1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán vốn bằng tiền, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long

101 440 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đang gặp sự cạnh tranh gay gắt và ngày càng rõ nét, đòi hỏi các DN phải luôn luôn nhận thức, đánh giá được tiềm năng của DN mình trên thị trường để có thể tồn tại, đứng vững và ngày càng phát triển, để đạt được điều đó thì Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong việc cấu thành DN. Có thể nói Kế toán là một công cụ đắc lực cho nhà quản lý, nó không ngừng phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn của DN mà nó còn phản ánh tình hình chi phí, lợi nhuận hay kết quả của từng công trình cho nhà quản lý nắm bắt được.Bên cạnh đó đòi hỏi DN phải có sự chuẩn bị cân nhắc thận trọng trong quá trình sản xuất KD của mình. Hoạt động KD trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ về vốn đảm bảo cho việc sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn trong KD từ đó đảm bảo hiệu quả KD tối ưu nhất. Vì vậy không thể không nói đến vai trò của công tác hạch toán kế toán trong việc quản lý vốn. Ngoài ra, tiền lương cũng có một ý nghĩa vô cùng to lớn cả về mặt kinh tế cũng như mặt xã hội.Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì tiền lương là sự cụ thể hoá của quá trình phân phối vật chất do người lao động làm ra. Do đó việc xây dựng hệ thống trả lương phù hợp để tiền lương thực sự phát huy được vai trò khuyến khích vật chất và tinh thần cho người lao động là hết sức cần thiết, quan trọng đối với mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Phần hành kế toán có liên quan mật thiết đến vồn bằng tiền và tiền lương đó là kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Bất cứ doanh nghiệp nào khi đi vào sản xuất kinh doanh đều phải chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình, bảo toàn được vốn kinh doanh và quan trọng là kinh doanh có lãi. Muốn như vậy doanh nghiêp phải nhận thức được vị trí khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá vì nó quyết định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp có thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà Nước. Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là hướng tới lợi nhuận nên bên cạnh các biện pháp quản lý chung, việc tổ chức hợp lý công tác kế toán bán hàng là rất cần thiết giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao là cơ sở doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển ngày càng vững chắc trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh sôi động và quyết liệt. Nhận thức được tầm quan trọng của các công tác kế toán này, cùng với sự hướng dẫn của cô Đậu Thị Bích Phượng, em đã chọn ba phần hành kế toán:” kế toán vốn bằng tiền, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh” để nghiên cứu trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long.Báo cáo gồm 2 phần :Phần 1: Tổng quan về công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thăng Long.Phần 2: Thực trạng các phần hành chủ yếu tại công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long.

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THĂNG LONG 6

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thăng Long 6

1.1.1.Khái quát về sự hình thành của công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long 6

1.2.Cơ cấu bộ máy quản lý của đơn vị 9

1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của công ty 9

1.2.2.Đăng ký kinh doanh: 9

1.2.3.Cơ cấu tổ chức của công ty 10

1.3.Cơ cấu, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thăng Long 17

1.3.1.Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp 17

1.3.2.Quy trình sản xuất kinh doanh 17

1.4.Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 19

PHẦN 2: THỰC TRẠNG MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THĂNG LONG 22

2.1.Những vấn đề chung về công tác kế toán tại công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long 22

2.1.1.Các chính sách kế toán chung 22

Trang 2

2.1.2.Hệ thống chứng từ kế toán 24

2.1.3.Hệ thống tài khoản kế toán 24

2.1.4.Hệ thống sổ sách kế toán 25

2.1.5.Hệ thống báo cáo kế toán 27

2.1.6.Bộ máy kế toán 27

2.2.Thực trạng kế toán các phần hành chủ yếu tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long 31

2.2.1.Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 31

2.2.1.1.Hình thức trả lương của công ty 31

2.2.1.2 Hoạt động quản lý lao động, tiền lương , các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN ) trong công ty 34

2.2.1.3.Kế toán tiền lương tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long 39

2.2.1.4.Kế toán các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long 53

2.3.1.1.Hệ thống sổ sách kế toán 58

2.2.2.Kế toán vốn bằng tiền 70

2.3.1.Hệ thống sổ sách để hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại công ty81 2.2.3.Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 89

2.2.3.1 Các phương pháp tiêu thụ 89

2.2.3.2.Phương pháp xác định giá vốn hàng bán 90

2.2.3.3.Kế toán tiêu thụ 90

Trang 3

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

 GTGT: Giá trị gia tăng

 QĐ: Quyết định

 BHXH: Bảo hiểm xã hội

 BHYT: Bảo hiểm y tế

 KPCĐ: Kinh phí công đoàn

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đang gặp

sự cạnh tranh gay gắt và ngày càng rõ nét, đòi hỏi các DN phải luôn luôn nhậnthức, đánh giá được tiềm năng của DN mình trên thị trường để có thể tồn tại,đứng vững và ngày càng phát triển, để đạt được điều đó thì Kế toán là một bộphận không thể thiếu trong việc cấu thành DN Có thể nói Kế toán là một công

cụ đắc lực cho nhà quản lý, nó không ngừng phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốncủa DN mà nó còn phản ánh tình hình chi phí, lợi nhuận hay kết quả của từngcông trình cho nhà quản lý nắm bắt được.Bên cạnh đó đòi hỏi DN phải có sựchuẩn bị cân nhắc thận trọng trong quá trình sản xuất KD của mình Hoạt động

KD trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ về vốn đảmbảo cho việc sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất, hạn chế đến mức thấp nhấttình trạng ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn trong KD từ đó đảm bảo hiệu quả KD tối

ưu nhất Vì vậy không thể không nói đến vai trò của công tác hạch toán kế toántrong việc quản lý vốn Ngoài ra, tiền lương cũng có một ý nghĩa vô cùng to lớn

cả về mặt kinh tế cũng như mặt xã hội

Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì tiền lương là sự cụ thể hoá của quátrình phân phối vật chất do người lao động làm ra Do đó việc xây dựng hệ thốngtrả lương phù hợp để tiền lương thực sự phát huy được vai trò khuyến khích vậtchất và tinh thần cho người lao động là hết sức cần thiết, quan trọng đối với mọidoanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trong cơ chế thị trường

