1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

DẠY MÔN "PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" Ở VIỆT NAM - GIÁO ÁN TỐT NHẤT

10 391 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 99,5 KB

Nội dung

Hai người thầy truyền bá môn khoa học mang tính sáng tạo này vào Việt Nam với giáo án được công nhận là tốt nhất thế giới Hội nghị khoa học quốc tế Đổi mới và Sáng tạo - 2001; tổ chức t

Trang 1

DẠY MÔN "PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" Ở VIỆT NAM - GIÁO ÁN TỐT NHẤT

Hành trình cô đơn của môn khoa học

phương pháp luận sáng tạo

Theo: Sicherheite Welt, Thanh Loan, Hamhoc,

***

Phương pháp luận sáng tạo đã được truyền bá vào Việt Nam trước người Mỹ

14 năm, người Pháp 19 năm, người Nhật 20 năm nhưng đến nay vẫn là quá mới

Hai người thầy truyền bá môn khoa học mang tính sáng tạo này vào Việt Nam với giáo án được công nhận là tốt nhất thế giới (Hội nghị khoa học quốc

tế Đổi mới và Sáng tạo - 2001; tổ chức tại Mỹ), suốt 26 năm qua cũng mới chỉ giảng dạy được cho 15.000 học viên.

Vốn kiến thức "độc" học ở trời Nga

Phương pháp luận sáng tạo (PPLST) theo quan niệm hiện đại trên thế giới là một môn khoa học cơ bản Nó được phát triển từ Lý thuyết giải các bài toán sáng chế (viết tắt theo tiếng Nga là TRIZ) của Genrick Saulovic Altshuller (1926-1998)

Ông là người gốc Do Thái Năm 1971, Đại học Sáng chế Liên Xô được thành lập nhằm đào tạo các nhà tổ chức hoạt động sáng tạo Trong hai khóa học, trường đã nhận 6 sinh viên Việt Nam vào học như một ngoại lệ Song khi về nước, chỉ có hai trong số họ truyền bá môn học này vào Việt Nam Đó là thầy Phan Dũng - Tiến sĩ Vật lý thực nghiệm đầu tiên của Việt Nam và thầy Dương Xuân Bảo - Kỹ sư Vật lý điện tử bán dẫn

Khi lớp PPLST mở rộng rãi, đối tượng chiêu sinh rất rộng, dành cho người có trình độ từ phổ thông trung học trở lên Các học viên sẽ được học 40 thuật sáng tạo và các quy luật phát triển khách quan thuộc TRIZ Tuy vậy, TRIZ không phải là lời giải cho những bài toán hóc búa hay một dạng toán học cao cấp như nhiều người đã hình dung, mà được dành cho tất cả mọi người và hướng đến giải quyết những vấn đề trong thực tế

Có thể hình dung một cách đơn giản về môn PPLST như sau: Khi đứng trước một vấn đề cần ra quyết định trong đời sống, người ta thường rơi vào hai tình huống, hoặc là không biết cách đạt được mục đích, hoặc là không biết cách tối ưu để đạt được mục đích trong một số cách đã chọn Vì thế, người ta thường chấp nhận thử và sai, mò mẫm tìm cách giải quyết PPLST giúp người

ta nhanh chóng tìm ra con đường ngắn nhất để đạt được mục đích dựa trên các quy luật phát triển của tư duy và khoa học

Trang 2

Tại sao một môn khoa học cơ bản đã tồn tại ở Việt Nam 26 năm vẫn là quá mới?

Ngay từ năm 1977, Giáo sư -Tiến sĩ Phan Dũng đã đề cập với một vị cán bộ lãnh đạo khoa học rằng: "Nếu tôi được đầu tư và cho vay vốn (quy ra tiền bây giờ khoảng 1 tỷ đồng) cho 6 người đã theo học PPLST, thì tôi xin hứa, chúng ta sẽ có bộ mặt riêng về lĩnh vực này Sau 20 năm nữa trình độ của chúng ta sẽ tương đương không thua kém so với thế giới"; song ý tưởng "táo bạo" này của ông đã bị từ chối

Sau đó Giáo sư-Tiến sĩ Phan Dũng liên tiếp đề cập vấn đề này với ba vị bộ trưởng Bộ Giáo dục ở những thời kỳ khác nhau Ông đã gửi đi hàng chục kg tài liệu báo cáo về môn học và hoạt động của trung tâm, nhưng câu trả lời vẫn là sự im lặng, hoặc vấn đề còn quá mới

