1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẨN DỤ VỀ “XẤU HỔ” TRONG MỘT SỐ THÀNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN

13 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 314,35 KB

Nội dung

English Linguistics Division MỞ ĐẦU Một trong những kỳ vọng của việc học ngoại ngữ, mà cụ thể là học tiếng Anh, là đạt được một khả năng ngôn ngữ mà nền tảng của nó là một lối tư duy n

Trang 1

ẨN DỤ VỀ “XẤU HỔ” TRONG MỘT SỐ THÀNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ

TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN

Tran Xuan Diep, Assoc Prof, Dr English Linguistics Division

MỞ ĐẦU

Một trong những kỳ vọng của việc học ngoại ngữ, mà cụ thể là học tiếng Anh, là đạt được một khả năng ngôn ngữ mà nền tảng của nó là một lối tư duy như người bản ngữ tiếng Anh Nói cách khác, đó là làm thế nào để đạt tới một năng lực ngôn ngữ mà nó có thể phản ánh được thế giới quan của người bản ngữ Sở dĩ có kì vọng như vậy là vì hai ngôn ngữ, Anh và Việt, không chỉ khác nhau về hình thức như hệ thống âm thanh, ngữ pháp, từ vựng vv…, mà còn về những quá trình nhận thức thế giới của người tạo sản ra các phát ngôn bằng hai ngôn ngữ đó Sư khác nhau đó xuất phát từ nền tảng văn hóa – xã hội Ngôn ngữ vừa là sản phầm vừa là phương tiện của nhận thức này Một trường phái ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm đến phương thức con người nhận thức thế giới là Ngôn ngữ học tri nhận (cognitive linguistics) Tình cảm là một trong những vấn đề thuộc thế giới khách quan mà con người đặc biệt quan tâm Xấu hổ là một trong những tình cảm của con người ở mọi nền văn hóa Bài viết dưới đây bàn đến cách thức xem xét của ngôn ngữ học tri nhận đối với vấn đề ẩn dụ về xấu hổ trong tiếng Anh và tiếng Việt

PHÁT TRIỂN

1 ẨN DỤ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRI NHẬN

1.1 Những vấn đề chung về ngôn ngữ học tri nhận

Tri nhận (Cognition) là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Latin cognoscere, nghĩa là

hiểu biết (know), ý niệm hóa (conceptualize) hoặc nhận biết (recognize) Tuy có tác giả dịch thành “nhận thức” xong chúng tôi cho rằng “tri nhận” trong tiếng Việt mang nội hàm tương đương hơn và để đảm bảo tính nhất quán chúng tôi sử dụng thuật ngữ “tri nhận” trong suốt công trình này (xem thêm Diệp Quang Ban, 2008) Tri nhận là quá trình tinh thần bao gồm chú ý, ghi nhớ, tạo sản (production) và/

Trang 2

hoặc tiếp thu (reception) ngôn ngữ, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định Theo

Lý Toàn Thắng (2005), “Nói đến tri nhận là nói đến thu nhận, tàng trữ và xử lý thông tin, chế biến thành các tri thức”

Khoa học tri nhận (Cognitive Science) ra đời vào nửa cuối thế kỷ XX, nghiên cứu trí tuệ con người ở dưới tất cả các hình thức từ tri giác đến hành động, ngôn ngữ

và lập luận; là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, gồm tâm lý học, trí thông minh nhân tạo, triết học, khoa học thần kinh, ngôn ngữ học, nhân chủng học, giáo dục học

Ngôn ngữ học tri nhận (Cognitive Linguistics) bắt đầu phát triển từ những năm

1980 như một trường phái ngôn ngữ vận dụng kiến thức liên ngành, nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của con người về thế giới khách quan cũng như phương thức mà con người tri giác và ý niệm hóa các sự vật của thế giới khách quan đó Trong tiếng Anh Ngôn ngữ học tri nhận gắn liền với những tác giả như: Charles Fillmore (1982, 1985), George Lakoff (1980, 1987,

