1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn ngân hàng quốc tế điều hành chính sách tiền tệ ở một số quốc gia trong thời gian gần đây

27 786 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 145,32 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA 1.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ Monetary Policy:Theo điều 2 luật NHNNVN: “CSTT quốc gia là một bộ phận của chính sách ki

Trang 1

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA 1.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ (Monetary Policy):

Theo điều 2 luật NHNNVN: “CSTT quốc gia là một bộ phận của chính sách kinhtế-tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phầnthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và nâng cao đời sốngnhân dân…”

Chính sách tiền tệ là một hệ thống các quan điểm, các chủ trương và biện pháp củanhà nước nhằm tác động vàđiều chỉnh các hoạt động về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng vàngoại hối, tạo ra sự ổn định của nền kinh tế thị trường để thúc đẩy nền kinh tế quốc dânphát triển Chính sách tiền tệ là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước, là một bộ phận hợpthành của chính sách kinh tế, và trong một mức độ nào đó thì chính sách tiền tệ là một bộphận của kinh tế tài chính quốc gia và chính sách phát triển kinh tế

1.2 Trách nhiệm và quyền hạn của các đối tượng liên quan đến chính sách tiền tệ quốc gia:

Chính sách tiền tệ quốc gia là chính sách vĩ mô của Nhà nước, Quốc hội, Chủ tịchnước, Chính phủ, NHNN và các Bộ, Ngành khác của Chính phủ đều có quyền hạn vàtrách nhiệm nhất định liên quan đến chính sách tiền tệ

+ Quốc hội: Giám sát chính sách tiền tệ; quyết định và giám sát mức lạm phát dự kiếnhàng năm

+ Chủ tịch nước: Đàm phán, ký kết, tham gia, phê chuẩn điều ước quốc tế, thỏa thuậnquốc tế về lĩnh vực tài chính, tiền tệ và hooatj động ngân hàng

+ Ngân hàng Nhà nước: Là cơ quan của Chính phủ, NHNN có trách nhiệm chủ trì xâydựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ trình Quốc hội quyết định; xây dựngcác dự án luật, pháp lệnh về tiền tệ và hoạt động ngân hàng…

+ Các Bộ, Ngành khác của Chính phủ: Phối hợp với NHNN trong việc cung cấp địnhhướng chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia…

1.3 Các loại chính sách tiền tệ:

- Chính sách tiền tệ mở rộng:áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, nạnthất nghiệp gia tăng, chính sách tiền tệ này nhằm tăng lượng tiền cung ứng, khuyến khích

Trang 2

đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và tạo việc làm Trong trường hợp này, Chính sáchtiền tệ nhằm chống suy thoái kinh tế và thất nghiệp.

- Chính sách tiền tệ thắt chặt: áp dụng khi nền kinh tế có sự phát triển thái quá, đồngthời lạm phát ngày càng gia tăng, chính sách tiền tệ này nhằm giảm lượng tiền cung ứng,hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá cao của nền kinh tế Trường hợp này, Chínhsách tiền tệ nhằm chống lạm phát kìm hãm sự phát triển “quá nóng” của nền kinh tế

1.4 Các mục tiêu của chính sách tiền tệ:

cả trong ngắn hạn

Ổn định giá cả có tầm quan trọng đặc biệt để định hướng phát triển kinh tế củaquốc gia vì nó làm tăng khả năng dự đoán những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô.Mức lạm phát thấp và ổn định tạo nên môi trường đầu tư ổn định, thúc đẩy nhu cầu đầu

tư và đảm bảo sự phân bổ nguồn lực xã hội một cách hiệu quả Đây là lợi ích có tầm quan

trọng sống còn đối với sự thịnh vượng kinh tế của quốc gia.Lạm phát cao hay thiểu phát liên tục là rất tốn kém cho xã hội, thậm chí ngay cả trong trường hợp nền kinh tế phát

triển khả quan nhất Sự biến động liên tục của các tỷ lệ lạm phát dự tính làm méo mó, sailệch thông tin và do đó làm cho các quyết định kinh tế trở nên không đáng tin cậy vàkhông có hiệu quả Nguy hiểm hơn, sự bất ổn định giá cả dẫn đến sự phân phối lại khôngdân chủ các nguồn lực kinh tế trong xã hội giữa các nhóm dân cư