Mới đây, ông là một trong hai đại biểu duy nhất đến từ nước đang phát triển (Việt Nam và Mexico) tại Hội nghị quốc tế về Đổi mới và sáng tạo năm 2001 (TRIZCON) tổ chức tại Mỹ với tư cách là báo cáo viên chính Đề tài TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ GIẢNG DẠY TƯ DUY SÁNG TẠO CHO MỌI NGƯỜI được đại biểu trong đó có nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới hoan nghênh.

Trong khi TRIZ đang "giậm chân tại chỗ" ở Việt Nam thì trên thế giới đã tiến được những bước rất dài Mỹ mới du nhập TRIZ từ năm 1991, nhưng họ đã nhanh chóng nhận thấy "đây là công nghệ mới mang tính cách mạng" và chỉ chưa đầy 10 năm đi học TRIZ, họ lôi kéo các chuyên gia TRIZ của Liên Xô (cũ), dịch tài liệu từ tiếng Nga sang tiếng Anh, xuất bản các tạp chí chuyên ngành, thành lập Viện TRIZ ở California, Viện Altshuller ở Massachusetts, thành lập Đại học TRIZ và giảng dạy cho các nhân viên của mình

Thập niên 80 thế kỷ 20, hàng trăm thành phố ở Liên Xô mở trường, trung tâm, câu lạc bộ giảng dạy TRIZ Rất nhiều nước trên thế giới đã và đang du nhập TRIZ như Nhật Bản, Pháp, Anh, Đức, Thụy Điển, Tây Ban Nha, lsrael, Phần Lan, Hà Lan, Mexico, Hàn Quốc Hiện nay, danh sách các công ty sử dụng TRIZ để giải quyết các vấn đề của mình ngày càng dài như: Ford,

Boeing, BMW, Kodak, Motorola, Siemens, Air Force, 3M General Motors,

Phần lớn số người theo học PPLST tại Việt Nam đang là học sinh, sinh viên.

Nhiều người trong số họ đã giành được các giải cao nhất trong những cuộc thi Câu đố doanh nghiệp, Ý tưởng kinh doanh sáng tạo, Lập dự án khởi

nghiệp được tổ chức gần đây

Sau rất nhiều nỗ lực không thành, GSTS Phan Dũng tâm sự rằng, nhiều lúc ông cảm thấy cô đơn và mệt mỏi Ông cho biết: "Chúng tôi vẫn phải làm việc cần làm theo cách của mình" Hai trung tâm PPLST được mở là minh chứng cho cách làm này

Đầu tư cho PPLST theo ông là rất thiết thực và "rẻ" Thiết thực vì ai cũng phải suy nghĩ, cũng có vấn đề cần giải quyết Rẻ vì ở các nước phát triển người ta phải học TRIZ với giá 500USD/ngày, ở TP Hồ Chí Minh chỉ có

650.000 đồng/khóa,

Tuy nhiên, vấn đề đào tạo giảng viên kế tiếp đang rất khó khăn Theo ông, đào tạo giảng viên PPLST khó ở chỗ, đây là môn khoa học tổng hợp, đòi hỏi ở người thầy lượng kiến thức phong phú, trong khi hầu hết các môn khoa học

Trang 3

khác, giảng viên chỉ được đào tạo sâu ở một chuyên ngành

Hằng năm, thầy Phan Dũng có bài đăng đều đặn trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trên thế giới, nhờ đó ông "tâm sự" được nhiều hơn với bạn bè trên thế giới những vấn đề mà trong nước ông cảm thấy cô đơn Thầy Dương Xuân Bảo với cửa hiệu kính gương nhỏ "vợ nuôi" trên đường Trần Nhân Tông đang lo vốn kiến thức quý báu được học cách đây hơn 20 năm bên trời Nga

sẽ mai một dần

Giáo án giảng dạy TRIZ gồm 60 tiết của Giáo sư, Tiến sĩ Phan Dũng được TRIZCON 2001 công nhận là đầy đủ và tốt nhất thế giới Song tại Việt Nam, giáo án của ông có lẽ chỉ được khoảng 15.000 học viên biết đến (!).