1989, 1992), Leonard Talmy (2000, 2001) và Ronald Langacker (1987, 1991,

1999, 2008) Ở Việt Nam, những tác giả đi đầu trong đường hướng này đối với Việt ngữ học là Lý Toàn Thắng (2005, 2009) và Trần Văn Cơ (2007, 2010) Mặc dù cùng xuất phát từ một số quan điểm và tư tưởng chung, song ngôn ngữ học tri nhận có ba đường hướng nghiên cứu chính:

1/ Hướng tiếp cận thứ nhất quan tâm đến vấn đề giữa tri nhận và ngữ pháp, cũng như ảnh hưởng của các phạm trù ý niệm vào ngữ pháp

2/ Hướng nghiên cứu thứ hai thiên về ngữ nghĩa học, còn gọi là Chủ nghĩa kinh nghiệm (Experientialism) Hướng này tìm hiểu những gì diễn ra trong đầu óc con

người khi tạo sản (production) và tiếp thu (reception) ngôn ngữ, cách thức miêu tả các thuộc tính của sự vật, sự liên tưởng và ấn tượng về sự vật hiện tượng đó

3/ Hướng nghiên cứu thứ ba thiên về ngữ dụng: nghiên cứu Không gian tinh thần (Mental Spaces) và Tích hợp ý niệm (Conceptual Blending/ Integration)

Công trình này được tiến hành theo đường hướng ngữ nghĩa học tri nhận

Trang 3

1 2 Ẩn dụ – một trong những vấn đề cơ bản của ngữ nghĩa học tri nhận

(Cognitive Semantics)

Ý niệm và hệ thống ý niệm (Concept & Conceptual System): Một trong những

vấn đề then chốt của ngôn ngữ học tri nhận là ý niệm hóa thế giới diễn ra trong ý thức con người Quá trình này dẫn đến việc phân xuất ra những đơn vị nội dung tối thiểu thuộc cấp độ tinh thần vốn là kết quả của trải nghiệm thực tiễn trong quá trình con người nhận thức thế giới xung quanh Vậy nên, đơn vị cơ sở của ngôn

ngữ học tri nhận là ý niệm

Mô hình tri nhận và mô hình văn hóa (Cognitive Model and Cultural Model):

Lakoff và Turner (1989) cho rằng lược đồ ý niệm tổ chức tri thức của chúng ta Chúng cấu thành mô hình tri nhận của một bình diện nào đó trong thế giới hiện thực Chúng ta sử dụng những mô hình này để hiểu những kinh nghiệm ta bắt gặp

và suy luận về nó Mô hình tri nhận không phải là mô hình mang tính ý thức mà chúng được vận dụng một cách vô thức và tự động Không thể nhìn thấy mô hình

đó trực tiếp mà suy ra từ hệ quả của nó Con người tích lũy mô hình tri nhận bằng hai con đường cơ bản: bằng trải nghiệm trực tiếp và thông qua tri thức văn hóa

Mô hình tri nhận nhấn mạnh bản chất tinh thần trong trải nghiệm tri giác, còn mô hình văn hóa nhấn mạnh bản chất văn hóa, những mô hình thông dụng mà một cộng đồng nào đó đều có

Phạm trù hóa (Categorization) và điển dạng (prototype) trong ngôn ngữ: Quan

điểm truyền thống về phạm trù hóa cho rằng sự vật được xếp loại với nhau dựa trên những đặc tính mà các thành viên đều có Ví dụ, “đĩa” có đặc điểm chung là bằng gốm, tròn, rất nông, miệng rộng, dùng để đựng thức ăn Do vậy, để được xếp vào nhóm “đĩa” thì một cá thể nào đó phải đáp ứng được các điều kiện trên Nếu như vậy, về mặt thuộc tính, thì các thành viên của một phạm trù ngang bằng nhau

và không có thành viên nào là đại diện, điển hình hơn các thành viên khác Như vậy ngôn ngữ là một hệ thống máy móc, không còn thuộc địa hạt xã hội nữa và nghiên cứu ngôn ngữ cũng chẳng khác gì nghiên cứu trong các ngành khoa học tự