Phần hành kế toán có liên quan mật thiết đến vồn bằng tiền và tiền lương

đó là kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Bất cứ doanh nghiệp nàokhi đi vào sản xuất kinh doanh đều phải chịu trách nhiệm trước kết quả kinhdoanh của mình, bảo toàn được vốn kinh doanh và quan trọng là kinh doanh cólãi Muốn như vậy doanh nghiêp phải nhận thức được vị trí khâu tiêu thụ sảnphẩm, hàng hoá vì nó quyết định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và là

Trang 5

cơ sở để doanh nghiệp có thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra, thực hiện nghĩa vụ vớiNgân sách Nhà Nước Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là hướng tới lợinhuận nên bên cạnh các biện pháp quản lý chung, việc tổ chức hợp lý công tác kếtoán bán hàng là rất cần thiết giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời vàchính xác để đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn Doanh nghiệp kinh doanhđạt hiệu quả kinh tế cao là cơ sở doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển ngàycàng vững chắc trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh sôi động và quyết liệt

Nhận thức được tầm quan trọng của các công tác kế toán này, cùng với sự

hướng dẫn của cô Đậu Thị Bích Phượng, em đã chọn ba phần hành kế toán:” kế

toán vốn bằng tiền, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh” để nghiên cứu trong quá trình thực tập tại

công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long.

báo cáo này Trong quá trình thực tập mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thờigian và khả năng hiểu biết của em còn hạn chế nênbài báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được sựđóng góp ý kiến và chỉ bảo của các thầy cô giáo, cùng các anh chị thuộc phòng kếtoán công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long để em có điều kiện bổsung kiến thức của mình phục vụ tốt hơn trong quá trình học tập và công tác saunày

Em xin trân trọng cảm ơn!

Trang 7

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI

DỊCH VỤ THĂNG LONG 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư thương mại

Tên doanh nghiệp

- Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤTHĂNG LONG

- Tên giao dịch: THĂNG LONG SERVICE AND COMMERCEINVESTMENT JOINT STOCK COMPANY

Trang 8

Công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long là một công ty hoạtđộng trong lĩnh vực thương mại, đào tạo nghề kế toán – thuế Với lịch sử 13 nămhoạt động, công ty đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường 63tỉnh, thành phố trên toàn quốc

Những ngày đầu thành lập công ty chỉ có 7 nhân sự hoạt động trong lĩnh vựckinh doanh văn phòng phẩm với doanh thu trong 2 năm đầu chỉ dao động từ 500triệu đến 1 tỷ đồng

Năm 2003, công ty thành lập trung tâm nghiên cứu, đào tạo cán bộ và tư vấnTài chính - Kế toán - Thuế, hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo chuyênsâu các kỹ năng về kế toán và thuế cho các đối tượng học viên là các cán bộ quản

lý doanh nghiệp và kế toán của các loại hình doanh nghiệp trên toàn quốc

Đến đầu năm 2004, công ty ngừng hoạt động kinh doanh văn phòng phẩm đểchuyển qua hoạt động nhập khẩu các loại máy móc thiết bị phục vụ cho ngànhthan Đây là các dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của công ty Thăng Long vìngay trong năm 2004 công ty đã tăng nhân sự từ 7 người lên 20 người và doanh thutăng từ 01 tỷ lên 10 tỷ/năm

Năm 2005 công ty thành lập trung tâm đào tạo kỹ năng nghề Kế toán - Thuếchuyên nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực đào tạo các kỹ năng chuyên nghiệp vềnghề kế toán ở các loại hình doanh nghiệp cho các đối tượng học viên từ ngườichưa biết gì về nghề kế toán cho đến khi thành nghề Kế toán làm việc tốt trong cácloại hình doanh nghiệp

Đến năm 2006 công ty tiếp tục mở rộng hoạt động sang lĩnh vực sản xuất đồnhựa văn phòng Đây là dấu mốc thứ hai trong lịch sử phát triển của đơn vị trongnăm 2006 và 2007 công ty đã tăng số lượng nhân sự từ 20 lên 50 người Trong đónhân sự làm việc gián tiếp là 17 người còn lại là công nhân sản xuất và lao độnglàm việc trực tiếp tại nhà máy sản xuất đồ nhựa Doanh thu của công ty tăng từ 10

tỷ năm 2004 lên gần 40 tỷ năm 2013

Trang 9

Giá trị cốt lõi công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Thăng Long

Sứ mệnh của công ty là trở thành tập đoàn tư nhân hàng đầu trong lĩnh vựcĐào tạo - Tư vấn - Đầu tư của Việt Nam, cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệpViệt Nam các giải pháp quản trị điều hành doanh nghiệp hiệu quả, đặc biệt tronglĩnh vực Tài chính - Kế toán - Thuế

- “Chúng tôi luôn tự hào về môi trường làm việc, tác phong và tính chuyênnghiệp của các cán bộ nhân viên; ở đây mọi người luôn đem hết sức mình xây dựngtập đoàn phát triển, mang lại lợi ích cao nhất cho cộng đồng, tiện ích cho kháchhàng và phồn thịnh cho đất nước ”

- “Mục tiêu của chúng tôi là không ngừng hoàn thiện để phát triển bền vững

và luôn dẫn đầu trên nền tảng tri thức ”

- “Sức mạnh của chúng tôi là sức mạnh của tri thức và tinh thần quả cảm củatập thể cán bộ nhân viên trên con đường hội nhập ”

- “Giá trị của chúng tôi: là niềm tin và sự thành công của cộng đồng các nhàquản trị doanh nghiệp hiện đại ”

