Hiện tượng thụ tinh thường xảy ra nhất ở a Bề mặt buồng trứng, nơi noãn được phóng thích b 1/3 ngoài tai vòi c 1/3 giữa tai vòi d 1/3 trong tai vòi e Trong buồng tử cung 2.. Thời điểm tr
Trang 1Chọn một câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau đây.
1 Hiện tượng thụ tinh thường xảy ra nhất ở
a) Bề mặt buồng trứng, nơi noãn được phóng thích
b) 1/3 ngoài tai vòi
c) 1/3 giữa tai vòi
d) 1/3 trong tai vòi
e) Trong buồng tử cung
2 Thời gian để trứng thụ tinh đi tới buồng tử cung vào khoảng
a) 1 - 2 ngày
b) 3 - 4 ngày
c) 5 - 7 ngày
d) 10 ngày
e) 14 ngày
3 Thời điểm trứng thụ tinh làm tổ trong buồng tử cung tương ứng với diễn tiến nội tiết nào sau đây
a) Trùng với thời điểm LH lên cao nhất
b) Trùng với thời điểm FSH lên cao nhất
c) Trùng với thời điểm nồng độ estrogen lên cao nhất
d) Trùng với thời điểm nồng độ progestérone lên cao nhất
e) Trùng với thời điểm nồng độ hCG lên cao nhất
4 Khi trứng thụ tinh vào tới buồng tử cung và sẵn sàng để làm tổ thì nó đang ở giai đoạn a) Có 4 tế bào
b) Có 8 tế bào
c) Có 16 tế bào
d) Phôi dâu
e) Phôi nang
5 Sự phát triển của bào thai chia làm hai giai đoạn : giai đoạn phôi thai và giai đoạn thai nhi Giai đoạn phôi thai kéo dài
a) 3 tuần lễ đầu sau thụ tinh
b) Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 8 sau thụ tinh
c) 3 tháng đầu sau thụ tinh
d) Cho đến khi nghe được tiếng tim thai
e) Đến tuần lễ thứ 28 của thai kỳ
6 Sự làm tổ của trứng thụ tinh trên nội mạc tử cung thường xảy ra vào khoảng :
a) 2 ngày sau rụng trứng
b) 12 ngày sau rụng trứng
c) 2 ngày sau thụ tinh
d) 6 ngày sau thụ tinh
e) 12 ngày sau thụ tinh
Trang 27 Một phụ nữ khỏe mạnh có chu kỳ kinh 36 ngày Theo lý thuyết, ngày rụng trứng của cô ta có thể xảy ra vào ngày thứ mấy của chu kỳ kinh ?
a) Ngày thứ 14
b) Ngày thứ 16
c) Ngày thứ 18
d) Ngày thứ 20
e) Ngày thứ 22
8 Chức năng sinh lý của hCG là để
a) Khởi phát hành kinh
b) Duy trì hoạt động hoàng thể
c) Duy trì hoạt động của bánh nhau
d) ức chế tuyến Yên
e) Kích thích giải phóng estrogen
9 Theo lý thuyết, từ túi cùng sau âm đạo, tinh trùng phải mất một khoảng thời gian bao lâu để đến được nơi thụ tinh (1/3 ngoài tai vòi) ?
a) 20 - 40 phút
b) 40 - 60 phút
c) 90 - 120 phút
d) 2 giờ - 4 giờ
e) Khoảng 12 giờ
10 Khi một tinh trùng đã vào được bên trong của noãn, chất nào sau đây được xem là có tác dụng thay đổi cấu trúc màng bao noãn khiến cho các tinh trùng khác không qua được nữa ?