nhiên khác như toán, chẳng hạn

Trang 4

Rosch (1977) đã chứng minh rằng con người phân loại sự vật khi tương tác với thế giới và đặt tên cho các phạm trù dựa trên sự tương tự chứ không phải điều kiện cần và đủ máy móc như quan điểm truyền thống nói trên Trong các phạm trù, nói chung, luôn có những thành viên mang đặc tính trung tâm hơn những thành viên khác trong nhóm Những thành viên trung tâm đó gọi là điển dạng Nói cách khác, điển dạng là những thành viên điển hình của một phạm trù, làm chuẩn cho những thành viên xung quanh nó, ngoại biên hơn hay kém điển hình hơn

Đồng tình với quan điểm này, Lakoff (1987) cho rằng ngôn ngữ vận dụng toàn bộ

hệ thống tri nhận tổng thể của con người Như vậy, có hai hệ quả quan trọng: Thứ nhất, các phạm trù ngôn ngữ cũng tương tự như các phạm trù khác trong hệ thống

ý niệm của chúng ta, và chịu tác động của hiệu ứng điển dạng Thứ hai, bằng chứng về bản chất của các phạm trù ngôn ngữ cũng góp phần hiểu rõ về các phạm trù tri nhận một cách tổng quát Theo đó, trong trường hợp “đĩa” nói trên, điển dạng chỉ là những vật thể mà con người tri giác được sao cho có đặc điểm: tròn, rất nông và có miệng rộng là đủ Nên mới có “đĩa đèn”, “đĩa xe đạp”, “đĩa hát”,

“đĩa bay” …

Ẩn dụ (Metaphor): Ẩn dụ là đối tượng thu hút sự chú ý đặc biệt trong văn học và

ngôn ngữ học Theo truyền thống, có ba quan điểm chính về ẩn dụ: quan điểm so sánh, quan điểm thay thế, và quan điểm tương tác Cả ba cách tiếp cận này đều có chung một điểm: ẩn dụ là hiện tượng của ngôn ngữ, chỉ là một phép tu từ và có chức năng thẩm mỹ; do vậy, chúng ta hoàn toàn có thể chuyển tải ý nghĩa một cách bình thường mà không cần đến ẩn dụ

Vị trí của ẩn dụ trong ngôn ngữ học tri nhận:

2 cam kết (commitment) mang tính then chốt của ngôn ngữ học tri nhận làm cho trường phái này khác hẳn các trường phái ngôn ngữ học khác là khái quát hóa (Generalization) và tri nhận (Cognitive) Cam kết khái quát hóa là cam kết mô tả đặc điểm của những nguyên lý chung làm cơ sở cho tất cả các bình diện của ngôn ngữ Theo truyền thống, việc nghiên cứu ngôn ngữ được tách bạch ra thành những

Trang 5

bình diện khác nhau như âm vị học, ngữ nghĩa học, ngữ dụng học… được xem như những kiểu loại nguyên tắc khác nhau kiến tạo nên ngôn ngữ Ngôn ngữ học tri nhận phủ nhận sự phân loại này Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng 3 khu vực làm cho những thành tố ngôn ngữ khác nhau đều có chung những đặc điểm tổ chức cơ bản là phạm trù hóa (categorization), đa nghĩa (polysemy) và ẩn dụ (metaphor) (Evans, 2007) Như vậy, ẩn dụ có một vị trí then chốt trong cam kết khái quát hóa của ngôn ngữ học tri nhận

