Thực tế trường THPT Văn Chấn nói chung và Phân hiệu Nghĩa Tâm nói riêngđang rất quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh, coi đây là vấn đề hàng đầutrong việc hì
Trang 1PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâusắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiềuthành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Với côngcuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế -xã hội, văn hóa - giáo dục
Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sựnghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác độngđến một phần lớn thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ,thiếu hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theothành tích Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phươngtiện như phim ảnh, game, mạng Internet… làm ảnh hưởng đến những quan điểm vềtình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là các em chưađược trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này
Từ nhiều năm nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trườngđược xem là mục tiêu hàng đầu, vì đây là sự quyết định tương lai của các em sau này,giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là giúp các em có nhận thức đúng trong lốisống, tư duy và hành động Sự hình thành phát triển về nhân cách, mục tiêu của giáo
Trang 2dục là nhằm định hướng cho con người thực hiện tốt cả hai mặt “Vừa hồng, vừa
chuyên” công tác giáo dục trong nhà trường tiến hành tốt là cơ sở để nâng cao chất
lượng, hành vi của con người, cho nên trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinhTHPT không thể xem nhẹ
Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TW 2 khóa VIII nhấn mạnh:
“Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái vềđạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lậpnghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước Trong những năm tới cần tăng cườnggiáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lê Nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh… tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, vănhoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”
Thực tế trường THPT Văn Chấn nói chung và Phân hiệu Nghĩa Tâm nói riêngđang rất quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh, coi đây là vấn đề hàng đầutrong việc hình thành nhân cách con người và chỉ đạo tất cả cán bộ, giáo viên, nhânviên làm tốt công tác này Mặt khác thầy giáo, cô giáo là những tấm gương sáng chohọc sinh noi theo, vì vậy giáo dục đạo đức cho học sinh phải được thực hiện ngay từ
khi các em bước vào nhà trường Vì những lí do đó tôi chọn đề tài “Một số giải pháp
giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phần “Công dân với đạo đức” môn Giáo dục công dân lớp 10”.
2 Mục đích nghiên cứu
- Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là để hình thành và phát
Trang 3cô, bạn bè …Giáo dục các em có định hướng đúng cho cuộc sống sau này, tránh xalối sống vô đạo đức, suy đồi bản chất con người xã hội chủ nghĩa Giáo dục đạo đứccho học sinh tức là làm cho các em trở thành người giàu lòng yêu thương con người,phong cách lịch sự, hành vi ứng xử có văn hóa, biết tôn trọng nhân phẩm, danh dự củangười khác
- Hình thành cho các em có lòng trung thực, tự giác trong học tập, ý thức chấphành kĩ luật, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, sống hòa thuận với anh chị em, hòanhã với bạn bè, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng, bảo vệ tài sản chung.Giáo dục cho các em ý thức tự đánh giá bản thân, dũng cảm sửa chữa sai lầm, có lốisống vì mọi người không tham gia tệ nạn xã hội
3 Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10, Phân hiệu Nghĩa Tâm - Trường THPT Văn Chấn
4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở Phân hiêụ Nghĩa Tâm - trường THPT VănChấn tỉnh Yên Bái
- Nghiên cứu về thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh của trườngTHPT nơi tôi công tác trong năm học 2011-2012 và năm học 2012 – 2013
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá, phân tích thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở Phânhiệu Nghĩa Tâm - trường THPT Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Trang 4- Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Phân hiệu Nghĩa Tâm
- trường THPT Văn Chấn, tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận, xử lý thông tin: Nghiên cứu, phân tích, tổng
hợp, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản liên quan đến đề tài Những kiến thức về tâmlý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm, giáo dục học và những quan điểm đường lối củaĐảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, khen thưởng và
kỷ luật học sinh
- Phương pháp theo dõi, quan sát: Đánh giá công tác giáo dục đạo đức học sinhcủa trường trong các năm học Đưa ra một số kinh nghiệm biện pháp về việc thựchiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường trong giai đoạn hiện nay
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát các hoạtđộng giáo dục đạo đức của nhà trường; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp thống
kê, xử lý số liệu
7 Thời gian nghiên cứu
Thực hiện trong năm học 2011 – 2012 và năm học 2012 – 2013
8 Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung của đề tài
Chương I: Cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức học sinh
Trang 5Chương II: Thực trạng giáo dục đạo đức học sinh ở Phân hiệu NghĩaTâm – trường THPT Văn Chấn
Chương III: Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông quaphần “Công dân với đạo đức” môn Giáo dục công dân lớp 10
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trang 6PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
1 Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là một hệ thống những quy tắc, những chuẩn mực mà qua đó conngười tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc của cá nhân, lợiích của tập thể và cộng đồng
Trang 7Chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩmchất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn tronggiao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành cácquy định của pháp luật.