Tuy nhiên, theo đuổi mục tiêu ổn định giá cả không đồng nghĩa với tỷ lệ lạm phátbằng không Những nghiên cứu về lạm phát cho thấy trong khi cố gắng duy trì lạm phát ởgần mức 0, chính sách tiền tệ dễ đưa nền kinh tế đi quá đà và rơi vào tình trạng thiểu phát

Trang 3

gây hậu quả còn trầm trọng hơn, đó là làm nền kinh tế suy thoái Hơn nữa một mức lạmphát dương được chứng minh là có tác dụng bôi trơn và hâm nóng nền kinh tế nên sẽ cónhững ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế Theo các chuyên gia về chính sách tiền

tệ ở châu Âu, mức lạm phát từ 1.5% đến dưới 4% là phù hợp với các nền kinh tế pháttriển

1.4.2 Ổn định tỷ giá hối đoái

Trong điều kiện mở cửa kinh tế, các luồng hàng hoá và tiền vốn vào ra một quốcgia gắn liền với việc chuyển đổi qua lại giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ Việc ngănngừa những biến động mạnh, bất thường trong tỷ giá hối đoái sẽ giúp cho các hoạt độngkinh tế đối ngoại được hiệu quả hơn nhờ dự đoán được chính xác về mặt khối lượng giátrị Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái còn ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hoátrong nước với nước ngoài về mặt giá cả

1.4.3 Ổn định lãi suất

Lãi suất là một biến số kinh tế vĩ mô hết sức quan trọng trong nền kinh tế do nóảnh hưởng tới quyết định chi tiêu của các doanh nghiệp và hộ gia đình Những biến độngbất thường trong lãi suất sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân trong việc dựtính chi tiêu hay lập kế hoạch kinh doanh Do đó ổn định lãi suất cũng là một mục tiêuquan trọng mà các NHTW hướng tới nhằm góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

1.4.4 Ổn định thị trường tài chính

Thị trường tài chính được xem là nơi tạo ra nguồn vốn cho phát triển kinh tế Nógóp phần quan trọng trong việc điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn, giúp nâng caohiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế Với vai trò như vậy, sự ổn định của thị trường tàichính có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế các quốc gia NHTW với khả năng tácđộng tới khối lượng tín dụng và lãi suất có nhiệm vụ đem lại sự ổn định cho thị trường tàichính

1.4.5 Tăng trưởng kinh tế

Do chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng tới của cải và chi tiêu của xã hội nên có thể

sử dụng nó làm đòn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế phải đượchiểu cả về khối lượng và chất lượng Chính sách tiền tệ phải đảm bảo sự tăng lên củaGDP thực tế, tức là tỷ lệ tăng trưởng có được sau khi trừ đi tỷ lệ tăng giá cùng thời kỳ

Trang 4

Chất lượng tăng trưởng được biểu hiện ở một cơ cấu kinh tế cân đối và khả năng cạnhtranh quốc tế của hàng hoá trong nước tăng lên.

Một nền kinh tế phồn thịnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định là nền tảng chomọi sự ổn định, là căn cứ để ổn định tiền tệ trong nước, cải thiện tình trạng cán cân thanhtoán quốc tế và khẳng định vị trí của nền kinh tế trên thị trường quốc tế

1.4.6 Giảm tỷ lệ thất nghiệp

Tạo công ăn việc làm đầy đủ là mục tiêu của tất cả các chính sách kinh tế vĩ môtrong đó có chính sách tiền tệ Công ăn việc làm đầy đủ có ý nghĩa quan trọng bởi ba lýdo:

+ Chỉ số thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu phản ánh sự thịnh vượng xã hội vì nóphản ánh khả năng sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội

+ Thất nghiệp gây nên tình trạng căng thẳng cho mỗi cá nhân và gia đình của họ và làmầm mống của các tệ nạn xã hội