a) Men Hyaluronidase
b) Men Protease
c) Men neuramidase
d) Chất Fertilysine
e) Chất Pré-albumine
11 Tất cả những câu sau đây về sự thay đổi của tinh trùng trong quá trình di chuyển và thụ tinh
đều đúng, ngoại trừ
a) Tại kênh cổ tử cung, tinh trùng di chuyển được chủ yếu nhờ vào sự co thắt các thớ cơ âm đạo và tử cung
b) Tỉ lệ các tinh trùng không bình thường ngày càng giảm khi đến gần điểm thụ tinh
c) Từ khoảng 200 - 300 triệu tinh trùng lúc xuất tinh, chỉ còn khoảng 5 - 7 tinh trùng đến sát được noãn tại điểm thụ tinh
d) Khả năng thụ tinh của tinh trùng sẽ hết trước khả năng di động của tinh trùng e) Đầu tinh trùng (acrosome) có chứa các men cần thiết giúp cho hiện tượng khả năng hóa của tinh trùng
12 Loại men có khả năng giúp tinh trùng xuyên qua các tế bào hạt và màng trong bao quanh noãn để xâm nhập vào bên trong noãn là
a) Men Hyaluronidase
b) Men Neuramidase
Trang 3c) Men Phospholipidase
d) Chất Fertilysine
e) Tất cả các câu trên đều sai
13 Chức năng của nước ối là
a) Cung cấp nước cho thai
b) Bảo vệ thai nhi tránh những va chạm, sang chấn
c) Làm trơn ống sinh dục lúc chuyển dạ (sau khi ối vỡ) giúp cuộc sanh dễ dàng
d) Câu b và c đúng
e) Cả ba câu a, b và c đều đúng
14 Chất gây bắt đầu xuất hiện trên da thai nhi vào khoảng thời điểm nào của thai kỳ ?
a) Sau tháng thứ ba
b) Từ tuần lễ thứ 16 - 18
c) Từ tuần lễ thứ 20 - 28
d) Sau tuần lễ thứ 32
e) Sau tuần lễ thứ 38
15 Sự phát triển của bào thai chia làm 2 giai đoạn : giai đoạn phôi thai và giai đoạn thai nhi Giai đoạn phôi thai kéo dài
a) 3 tuần lễ đầu sau khi thụ tinh
b) Từ tuần lễ thứ ba đến tuần lễ thứ tám sau thụ tinh
c) 3 tháng đầu sau thụ tinh
d) Cho đến khi nghe được tiếng tim thai
e) Đến tuần lễ thứ 28 của thai kỳ
16 Về sinh lý nước ối, chọn một câu đúng sau đây
a) Sau tuần lễ thứ 20, nước ối được tái hấp thu một phần do thai nhi nuốt
b) Nước ối cũng được tái hấp thu qua da thai nhi
c) Nước ối có nguồn gốc từ khí - phế quản thai nhi
d) Có sự trao đổi chất giữa mẹ và nước ối
e) Tất cả các câu trên đều đúng
17 Vào cuối thai kỳ, pH của nước ối vào khoảng
a) 3,5 - 4,2
b) 4,5 - 5,2
c) 5,5 - 5,8
d) 6,0 - 6,5
e) 7,1 - 7,3
18 Chọn một câu sai sau đây về tế bào cam
a) Là những tế bào không nhân
b) Tế bào bắt màu cam khi nhuộm với Bleu de Nil
c) Bắt đầu xuất hiện rất sớm ngay từ tuần thứ tư của thai kỳ
d) Là một yếu tố có thể giúp định độ trưởng thành của thai kỳ
e) Khi tỉ lệ trong nước ối nhỏ hơn 10% có thể nghĩ là thai nhỏ hơn 37 tuần
Trang 419 Trong sự phát triển của bào thai, bộ phận sinh dục ngoài có thể được nhận thấy rõ rệt từ thời điểm nào trở đi ?
a) Tuần thứ 8
b) Tuần thứ 12
c) Tuần thứ 16
d) Tuần thứ 20
e) Tuần thứ 32
20 Điểm hóa cốt ở đầu dưới xương đùi của thai nhi bắt đầu xuất hiện vào thời điểm nào ? a) Tuần thứ 28
b) Tuần thứ 32
c) Tuần thứ 36
d) Tuần thứ 38
e) Tuần thứ 40
21 Theo cách tính của Haase, ta có thể phỏng đoán chiều dài (tính bằng cm) của thai nhi trong
5 tháng âm lịch chót của thai kỳ dựa vào công thức nào ?
a) Chiều dài = số tháng âm lịch x 2
b) Chiều dài = số tháng âm lịch x 5
c) Chiều dài = (số tháng âm lịch + 3) x 2
d) Chiều dài = (số tháng âm lịch : 4) +1
e) Chiều dài = (số tháng âm lịch + 15) x 2
22 Từ tuần lễ thứ 28 của thai kỳ, trung bình mỗi tháng trọng lượng thai nhi tăng bao nhiêu ? a) 100 g
b) 250 g
c) 350 g
d) 500 g
e) 700 g
ĐÁP ÁN ( Tham khảo )
1b 2b 3d 4e 5b 6d 7e 8b 9c 10d 11a 12a
13e 14c 15b 16e 17e 18c 19c 20c 21b 22e