- “Mong muốn của chúng tôi là mang tri thức quản lý thúc đẩy sự khao khátthành đạt cho các doanh nhân Việt trên khắp mọi miền ”

- “Cam kết của chúng tôi là: Hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nhân để tạodựng một cộng đồng doanh nhân Việt lập nghiệp bằng tri thức về khoa học quảnlý… ”

Mục tiêu chất lượng

Mục tiêu chất lượng của công ty là trở thành một tập đoàn giáo dục vữngmạnh có vị trí xứng đáng ở Việt Nam, có thương hiệu mạnh về các lĩnh vực Đàotạo, Tư vấn và Đầu tư

Phương châm thực hiện

Phương châm: " Luôn trọng dụng nhân tài, năng động, đổi mới, sáng tạo, chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác và chia sẻ lợi ích chính đáng với khách hàng,góp phần vào sự giầu mạnh của đất nước Việt Nam"

Trang 10

Tầm nhìn

Công ty đã và đang mở rộng quy mô ra toàn quốc không chỉ ở Hà Nội và TP

Hồ Chí Minh mà còn có các văn phòng chi nhánh ở các tỉnh thành phố trên cả nước

Một số thành tựu và giải thưởng đã đạt đươc:

Kể từ khi thành lập (năm 2002) đến nay công ty đã tạo được uy tín và sự tincậy cao của hơn 15.000 khách hàng có nhu cầu tư vấn là các công ty và doanhnghiệp trên cả nước; đào tạo hàng triệu nhân viên kế toán và thuế có kĩ năng chuyênnghiệp cho các doanh nghiệp

Mỗi năm đào tạo 2.000 đến 5.000 doanh nhân và nhà quản lý doanh nghiệpthuộc tất cả các lĩnh vực

1.2.Cơ cấu bộ máy quản lý của đơn vị.

1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long cung cấp ra thịtrường các thiết bị máy móc thuộc ngành than và khai thác khoáng sản với chấtlượng cao nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước Bên cạnh đó, Thăng Long là nơi hội tụ các nhân viên năng động, sáng tạo, cótay nghề cao để đưa ra thị trường các sản phẩm văn phòng tiện lợi, đẹp mắt và cóchỗ đứng vững chắc trên thị trường nhựa hiện nay

Danh mục sản phẩm của công ty thường xuyên được đổi mới và cập nhật chokhách hàng các dòng sản phẩm theo xu hướng mới nhất Các sản phẩm đưa ra dochính bàn tay và khối óc của người Việt Nam phù hợp với cuộc sống và công việccủa mọi người

1.2.2.Đăng ký kinh doanh:

Danh mục chủ lực bao gồm:

- Kinh doanh máy móc thiết bị thuộc ngành than và khai thác khoáng sản

- Kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu các loại máy móc thiết bị sử dụngtrong ngành khai thác than, khoáng sản và tiến hành phân phối cho các đơn

vị có nhu cầu ở trong nước

Trang 11

Ngoài ra, Thăng Long còn hoạt động và cung cấp:

- Dịch vụ tư vấn: Tài chính, kế toán, thuế, các dịch vụ tin học, phát triển côngnghệ và lập trình các phần mềm ứng dụng trong quản lý

kế toán, tin học, ngoại ngữ, sửa chữa xe máy, điện tử điện lạnh)

1.2.3.Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long

(Ban hành kèm theo QĐ số 15/QĐ-CT, ngày 15/01/2003)

PhòngTàichính –

Kế toán

Phòngkinhdoanh

và tưvấntuyển

bộ và tưvấn TC-

PhòngHànhchính-Nhânsự

PhòngR&D

Phòng PR

&Marketing

Trang 12

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

● Chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc

Hiện nay TS.Trần Huy Hoàng là giám đốc của công ty Thăng Long- người điềuhành trực tiếp các bộ phận, ký và phê duyệt hợp đồng mua bán…

○ Chức năng:

- Quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của công ty

- Giám sát chung hoạt động của các bộ phận

○ Nhiệm vụ:

- Chủ trì xây dựng chiến lược hoạt động, phát triển công ty

- Chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh hàng năm, quý, tháng

- Xây dựng, điều chỉnh hoặc tái cấu trúc cơ cấu tổ chức của công ty hoặc các bộphận khác trong công ty

- Nghiên cứu để quy định, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ cho các phòng ban, bộphận của công ty

- Nghiên cứu để quy định, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm chotrưởng các bộ phận của công ty

- Nghiên cứu để quy định, điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm chocác thành viên trong ban lãnh đạo của công ty

- Chỉ đạo trực tiếp hoạt động của: P Tổ chức – Hành chính, P Kế toán; P Quảntrị; nhà máy sản xuất

- Làm trưởng ban giám sát hoạt động của tất cả các phòng, bộ phận, nhà máy sảnxuất

- Thực hiện nhiệm vụ điều hành, quản lý hoạt động của công ty nhằm đạt đượccác chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh mà HĐQT giao hàng năm

● Chức năng, nhiệm vụ của phòng Hành chính- Nhân sự

○ Chức năng

- Thu hút nguồn nhân lực

Trang 13

- Đào tạo, nâng cao năng lực nguồn nhân lực

- Kích thích, duy trì và phát triển nguồn nhân lực

- Quản trị văn phòng, duy trì nề nếp kỷ cương trong công ty

○ Nhiệm vụ

- Lập kế hoạch tuyển dụng năm, quý, tháng theo yêu cầu tuyển dụng của công ty

và các phòng/ ban/ đơn vị Lên chương trình tuyển dụng cho mỗi đợt tuyểndụng

- Tổ chức tuyển dụng theo chương trình đó được phê duyệt Triển khai, theo dõiquá trình thử việc, tập sự của người lao động

- Lập kế hoạch đào tạo định kỳ năm, quý, tháng Xây dựng các chương trình đàotạo, huấn luyện nâng cao năng lực cho CBNV

- Tổ chức thực hiện việc đào tạo định kỳ và đột xuất theo chương trình đó đượcphê duyệt, đánh giá, báo cáo kết quả đào tạo

