1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM HIV VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM CỦA CÁC NỮ THÀNH VIÊN CÂU LẠC BỘ HOA PHƯỢNG - HẢI PHÒNG, NĂM 2009 - 2010

94 368 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 2,57 MB

Nội dung

Thực hành về phòng lây nhiễm HIV Bảng 5: Tỷ lệ các thực hành tình dục trong vòng 1 tháng trước khi XN Kết quả nghiên cứu cho thấy số phụ nữ có từ 2 bạn tình trở lên chiếm tỷ lệ 85,7%, Tr

Trang 1

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM HIV VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,

THỰC HÀNH VỀ DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM CỦA CÁC NỮ THÀNH VIÊN CÂU LẠC BỘ HOA PHƯỢNG - HẢI PHÒNG, NĂM 2009 - 2010

Đào Việt Tuấn

Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hải Phòng

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HIV và kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng lây nhiễm của các nữ thành viên CLB Hoa Phượng – Hải Phòng năm 2009-2010” được thực hiện tại thành phố Hải Phòng Với mục tiêu xác định tỷ lệ nhiễm HIV và mô tả kiến thức, thái độ, thực hành

về dự phòng lây nhiễm HIV của nhóm đối tượng phụ nữ tại CLB Hoa Phượng, nhằm góp phần tăng cường các biện pháp can thiệp dự phòng trong nhóm nguy cơ lây nhiễm HIV cao và trong cộng đồng Điều tra tiến hành trong 10 tháng (từ tháng 9/2009 đến tháng 8/2010) Đối tượng nghiên cứu gồm 1432 phụ nữ đến tư vấn và xét nghiệm HIV tại CLB Hoa Phượng Tiến hành phỏng vấn theo bảng kiểm thông tin và phiếu phỏng vấn trực tiếp Số liệu thu được phân tích và xử lý trên phần mềm SPSS 13.0 Kết quả nghiên cứu chính thu được: tỷ lệ nhiễm HIV chung 4,1%, cao trong nhóm đã ly thân/ly hôn 5,2% và nhóm có trình độ học vấn tiểu học 9,7%; tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm có tiêm chích ma túy cao 60,84 lần so với nhóm không tiêm chích; 85,7% có nhiều hơn 2 bạn tình; 70,9% sử dụng BCS thường xuyên; 72,6% nhận thức đúng về dự phòng lây nhiễm HIV, cao ở nhóm có trình độ từ THPT trở lên; 70,0% biết thông tin về phòng lây nhiễm HIV từ giáo dục viên sức khỏe; 97,5% biết kết quả xét nghiệm của bản thân; nhưng 88,9% không muốn bộc lộ tình trạng nhiễm HIV.

SUMMARY

Research project: “Study on HIV prevalence and HIV knowledge, attitude and practices among Hoa Phuong club’s female members in 2009- 2010” was conducted in HaiPhong city The purpose is to determine the HIV prevalence and have describe the knowledge, attitude, prevention practices of the female subjects in Hoa Phuong club in order to have better intervention on prevention of HIV among the community The research was conducted in 10 months (form 9/2009 to 8/2010) Subjects are 1432 females come for counseling and HIV testing at the Hoa Phuong club Research methods are questionnaire and direct interview The data was analyzed and processed by SPSS 13.0 The result: general HIV prevalence 4.1%, high in the divorce/separated group (5.2%) and primary school education level (9.7%); the group uses drugs have higher transmission prevalence than non- drugs group by 60.84 times; 85.7% have more than 2 sex partners; 70.9% uses condom regularly; 72.6% show good awareness on HIV, mostly with high school education level and above; 70% learned HIV prevention knowledge from health instructors; 97.5% know their test result but 88.9% don’t want to reveal their HIV status.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của cả nước, gồm 15 quận huyện với 223 xã, phường, thịtrấn với dân số trên 1,8 triệu người; là thành phố cảng; trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịchcủa miền duyên hải Bắc bộ và các tỉnh phía Bắc Từ ca nhiễm HIV đầu tiên năm 1993, hiện tại Hải Phòng đã

có tỷ lệ nhiễm HIV tới 0,5% dân số Từ năm 2002, Hải Phòng đã triển khai các cơ sở tư vấn và xétnghiệm HIV tự nguyện nhằm giúp người dân và đối tượng nguy cơ dễ dàng tiếp cận với xét nghiệmphát hiện bệnh Tại CLB Hoa Phượng, triển khai các hoạt động tiếp cận cộng đồng, khám các bệnh lâytruyền qua đường tình dục và tư vấn xét nghiệm tự nguyện phòng lây nhiễm HIV can thiệp cho nhómphụ nữ có nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục, khách hàng và bạn tình của họ Để hiểu vềnhóm đối tượng có nguy cơ và nhận thức của họ về dự phòng lây nhiễm HIV nhằm góp phần tăngcường các biện pháp can thiệp dự phòng trong nhóm nguy cơ lây nhiễm HIV cao và trong cộng đồng,chúng tôi tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu:

Xác định tỷ lệ nhiễm HIV của các nữ thành viên CLB Hoa Phượng trong năm 2009-2010

Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng lây nhiễm HIV

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng là phụ nữ đến tư vấn và xét nghiệm HIV tại CLB Hoa Phượng, quận Lê Chân, thành phốHải Phòng từ 01/9/2010 đến 31/8/2010

Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp dịch tễ học mô tả cắt ngang Cỡ mẫu và phương pháp chọnmẫu: cỡ mẫu là 1432 người, chọn mẫu toàn bộ

Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu: Điều tra viên phỏng vấn từng đối tượng bằngbảng hỏi và tiến hành lấy máu xét nghiệm HIV Các phiếu điều tra được xử lý, sau đó nhập và phântích số liệu trên phần mềm SPSS 13.0

Trang 2

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1 Đặc điểm chung: Tuổi trung bình là 26,0 ± 4,2; chủ yếu xuất thân từ thành phố Hải Phòng 47,5%

và đến từ các tỉnh khác 31,7% Tỷ lệ chị em sống độc thân cao 89,9%, 10,1% đang sống với chồng,bạn tình Trình độ học vấn của chị em hạn chế, tỷ lệ học từ THCS trở xuống chiếm tỷ lệ 77,7%

2 Một số đặc điểm về nhiễm HIV: Tổng số 1432 mẫu, tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm đối tượng nghiên

cứu là 4,1% Nhiễm HIV gặp ở hai nhóm tuổi 20 – 29 và 30 – 39, tỷ lệ mắc là 4,7% và 5,4%, sự khác biệt

tỷ lệ mắc giữa hai nhóm này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV trong nhóm xuấtthân từ nông thôn 5,4%, xuất thân từ thành phố 3,2%, xuất thân từ tỉnh khác; tỷ lệ nhiễm HIV cao nhấttrong nhóm đã ly thân/ly hôn là 5,2% và thấp nhất trong nhóm đối tượng chưa kết hôn 2,3% (p < 0,05);cao nhất với nhóm đối tượng có trình độ học vấn Tiểu học 9,7% và thấp nhất trong nhóm có trình độhọc vấn Trung học phổ thông 2,1% (p < 0,05)

Nhóm có TCMT tỷ lệ nhiễm HIV là 28,1%, không TCMT là 0,6% Nguy cơ lây nhiễm HIV ở đốitượng nữ có TCMT cao gấp 60,84 lần so với không TCMT với tỷ suất chênh OR = 60,84 ; 95% CI (28,22– 131,16) 2,4% đối tượng nữ có < 1 bạn tình nhiễm HIV và 4,4% có > 2 bạn tình nhiễm HIV

Kiến thức về phòng lây nhiễm HIV:

Bảng 1: Tỷ lệ biết về dịch vụ phòng lây nhiễm HIV theo nguồn thông tin

Nguồn thông tin Số lượng Tỷ lệ (%) Giáo dục viên sức khoẻ 1003 70,0

Bảng 2: Tỷ lệ biết yếu tố nguy cơ của bản thân

Biết yếu tố nguy cơ của bản thân Số lượng Tỷ lệ (%)

Bảng 3: Tỷ lệ biết yếu tố nguy cơ của bạn tình

Biết yếu tố nguy cơ của bạn tình Số lượng Tỷ lệ (%)

Bảng 4: Tỷ lệ trả lời đúng câu hỏi về phòng lây nhiễm HIV

Tiêu chí Trả lời đúng Tỷ lệ (%)

1 Chung thủy một bạn tình có thể bảo vệ lây nhiễm HIV 1426 99,6

2 BCS phòng lây nhiễm HIV qua QHTD 1427 99,7

3 Một người trông bề ngoài khỏe mạnh có thể là người nhiễm HIV 1306 91,2

4 Muỗi đốt không truyền HIV 1258 87,8

5 Dùng chung phương tiện công cộng, ăn chung không lây nhiễm HIV 1144 79,9

Trả lời đúng cả 5 câu hỏi 1040 72,6

Hầu hết chị em trả lời đúng các câu hỏi 1, 2 với tỷ lệ là 99,6%, 99,7% Các câu hỏi 3,4,5 tỷ lệ trả lờiđúng thấp hơn 91,2%, 87,8% và 79,9% Đúng cả 5 câu hỏi là 72,6% Tỷ lệ nhiễm trên phụ nữ có kiếnthức đúng về dự phòng lây nhiễm HIV là 3,7%, không trả đúng là 5,1% Không có sự khác biệt giữa việc

Trang 3

trả lời đúng kiến thức về phòng lây nhiễm HIV với tình trạng nhiễm HIV với p > 0,05; OR = 0,71; 95% CI(0,41 – 1,23).