Khác với ngôn ngữ học truyền thống, ngôn ngữ học tri nhận cho rằng ẩn dụ không đơn thuần là vấn đề của ngôn ngữ mà còn là vấn đề của tư duy và hành động Ẩn

dụ là phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và là một cơ chế tri nhận không thể thiếu của con người Chúng được sử dụng không chỉ bởi những người

có năng lực sáng tác phi thường (trong văn học) mà còn bởi những người bình thường nhất Ẩn dụ có 3 chức năng giao tiếp cơ bản: thứ nhất tính bất khả diễn đạt (inexpressibility), nghĩa là ẩn dụ cho phép người ta diễn đạt một ý niệm rất khó mà không thể miêu tả bằng ngôn ngữ thông thường; thứ hai là tính súc tích (compactness) – ngắn gọn nhưng có khả năng biểu đạt lớn; thứ ba là tính sinh động (vividness) – gắn liền với giao tiếp hàng ngày, gợi tả và dễ hiểu Vì thuộc quá trình tư duy nên ẩn dụ không những thể hiện qua ngôn ngữ mà còn rất nhiều hình thức giao tiếp phi ngôn như cử chỉ/ động tác, phim ảnh, hội họa, kiến trúc, quảng cáo, biểu tượng, v.v…

Ngôn ngữ học truyền thống thường phân biệt ẩn dụ và so sánh (simile) Theo đó,

dạng A là B được xem là ẩn dụ, còn A như B là so sánh Lakoff và Turner (1989)

cho rằng cách xác định ẩn dụ thông qua cấu trúc cú pháp như vậy là hoàn toàn hiểu sai bản chất ý niệm của ẩn dụ Theo đường hướng tri nhận, ẩn dụ là hiểu một

ý niệm thông qua một ý niệm khác Hai câu Thương trường là chiến trường và Thương trường như chiến trường về bản chất là như nhau vì chúng đều liên quan đến hai miền ý niệm khác biệt, chỉ khác nhau một điểm nhỏ là: do có như mà hiệu

lực câu thứ hai yếu hơn Hay nói cách khác, so sánh là một dạng yếu của ẩn dụ

Trang 6

Ẩn dụ có thể phân loại theo chức năng tri nhận của nó Trên cơ sở này thì

có thể phân loại ẩn dụ thành: ẩn dụ cấu trúc (structural metaphor), ẩn dụ bản thể (ontological metaphor), ẩn dụ định hướng (orientational metaphor) và ẩn dụ hình ảnh (image metaphor)

2 KHÁI QUÁT VỀ CÁC QUAN NIỆM THÀNH NGỮ TRONG TIẾNG ANH

VÀ TIẾNG VIỆT

Để phục vụ cho mục đích của công trình, chúng tôi đã điểm lại các quan niệm về các thành ngữ trong tiếng Anh như của các tác giả Katz & Postal (1963), Weinreich (1969), Makkai (1972), Wood (1981), Fernando (1996), Grant & Bauer (2004) và của các tác giả Việt ngữ như Hoàng Văn Hành (2004), Nguyễn Như Ý (1992), Nguyễn Thiện Giáp (2008), Đỗ Hữu Châu (1981), Nguyễn Công Đức ( 1995) Có thể có nhận xét chung về các các quan niệm này như sau:

Các cách xác định thành ngữ trong tiếng Anh là thiếu nhất quán và phức tạp Tuy nhiên, có ba tiêu chí quan trọng để xác định thành ngữ được đa số các học giả chấp nhận, đó là:

1) Thành ngữ thường mang nghĩa bóng hoặc bán nghĩa đen, khó suy đoán từ nghĩa thành phần;

2) Chúng thường cố định về mặt cấu trúc; và

3) Thành ngữ là cụm từ bao gồm ít nhất hai từ

Nếu đối chiếu với quan điểm về thành ngữ trong tiếng Việt, thì những tiêu chí này

về cơ bản là tương tự Tuy vậy, yếu tố vần điệu không hề được nhắc đến trong các quan niệm về thành ngữ tiếng Anh Điều này cũng dễ hiểu – tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình và có trọng âm, trong khi tiếng Việt lại là ngôn ngữ đơn lập có thanh điệu

Phần lý luận nói trên là cơ sở để xem xét một trường hợp ẩn dụ cụ thể dưới đây:

3 ẨN DỤ VỀ XẤU HỔ TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Trang 7

Theo Ekman (2003), các phạm trù tình cảm cơ bản của con người vừa có tính bản năng vừa có tính xã hội, trong đó, xấu hổ mang đậm bản chất xã hội hơn cả, và cảm giác xấu hổ xuất hiện muộn nhất trong quá trình tiến hóa Có nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác xấu hổ: có thể là lỗi lầm cá nhân, sự thua kém, để lộ những phần nhạy cảm trên cơ thể, v.v Vì người ta thường tìm cách dấu sự thể hiện tình cảm này ra bên ngoài nên những hiệu ứng sinh lý quan sát được cũng rất ít Đây có thể là nguyên nhân có rất ít thành ngữ chỉ sự xấu hổ cả trong tiếng Anh và tiếng Việt Sau đây là những kết quả nghiên cứu ban đầu của chúng tôi:

1 Xấu hổ là hướng xuống

Hai ẩn dụ định hướng lên (up) và xuống (down) miêu tả trạng thái tình cảm tích

cực và tiêu cực Kiểu ẩn dụ này xuất hiện hàng ngày, cả trong giao tiếp hữu ngôn (trong cả các thể loại văn học) và phi ngôn (trong cả các loại hình nghệ thuật) Hàng ngày, hình ảnh nhìn lên bao giờ cũng đi kèm với hàm ý tích cực như tự tin, hãnh diện, đắc thắng, mạnh mẽ, anh hùng vv… và hình ảnh nhìn xuống bao giờ cũng ẩn ý ngược lại – tiêu cực, như khiêm tốn, thiếu tự tin, tự ty, thua cuộc, yếu

ớt, có lỗi, nhút nhát, nhục nhã vv… Ẩn dụ XẤU HỔ LÀ HƯỚNG XUỐNG dựa trên kinh nghiệm sinh lý phổ quát và trải nghiệm trực tiếp Khi xấu hổ, người ta thường cúi đầu xuống Đây là hình ảnh thường quan sát được về những người lầm lỗi, vi phạm đạo đức, nội quy, quy chế, luật pháp … khi bị phát hiện Mặc dù xấu

hổ là trạng thái tình cảm không tồn tại ở các loài động thực vật nhưng trong tiếng Việt vẫn có tên “cây xấu hổ” để chỉ một loại cây khi có tiếp xúc với tay người thi

lá tự cụp xuống Rõ ràng đây không còn đơn thuần là vấn đề của ngôn ngữ mà còn

là vấn đề của tư duy, là cách người Việt tri nhận thế giới

Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy: trong tiếng Anh có ba thành ngữ sử dụng ẩn dụ này

1 Burn somebody down: Đốt ai xuống/ Làm cho người ta xấu hổ

2 Live something down: Đè, nén xuống/ Quên đi sự xấu hổ

3 Shame weighs somebody down: Sự xấu hổ đè ai xuống/Làm cho xấu hổ

Trang 8

Mặc dù cũng ý niệm hóa sự xấu hổ là hướng xuống nhưng tiếng Việt không mã hóa trong thành ngữ mà chỉ sử dụng ở dạng cụm từ để hình tượng hóa ý niệm này như “xấu hổ cúi gằm mặt xuống”

2 Xấu hổ là không mặc quần áo

Từ xa xưa con người đã biết tìm mọi cách để vừa bảo vệ vừa che dấu bộ phận nhạy cảm trên cơ thể Vậy nên, một trong những nguyên nhân khiến người ta xấu

hổ là để lộ những bộ phận nhạy cảm này Khi xã hội phát triển, xấu hổ không chỉ giới hạn về thể xác mà còn về tinh thần Tuy nhiên, để miêu tả phạm trù trừu tượng bằng những cụm từ trừu tượng thì rất khó hiểu nên người ta dùng hình ảnh

cụ thể, nguyên thủy nhất Những thành ngữ như vậy thường mang nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ, không còn nghĩa đen thông thường