Sau chuyến giảng dạy về PPLST ở Bộ Giáo dục Malaysia, thầy Phan Dũng ngậm ngùi: "Bây giờ mình sang dạy PPLST, nhưng với đà này trong tương lai

họ sẽ sang dạy lại mình hoặc mình phải sang học lại họ" Được biết Tết này,

ở đảo ở đảo Trường Sa, các chiến sĩ vừa hoàn thành một tờ báo tường để đón Xuân, thú chơi xuân này cho thấy "dù hoàn cảnh nào, những người lính nơi đảo xa vẫn biết cách vượt qua gian khó, tìm niềm vui để chế ngự nỗi buồn"; kính chúc thầy Phan Dũng luôn kiên cường và sáng tạo khi "vượt qua gian khó, tìm niềm vui để chế ngự nỗi buồn" để sớm "phổ cập" tri thức TRIZ cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Từ những học viên đặc biệt

Dù đã được ban tổ chức giới thiệu trước rằng một cựu học viên đặc biệt sắp xuất hiện, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi thấy ông T, chủ một cơ sở sản xuất nhỏ có uy tín Ông say sưa kể lại quá trình tìm đến và theo học lớp Phương pháp luận sáng tạo (PPLST) tại trung tâm sáng tạo khoa học kỹ thuật (TSK) - Đại học khoa học tự nhiên TP HCM Tuần 2 buổi tối, Ông kiên nhẫn bám bài với tinh thần "Việc người khác làm một lần mình có thể phải làm tới 10 lần" Cứ thế trong suốt gần 2 tháng, ông đến lớp mà không hề biết mặt thầy, những học viên khác và khung cảnh lớp học ra sao Vâng ông

T là một người khiếm thị

Ông nói: "môn PPLST đã giúp tôi suy nghĩ một cách có hệ thống và định hướng hơn hẳn trước kia, đem lại hiệu quả tốt hơn" Ông đang cố gắng thu xếp đi học tiếp lớp trung cấp Ông thổ lộ nỗi ước ao có băng nghe các sách thầy biên soạn và, như Cô tấm trong quả thị bước ra, T-sinh viên đại học Bách Khoa đã trao tặng ông cuốn băng cassette đầu tiên mà cô liên tục đọc

để ghi âm từ lúc biết tin đó vào buổi sáng.

Một người khác đặc biệt nữa tuy không có mặt nhưng được nhiều người nhắc tới, đó là ông B T C, nguyên Bộ trưởng bộ giáo dục chế độ cũ, Tiến sĩ kinh tế

ở Paris từ năm 1935, thầy dạy của nhiều trí thức nổi tiếng hiện giờ Ông đến với TSK khi 72 tuổi Sau khi học xong, trong các bài giảng của mình cho sinh viên, ông thường khuyên họ đi học PPLST và nhiều người đã nghe lời ông theo học TSK.

Đến những lá thư từ xa nửa vòng trái đất.

Ở nước Mỹ xa xôi, tuy bận rộn với việc mưu sinh, có người học trò cũ bỏ

Trang 4

công viết những lá thư dài mấy trang giấy khổ A4 cho thầy với tình cảm nồng ấm "hôm nay có thì giờ ngồi tâm sự với thầy em tưởng tượng mình như đứa con ở xa về nhà trong chiều 30 tết" Anh L.V.K, định cư ở Mỹ từ 1995, sống bằng nghề lập trình viên tại một nhà máy, vẫn tiếp tục ứng dụng

PPLST, đặc biệt là TRIZ (lý thuyết giải các bài toán sáng chế, viết tắt theo tiếng Nga) mà anh học từ năm 1980 vào công việc của mình, như trước đây anh đã nhiều lần ứng dụng thành công khi còn ở Việt Nam.

Anh báo động "người Mỹ mới du nhập TRIZ từ đầu những năm 1990, đến nay

họ đã có những phần mềm ứng dụng TRIZ Về phần mềm mình hầu như không bằng họ, nhưng về sách, em nhận ra là mình đang hơn họ Hy vọng các giới chức có thẩm quyền ở Việt Nam, những người thực sự day dứt vì sự phát triển và sống còn của đất nước, nếu họ nhận được những thông tin này

sẽ ý thức được tầm quan trọng của TRIZ, sẽ lập một trường đại học để giảng dạy TRIZ, và sẽ lập một công ty chuyên làm về TRIZ" Anh còn nung nấu ý định trở về Việt Nam sau khi có đủ vốn để thành lập một công ty chuyên làm

về TRIZ "Đây là một ước mơ xa xôi, nhưng những người tư duy theo kiểu TRIZ biết rằng sẽ có một cách nào đó để biến những ước mơ xa xôi thành hiện thực".