Tỷ lệ phụ nữ sinh hoạt tại CLB có kiến thức đúng về phòng lây nhiễm HIV cao nhất ở nhóm tuổi >

50 (83,2%) Các nhóm tuổi 30 - 39; 40 - 49 và 20 - 29 là 82,8%, 77,2% và 73,9%, thấp nhất ở nhómtuổi < 19 (50,6%) với p < 0,05 Trả lời đúng kiến thức về phòng lây nhiễm HIV cao nhất ở nhóm từTrung cấp trở lên (92,9%) và THPT (97,9%); trình độ THCS, Tiểu học là 19,6%, 31,4% Thấp nhấttrong nhóm không đi học 15,0 %, với p < 0,05

3 Thái độ về phòng lây nhiễm HIV: Phụ nữ sinh hoạt tại CLB được tiếp cận các thông tin và dịch vụ

và họ muốn biết về nguy cơ nhiễm HIV của bản thân, tham gia phỏng vấn có 43,6% chị em sinh hoạt tạiCLB báo cáo đã từng xét nghiệm HIV trước đây và biết kết quả XN Tỷ lệ phụ nữ đến tư vấn và XN mộtlần đầu trong năm chiếm tỷ lệ cao 90,4%, đến lần thứ hai trong một năm là 9,6% Kháng thể HIV sẽxuất hiện trong máu người bệnh từ 1 – 3 tháng sau khi nhiễm, trong số chị em XN đến một lần đầutrong năm không loại trừ có trường hợp đang trong giai đoạn HIV cấp tính, các XN phát hiện kháng thểthường không phát hiện được người nhiễm HIV

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 97,5% chị em quay lại lấy kết quả xét nghiệm HIV của mình, nhưngphần lớn làm XN vô danh, có tới 88,9% không muốn bộc lộ danh tính của mình với các cán bộ y tế trực tiếpphỏng vấn Việc chị em không bộc lộ danh tính sẽ làm cho công tác quản lý đối tượng rất khó khăn, đặc biệt

là theo dõi, chăm sóc phụ nữ nhiễm HIV Có 76/1432 chị em đi XN cùng bạn tình và bộc lộ tình trạng HIVcủa mình với bạn tình, tỷ lệ chỉ là 5,3 % Thái độ bộc lộ tình trạng HIV của mình sẽ giúp cho chị em vàbạn tình giảm hoặc ngừng các hành vi nguy cơ để tránh làm lây lan HIV sang người khác, quan trọnghơn có thể hỗ trợ những chị em nhiễm HIV đương đầu với bệnh tật cả về tâm lý và sự chăm sóc hỗtrợ

4 Thực hành về phòng lây nhiễm HIV

Bảng 5: Tỷ lệ các thực hành tình dục trong vòng 1 tháng trước khi XN

Kết quả nghiên cứu cho thấy số phụ nữ có từ 2 bạn tình trở lên chiếm tỷ lệ 85,7%, Trong nhóm phụ

nữ nhiễm HIV có 25,9% (15/58) có hành vi không sử dụng hoặc sử dụng không thường xuyên BCS khiQHTD với khách hàng, bạn tình Có tới 28,6% phụ nữ sinh hoạt tại CLB có hành vi không sử dụnghoặc sử dụng không thường xuyên BCS khi QHTD Sử dụng BCS là biện pháp tốt nhất phòng lâynhiễm HIV qua QHTD Trong số 409 chị em không sử dụng/sử dụng không thường xuyên BCS khiQHTD có 35,2% chị em không thích sử dụng, 62,8% do bạn tình không đồng ý, 2,0% chị em báo cáokhông sẵn có BCS

Nhận thức đúng về dự phòng lây nhiễm HIV là 72,6%, cao nhất ở nhóm tuổi > 50 (83,2%), cao ởnhóm có trình độ từ Trung cấp và THPT (92,9% và 97,9%)

Tỷ lệ lấy kết quả xét nghiệm cao 97,5%; nhưng không muốn bộc lộ tình trạng nhiễm HIV, tỷ lệ khôngmuốn bộc lộ với nhân viên y tế là 88,9%, với bạn tình là 94,7%

85,7% có nhiều hơn 2 bạn tình; 70,9% sử dụng BCS thường xuyên; 25,9% phụ nữ nhiễm HIVkhông sử dụng/ sử dụng không thường xuyên BCS khi QHTD

KIẾN NGHỊ

Truyền thông giáo dục nâng cao kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV, tư vấn xét nghiệm tự nguyệnthông qua các tuyên truyền viên giáo dục sức khỏe, tăng cường sâu hơn về nội dung, vận động chị em cóthái độ tích cực hơn trong việc đi xét nghiệm HIV định kỳ

Truyền thông thực hành tình dục an toàn, hướng dẫn sử dụng BCS đúng cách, thường xuyên vớikhông chỉ riêng với các chị em mà còn đối với khách hàng, bạn tình của họ, đồng thời tăng cường cungcấp, tiếp thị BCS rộng rãi với độ bao phủ lớn hơn nữa

Trang 4

Tăng cường liên kết các dịch vụ xét nghiệm, chuyển gửi điều trị, tạo cơ hội cho phụ nữ tiếp cận với cácdịch vụ hỗ trợ tư vấn, khám chữa bệnh, cai nghiện ma tuý và tạo công ăn việc làm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Y tế (2010), Kết quả Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học IBBS tại ViệtNam năm 2006-2009, Hà Nội

2 Bộ Y tế, Cục Phòng, chống HIV/AIDS(2008), Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, Nhà xuất bản Y học,trang 11 – 13, 45 – 50

3 Bộ Y tế (2009), Ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam năm 2007 – 2012, Hà Nội, trang 38– 40

4 Lưu Minh Châu và CS (2004), Tỷ lệ nhiễm và yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm mại dâm tạiHải Phòng – Kết quả nghiên cứu RDS, Mạng Thông tin Nghiên cứu HIV Việt Nam- Tổng cục Dân số, Kếhoạch hoá Gia đình, Hà Nội

5 Đại học Y Hà Nội (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Y học và Sức khoẻ cộng đồng,Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

6 Đào Đình Đức, Lê Đăng Hà và CS (2004), Lâm sàng nhiễm HIV/AIDS, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

7 Nguyễn Trần Hiển (2005), Lượng giá nguy cơ nhiễm HIV/AIDS ở quần thể gái mại dâm tại 7 tỉnh, Viện

Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội

8 Tổng cục Thống kê, Viện VSDT Trung ương, và ORC Macro (2006), Điều tra Dân số và Chỉ số AIDScủa Việt Nam năm 2005 VPAIS, Hà Nội

9 Viện Vệ sinh dịch tễ (2005), Tỷ lệ nhiễm HIV và các chỉ số AIDS trong quần thể dân cư bình thường 15– 49 ở vùng thành thị và nông thôn Việt Nam, Hà Nội

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM GIA MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA

METHADONE TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Tiêu Thị Thu Vân, Nguyễn Thị Thúy Ngà, Phạm Thị Thu Thúy,

Hán Đình Hòe, Vũ Thị Tường Vi

TÓM TẮT

Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 300 bệnh nhân đang và chuẩn bị điều trị Methadone (MMT) tại TP.HCM năm 2012 Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm hiểu khả năng chi trả chi phí điều trị Methadone của bệnh nhân chuẩn bị tham gia mô hình xã hội hóa chương trình Methadone tại TP.HCM Kết quả phân tích cho thấy 91% bệnh nhân mong muốn tiếp tục tham gia điều trị Methadone dù phải đóng phí điều trị Mức phí trung bình mà bệnh nhân có thể trả được là 20.698 vnd/ngày/bệnh nhân 27,1% bệnh nhân có khả năng chi trả phí dưới 10.000vnd/ngày/người, 41,9% bệnh nhân có khả năng trả từ 10.000 vnd – 20.000vnd/ngày/người và 31% có khả năng trả từ 21.000 vnd/ngày trở lên.Về hình thức chi trả: 51% bệnh nhân muốn trả theo tháng, 34% trả theo từng ngày 90,1% bệnh nhân lựa chọn dịch vụ khám bệnh là ưu tiên hàng đầu, 83,2% lựa chọn dịch vụ tư vấn tâm lý là ưu tiên thứ hai, 87% bệnh nhân mong muốn nhận dịch vụ điều trị Methadone của nhà nước thay vì các dịch vụ tư nhân Kết quả nghiên cứu cho thấy kế hoạch thu 1/3 chi phí điều trị của bệnh nhân Methadone đáp ứng được nhu cầu điều trị và phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh

SUMMARY

Cross sectional study was conducted on 300 patients who was preparing or already taking Methadone medication treatment (MMT) in HCM city 2012 The purpose of the study is to find out the affordability for the MMT of the patients who was about to take part in the Methadone program’s socialization model in HCM city The result shows 91% of the patients want to continue Methadone treatment despite the treatment fee Patients can usually pay for 20.698 VND/day/person 27.1% of the patients can pay below 10.000 VND/day/ person, 41.9% can afford from 10.000 VND – 20.000 VND/day/person and 31% can pay 21.000 VND and above Regarding the payment method: 51% of the patients want to pay monthly, 34% want to pay daily, 90.1% of the patients prioritized on medical examination service, 83.2% chose psychology consultation as second priority, 87% wanted to receive government Methadone treatment instead of private services Study result shows that collecting one third of the treatment fee from Methadone patient is sufficient for their treatment needs and economic viability.

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một trong những nơi có số người nghiện ma túy cao, ước tính cókhoảng trên 15.000 người sử dụng ma túy Do đó với năm (05) điểm điều trị Methadone tính đến 11/2012gồm Quận 4, 6, 8, Thủ Đức và Bình Thạnh chỉ mới có thể đáp ứng được một phần nhỏ số người có nhu cầutham gia điều trị của người sử dụng ma túy Cơ sở điều trị Methadone hiện nay chủ yếu do tài trợ, bệnhnhân tham gia chương trình được điều trị miễn phí hoàn toàn Tuy nhiên từ cuối năm 2011, ngân sách tàitrợ cắt giảm một cách nhanh chóng và nhất thiết cần phải tìm kiếm các mô hình với chi phí hiệu quả và bềnvững và chuyển sang cơ chế bền vững cho Nhà nước

Theo Kế hoạch Phát triển bền vững Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốcMethadone tại TP.HCM giai đoạn 2012 – 2015: Thực hiện xã hội hóa chương trình Methadone, triển khaiviệc thu phí từ bệnh nhân và sử dụng nguồn thu để vận hành cơ sở và bao gồm trả một phần hoặc toàn bộlương cho nhân viên, tiến tới giảm dần ngân sách Nhà nước chi cho chương trình theo công thức 1/3: ngânsách Nhà nước 1/3, viện trợ 1/3 và bệnh nhân tham gia trả 1/3 Để thực hiện tốt kế hoạch xã hội hóachương trình Methadone trong thời gian tới, nghiên cứu này là bằng chứng khoa học về khả năng chi trả chiphí điều trị, nhu cầu gói dịch vụ của bệnh nhân Methadone khi tham gia chương trình xã hội hóa Methadonetại Tp.HCM

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Địa điểm nghiên cứu:

Nghiên cứu triển khai tại 5 điểm Methadone của Tp.HCM: quận 4, 6, 8, Bình Thạnh và Thủ Đức

