiểm kê định kỳ:
Là phương pháp kế toán hàng tồn kho mà trong kỳ chỉ theo dõi các nghiệp vụnhập vào, cuối kỳ tiến hành kiểm kê hàng tồn kho rồi từ đó xác định giá trị hàng tồnkho xuất trong lỳ theo công thức sau đây:
Trang 21xuất trong kỳ tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ
Các phương pháp xác định giá trị hàng xuất kho
Theo chuẩn mực số 02- Hàng tồn kho, có 4 phương pháp tính giá xuất kho sau:
Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)
Theo phương pháp nhập trước xuất trước: Hàng tồn kho xuất ra được tính
theo giá của lô hàng nhập trước nhất, nếu không đủ về mặt số lượng thì lấy tiếp giá của
lô hàng nhập vào tiếp theo theo thứ tự từ trước đến sau
Theo phương pháp nhập sau xuất trước: Hàng tồn kho xuất ra được tính theo
giá của lô hàng nhập sau cùng, nếu không đủ về mặt số lượng thì lấy tiếp giá của lôhàng nhập trước lô hàng sau cùng và cứ như vậy tính ngược lên theo thời gian
Theo phương pháp giá đích danh: Giá trị hàng tồn kho xuất ra thuộc lần nhập
nào thì lấy đích danh giá nhập kho của lần nhập đó làm giá xuất kho
Theo phương pháp đơn giá bình quân: Vào cuối mỗi kỳ kế toán phải xác định
đơn giá bình quân của hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá xuất kho theocông thức sau đây:
Đơn giá
bình quân cả kỳ =
Trị giá HTK đầu kỳ + Trị giá HTK nhập trong kỳ
Số lượng HTK tồn đầu kỳ + Số lượng HTK nhập
trong kỳ
Ngoài ra, người ta còn có thể tính đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập hoặccó thểtính đơn giá bình quân của hàng tồn kho cuối kỳ trước theo hai công thức sau đây:
Đơn giá bình quân cuối kỳ trước =
Trị giá HTK đầu kỳ (hay cuối kỳ trước)
Số lượng HTK tồn đầu kỳ
Trang 221.2 Tổng quan vế kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
b Xác định doanh thu
Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản thu đã thu hoặc sẽ thu được Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanhnghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lýcủa các khoản thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại,chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại
Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanhthu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu đượctrong tương lai về giá trịthực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiệnhành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa
sẽ thu được trong tương lai
c Điều kiện ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi thỏa mãn 5 điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyềnsởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được
Trang 23lợi ích kinh tế từ giao dịch Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụthuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắnnày đã xử lý xong (ví dụ, khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chính phủ nước sở tại
có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở nước ngoài về hay không) Nếu doanh thu đãđược ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phảithu này là không thu được thì phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
mà không được ghi giảm doanh thu Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắnthu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà khôngghi giảm doanh thu Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòiđược thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi
1.2.1.2 Các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu phản ánh các khoản phát sinh làm giảm doanh thutrong kì của doanh nghiệp Các khoản giảm trừ gồm:
khách hàng mua hàng với khối lượng lớn
chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ
bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
1.2.1.3 Doanh thu tài chính 8
Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản doanh thu do hoạt động đầu tư tàichính hoặc do kinh doanh Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm:
• Thu nhập là lợi tức cho vay do bên đi vay thanh toán
• Thu nhập về cho thuê tài chính gồm cả số tiền trả theo giá vốn và lợi tức chothuê do bên đi thuê thanh toán
• Thu nhập lợi tức cổ phiếu, trái phiếu và chênh lệch giá bán với giá vốn của cácchứng khoán bán ra
• Lợi nhuận nhận được từ chủ liên doanh, chủ công ty liên kết, công ty con mang lại
8GVC Phan Đình Ngân, ThS Hồ Phan Minh Đức, Giáo trình kế toán tài chính 1, NXB Đại học Huế, trang 291
Trang 24• Các khoản chiết khấu thanh toán được nhận từ bên bán hàng và cung cấp dịch vụ.