+ Các khoản trợ cấp thất nghiệp tăng lên có thể làm thay đổi cơ cấu chi tiêu ngân sách

và làm căng thẳng tình trạng ngân sách

Đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ không có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp bằng 0 mà ởmức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được cấu thành từ tỷ lệ thấtnghiệp tạm thời (những người đang tìm kiếm công việc thích hợp) và tỷ lệ thất nghiệp cơcấu (thất nghiệp bởi sự không phù hợp giữa nhu cầu về lao động và cung của lao động).Mỗi quốc gia cần xác định được tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên một cách chính xác để đạtđược mục tiêu này Bên cạnh đó, cố gắng giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cũng được coi làmục tiêu của chính sách tiền tệ

Trang 5

CHƯƠNG 2: CƠ CẤU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA

2.1 Chính sách cung ứng và điều hòa khối tiền (còn gọi là chính sách phát hành):

Chính sách cung ứng và điều hoà khối tiền được coi là bộ phận quan trong nhấtcủa chính sách tiền tệ Do tính chất quan trong của nó mà người ta thường coi chính sáchtiền tệ là chính sách cung ứng và điều hoà khối tiền

Chính sách này nhằm duy trì một sự cân đối giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệtrong nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế vừa tránh được lạm phát nặng nề, vừa đảmbảo cung cấp đủ phương tiện cho nền kinh tế, nhờ đó mà thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Cung ứng và điều hoà khối tiền: được thực hiện theo các nhu cầu đối ứng, tức là đi

từ gốc theo 3 kênh tạo tiền: tín dụng tăng cho nền kinh tế; tạm ứng cho ngân sách; muavàng và ngoại tệ

Chính sách cung ứng và điều hoà khối tiền: được thực hiện một cách tốt nhất trên

cơ sở quan sát các tín hiệu của thị trường như: chỉ số giá cả hàng hoá thiết yếu, giá vàng

và tỉ giá hối đoái Những tín hiệu trên có biến động hay tăng giảm đều kéo theo một sựthay đổi về nhu cầu tiền tệ tăng giảm tương ứng Vì vậy, ta có thể dựa vào đó để cungứng và điều hoà khối tiền

2.2 Chính sách tín dụng:

Thực chất chính sách tín dụng là cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế,thông qua các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, dựa trên các quỹ cho vay được tạo lập từcác nguồn tiền gửi của xã hội và 1 hệ thống lãi suất mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với sựvận động của cơ chế thị trường

2.3 Chính sách ngoại hối:

Nhằm đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các tài sản có giá trị thanh toán đối ngoạiphục vụ cho việc ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và gia tăng việclàm trong xã hội, bảo đảm chủ quyền tiền tệ của đất nước

Chính sách ngoại hối phải thỏa mãn 3 yêu cầu cơ bản:

+Bảo vệ độc lập chủ quyền của đồng tiền quốc gia

+Cho phép tập trung các nguồn ngoại hối vào trong tay nhà nước để sử dụng một cáchhợp lý và tiết kiệm cho việc phát triển nền kinh tế quốc dân

Trang 6

+Tạo điều kiện để mở rộng các quan hệ về kinh tế, chính trị-xã hội, ngoại giao giữanước ta và nước ngoài

2.4 Công cụ của chính sách tiền tệ quốc qia (Monetary Policy Instruments)

2.4.1 Tái cấp vốn

Tái cấp vốn là một hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHNN nhằm cung ứng vốnngắn hạn và công cụ thanh toán cho các ngân hang (NHTM).Khi cấp 1 khoản tín dụngcho NHTM, NHNN đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàngthương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ

- Ưu điểm: các khoản vay của NHNN đảm bảo thu về được

- Nhược điểm: việc vay hay không vay phụ thuộc vào các NHTM

- Ưu điểm: NHNN có thể tác động trực tiếp đến các dự án đầu tư bằng các điều kiệntín dụng