Đối tượng nghiên cứu:

Bệnh nhân đang điều trị Methadone; Người nghiện chích ma túy đã đăng ký tham gia chương trình điềutrị Methadone nhưng chưa được điều trị; Gia đình/thân nhân của bệnh nhân đang điều trị/có nhu cầu điều trịMethadone tại TP.HCM

Cỡ mẫu:

Thực hiện phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc trên 300 bệnh nhân Methadone, bao gồm bệnh nhân đangđiều trị và chuẩn bị điều trị Ngoài ra, thực hiện phỏng vấn sâu 15 gia đình (cha mẹ - người bảo lãnh chobệnh nhân tham gia điều trị Methadone)

Phương pháp chọn mẫu:

Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản được sử dụng để chọn ra số mẫu cần thiết cho nghiên cứu Dựavào danh sách bệnh nhân có sẵn của 5 quận, sau đó chọn ngẫu nhiên từ 1 đến n số mẫu của từng điểmMethadone Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện để chọn ra 15 gia đình bệnh nhân tham gia vào nghiêncứu

Quản lý và phân tích dữ liệu:

Dữ liệu thu thập về, được nhập và làm sạch trên phần mềm nhập liệu SPSS 17.0, gỡ băng phỏng vấnsâu sang phần mềm Word 2007 Các biên bản phỏng vấn, dữ liệu thu thập từ các bảng hỏi được lưu giữ vàquản lý tại UBPC AIDS TP.HCM

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm nhân khẩu học:

Tổng số mẫu nghiên cứu là 300, trong đó 90,7% là nam giới Tuổi trung bình của người tham gia nghiêncứu là 33 tuổi, tuổi thấp nhất là 22 và cao nhất là 61 tuổi 40% bệnh nhân có trình độ cấp III (lớp 10 – 12),38% có việc làm và thu nhập trung bình 3,2 triệu đồng/tháng, 78,7% bệnh nhân tự nhận điều kiện kinh tế giađình thuộc diện trung bình, 91% người được hỏi mong muốn tiếp tục được tham gia điều trị Methadone dù

có phải đóng phí, và 75% người cho rằng họ có khả năng chi trả chi phí điều trị lâu dài, miễn sao họ đượctham gia chương trình

Khả năng chi trả phí điều trị/ngày:

41,9% bệnh nhân đồng ý đóng góp chi phí điều trị từ 10.000 vnd – 20.000 vnd/ngày, 27,1% có khả năngđóng dưới 10.000 vnd/ngày, 18,8% có khả năng đóng từ từ 21.000 vnd - 30.000vnd/ngày, và 12% còn lại cókhả năng đóng từ 31.000 vnd – trên 50.000 vnd/ngày Số tiền trung bình bệnh nhân có khả năng đóng góp

là 20.693 vnd/ngày (thấp nhất =1.000 vnd; cao nhất = 100.000vnd)

Biểu đồ 1 Khả năng đóng phí điều trị/ngày của bệnh nhân Methadone

Trang 6

Nhu cầu của bệnh nhân khi tham gia điều trị có đóng phí:

Hình thức chi trả chi phí điều trị:

51% mong muốn trả phí điều trị theo tháng, tiếp theo 34% mong muốn được trả phí điều trị theo ngày,

14% thích trả theo từng tuần và ngoài ra 1% lựa chọn theo hình thức khác với lý do “có tiền nhiều sẽ trả tháng, ít tiền chỉ trả được theo từng ngày…” 86,8% ưu tiên lựa chọn loại hình dịch vụ Methadone của Nhà

nước và 13,2% thích loại hình dịch vụ do tư nhân lập ra

Nhu cầu lựa chọn dịch vụ ưu tiên:

Nhìn chung, đa số bệnh nhân đều ưu tiên dịch vụ khám bệnh định kỳ với 90,1%, ưu tiên thứ hai là lựachọn dịch vụ Tư vấn hỗ trợ tâm lý -tuân thủ điều trị với với 83,2% Hoạt động sinh hoạt nhóm được xếp ưutiến thứ ba với 21,6%, còn lại là dịch vụ hỗ trợ thủ tục hành chính và tư vấn giới thiệu chuyển gửi dịch vụ y

tế - xã hội với tỉ lệ tương đương nhau, chiếm trên dưới 20%

Biểu đồ 2: Dịch vụ ưu tiên của bệnh nhân khi tham gia điều trị có đóng phí

Ngoài ra, bệnh nhân cũng mong muốn thời gian mở cửa của phòng khám nên bắt đầu từ 6h00 sáng vàkết thúc lúc 5h00 chiều để thuận tiện cho những người đang đi làm, hoặc được mang thuốc theo khi đi làm

xa ra khỏi TP.HCM,…

Vai trò của gia đình:

Bên cạnh sự nỗ lực của bệnh nhân khi tham gia vào điều trị thì vai trò gia đình cũng ảnh hưởng khôngnhỏ đến kết quả điều trị MMT của các bệnh nhân khi tham gia vào chương trình 75% bệnh nhân nhận được

sự hỗ trợ chi phí điều trị từ cha mẹ, và 77,3% nhận được sự hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe từ vợ/chồng

BÀN LUẬN

Vấn đề xã hội hóa chương trình Methadone và khả năng chi trả chi phí điều trị Methadone của bệnhnhân là vấn đề cần quan tâm để đảm bảo tính bền vững của chương trình tại TP.HCM trong giai đoạn hiệnnay

Với 41,9% bệnh nhân có khả năng đóng phí điều trị từ 10.000 vnd – 20.000 vnd/ngày/người cho thấyđược cho là phù hợp với mức phí đề xuất của kế hoạch thu phí bệnh nhân MMT của UBND TP HCM tronggiai đoạn 2013 – 2014 mức thu phí tối đa là 10.000đ/ngày/bệnh nhân/cơ sở điều trị chính và8.000đ/ngày/bệnh nhân/điểm phát thuốc Và đến năm 2015 dự kiến mức thu phí tối đa tại 1 cơ sở điều trịchính là 20.000 đồng/ngày/bệnh nhân, tại điểm phát thuốc vệ tinh là 18.000đ/ngày

Có một số ít bệnh nhân không thể tiếp tục tham gia điều trị MMT nếu phải đóng phí vì điều kiện kinh tếgia đình rất khó khăn, không có khả năng chi trả chi phí điều trị Do đó, để đảm bảo duy trì điều trị MMT chobệnh nhân, chính quyền địa phương và phía chương trình cần xem xét từng đối tượng cụ thể để có những

hỗ trợ phù hợp như: miễn giảm phí cho bệnh nhân nghèo, khó khăn theo quy định của chương trình (miễngiảm 20% cho bệnh nhân nghèo về chi phí điều trị)

Những bệnh nhân có khả năng trả mức phí điều trị càng cao đồng nghĩa với việc tỉ lệ lựa chọn loại hìnhdịch vụ tư nhân tăng lên Do đó, thành phố cần xem xét kỹ lưỡng việc mở các phòng khám và điều trị MMT

tư nhân trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu cũng như mong đợi của bệnh nhân

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Y tế, 2009, “Đánh giá mô hình triển khai thí điểm điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh” Dự thảo kết quả đánh giá đợt I Hà Nội.

2 Bộ Y tế, 2007, “Hướng dẫn điều trị thay thế cai nghiện CDTP bằng thuốc Methadone” Nhà xuất bản Y

6 Guohong Chen, Takeo Fujiwara “Đánh giá tác động sau một năm triển khai chương trình điều trị thay thế heroin bằng Methadone tại Jiangsu, Trung Quốc” Substance Abuse: Research and Treatment 2009:3

61–70

7 M.Connock, A.Juarez-Garcia, et al, (2007) “Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methadone và buprenorphine: tổng quan và đánh giá kinh tế”, Health Technology Assessment 2007; Vol.11:No.9.

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

VÀ CÁC BỆNH LTQĐTD CỦA NGƯỜI DÂN 3 XÃ CUÔRKNIA, TÂN HOÀ,

EABAR HUYỆN BUÔN ĐÔN TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2011

Nguyễn Thị Kim Phượng, Lê Đình Vinh, H’ouil Byă

Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS

3 con trở lên chiếm 50%, đọc - nghe và hiểu tiếng kinh thành thạo 66% - 68%.

35,5% người dân cho rằng HIV là virus gây suy giảm miễn dịch, không có khả năng chữa khỏi bệnh chiếm 48%, người nhiễm HIV/AIDS nhìn bề ngoài không phân biệt 19%, hiểu biết đầy đủ về các đường lây truyền HIV/AIDS chiếm 28,5%, hiểu biết đầy đủ về cách phòng, chống chiếm 31,5%, những người mắc bệnh LTQĐTD có thể giúp HIV dễ lan truyền hơn 45,5%; 39,5% có thái độ đúng về HIV/AIDS

SUMMARY

Descriptive cross-sectional study was conducted on 200 residents of 3 communes in Buon Don dicstrict, Dak Lak province The purpose was to assess the subject knowledge, attitude toward HIV/AIDS – communicable diseases and related factors The study shows that 83.5% are farmers; 71.5% have primary school education level or haven’t finished it; 76% have low regular income of 1.000.000 million VND or lower; 50% have more than 3 childern; 66%-68% can read and speak Kinh fluently

35.5% believe HIV is Human immunodeficiency virus infection, 48% believe it is incurable; 19% can’t distinguish between HIV/AIDS patients; 28.5% know all HIV/AIDS transmission routes; 31.5% know how to prevent it; 45.5% know sexual contact makes HIV easier to spread.; 39.5% have the right attitude toward HIV/AIDS

ĐẶT VẤN ĐỀ

Buôn Đôn là một huyện biên giới cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km về hướng Tây Bắc theo conđường tỉnh lộ số 1 Có 7 xã, không có thị trấn, 96 thôn, buôn Buôn Đôn có 13 dân tộc sinh sống, là huyệnnăng động nhất về kinh doanh du lịch trong tỉnh Đắk Lắk Để đánh giá hiệu qủa công tác phòng chốngHIV/AIDS trong những năm qua và có cơ sở phát triển công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong

Trang 8

những năm tới xuống vùng nông thôn, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, chúng tôi tiến hành thực hiện

đề tài “Nghiên cứu kiến thức và thái độ về phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh LTQĐTD của người dân 3

xã Cuôr knia, Tân Hoà, Ea Bar huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk”.

