1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại sở tư pháp tỉnh ninh bình (luật học)

35 2,1K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 312,5 KB

Nội dung

Bảng 1: Biểu đồ về số lượng cán bộ Sở Tư pháp Ninh Bình thời kì mới thành lậpSở Tư pháp đã chủ động tham mưu đề xuất với cấp uỷ, HĐND, UBND cáccấp về hoạt động công tác tư pháp, các cơ q

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Tên sinh viên: Nguyễn Thế Thành

Mã sinh viên: CQ523257

Ngành : Luật

Chuyên ngành: Luật kinh doanh

Địa điểm thực tập: Sở Tư pháp Tỉnh Ninh Bình

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy

Trang 2

Hà Nội, 2014

MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt 3

Danh mục biểu đồ 3

Lời nói đầu 4

Phần I Khái quát chung về Sở Tư pháp Ninh Bình 5

I/ Lịch sử hình thành ngành Tư pháp: 5

II/ Lịch sử hình thành và phát triển Sở Tư pháp Ninh Bình : 6

Phần II Nhiệm vụ, chức năng và tổ chức bộ máy quản lý của Sở Tư pháp Ninh Bình .8

I/ Chức năng và nhiệm vụ : 8

II/ Cơ cấu tổ chức quản lý, các phòng ban: 12

Phần III Khái quát tình hình hoạt động của Sở Tư pháp Ninh Bình: 15

I/ Hoạt động chủ yếu : 15

II/ Đánh giá chung về công tác của sở Tư pháp qua các năm: 27

Kết luận 30

Tài liệu tham khảo 31

Trang 3

Danh mục từ viết tắt

Danh mục biểu đồ Bảng 1: Biểu đồ về số lượng cán bộ Sở Tư pháp Ninh Bình thời kì mới thành

(2014) trang 6

Bảng 2: Số lượng VBQPPL Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp cấp huyện thẩm

định, rà soát, kiểm tra, xem xét tính pháp lý trong các năm gần đây…… …trang 16

Bảng 3: Hộ tịch có yếu tố nước ngoài………trang 17

Bảng 4: Hộ tịch trong

nước……….trang 19

Trang 4

Lời nói đầu

Hòa với sự phát triển của nền kinh tế với xu thế hội nhập quốc tế ngày càngđược mở rộng, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn, đồngnghĩa với việc ngày càng có một số lượng lớn những người có quốc tịch khác đếnlàm việc và sinh sống tại Việt Nam, quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài đượchình thành và được điều chỉnh , dựa trên những nguyên tắc nhất định theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam

Ở Việt Nam, phần lớn các trường hợp đăng kí kết hôn với người nước ngoàiđều là kết hôn với công dân của các quốc gia có tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào ViệtNam cao hoặc những quốc gia, vùng lãnh thổ có tuyển dụng nguồn nhân lực từ ViệtNam ví dụ như Đài Loan, Hàn Quốc hoặc một số ít các nước Châu Âu Và vấn đềkết hôn với người nước ngoài càng trở nên phức tạp khi nảy sinh các hệ lụy như hiệntượng lấy chồng (vợ) là người nước ngoài vì mục đích kinh tế, để "xuất ngoại", kếthôn không xuất phát từ tình yêu nam nữ, sự tự nguyện… Những hiện tượng này đãlàm ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thuần phong

mỹ tục của người Việt Nam Vì vậy, việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thựctiễn áp dụng các quy định của pháp luật về kết hôn giữa công dân Việt Nam vớingười nước ngoài, từ đó rút ra được một số đề xuất thực tế nhằm hoàn thiện hơn nữacác quy định của pháp luật về vấn đề này là hết sức quan trọng, có ý nghĩa cả về lýluận và thực tiễn

Ninh Bình là một trong các khu vực có tỷ lệ kết hôn với người nước ngoài caonhất cả nước, đặc biệt với các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc hoặc Đài Loan

Sở Tư pháp Ninh Bình là cơ quan trực tiếp xem xét điều kiện kết hôn, quản lý và cấpđăng kí kết hôn cho những trường hợp này Chính vì lý do đó em xin lựa chọn đề tài

“ Đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài tại tỉnh Ninh Bình ” làm đề tài cho Chuyên

đề tốt nghiệp của mình Vì vậy, bài báo cáo thực tập tổng hợp này em xin trình bàychi tiết về cơ cấu tổ chức, các phòng ban, hoạt động và nhiệm vụ của Sở Tư phápNinh Bình để tạo nên một cơ sở lý luận chắc chắn cho bài Chuyên đề tốt nghiệp Em

Trang 5

xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy đã giúp đỡ emhoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp về Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình này.