3 Chức năng của đạo đức
Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của ý thức xã hội, đạo đức một mặtquy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội, mặt khác nó cũng tác động tích cực trởlại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn, tácđộng theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển xã hội Đạo đức có những chứcnăng sau:
- Chức năng giáo dục
- Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điềuchỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội
- Chức năng nhận thức, phản ánh
4 Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
- Mục đích: Giúp học sinh nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của xã hội, rèn
luyện kỹ năng, hành vi theo các chuẩn mực đó và hình thành thái độ, ý thức trong họcsinh về đạo đức
- Nội dung: Lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu hoà bình, có tinh thần cộng đồng và
quốc tế, có tinh thần lao động sáng tạo, có thái độ xây dựng và bảo vệ môi trường
Trang 8- Phương pháp: Phương pháp tác động vào nhận thức tình cảm: đàm thoại, tranh luận,
kể chuyện, giảng giải, khuyên răn; phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn: giaoviệc, rèn luyện, tập thói quen…; phương pháp kích thích tình cảm và hành vi: thi đua,nêu gương, khen thưởng, trách phạt…
5 Vị trí, ý nghĩa và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
5.1 Vị trí - ý nghĩa
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinhnhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh cónhững hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, củacá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân vớichính mình
Trong tất cả các mặt giáo dục, đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng Vì HồChủ Tịch đã nêu: “dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạođức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì cótài cũng vô dụng”
Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trongmọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc cónhững đòi hỏi cấp bách
Trong nhà trường THPT, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coitrọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng
Trang 9Để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trongtrường THPT thì:
- Vai trò của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng có tính quyết định, trong đó vaitrò của Hiệu trưởng, người quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục củanhà trường là quan trọng nhất
- Vai trò của cấu trúc và nội dung chương trình môn Giáo dục công dân cũng gópphần không nhỏ đối với công tác này
5.2 Đặc điểm
Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thứcđạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm,
niềm tin, hành động thực tế của học sinh.
Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quátrình giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thôngqua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường
Đối với học sinh THPT, kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn phụthuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ tác độngquan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em
Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết sứcquan trọng Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sựtác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội
Trang 10Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các đặcđiểm Tâm – Sinh - Lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thểcủa từng em để định ra sự tác động thích hợp.
Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có công phu,kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần
6 Những tác động tới việc rèn luyện đạo đức của học sinh ở trường THPT
6.1 Về tâm sinh lý học sinh
Là giai đoạn các em đang phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và tình cảm, dễ bịkích động, lôi kéo Có nhu cầu giao tiếp rất lớn đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè, từ đómà hình thành lên các nhóm bạn cùng sở thích Nếu không được giáo dục dễ bị sai lệch
6.2 Về phía gia đình
Nhiều cha mẹ do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục con cái; sựquan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy; sử dụng quyền uy của cha mẹmột cách cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân; có các hoàn cảnh
éo le hoặc hay bị sử dụng bằng vũ lực đã tác động không nhỏ đến sự hình thành vàphát triển nhân cách cho học sinh
6.3 Về phía nhà trường
Một số giáo viên thường có những định kiến, thiếu thiện cảm; sử dụng các biệnpháp hành chính thái quá; sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo; sự thiếugương mẫu trong mô phạm giáo dục; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật
Trang 11thiếu khách quan và không công bằng; sự phối hợp không đồng bộ giữa các lực lượnggiáo dục đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.