- Quản lý hồ sơ, lý lịch của CBNV toàn công ty

- Tổng hợp biến động nhân sự, số lượng, chất lượng đội ngũ CBNV toàn công tybáo cáo định kỳ và đột xuất

- Quản lý việc nghỉ họp, nghỉ việc riêng và tiền công cho CBNV toàn công ty

- Xây dựng và triển khai các chương trình thúc đẩy sáng kiến , cải tiến kỹ thuật

và bình bầu đánh giá thi đua báo cáo định kỳ và đột xuất

- Thực hiện thủ tục, chế độ nhân sự như: Điều động, bổ nhiệm, kiêm nhiệm, bổnhiệm, khen thưởng, kỷ luật…

- Xây dựng môi trường làm việc

- Hoạch định nguồn nhân lực

- Quản trị công tác hành chính văn phòng

- Quản ký, giám sát việc thực hiện ISO

- Quản lý, giám sát việc thực hiện 5S

- Thực hiện công tác đối ngoại với cơ quan chức năng

Chức năng, nhiệm vụ phòng Kinh doanh và tư vấn tuyển sinh

o Chức năng

Trang 14

- Tham mưu cho Ban lãnh đạp xây dựng các kế hoạch tuyển sinh và đào tạo

- Giúp Ban lãnh đạo trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sátcác kế hoạch đào tạo xây dựng phát triển

o Nhiệm vụ

- Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc xác định quy mô đào tạo Xây dựngcác đề án, chiến lược phát triển với các loại hình đào tạo thích hợp Nghiên cứu đềxuất các biện pháp nhằm cải tiến và hoàn thiện nội dung, chương trình, giáo trình,quy trình, phương pháp đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo toàn diện;

- Xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập cho từng khoá học đồng thời theodõi, giám sát, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nội dung,chương trình, giảng dạy, học tập, thi, kiểm tra cũng như việc thực hiện kế hoạchchung Xây dựng thời khoá biểu, bố trí và điều hành lịch trình giảng dạy – học tập,giám sát, đôn đốc;

- Quản lý việc cấp phát chứng chỉ cho sinh viên theo đúng qui định

- Tổng hợp và làm các báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất theo yêu cầu củacấp trên Tham mưu cho Ban lãnh đạo, các chế độ chính sách đối với cán bộ giảngdạy và cán bộ thỉnh giảng, phục vụ giảng dạy Kiểm tra báo cáo thống kê và xácnhận khối lượng giảng dạy của tất cả Giảng viên

- Đề xuất việc mua sắm trang thiết bị kỹ thuật phục vụ đào tạo

- Quản lý chất lượng học tập của sinh viên trong quá trình học tập

- Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về đào tạo của Công ty

Chức năng, nhiệm vụ của phòng R&D

o Chức năng

- Tham mưu cho ban Lãnh đạo

o Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu về khách hàng

- Khảo sát hành vi ứng xử của các khách hàng tiềm năng

- Xác định mục tiêu, định vị thương hiệu

Trang 15

- Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trườngmong muốn

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược

- Cung cấp thông tin, báo cáo cho ban lãnh đạo

● Chức năng, nhiệm vụ phòng Tài chính - Kế toán

○ Chức năng

Tham mưu cho Gíam đốc quản lý các lĩnh vực sau:

+ Quản lý tài chính

+ Giám sát mọi hoạt động kinh tế của công ty

+ Công tác kế toán tài vụ

+ Công tác kiểm toán nội bộ

+ Công tác quản lý tài sản

+ Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế

+ Kiểm toán các chi phí hoạt động của Công ty

+ Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toànCông ty

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Gíam đốc giao

○ Nhiệm vụ

- Kiểm soát thu chi, theo dõi đối chiếu công nợ

- Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty

- Thực hiện quyết toán đúng tiến độ và hạch toán lãi, lỗ cho Gíam đốc công

ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận

- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiệnhành của Nhà nước

- Thực hiện thanh toán tiền lương theo phê duyệt của Gíam đốc

- Cân đối nguồn vốn, công nợ… trong công ty và báo cáo định kỳ hoặc độtxuất theo yêu cầu của Gíam đốc

Trang 16

- Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn Ngân hàng

- Phối hợp các bộ phận trong mua sắm, thanh lý tài sản của Công ty

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Gíam đốc yêu cầu

- Thực hiện việc thu thập, phân loại, xử lý chứng từ kế toán phát sinh tronghoạt động SXKD theo đúng quy định của pháp luật

- Thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- In ấn, quản lý, bảo quản số sách, chứng từ kế toán của doanh nghiệp

- Làm việc với cơ quan thuế, BHXH … đối với vấn đề liên quan đến côngviệc kế toán – tài chính của công ty

- Đảm bảo an toàn Tài sản của công ty về mặt giá trị

- Kết hợp với trung tâm Đào tạo nghề để hướng dẫn sinh viên thực tập theonhiệm vụ được ban lãnh đạo giao

● Chức năng, nhiệm vụ của phòng PR & Marketing

○ Chức năng

- Quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Tư vấn hỗ trợ cho ban lãnh đạo trong việc hoạch định chiến lược, chínhsách kinh doanh

○ Nhiệm vụ

- Lập kế hoạch Marketing- Bán hàng hàng năm, quý, tháng

- Lập kế hoạch tài chính cho hoạt động kinh doanh, Marketing- Bán hàng củadoanh nghiệp

- Nghiên cứu thị trường, đề xuất các giải pháp kinh doanh, giải phápMarketing- Bán hàng

- Trực tiếp triển khai, thực hiện các giải pháp kinh doanh, giải phápMarketing- Bán hàng