Trang 6

Phần I Khái quát chung về Sở Tư pháp Ninh Bình

I/ Lịch sử hình thành ngành Tư pháp:

Ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà raTuyên cáo thành lập Nội các thống nhất Quốc gia gồm 13 Bộ, ngành Tư pháp củachế độ mới ra đời do ông Vũ Trọng Khánh làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp đã tích cực tham gia vào việc soạn thảo bản Hiến pháp đầutiên của Nhà nước ta - Hiến pháp 1946, xác lập các nguyên tắc cơ bản của chế độdân chủ nhân dân và tổ chức bộ máy nhà nước Trên cơ sở bản Hiến pháp đó, Bộ

Tư pháp đã chủ trì và phối hợp với các Bộ trình Chính phủ ban hành hàng trămsắc lệnh về tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan tư pháp, về dân

sự, hình sự, về các quyền tự do cá nhân

Theo chức năng, quyền hạn quy định tại Nghị định số 37 ngày01/12/1945, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm quản lý toàn diện về tổ chức, cán bộ,hoạt động và cơ sở vật chất của các cơ quan tư pháp Ngày 13/9/1945, Bộ Tưpháp trình Chính phủ ký ban hành Sắc lệnh số 33 thiết lập các toà án quân sự đầutiên ở một số thành phố để xét xử mọi hành vi phương hại đến nền độc lập nướcnhà Và chỉ 4 tháng sau đó, Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 đã thiết lập cáctoà án và các ngạch thẩm phán (bao gồm cả các ngạch thẩm phán làm nhiệm vụcông tố, buộc tội) trên toàn Việt Nam Toà án tư pháp được tổ chức và hoạt độngtheo các nguyên tắc dân chủ, tiến bộ Tổ chức luật sư được củng cố trong khuônkhổ pháp luật về luật sư thời Pháp thuộc với một số điểm sửa đổi phù hợp vớiđiều kiện mới để đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo

Trong những năm đầu kiến thiết hoà bình ở miền Bắc và đấu tranh thốngnhất đất nước, Bộ Tư pháp tập trung giúp Chính phủ, Quốc hội xây dựng Hiếnpháp 1959 và các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước, về quyền tự do, dân chủcủa công dân phù hợp tình hình xã hội mới Tuy nhiên từ năm 1960, sau khi Toà

Trang 7

án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trở thành hai hệ thống độc lập tách khỏiChính phủ, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp được chuyển giao cho các cơquan khác nhau

Năm 1981, Bộ Tư pháp được tái thành lập với chức năng giúp Chính phủ

quản lý thống nhất về công tác tư pháp Từ đó đến nay, đặc biệt trong gần 30 nămthực hiện đường lối đổi mới, Bộ Tư pháp được giao thêm nhiều trọng trách Tổchức Ngành ngày càng được củng cố và từng bước mở rộng Đến nay, hệ thống

tư pháp 4 cấp đã được thành lập với gần 40 nghìn cán bộ, công chức, viên chức,trong đó có trên 10 nghìn cán bộ tư pháp - hộ tịch chuyên trách ở cơ sở

II/ Lịch sử hình thành và phát triển Sở Tư pháp Ninh Bình :

Kể từ khi Bộ Tư pháp được thành lập ngày 28/8/1945, Chính phủ Việt Namchưa thành lập Sở Tư pháp ở từng tỉnh mà chỉ có 3 Sở Tư pháp được đặt tại Ủyban hành chính 3 kỳ : Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ Từ đó cho tới năm 1981, cáctỉnh, địa phương chỉ có hệ thống pháp chế chứ chưa thành lập Sở Tư pháp Từnăm 1981 đến nay, hệ thống pháp chế địa phương mới được chuyển sang hìnhthức Sở Tư pháp

Thời kì từ năm 1981 đến năm 1992, tỉnh Ninh Bình đang được ghép với 2tỉnh Nam Định và Hà Nam tạo thành một tỉnh là Hà Nam Ninh Trong giai đoạn