• Lợi tức bên mua thanh toán về mua hàng trả chậm
• Lãi tiền gửi
• Lãi tỷ giá hối đoái…
1.2.1.4 Thu nhập khác 9
Thu nhập khác: Là khoản thu làm tăng nguồn vốn chủ sỡ hữu, bao gồm cáckhoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo radoanh thu, gồm:
• Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ;
• Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;
• Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;
• Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước;
• Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập;
• Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại;
1.2.2.2 Chi phí bán hàng 10
Chi phí bán hàng: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao độngsống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình bảo quản,tiêu thụ và phục vụ trực tiếp cho quá trình tiêu thụ hàng hoá Chi phí bán hàng trongcác doanh nghiệp thương mại bao gồm: tiền lương, tiền công, chi phí vật liệu, bao bì,chi phí mua ngoài… liên quan đến hoạt động bán hàng
9 Đoạn 03 và 30, chuẩn mực số 14, Doanh thu và thu nhập khác, Ban hành và công bố theo Quyết định số
Trang 251.2.2.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí vềlao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trìnhquản trị kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác liên quan đến toàndoanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp trong các doanh nghiệp thương mại baogồm: lương, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, chi phí vật liệu…liênquan đến hoạt động quản lý
1.2.2.4 Chi phí tài chính 11
Chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến cáchoạt động tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗchuyển nhượng, chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, khoản lập
và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản chênh lệch
Giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý nhượng bán
Chi phí liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốnliêndoanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác
Số tiền doanh nghiệp bị phạt do vi phạt hợp đồng kinh tế
Bị phạt thuế, truy nộp thuế
Chi cho tài trợ, viện trợ, biếu tặng
Kiểm kê phát hiện thiếu tài sản cố định, xử lý ghi vào chi phí khác
11Theo PGS.TS Võ Văn Nhị, Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, trường Đại học kinh tế TP.
Hồ Chí Minh
Trang 261.2.2.6 Chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp 12
a Khái niệm
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh
nghiệp): Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại(hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xácđịnh lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ
Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc
thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp củanăm hiện hành
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp
trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanhnghiệp trong năm hiện hành
Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của một
kỳ, được xác định theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là
cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được)
b Cách tính Thuế thu nhập doanh nghiệp
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tínhthuế nhân với thuế suất
Thuế TNDN
phải nộp =
(Thu nhập tính thuế -
Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập
tính thuế =
Thu nhập chịu thuế -
Thu nhập được miễn thuế +
Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất,kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuếxác định như sau:
Thu nhập = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu
Trang 27chịu thuế nhập khác
1.2.3 Xác định kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh: là kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp trong một kì kế toán nhất định, hay kết quả kinh doanh là biểuhiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt độngkinh tế đã được thực hiện Kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng lãi (nếu doanh thulớn hơn chi phí) hoặc lỗ (nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí)
Quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp gồm 3 hoạt động chính: hoạt độngsản xuất kinh doanh ( hoạt động chính), hoạt động tài chính, hoạt đông khác
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Là số còn lại của doanh thu thuần sau khi trừ giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất chế biến, kết quả hoạt động sản xuất thương mại, hoạt động lao vụ, dịch vụ.
