1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phân tích đặc điểm của kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước

11 613 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 110,5 KB

Nội dung

Sự ra đời học thuyết Keynes và khái niệm mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.... Sự ra đời học thuyết Keynes và khái niệm mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết c

Trang 1

ĐIỂM & NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

……… ……….

Trang 2

L i c m n ời cảm ơn ảm ơn ơn

Trước tiên, tập thể nhóm xin gửi lời cảm ơn tới TS Phạm Thăng – giảng viên bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam đã tận tình truyền đạt kiến thức

và nhiệt tình hướng dẫn để nhóm chúng tôi có thể hoàn thành bài tiểu luận này

Xin chân thành cảm ơn nhóm trưởng và các thành viên Nhóm 4 (chuyên đề 2) đã nhiệt tình trao đổi để bài tiểu luận được hoàn thành đầy đủ và đúng kế hoạch

Xin cảm ơn các anh chị trong lớp QT004 đã cùng chúng tôi có những buổi học thú

vị trong suốt thời gian qua

Mặc dù đã cố gắng thực hiện bài tiểu luận trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì thế tập thể nhóm rất mong sự quan tâm và đóng góp từ phía Thầy giáo và các anh chị để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn

Trang 3

MỤC LỤC

Lời cảm ơn 2

1 Sự ra đời học thuyết Keynes và khái niệm mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước 4

1.1 Sự ra đời học thuyết Keynes 4

1.2 Khái niệm mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước 4

2 Những đặc điểm của kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước 5

3 Những ưu điểm và khuyết điểm của mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước 8

3.1 Những ưu điểm 8

3.2 Những nhược điểm 9

4 Kết luận 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 4

1 Sự ra đời học thuyết Keynes và khái niệm mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước

1.1 Sự ra đời học thuyết Keynes

Vào những năm 30 của thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và suy thoái diễn ra một cách phổ biến và ngày càng nghiêm trọng ở các nước tư bản Thực tiễn đó đã chứng tỏ rằng lý thuyết “Bàn tay vô hình” và “Tự điều chỉnh kinh tế” của các trường phái phái cổ điển và tân cổ điển không còn phù hợp, không đảm bảo cho nền kinh tế được phát triển một cách cân đối, ổn định Cơ chế thị trường tự do tỏ ra không còn hữu hiệu, vì vậy phải có sự can thiệp tích cực của nhà nước vào các hoạt động kinh tế để chống đỡ khủng hoảng và giải quyết những mâu thuẫn

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ và tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đưa đến một đòi hỏi khách quan là phải có sự điều tiết của nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế Trong bối cảnh đó, nhu cầu phải có các lý thuyết kinh tế mới thích ứng, để cứu vãn nền kinh tế tư bản khỏi sự sụp đổ, trở nên bức thiết Thuyết “Chủ nghĩa tư bản được điều tiết”, “Tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước” xuất hiện, và người sáng lập ra nó chính là John Maynard Keynes

Ngoài ra, sự ra đời của học thuyết Keynes còn do ảnh hưởng học thuyết kinh tế Mácxít, đề cao vai trò kinh tế của nhà nước trong xã hội tương lai – chủ nghĩa cộng sản, đồng thời những thành công của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô lúc bấy giờ đã tác động đến sự ra đời của học thuyết kinh tế của Keynes

1.2 Khái niệm mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước

Đây là mô hình kinh tế có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tố: thị trường và xã hội Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước là nhà nước can thiệp vào quá trình sản xuất nhằm khôi phục sự mất cân đối, đặc biệt là mặt cân đối có tính cơ cấu, để mở đường cho sản xuất phát triển với hai mục tiêu: bảo vệ cạnh tranh hiệu quả và thực hiện công bằng xã hội

Mục tiêu của của mô hình kinh tế này là kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng

xã hội Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế cần khuyến khích cạnh tranh hiệu quả của các chủ thể kinh tế, mọi sự vi phạm nguyên tắc cạnh tranh hiệu quả đều xem là thất bại của mô hình kinh tế này

Trang 5

Trong quá trinh thực hiện chức năng kinh tế của mình, chính phủ cũng có thể gây

ra guy cơ đe dọa cạnh tranh tự do Do đó các chính sách kinh tế - xã hội của chính phủ sử dụng để tác động đên nền kinh tế phải đảm bảo nguyên tắc hỗ trợ và nguyên tắc tương hợp với thị trường Có thể nói mô hình kinh tế này cần một chính phủ mạnh nhưng chỉ can thiệp vào nền kinh tế ở những lúc những nơi cần thiết

2 Những đặc điểm của kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước của

J.M.Keynes

Đặc trưng nổi bật của Keynes là phương pháp phân tích vĩ mô trong sự phân tích kinh tế Keynes cho rằng việc phân tích kinh tế phải xuất phát từ tổng lượng lớn để nghiên cứu mối liên hệ giữa các tổng lượng và khuynh hướng vận động của chúng Keynes đánh giá cao vai trò điều tiết của Nhà nước và xem nhẹ cơ chế tự điều tiết của thị trường Keynes không tán đồng quan điểm của trường phái cổ điển và tân cổ điển về sự cân bằng kinh tế dựa trên cơ sở tự điều tiết của thị trường Ông cho rằng khủng hoảng và thất nghiệp do chính sách lỗi thời không can thiệp của Nhà nước, tự do kinh tế gây ra Theo ông muốn có cân bằng kinh tế, Nhà nước phải can thiệp kinh tế thể hiện điều chỉnh kinh

tế Ông cho rằng Nhà nước phải điều tiết ở tầm vĩ mô mới giải quyết được việc làm tăng thu nhập, khuyến khích đầu tư và giảm tiết kiệm Có như vậy mới giải quyết được tình trạng khủng hoảng và thất nghiệp thúc đẩy kinh tế phát triển Ông đánh giá cao vai trò của

hệ thống thuế khoá của Nhà nước vào sự điều chỉnh của Nhà nước đối với nền kinh tế

+ Chương trình đầu tư Nhà nước: nhà nước cần thể hiện để tăng cầu có hiệu quả Nhà nước phải có chương trình đầu tư rất qui mô bởi qua đó Nhà nước can thiệp vào kinh

tế và tác động cục diện đến thị trường Nhà nước phải có biện pháp để kích thích tiêu dùng sản xuất muốn vậy phải sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư của tư nhân thông qua: các đơn đặt hàng của Nhà Nước, hệ thống thu mua của Nhà Nước…

Keynes nhấn mạnh vấn đề chi ngân sách và cho rằng chính phủ nên cung ứng những kích thích ban đầu bằng những chương trình kinh tế công cộng Từ những chương trình kinh tế công cộng đó, một mặt tạo ra việc làm, mặt khác dẫn đến tăng cầu về tư liệu sản xuất Nó còn có thể dẫn đến sự xuất hiện của những hình thức hoạt động dịch vụ thu hút khối lượng lao động lớn, làm tăng hơn nữa số lượng việc làm (sự tham gia của nhà nước vào kinh tế là cần thiết, không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết)

Trang 6

+ Thể hiện vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế.

 Thực hiện chính sách trả lương cao nhằm cơ cấu lại ngành theo các phân xưởng đạt năng suất cao nhất (cấm hoạt động đối với những phân xưởng tốn chi phí cao

mà năng suất thấp)

 Tăng chi tiêu của Chính phủ (đi đôi với công tác điều tiết chính sách tiền tệ: giảm lãi suất), qua đó tạo điều kiện cho các công ty tăng cường đầu tư, thuê mướn thêm công nhân, tăng sản lượng, với phương hướng mở rộng thị trường Chính phủ tăng cường tài trợ cho các dự án mở rộng sản xuất các mặt hàng thiết yếu và mang tính trọng điểm

 Trong thời kỳ suy thoái, các doanh nghiệp không muốn đầu tư mà giữ lại tiền mặt hoặc mua chứng khoán ngắn hạn để kiếm lời Do vây, một mặt Chính phủ bắt đầu đánh thuế vào thu nhập chưa được đem đi đầu tư của các công ty và Nhà nước dùng số tiền đó để mở rộng thị trường và buộc doanh nghiệp phải có hướng giải quyết

 Bảo hộ mậu dịch: thời kỳ này, mỗi quốc gia đều đang cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của mình để kích thích tăng trưởng, vì vậy việc bảo hộ mậu dịch ở mức nào đó sẽ giúp các công ty trong nước yên tâm sản xuất và không cắt giảm nhân công

+ Sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ nhằm kích thích lòng tin, tính lạc quan và tính tích cực đầu tư của các nhà kinh doanh Chủ trương:

 Nhà nước có thể kích thích cầu đầu tư bằng cách tăng số cung về tiền tệ, hay là chấp nhận lạm phát “có kiểm soát.” Để làm tăng cung tiền tệ, chính phủ có thể tăng nguồn vốn cho vay, giảm lãi suất và do đó kích thích sự gia tăng của đầu tư Sự gia tăng này cũng nhân bội sản lượng và thu nhập của nền kinh tế quốc dân Theo Keynes, trong hai vấn nạn của nền kinh tế tư bản là lạm phát và thất nghiệp thì thất nghiệp nguy hiểm hơn nhiều lần so với lạm phát Khi nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng với mức sản lượng và việc làm cao hơn thì lạm phát tự động ngừng lại

 Khuyến khích các nhà tư sản mở rộng quy mô bằng cách vay vốn mở rộng đầu tư

Trang 7

 Nhà nước có thể in thêm tiền để cấp phát cho ngân sách hoạt động, mở rộng đầu

tư nhà nước và bảo đảm chi tiêu chính phủ

Keynes cho rằng: tài chính là một công cụ hữu hiệu trong tay Nhà nước để tác động tới nền kinh tế Ví dụ: giả sử như nền kinh tế đang lâm vào khủng hoảng, suy thoái và thất nghiệp, các doa nh nghiệp thì thu hẹp sản xuất, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, điều đó làm giảm sút tổng cầu Vì vậy, để nâng cao tổng cầu Chính phủ phải tăng chi tiêu, hoặc giảm thuế cho doanh nghiệp, qua đó nâng cao mức tiêu dùng trong nền kinh tế và hiệu lực của cơ chế số nhân sẽ khiến cho sản lượng tăng và việc làm trong xã hội tăng lên Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong trạng thái phát triển “quá nóng”, lạm phát tăng - Chính phủ có thể tác động bằng cách thắt chặt chi tiêu và tăng thuế Nhờ đó, mức chi tiêu giảm, sản lượng giảm và lạm phát được kiềm chế

+ Sử dụng công cụ thuế: Tăng thuế với người lao động để giảm phần tiết kiệm từ

thu nhập của người lao động và đưa vào ngân sách để Nhà nước mở rộng đầu tư Giảm thuế cho các nhà tư bản kinh doanh, nhằm khuyến khích cho các nhà tư bản kinh doanh

và nâng cao hiệu quả đầu tư

+ Mở rộng các hoạt động đầu tư của nhà nước kể cả các hoạt động đầu tư như: sản

xuất vũ khí, quân sự hóa nền kinh tế, chiến tranh đều tốt vì nó tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập, nâng cao tiêu dùng và chống được khủng hoảng kinh tế

+ Mở rộng khuyến khích các hoạt động tiêu dùng nhất là tiêu dùng cá nhân.

 Tạo việc làm, mở nhiều hình thức đầu tư để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, chống khủng hoảng, có thể với cả nghề ăn bám như sản xuất vũ khí, chạy đua vũ trang

Khuyến khích tiêu dùng: khuyên khích tiêu dùng cá nhân đối với nhà tư sản, tầng lớp giàu có và cả người nghèo Nhu cầu tiêu dùng của cá nhân có khả năng thanh toán tăng tạo lực đẩy kích thích khu vực kinh tế tư nhân phát triển, khôi phục niềm tin kinh doanh Cách thức can thiệp của chính phủ như vậy sẽ dẫn đến hiệu ứng số nhân cho nền kinh tế

 Để tác động đến tiêu dùng của dân cư, Keynes cho rằng sự điều tiết của chính phủ cũng rất quan trọng Muốn kích thích nhu cầu tiêu dùng trước hết phải điều

Trang 8

chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm thuế thu nhập, kết hợp với các biện pháp kích thích đầu tư Khi thuế giảm, thu nhập sẽ tăng nên tiêu dùng và tiết kiệm cũng tăng Nếu đầu tư cùng tăng với tiết kiệm, kết quả tổng hợp lại là gia tăng mức tổng cầu, làm thu nhập quốc dân tăng

Tóm lại, sự tham gia của Nhà Nước vào kinh tế giữ một vai trò quan trọng trong việc làm nền cho kinh tế tăng trưởng Nó kích thích làm tăng đầu tư tư nhân cũng như tăng tiêu dùng nhà nước Nhờ vậy giúp tăng việc làm, thu nhập và đưa đến nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và thất nghiệp

Từ cách lập luận của Keynes có thể nhận định rằng, nền kinh tế thị trường không

có khả năng tự điều tiết tuyệt đối và vô hạn Do vậy, để thúc đẩy sự tăng trưởng đều đặn, nhà nước phải trực tiếp can thiệp và điều tiết

Học thuyết Keynes được vận dụng rộng rãi trong thời gian dài ở các nước tư bản

và có những biến thể khác nhau – Là cơ sở cho chính sách kinh tế của nhiều nước tư bản

3 Ưu và khuyết điểm của mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước của J.M.Keynes

3.1 Ưu điểm của mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước của J.M.Keynes

Chỉ ra vai trò của nhà nước trong điều tiết kinh tế Đây là một quan điểm đúng đắn

mở đường cho các biện pháp can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để điều tiết kinh tế Các chính sách tài chính, tiền tệ dùng để điều tiết kinh tế là những công cụ vĩ mô hữu hiệu được sử dụng phổ biến hiện nay

Học thuyết kinh tế của Keynes dã có tác dụng tích cực nhất định đối với sự phát triển kinh tế trong các nước tư bản Góp phần thúc đẩy kinh tế của các nước tư bản phát triển, hạn chế được khủng hoảng và thất nghiệp, nhất là trong những năm 50 – 60 của thế

kỷ XX, tốc độ phát triển kinh tế của nhiều nước rất cao (tạo nên những thần kì: Nhật, Tây Đức, Pháp, Thụy Sĩ, ) Vì vậy học thuyết này giữ vị trí thống trị trong hệ thống tư tưởng kinh tế tư sản trong một thời gian dài Các khái niệm được sử dụng trong phân tích kinh tế

vĩ mô ngày nay

Mô hình kinh tế này còn được xem như: “Nó là liều thuốc chữa cho chủ nghĩa tư bản Tây Âu khỏi ốm và nền kinh tế Mỹ lành mạnh”

Trang 9

3.2 Khuyết điểm của mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước của J.M.Keynes

Trong một thời gian dài, lí thuyết Keynes được vận dụng rộng rãi, tuy nhiên nó cũng thể hiện số hạn chế:

- Nạn thất nghiệp ở các nước tư bản không được khắc phục mà có xu hướng gia tăng Tư tưởng “Lạm phát có điều tiết” của Keynes góp phần làm tăng sự trầm trọng của lạm phát, một căn bệnh nan giải của nền kinh tế hiện đại

- Công cụ lãi suất chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư, lãi suất không phải là yếu tố tác động quá mạnh đến đầu tư như trong lý thuyết của Keynes Ý đồ dùng lãi suất

để điều chỉnh chu kỳ kinh tế tư bản chủ nghĩa không có hiệu quả, biểu hiện: chính sách lạm phát có mức độ (có kiểm soát) làm cho lạm phát càng trầm trọng, tác hại lớn hơn cái lợi nó mang lại

- Học thuyết Keynes có hiệu quả khi nền kinh tế còn ở dạng tiềm năng, nghĩa là các yếu tố sản xuất và tài nguyên chưa khan hiếm

- Nắm được nhu cầu xã hội hoá đòi hỏi sự can thiệp Nhà nước vào kinh tế, Keynes đưa ra lí thuyết chủ nghĩa tư bản được điều tiết Song khi đánh giá quá cao vai trò Nhà nước, Keynes đã bỏ qua vai trò của thị trường trong điều tiết kinh tế

- Mục đích chống khủng hoảng và thất nghiệp chưa làm được (chỉ tác dụng tạm thời), biểu hiện:

+ Thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao

+ Khủng hoảng không trầm trọng như trước nhưng vẫn xảy ra thường xuyên, thời gian giữa các cuộc khủng hoảng kinh tế ngắn hơn Chủ nghĩa tư bản va vào cuộc khủng hoảng mới với đặc trưng là lạm phát Vì cơ bản chỉ tập trung vào các vấn đề mang tính chất ngắn hạn, ít chú trọng tới tầm quan trọng của khuyến khích đối với tăng trưởng kinh

tế dài hạn

- Phương pháp luận thiếu khoa học, đã xuất phát từ tâm lý con người để giải thích nguyên nhân kinh tế

- Là bài thuốc chữa ngọn, chưa chữa được tận gốc rế căn bệnh của chủ nghĩa tư bản Vấn đề là giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đạt đến trình độ xã hội hoá cao và quan hệ sản xuất vẫn mang tính tư nhân

Trang 10

4 Kết luận

Lần đầu tiên trong kinh tế học tư bản Keynes phân tích một cách chặt chẽ cơ sở khách quan cho sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực kinh tế Lý thuyết của ông được coi là lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới và là nền tảng lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại

Từ thảo luận này nhóm thấy nổi lên một kết luân rõ ràng: nhu cầu về vai trò to lớn của chính phủ trong việc quản lý nền kinh tế, vai trò to lớn hơn của chính phủ đòi hỏi phải

có sự tái thiết trí tuệ của nhà nước như một tác nhân kinh tế duy lý tiềm năng, chứ không phải đơn thuần là người đi tiềm lá phiếu Đã trải qua nhiều thập niên từ khi ai đó có thể viết về nhà nước là “ở vị vào vị trí tính toán hiệu quả biên của hàng hóa vốn trong tầm nhìn dài hạn và trên cơ sở lợi thế xã hội chung” như Keynes từng làm vào năm 1936 Chúng ta cần suy nghĩ về cơ cấu của nhà nước giúp cho chức năng đầu tư công có thể tách rời với động cơ chính trị của các chính sách

Chúng ta không cần một Keynes mới; chúng ta cần một Keynes cũ, được cập nhật một cách thích hợp Ông không phải là người hướng dẫn duy nhất về tương lai kinh tế của chúng ta, nhưng ông vẫn là người hướng dẫn không thể thiếu được

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin học phần 2; NXB Đại Học Quốc Gia

TP Hồ Chí Minh, 2012

Ngày đăng: 08/04/2016, 09:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w