đó chỉ tồn tại Sở Tư pháp Hà Nam Ninh chứ chưa thành lập Sở Tư pháp NinhBình

Sau khi tái lập tỉnh ngày 26/12/1991, đầu năm 1992 Sở Tư pháp Ninh Bìnhđược thành lập Từ đó đến nay ngành Tư pháp Ninh Bình đã có sự phát triển đáng

kể, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển của Ngành và xâydựng, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

Dưới đây là biểu đồ về số lượng cán bộ Sở Tư pháp Ninh Bình trong 2 giaiđoạn

Trang 8

Bảng 1: Biểu đồ về số lượng cán bộ Sở Tư pháp Ninh Bình thời kì mới thành lập

Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu đề xuất với cấp uỷ, HĐND, UBND cáccấp về hoạt động công tác tư pháp, các cơ quan tư pháp đã bám sát nhiệm vụchính trị của tỉnh và của Ngành, thực hiện và hoàn thành tốt Chương trình côngtác tư pháp các năm Trong nhiều năm qua, Sở Tư pháp Ninh Bình đã có đượcnhững thành tựu nhất định Điểm nổi bật là ngành Tư pháp Ninh Bình đã tậptrung tham mưu giúp UBND tỉnh trong việc xây dựng thể chế, đã chủ trì việcsoạn thảo, trình UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, điều hành vàhoàn thiện thể chế Ngành, chủ động phối hợp với các cơ quan tham gia ngay từđầu công tác soạn thảo VBQPPL; thẩm định và tham gia đóng góp ý kiến vào các

dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND và UBND các cấp vàcác văn bản khác theo yêu cầu; tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền và rà soát

Trang 9

VBQPPL của UBND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã ban hành hàng năm Công tácPBGDPL cũng có nhiều chuyển biến tích cực, đã tổ chức hàng nghìn buổi tuyêntruyền các VBQPPL với các hình thức phong phú, đa dạng tới các tầng lớp nhândân trong tỉnh Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực hành chính tư pháp và bổtrợ tư pháp cũng được đẩy mạnh theo hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính.Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này đã thực hiện công khai, minh bạch hoácác trình tự, thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và công dân khi có yêucầu; công tác đăng ký, quản lý hộ tịch; công chứng, chứng thực; cấp phiếu lý lịch

tư pháp; bán đấu giá tài sản; TGPL có nhiều chuyển biến tích cực, các mặt côngtác luôn được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; công tác theo dõi thihành VBQPPL, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và công tác pháp chế Sở,Ngành, Doanh nghiệp Nhà nước là nhiệm vụ mới nhưng được triển khai thựchiện bước đầu có hiệu quả Do làm tốt công tác tham mưu và quản lý tốt công tác

tư pháp trên địa bàn tỉnh, ngành Tư pháp Ninh Bình đã nhiều năm liền được Bộ

Tư pháp, UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc và nhiều Bằng khen

Phần II Nhiệm vụ, chức năng và tổ chức bộ máy quản lý

của Sở Tư pháp Ninh Bình

I/ Chức năng và nhiệm vụ :

Sở Tư pháp có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năngquản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành VBQPPL; kiểm tra, xử lýVBQPPL; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; công chứng; chứngthực; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, trọng tài thương mại; hộ tịch; quốctịch; lý lịch tư pháp; luật sư; tư vấn pháp luật, TGPL; giám định tư pháp; hòa giải

ở cơ sở; bán đấu giá tài sản và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật,đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp ủy quyềncủa UBND tỉnh Ninh Bình

Trang 10

Với những chức năng riêng biệt nêu trên, Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình có nhữngnhiệm vụ và được giao cho những quyền hạn như sau:

Về việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật, Sở Tư pháp Ninh Bình phảitheo dõi chung tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương;hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về theo dõi thi hành pháp luật thuộc lĩnh vựcquản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện Đồngthời, Sở Tư pháp Ninh Bình phải tổng hợp, báo cáo tình hình thi hành văn bảnquy phạm pháp luật ở địa phương và kiến nghị các biện pháp giải quyết nhữngkhó khăn, vướng mắc trong thi hành văn bản quy phạm pháp luật với UBND tỉnh

và Bộ Tư pháp

Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Sở Tư pháp Ninh Bình giúpUBND tỉnh tự kiểm tra văn bản do UBND tỉnh ban hành; kiểm tra văn bản quyphạm pháp luật của HĐND và UBND cấp huyện; hướng dẫn cơ quan chuyênmôn thuộc UBND cấp huyện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm travăn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn)theo quy định của pháp luật Thêm vào đó phải kiểm tra, đôn đốc thực hiện cácbiện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật

Sở Tư pháp Ninh Bình còn tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa vănbản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND tỉnh, hướng dẫn, kiểm tra việcthực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đối vớiUBND cấp huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh

Về phổ biến và giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp có nhiệm vụ tổ chức thựchiện các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáp dục pháp luật ở địa phương saukhi được CHủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; làm Thường trực Hội đồng phối hợpcông tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; xây dựng đội ngũ báo cáo viên phápluật, biên soạn, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục phápluật Sở Tư pháp Ninh bình phải tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáodục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình, hướng dẫn việc

Trang 11

xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cấp xã và ở các cơ quan, đơn vịkhác theo quy định của pháp luật.

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch và các Sở

có liên quan để giúp UBND tỉnh hướng dẫn việc xây dựng hương ước, quy ướccủa thôn, tổ dân phố phù hợp với quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của UBND tỉnh trong công tác thi hành án dân sự ở địa phương theoquy định của pháp luật

Về vấn đề công chứng, chứng thực, Sở Tư pháp Ninh Bình tổ chức thựchiện quy hoạch, đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương saukhi được UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh thực hiện cácbiện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề công chứng Sở còn hướng dẫn,kiểm tra về tổ chức, hoạt động của các phòng công chứng và Văn phòng côngchứng ở địa phương; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ để trình UBND tỉnh cho phépthành lập, thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; cấp, thuhồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng Khi được UBND tỉnhphê duyệt, Sở Tư pháp Ninh Bình tổ chức triển khai thực hiện Đề án thành lập,giải thể Phòng công chứng Thêm nữa, Sở còn có quyền hạn đề nghị Bộ trưởng

Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm Công chứng viên Về việc cấp bản sao từ sổgốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, Sở phải hướng dẫn,kiểm tra, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

và công chức Tư pháp- Hộ tịch thuộc UBND cấp xã

Về hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài và lý lịch tư pháp, Sở

Tư pháp Ninh Bình phải chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác đăng

ký và quản lý hộ tịch đối với phòng Tư pháp cấp huyện và công chức chuyênmôn thuộc UBND cấp xã, xây dựng hệ thống tổ chức đăng kí và quản lý hộ tịch,bồi đưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hộ tịch; trực tiếp giửi quyết cácviệc về hộ tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền theo quy địnhcủa pháp luật và chỉ đạo của UBND tỉnh; thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh giải

Trang 12

quyết các việc về hộ tịch, nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theoquy định của pháp luật Những giấy tờ hộ tịch do UBND cấp huyện cấp trái vớiquy định của pháp luật, Sở Tư pháp đề nghị UBND tỉnh quyết định thu hồi vàhủy bỏ Sở còn có nhiệm vụ quản lý, sử dụng, lưu trữ các loại sổ hộ tịch, biểumẫu hộ tịch theo quy định của pháp luật; cấp bản sao giấy tở hộ tịch từ sổ hộ tịch,cấp Phiếu lý lịch tư pháp, quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp theo quy định củapháp luật; thụ lý, thẩm tra hồ sơ các việc về quốc tịch, trình UBND tỉnh xem xét,

đề xuất hoặc giải quyết theo thẩm quyền; quản lý, lưu trữ các hồ sơ về quốc tịch

Về luật sư và tư vấn pháp luật, Sở Tư pháp Ninh Bình thẩm định hồ sơ,trình UBND tỉnh cho phép thành lập, giải thể, phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư;cấp và thu hồi các loại giấy tờ như Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hànhnghề luật sư, trung tâm tư vấn pháp luật, giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật

Sở cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công tyluật cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của phápluật, yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư báo cáo về tình hình hoạt động khi cầnthiết Tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án phát triển tổ chức hành nghề luật sư ởđịa phương sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất với UBNDtỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề luật sư ở địaphương; tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật, hỗ trợ tổ chức bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ cho các tư vấn viên pháp luật theo quy định của pháp luật;hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghềluật sư và Trung tâm tư vấn pháp luật theo thẩm quyền cũng là một trong nhữngnhiệm vụ cơ bản của Sở Tư pháp Ninh Bình

Sở Tư pháp Ninh Bình còn có nhiệm vụ trong vấn đề TGPL Trong đó cómột số việc như quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của trung tâm và Chinhánh của Trung tâm TGPL nhà nước; hoạt động tham gia TGPL của các Vănphòng luật sư, Công ty luật, Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định của phápluật; hay như việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng

Trang 13

thực hiện TGPL trong phạm vi địa phương; cấp, thay đổi và thu hồi giấy đăng kýtham gia TGPL của Văn phòng luật sư, Công ty luật và Trung tâm tư vấn phápluật; quết định công nhận, cấp và thu hồi thẻ Cộng tác viên TGPL.

Ngoài những vấn đề trên, Sở Tư pháp Ninh Bình còn có nhiệm vụ, quyềnhạn trong việc bán đấu giá tài sản như Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển tổchức bán đấu giá ở địa phương sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu, đềxuất với UBND tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức bán đấu giá ởđịa phương; kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản trongphạm vi địa phương theo thẩm quyền

Nói về nhiệm vụ, quyền hạn, Sở Tư pháp Ninh Bình còn có giúp UBND tỉnhquản lý nhà nước về công tác giám định tư pháp, trọng tài thương mại theo quyđịnh của pháp luật; hướng dẫn và kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở theo quyđịnh của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ đối vớicông tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và doanhnghiệp nhà nước; tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợpháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Ngoài ra còn có nhữngviệc như tổ chức chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luậtthuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiệnphòng chống tham nhũng, lãng phí và xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo quyđịnh của pháp luật; thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và công tác tư pháptheo quy định của pháp luật; hay tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, côngnghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tưpháp; thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và độtxuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao theoquy định của UBND tỉnh và Bộ tư pháp Đối với các tổ chức trực thuộc Sở Tưpháp thì Sở quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tácgiữa các tổ chức đó; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách,chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công

Trang 14

chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp theoquy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh Sở Tư pháp Ninh Bình phảihướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổchức sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật; quản lý tàichính, tài sản theo quy định và phân cấp của UBND tỉnh; và phải thực hiện cácnhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách thuậnlợi nhất thì Sở Tư pháp Ninh Bình cần có một cơ cấu tổ chức bộ máy linh hoạt,hợp lý, thuận tiện cho quá trình làm việc của từng vị trí, cũng như làm sao đểphối hợp tốt giữa các phòng ban Sở Tư pháp Ninh Bình có Giám đốc và khôngquá 03 Phó Giám đốc Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu hoàn toàn tráchnhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về hoạt độngcủa Sở Giúp việc cho Giám đốc Sở là Phó Giám đốc- chịu trách nhiệm trướcGiám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công Khi Giám đốc Sởvắng mặt, một Phó giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm sẽ điều hành các hoạtđộng của Sở thay cho Giám đốc Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở doChủ tịch UBND tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ tưpháp ban hành và theo quy định của pháp luật Chủ tịch UBND tỉnh cũng làngười đưa ra quyết định miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷluật, từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách dối với Giám đốc, PhóGiám đốc Sở theo quy định của pháp luật Dưới ban lãnh đạo Sở, Sở Tư phápNinh Bình có 06 tổ chức chuyên môn nghiệp vụ và 04 tổ chức sự nghiệp thuộc

Sở để giúp ban lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình Các tổ chứcchuyên môn nghiệp vụ bao gồm: Văn phòng, Thanh tra, Phòng Thi hành văn bảnquy phạm pháp luật, Phòng văn bản quy phạm pháp luật, Phòng phổ biến, giáodục pháp luật, Phòng Hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp Các tổ chức sự

Trang 15

nghiệp thuộc Sở bao gồm 02 phòng công chứng số 1 và 2; Trung tâm TGPL nhànước và Trung tâm Dịch bụ bán đấu giá tài sản.