Mục tiêu nghiên cứu:

1 Mô tả kiến thức và thái độ về phòng chống nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tìnhdục của người dân

2 Mô tả các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ về phòng chống nhiễm HIV/AIDS của ngườidân

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Người dân 3 xã Cuôr Knia, Tân hoà, Ea Bar huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk tuổi từ 18 đến 60

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Từ ngày 5/2011-8/2011tại 3 xã Cuôr Knia, Tân hoà, Ea Bar huyện Buôn Đôn tỉnh Đắk Lắk

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế: Mô tả cắt ngang

Cỡ mẫu nghiên cứu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu sau:

n = Z2(1- a/2) p(1-p)

d2

p = 0,5 (theo tỷ lệ của nghiên cứu của Hoàng Huy Phương và CS về kiến thức hiểu biết về HIV/AIDS củangười dân huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình năm 2009 là 50,3%)[3], d = 7% (sai số cho phép) => n # 200 ngườidân

Chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống phân tầng theo dân tộc học, chọn 10 cụm (xã

Eabar: 4 cụm, Tân Hòa: 2 cụm, Cuôr Knia: 2), số người phỏng vấn ở mỗi cụm được xác định cỡ mẫu chiacho số cụm, dựa vào sổ quản lý nhân khẩu tại xã

Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng phiếu phỏng vấn gồm 40 câu hỏi soạn sẵn được thực hiện bởi 4diều tra viên

Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Các đặc điểm văn hóa và xã hội

Lứa tuổi 20-49 chiếm tỷ lệ 82,5%, tỷ lệ nam, nữ gần tương đương nhau Nam chiếm 53%, nữ 47% Dântộc Êđê và dân tộc khác (Tày, Nùng, Thái, Mường…) chiếm 80%, trình độ học vấn thấp tiểu học và chưa hếttiểu học chiếm 71,5%, nghề nghiệp chủ yếu làm nông chiếm 83,5%, thu nhập trung bình/tháng từ 1.000.000đồng trở xuống chiếm 76% có 3 con trở lên chiếm 50%, khả năng đọc tiếng kinh thành thạo 66%, nghe vàhiểu tiếng kinh thành thạo 68%

2 Kết quả nghiên cứu

2.1 Kiến thức và thái độ của người dân về HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bảng 1 Tỷ lệ hiểu biết chung của người dân về HIV/AIDS

Tác nhân gây bệnh Hiểu đúngHiểu sai 12971 35,564,5

Khả năng điều trị Hiểu đúngHiểu sai 10496 48,052,0

Nhận biết bên ngoài Hiểu đúngHiểu sai 16238 19,081,0

Mức hiểu biết cả 3 đường lây truyền Hiểu đúngHiểu sai 10397 51,548,5Mức hiểu biết đầy đủ về các

đường lây

Hiểu đúng 57 28,5 Hiểu sai 143 71,5

35,5% cho rằng HIV là virus gây suy giảm miễn dịch; không có khả năng chữa khỏi bệnh chiếm 48%;nhìn bề ngoài người nhiễm HIV không phân biệt được 19%; hiểu biết đầy đủ về 3 đường lây là 51,5%, tuynhiên tỷ lệ người dân hiểu biết đầy đủ về các đường lây truyền chỉ chiếm 28,5% vì ngoài trả lời đúng 3đường lây, người dân vẫn cho rằng dùng chung chén, bát và (hoặc) muỗi đốt cũng bị lây nhiễm HIV

Bảng 2 Tỷ lệ hiểu biết của đối tượng về cách phòng chống HIV/AIDS

2 Sử dụng BCS đúng cách khi QHTD 68,9

3 Không tiêm chích ma tuý/không dùng chung BKT 56,9

4 Không tiếp xúc với máu, dịch hoặc truyền máu người nhiễm HIV /không xuyên chích qua da 19,0

5 Phụ nữ nhiễm HIV muốn sinh con phải đến cơ sở Y tế để được tư vấn hỗ trợ 24,2

Trang 9

3 cách phòng tránh nhiễm HIV chiếm tỷ lệ cao nhất là chung thuỷ 01 bạn tình chiếm 70,6 %, tiếp đến là

sử dụng BCS đúng cách khi QHTD chiếm 68,9% và không TCMT hoặc không dùng chung BKT chiếm56,9%, tuy nhiên biết đầy đủ cả 3 cách chỉ chiếm 31,5%

Bảng 3 Tỷ lệ nhận biết các bệnh LTQĐTD HIV/AIDS

Nội dung Tỷ lệ % Nội dung Tỷ lệ % Lậu 72,4 Mụn rộp sinh dục/Herpes sinh dục 6,5

Nấm âm đạo, âm hộ 13,8 Viêm gan B 16,3 Sùi mào gà 6,5 Trùng roi âm đạo 5,7

Các bệnh LTQĐTD được người dân biết đến chủ yếu là bệnh HIV/AIDS chiếm 78%, lậu 72,4%, giangmai 52,0% Bệnh sùi mào gà, chlamydia, trùng roi âm đạo …ít được người dân biết đến

Bảng 4 Tỷ lệ hiểu biết về bệnh LTQĐTD liên quan đến HIV/AIDS (n=200)

Các chỉ số Tần số Tỷ lệ % Bệnh LTQĐTD giúp nhiễm HIV dễ lan truyền KhôngCó 12179 45,554,5

Cách phòng các bệnh LTQĐTD Đúngsai 12377 38,561,5

Có 45,5% cho rằng những người mắc các bệnh LTQĐTD có thể giúp HIV dễ lan truyền hơn, 38,5% chorằng để phòng các bệnh LTQĐTD phải chung thuỷ 1 vợ 1 chồng và dùng BCS đúng cách khi quan hệ vớibạn tình

Bảng 5 Tỷ lệ thái độ của người dân về HIV/AIDS (n=200)

Thái độ chung về HIV/AIDS Tần số Tỷ lệ %

2.2 Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS của người dân

Bảng 6 Mối liên quan gữa giới, nhóm dân tộc, trình độ học vấn, kinh tế với kiến thức chung về HIV/AIDS(n=200)

Các yếu tố liên quan

Kiến thức chung

p Đúng Sai

n=45 % n=155 % Giới NamNữ 378 34,98,5 6986 65,191,5 <0,05

Nhóm dân tộc Êđê, khácKinh 1530 37,518,8 13025 62,581,3 <0,05

Trình độ học vấn Tiểu học trở xuốngTHCS trở lên 3015 52,610,5 12827 47,489,5 <0,05

Mức thu nhập/tháng ≤ 1 triệu đồng> 1 triệu đồng 2322 14,848,9 13223 85,251,5 <0,05

Đều có sự khác biệt về giới, nhóm dân tộc, trình độ học vấn và mức thu nhập với kiến thức chung vềHIV/AIDS có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Bảng 7 Mối liên quan giữa giới, dân tộc, trình độ học vấn, kinh tế với thái độ về HIV/AIDS (n=200)

Các yếu tố liên quan

Thái độ

p Đúng Sai/không có thái độ

n=79 % n=121 %

Nhóm dân tộc Êđê, khácKinh 2554 62,533,8 10615 37,566,2 <0,05

Trình độ học vấn Tiểu học trở xuốngTHCS trở lên 4138 71,926,2 10516 28,173,8 <0,05

Mức thu nhập/tháng ≤ 1 triệu đồng> 1 triệu đồng 4435 28,477,8 11110 71,622,2 <0,05

Đều có sự khác biệt về giới, nhóm dân tộc, trình độ học vấn và mức thu nhập với thái độ đúng vềHIV/AIDS có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Trang 10

BÀN LUẬN

1 Đặc điểm về văn hóa xã hội

Nét nổi bật của người dân là 83,5% làm nông, trình độ văn hóa thấp tiểu học và chưa hết tiểu học chiếm71,5%, thu nhập thấp trung bình/tháng từ 1.000.000 đồng trở xuống chiếm 76%, khả năng đọc - nghe vàhiểu tiếng kinh thành thạo 66%-68%

2 Kiến thức của người dân về HIV/AIDS và bệnh LTQ ĐTD

33,5% người dân cho rằng HIV là virus gây suy giảm miễn dịch, không có khả năng chữa khỏi bệnhchiếm 48%, người nhiễm HIV nhìn bề ngoài không phân biệt 19%, hiểu biết đầy đủ về các đường lây truyềnchỉ chiếm 28,5% vì có một số người dân cho rằng dùng chung chén, bát và (hoặc) muỗi đốt cũng bị lây HIV,những kết quả này cũng thấp hơn so với kết quả điều tra của Phạm Thọ Dược và Cs [1]

Hiểu biết về 3 cách phòng tránh nhiễm HIV/AIDS chiếm tỷ lệ cao, chung thuỷ 01 bạn tình chiếm 70,6%,

sử dụng BCS đúng cách khi QHTD chiếm 68,9%, Không TCMT hoặc không dùng chung BKT chiếm 56,9%,tuy nhiên hiểu biết đầy đủ về các cách phòng, chống chỉ đạt 31,5%, kết quả này thấp hơn nghiên cứu củaHoàng Huy Phương và Cs [3], Phạm Thọ Dược và Cs [1]

Các bệnh LTQĐTD được người dân nghe nhiều HIV/AIDS 78,0%, lậu 72,4%, giang mai 52%; 45,5%người dân cho rằng những người mắc bệnh LTQĐTD có thể giúp HIV dễ lan truyền hơn; 38,5% hiểu biếtđúng về cách phòng các bệnh LTQĐTD; 39,5% có thái độ đúng về HIV/AIDS

3 Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ phòng chống nhiễm HIV/AIDS

Đều có sự khác biệt về giới, nhóm dân tộc, trình độ học vấn và mức thu nhập với kiến thức chung vàthái độ về HIV/AIDS có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Qua kết quả điều tra cho thấy trình độ học vấn thấp, thu nhập thấp, khả năng đọc - nghe và hiểu tiếngkinh thành thạo chưa đến 70%, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ kiến thức hiểu biếtchung về HIV/AIDS của người dân huyện Buôn Đôn còn thấp và nhận thức thái độ về HIV/AIDS chưa cao

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu có một số khuyến nghị như sau:

Tăng cường công tác truyền thông tại cơ sở, tuyển chọn cộng tác viên làm công tác tuyên truyền phải lànhững người có khả năng biết cả tiếng kinh và tiếng Êđê hoặc là người đồng bào tại chỗ, lồng ghép tuyêntruyền vào các cuộc họp thôn, buôn, khối, phố

Tài liệu tuyên truyền bằng tờ rơi, tranh ảnh, áp phích về HIV/AIDS và các BLTQĐTD cho tuyến huyệnphải bằng 2 thứ tiếng gồm tiếng kinh và tiếng Êđê

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Phạm thọ Dược và Cs (2010), Điều tra kiến thức, thái độ và hành vi về HIV/AIDS của cộng đồng dân

cư ở TP Buôn Ma Thuột, ĐắkLắk, Y học thực hành số 697+698, tr144-148.