Người thầy trên bục giảng, người anh đời thường.

Không khí lắng đọng và những bức thư đem dến tưởng chừng như tan biến

đi khi thầy Phan Dũng - Giám đốc, đồng thời là người sáng lập ra TSK nã phát pháo đầu cho chương trình giao lưu văn nghệ bằng những 3 bài hát trong đó có ca khúc Yesterday được ca sĩ tự nguyện này trình bày bằng tiếng Anh và Tiếng Nga không khí ngày 20.11 còn âm vang đâu đây, và đó cũng chính là 1 trong những lý do ra đời buổi "HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG CÁC HỌC VIÊN PPLST" này Bị bao vây bởi các học viên có mặt mang tính "Đại biểu" dưới ánh đèn sáng choang của khách sạn Bến Nghé đêm 21.11, lúc nhận khánh vàng các học viên trao tặng, chắc thầy Dũng không còn cô độc như lúc thầy dạy PPLST lần đầu tiên ở Việt Nam cách đây 21 năm (1977) Vâng, TSK hạch toán độc lập ngay từ ngày đầu cho đến nay mà không hề nhận được sự đầu tư nào từ những cấp cao hơn Tôi tự hỏi phải chăng người ta đang áp dụng cơ chế thị trường với 1 tổ chức giáo dục hoạt động chỉ với mục đích là làm sao phổ biến được môn học đang được phát triển rộng rãi trên thế giới bởi những kết quả to lớn mà nó đem lại, đặc biệt là tại những nước như Mỹ, Anh, Nga

Nghĩ những chuyện như vậy chắc cả ngày không hết, tôi chợt bị cuốn đi bởi những câu chuyện rôm rả của những người xung quanh Không khí buổi họp mặt tự nhiên đến nỗi trẻ như thầy Triết đã đành, đến thầy Hưởng trọng tuổi hơn và ngay cả thầy Phan Dũng cũng được vài học viên lớn tuổi vô tư gọi bằng anh Không phải chờ đến lúc này mọi người mới giao lưu, Tất cả dường như đã hòa chung nhịp "Tôi trung cấp 6, còn anh?", "tôi sơ cấp 29", "tôi sơ cấp 122" Họ nói với nhau bằng "ngôn ngữ PPLST" mà nếu không phải là người từng kinh qua thì ú ớ ngay Trò chơi "đi tìm một nửa của mình" bắt đầu và duyên tiền định hay sao, nửa của tôi "ngồi ngay sát bên tôi!

Một anh không phải là cựu học viên mà đi theo bạn đến buổi họp mặt vì tò

mò, cắc cớ hỏi thầy rằng liệu PPLST có thể áp dụng trong nghề Luật không?

Thì đây luật sư T (một cựu học viên) kể cho mọi người nghe câu chuyện

Trang 5

bằng thủ thuật "đổi chiều" đã giúp anh bảo vệ một thân chủ của mình khỏi mất 5000 USD như thế nào PPLST có phạm vi áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, nên từ những người đạp xích lô, anh công nhân, cô thợ may, bà nội trợ, chị tiểu thương đến các bác sĩ, chủ doanh nghiệp, nghệ sĩ và những người có trình độ tiến sĩ đã từng đến TSK theo học Một cô bé lớp 8 gây ấn tượng cho tôi với tư cách là người "vượt rào", vì yêu cầu tối thiểu đối với học viên PPLST là phải tốt nghiệp phổ thông trung học.

PPLST: To be or not to be (tồn tại hay không tồn tại)?

