1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

An ninh tài nguyên nước

49 375 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 6,62 MB

Nội dung

• Thế giới đang đứng trước nhiều vấn đề môi trường mang tính chất quy mô toàn cầu; có thể đe dọa tới hòa bình và an ninh thế giới như biến đổi khí hậu, mưa axit, sự tranh chấp do khan h

Trang 1

Water Security

Created by: Nguyễn Phương Hồng.

Trang 2

Nội dung.

1 Tổng quan về an ninh môi trường

1.1 Vì sao phải đổi mới quan niệm an ninh.

1.2 An ninh môi trường.

1.3 Các nguyên nhân gây mất ANMT.

1.4 Mối quan hệ giữa an ninh nước và ANMT

2 An ninh nước.

3 Hiện trạng an ninh nước.

3.1 Sự khan hiếm nước.

3.2 Con người chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch

và các điều kiện vệ sinh cần thiết.

Trang 3

Nội dung

3.3 Xung đột trên những dòng sông xuyên biên giới.

3.4 Con người chưa được bảo vệ khỏi các thiên tai liên quan đến nước.

3.5 Tị nạn môi trường liên quan đến nước.

4 Mất an ninh nước ảnh hưởng đến các vấn đề an ninh khác.

5 Tầm nhìn an ninh về nước thế kỷ 21.

Trang 4

1.Tổng quan về an ninh môi trường.

1.1 Vì sao phải đổi mới quan niệm về an ninh

• Thế giới đang đứng trước nhiều vấn đề môi trường mang tính

chất quy mô toàn cầu; có thể đe dọa tới hòa bình và an ninh thế giới như biến đổi khí hậu, mưa axit, sự tranh chấp do khan hiếm tài nguyên thiên nhiên

• Chiến lược ANQG (1996) của Mỹ kết luận: sự tăng trưởng

dân số và các sức ép từ vấn đề môi trường sẽ bùng lên thành rối loạn xã hội quy mô lớn làm cho thế giới rất dễ bị tổn thương bởi sự bất đồng quốc tế nghiêm trọng.

• Những vấn đề bất đồng giữa các quốc gia về phân chia tài

nguyên, tranh chấp môi trường, xâm lược sinh thái… có thể leo thang thành những xung đột quân sự

Trang 5

• Tổn thất về người và tài sản do môi trường suy thoái vượt quá

tổn thất do chiến tranh: 20 triệu người chết hàng năm do các nguyên nhân môi trường so với 20 triệu người chết do chiến tranh từ sau 1945 đến nay.

Phải đổi mới quan niệm về an ninh.

• Khái niệm an ninh hiện đại không chỉ là an ninh quân sự

truyền thống mà phải bao gồm cả phương diện môi trường và

kinh tế

1.Tổng quan về an ninh môi trường.

1.1 Vì sao phải đổi mới quan niệm về an ninh

Trang 6

• Theo Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc: “ An ninh môi

trường bao gồm sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên; suy thoái, ô nhiễm môi trường và những hiểm họa có thể gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các xung đột và chiến tranh.”

• Theo BQP Hoa Kỳ 1996: ANMT là trạng thái mà hệ thống môi

trường có khả năng đảm bảo điều kiện sống an toàn cho con người Hệ thống môi trường bị mất an ninh có thể do các nguyên nhân tự nhiên (thiên tai), do hoạt động của con người (gây suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên…) hoặc do kết hợp cả 2 nguyên nhân trên.

1.Tổng quan về an ninh môi trường.

1.2 An ninh môi trường

Trang 7

An ninh môi trường

Là nội dung mới trong

chiến lược ANQG của

Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (1996);

chương trình Canada với ANMT;

quyết định của Interpol về trấn

áp tội phạm môi trường.

Liên quan đến việc duy trì

và bảo vệ hệ thống sinh thái, môi trường đảm bảo cho con người

có thể sống yên ổn và hoạt động bình thường.

Trang 8

1.3.Nguyên nhân gây mất ANMT

Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên

Ô nhiễm môi trường

Thay đổi cân bằng loài

Tạo ra và sử dụng các sinh vật biến nạp di truyền ( GMO).

Vũ khí sinh học ( vi khuẩn nhiệt hạch, nhiệt thán)

Trang 9

1 Tổng quan về an ninh môi trường

1.4 Mối quan hệ giữa an ninh nước và an ninh môi trường

• An ninh nước là 1 trong những bộ phận cấu thành nên an ninh môi trường nên nó có mối quan hệ mật thiết với an ninh môi

trường.