2 Trương Tấn Minh và Cs (2010), Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống nhiễm HIV/AIDS trên người dân 15 – 49 tuổi tại Khánh Hòa năm 2008, Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010, Tập san Y học thực hành (số 742+743), tr 66-71.

3 Hoàng huy Phương và CS (2010), Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của người dân từ 15-49 tuổi ở huyện Hoa Lư và TP Ninh Bình năm 2009, Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010, Tập san Y học thực hành (số 742+743), tr 124-130.

ĐÁNH GIÁ HÀNH VI NGUY CƠ NHIỄM HIV Ở NAM MẮC CÁC NHIỄM KHUẨN LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

TẠI THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2012

Lý Văn Sơn 1 , Trần Thị Ngọc 1 , Lê Viết Khánh 2 , Nguyễn Văn Quý 3 , Trương Linh 3 , Nguyễn Thị Lệ 1 , Nguyễn Lê Tâm 1, Lê Hữu Sơn 1 , Nguyễn Hữu Huệ 1 , Lê Văn Vinh 1 ,

1 Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên Huế

2 Bệnh viện Trung Ương Huế

3 Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

TÓM TẮT

Bằng phương pháp mô tả điều tra ngang với 200 bệnh nhân nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STIs) tại thành phố Huế đến khám chữa bệnh tại phòng khám STI - Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế và khoa Da liễu - Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012 Kết quả cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV là 2,0%; k hông sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục gần nhất chiếm hông

tỷ lệ trên 70% Sử dụng bao cao su tất cả và đa số các lần khi quan hệ tình dục với bạn tình chiếm tỷ lệ 59,5%, thỉnh thoảng là 35,0% và không bao giờ sử dụng bao cao su là 5,5%.

Nam mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo có nhiễm HIV, có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê với P<0,05.

Trang 11

The study used cross-sectional research method on 200 STI male patient coming to STI clinic- Thua Thien Hue Center for Control and Prevention of Social Disease and Department of dermatology- Hue central hospital in 2012 The result shows current HIV prevalence is 2.0%; 70% patients did not use condom during their most recent sex 59.9% use condom consistently 35.0% often use condom and 5.5% never use it Male who get urethral discharge syndrome are likely to infect with HIV (p<0,05).

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, khi đại dịch HIV/AIDS lan tràn khắp thế giới, việc phòng, chống các nhiễmkhuẩn lây truyền qua đường tình dục lại càng trở nên cấp bách hơn vì giữa nhiễm khuẩn lây truyền quađường tình dục và HIV/AIDS có mối liên hệ mật thiết với nhau, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thờinhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục thì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như vô sinh, mùloà, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, văn hoá, xã hội Thành phố Huế - thành phố Festival, thànhphố du lịch, trong những năm gần đây xuất hiện nhiều cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí có những hoạt động mạidâm trá hình, giải pháp can thiệp theo Quyết định số 4321/QĐ-BYT, ngày 16/11/2011 về việc ban hành Quychế phối hợp hoạt động phòng, chống các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và phòng, chống HIV/AIDS của Bộ Trưởng Bộ Y tế; chúng tôi tiến hành “Đánh giá hành vi nguy cơ nhiễm HIV ở nam mắc cácnhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tại thành phố Huế, năm 2012”, với mục tiêu:

1 Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tại thànhphố Huế năm 2012

2 Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nguy cơ lây nhiễm HIV nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền quađường tình dục tại thành phố Huế

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bệnh nhân nam từ 16 tuổi trở lên, có hành vi dân sự, mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tìnhdục trên địa bàn thành phố Huế đến khám chữa bệnh tại khoa Da liễu - Bệnh viện Trung ương Huế vàphòng khám STI - Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế từ ngày 01/6/2012 đến30/9/2012

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang

1 Tỷ lệ hiện nhiễm HIV

Bảng 1 Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nam STIs

Hiện nhiễm HIV Số lượng Tỷ lệ (%) Khoảng tin cậy 95%

Wang QQ, Chen XS và cộng sự (2011), “HIV / STD mô hình và các yếu tố nguy cơ liên quan của nótrong số những người tham gia phòng khám nam STD tại Trung Quốc: một tiêu điểm cho sự can thiệp HIV”,trong 2951 người đàn ông đã đồng ý tham gia thử nghiệm HIV và giang mai có tỷ lệ nhiễm HIV là 0,7%;giang mai (10,7%) N Gonorrhoeae (4,3%) C Trachomatis (6,9%) [8]

2 Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ lây nhiễm HIV ở nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

Trang 12

làng nông thôn tỉnh Eastern Cape, Nam Phi có 2% những người đàn ông bị nhiễm HIV, cho thấy HIV dươngtính có liên quan đến tuổi (OR 1,55, KTC 95%: 1,22-1,95) [6].

Theo tuổi QHTD lần đầu tiên:

Bảng 3 Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo tuổi QHTD lần đầu tiên

Tuổi QHTD lần đầu tiên N Số HIV/AIDS (+) Tỷ lệ % P

cư Trung Quốc đến phòng khám", khi nghiên cứu 537 nam giới báo cáo rằng QHTD lần đầu tiên xảy ra khi

họ còn trẻ hơn 18 tuổi (P = 0,0007) [4]

Theo CDC (2009) khi nghiên cứu “Xét nghiệm HIV trong số học sinh phổ thông - Hoa Kỳ, 2007”; 14.103học sinh từ 157 trường, trong số các sinh viên đã từng có quan hệ tình dục, tỷ lệ xét nghiệm HIV giảm theo

độ tuổi quan hệ tình dục đầu tiên, từ 30,7% trong số sinh viên là người đầu tiên có quan hệ tình dục trước

13 tuổi đến 12,6% trong số học sinh là người đầu tiên có quan hệ tình dục ở tuổi 17 năm hoặc lớn hơn (P

<0.001) [5]

Theo báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS của Bộ Y tế, đường lây truyền qua đường sinh dục trong

6 tháng đầu năm 2012 chiếm tỷ lệ cao nhất là 45%, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2011 Đây là lần đầu tiêncác trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện lây qua đường tình dục, nhiều hơn lây qua đường máu Cảnh báonày sẽ là có thể trở thành yếu tố chính làm lây truyền HIV ở Việt Nam trong những năm tiếp theo và khảnăng khống chế lây nhiễm HIV qua đường tình dục sẽ khó khăn hơn nhiều lần so với việc khống chế lâynhiễm HIVqua đường tiêm chích ma túy Mặt khác, PGS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đãkhuyến nghị, trong công tác phòng, chống HIV/AIDS hiện nay cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp can thiệp

dự phòng lay truyền HIV qua đường tình dục ở những nhóm người có hành vi nguy cơ cao sang nhómngười có nguy cơ thấp và cộng đồng Do đó, nghiên cứu nam STI nhiễm HIV theo QHTD lần đầu tiên cũngcần được can thiệp và phòng, chống lây nhiễm HIV qua QHTD lần đầu tiên ở các nhóm tuổi trẻ [1]

Theo mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo

Bảng 4 Tỷ lệ hiện nhiễm HIV theo mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo

Hội chứng tiết dịch niệu đạo N Số HIV/AIDS (+) Tỷ lệ % P

OR = 6,97 (KTC 95%: 4,68-10,38) [7]

Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (NTLQĐTD) không loét, nguy cơ lây nhiễm HIV từ 2-5 lần, có loét từ3-11 lần, tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân mắc NTLQĐTD không loét (như hội chứng tiết dịch niệu đạo) lại thườnggặp hơn có loét Có một số bệnh lây truyền qua đường tình dục chỉ cho thấy dấu hiệu của bệnh sau khi đãnhiễm bệnh được hàng tháng hoặc thậm trí hàng năm, như bệnh do Chlamydia tới 70% trường hợp không

có triệu trứng hoặc người nhiễm vi rút viêm gan B, C hoặc nhiễm vi rút HIV, thường không thấy bất kỳ dấuhiệu gì của bệnh này trong nhiều năm sau khi bị lây nhiễm Do đó, nhiều người trong số này không đi khám,không chữa bệnh vì bệnh nhân không có triệu chứng, người bệnh thiếu kiến thức nên đã không tìm đến các

cơ sở y tế để khám và điều trị đúng, kịp thời dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng [2]

Chỉ có đi khám, đi tư vấn và làm xét nghiệm HIV mới biết được mình có bị nhiễm bệnh hay không màthôi!

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài “Đánh giá hành vi nguy cơ nhiễm HIV ở nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền quađường tình dục tại thành phố Huế, năm 2012”, chúng tôi nhận thấy:

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nam STIs là 2,0%,

Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ lây nhiễm HIV ở nam mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đườngtình dục

Theo tuổi QHTD lần đầu tiên dưới 20 tuổi là 3,0%; từ 25 tuổi trở lên là 2,6% và từ 20-24 tuổi là 1,0%;P>0,05

Theo nhóm tuổi dưới 25 tuổi là 2,0%; 25-29 là 5,40% và từ 30 tuổi trở lên là 0,9%; P>0,05

Theo mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo là 4,8% cao hơn không mắc hội chứng tiết dịch niệu đạo là 0%, có

sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê với P<0,05

Trang 13

4 Bo Wang, Xiaoming Li, Bonita Stanton, Xiaoyi Fang, Guojun Liang, Hui Liu, Danhua Lin and HongmeiYang (2007), “Gender Differences in HIV-Related Perceptions, Sexual Risk Behaviors, and History ofSexually Transmitted Diseases Among Chinese Migrants Visiting Public Sexually Transmitted DiseaseClinics”, AIDS Patient Care STDS 2007 January; 21(1): 57–68 doi: 10.1089/apc.2007.06-0031.