II/ Cơ cấu tổ chức quản lý, các phòng ban:

Đối với các tổ chức trực thuộc Sở Tư pháp thì Sở quy định chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức đó; quản lý biên chế, thựchiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khenthưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm

vi quản lý của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh

Sở Tư pháp Ninh Bình phải hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tựchịu trách nhiệm của các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp theo quy định củapháp luật; quản lý tài chính, tài sản theo quy định và phân cấp của UBND tỉnh; vàphải thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao hoặc theo quy định của phápluật

Để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách thuậnlợi nhất thì Sở Tư pháp Ninh Bình cần có một cơ cấu tổ chức bộ máy linh hoạt, hợp

lý, thuận tiện cho quá trình làm việc của từng vị trí, cũng như làm sao để phối hợptốt giữa các phòng ban Sở Tư pháp Ninh Bình có Giám đốc và không quá 03 PhóGiám đốc Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu hoàn toàn trách nhiệm trướcUBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về hoạt động của Sở Giúp việccho Giám đốc Sở là Phó Giám đốc- chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trướcpháp luật về nhiệm vụ được phân công Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó giámđốc được Giám đốc ủy nhiệm sẽ điều hành các hoạt động của Sở thay cho Giám đốc.Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theotiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ tư pháp ban hành và theo quy định củapháp luật Chủ tịch UBND tỉnh cũng là người đưa ra quyết định miễn nhiệm, điềuđộng, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ,chính sách dối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở theo quy định của pháp luật Dưới

Trang 16

tổ chức sự nghiệp thuộc Sở để giúp ban lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quyền hạn củamình Các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ bao gồm: Văn phòng, Thanh tra, PhòngThi hành văn bản quy phạm pháp luật, Phòng văn bản quy phạm pháp luật, Phòngphổ biến, giáo dục pháp luật, Phòng Hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp Các tổchức sự nghiệp thuộc Sở bao gồm 02 phòng công chứng số 1 và 2; Trung tâm TGPLnhà nước và Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản.

UBND tỉnh quyết định biên chế hành chính của Sở Tư pháp trong tổng biên chếhành chính được Trung ương giao; và biên chế sự nghiệp của các đơn vị trực thuộc

Sở Tư pháp theo định mức biên chế và quy định của pháp luật

Với những nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Sở Tư pháp cũng có một tráchnhiệm vô cùng lớn trong việc tổ chức thực hiện Giám đốc Sở Tư pháp căn cứ Nghịđịnh số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơquan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tưliên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấphuyện và công tác tư pháp của UBND cấp xã; các quy định khác của pháp luật vàUBND tỉnh, ban hành chức năng, nhiệm vụ cụ thể và mối quan hệ công tác cho cácphòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc, đồng thời chỉ đạo các phòng chuyên môn,đơn vị trực thuộc hoạt động đạt kết quả tốt, đảm bảo theo đúng quy định của phápluật Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh hay vướng mắc cần bổsung, sửa đổi thì Giám đốc Sở Tư pháp phải báo cáo bằng văn bản về UBND tỉnh(qua Sở Nội vụ) để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp

Trang 17

Phần III Khái quát tình hình hoạt động của Sở Tư pháp Ninh Bình

I/ Hoạt động chủ yếu :

1 Công tác chỉ đạo, điều hành

Lãnh đạo Sở Tư pháp thường xuyên chỉ đạo các đơn vị trong ngành Tư phápNinh Bình thực hiện tốt công tác tư pháp tại địa phương Công tác chỉ đạođiều hành của lãnh đạo Sở và thủ trưởng các đơn vị luôn thực hiện tốtnguyên tắc tập trung dân chủ, duy trì thường xuyên nề nếp giao ban tập thểlãnh đạo và giữa tập thể lãnh đạo với thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, trên

cơ sở đó thống nhất trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện Tăng cường công táckiểm tra, kịp thời phát hiện và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trongquá trình thực hiện nhiệm vụ

Tăng cường công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức bằng quản lý chấtlượng công tác Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành,đoàn thể của tỉnh và Cấp ủy, chính quyền địa phương, tạo nên mối quan hệthuận lợi trong việc triển khai và thực hiện các nhiệm vụ của Ngành

2 Quản lý nhà nước về xây dụng và thi hành pháp luật

a) Công tác văn bản quy phạm pháp luật

Ngày đăng: 04/04/2016, 18:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w