Đây là cuộc gặp mặt tự phát mà thời gian chuẩn bị rất ngắn, BTC đã "vượt nhanh" đáng kể Đây chỉ là một bài toán trong chuỗi bài toán cuộc đời mà mọi người phải giải Tuy có nhiều bài toán nhưng điều quan trọng nhất là biết chọn đúng các bài toán tất yếu cần giải cho một giai đoạn nào đó Việc phổ biến và phát triển PPLST cũng là một bài toán Vậy đã đến lúc phải tập trung dạy nó hay chưa, khi mà nghị quyết hội nghị BCH TƯ đảng lần 4 khoá VII năm 1993 đã yêu cầu "áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề" và được nhắc lại trong các nghị quyết khác cho đến nay Tôi chợt liên tưởng đến việc học sinh phổ thông bị "nhồi nhét" kiến thức đang được xem

là "chuyện thường ngày ở huyện" Và phần đông những sinh viên như tôi đang học đại học với phương pháp của "học sinh cấp 4", chủ yếu nghe giảng, ghi chép bài, học thuộc (hoặc cầu cứu "phao") rồi đi thi và xong.

Chúng tôi sẽ làm gì trong thế kỷ 21 đây khi mà "làn sóng phát triển thứ tư" đang đến Thời đại "hậu tin học" - làn sóng thứ 4 là thời đại sáng tạo mang tính quần chúng rộng rãi nhờ việc sử dụng các phương pháp tư duy sáng tạo một cách có khoa học, được dạy và học đại trà Hiện nay Singapore đang cắt giảm chương trình học để học sinh có thời gian làm những bài tập rèn luyện

tư duy sáng tạo Trong khi đó ở Việt Nam chúng ta, đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tinh thần sáng tạo học sinh là một trong những vấn đề bức xúc của giáo dục Việt Nam, đã được đề cập từ hội nghị này sang hội nghị khác nhưng vẫn chưa có sự thay đổi thật sự nào Thủ Tướng Chính Phủ Phan Văn Khải, tại hội nghị mở rộng lần VI Hội đồng trung ương liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (diễn ra đầu năm 1998) phát biểu: " nguồn vốn lớn nhất có thể nói vô tận, phải là tài trí kinh doanh của đội ngũ doanh nghiệp cộng với năng lực sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ nước nhà"

Tại cuộc gặp gỡ của chính phủ, các nhà doanh nghiệp và các nhà khoa học tổ chức tại Dinh Thống Nhất từ 2-3.2.1998, giáo sư tiến sĩ Phan Dũng đã có bài phát biểu đề nghị Chính phủ chú ý đến khoa học sáng tạo (creatology) ở mức vĩ mô và nhấn mạnh sự cần thiết phải phổ biến áp dụng rộng rãi và phát triển môn học PPLST tại Việt Nam như là một trong những cách thiết thực "phát huy nội lực để tạo ra sự phát triển bền vững" Thầy cũng đã trao tận tay cho thủ tướng 5 kg tài liệu tiếng Việt, Anh, Nga về PPLST và các kết quả nó đem lại ở Việt Nam và trên thế giới Có lẽ hiện giờ 5 kg tài liệu đó đang được nghiên cứu Gần đây nhất, một công ty nước ngoài ở Việt Nam

đã bắt đầu dạy tư duy sáng tạo cho các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, khóa học 2 ngày với giá 250 USD/người.

Thay cho kết luận.

Cuộc họp mặt kết thúc trong sự nuối tiếc của phần đông vì những câu

chuyện đang dang dở mà trời ngày càng khuya Tôi biết chắc rằng đêm nay nhiều người trăn trở với những ý tưởng giúp PPLST ngày càng đi sâu vào đời

Trang 6

sống và mang lại các kết quả cụ thể góp phần thiết thực vào sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa của đất nước

Còn các thầy, đang nghĩ gì sau 21 năm các thầy tự trang trải, chèo chống để truyền bá PPLST ở VN ? Phải chăng là làm sao phát triển tiếp TSK - Trung tâm đầu tiên và đang là duy nhất của Đông Nam Á chuyên giảng dạy và nghiên cứu PPLST, để vị trí môn PPLST này của Việt Nam không bị tụt hạng

so với thế giới trong thế kỷ 21

Còn Thủ Tướng của chúng ta?

Thủ tướng nghĩ gì?

Thủ Tướng Chính Phủ Phan Văn Khải, tại hội nghị mở rộng lần VI Hội đồng trung ương liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (diễn ra đầu năm 1998) phát biểu: "nguồn vốn lớn nhất có thể nói vô tận, phải là tài trí kinh doanh của đội ngũ doanh nghiệp cộng với năng lực sáng tạo của đội

ngũ cán bộ khoa học - công nghệ nước nhà".