- Đảm bảo các chỉ tiêu kinh doanh của công ty hàng tháng, quý, năm

- Mở rộng thị trường kinh doanh, tăng doanh số bán hàng cho công ty

Trang 18

● Chức năng, nhiệm vụ của TT đào tạo kỹ năng nghề kế toán thuế chuyên nghiệp

o Chức năng

- Tham mưu cho Ban lãnh đạo xây dựng các kế hoạch đào tạo

- Giúp Ban lãnh đạo trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sátcác kế hoạch đào tạo xây dựng phát triển

- Quản lý chất lượng học tập của học viên trong quá trình học tập

● Chức năng, nhiệm vụ của TT tư vấn quản lý doanh nghiệp

o Chức năng

- Tư vấn kế toán- tài chính- thuế cho các doanh nghiệp theo sự chỉ đạo và sắpxếp của ban lãnh đạo

o Nhiệm vụ

- Thực hiện các hợp đồng tư vấn quản lý doanh nghiệp khi có yêu cầu

- Báo cáo tổng hợp các hoạt động tư vấn cho ban lãnh đạo

- Tham mưu cho Ban lãnh đạo, các chế độ chính sách nhằm hoàn thiện hơnquá trình tư vấn

- Quản lý chất lượng tư vấn của cán bộ CNV trong TT

Chức năng, nhiệm vụ của TT nghiên cứu đào tạo CB và tư vấn TC_ KT thuế

Trang 19

o Chức năng

- Đào tạo cán bộ chuyên sâu về kế toán tài chính thuế, thực hiện các hợp đồng

tư vấn về kế toán tài chính thuế

o Nhiệm vụ:

- Thực hiện các khóa đào tạo cơ bản và chuyên sâu cho các cá nhân

- Kiểm tra, báo cáo tình hình học tập của các học viên

- Tư vấn về kế toán tài chính thuế

- Lập báo cáo về tình hình học viên, chất lượng học tập, tư vấn cho ban lãnhđạo

- Tham mưu cho ban lãnh đạo các kế hoạch nhằm phát triển hơn lĩnh vực đàotạo và tư vấn

1.3.Cơ cấu, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Thăng Long

1.3.1.Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp

- Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp là các khóa học đào tạo về kếtoán, thuế, tài chính; các dịch vụ tư vấn kế toán, tài chính, thuế

- Đối tượng của các sản phẩm dịch vụ này là các sinh viên các trường đạihọc, những người đi làm liên quan đến kế toán, thuế, tài chính, và các doanhnghiệp,…

1.3.2.Quy trình sản xuất kinh doanh

Công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long là doanh nghiệpchuyên đào tạo, tư vấn kế toán – Tài chính- thuế cho các doanh nghiệp, nhânviên các doanh nghiệp, sinh viên các khối kinh tế các trường đại học

QUY TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA CENSTAF GROUP

(1) Quy trình đào tạo In house (Thiết kế chương trình đào tạo theo yêu cầu tại DN)

Bước 1: Tiếp nhận thông tin đào tạo từ phía DN

Bước 2: Trao đổi, khảo sát nhu cầu và yêu cầu đào tạo của DN

Trang 20

Bước 3: Xây dựng và thống nhất đề cương chương trình đào tạo

Trang 21

Bước 4: Tiến hành đào tạo tại DN

Bước 5: Đánh giá chất lượng sau đào tạo

Bước 6: Tư vấn hỗ trợ DN sau đào tạo

(2) Quy trình đào tạo Public (Đào tạo cho cộng đồng DN)

Bước 1: Lập kế hoạch đào tạo theo tháng

Bước 2: Tổ chức truyền thông và tuyển sinh

Bước 3: Tổ chức đào tạo tại các địa điểm đã lên kế hoạch

Bước 4: Đánh giá chất lượng sau đào tạo

Bước 5: Hỗ trợ tư vấn miễn phí cho học viên sau đào tạo

Trang 23

1.4.Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Bảng 1.1 : Kết quả kinh doanh 3 năm 2013, 2014 và 2015

Chênh lệch so với năm 2013

bán 17.989.552.644 23.049.161.791 5.059.609.147 28,13 29.049.161.791 6.000.000.000 26,03Lợi nhuận gộp về

doanh nghiệp 1.312.565.962 1.470.837.529 158.271.567 12,06 1.548.452.172 77.614.643 5,28Lợi nhuận từ

hoạt động kinh

Trang 25

 Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty qua các năm từ 2012 đến 2014

có sự biến động Năm 2013 tăng 5 người (tương ứng tăng 7,14%) so với năm

2012 Và tiếp tục tăng vào năm 2014, tăng 4 người (tương ứng tăng 5,33%)

so với năm 2013 Nguyên nhân là do số lượng công việc nhiều, nó dần dầntăng lên cùng với sự phát triển của công ty, nên công ty đã tuyển thêm laođộng và trực tiếp đào tạo họ

 Doanh thu BH & CCDV của doanh nghiệp có xu hướng tăng qua các năm.Mức tăng doanh thu thu năm 2013 so với năm 2012 (tăng 27,17%), và năm

2014 so với doanh thu năm 2013 (tăng 26,34%) Từ đó cho thấy doanh thutăng rất đều đặn qua các năm và tăng với số lượng khá lớn, thể hiện cho sựphát triển tương đối ổn định của công ty Đây là tín hiệu đáng mừng đối vớicông ty Bên cạnh đó doanh thu hoạt động tài chính lại có sự biến động khálớn khi giảm nhẹ vào năm 2013 và sau đó tặng vọt vào năm 2014, tăng lên25.251.542 (tăng 530,15%) Có thể do lượng hóa đơn khách hàng đặt nhiềuhơn, hoặc cũng có thể do yếu tố về giá cả tăng Yếu tố chiến lược kinh doanhcũng là một yếu tố quan trọng có thể do doanh nghiệp đã thay đổi chiến lượckinh doanh một cách có hiệu quả, thu hút được khách hàng

 Lợi nhuận qua các năm là tăng đều Năm 2013 tăng 519.264.169 đồng so vớinăm 2012 tương ứng tăng 52,65%, năm 2014 tăng 996.787.469 đồng so vớinăm 2013 tương ứng tăng 66,21% Lợi nhuận tăng do yếu tố doanh thu tăng

 Chi phí về giá vốn liên tục tăng Năm 2013 tăng 5.059.609.147 đồng tươngứng tăng 28,13%, năm 2014 tăng 6.000.000.000 đồng so với năm 2013tương ứng tăng 26,03% Mức độ tăng của năm 2014 so với năm 2013 với làchậm hơn mức tăng giá vốn năm 2013 so với năm 2012

 Mức thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, tăng lên 6.000.000đồng/người/tháng, góp phần đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho công nhân viên,mặc dù mức thu nhập này cũng chưa cao so với sự biến động của giá cả trênthị trường

Trang 26

Phần 2: Thực trạng một số phần hành kế toán chủ yếu của công ty Cổ phần

đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long.