6.4 Về phía xã hội
Tác động của cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, tác độnglối sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn, xem nhẹ lời khuyên của cha mẹ, thầy
cô dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức
Trang 12CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở PHÂN HIỆU NGHĨA TÂM - TRƯỜNG THPT VĂN CHẤN
1 Thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở Phân hiệu Nghĩa Tâm trường THPT Văn Chấn hiện nay
1.1 Thuận lợi
- Vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên nói chung, học sinh THPT ở Phânhiệu Nghĩa Tâm – trường THPT Văn Chấn nói riêng luôn nhận được sự quan tâm củacác cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, sự quan tâm theo dõi phối kết hợpcủa phụ huynh, nhân dân
- Bên cạnh đó đội ngũ nhà giáo có tri thức giàu tâm huyết luôn coi trọng vấn đề giáoduc đạo đức lối sống cho học sinh
- Hơn thế nữa, trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn Giáo dục công dânđã và đang đổi mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mớiphương pháp dạy học, dạy học đạo đức thông qua bộ môn Giáo dục công dân đượcxác định là một nhiệm vụ quan trọng, là đòi hỏi cấp bách của xã hội đối với việc nângcao chất lượng giáo dục phổ thông
Trang 13- Chương trình Sách giáo khoa Giáo dục công dân mới có nhiều đổi mới về mục tiêu,cấu trúc, sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục côngdân cho học sinh Thông qua bài học học sinh có thể tự hoạt động tích cực, chủ độngsáng tạo tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học.
- Giáo viên dạy Giáo dục công dân là những người có chuyên môn nghiệp vụ vữngvàng, giàu tâm huyết với học sinh, luôn gương mẫu trong tư cách đạo đức lối sống, làtấm gương sáng để học sinh noi theo
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức lối sống họcsinh, coi đó là nền tảng để đạt đến hiệu quả giáo dục toàn diện nên có kế hoạch chỉđạo thường xuyên có hiệu quả cao
1.2 Khó khăn
Hiện nay tình hình đạo đức của học sinh ở các trường THPT nói chung và Phânhiệu Nghĩa Tâm – trường THPT Văn Chấn nói riêng có những vấn đề vần cần phảiquan tâm
- Số học sinh cá biệt, vô lễ với thầy, cô giáo, với cha mẹ có xu hướng ngày càng tăng
- Thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lười học, lười lao động, hay trốn học để đi chơi
- Ý thức học tập của học sinh còn thấp, nhiều em học sinh đang độ tuổi rong chơi, kết bèphái với những thanh niên bên ngoài tụ tập hút thuốc, uống rượu, đánh bài, đánh nhau vàđặc biệt là vấn đề phim ảnh hiện nay …Học sinh chưa có quyết tâm trong vấn đề học tậpcủa mình như bỏ tiết, không làm bài tập, tự ý viết nghỉ học, nghỉ học không phép
- Hay gây gổ, nói tục, cắt, nhuộm tóc, ăn mặc không phù hợp với lứa tuổi học sinh
Trang 14- Mất trật tự ngoài xã hội, la cà ăn uống, tham gia các nhóm đánh nhau, cá biệt còn cóhọc sinh bỏ nhà đi qua đêm, đi theo sự rủ rê của bạn bè cùng lứa tuổi đã bỏ học.