Kết quả hoạt
động SXKD =
Doanh thu thuần -
Giá vốn hàng bán
- Chi phí QLDN -
Chi phíbán hàng
Kết quả hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập thuầnthuộc hoạt động tài chính với các khoản chi phí thuộc hoạt động tài chính
Kết quả hoạt động khác: Là số còn lại của các khoản thu nhập khác (ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp) sau khi trừ các khoản chi phí khác như: nhượng bán, thanh lý tài sản
Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
1.3 Ý nghĩa của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Doanh thu và kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng để đánh giá chính xác hiệuquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua từng kỳ kế toán Doanh nghiệp có thể
có doanh thu rất cao, tuy nhiên nếu không kiểm soát được các khoản chi phí trongdoanh nghiệp dẫn đến doanh thu không thể bù đắp được các chi phí bỏ ra thì lúc đó kếtquả kinh doanh cũng không đạt hiệu quả như mong muốn Vì vậy kế toán doanh thu vàxác định kết quả kinh doanh là hai mặt của một vấn đề, chúng có mối quan hệ mật
Trang 28thiết với nhau và đóng vai trò vô cùng quan trọng:
Đối với doanh nghiệp: Việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giúp các nhà quản trị doanhnghiệp nắm bắt được thực trạng từng loại hoạt động trong doanh nghiệp, đánh giáđược tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định,phương hướng phát triển nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Cũngcăn cứ vào việc xác định kết quả kinh doanh để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ vớiNhà nước, thực hiện việc phân phối cũng như tái đầu tư sản xuất kinh doanh
Đối với nhà đầu tư: Thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và xác định kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính, các nhà đầu tư sẽ phân tíchđánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp đê có các quyết định đầu tư đúng đắn.Đối với nhà cung cấp: Kết quả kinh doanh, lịch sử thanh toán là căn cứ giúp họ
có quyết định bán hàng hay không cho đơn vị hoặc sử dụng phương thức thanh toánhợp lý để tránh rủi ro khi thanh toán tiền hàng
Đối với các tổ chức tài chính trung gian: thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, chiphí và kết quả kinh doanh để đưa ra quyết định cho vay vốn đầu tư
Đối với nhà nước: Trên cơ sở số liệu về doanh thu, chi phí và xác định kết quảkinh doanh của doanh nghiệp, cơ quan thuế xác định các khoản thuế phải thu, đảm bảonguồn thu cho ngân sách quốc gia Từ đó, Nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đảm bảođiều kiện về chính trị an ninh xã hội tốt nhất
Thông qua tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của các doanh nghiệp, cácnhà hoạch định chính trị quốc gia sẽ có cơ sở đề ra các giải pháp phát triên nền kinh tế,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thông qua chính sách tiền tệ, chính sáchthuế, và các khoản trợ cấp, trợ giá
Trang 291.4 Nội dung kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
1.4.1 Nội dung kế toán doanh thu
1.4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng
a Chứng từ và sổ sáchsử dụng
- Hóa đơn GTGT
- Hóa đơn bán hàng thông thường
- Hóa đơn cước phí vận chuyển
- Phiếu Xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Bảng kê bán lẽ hàng hóa
- Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý
- Phiếu thu
- Giấy báo có của ngân hàng
- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi, thẻ quầy hàng
- Chứng từ khác liên quan (nếu có)
- Sổ kế toán: Sổ theo dõi chi tiết doanh thu bán hàng, Sổ kế toán tổng hợpdoanh thu bán hàng
b Tài khoản sử dụng
Để hạch toán doanh thu các doanh nghiệp thường phải sử dụng tài khoản 511,
512 và các tài khoản liên quan như sau: TK 111, 112, 131, 333, 521, 531, 338, 911
Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản 511 gồm có 5 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5111: Doanh thu bán hàng hóa
Tài khoản 5112: Doanh thu bán các thành phẩm
Tài khoản 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
Tài khoản 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá
Tài khoản 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
Trang 30TK 511
Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải
nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng
và đã được xác định là đã bán trong kỳ kế toán;
Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp
thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp;
Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
“Xác định kết quả kinh doanh”
- Doanh thu bán sảnphẩm, hàng hoá, bất độngsản đầu tư và cung cấpdịch vụ của doanh nghiệpthực hiện trong kỳ kếtoán
TK 511 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 512: Doanh thu bán hàng nội bộ
Doanh thu bán hàng nội bộ có 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5121: Doanh thu bán hàng hóa
Tài khoản 5122: Doanh thu bán các thành phẩm
Tài khoản 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 512
Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán
đã chấp nhận trên khối lượng sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ đã bán nội bộ kết chuyển cuối kỳ kế toán;
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ đã bán nội bộ;
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp
của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ;
Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ thuần sang Tài
khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”
hàng nội bộ của đơn vịthực hiện trong kỳ kếtoán
TK 511 không có số dư cuối kỳ
c Phương pháp hạch toán
Trang 31TK 333 TK 511, 512 TK 111, 112, 131, 136 Thuế XK, thuế TTĐB phải nộp Doanh nghiệp áp dụng
NSNN, thuế GTGT phải nộp phương pháp trực tiếp
(DN áp dụng phương pháp trực tiếp) (Tổng giá thanh toán)
TK 521, 531, 532
Cuối kỳ, K/C CKTM, HBBTL DN áp dụng phương pháp
GGHB phát sinh trong kỳ khấu trừ
(giá chưa thuế GTGT)
TK 333 (33311)
TK 911
doanh thu thuần đầu ra
Sơ đồ 1 1 : Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng
1.4.1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
a Chứng từ và sổ sách sử dụng
- Hóa đơn bán hàng
- Phiếu chi
- Hóa đơn, biên bản hoặc văn bản trả lại của người mua
- Phiếu nhập kho hàng bị trả lại
- Công văn đề nghị giảm giá hoặc chứng từ giảm giá có sự đồng ý của cả ngườimua và người bán
b.Chứng từ sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 521: Chiết khấu thương mại
Kế toán TK 521 có 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5211: Chiết khấu hàng hóa
Trang 32 Tài khoản 5212: Chiết khấu thành phẩm
Tài khoản 5213: Chiết khấu dịch vụ
TK 521
- Ghi nhận số chiết khấu thương mại đã
chấp thuận cho khách hàng được hưởng
- Ghi nhận trị giá của CKTM trong kỳkết chuyển vào tài khoản 511 “Doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.
Kế toán sử dụng tài khoản 531-Hàng bán bị trả lại
TK 531
- Ghi nhận trị giá hàng bán bị trả lại, đã
trả tiền cho khách hàng hoặc tính trừ vào
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ
và cung cấp dịch vụ” để xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ
Trang 33TK 511 Doanh thu không Cuối kỳ, K/C CKTM
có thuế GTGT sang TK DT bán hàng
Sơ đồ 1 2: Sơ đồ hạch toán Kế toán chiết khấu thương mại
Hàng bán bị trả lại
TK 111, 112, 131 TK 531 TK 511, 512
Doanh thu bị trả lại (có cả thuế GTGT) Cuối kỳ, K/C doanh thu
của đơn vị áp dụng phương pháp trực tiếp bị trả lại phát sinh
trong kỳDoanh thu hàng bán bị trả lại
Doanh nghiệp áp dụng (không có phương pháp khấu trừ thuế GTGT)
TK 333 (33311) Thuế GTGT
Chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại
Trang 34Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán Kế toán hàng bán bị trả lại
TK 111, 112, 131 TK 531 TK 511, 512
Doanh thu do giảm giá hàng bán Cuối kỳ, K/C tổng số
Doanh nghiệp áp dụng phương pháp giảm giá hàng bán
trực tiếp phát sinhtrong kỳ Doanh thu do giảm giá hàng bán
Doanh nghiệp áp dụng (không có
phương pháp khấu trừ thuế GTGT)
TK 333 (33311) Thuế GTGT
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán Kế toán giảm giá hàng bán
1.4.1.3 Kế toán doanh thu tài chính
a Chứng từ sử dụng
- Thông báo lãi tiền gửi
- Biên bản đối chiếu công nợ
- Phiếu thu, Giấy báo có…
Trang 35 Kết chuyển doanh thu
hoạt động tài chính thuần
sang Tài khoản 911 - “Xác
định kết quả kinh doanh”
Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia;
Lãi do nhượng bán các khoản đầu tư vào công
ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết;
Chiết khấu thanh toán được hưởng;
Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạtđộng kinh doanh;
Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán ngoại tệ;
Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tàichính các khoản mực tiền tệ có gốc ngoại tệ củahoạt động kinh doanh;
Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinhtrong kỳ
c Phương pháp hạch toán
Trang 36Lãi tỷ giá, lãi tiền cho vay, lãi trái phiếu
cổ tức được chia
Bán ngoại tệ (Tỉ giá ghi sổ) (Tỉ giá thực tế)
Cuối kỳ K/C
doanh thu hoạt động Mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ
tài chính bằng ngoại tệ Tỉ giá thực tế
Lãi tỷ giá
TK 121, 221 Dùng cổ tức lợi nhuận được chia
bổ sung vốn góp
TK 331 Chiết khấu thanh toán được hưởng
TK 413 K/C lãi tỉ giá hối đoái do đánh giá lại
số dư cuối kỳ của hoạt động SXKD
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
Trang 37TK 711
- Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp
trực tiếp (nếu có) đối với các khoản thu nhập khác
- Kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh
trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả
kinh doanh”
Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ
Cuối kỳ, K/C các Tiền phạt khấu trừ vào tiền ký cược,
khoản thu nhập ký quỹ của người ký cược, ký quỹ
trong kỳ Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;
Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;
TK 152, 156, 211 Được tài trợ, biếu tặng vật tư, hàng hóa, TSCĐ
TK 111, 112 Các khoản hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu,
thuế tiêu thụ đặc biệt được tính vào thu nhập khác
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác
1.4.2 Kế toán các khoản chi phí
1.4.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán
Trang 38a Chứng từ sử dụng
Phiếu nhập kho, biên bản kiểm kê hàng hóa, phiếu chi
Phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất vật tư
Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, Sổ chi tiết giá vốn hàng bán
b Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 632: Giá vốn hàng bán
- Nội dung kết cấu TK 632 (Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, kế toán hàng tồn kho theo phuơng pháp kê khai thường xuyên)
TK 632
- Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân
công, chi phí sản xuất chung vượt trên mức
công suất tính vào giá vốn hàng bán tiêu thụ
trong kỳ
- Phản ánh hao hụt, mất mát của hàng tồn kho
sau khi trừ đi phần bồi thường do trách nhiệm
cá nhân gây ra
- Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự
phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm
nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm
trước
- Phản ánh khoản hoàn nhập dựphòng giảm giá hàng tồn kho cuốinăm tài chính
- Giá vốn hàng bán bị trả lại
- Kết chuyển giá vốn của sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụtrong kỳ sang tài khoản 911 “Xácđịnh kết quả kinh doanh”
TK 632 không có số dư cuối kỳ
c Phương pháp hạch toán
Thành phẩm sản xuất ra tiêu thụ Thành phẩm, hàng hóa đã
Trang 39ngay không qua nhập kho bán bị trả lại nhập kho
TK 157
Thành phẩm sản Khi hàng gửi
không qua nhập kho định là tiêu thụ Cuối kỳ, K/C giá vốn
TK 155, 156 hàng bán của thànhphẩm,
Thành phẩm, hàng hóa, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ
Xuất kho gửi đi bán
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ Kế toán giá vốn hàng bán
(Theo phương pháp Kê khai thường xuyên)
Trang 40TK 155 TK 632 TK 155Đầu kỳ, K/C trị giá vốn của thành phẩm Cuối kỳ, K/C trị giá vốn của
Đầu kỳ, K/C trị giá vốn của thành phẩm Cuối kỳ, K/C trị giá vốn của
đã gửi bán chưa xác định là tiêu thụ đầu kỳ thành phẩm đã gửi bán
nhưng chưa xác định là
hàng hóa đã xuất bán được xác định là Cuối kỳ, K/C giá vốn
tiêu thụ (Doanh nghiệp thương mại) hàng bán
TK 631
Cuối kỳ, xác định và K/C giá thành của
thành phẩm hoàn thành nhập kho;
giá thành dịch vụ đã hoàn thành
(DN sản xuất và kinh doanh dịch vụ)
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán
(Theo phương pháp Kiểm kê định kỳ) 1.4.2.2 Kế toán chi phí bán hàng
a Chứng từ sử dụng
Phiếu chi, Ủy nhiệm chi, Giấy đề nghị thanh toán, Bảng tổng hợp chi phí, Hóa đơnGTGT liên quan, Bảng phân bổ chi phí NVL, công cụ, dụng cụ, Bảng phân bổ tiền lương,BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, Bảng tổng hợp phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn
Sổ tổng hợp, sổ chi tiết theo dõi chi phí bán hàng
b Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 641: Chi phí bán hàng TK 641 có 7 tài khoản cấp 2: