Đây là bài mình nghiên cứu tìm tài liệu rất chi tiết, các bạn có thể tham khảo phục vụ cho các bạn về đề tài nghiên cứu stress của học sinh. Bài nghiên cứu này của mình chấm được 8,5 nhé. Yên tâm là đạt điểm cao
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
o0o
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ STRESS TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
LỚP 12 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG HOÀI ĐỨC B – HÀ NỘI
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : THS NGUYỄN ĐỨC HƯỞNG SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐỖ THỊ THANH
HÀ NỘI – 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
o0o
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ STRESS TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
LỚP 12 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG HOÀI ĐỨC B – HÀ NỘI
Giáo Viên Hướng Dẫn : Ths Nguyễn Đức Hưởng Sinh Viên Thực Hiện : Đỗ Thị Thanh
Chuyên Ngành : Ngôn Ngữ Nhật
HÀ NỘI – 2016
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC……… ……… 1
DANH MỤC VIẾT TẮT… ……… … 2
MỞ ĐẦU ……… 3
1 Tính cấp thiết của đề tài ……… 4
2 Mục đích nghiên cứu ……… 5
3 Nhiệm vụ nghiên cứu ……… 5
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu ……… 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu ……… 5
4.2 Khách thể nghiên cứu……… 5
5 Phạm vi nghiên cứu ……… 5
5.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu ……… 5
5.2 Phạm vi khách thể nghiên cứu ……… 5
6 Giả thuyết khoa học ……… ……… 6
7 Phương pháp nghiên cứu… ……… 6
8 Những đóng góp mới của đề tài ……… 6
9 Cấu trúc nghiên cứu ……… 7
DANH MỤC VIẾT TẮT
THPT : Trung học phổ thông
HS THPT : Học sinh trung học phổ thông
Trang 4MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong thời đại ngày nay, thời đại mà nhân loại đang tiến vào nền văn minh trí tuệ, thời đại thông tin vùng nổ, phát triển vượt bậc của công nghệ khoa học về cả số lượng lẫn chất lượng, cả về tốc độ và phạm vi lĩnh vực Đời sống tâm lí của con người cũng ngày càng đa dạng và phong phú để thích ừng với những điều kiện môi trường luôn biến đổi sôi động Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự bùng nổ về thông tin kéo theo nội dung học tập của học sinh ngày càng trở nên đa dạng, phong phó, phức tạp và nhiều chiều tác động Bước sang lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, hoạt động của các em được mở rộng, đa dạng hơn Vì vậy vai trò, vị trí xã hội của các em không chỉ được mở rộng về số lượng, phạm vi mà còn biến đổi cả về chất
Trang 5lượng Ngoài ra hàng ngày các em phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu của cuộc sống đối với lứa tuổi mới (thanh niên) Trong học tập ở nhà trường giáo viên đặt ra những yêu cầu đối với các em cao hơn, giải quyết các nhiệm vụ học tập độc lập, tự giác hơn Càng đến cuối cấp, học sinh học tập không chỉ vì mục đích đáp ứng nhu cầu hiểu biết, yêu cầu của nhiệm vụ học tập mà còn đáp ứng nhiệm vụ đặc trưng của lứa tuổi này là chọn nghề Cùng với sự năng động của tuổi trẻ, nhiệt huyết của thanh niên mới lớn, với các yêu cầu ngày một cao của xã hội đối với họ, học sinh trung học phổ thông không thể tránh khỏi những áp lực nặng nề tác động từ nhiều phía đến quá trình học tập của các em làm cho các em nhiều lúc cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và có khi còn chán nản với việc học tập của mình Do vậy, hiện tượng stress luôn luôn nảy sinh trong quá trình học tập nói chung và trong từng môn học nói riêng Nó có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến quá trình và kết quả học tập, nhiều khi nó còn có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lựa chọn nghề sau này của các em Trong nhiều năm qua, việc tìm hiểu stress đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và cũng đạt được nhiều thành tựu
cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn Tuy nhiên, nghiên cứu về tress ở học sinh lớp 12 cho đến nay vẫn chưa được chú trọng nhiều Và là một cựu học sinh trường THPT Hoài Đức B khi tôi nhận thấy stress đang là một vấn đề gặp phải của các em học sinh lớp 12 trường tôi Việc tìm hiểu stress trong học tập của các em học sinh lớp 12 nhằm đề xuất các biện pháp giúp học sinh tránh được những ảnh hưởng xấu của stress Từ đó, giúp các em có trạng thái tâm lý bình thường, ổn định để học tập tốt hơn, thực hiện ước mơ của bản thân
Xuất phát từ những lý do đó, tôi chọn đề tài :”Thực trạng và biện pháp xử lý stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông Hoài Đức B – Hà Nội.”
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của stress trong học tập nhằm đề xuất các biện pháp xử lý giúp học sinh lớp 12 trường THPT Hoài Đức B – Hà Nội giảm bớt sự căng thẳng, lo âu để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
− Xác lập cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu
− Khảo sát, đánh giá thực trạng, mức độ stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Hoài Đức B – Hà Nội
− Đề xuất các biện pháp xử lý giúp học sinh giảm bớt sự căng thẳng
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Trang 64.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và biện pháp xử lý stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Hoài Đức B – Hà Nội
4.2 Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 12 trường THPT Hoài Đức B – Hà Nội
5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu
Stress là một vấn đề rộng, khi nghiên cứu đề tài này tôi chỉ tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
− Khảo sát, đánh giá thực trạng, mức độ, biểu hiện stress trong học tập của học sinh
− Bước đầu tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp xử lý làm giảm trạng thái stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Hoài Đức B – Hà Nội
5.2 Phạm vi khách thể nghiên cứu
− Thời gian: Tháng 1 năm 2016
− Địa điểm : Trường THPT Hoài Đức B
− Số lượng : Nghiên cứu trên 110 học sinh ba lớp : 12a11, 12a12, 12a13
− Nội dung nghiên cứu: Thực trạng và biện pháp xử lý stress trong học tập
6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Giả thuyết 1: Thực trạng stress của học sinh lớp 12 trường THPT Hoài Đức B: Nhiều học sinh có biểu hiện stress rõ rệt ở các mức độ khác nhau nhưng chưa có những biện pháp cụ thể để giảm thiểu stress
Giả thuyết 2: Nguyên nhân chủ yếu của stress của học sinh lớp 12 trường THPT Hoài Đức B: Do áp lực học tập nên nhiều học sinh có biểu hiện ở trạng thái stress Nếu xác địn được các nguyên nhân dẫn tới stress của học sinh thì sẽ đề xuất được các biện pháp tác động giúp các học sinh giảm bớt sự căng thẳng, lo âu để đạt những kết quả tốt trong học tập
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
− Phương pháp phỏng vấn sâu:
Trang 7Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng đã chọn ở mục 4 trên thông qua bảng câu hỏi khảo sát chi tiết đã được thiết kế sẵn và kiểm định trước khi đưa vào nghiên cứu xung quanh các vấn đề stress như: nguyên nhân, tác hại, hậu quả hay các giải pháp khi bạn
bị stress… Tất cả thành viên trực tiếp tham gia đi phỏng vấn và kiểm tra bảng câu hỏi sau khi phỏng vấn kết thúc
− Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Thiết kế bảng hỏi chi tiết, với số lượng câu hỏi vừa đủ, không quá dài dòng, khi đọc câu hỏi lên người được hỏi có thể hiểu ngay được là mình cần trả lời về vấn đề gì Bảng hỏi sẽ được thử nghiệm và kiểm tra trước khi đưa vào nghiên cứu Thời lượng hỏi cho mỗi người khoảng từ 5- 10 phút
− Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp trắc nghiệm tâm lý: nhằm đo mức độ stress của học sinh
+ Phương pháp quan sát: nhằm thu nhập thêm thông tin về sức khỏe, những biểu hiện stress trong học tập của học sinh
− Phương pháp thống kê toán học: Thu thập, phân tích các nguồn dữ liệu, số liệu sẵn có về vấn đề thất nghiệp trên các sách, báo, internet và các phương tiên truyền thông khác
8 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CUẢ ĐỀ TÀI:
− Lần đầu tiên nghiên cứu mức độ stress theo cách tiếp cận tâm lý học lâm sàng đối với học sinh lớp 12 trường THPT Hoài Đức B – Hà Nội
− Đưa ra các con số chính xác và khoa học về tỷ lệ và mức độ stress của học sinh lớp 12 trường THPT Hoài Đức B – Hà Nội
− Chỉ ra được những yếu tố có liên quan đến stress và những ảnh hưởng của stress tới mọi hoạt động của học sinh lớp 12 trường THPT Hoài Đức B – Hà Nội
9 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề cương nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu thực trạng và biện pháp xử
lý stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Hoài Đức B – Hà Nội Chương 2: Tổ chức và kết quả nghiên cứu thực trạng và biện pháp xử lý stress trong học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Hoài Đức B – Hà Nội
Trang 8Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm
Trang 9CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU THỰC
TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ STRESS TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC
B – HÀ NỘI
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Stress là một đề tài quen thuộc với nhiều người, đã có nhiều công trình nghiên cứu về stress trong các trung tâm nghiên cứu, trên các bài báo, báo cáo khoa học,… trên nhiều khía cạnh như: Bí quyết ngăn ngừa và giải tỏa stress, những nguyên nhân và cách điều trị bệnh stress,triệu chứng stress, biểu hiện của stress,… Tất cả mọi người, từ trẻ em đến người cao tuổi, đều có thể bị stress Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm hiểu nguồn gốc của stress Nguyên nhân gây stress được chia thành các cấp
độ cá nhân, gia đình, tổ chức/đơn vị, và môi trường (Marie L Caltabiano & Sarafino, 2002) Trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu tập trung tìm hiểu các yếu tố gây nên stress ở nhóm đối tượng là học sinh trung học phổ thông Các nhà nghiên cứu ở trên thế giới cũng như Việt Nam đã thực hiện nhiều nghiên cứu để tìm hiểu thực trạng stress và các yếu tố liên quan ở lứa tuổi này
-Tại Thế giới:
Tất cả mọi người, từ trẻ em đến người cao tuổi, đều có thể bị stress Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm hiểu nguồn gốc của stress Nguyên nhân gây stress được chia thành các cấp độ cá nhân, gia đình, tổ chức/đơn vị, và môi trường (Marie L Caltabiano & Sarafino, 2002) Trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu tập trung tìm hiểu các yếu tố gây nên stress ở nhóm đối tượng là học sinh trung học phổ thông Các nhà nghiên cứu ở trên thế giới cũng như Việt Nam đã thực hiện nhiều nghiên cứu để tìm hiểu thực trạng stress và các yếu tố liên quan ở lứa tuổi này
Stress là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần Theo báo cáo của WHO, 10-20% trẻ em và vị thành niên (VTN) đang mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần, tỉ
lệ này khác biệt ở các quốc gia khác nhau, do những khác biệt về kinh tế, xã hội nhưng cũng một phần do sử dụng các công cụ đo đạc khác nhau và cách thức lẫy mẫu khác nhau Bảng 1 báo cáo các nghiên cứu dịch tễ về sức khỏe tâm thần trẻ VTN ở một số quốc gia trên thế giới gần đây theo hướng tiếp cận chẩn đoán Nhìn chung, các nghiên cứu về tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần không tính đến các rối loạn phát triển như thiểu năng trí tuệ, tự kỉ và các thiểu năng học tập cụ thể
Như vậy có thể thấy rằng, vấn đề stress ở vị thành niên và thanh niên đã nhận được sự quan tâm nhất định từ cộng đồng vì tỷ lệ mắc đáng báo động Tuy nhiên
Trang 10nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề còn chưa nhất quán do mỗi quốc gia, mỗi địa phương có những đặc điểm môi trường, văn hóa, kinh tế, xã hội khác nhau.
Tại Việt Nam:
Ở Việt Nam, vấn đề stress học đường đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi những hệ quả do stress gây ra đối với học sinh như bị trầm cảm, có hành vi gây hấn hoặc thậm chí tự sát Một số nghiên cứu điển hình như nghiên cứu của bệnh viện tâm thần Mai Hương năm 2005 cho thấy tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trong các quận nội thành là 19,45% Tuy nhiên một nghiên cứu (2007) trên hai tỉnh miền Trung lại cho kết qủa tỉ lệ trẻ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần là 9% Nghiên cứu của Amstadter A.B tại Việt Nam (2011) cho kết quả 9,1% thanh thiếu niên được cho là mắc phải các vấn đề về tâm thần Một nghiên cứu được thực hiện tại các tỉnh miền Bắc trên trẻ VTN (2012) sử dụng thang đo Youth Self Report (YSR) cho kết quả đáng báo động khi so sánh kết quả nghiên cứu với các quốc gia khác, thấy rằng Việt Nam xếp cao nhất trong số các quốc gia được nghiên cứu, nghiên cứu kết luận được 18% trẻ trong nghiên cứu gặp ít nhất một trong tám triệu chứng về rối nhiễu tâm
lý được đề cập trong thang đo YSR: Lo âu/trầm cảm, Thu mình/trầm cảm, Bệnh tâm thể, Vấn đề xã hội, Vấn đề suy nghĩ, Vấn đề chú ý, Hành vi hung tính, Phá bỏ quy tắc Ngoài những nghiên cứu lớn, cũng có một số nghiên cứu quy mô nhỏ hơn đã được tiến hành Nghiên cứu cắt ngang trên 150 học sinh THPT B Yên Mô – Ninh Bình (2007) của Phạm Thanh Bình sử dụng thang đo mức độ lo âu của Soly – Bensabel (60-
90 điểm) cho kết quả số lượng học sinh trong mức điểm từ 70-80 điểm chiếm số lượng nhiều nhất, tiếp đến số lượng học sinh ở mức 80-90 điểm, điều này có nghĩa có một số lượng lớn học sinh được điều tra đang ở mức độ stress cao Nghiên cứu của Hồ Hữu Tính và Nguyễn Doãn Thành (2009) ở THPT Phan Bội Châu, Phan Thiết, Bình Thuận trên học sinh lớp 12 cho kết quả 38% học sinh có biểu hiện stress Hoàng Cẩm Tú và Đặng Hoàng Minh (2010) nghiên cứu trên học sinh ở 2 trường THPT Nguyễn Trãi (Hà Nội) và Vân Tảo (Hà Tây) cho thấy các trường hợp mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chiếm 22,55%
Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam như:
− Luận án Tiến sĩ Tâm lý học của tác giả Nguyễn Thành Khải, xuất bản năm
2001 nghiên cứu cơ sở lý luận về stress ở cán bộ quản lý; khảo sát thực trạng, mức độ hiểu biết, hậu quả, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tới stress ở cán bộ quản lý; các phương pháp làm giảm stress ở cán bộ quản lý
Trang 11− Luận án Tiến sĩ Y học của tác giả Nguyễn Thị Hiên xuất bản năm 2013 nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim – mạch, tâm – thần kinh của sinh viên Đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi, 2013.
Một số công trình nghiên cứu nước ngoài:
− Cuốn “The Relaxation & Stress Reduction Workbook” của tác giả Mathar Davis nói về các biện pháp thư giãn khi bị stress
− Cuốn “The End of Stress As We Know It” của tác giả Bruce McEwen nói về các cách tiếp cận với stress
Đây đều là những công trình nghiên cứu thành công, đem đến những hướng suy nghĩ, tiếp cận và đối mặt mới mẻ với những tiêu cực do stress gây ra
Từ đó, có thể thấy rằng, việc nghiên cứu về stress là vô cùng quan trọng Đa phần khi stress, người bị stress sẽ bị những bất ổn về tâm lý, từ đó dẫn đến những rối loạn, làm giảm sút hiệu quả học tập, học tập thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người bị stress
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu về mức độ stress của học sinh lớp 12 trường THPT Hoài Đức B Có thể khẳng định, đây là đề tài hoàn toàn mới, chưa ai nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu trước đó
1.2 KHÁI NIỆM STRESS
− Stress dưới góc độ sinh học.
Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu năm 1914 bởi Walter Cannon Ông quan sát một loạt phản ứng bản năng trong tự nhiên gọi là phản ứng “Chống hoặc chạy” Mỗi khi các loài vật đối mặt với kẻ săn mồi, chúng phải quyết định chống cự hay chạy trốn Trong cả hai tình huống này, nhịp tim và huyết áp tăng cao, tăng nhịp thở, tăng hoạt động cơ bắp Thị lực và thính lực hoạt động mạnh hơn để đạt được hiệu quả tốt hơn Theo ông, đầy là một phản ứng được “cài đặt sắn” về mặt sinh học, cho phép mỗi cá nhân có thể ứng phó với những tác nhân gây đe dọa từ môi trường bên ngoài
− Stress dưới góc nhìn tâm lý học
+ Trong bốn thập kỉ qua, so với thời kì ban đầu những nghiên cứu về stress đã
có những sự phát triển đáng kể Sau đây là một số những định nghĩa đáng chú ý trong tâm lý học:
• Stress xuất hiện khi cá nhân nhận thấy rằng họ không thể ứng phó/ đáp ứng được với những yêu cầu đối với họ hoặc đe dọa sự tồn tại khỏe mạnh của họ R.S Lazarus (1966)
Trang 12• Stress là kết quả của sự mất cân bằng giữa những yêu cầu và những nguồn lực R.S Lazarus and S Folkman (1984) Stress, Appraisal and Coping New York: Springer.
• Stress xuất hiện khi áp lực vượt quá khả năng thông thường của bạn để ứng phó S.Palmer, 1999
• Theo Giáo sư Tô Như Khuê, một người đã nhiều năm nghiên cứu sự căng thẳng cảm xúc của các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến đấu cho rằng:
“ Stress tâm lý cũng chính là những phản ứng tâm lý không đặc hiệu xảy ra mộc cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình thế mà con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc đe dọa, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do tác nhân kích thích, mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó.”Như vậy đúc kết lại ta nên hiểu Stress dùng cho cả hai nghĩa (sinh lý và tâm lý) bao gồm: tình huống stress dùng để chỉ tác nhân xâm phạm hay kích thích gây ra stress (Stressor) và đáp ứng stress dùng để chỉ tâm trạng phản ứng với Stress (Reaction), bao gồm phản ứng sinh lý và tâm lý
Stress bình thường là một tình huống stress nhẹ, đối tượng chịu đựng được và phản ứng thích nghi tốt Đối tượng thu xếp được cân bằng mwois thỏa đáng Stress trở nên bệnh lý khi tình huống stress xuất hiện bất ngờ và quá mạnh hoặc không mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần vượt qua khả năng chịu đựng của đối tượng gây ra các rối loạn liên quan đến stress
− Tóm lại
Có rất nhiều định nghĩa về Stress theo các khía cạnh khác nhau tuy nhiên Hans Selye (người Canada) đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ nhất: “Stress là tình trạng căng thẳng thể hiện mối tướng tác giữa tác nhân công kích và phản ứng của cơ thể”
1.3 BIỂU HIỆN CỦA STRESS TRONG HỌC TẬP Ở HỌC SINH
Biểu hiện của trạng thái stress rất đa dạng và phong phú, song về cơ bản chia làm
4 nhóm biểu hiện về mặt cơ thể, trí tuệ, cảm xúc và hành vi
− Biểu hiện về mặt cơ thể
Khi ở trong trạng thái stress, về mặt cơ thể thường có các biểu hiện như: mệt mỏi, đau đầu, đau lưng đau cơ bắp, chóng mặt, đổ mồ hôi, tức ngực, khó thở, tay chân bủn rủn, ăn không ngon, ăn quá nhiều hoặc quá ít, khó ngủ,tim đập nhanh…
− Biểu hiện về mặt trí tuệ
Stress ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến mặt trí tuệ của mỗi người, các biểu hiện thường thấy như: mất khả năng tập trung, liên tưởng chậm, phán đoán không chính xác, trí nhớ giảm sút,…
Trang 13− Biểu hiện về mặt cảm xúc
Trạng thái stress thường biểu hiện rõ ở mặt cảm xúc với các biểu hiện thường gặp như: Lo âu, dễ nổi nóng, hồi hộp, chán nản, sợ hãi Không hài lòng với bản thân, cảm thấy trống rỗng mất phương hướng, cảm thấy dễ bị tổn thương, căng thẳng,…
− Biểu hiện về mặt hành vi
Khi bị stress, các biểu hiện về mặt hành vi thường gặp như là: hạn chế tham gia các hoạt động, hay tranh luận quá khích, né tránh học tập, diễn đạt không lưu loát, ngại tiếp xúc,…
1.4 CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN STRESS TRONG HỌC TẬP Ở HỌC SINH
− Học tập
Hiện nay lượng kiên thức học quá tải, thời gian học đã tăng từ 35 lên 37 tuần, lượng kiến thức mà học sinh THPT tiếp nhận quá nhiều dẫn đến tình tạng học nhồi nhét, học không hiểu Bản thân giáo vien đứng lớp giảng dạy cũng gặp không ít khó khăn, lúng túng khi áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới Mục tiêu đặt ra là giảm tải chương trình nhưng một số môn còn quá nặng, thời gian để học sinh củng cố kiến thức và luyện tập chưa có, Như vậy, chương trình dạy học và sách giáo khoa nặng
là một trong những nguyên nhân làm cho các em bị stress
Đồng thời, ngoài việc học trên lớp, hầu hết các em đều đi học thêm Với lịch học dày đặc như vậy các em cũng rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, stress
Mặt khác, dạy kỹ năng sống cũng chưa được quan tâm nhiều trong chương trình sách giáo khoa mới Trong khi giáo dục kỹ năng sống đối với lứa tuổi học sinh THPT, lứa tuổi đang có chuyển biến trong tâm sinh lý là rất cần thiết Nó có thể giúp các em ứng phó tích cực với các tình huống dễ gấy ra tâm trạng căng thẳng, stress
+ Quan hệ với thầy cô: Thầy cô quá nghiêm khắc, thiên vị hay có những ứng
xử thiếu tính sư phạm… với học sinh có thể làm cho các em bị stress
− Quan hệ với người thân: Nhiều năm học sinh lớp 12 mang một nỗi ngán ngẩm
Trang 14“chơi bời” hơi nhiều ở những năm trước, những học sinh khá giỏi cũng không thoát khỏi tâm trạng lo lắng về việc học và thi Những bậc phụ huynh lại cắt đứt ngay những thú vui thường ngày của con cái như xem TV, internet, thể thao với mục đích duy nhất: tập trung học hành chuẩn bị cho thi cử Phải vào được đại học là mục tiêu mà tất cả các gia đình Việt Nam hướng đến, dần dà hình thành tâm lý: ai vào được đại học là người chiến thắng, còn lại là những
kẻ thất bại khiến bố mẹ càng kỳ vọng và gây sức ép cho con cái Nhiều học sinh lớp 12 mang một nỗi ngán ngẩm khi đối mặt với chương trình học cuối cấp
Ngoài ra, những bất đồng, xung khắc với ông bà, bố mẹ, anh chị em cũng là một trong những nguyên nhân gây ra stress cho các em
− Từ bản thân: Nguyên nhân sinh ra stress có thể xuất phát từ môi trường bên
ngoài, cũng có thể xuất phát từ chính bản thân bên trong con người Nhìn chung nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân mỗi người là nguyên nhân quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến mức độ stress Cùng một sự kiện tác động đến những con người khác nhau có thể gây ra mức độ stress khác nhau Sự khác biệt đó xuất hiện chính là do mỗi người khác nhau, quá trình nhận thức diễn ra không như nhau Stress liên quan đến việc nhận định của cá nhân về một sự kiện là có tính đe dọa, có hại hoặc thách thức
Trong học tập, có nhiều học sinh THPT đặt ra những yêu cầu cao so với năng lực hiện có Khi những yêu cầu, mục tiêu đó không đạt được, như khi bị điểm kém thì các em dễ rơi vào cảm giác tự ti, mặc cảm, chán nản, thất vọng về bản thân Các em học sinh lớp 12 sắp phải đối diên với hai kì thi quan trọng đó là tốt nghiệp và đại học Phần lớn các em đã có định hướng về việc thi vào trường nào Tuy nhiên, không phải em nào cũng có sự lựa chọn đúng đắn Có những em chọn trường quá cao so với năng lực của bản thân Điều này làm cho các em hoc sinh dễ bị stress
1.5 Ảnh hưởng của stress đến học tập và đời sống của học sinh THPT
Theo Hans Selye, ”Stress không phải lúc nào cũng là kết quả của sự tổn thương, ngược lại có hai loại stress khác nhau, đối lập nhau Stress bình thường khỏe mạnh hay stress tích cực là Eustress, stress độc hại hay stress tiêu cực là Distress.”