- Gian dối, quay cóp, càng lên lớp trên hiện tượng quay cóp càng tăng
- Mơ hồ về truyền thống dân tộc, chưa có lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của dântộc và con người Việt Nam
Nhìn chung, đạo đức của một bộ phận không ít học sinh đang giảm sút Tuytheo các kết quả điều tra trên quy mô lớn được đăng tải trên các mạng xã hội, đạo đứcvẫn còn ở vị trí cao trong bậc thang giá trị xã hội, nhưng có những biểu hiện đáng longại như ý thức đạo đức đi xuống, có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ, thiếu hoàibão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thànhtích…đã xâm nhập vào nhà trường Động cơ học tập vì dân giàu nước mạnh, vì lýtưởng còn mờ nhạt Song những mặt yếu tố này ít có dịp bộc lộ công khai trong nhàtrường, nên những người làm công tác giáo dục dễ bỏ qua
2 Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến đạo đức của học sinh
Từ những thực trạng trên ta thấy có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến đạo
đức của học sinh.
- Do xúi giục của bạn bè, sự ham mờ hiểu biết, tác động của kinh tế thị trường…
- Nhiều phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập và rèn luyệnđạo đức của các em
- Việc thông tin giữa gia đình và nhà trường còn ít và chậm
Trang 15- Do không xác định đúng đối tượng kết bạn, hoặc tiếp xúc với những phần tử xấu ởbên ngoài xã hội cho nên các em dễ nảy sinh tiêu cực.
- Do trình độ văn hóa và nhận thức của nhiều phụ huynh còn hạn chế
- Mặt trái của cơ chế thị trường ảnh hưởng đến nền văn hóa, lối sống
- Đời sống kinh tế gia đình còn khó khăn
- Một vấn đề quan trọng nữa là hội phụ huynh học sinh chưa thường xuyên kết hợpchăm lo giáo dục đạo đức học sinh
- Việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh chưa được tiến hành thường xuyên, đôilúc còn bị buông lỏng Nội dung, phương pháp giáo dục còn đơn điệu, còn thiếunhững biện pháp cụ thể gợi mở cho học sinh tự kiểm điểm, tự rèn luyện, tự tu dưỡng
- Vai trò nêu gương trong việc rèn luyện đạo đức cách mạng, lối sống giản dị, trongsáng, hết lòng vì học sinh của một vài giáo viên còn mờ nhạt, chưa trở thành tấmgương sáng về đạo đức, lối sống cho học sinh học tập, noi theo
3 Vai trò và nhiệm vụ của giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay
3.1 Vai trò
Học sinh THPT là lứa tuổi hết sức nhạy cảm trước các biến động của sự phát triểnkinh tế xã hội, đặc biệt dưới tác động của mặt trái cơ chế thị trường Ở các em luônmuốn chứng tỏ cái “Tôi” của mình, muốn chứng tỏ mình là người lớn, trong lúc vốnsống, khả năng hiểu biết của các em yếu và thiếu Bạo lực học đường đang trở thànhvấn nạn trong các trường THPT nó diễn ra đối với cả học sinh nữ là nỗi lo cho toàn xãhội Chính vì vậy giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho các em là việc làm cần thiết
Trang 16Giáo dục đạo đức học sinh giữ vai trò hết sức quan trọng trong các nhà trườngTHPT hiện nay nhằm hình thành cho các em thế giới quan khoa học, nhân sinh quantiên tiến, góp phần hình thành kỹ năng sống, làm việc phù hợp chuẩn mực đạo đức xãhội Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” “Có tài không có đức là người vô dụng, cóđức không có tài làm việc gì cũng khó ”
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinhnhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh cónhững hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với người xungquanh, với gia đình, với tập thể, với quê hương đất nước và cộng đồng xã hội
3.2 Nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức
- Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp vớilợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạođức của xã hội
- Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo cáchành vi cá nhân được thực hiện
- Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩm chất ý chí đểđảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức
- Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá nhânvà duy trì lâu bền thói quen này
Trang 17- Giáo dục ý thức chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước, quyđịnh của địa phương, nội quy, quy chế của trường Giáo dục truyền thống đạo đức vănhoá của dân tộc Việt Nam.