1 Hack somebody off: Lột quần áo/ Làm cho xấu hổ

2 To be caught with one’s pants down: Bị bắt khi quần tụt/ Cảm thấy bị mất mặt, rơi vào tình huống đáng xấu hổ

It’s the first time that the CIA has been caught with its pants down (Alaiwa,

28/2/2011)

(Đó là lần đầu tiên Cục tình báo trung ương Mỹ bị mất mặt như vậy)

Ngoài thành ngữ sử dụng trực tiếp hình ảnh để lộ bộ phận nhạy cảm, tiếng Anh còn có hai thành ngữ suy luận từ ẩn dụ này đi với động từ “save” (giữ cho không

bị lộ ra ngoài)

1 Save somebody’s skin: Cứu ai khỏi lộ da thịt/ Lấy lại thể diện

2 Save somebody’s ass/butt: Cứu mông người ta khỏi bị lộ ra/ Giúp người ta giữ thể diện

But Mr Bush saved his skin in New Hampshire, in a campaign that stole the ''one

of us'' slogan his rival had used so powerfully in Iowa

(New York Times, 28/2/1998)

Trang 9

(Nhưng ông Bush đã lấy lại được thể diện ở New Hamshire trong cuộc vận động bắt chước khẩu hiệu “một trong số chúng ta” mà đối thủ của ông đã sử dụng rất thành công ở Iowa)

Xét ở cấp độ từ vựng, tiếng Việt có 2 từ miêu tả phạm trù này là xấu hổ, ngượng,

nhưng không xuất hiện trong thành ngữ ẩn dụ lõa thể Thành ngữ “trần như nhộng” miêu tả người không có mảnh vải che thân, có thể nói về sự xấu hổ hoặc chỉ đơn thuần là người không mặc quần áo trong một tình huống nào đó

3 Xấu hổ là muốn lẩn trốn

Theo Darwin (dẫn theo Wierzbicka [1992]), ý niệm xấu hổ thường gắn liền với mong muốn không bị người khác nhìn thấy Theo nghiên cứu của Izard [1982], khi chủ thể được hỏi họ cảm thấy như thế nào khi trải nghiệm sự xấu hổ thì đa số câu trả lời là họ muốn biến mất để không bị nhìn thấy Trong bộ phim khoa học về tình cảm căn bản của con người được kích thích bằng thôi miên cho thấy phản ứng của con người trong trạng thái xấu hổ là cúi đầu thấp, thu chân và tay sát vào người Khi hỏi người tham gia thí nghiệm về hình ảnh trên thì người ta trả lời trong trạng thái xấu hổ đó họ cố gắng thu mình càng nhỏ càng tốt để người ta không nhìn thấy Tình cảm này có phản ứng sinh lý phổ quát và đây là cơ sở hình thành ẩn dụ XẤU HỔ LÀ MUỐN LẨN TRỐN Điều thú vị ở ẩn dụ này là nó có tính logic với các tình cảm tiêu cực Khi xấu hổ, người ta muốn biến mất khỏi tầm nhìn của người khác, nhưng không biến mất bằng cách hướng lên mà là hướng xuống Cơ chế tri nhận này được xem là phổ quát ở mọi ngôn ngữ

1 Want to bury one’s head in the sand: Muốn vùi đầu trong cát/Muốn chui xuống đất

2 Wish the ground would swallow up somebody: Muốn đất nuốt chửng/Muốn độn thổ vì xấu hổ

Everyone in the room was staring at me and I stood there wishing the ground would swallow me up (The Free Dictionary by Farlex)

Trang 10

(Mọi người trong phòng cứ nhìn chằm chặp vào tôi và tôi đứng như trời trồng, ước

gì mình có thể độn thổ)

Mặc dù tiếng Việt không có thành ngữ này nhưng người Việt vẫn cảm nhận sự xấu

hổ tương tự như người Anh Khi xấu hổ họ cũng không muốn người khác nhìn thấy nên cũng muốn “độn thổ”