• An ninh nước có ảnh hưởng không nhỏ tới các vấn đề an ninh

khác như: an ninh lương thực, an ninh sinh thái, an ninh chính trị, quân sự…

• Trong an ninh môi trường, an ninh nước là vấn đề quan trọng

hàng đầu bởi an ninh nước không được đảm bảo là vấn đề cực

kỳ nhạy cảm, dễ dàng tạo ra các bất ổn với nhiều kiểu khác

nhau; rất có thể là nguyên nhân của các xung đột, cội nguồn

của chiến tranh.

Trang 10

Everyone need water

Trên thế giới, nguồn nước ngọt không chỉ có giới hạn mà còn không thể có nguồn khác thay thế các chức năng của chúng

Trang 11

2 An ninh nước.

 An ninh nước của thế giới được hiểu là:

- Ai cũng có nước sạch được dùng với giá cả hợp lý; đảm bảo

sức khỏe, năng lực sản xuất và các điều kiện vệ sinh cần thiết.

- Sử dụng nước hiệu quả và tổng lượng.

- Đủ nước cho an ninh lương thực và phát triển kinh tế xã hội.

- Con người được bảo vệ khỏi các nguy hiểm do nước gây ra.

- Nước ngọt và các hệ sinh thái được bảo vệ và cải thiện.

- Quản lý tốt tài nguyên nước.

- Hợp tác quốc tế trong việc quy hoạch, bảo vệ và sử dụng chung

nguồn nước với tầm nhìn dài hạn.

Trang 12

3 Hiện trạng an ninh nước.

3.1 Sự khan hiếm nước.

• Trước thềm Ngày Nước thế giới (22-3-2010), Tổng thư ký LHQ

Ban Ki-Moon nói nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm và sẽ

càng khan hiếm hơn do BĐKH.

• Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) dự báo, đến 2025 khoảng 1,8 tỷ

người trên thế giới sẽ sống trong các vùng khan hiếm nước nghiêm trọng, 2/3 dân số thế giới phải sống trong điều kiện thiếu nước.

• Trên tất cả các lục địa, nhiều khu vực đang phải đối diện với tình

trạng khan hiếm nước.Trung Quốc sở hữu 7% lượng nước ngọt

toàn cầu và 22% dân số thế giới thì có tới 300 thành phố lớn đang

ở tình trạng thiếu nước trầm trọng.

• Khan hiếm và thiếu nước là mối đe doạ rất nghiêm trọng đối với

sự tồn tại và phát triển của con người trong tương lai

Trang 13

Nguyên nhân của sự khan hiếm nước

Do sự phân bố nước không đều

Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng.

Tình trạng ô nhiễm và suy thoái

các nguồn nước ngày càng trầm trọng

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Quản lý tài nguyên yếu kém

Sự khan hiếm nước

Trang 14

3.1 Sự khan hiếm nước.

3.1.1 Sự phân bố nước không đều.

 Nguồn nước ngọt mà con người có thể sử dụng trực tiếp

được < 0,1% lượng nước trên thế giới

 Sự phân bố nước không đều đã khiến cho những vùng

thường xuyên thiếu nước, hạn hán ( Samac với lượng giáng thủy < 250mm/ năm) trong khi đó có những vùng bị lụt lội (

Ấn Độ lượng giáng thủy 5000mm/năm).

 BĐKH đang làm trầm trọng thêm sự phân bố nước không

đều trên thế giới, sẽ có những vùng bị khô hạn nặng nề hơn trước.

Trang 16

3.1 Sự khan hiếm nước.

3.1.2.Nhu cầu sử dụng nước tăng

• Theo LHQ (2007), thống kê cho tới năm 2030 dân số thế giới sẽ

tăng lên 8,1 tỷ người và nhu cầu lương thực tăng 55% so với

năm 1998.

Làm tăng nhu cầu về nước lên 650% để phục vụ sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp…Tình trạng này khiến cho 26 quốc gia với 250 triệu dân lâm vào tình cảnh thiếu nước trầm trọng.

• Khoảng 70% lượng nước ngọt được khai thác để sử dụng tưới

trong nông nghiệp, khiến việc cung cấp nước từ nguồn nước mặt

và nước ngầm ngày càng căng thẳng.