Thủ tướng làm gì?

Thầy Phan Dũng cũng đã trao tận tay cho thủ tướng 5 kg tài liệu tiếng Việt, Anh, Nga về PPLST và các kết quả nó đem lại ở Việt Nam và trên thế

giới Có lẽ hiện giờ 5 kg tài liệu đó đang được nghiên cứu.

Trong khi TRIZ đang "giậm chân tại chỗ" ở Việt Nam thì trên thế giới đã tiến được những bước rất dài Mỹ mới du nhập TRIZ từ năm 1991, nhưng họ đã nhanh chóng nhận thấy "đây là công nghệ mới mang tính cách mạng" và chỉ chưa đầy 10 năm đi học TRIZ, họ lôi kéo các chuyên gia TRIZ của Liên Xô (cũ), dịch tài liệu từ tiếng Nga sang tiếng Anh, xuất bản các tạp chí chuyên ngành, thành lập Viện TRIZ ở California, Viện Altshuller ở Massachusetts, thành lập Đại học TRIZ và giảng dạy cho các nhân viên của mình.

Thủ tướng có buồn không?

Hiện nay Singapore đang cắt giảm chương trình học để học sinh có thời gian làm những bài tập rèn luyện tư duy sáng tạo Trong khi đó ở Việt Nam chúng

ta, đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tinh thần sáng tạo học sinh là một trong những vấn đề bức xúc của giáo dục Việt Nam, đã được đề cập từ hội nghị này sang hội nghị khác nhưng vẫn chưa có sự thay đổi thật sự nào Mới đây, Giáo sư-Tiến sĩ Phan Dũng là một trong hai đại biểu duy nhất đến

từ nước đang phát triển (Việt Nam và Mexico) tại Hội nghị quốc tế về Đổi mới và sáng tạo năm 2001 (TRIZCON) tổ chức tại Mỹ với tư cách là báo cáo viên chính Đề tài TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ GIẢNG DẠY TƯ DUY SÁNG TẠO CHO MỌI NGƯỜI được đại biểu trong đó có nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới

hoan nghênh.

Giáo án giảng dạy TRIZ gồm 60 tiết của Giáo sư, Tiến sĩ Phan Dũng được

TRIZCON 2001 công nhận là đầy đủ và tốt nhất thế giới.

Sau chuyến giảng dạy về PPLST ở Bộ Giáo dục Malaysia, thầy Phan Dũng ngậm ngùi: "Bây giờ mình sang dạy PPLST, nhưng với đà này trong tương lai

Trang 7

họ sẽ sang dạy lại mình hoặc mình phải sang học lại họ"

Gần đây nhất, một công ty nước ngoài ở Việt Nam đã bắt đầu dạy tư duy sáng tạo cho các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, khóa học 2 ngày với

giá 250 USD/người.

còn Trung tâm TSK ở TP Hồ Chí Minh chỉ có 650.000 đồng/khóa,

Thủ tướng đã nghĩ gì? Thủ tướng đã làm gì? Thủ tướng có buồn không?

Còn các thầy, đang nghĩ gì sau 21 năm các thầy tự trang trải, chèo chống để truyền bá PPLST ở VN ? Phải chăng là làm sao phát triển tiếp TSK - Trung tâm đầu tiên và đang là duy nhất của Đông Nam Á chuyên giảng dạy và nghiên cứu PPLST,, để vị trí môn PPLST này của Việt Nam không bị tụt hạng

so với thế giới trong thế kỷ 21.

Còn chúng ta?

Phương pháp luận sáng tạo (PPLST), môn khoa học cơ bản được phát triển

từ lý thuyết các bài toán sáng chế, vào Việt Nam từ năm 1977 và được đánh giá là rất phù hợp với yêu cầu đổi mới, giúp chuẩn bị nguồn nhân lực sáng tạo cho kinh tế và xã hội tri thức Nhưng, đã 30 năm trôi qua

TRIZ dạy những gì ?

TRIZ hướng đến giải quyết các vấn đề thực tiễn

Trước một vấn đề cần giải quyết trong cuộc sống, người ta thường hoặc là không biết cách đạt được mục đích, hoặc là không biết giải pháp tối ưu để đạt được mục đích TRIZ giúp người ta nhanh chóng tìm ra con đường xử lý ngắn nhất dựa trên các quy luật phát triển của tư duy và khoa học.