2.1.Những vấn đề chung về công tác kế toán tại công ty Cổ phần đầu tư

thương mại dịch vụ Thăng Long.

2.1.1.Các chính sách kế toán chung.

Chế độ kế toán áp dụng

Theo quy định tại QĐ 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BộTài Chính

Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N dương lịch

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán : Mẫu số B01-DNN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 –DNN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03- DNN

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DNN

Báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hìnhkinh doanh và các luồng tiền của công ty nhằm cung cấp thông tin cho ban giámđốc trong việc đưa ra các quyết định kinh tế, và cho các cơ quan Nhà nước vềtình hình kinh doanh và các trách nhiệm, nghĩa vụ mà công ty phải thực hiện

Do công ty thực hiện kỳ kế toán theo quý nên theo quy định nội bộ của công ty

từ ngày 01 – 15 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo phải lập báo cáo tài chínhquý trước

Các phương pháp kế toán chủ yếu mà doanh nghiệp sử dụng

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình nêncông ty đã chọn phương pháp khấu hao TSCĐ là phương pháp khấu hao theođường thẳng

Trang 27

- Phương pháp hạch toán thuế GTGT: Công ty tính thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ và sử dụng TK 133 để tính thuế đầu vào, TK 3331 để tính thuếđầu ra.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: nguyên tắc giá gốc

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên

+ Hạch toán hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

+ Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái: ghi nhận theo tỷ giá thanh toánthực tế

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu : tuân thủ theo quy định củachuẩn mực 14

- Hệ thống TK, chứng từ sổ sách sử dụng tại công ty theo đúng quy định của Bộtài chính và theo quy định của công ty

- Tổ chức bảo quản, luân chuyển, lưu trữ hồ sơ, chứng từ sổ sách, Báo cáo tàichính theo đúng các quy định của pháp luật, gồm 4 khâu:

+ Lập chứng từ theo các yếu tố của chứng từ (hoặc tiếp nhận chứng từ từ bênngoài), tùy thuộc nội dung kinh tế của nghiệp vụ mà sử dụng chứng từ phùhợp

+ Kiểm tra chứng từ: khi nhận chứng từ phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý và hợppháp của chứng từ

+ Sử dụng chứng từ cho lãnh đạo doanh nghiệp và ghi sổ kế toán

+ Lưu trữ và hủy chứng từ: chứng từ là căn cứ hợp pháp để ghi sổ đồng thời làtài liệu lịch sử của doanh nghiệp Vì vậy sau khi ghi sổ và kết thúc kỳ hạchtoán, chứng từ được chuyển vào lưu trữ, bảo đảm an toàn, khi hết thời hạnlưu trữ được hủy chứng từ

Trang 28

Mức độ tin học hóa của hệ thống thông tin kế toán

Công ty sử dụng phần mềm Misa để thiết lập sổ sách, vào Sổ Nhật kýchung, ứng dụng lập tự động các Sổ cái, sổ chi tiết hàng hóa, công nợ, lập bảngtính lương… Từ đó lập các báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý, lập cáo cáo tàichính và quyết toán thuế cuối kỳ Tất cả được tiến hành trên phần mềm kế toánMisa và các phần mềm hỗ trợ kê khai Thuế của Tổng cục thuế

- Kế toán lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng kê tríchnộp các khoản theo lương,…

- Kế toán bán hàng: Báo giá, Hóa đơn thanh toán (03 liên),…

- Kế toán vốn bằng tiền: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ,biên bản kiểm kê TSCĐ,…

- Thanh toán: sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua, phiếu thu,phiếu chi,…

Ngoài ra còn phiếu ra xưởng (02 liên) và các chứng từ khác được ban hànhtheo quy định của pháp luật

2.1.3.Hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản dùng trong kế toán doanh thu bán hàng

- TK 5111 “ Doanh thu bán hàng”: Phản ánh khoản doanh thu thu được khi bánhàng

Trang 29

- TK 5212 “ Doanh thu hàng bán bị trả lại “ : Phản ánh khoản doanh thu bị giảmtrừ khi hàng bán bị trả lại.

- TK 155 “ Thành phẩm” : Phản ánh sự biến động và số liệu có theo giá thànhsản xuất thực tế của các loại thành phẩm của doanh nghiệp

- TK 632 “ Giá vốn hàng bán”: Dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm đãtiêu thụ trong kỳ

- TK “ Phải thu của khách hàng “: Theo dõi các khoản phải thu của khách, tìnhhình các khoản nợ và thanh toán của từng khách hàng được mở chi tiết trên

TK 131

Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK khác như TK111 “ Tiền mặt”, TK 112

“ tiền gửi ngân hàng “, TK 3331 “ Thuế GTGT đầu ra phải nộp “…

Tài khoản kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương tại Công Ty Cổ Phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long.