Trên khuôn mặt của chị không chỉ có sự lo lắng mà còn là sự xấu hổ Khuôn mặt trắng trẻo sau ít phút lại đỏ lựng lên, hai tai cũng luôn trong tình trạng nóng bừng Càng nhiều người nhìn, chị càng cúi gập người xuống như thể muốn “độn thổ” (Dân trí, 6/12/2010)

KẾT LUẬN

Tóm lại, trên con đường đến mục đích lý tưởng là giúp người học dùng được tiếng Anh như người bản ngữ, bài viết trên đây đã tìm hiểu khái niệm ẩn dụ theo đường hướng ngôn ngữ học tri nhận và áp dụng cơ sở lý luận ấy vào việc bước đầu tìm hiểu ẩn dụ “xấu hổ’ trong tiếng Anh trong sự so sánh với tiếng Việt Xấu hổ đã được tri nhận và ý niệm hóa thành 3 lối ẩn dụ như đã trình bầy trên

Đi theo đường hướng ngữ nghĩa học tri nhận giúp giải quyết nhiều vấn đề trong đào tạo ngoại ngữ Nói một cách đơn giản, đường hướng này giúp giải quyết vấn

đề như đã nêu trên – đạt được việc dùng tiếng Anh như người bản ngữ Trong dịch thuật, có thể thấy được ngay một ứng dụng của nó là: chuyển dịch ngôn ngữ luôn

đi kèm với chuyển dịch văn hóa Nói cách khác, dịch luôn phải quan tâm đến mô hình tri nhận và mô hình văn hóa Việc dịch “xe ôm” sang tiếng Anh, là một ví dụ, phải nhận thức được: trong văn hóa Anh-Mỹ không hề có ý niệm này mà chỉ có ý niệm “taxi” Điển dạng của “taxi” là dịch vụ chở khách lẻ Những thành phần không điển dạng, ngoại vi của “taxi” có thể là dùng ô tô, có thể dùng xe máy Kết quả cho thấy “xe ôm” = “motorbike taxi” (taxi bằng xe máy) Chúng tôi đã thí nghiệm và kết quả đúng như mong đợi – người bản ngữ hiểu ngay! Có thể tìm thấy hàng loạt những ví dụ tương tự

Ngày đăng: 10/04/2016, 06:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (2008), “Cognition: Tri nhận và nhận thức; Concept: Ý niệm hay khái niệm?” Ngôn ngữ, số 2, 1-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cognition: Tri nhận và nhận thức; Concept: Ý niệm hay khái niệm?” "Ngôn ngữ
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 2008
2. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1981
3. Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học tri nhận
Tác giả: Trần Văn Cơ
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Năm: 2007
4. Trần Văn Cơ (2010), “Việt ngữ học tri nhận: Phác thảo một hướng nghiên cứu tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 11, 33-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt ngữ học tri nhận: Phác thảo một hướng nghiên cứu tiếng Việt”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Trần Văn Cơ
Năm: 2010
5. Nguyễn Công Đức (1995), Bình diện cấu trúc hình thái-ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, Luận án phó tiến sỹ khoa học, Viện Ngôn ngữ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình diện cấu trúc hình thái-ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Công Đức
Năm: 1995
6. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Từ vựng học tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2008
7. Hoàng Văn Hành (2004), Thành ngữ học tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ học tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Năm: 2004
8. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, Nhà xuất bản khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt
Tác giả: Lý Toàn Thắng
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học Xã hội
Năm: 2005
9. Lý Toàn Thắng (2009), Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, Nhà xuất bản Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt
Tác giả: Lý Toàn Thắng
Nhà XB: Nhà xuất bản Phương Đông
Năm: 2009
10. Nguyễn Như Ý (1992), Bình diện văn hóa – ngôn ngữ của nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt, Văn hóa Dân gian, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình diện văn hóa – ngôn ngữ của nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Như Ý
Năm: 1992
11. Nguyễn Như Ý (2002), Thành ngữ tiếng Việt phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ tiếng Việt phổ thông
Tác giả: Nguyễn Như Ý
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Tiếng Anh
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w