Dù thợ cơ khí, nông dân, học sinh, sinh viên, giảng viên đại học, doanh nhân, cán bộ nhà nước, tiến sĩ, giáo sư, đều cần nắm vững 40 thủ thuật sáng tạo

cơ bản, các quy luật phát triển khách quan, các phương pháp tích cực hoá tư duy, Học viên trải qua các khoá học TRIZ đều tự tin, mạnh dạn hơn khi hành động để theo đuổi những dự định và ước mơ của mình, biết cách làm nẩy sinh các ý tưởng giải thích dễ hiểu rồi thực hiện GS Nông nghiệp Trần Văn Hà, một học viên TRIZ cho biết: “TRIZ giúp tôi bổ sung, hoàn thiện kiến thức, tiến thêm một bước trong tư duy sáng tạo khoa học công nghệ”.

"Sáng tạo" - Niềm tin yêu, hy vọng

Với 30 năm tìm chỗ đứng, số phận TRIZ ở Việt Nam thật truân chuyên!

TRIZ vào Mỹ sau Việt Nam tới 14 năm nhưng hiện nay ở đó đã có Đại học TRIZ, Viện TRIZ ở California, Viện Altshuller (tên nhà sáng lập TRIZ) ở Massachusetts, và đến năm 2001, họ đã công khai thừa nhận tại Hội nghị

Trang 8

khoa học quốc tế về giảng dạy TRIZ (TRIZCON 2001) rằng "giáo án dạy môn PPLST của Việt Nam là một trong vài giáo án tốt nhất cho việc dạy và học về

PPLST trên thế giới"

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã quyết định thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ cấp bộ để tư vấn về phương pháp luận sáng tạo và quyết định nghiên cứu áp dụng phương pháp luận này, do GS.Viện sĩ Phạm Minh Hạc làm chủ tịch và 8 uỷ viên là các GS, PGS, TS của Viện chiến lược và chương trình giáo dục, một số trường đại học và vụ chức năng của bộ Hội đồng nhất trí mở rộng phạm vi phổ biến, có thể dạy TRIZ theo phương pháp giáo dục từ

xa, xem xét áp dụng đưa vào đào tạo sau đại học, có thể mở mã ngành và tổ

chức viết tài liệu, sách chuyên đề, đào tạo giảng viên,

GS TSKH Phan Dũng cho biết: “Tôi rất mừng là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã chính thức giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng triển khai và do vậy, chúng tôi không còn đơn độc nữa Tôi hy vọng rằng PPLST đã chuyển sang

giai đoạn được Bộ GD-ĐT nhìn nhận và bắt đầu hành động.”.

- Liệu niềm tin yêu, hy vọng về VIETRIZ có hiện thực trong năm 2006 này

chăng ?

- Liệu những người nước ngoài là đàn em, là môn sinh của GS Phan Dũng, KS Dương Xuân Bảo về PPLST có đến Việt Nam để dạy môn này cho người Việt

không ?

*** Rất may mắn trường NBM đã bắt đầu dạy học môn này và NBM cũng là

một người may mắn

DẠY VÀ HỌC MÔN "PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" Ở VIỆT NAM - MỘT SỐ SỰ

KIỆN ĐÁNG NHỚ

Altsshuller, nhà sáng lập “Lý thuyết giải các bài toán sáng chế - TRIZ”, đã trực tiếp dạy môn này tại Học viện công cộng về sáng tạo và sáng chế

(Public Institute of Inventive Creativity) từ 1971 - 1975 (bacu - Liên xô cũ) Trong 2 khoá (1971 - 1973 và 1973 - 1975) thầy Altsshuller đã trực tiếp giảng dạy cho 80 sinh viên; trong 6 sinh viên Việt Nam có Phan Dũng và Dương Xuân Bảo

GS Phan Dũng (vốn học chuyên ngành Vật lý thực nghiệm - đỗ tiến sĩ năm

38 tuổi) là sinh viên khoá 1 của thầy Altsshuller (bằng tốt nghiệp số 32 - năm 1973) - cùng khoá 1 có các ông Nguyễn Văn Chân, Nguyễn Văn Thông Khóa 2 có kỹ sư Dương Xuân Bảo (bằng tốt nghiệp số 62) và các ông Thái Bá Cần, Nguyễn Văn Thọ