- Nhược điểm: Lãi suất được ấn định có thể không phù hợp với nền kinh tế, gây khókhăn cho việc thực hiện các dự án đồng thời tính linh hoạt của thị trường tiền tệ sẽ bị suygiảm

2.4.3 Tỷ giá hối đoái

- Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ Nó vừaphản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối Tỷ giáhối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhậpkhẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước Chính sách tỷ giá tác động một cáchnhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ,cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn dầu tư, dự trữ của đất nước Về thực chất tỷ giá

Trang 7

không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệtrong lưu thông Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyểnđổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ

2.4.4 Dự trữ bắt buộc

- Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các ngân hàng thương mại phải đưa và dự trữtheo luật định Phần dự trữ này được gửi vào tài khoản chuyên dùng ở ngân hàng trungương và để tại quỹ của mình, với mục đích góp phần bảo đảm khả năng thanh toán củaNgân Hàng Thương Mại và dùng làm phương tiện kiểm soát khối lượng tín dụng củangân hàng này Khi tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ có tác dụng làm giảm khả năng cho vay

và đầu tư của ngân hàng thương mại từ đó giảm lượng tiền trong lưu thông, góp phần làmgiảm cầu tiền để cân bằng với sự giảm cung xã hội Trong trường hợp giảm tỷ lệ dự trữbắt buộc, khả năng mở rộng cho vay của Ngân Hàng Thương Mại sẽ tăng lên, dẫn đến sựgia tăng lượng tiền trong lưu thông, góp phần tăng cung xã hội để cân đối tăng cầu vềtiền

- Ưu điểm: NHNN nắm được khối lượng tín dụng mà các NHTM và các tổ chức tíndụng khác cung cấp và có khả năng cung cấp cho nền kinh tế do đó NH NN có thể tácđộng trực tiếp đến khối lượng tín dụng bằng cách tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc

- Nhược điểm: Hạn chế khả năng sinh lời của đồng tiền

2.4.5 Nghiệp vụ thị trường mở

- Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thịtrường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữcủa các NHTM, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM dẫn đếnlàm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ

- Ưu điểm: NHNN tác động trực tiếp đến dự trữ của các NHTM, buộc các NHTM phảigia tăng hay giảm khối lượng tín dụng

- Nhược điểm: Biện pháp này chỉ thực hiện được trong điều kiện các khoản tiền tronglưu thông đều nằm tại các NHTM

Trang 8

2.4.6 Các công cụ khác

- Tăng cường hoạt động thanh tra giám sát: Cần nâng cao năng lực giám sát củaNHNN và công tác kiểm tra nội bộ của các NHTM nhằm đảm bảo an toàn hoạt động tíndụng, ổn định kinh tế vĩ mô

- Can thiệp vào thị trường vàng và ngoại tệ: Việc can thiệp vào thị trường vàng vàngoại tệ của NHNN nhằm đảm bảo chính sách tỷ giá duy trì ổn định, kiểm soát lạm phát

Trang 9

CHƯƠNG 3: ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA

THỜI GIAN GẦN ĐÂY.

3.1 Các chính sách FED sử dụng để tác động vào nền kinh tế Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và trong thời gian gần đây.

3.1.1 Chính sách tiền tệ của FED

Chính sách lãi suất

Về cơ bản FED đang điều hành lãi suất thông qua hai công cụ quan trọng đó là Lãi suấtchiết khấu (Discount rate) và Lãi suất quỹ dự trữ liên bang (Federal Funds Rate – FFR)

Lãi suất quỹ dự trữ liên bang (Federal Funds Rate – FFR)

FFR là công cụ được FED sáng tạo muộn hơn so với công cụ lãi suất chiết khấu.Quỹ dự trữ liên bang hình thành từ lượng tiền dự trữ bắt buộc của tất cả các trung gian tàichính nhận tiền gửi tại FED Cũng chính vì thế mà FFR có tên gọi là “lãi suất quỹ dự trữliên bang” FFR được ủy ban thị trường mở công bố sau các phiên họp định kỳ và nókhông mang tính chất ấn định cụ thể mà thực chất chỉ là lãi suất mục tiêu để Fed thựchiện trên thị trường mở nhằm đạt đến lãi suất mục tiêu đã công bố FFR là lãi suất thấpnhất mà các trung gian nhận tiền gửi có thể vay để bù đắp thiếu hụt dự trữ bắt buộc