5 CDC (2009), “HIV Testing Among High School Students - United States, 2007”; MMWR 2009, June

26, 2009/58(24); 665-668

6 Jewkes R, Dunkle K, Nduna M, Levin J, Jama N, Khuzwayo N, Koss M, Puren A, Duvvury N (2006),

“Factors associated with HIV sero-positivity in young, rural South African men”, Int J Epidemiol 2006Dec;35(6):1455-60 Epub 2006 Oct 9

7 Chen L, Jha P, Stirling B, Sgaier SK, Daid T, et al (2007), “Sexual Risk Factors for HIV Infection inEarly and Advanced HIV Epidemics in Sub-Saharan Africa: Systematic Overview of 68 Epidemiological

Studies”, PLoS ONE 2(10): e1001 doi:10.1371/journal.pone.0001001

8 Wang QQ, Chen XS, Yin YP, Liang GJ, Jiang N, Dai T, Huan XP, Yang B, Liu Q, Zhou YJ, Wang BX(2011), “HIV/STD pattern and its associated risk factors among male STD clinic attendees in China: a foci forHIV intervention”, BMC Public Health. 2011 Dec 26;11:955

CẢI THIỆN QUY TRÌNH GIÚP TĂNG TỶ LỆ PHỤ NỮ MANG THAI

SỬ DỤNG SỚM DỊCH VỤ TƯ VẤN – XÉT NGHIỆM HIV TỰ NGHUYỆN

TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN

TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2012-2013

Trần Thị Ngọc Anh 1 , Phạm Thị Thùy Linh 2 , Nguyễn Thị Út 1 , Trần Thị Ánh Nguyệt 1

1 Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Đồng Tháp

2 Trường Đại học Y tế Công cộng

TÓM TẮT

Đồng Tháp là một trong 15 tỉnh có số trường hợp nhiễm cao nhất cả nước với hình thái lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục Vì thế, số trường hợp nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai (PNMT) trong tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều Tuy nhiên, tỷ lệ PNMT đồng ý xét nghiệm HIV trong toàn tỉnh năm 2011 chưa cao, chỉ đạt 38,7% và giảm 27,61% so cùng kỳ năm 2010 Tại phòng khám của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) tỉnh, là nơi chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc tiền sản, khám thai, KHHGĐ, chỉ có khoảng 61,70% PNMT sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV tự nguyện (so chỉ với tiêu là 70%) Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm CSSKSS Đồng Tháp đã quyết định áp dụng các công

cụ Cải thiện chất lượng (QI) để can thiệp làm tăng tỷ lệ tư vấn, xét nghiệm HIV cho PNMT đến chăm sóc tiền sản tại Trung tâm Phòng khám đã áp dụng các công cụ bao gồm vẽ sơ đồ diễn tiến của quy trình, vẽ khung xương cá để phân tích các nguyên nhân dẫn tới vấn đề và từ đó đưa ra các giải pháp và hoạt động cải thiện Phòng khám đồng thời thu thập số liệu đo lường liên tục 3 chỉ số chất lượng tại phòng khám, bao gồm Tỷ lệ PNMT được tư vấn sớm, Tỷ lệ PNMT được XNHIV sớm, và Tỷ lệ PNMT XNHIV(+) để đánh giá trước và sau can thiệp cải thiện chất lượng Kết quả sau 12 tháng thực hiện cải thiện, tỷ lệ PNMT được tư vấn sớm tăng từ 79,6% lên 85,1%; tỷ lệ PNMT được XNHIV sớm tăng từ 61,7% lên 74,6% (vượt chỉ tiêu đề ra) Phòng khám tiếp tục duy trì các hoạt động cải thiện, đến tháng 7 năm 2013 đã đạt 90,5% PNMT được XNHIV sớm Rõ ràng áp dụng cải thiện quy trình đã góp phần tăng cường chất lượng dịch vụ và nâng cao

số lượng PNMT được hưởng lợi từ XNHIV sớm tại Đồng Tháp Trong tương lai, phòng khám sẽ áp dụng mở rộng cải thiện quy trình cho các hoạt động khác nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả của công tác tư vấn, xét nghiệm HIV cho PNMT và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Trang 14

Dong Thap is one of 15 provinces with highest number of infected cases through sexual transmission Therefore, the number of HIV positive cases among pregnant women is increasing in the province However, not many pregnant women took the HIV test in Dong Thap 2011, only 38.7% and decrease 27.61% by the same quarter in 2010 In provincal center for reproductive health care (CRHC), which provide prenatal care, antenatal care services, family planning, there are only 61.70% pregnant women took the voluntary HIV test (compare to 70% goal) To improve the quality of HIV/AIDS prevention and control activities, Dong Thap CRHC applied quality improvement tool (QI) in order to increase the number of HIV counseling and testing for pregnant women at the center The clinic used tools like process mapping, fishbone diagram to analyze the causes and bring solutions or improvements The clinic also constantly collect 3 quality indexes, they are the prevalence of pregnant women taking early counsel, prevalence of women taking HIV test early and the prevalence of pregnant women have positive HIV result in order to assess after and before intervention to improve quality After 12 months of improving, the prevalence of women get early counsel rise from 79.6% to 85.1%; prevalence of pregnant women taking earlyHIV test increases from 61.7% to 74.6% (pass the predetermined target) The clini continue improvement activities, by 7/2013 there are 90.5% pregnant women took early HIV test These procedure improvements had clearly improved the service quality and increased the number of pregnant women benefit from early HIV test in Dong Thap In the future, the clinic will continue to improve the procedures for other activities in order to improve the quality and effectiveness of counseling, HIV testing for pregnant women and HIV prevention for mother and child.

Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tháng 12 năm 1992, đến ngày 30/04/2013 (sau 21năm), tổng số nhiễm HIV được phát hiện ở Đồng Tháp đã tăng lên 5.710 người Trong đó, số người chuyểnsang AIDS là 2.353, và tử vong là 1007 Số nhiễm HIV được phát hiện mới trung bình khoảng 36 trườnghợp/tháng Đồng Tháp là một trong 15 tỉnh có số trường hợp nhiễm cao nhất cả nước Tình hình lây nhiễmHIV ở Đồng Tháp có nét đặc thù của hình thái lây nhiễm HIV ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là lâytruyền qua đường tình dục, với tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm của khu vực này năm 2011theo giám sát trọng điểm là 2,38%

Dù chương trình phòng chống HIV/AIDS đã được triển khai mạnh mẽ ở tỉnh Đồng Tháp với nhiều hoạtđộng cụ thể, tỷ lệ nhiễm HIV trong tỉnh vẫn tiếp tục tăng Những người chưa biết tình trạng nhiễm của mìnhthì không nhận thức được sự cần thiết duy trì hành vi lành mạnh để tránh lây nhiễm Trong khi đó, nhữngngười đã nhiễm HIV lại không sử dụng triệt để các biện pháp phòng lây nhiễm cho con cái họ, người thân vànhững người khác trong cộng đồng, hoặc không sử dụng triệt để các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc và điều trị.Điều này khiến cho nhiễm HIV ngày càng xuất hiện nhiều ở đối tượng phụ nữ mang thai (PNMT)

Tổng số PNMT đồng ý xét nghiệm HIV (XNHIV) trong toàn tỉnh năm 2011 chưa cao, chỉ có 11.550 PNMTđược XNHIV (chiếm 38,7% số PNMT trong năm, giảm 27,61% so cùng kỳ năm 2010), trong đó có 38 PNMT

có kết quả XNHIV(+) (chiếm 0,3% tổng số người làm xét nghiệm) Năm 2011, tại phòng khám của Trungtâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) tỉnh chỉ có khoảng 61,70% PNMT sử dụng dịch vụ XNHIV tựnguyện Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm CSSKSS Đồng Tháp đã

quyết định áp dụng các công cụ Cải thiện chất lượng (QI) để can thiệp làm tăng tỷ lệ tư vấn, xét nghiệm HIV cho PNMT đến chăm sóc tiền sản tại Trung tâm.

MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP

Mục tiêu cải thiện:

Tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai sử dụng sớm dịch vụ xét nghiệm HIV tự nguyện tại Trung tâm Chăm sócSức khỏe Sinh sản tỉnh Đồng Tháp từ 61,70% (1.736/2.814) vào năm 2011 lên 70% vào năm 2012

Phương pháp cải thiện:

Để đạt được mục tiêu cải thiện chất lượng đề ra, các cán bộ của phòng khám của Trung tâm đã xâydựng sơ đồ diễn tiến nhằm mô tả các hoạt động đang được thực hiện liên quan tới việc tư vấn và xétnghiệm cho PNMT tại Trung tâm, từ đó xem xét những khía cạnh có thể cải thiện trong các hoạt động này

Trang 15

Hình 1 Sơ đồ diễn tiến quy trình tư vấn xét nghiệm cho PNMT đến khám tiền sản

Dựa vào sơ đồ diễn tiến, phòng khám xây dựng 3 chỉ số chính nhằm đo lường hiệu quả của quy trìnhnày và hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng Các chỉ số bao gồm:

Tỷ lệ PNMT được tư vấn sớm = Tổng số PNMT lần đầu đến khám tiền sảnSố PNMT được tư vấn về XNHIV

Tỷ lệ PNMT được XNHIV sớm = Tổng số PNMT lần đầu đến khám tiền sảnSố PNMT được XNHIV

Tỷ lệ PNMT XNHIV(+) = Tổng số PNMT được XNHIVSố XNHIV(+)

Dựa trên các chỉ số được đặt ra, phòng khám thu thập số liệu theo dõi các hoạt động trong 12 tháng củanăm 2011, tính toán cho 2 chỉ số đầu tiên theo thời gian và xem xét mức độ hoàn thành cả 3 chỉ số tại thờiđiểm cuối năm

Hình 2 Biểu đồ thể hiện kết quả thực hiện quy trình tư vấn XNHIV của phòng khám năm 2011

Như vậy, phòng khám nhận thấy tỷ lệ PNMT được tư vấn về XNHIV trong lần khám tiền sản đầu tiêntương đối tốt, trung bình đạt 78,9%, và đạt mức cao hơn trong những tháng cuối năm 2011 Tuy nhiên, tỷ lệPNMT chấp nhận và làm XNHIV còn chưa cao, chỉ đạt trung bình 61,7% Trong khi chỉ tiêu Sở y tế giao choTrung tâm phải đạt 70% năm 2011 Tỷ lệ kết quả XNHIV(+) trong số PNMT ở Trung tâm năm 2011 là 0,23%.Phòng khám tiếp tục phân tích các nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, sử dụng sơ đồ khung xương cánhằm tìm ra nguyên nhân gốc rễ để can thiệp