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
1 Thực trạng của việc giảng dạy chương trình môn Giáo dục công dân
Trường đã tổ chức thực hiện giảng dạy môn Giáo dục công dân đầy đủ theo đúngquy định của chương trình, có lồng ghép giáo dục pháp luật và một số nội dung khác
Trang 18theo quy định vào bộ môn Tuy nhiên thực tế việc dạy và học môn Giáo dục công dânở trường còn nhiều khó khăn, bất cập nên hiệu quả giáo dục đạo đức của môn học cònthấp Môn giáo dục công dân từ trước đến nay chưa được coi trọng, nhiều giáo viên,học sinh, Cha mẹ học sinh vẫn xem đây là môn học phụ
Nguyên nhân: thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên
nhân chủ yếu sau:
- Giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ, vị trí vai trò của môn học, còn xem nhẹ nênchưa chú trọng đầu tư công sức, thời gian để dạy tốt
- Trang thiết bị dạy học, các điều kiện khác phục vụ dạy học còn thiếu thốn, lạc hậugây khó khăn cho việc đổi mới dạy học
- Tâm lý chung của học sinh và một bộ phận không nhỏ cán bộ giáo viên, trong đó cócha mẹ học sinh cho rằng đây là môn học phụ, kết quả học tập không quan trọng lắm,vì vậy chú ý động viên con em tích cực học tập
- Môn Giáo dục công dân chỉ có 1 tiết/tuần nên giáo viên phải dạy nhiều lớp, do đó cónhiều khó khăn về việc nắm bắt được tình hình cụ thể của học sinh trong lớp Có ítgiáo viên giảng dạy nên lúng túng về phương pháp, về soạn giảng và nghiên cứu, rútkinh nghiệm giờ dạy
2 Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phần “Công dân với đạo đức” môn Giáo dục công dân lớp 10
Giáo dục, đào tạo con người phát triển toàn diện: Đức – Trí – Thể - Mĩ đã được
Trang 19kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu rõ: “…coi trọng bồi dưỡng cho họcsinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệpbản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viênbản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại”.
Định hưóng của toàn Đảng, toàn dân về giáo dục, đào tạo trong tình hình mớiđã cho chúng ta thấy rằng việc giáo dục lẽ sống, lý tưởng sống cho học sinh là mộtnhiệm vụ trong chiến lược giáo dục Mỗi môn học, mỗi khoa học đóng góp một phầnquan trọng nhất định vào việc đào tạo con người, trong đó, môn Giáo dục công dân
nói chung, phần Công dân với đạo đức nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Nội dung kiến thức phần Công dân với đạo đức giúp học sinh hiểu được đạo
đức là gì, phân biệt được đạo đức với pháp luật để từ đó điều chỉnh hành vi đạo đứccủa bản thân Đặc biệt với các phạm trù cơ bản của đạo đức học như: Nghĩa vụ, lươngtâm, nhân phẩm, danh dự và hành phúc sẽ giúp cho học sinh hiểu được ý nghĩa đíchthực của cuộc sống, hiểu được rằng hạnh phúc chân chính của con người là ở chỗ biếtgắn lợi ích của mình với lợi ích giai cấp, của dân tộc, nhân loại và đấu tranh cho sựgiải phóng thực sự con người
Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như giáodục thông qua lao động sản xuất, qua các hoạt động xã hội, qua các hình tượng vănhọc, nghệ thuật, qua việc truyền đạt tri thức đạo đức, qua những tấm gương…mỗihình thức đều có một vị trí nhất định đối với việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ.Sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phần
Công dân với đạo đức.