Mặc dù công cụ này được FED áp dụng chưa lâu nhưng FED lại thực hiện chínhsách tiền tệ chủ yếu thông qua định hướng loại lãi suất này Fed sẽ cố gắng tác động tỷ lệnày ở con số mong muốn bằng cách bổ sung hoặc hạn chế nguồn cung tiền tệ thông quahoạt động của nó trên thị trường

Lãi suất chiết khấu

Bên cạnh nhu cầu đảm bảo dự trữ bắt buộc, các trung gian tài chính còn có nhucầu đảm bảo thanh khoản, an toàn chi trả Lãi suất chiết khấu của Fed chính là lãi suấtcho các trung gian tài chính vay để đáp ứng các nhu cầu này Về nguyên tắc, lãi suất liênngân hàng thông thường sẽ thấp hơn lãi suất chiết khấu vì nếu không, trung gian tài chính

sẽ không vay liên ngân hàng mà sẽ vay từ Fed để được hưởng lãi suất chiết khấu thấphơn

Trang 10

Lãi suất chiết khấu thường thường cao hơn lãi suất FFR và có ba mức lãi suất chiếtkhấu áp dụng cho ba loại cho vay khác nhau là tín dụng chính (Primary credit), tín dụng

mở rộng (Secondary credit) và tín dụng thời vụ (Seasonal credit)

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Việc bắt buộc các NHTM phải để dự trữ tối thiểu cần thiết lần đầu tiên được sửdụng ở Mỹ vào năm 1913, với mục đích là nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của cácNHTM

Dự trữ bắt buộc là một phần số dư tiền gửi các loại mà các ngân hàng thương mại(NHTM) phải dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại Cục dự trữ liên bang

Trong thời hạn giới hạn quy định của pháp luật, Hội đồng thống đốc có quyền duynhất đối với các thay đổi trong dự trữ bắt buộc Tổ chức lưu ký phải có dự trữ dưới cáchình thức tiền mặt, tiền gửi kho quỹ tại Cục dự trữ Liên bang Số tiền dự trữ bắt buộc củamột tổ chức lưu ký được xác định bằng cách áp dụng tỷ lệ dự trữ quy định tại Quy chếcủa Hội đồng Dự trữ Liên bang

Các tài khoản dự trữ bắt buộc bao gồm tài khoản giao dịch ròng, tiền gửi không kỳhạn và nợ EURO Kể từ ngày 27 tháng 12 năm 1990, tiền gửi có kỳ hạn và nợ EURO đã

có một tỷ lệ dự trữ bằng không Tỷ lệ dự trữ trên tài khoản giao dịch ròng phụ thuộc vào

số lượng tài khoản giao dịch ròng tại tổ chức lưu ký

3.1.2 Các chính sách FED sử dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009

Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009 là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnhvực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ năm 2007 Đây là đợt suythoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai

3.1.2.1 Những thay đổi trong chính sách lãi suất

Trang 11

8 tháng (18/9/2007-30/4/2008) Sau đó vẫn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn0,25%, mức lãi suất thấp gần 0 hiếm thấy.

Biểu đồ: Diễn biến lãi suất cơ bản của FED 2007-2009

Nguồn: Cục dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED)

Điều chỉnh lãi suất chiết khấu

FED cũng hạ lãi suất chiết khấu áp dụng với các khoản vay trực tiếp từ FED chocác ngân hàng và các công ty chứng khoán từ mức 1,25% xuống còn 0,5%

Diễn biến lãi suất chiết khấu:

Ngày Lãi suất chiết khấu

29/10/2008 1,2531//10/2008 5,0011/12/2008 4,75

Nguồn: Cục dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED)

Trang 12

3.1.2.2 Nghiệp vụ thị trường mở

Fed thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ

mà các tổ chức tài chính của nước này đang nắm giữ Đặc biệt, Fed đưa ra chính sáchtăng mua MBS Nhìn vào biểu đồ dưới đây, có thể thấy khối lượng mua repo MBS củaFed tăng vọt vào cuối năm 2007