Ảnh hưởng tích cực là stress tạo sức đề kháng cho cơ thể, tăng khả năng thích nghi với môi trường xung quanh về mặt sinh lí và về mặt tâm lí stress làm cho nhân cách ngày càng hoàn thiện Stress tích cực làm cho học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh các tri thức Eutress còn kích thích sự tìm tòi khám phá, trải nghiệm qua rất nhiều trên các hình thức học tập khác như: Tự học, thảo luận nhóm, học trực tuyến,… Có thể
Trang 15nói trong xã hội hôm nay thì con người không thể thiếu stress Nếu thiếu stress con người khó tòn tại và phát triển và có thể sẽ đi đến diệt vong.
Mặt khác, hiện nay, học sinh THPT học tập không chỉ học những gì giáo viên truyền thụ trên lớp, mà còn phải tự nghiên cứu sâu bằng các sách tham khảo, nâng cao
Có như vậy mới có khả năng thi đỗ vào trường Đạ học Càng đi sâu thì thời gian học tập cũng như sau quá trình học tập, học sinh dễ bị căng thẳng, mệt mỏi và hậu quả của
nó có thể tác động tiêu cực đến học tâp cũng như đời sống của các em
Ảnh hưởng tiêu cực của trạng thái stress là gây ra các rối nhiễu tâm lý, các rối loạn sinh học và các lệch lạc ứng xử Cụ thể, các rối nhiễm tâm lý như: lo lắng, sợ hãi
và dễ phát cáu, giảm hiệu quả trong giao tiếp, cảm giác bị xa lánh và ghét bỏ, buồn chán, không toại nguyện trong học tập, mệt mỏi tinh thần và trí lực giảm sút, mất khả năng tập trung… Các rối loạn sinh học như: sự mệt mỏi về thể xác, các chức năng: nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tăng nhịp tim và huyết áp… Và các triệu chứng ứng xử:
né tránh hoc tập, thành tích hoc tập giảm, các quan hệ với bạn bè xấu đi
1.6 Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT
Nhận thức cảm tính của HS THPT có những nét mới về chất Cấu trúc hoạt động trí tuệ của HS THPT phức tạp và có tính phân hóa rõ rệt so với lứa tuổi nhỏ Các em
có khả năng suy nghĩ độc lập và bước đầu hình thành khả năng tự do Do sự phát triển
vầ thể lực và trí tuệ cũng như tính xã hội hóa ngày càng cao, nhân cách của HS THPT
có những nét phát triển mới, khác về chất so với trước
Khả năng đánh giá của trẻ tuổi thành niên sâu sắc và tốt hơn thiếu niên, tuy chưa thật sự ổn định Trẻ thường ngầm so sánh mình với những người xung quanh, đối chiếu ý kiến của mình với ý kiến người lớn Nhưng do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm sống, nên viêc tự đánh giá gặp không ít khó khăn và đôi khi gây ra ngộ nhận.Một loại tình cảm đặc trưng của lứa tuổi này là tình yêu nam nữ Đó là một trạng thái mới mẻ nhưng rất tự nhiên trong đời sống tình cảm của lứa tuổi thanh niên, nó thường trong sáng, hồn nhiên, mãnh liệt và giàu cảm xúc Tuy nhiên, do chưa thật sự bước vào đời, chưa có đầy đủ các cơ sở để xây dựng tình yêu một cách đúng đắn nên tình yêu ở lứa tuổi này thường bồng bột, thiếu suy nghĩ chín chắn, vì thế dễ đi đến tan
vỡ, gây nên những tổn thương tình cảm, ảnh hưởng xấu đến học tập và rèn luyện các em