- TK 334: Phải trả công nhân viên

- TK 334.1: Phải trả công nhân viên (lương)

- TK 334.9: Phải trả công nhân viên ( cơm ca)

- TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp ( CPNCTT)

- TK 627: Chi phí sản xuất chung (CPSXC)

- TK 641: Chi phí bán hàng (CPBH)

- TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN)

Và các TK có liên quan khác như: TK 111, 112…

Cùng với các TK trên công ty còn sử dụng nhiều TK khác như TK 152,TK153,TK 154,TK 141,TK 211,TK 214,TK 338,TK 411,TK421,TK811,TK911,…

2.1.4.Hệ thống sổ sách kế toán

Hình thức sổ kế toán là hệ thống các sổ sách kế toán dùng để ghi chép, hệ thốnghóa và tổng hợp các số liệu chứng từ kế toán theo một trình tự và ghi chép nhấtđịnh Hiện nay, công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long đang áp

Trang 30

dụng hình thức sổ kế toán là Nhật ký chung Sơ đồ trình tự Nhật ký chung đượcthể hiện như sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Nhật ký chung

Sổ kế toán được sử dụng trong hình thức này gồm:

- Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt

- Sổ cái

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

- Hệ thống báo cáo kế toán gồm:

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Bảng cân đối số phát sinh

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Thuyết minh báo cáo tài chính

Trang 31

2.1.5.Hệ thống báo cáo kế toán

Công ty thực hiện kỳ kế toán theo quý nên theo quy định nội bộ của công ty

từ ngày 01 – 15 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo phải lập báo cáo tài chínhquý trước Báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tìnhhình kinh doanh và các luồng tiền của công ty nhằm cung cấp thông tin cho bangiám đốc trong việc đưa ra các quyết định kinh tế, và cho các cơ quan Nhà nước

về tình hình kinh doanh và các trách nhiệm, nghĩa vụ mà công ty phải thực hiện.Nơi gửi báo cáo có thể ở cơ quan thuế, cơ quan đăng kí kinh doanh, cơ quanthống kê

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán : Mẫu số B01-DNN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 –DNN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03- DNN

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DNN

2.1.6.Bộ máy kế toán

Mô hình kế toán

Công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long, bộ máy kế toán theotuyến dọc từ trên xuống Toàn bộ công tác kế toán được thống nhất giữa kế toántrưởng và ban lãnh đạo công ty cùng các hoạt động kinh doanh của công ty Còncác bộ phận khác chỉ ghi chép cụ thể số lượng hàng hóa nhập – xuất – tồn và tìnhhình thanh toán, xác định kết quả kinh doanh,…Việc áp dụng bộ máy kế toán theo

mô hình tập trung và phân tán là phù hợp với mô hình công ty, đặc điểm kinhdoanh và đặc điểm đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của phòng kế toán(kế toán trưởng) Công ty đã tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung vàphân tán Kế toán trưởng thực hiện kế toán các nhiệm vụ kinh tế liên quan toàndoanh nghiệp và các bộ phận khác không tổ chức kế toán, đồng thời thực hiện tổnghợp các tài liệu kế toán từ các bộ phận khác có tổ chức kế toán gửi đến, lập báo

Trang 32

toán toàn đơn vị Các bộ phận kế toán ở bộ phận khác thực hiện công tác kế toántương đối hoàn chỉnh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở bộ phận đó theo sự phâncông của kế toán trưởng Các nhân viên kế toán ở các bộ phận có nhiệm vụ thuthập chứng từ, kiểm tra và có thể xử lý sơ bộ chứng từ, định kỳ gửi chứng từ kếtoán tổng hợp sau đó chuyển sang cho kế toán trưởng

Có thể nói phòng kế toán đóng vai trò quan trọng trong bộ máy hoạt động củacông ty Với chức năng cung cấp cho ban lãnh đạo về tình hình tài chính của công

ty bên cạnh đó còn góp một phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch kinhdoanh của công ty

Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Để phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì công tyThăng Long thành lập bộ máy tổ chức bộ máy kế toán của mình như hình:

Trang 33

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch

Chức năng của từng bộ phận như sau:

+ Kế toán trưởng: Phụ trách chung về Kế toán, tổ chức công tác của doanhnghiệp bao gồm tổ chức bộ máy hoạt động, hình thức sổ, hệ thống chứng từ,tài khoản áp dụng, cách luân chuyển chứng từ, cách tính toán lập Bảng báocáo kế toán, theo dõi chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp, hướngdẫn và giám sát hoạt động chi theo đúng định mức và tiêu chuẩn của doanhnghiệp Nhà nước

- Kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ và xác định kết quả

- Kế toán tài sản cố định

- Kế toán tiền lương

và các khoản trích theo lương

Thủ quỹ

Trang 34

+ Kế toán tổng hợp: Tính toán và tổng hợp toàn bộ hoạt động tài chính củadoanh nghiệp dựa trên các chứng từ gốc mà bộ phận kế toán chuyển đến theoyêu cầu của công tác tài chính kế toán.

+ Thủ quỹ: Thực hiện công việc nắm giữ tiền của công ty, có sổ sách ghi chéplại các con số sau mỗi lần thu chi Sau mỗi kỳ kế toán thì phải công bố về sốtiền đã chi và thu, hiện còn bao nhiêu với ban quản lý công ty

+ Kế toán Lương & BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN: phản ánh các nghiệp vụliên quan tới việc trích và trả lương cho cán bộ công nhân viên của công ty,khen thưởng cho người lao động

+ Kế toán tiền mặt, tiền vay, tiền gửi ngân hàng: Theo dõi phản ánh chính xác,kịp thời các nghiệp vụ liên quan đến số tiền hiện có, sự biến động tăng giảmcủa các loại tiền dựa trên chứng từ như phiếu thu – chi, giấy báo nợ - giấybáo có hoặc các khoản tiền vay

+ Kế toán thanh toán công nợ: Theo dõi tình hình biến động của các khoản thu

nợ, thanh toán nợ đối với các chủ thể khác

+ Kế toán TSCĐ: Phản ánh, tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời về sốlượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyểnTSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp; Tổ chức phân tích, tình hình bảo quản và

sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp

+ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá vốn dịch vụ: tập hợp các chi phí liên quanđến từng dịch vụ và xác định giá vốn của từng dịch vụ và giá vốn chung+ Kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ và xác định kết quả kinh doanh: xác địnhdoanh thu cung cấp dịch vụ của từng dịch vụ và tất cả các dịch vụ Tập hợpcác chi phí và doanh thu khác để xác định kết quả kinh doanh

Do quy mô hoạt động của doanh nghiệp chưa lớn nên bộ máy kế toán do bốnngười của công ty thực hiện giúp giảm được chi phí của doanh nghiệp

Trang 35

2.2.Thực trạng kế toán các phần hành chủ yếu tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long.