Trang 16

Tỷ lệ XN HIV

ở PNMT đến khám tại TTCSSKSS tỉnh Đồng Tháp năm 2011còn thấp, chỉ đạt 61,25%

PNMT

PNMT không được tư vấn

Môi trường

Thiếu phòng chờ PNMT không biết phòng tư vấn

Không có thiết bị truyền thanh bằng loa

người hướng dẩn đến phòng tư vấn

PNMT ngại chờ lâu để được tư vấn

Chưa có phòng chờ cho PNMT có trang bị truyền thông bằng hình ảnh

PNMT không biết thông tin về XN HIV

Thiếu CB tư vấn về XN HIV

Chưa có kế hoạch giám sát

Kiêm nhiệm nhiều việc

CB làm thay thiếu

kỹ năng tư vấn Chưa có loại hình Truyền thông thu hút Chưa được đào tạo

về kỹ năng tư vấn

Hình 3 Sơ đồ khung xương cá phân tích nguyên nhân của vấn đề cần cải thiện

Từ phân tích trên, phòng khám nhận thấy các nguyên nhân khiến chỉ số 2 của mình không đạt như mongđợi là do mảng truyền thông về lợi ích của XNHIV cho PNMT còn chưa hiệu quả, khiến PNMT không nhậnthức được sự cần thiết của dịch vụ này Mặt khác, tại khu vực phòng khám còn thiếu biển chỉ dẫn và nhânviên tiếp đón hướng dẫn về việc tiếp cận phòng tư vấn XNHIV Cuối cùng, do cán bộ phòng khám còn kiêmnhiệm nên thực sự chưa dành thời gian và kỹ năng tư vấn chưa đủ hiệu quả để PNMT đồng ý làm XNHIV

Để giải quyết những nguyên nhân này, phòng khám đã xây dựng kế hoạch tăng cường công tác truyềnthông tại phòng khám, tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn cho cán bộ y tế để tăng cường hoạt động tư vấnXNHIV, bố trí bảng hướng dẫn và nhân viên tiếp đón chỉ đường tới phòng tư vấn XNHIV và xin thêm xétnghiệm hỗ trợ miễn phí cho PNMT

KẾT QUẢ CAN THIỆP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG

Sau một năm phòng khám đã thực hiện các hoạt động cải thiện chất lượng, với một số kết quả hoạt độngbao gồm:

02 cán bộ y tế đã được tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn

Lịch tư vấn đã được chủ động sắp xếp trong giao ban hàng tuần, đảm bảo luôn có một tư vấn tại mỗiphòng tư vấn và phòng khám tiền sản

Bố trí được sơ đồ hướng dẫn PNMT tới phòng tư vấn

Tăng cường được 2.300 xét nghiệm HIV miễn phí

Tổ chức được 12 buổi sinh hoạt nhóm lồng ghép tư vấn XNHIV với chương trình dinh dưỡng cho PNMTThực hiện được 12 buổi giám sát hỗ trợ tư vấn các trường hợp khó

Song song với những hoạt động cải thiện này, phòng khám duy trì việc thu thập số liệu đo lường các chỉ

số chất lượng

Hình 4 Biểu đồ thể hiện kết quả thực hiện quy trình tư vấn XNHIV của phòng khám năm 2012 và 7

tháng đầu năm 2013

Trang 17

Sau 12 tháng can thiệp (từ 01/2012 đến 12/2012), tỷ lệ PNMT sử dụng sớm dịch vụ xét nghiệm HIV tựnguyện tại Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh Đồng Tháp đã đạt 74,6%, vượt mức mục tiêu đề ra(Hình 4).

BÀN LUẬN

Sau khi đánh giá kết quả can thiệp cải thiện chất lượng hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện tạiphòng khám tiền sản của Trung tâm CSSKSS, phòng khám nhận thấy các hoạt động cải thiện đã góp phầngiúp cho quy trình tư vấn XNHIV được thực hiện tốt hơn Những hoạt động có hiệu quả mà nhóm đã đưavào chuẩn hóa bao gồm:

Duy trì sơ đồ hướng dẫn PNMT tới phòng tư vấn XNHIV

Tiếp tục bố trí nhân viên tiếp đón hướng dẫn PNMT đến phòng tư vấn

Duy trì hỗ trợ xét nghiệm HIV miễn phí

Tăng cường tư vấn về lợi ích của xét nghiệm HIV và phát tờ rơi thường xuyên

Xếp lịch và phân công cán bộ cụ thể để tư vấn cho PNMT

Duy trì lồng ghép truyền thông tư vấn xét nghiệm HIV với truyền thông về dinh dưỡng cho PNMT

Duy trì giám sát hỗ trợ tư vấn các trường hợp khó

Có thể thấy, tình hình PNMT tiếp cận và sử dụng dịch vụ tư vấn XNHIV phụ thuộc rất lớn vào khâu tưvấn Nếu cán bộ không được tập huấn để có kỹ năng tư vấn HIV thì sẽ rất khó khăn cho việc thực hiện quytrình này Mặt khác, nếu khâu tư vấn đã được cải thiện nhưng cán bộ khám thai không hướng dẫn kháchhàng đến phòng tư vấn, thì cũng không thể tăng tỷ lệ PNMT tiếp cận dịch vụ Cho đến tháng 7 năm 2013,hiệu quả từ việc duy trì các hoạt động cải thiện được thể hiện rõ bởi tỷ lệ PNMT được tư vấn và XNHIV tăngvượt bậc so với mục tiêu cải thiện ban đầu đề ra, lần lượt đạt 96,7% và 90,5% (Hình 4)

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Áp dụng các công cụ cải thiện chất lượng có thể giúp cải thiện các quy trình làm việc ở nhiều lĩnh vựckhác nhau, mang lại hiệu quả cao mà không đòi hỏi chi phí nhiều, có thể dựa vào ngân sách sẵn có Phòngkhám tiền sản của Trung tâm CSSKSS tỉnh Đồng Tháp đã áp dụng các công cụ này, xây dựng và triển khainhững hoạt động cải thiện chất lượng giúp tăng tỷ lệ PNMT tiếp cận và sử dụng dịch vụ XNHIV sớm, nhằmgóp phần tăng cường công tác phòng tránh lây truyền HIV từ mẹ sang con Kết quả sau 12 tháng thực hiệncải thiện, tỷ lệ PNMT được tư vấn sớm tăng từ 79,6% lên 85,1%; tỷ lệ PNMT được XNHIV sớm tăng từ61,7% lên 74,6% (vượt chỉ tiêu đề ra) Phòng khám sẽ tiếp tục duy trì nhóm cải thiện chất lượng, đồng thờikhuyến nghị:

Tiếp tục áp dụng cải thiện chất lượng nhằm tăng tỷ lệ PNMT quay trở lại nhận kết quả xét nghiệm

Tiếp tục áp dụng cải thiện chất lượng nhằm tăng tỷ lệ PNMT có kết quả HIV(+) đến nhận thuốc điều trị

dự phòng lây truyền cho con

Tiếp tục gửi cán bộ tập huấn về tư vấn xét nghiệm HIV ở tuyến trên

Tăng cường kinh phí cho hoạt động truyền thông tư vấn bằng hình ảnh (phòng chờ được trang bị máychiếu, tờ rơi về lợi ích của XNHIV cho PNMT)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Y tế, Cục phòng chống HIV/AIDS (2012), Báo cáo giám sát trọng điểm năm 2011), Hà Nội 2012.

2 Nguyễn Ngọc Quý (2011), Cải thiện quy trình khách hàng trở lại nhận kết quả xét nghiệm HIV tại cácphòng VCT của Đồng Tháp Báo cáo kết quả cải thiện chất lượng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnhĐồng Tháp, 2011

3 Trung Tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản tỉnh Đồng tháp (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động năm

Trang 18

KHẢO SÁT HÀNH VI NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV TRÊN CÁC ĐỐI TƯỢNG NAM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY, PHỤ NỮ BÁN DÂM, NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI

TẠI KHÁNH HÒA NĂM 2012

Trần Thị Kim Dung, Trần Văn Tin, Nguyễn Thị Ngọc Loan, Nguyễn Thị Thảo Ly TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở các quần thể: Nam nghiện chích ma túy(NCMT); Phụ nữ bán

dâm (PNBD); Nam quan hệ tình dục đồng giới(MSM) tại Khánh Hòa năm 2012;

Mô tả các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV ở nam NCMT; PNBD; MSM và đo lường độ bao phủ các chương trình dự phòng, chăm sóc và điều trị.

Địa điểm và thời gian: Từ tháng 5/2012 đến tháng 12/2012 tại Khánh Hòa.

Cỡ mẫu: 700 gồm: 200 mẫu nam NCMT, 200 mẫu PNBD và 300 mẫu MSM.

Phương pháp: Điều tra cắt ngang, phân tích mô tả

Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HIV ở các nhóm như sau: NCMT: 6,5%(13/200), PNBD: 2%, MSM: 1,3%.

Tỷ lệ PNBD đã từng TCMT là 2%.Tỷ lệ PNBD nhiễm HIV có TCMT là 50%, tỷ lệ MSM đã từng TCMT là 4,7%, tỷ lệ MSM nhiễm HIV có TCMT là 0%.

38,5% Nam NCMT tiêm chích ma túy lần đầu tiên dưới 20 tuổi, trung bình số lần TCMT trong 1 tháng là 24 lần, tỷ lệ dùng chung BKT trong tháng là 32%, tỷ lệ có QHTD với gái mại dâm trong 12 tháng qua là 25,5%.

Số lần bán dâm trung bình trong tháng của PNBD là 38; 86,5% có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất, tỷ lệ dùng BCS thường xuyên với khách trong 1 tháng qua là 42%, với khách quen là 54,5%.

Tỷ lệ MSM bán dâm trong 12 tháng là 31%, tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS với bạn tình nam trong vòng 1 tháng là 55,9%.

Tỷ lệ biết nơi TVXNTN đối với các nhóm TCMT, PNBD, MSM lần lượt là: 81,5%; 86%; 61.0%.

Tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV là 33.3%, trong đó nhóm TCMT là 46,2%, nhóm PNBD là 25%, nhóm MSM là 0%.

Khuyến nghị: Tiếp tục triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại, phát BKT, BCS cho các nhóm có

nguy cơ nhiễm HIV cao: NCMT, PNBD và đặc biệt là nhóm MSM

Truyền thông quảng bá rông rãi các dịch vụ dự phòng, tư vấn xét nghiệm tự nguyện, chăm sóc điều trị HIV/AIDS… để thu hút những người có hành vi nguy cơ cao và người nhiễm HIV/AIDS được sớm tiếp cận các dịch vụ phù hợp.