Biểu đồ: Hoạt động mua lại MBS của Fed

Nguồn: Reuters

Từ năm 2000 đến đầu năm 2006, khối lượng mua lại MBS của Fed chỉ giao độngdưới 10 tỷ USD Tuy nhiên, đến cuối năm 2007, con số đó đã lên mức gần 40 tỷ USD.Tính đến ngày 31/03/2010 cơ quan này đã hoàn thành việc mua 1.25 nghìn tỷ USD

“MBS agency” nhưng vẫn tiếp tục tiến hành các giao dịch trong những tháng tiếp theo.Chương trình mua lại MBS của chi nhánh được điều phối bởi Federal Reserve Bank ofNew York dưới sự chỉ đạo của Federal Open Market Committee (FOMC) Mục tiêu củachương trình này nhằm hỗ trợ cho thị trường thế chấp và nhà ở đồng thời giúp phục hồithị trường tài chính

Trang 13

3.1.2.3 Chương trình đấu giá cho vay kì hạn (Term Auction Facility TARP)

Program-Ngày 17/12/2007, trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn,Fed đưa ra chương trình TAF nhằm tăng cường tính thanh khoản của thị trường tín dụng

Mỹ TAF cho phép các tổ chức nhận kí gửi đấu giá để được vay những khoản vay ngắnhạn đổi bằng tài sản kí quỹ Những tổ chức này phải được thẩm định là có tình trạng tàichính lành mạnh Các tổ chức tham gia đấu giá qua các ngân hàng của Fed Các khoảnđấu giá bắt đầu ngày 17/12/2007, với mức lãi suất khởi điểm 4,17% và kết thúc ở 4,65%,Fed đã nhận được các khoản kí quỹ trị giá 63 tỷ USD và cho vay 20 tỷ USD với 93 tổchức khác nhau Tính đến tháng 11 năm 2008, đã có 300 tỷ USD được Fed cho vay theochương trình TAF.Ngoài ra, Fed còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tàichính với tổng số tiền tính đến tháng 11/2008 là 1,6 nghìn tỷ USD.Sau khi nỗ lực của Fedđối phó với khủng hoảng bằng cách hạ lãi suất chiết khấu không đạt được kết quả mongđợi, Fed hợp tác với các ngân hàng trung ương khác như Ngân hàng TW Canada, Ngânhàng TW Anh, Ngân hàng ECB, Ngân hàng quốc gia Thụy Sỹ tạo ra công cụ chính sáchtiền tệ TAF nhằm ngăn chặn tình hình trở nên tồi tệ hơn

3.1.3 Các chính sách FED sử dụng trong thời gian gần đây

Đối với lãi suất FFR

Ngày 10/8/2010 trong thông báo được đưa ra sau cuộc họp của Ủy ban Thị trường

Mở Liên bang (FOMC), FED cho biết sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi suất ở mức thấp kỷ lụcthêm một thời gian nữa, đồng thời sẽ kéo dài các khoản đầu tư thời kỳ hậu khủng hoảng

và bơm tiền vào nền kinh tế

Dưới sự đánh giá của một số chuyên gia, việc duy trì lãi suất ở mức thấp này làmột con dao hai lưỡi Duy trì tỷ lệ lãi suất thấp kỷ lục (0,25%) là chơi một canh bạc nguyhiểm, về lâu dài có thể gây tổn thương cho nền kinh tế đang trong quá trình phục hồimong manh của Mỹ

Và đến ngày 17/12/2015, FED đã quyết định nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần 1thập kỷ, đồng thời phát tín hiệu rằng lãi suất sẽ được nâng lên “từ từ” và phù hợp với các

dự báo trước đây Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, Ủy ban thị trường mở (FOMC) đã nhất trínâng khoảng mục tiêu cho lãi suất liên bang từ mức 0 – 0,25% lên 0,25 – 0,5% FOMC

Ngày đăng: 09/04/2016, 23:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w