2.2.1.Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

2.2.1.1.Hình thức trả lương của công ty

Chế độ tiền lương của công ty

Để đảm bảo công bằng trong việc trả lương, phân phối thu nhập phải căn

cứ vào số lượng, chất lượng lao động của mỗi bộ phận công tác và mỗi thànhviên trong đơn vị Không phân phối bình quân, tiền lương phải tương ứngvới giá trị số lượng làm ra đạt tiêu chuẩn

- Tiền lương trả cho người lao động trong tháng gồm lương cơ bản vàlương hoàn thành công việc

 Lương cơ bản là mức lương được tính theo hợp đồng lao động ký kết giữangười lao động và công ty trên cơ sở ngày công đi làm thực tế và các ngày nghỉđược hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động và nội quy lao động của công

ty

 Lương hoàn thành công việc: Là mức lương trả cho người lao động theonguyên tắc làm công việc gì thì hưởng lương theo hệ số công việc đó, chức vụ đó,ngày công và hệ số hoàn thành công việc đó

- Các chế độ phụ cấp của Công ty: Phụ cấp trách nhiệm

Giám đốc: 1.000.000 đ

Trưởng bộ phận : 500.000 đ

Trang 36

phương pháp tiên tiến

b/ Chấp hành sự phân công của người phụ trách

c/ Phối hợp công tác tốt với đồng nghiệp

d/ Ý thức kỷ luật tốt

3 a/ Đảm bảo ngày giờ công theo quy định, chấp hành

chưa nghiêm sự phân công của người phụ trách

b/ Không đạt năng suất lao động

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Trang 37

Hình thức trả lương được áp dụng tại Công ty

Việc tính và trả lương có thể thực hiện theo nhiều hình thức khácnhau, tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình

độ quản lý Tại công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long đãxây dựng cho mình các hình thức trả lương như sau:

- Hình thức trả lương theo thời gian:

Việc xác định tiền lương phải trả cho người lao động căn cứ vào hệ sốmức lương, cấp bậc, chức vụ và phụ cấp trách nhiệm, ngày công trong tháng

- Nếu làm thêm giờ, doanh nghiệp sẽ trả lương như sau:

Tiền lương làm thêm giờ=tiền lương thực trả×150%(hoặc 200% hoặc300%)×số giờ làm thêm

Do những hạn chế nhất định của hình thức trả lương theo thời giannên để khắc phục phần nào hạn chế đó hàng tháng Công ty thực hiện đánhgiá xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng nhân viên để khuyếnkhích người lao động làm việc có hiệu quả cao hơn

- Các hình thức đãi ngộ khác ngoài lương:

Ngoài các khoản lương mà người lao động được nhận họ còn nhận đượcnhận một số đãi ngộ như: Tiền thưởng, đi thăm quan, kiểm tra sức khỏe…

Trang 38

2.2.1.2 Hoạt động quản lý lao động, tiền lương , các khoản trích theo lương

(BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN ) trong công ty.

A Luật Công Đoàn

Ngày tháng năm ban hành Ngày 20 tháng 6 năm 2012

Nội dung chính có liên

quan

Luật này quy định về

- Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàncủa người lao động

- Chức năng, quyền, trách nhiệm của Công đoàn

- Quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn

- Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổchức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động đốivới Công đoàn

- Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật

về công đoàn

B. Luật Bảo Hiểm Y Tế

Ngày tháng năm ban

-Phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế; tổ chức khámbệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế

- Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm

y tế; quỹ bảo hiểm y tế; quyền và trách nhiệm của cácbên liên quan đến bảo hiểm y tế

Trang 39

Ngày tháng năm ban

có thuê mướn lao động

Cụ thể :

Điều 3 Mức lương tối thiểu vùng

1 Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau:

a) Mức 2.700.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bànthuộc vùng I

b) Mức 2.400.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bànthuộc vùng II

c) Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bànthuộc vùng III

d) Mức 1.900.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địabàn thuộcvùng IV

Trang 40

D. Quyết định 111

Tên văn bản Quyết định : Về việc ban hành quy định quản lý thu BảoHiểm Xã Hội, Bảo Hiểm Y Tế, Quản lý số BHXH,

BHYT

Ngày tháng năm ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2011

Nội dung chính có liên quan Quy định về đối tượng , mức đóng và phương thức đóng

BHXH và BHYT

Cụ thể :

Điều 5 Mức đóng và trách nhiệm đóng

1 Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5

và Điểm 1.7, Khoản 1 Điều 4:

1.1 Mức đóng bằng tỷ lệ phần trăm (%) mức tiền lương, tiền công tháng nhưsau:

- Từ 01/01/2010 đến 31/12/2011: bằng 22%, trong đó: người lao độngđóng 6%; đơn vị đóng 16%

- Từ 01/01/2012 đến 31/12/2013: bằng 24%, trong đó: người lao độngđóng 7%; đơn vị đóng 17%

- Từ 01/01/2014 trở đi: bằng 26%, trong đó người lao động đóng 8%;đơn vị đóng 18%

1.2 Đơn vị được giữ lại 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc củanhững người lao động tham gia BHXH bắt buộc để chi trả kịp thời chế độ

ốm đau, thai sản cho người lao động Hằng quý hoặc hằng tháng, đơn vịquyết toán với cơ quan BHXH, trường hợp số tiền được quyết toán nhỏ hơn

Ngày đăng: 04/04/2016, 08:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w