Trang 202.1 Sử dụng phương pháp kể chuyện
Theo tôi thiết nghĩ, bên cạnh các phương pháp đã và đang thực hiện, khi dạy
phần Công dân với đạo đức giáo viên nên sử dụng các câu chuyện có ý nghĩa giáo
dục đạo đức, để thông qua đó truyền đạt tri thức cho học sinh Những câu chuyện,những tấm gương đạo đức sinh động sẽ có sức lôi cuốn thu hút sự chú ý hơn nữa củahọc sinh đối với bài giảng vì trong giáo dục đạo đức, nêu gương là một hình thức
quan trọng Bác Hồ nói: Một tấm gương sống còn hơn một trăm bài diễn thuyết.
Ví dụ khi giảng bài 10: Quan niệm về đạo đức, giáo viên có thể bắt đầu hoặc kết thúc bằng câu chuyện Bác Hồ trong đời thường qua đó rút ra những kết luận về sự
giảm dị, thanh đạm của Bác Hồ, nêu cao tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác chohọc sinh noi theo
Hoặc khi giảng bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học ở đơn vị kiến thức 1: Nghĩa vụ, giáo viên có thể sử dụng câu chuyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng để
minh hoạ cho học sinh thấy được sự dũng cảm hi sinh, quên mình vì việc nghĩa củaHoài Văn Hầu Trần Quốc Toản Từ đó giúp học sinh ý thức được nghĩa vụ của mình
trong học tập cũng như trong cuộc sống Hay ở đơn vị kiến thức 2: Lương tâm, giáo viên có thể bắt đầu hoặc kết thúc bằng câu chuyện Sự ngộ nghịch đáng ân hận suốt
đời (Trích trong Dế mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài), để giúp học sinh thấy rõ
được lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân
trong mối quan hệ với người khác và xã hội Hoặc ở đơn vị kiến thức 3; Nhân phẩm
và danh dự, giáo viên có thể sử dụng câu chuyện Không nhận lụa (trích trong Kho
Trang 21sinh thấy được đạo đức cao thượng, liên khiết của quan Tả Thị lang bộ Hình – Vũ Tụ
- người được vua lê Thánh Tông ban cho hai chữ ‘Liêm tiết” đính vào cúc cổ áo mỗilúc vào triều
Hay khi giảng bài 13 – đơn vị kiến thức a: Nhân nghĩa giáo viên có thể sử dụng câu chuyện Trái tim hoàn hảo (trích trong quà tặng cuộc sống – NXB Tuổi trẻ) qua
câu truyện sẽ giúp cho học sinh cảm nhận đựoc rằng cuộc sống sẽ thật đẹp đẽ và có ýnghĩa khi chúng ta biết chia sẻ với những người xung quanh, biết yêu thương đồngloại, biết vui cùng niềm vui, biết buồn cùng nỗi buồn của những người xung quanhta
2.2 Sử dụng phương pháp nêu gương
Tấm gương đạo đức là hình mẫu đạo đức mà con người có thể trực tiếp làmtheo, nói theo Tấm gương đạo đức tồn tại ở nhiều cấp độ khác nhau Ở cấp độ thấpnhất là: những ứng xử đạo đức đẹp trong quan hệ giao tiếp, trong việc thực hiện hành
vi đạo đức thường nhật của con người như cách xưng hô đúng ngôi thứ với ngườigiao tiếp, những hành vi phù hợp với yêu cầu đạo đức xã hội như nhường em nhỏ,kính trọng người già…Ở cấp độ cao hơn đó là sự kết tinh của cái thiện và cái đẹp Ởcấp độ cao hơn nữa đó là những tấm gương đạo mang ý nghĩa xã hội rộng lớn, có thểgây ra những tác động có tính chất dây truyền, bùng nổ trong những tình huống nhất
định Chẳng hạn khi giảng dạy bài Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc chúng ta lấy ví dụ như quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của Trần Hưng Đạo
đã dấy lên tinh thần “sát Thát” hừng hực trong toàn quân; tấm gương vì nước, vì dân