Trang 17

3.1 Sự khan hiếm nước

3.1.3.Tình trạng suy thoái ô nhiễm các nguồn nước

• Các hoạt động của con người đã làm ô nhiễm trầm trọng

nguồn nước quý giá bởi các tác nhân: kim loại nặng, hóa chất, phân bón, vi sinh vật…

• Chất lượng nước kém dần ảnh hưởng đến cộng đồng đặc biệt

là người nghèo sống phụ thuộc vào tự nhiên.

• Vấn đề đảm bảo nguồn nước sạch cho dân cư sống trên thế

giới đang là nhiệm vụ hàng đầu của các tổ chức môi trường

thế giới.

Trang 18

Ô nhiễm và suy thoái nguồn

nước mặt.

• 1982 Na Uy có 5000 hồ bị axit hóa, trong đó 1750 hồ

không có cá

• Cũng trong năm này toàn bộ 90.000 km đường sông

và 18.000 hồ của Thụy Điển cũng bị axit hóa.

• Với tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, sông

Trường Giang( Trung Quốc) phải chịu 1 lượng nước thải khổng lồ từ các nhà máy chảy ra 25 tỷ tấn/năm Mức độ ô nhiễm của sông này so với 50 năm trước đây tăng 70%( WWF).

Trang 19

Sông Đồng Nai bị ô nhiễm bởi các chât thải công nghiệp.

Trang 20

Ô nhiễm và suy thoái nguồn

nước ngầm.

• Để đáp ứng nhu cầu nước đô thị hiện nay, hơn một nửa thành

phố ở Châu Âu đã khai thác quá mức dẫn đến suy thoái nước ngầm

• Tại Đức, Pháp, Hà Lan nước ngầm chiếm hơn 60% nguồn

nước cấp.

• Trong hơn 70 năm qua, Mexico City bị lún hơn 10m do khai

thác quá mức nước ngầm.

• Do các hoạt động của con người như công nghiệp, nông

nghiệp đã và đang làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước

ngầm.

Trang 21

Rác thải từ các hoạt động của con người không được xử lý, ngấm xuống mạch nước ngầm đã làm ô nhiễm và suy thoái nguồn nước ngầm.

Trang 22

3.1 Sự khan hiếm nước.

3.1.4.Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

 BĐKH, chủ yếu do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino,

thời tiết trở nên nóng hơn và lưu lượng sông ngòi thay đổi cũng có tác động trên chất lượng và khối lượng

của nước

 Các sông cạn kiệt nguồn nước, tình trạng xâm nhập

mặn gia tăng ở các vùng ven biển.

 Những nhà cung cấp nước hàng đầu thế giới đánh

gía, những dòng sông ở các châu lục – đang dần khô cạn dẫn đến nguy cơ thiếu nước ngọt trầm trọng.

Trang 23

Sự cạn kiệt của các dòng sông lớn.

• Quĩ Bảo vệ thiên nhiên WWF đã ra cảnh báo về tình trạng cạn

kiệt ở 10 dòng sông lớn trên thế giới, do tình trạng qui hoạch kém và thiếu được bảo vệ

- 5 trong 10 dòng sông được liệt kê trong bản báo cáo là ở châu

Á: sông Dương Tử, Mekong, Salween, Ganges và Indus.

- Ở châu Âu thì có sông Danube

- Châu Mỹ có sông La Plata và Rio Grande, Rio Bravo.

- Châu Phi có sông Nile – Hồ Victoria.

- Châu Úc có sông Murray – Darling.

Trang 24

Sông Danube ở Châu Âu Hồ Aral ở Trung Á

Trang 25

• Hồ Aral từng có diện tích khoảng 66.000 km2; chứa

1.064km3 nước; chiều dài 420km và chiều rộng

• Tổng thư ký Liên Hợp Quốc gọi đây là một "thảm

họa môi trường gây sốc".(10/04/2010).

Hồ lớn thứ 4 trên thế giới sắp biến mất

Trang 26

Ảnh chụp hồ Aral từ trên cao vào năm 1989 và năm 2008

Ảnh: wikipedia.org

Trang 27

• Biển Aral khô cạn, tăng

độ mặn, lượng cá đánh

được hàng năm khoảng

50.000 tấn đã hoàn toàn

cạn kiệt khiến cho 60.000

người mất việc làm và đe

dọa cuộc sống của 50

triệu dân sống xung

quanh biển Aral.