Năm 1977: GS Phan Dũng mở khoá PPLST đầu tiên ở Việt nam

Năm 1978: KS Dương Xuân Bảo chuyển từ Bộ Nội vụ sang Cục sáng chế (TS

An Khang là Cục trưởng) Làm việc tại Cục sáng chế được hai năm, KS Dương Xuân Bảo chuyển sang Viện Khoa học Việt Nam và sau đó là Sở KHCN&MT Hà Nội cho tới khi nghỉ hưu Trong thời gian công tác tại Viện Khoa học Việt Nam, Dương Xuân Bảo là một trong những người tham gia chấm giải thưởng

"Thanh niên Sáng tạo KHCN" do Viện Khoa học Việt Nam phối hợp với Trung ương Đoàn tổ chức

Trang 9

Năm 1991: GS Phan Dũng thành lập Trung tâm Sáng tạo KHKT (TSK) thuộc Trường đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG tp HCM Các công trình nghiên cứu ở TSK đã báo cáo, đăng trong nước và nước ngoài (Mỹ, Anh, Nga, Hà Lan, Singapore, Malaysia, Thái Lan, ) TSK cũng có các khoá học đáng lưu ý:

q Khoá thứ 91: Học viên là các quan chức của Giáo dục Malaysia và sau đó là Singapore.

q Khoá 126: Học viên là cán bộ lãnh đạo và chuyên viên Bộ Khoa học, Công nghệ & Môi trường nước ta (Tháng 01.1993)

q Khoá 137: Học viên là cán bộ và nhân viên Công ty Unilever VN

Tháng 3.2001: GS Phan Dũng đi Mỹ dự Hội nghị quốc tế TRIZCON 2001 (là 1 trong 2 báo cáo viên chính)

Ngày 08.01.2004: Hội đồng tư vấn KH&CN cấp Bộ về môn PPLST (09 người)

do VS.GS.TSKH Phạm Minh Hạc làm chủ tịch (thành lập theo Quyết định số 6572/QĐ-BGD&ĐT - KHCN của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT/Ngày 24.11.2003) đã họp (thư ký là TS Trần Anh Dũng)

Ngày 25.02.2004: Bộ GD&ĐT có công văn số 1276/KHCN về việc “Bộ trưởng

Bộ GD&ĐT đã giao cho các đơn vị chức năng nghiên cứu và đề xuất việc áp dụng PPLST trong điều kiện thích hợp”

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Này nha !

Đọc thì rối rắm và trừu tượng giống như triết học như vậy đó nhưng thực tế

nó cực kỳ đơn giãn và lý thú

Ví dụ ha:

U hãy cho biết bút chì dùng để làm gì?

Trước khi học PPLST

Ý nghĩ xuất hiện đầu tiên trong đầu U là bút chì là dùng để vẽ, viết.

Sau khi học PPLST

Bút chì hông chỉ dùng để viết, vẽ mà còn làm

Xây nhà

Vũ khí

Thay đũa để gắp thức ăn

Trang trí

Làm trâm cài tóc Trong trăm ngàn cách giải quyết đó U sẽ chọn cho mình cách giải quyết tốt nhất

Khi học PPLST trí ttưởng tượng của U sẽ hông có giới hạn, ý tưởng của U dù thực tế hay điên rồ kỳ cục nhất vẫn được hoan nghênh và thầy hướng dẫn sẽ cho U biết ý tưởng đó cần những gì để có thể thực hiện mà hông nằm trên giấy.

Nếu U hông phải là người có trí tưởng tượng cao thì hãy đi học để khám phá

ra những khả năng mà chính bản thân U cũng hông ngờ tới

Nếu U có trí tưởng tượng cao thì Trăm nghìn lời nói hông bằng đăng ký học ngay và U sẽ phải cảm ơn NBM và Deep_blue vì đã cho U biết về môn học lý thú này

Trang 10

Đã có người từng hỏi: US vì sao lại hùng mạnh vậy:

Câu trả lời: US được hình thành từ trí tưởng tượng

Có người từng hỏi Einstien: Đối với con người thì khả năng gì quan trọng nhất?

Einstein trả lời: Đó là trí tưởng tượng.

Ngày đăng: 10/04/2016, 18:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w