Hồ lớn thứ 4 trên thế giới sắp biến mất.

Trang 28

Tình trạng xâm nhập mặn ở ĐB SCL

• Năm 2007, WB đưa dự báo VN là một trong 5 nước (bốn

nơi còn lại là Ai Cập, Suriname, Bahamas, Bangladesh)

bị ảnh hưởng nghiêm trọng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

• Theo PGS-TS Lê Quang Trí, Phó Hiệu trưởng Trường

Đại học Cần Thơ kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu

biến đổi khí hậu, khi hạn tăng, nước biển dâng, tăng

nguy cơ xâm nhập mặn sâu.

• Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam(2010), tại các

cửa sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nước mặn đã xâm nhập sâu từ 40 đến 80km, gây khó khăn cho sản

xuất nông nghiệp

Trang 29

Tình trạng xâm nhập mặn ở ĐB SCL

• Độ mặn trên sông Hậu đo được vào cuối tháng 2/2010 tại

Vàm Cầu Quan (Trà Vinh), cách biển 50 km, là 8 g/lít

• Hiện đã có khoảng 80.000ha lúa đông xuân tại các tỉnh Bạc

Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau chậm phát triển do

thiếu nước ngọt để tưới.

Đe dọa vấn đề an ninh lương thực của đồng bằng sông Cửu Long.

Trang 30

Cắt bỏ lúa bị khô cháy do

nhiễm mặn Các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng

nặng nề của hạn, mặn

Trang 31

3.1 Sự khan hiếm nước.

3.1.5.Sự quản lý tài nguyên nước yếu kém

• Trong khi người nghèo đang phải đấu tranh với

nước; thì ở 1 số thành phố có tới hơn ½ lượng

nước cấp bị thất thoát do rò rỉ từ hệ thống cấp

nước, lãng phí ( trong nhà bếp, toilet…), và tệ ăn

cắp nước

( UNEP New Release 00/30).

• Theo Hội đồng nước thế giới, cuộc khủng hoảng về

nước hiện nay không chỉ do có quá ít nước để đáp

ứng các nhu cầu của chúng ta, mà còn có lý do

chính là việc quản lý nước quá tồi.

Trang 32

3.2 Con người chưa được tiếp cận với nước sạch và các điều kiện vệ sinh cần thiết

 Theo Báo cáo “Đánh gía tình hình thực hiện chỉ tiêu nước

uống và vệ sinh” (2008) do các chuyên gia của tổ chức

UNICEF và WHO thực hiện:

- 2,6 tỉ người trên trái đất (tức 40% dân số thế giới) thiếu

những điều kiện vệ sinh cơ bản.

- Hơn 1 tỉ người đang sử dụng nguồn nước không an toàn cho

sức khỏe

- Hàng ngày có đến 4000 trẻ em tử vong vì nước bị ô nhiễm và

vệ sinh kém Và trong 15 giây, lại có 1 trẻ em chết vì các bệnh

liên quan đến nước.

- Đến năm 2015, sẽ vẫn còn khoảng 800 triệu người thiếu nước

sạch để sử dụng.

Trang 33

Nhà vệ sinh ở Banglades

Người dân ở Haiti đứng xếp hàng đợi phát nước sau trận động đất tháng 1/2010.

Trang 34

• Trong hơn 10 năm qua, có đến 40 tỉ giờ làm việc

của người dân châu Phi đã bị sử dụng lãng phí vào việc tìm nước sạch để dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

• Nhiều trẻ em, nhất là những bé gái, không thể đi

học vì nhiều nhà trường không hề có… nhà vệ sinh cho các em.

• Thiếu nước làm nghèo thêm những cộng đồng

nghèo Dân nghèo ở thủ đô Haiti phải chi 20% thu nhập để mua nước, 1/3 dân số Jacarta (Indonesia)- khoảng 2,3 triệu người- phải mua nước từ xe bồn với gain 1,5 – 5,2 USD/1m3.

Vấn đề bất bình đẳng trên dẫn đến xung đột sâu sắc về mặt xã hội

Trang 36

Ở các nước nghèo, người dân vẫn phải sử dụng

nước ao để nấu ăn, uống.

Trang 37

3.3 Xung đột trên những dòng

sông xuyên biên giới.

• Hệ thống các sông Tigris – Euphrates chảy qua các nước Thổ

Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq là cội nguồn tranh chấp của 3 quốc gia này

• Năm 1990 dự án Anatoli khổng lồ của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm xây

dựng 20 đập thủy điện trên sông Euphrates lớn, đe dọa giảm lưu lượng nước chảy sang lãnh thổ Syria từ 30 tỷ m3 xuống 20

tỷ m3.

• Năm đó, Iraq và Syria lập tức thiết lập liên minh quân sự để

trả đũa Rất may Thổ Nhĩ Kỳ đã từ bỏ ý định chặn dòng chảy nên tránh được 1 cuộc chiến tranh đáng tiếc.

Trang 39

• Ở Nam Á, các nước Ấn Độ, Nepal, Banglades và Bhutan có 4

điều giống nhau: đều nằm ở sườn nam dãy Hymalia,

nghèo,nhiều tài nguyên nước và luôn mâu thuẫn về nguồn

nước.

• Bhutan và Nepal với lợi thế là quốc gia đầu nguồn, tìm mọi

cách để xây dựng nhiều đập và hồ thủy điện Ấn Độ đưa ra dự

án xây kè Ferrakka trên sông Hằng để chỉnh luồng lạch vào cảng Calcuta,dự án này gây hạ thấp mực nước và gia tăng nhiễm mặn ở cửa sông Hằng trên lãnh thổ Banglades Để đối phó, Banglades (1996) xây dựng 1 kè khác cũng trên sông

Hằng nhằm dồn nước về vùng cửa sông để khắc phục hậu quả của kè Ferrakka.

Trang 40

• Những ví dụ trên cho thấy sự tranh chấp nguồn nước

có thể leo thang thành mối đe dọa đến hòa bình và ổn định

• Bước sang thế kỷ 21, nguồn nước trở nên khan hiếm

do sự bùng nổ dân số, nhu cầu sử dụng nước tăng,

tình trạng ô nhiễm các nguồn nước tồi tệ hơn.

Xung đột liên quan đến nước sẽ căng

thẳng hơn, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an

ninh chính trị và quân sự của mổi quốc gia.

3.3 Xung đột trên những dòng sông

xuyên biên giới.

Trang 41

Việt Nam với vấn đề an ninh nước trên

lưu vực sông Mekong.

• Việt nam là quốc gia thuộc phần hạ lưu của lưu vực sông

Mekong, phần lớn lượng nước và chế độ dòng chảy phụ thuộc vào việc khai thác, sử dụng nước của các quốc gia trên phía thượng nguồn.

• Việc Trung Quốc xây các đập thủy điện lớn, nắn dòng đã làm

lượng nước trên lưu vực sông Mekong ở nước ta giảm nhanh chóng, gia tăng tình trạng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

• Để tránh những cuộc xung đột vũ trang đáng tiếc xảy ra, các

nước trên lưu vực sông Mekong cần hợp tác quy hoạch, bảo vệ

và sử dụng chung nguồn nước 1 cách hợp lý với tầm nhìn dài hạn.

• Đối với các sông quốc tế, vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước

thông qua các hiệp định hợp tác quốc tế rất quan trọng Hiện tại có Hiệp định 1995 về hợp tác hạ lưu sông Mekong được

thỏa thuận giữa 4 quốc gia: Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam ( Trung Quốc không ký).

Trang 42

3.4 Con người chưa được bảo vệ khỏi các thiên tai liên quan đến nước

• Năm 1995; thế giới có 600 vụ thiên tai nghiêm trọng làm thiệt

hại 180 tỷ USD và 18.000 người chết.

• Ước tính số người tại châu á chết và mất tích trong thảm họa

sóng thần tháng 12-2004 là hơn 200.000 người; chỉ riêng đô-nê-xi-a bị thiệt hại khoảng 164.000 người.

In-• Bão Katrina (29/08/2005) là cơn bão tốn kém nhất trong lịch

sử Hoa Kỳ tính đến 2005 Bão này làm vỡ 2 con đê ở New

Orlean hậu quả là 80% thành phố bị lụt, có chỗ lên cao đến 7,6m; 1 triệu người mất nhà cửa phải tị nạn và 25 tỷ USD

Thiệt hại về người và tài sản do các thiên tai trên

là quá lớn so với những gì chúng ta tưởng tượng

Ngày đăng: 11/04/2016, 10:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh lũ lụt miền Trung Thảm họa sóng thần. - An ninh tài nguyên nước
nh ảnh lũ lụt miền Trung Thảm họa sóng thần (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w