SUMMARY

Objective: To determine the HIV prevalence in the following populations: men who are injecting drug

users (IDUs), female prestitutes; men who have sex with men (MSM) in Khanh Hoa 2012

To describe HIV transmission risk among IDUs, female prestitutes, MSMs and to measure the coverage

of prevention, care and treatment programs.

Location and time: From 5/2012 to 12/2012 in Khanh Hoa.

Sample size: 700 subjects including: 200 IDUs, 200 female prostitues và 300 MSMs.

Methodology: Cross-sectional study, descriptive analysis

Result: HIV prevalence in the mentioned groups: IDU: 6.5% (13/200), female prostitutes: 2%, MSM:

1.3%

Prevalence of prostitutes who inject drugs is 2% HIV prevalence of female prostitutes who inject drugs is 50%; 4.7% MSM have history of drug injection, HIV prevalence of MSM who inject drugs is 0%.

38.5% IDUs had their first drug injection under 20 years old, average number of monthly drug injections is

24 times, prevalence of monthly needle and syringe shares is 32%, prevalence of sex with prostitutes in the last 12 months is 25.5%

Average time of monthly sex transaction is 38; 86.5% used condom in their most recent sex, prevalence

of condom usage with clients in one month is 42%, 54.5% with regular clients.

Prevalence of MSM selling sex in the last 12 months is 31%, prevalence of condom usage during sex with male partners in one month is 55.9%.

Prevalence of Knowing HIV voluntary conseling and testing location among IDUs, female prostitutes and MSMs are: 81.5%; 86%; 61% respectively.

Prevalence of HIV patients taking ARV treatment is 33.3%, 46.2% among IDUs, 25% in female prostitues, 0% in MSM.

Recommendation: Continue deploying harm reduction programs, give needles, syringes, condom for

HIV high risk group: IDUs, prostitutes and MSMs esprcially.

Promote widely the prevention services, voluntary testing, HIV/AIDS treatment… in order to attract people with high risk or infected with HIV/AIDS to access proper services

Trang 19

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam bao gồm nhiều hình thái dịch khác nhau trên toàn quốc và vẫn tập trung chủyếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây truyền HIV cao: người TCMT, MSM và PNBD Tính đến30/06/2012, tổng số ca nhiễm HIV còn sống trên toàn quốc là là 204.019 ca, với 58.569 người chuyển sanggiai đoạn AIDS hiện vẫn còn sống và 61.856 ca tử vong liên quan đến AIDS(1)

Hiện nay dịch đang có xu hướng chững lại so với các năm trước đây nhưng chứa đựng các yếu tố nguy

cơ lan tràn dịch ở một số tỉnh, thành phố thể hiện qua việc hiểu biết về HIV/AIDS trong các nhóm đối tượng

có nguy cơ cao còn thấp, tỷ lệ dùng chung BKT trong nhóm TCMT rất cao từ 22 - 44% trong các lần tiêmchích Tỷ lệ sử dụng BCS trong nhóm PNMD tuy đã có những cải thiện nhưng vẫn chỉ dừng ở mức từ 50 -65%; Tỷ lệ bao phủ của các chương trình can thiệp cả về địa bàn và số lượng được can thiệp vẫn còn hạnchế, mức độ hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao vẫn diễn ra ở các mức độ chophép khả năng tạo ra lây nhiễm HIV ra cộng đồng(6)

Tại Khánh Hòa trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 04/1993 đến 30/6/2012 toàntỉnh đã phát hiện 2889 người nhiễm HIV, 1611 đã tiến triển đến giai đoạn AIDS và đã có 1037 người tửvong Số người nhiễm HIV còn sống hiện quản lý được là 850 người(5)

Cùng với cả nước Dịch HIV/AIDS ở Khánh Hòa cũng có xu hướng chững lại tuy nhiên diễn biến vẫn cònmang tính chất phức tạp Các đối tượng nguy cơ cao như người TCMT, PNBD và đặc biệt gần đây ở nhữngMSM vẫn có tỷ lệ nhiễm tương đối cao Qua giám sát trọng điểm năm 2011 tỷ lệ nhiễm ở đối tượng NCMT

là 7.67, đối tượng PNBD là 0.67 và đối tượng MSM là 1.0%

Giám sát trọng điểm HIV được thực hiện ở Khánh Hòa 1994, tuy nhiên việc đánh giá các hành vi nguy cơlây nhiễm của các đối tượng nguy cơ cao trong giám sát trọng điểm vẫn chưa được thực hiện Để khảo sátcác hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của các nhóm này Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Khánh Hòa tiến

hành nghiên cứu: “ Khảo sát hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trên các đối tượng tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới tại Khánh Hòa năm 2012”.

Mục tiêu:

Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở các quần thể: nam NCMT; PNBD;MSM tại tỉnh Khánh Hòa năm 2012;

Mô tả các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV ở nam NCMT; PNBD; MSM và đo lường độ bao phủ cácchương trình dự phòng, chăm sóc và điều trị

Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý có những bằng chứng để từ đó có những biện phápcan thiệp thích hợp giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng một cách hiệu quả

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng và cỡ mẫu nghiên cứu:

Thực hiện Thông tư số 09/2012/TT-BYT ngày 24/5/2012 của Bộ Y tế:

3 Nam quan hệ tình dục đồng giới 300

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5-2012 đến tháng 12-2012.

Phương pháp nghiên cứu: Điều tra cắt ngang.

Phương pháp xử lý thống kê:

Nhập và làm sạch số liệu: Sử dụng phần mềm Epidata phiên bản 3.1

Sử dụng phần mềm EPI-INFO 7 để phân tích và quản lý số liệu

Tình trạng hôn nhân Chưa lập gia đình 103 51.5 48 24.0 242 80.7 Đang có vợ/chồng 63 31.5 47 23.5 37 12.3

Ở ba quần thể TCMT, PNBD và MSM nhóm tuổi trên 30 chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 51%, 48.5%,

34%, tuổi trung bình của hai quần thể TCMT và PNBD cao hơn so với nhóm MSM (32, 31 và 27)

Trang 20

Tỷ lệ chưa lập gia đình cao ở toàn bộ các đối tượng nghiên cứu Có sự khác biệt về tình trạng hôn nhân

ở nhóm nam và nữ, nhóm PNBD tỷ lệ chưa lập gia đình chỉ có 24% trong khi nhóm NCMT và nhóm MSMlần lượt là 51.5% và 80.7% điều này cũng phù hợp với độ tuổi của các đối tượng nghiên cứu.Tỷ lệ ly dị, lythân rất cao ở nhóm PNBD (43.5%), thấp ở nhóm MSM (6.0%) Tỷ lệ sống chung nhưng không kết hôn caonhất thuộc về nhóm PNBD (5.5%) còn lại các nhóm NCMT và MSM lần lượt là 2.5% và 1.0%

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV:

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở quần thể TCMT là 6,5% (13/200) thấp hơn tỷ lệ hiện nhiễm toàn quốc năm 2011(13,4%); PNBD là 2% (4/200) thấp hơn tỷ lệ hiện nhiễm toàn quốc năm 2011 (2,97%), cao hơn so với cácnăm 2010 & 2011(2010: 1.5; 2011: 0.7) ở Khánh Hòa, tỷ lệ hiện nhiễm của MSM là 1,3% (4/300) thấp hơnnăm 2011 ở TP Hồ Chí Minh(14%), Hà Nội (6,7%), An Giang (3%), nhưng cao hơn năm 2011 của KhánhHòa (1%)

5 QHTD với GBD trong 12 tháng qua 51 25.5

Tỷ lệ TCMT ở đối tượng PNBD và MSM tương đối thấp (2% và 4,66%), tuổi TCMT ở tất cả các nhómđều rất trẻ đa số dưới 30 tuổi Trên 70% các đối tượng đã từng TCMT có thâm niên TCMT trên 3 năm Tỷ lệ

đã từng dùng chung BKT ở nhóm TCMT là 32%, MSM là 33.3% Tỷ lệ dùng BCS ở tất cả các lần khi bándâm ở PNBD và MSM là 54,5% và 55,9%, vẫn còn 8,5 % PNBD và 8,8% MSM không bao giờ dung BCS khibán dâm

Tiếp cận các dịch vụ:

STT Loại dịch vụ nTCMT % nPNBD % n MSM %

1 Biết nơi TV&XN HIV 163 81.5 172 86.0 143 47.7

2 XN HIV biết kết quả trong 12 tháng qua 100 50.0 121 60.5 87 29.0

3 Từng khám STIs trong 3 tháng qua 47 23.5 127 63.5 63 21.0

4 Nhận BKT sạch trong vòng 6 tháng qua 146 73.0 153 67.5 5 35.7

5 Nhận BCS miễn phí trong 6 tháng qua 6 3.0 174 87.0 81 27.0

6 Điều trị ARV 6/13 46.2 1/4 25.0 0/4 0.0

7 Tham gia điều tra 68 34.0 63 31.5 62 20.7

Tỷ lệ biết nơi tư vấn xét nghiệm HIV cao nhưng tỷ lệ xét nghiệm và biết kết quả xét nghiệm HIV trong 12

Trang 21

tháng qua đều thấp hơn ở tất cà các nhóm

Cần tiếp tục triển khai GSTĐ kết hợp với khảo sát hành vi ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại KhánhHòa trong những năm tiếp theo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Y tế-Cục phòng, chống HIV/AIDS (2011), “Báo cáo Tình hình dịch nhiễm HIV toàn quốc năm 2011”

2 Bộ Y tế-Cục phòng, chống HIV/AIDS (2011), “Báo cáo kết quả Thí điểm lồng ghép một số câu hỏihành vi vào chương trình giám sát trọng điểm HIV/STI trong các nhóm nguy cơ cao ở Việt Nam năm 2011

3 Dự án Phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam-Ban chỉ đạo dự án tỉnh Khánh Hòa (2012) “Kế hoạch hoạtđộng năm 2012”

4 Nguyễn Trần Hiển, (2010) “Tình hình chiều hướng nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam”, Báocáo tại Hội nghị khoa học toàn quốc về HIV/AIDS lần thứ IV

5 Sở Y tế Khánh Hòa-Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS (2012) “Báo cáo công tác phòng, chốngHIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa đến 31/6/2012”

6 Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm(2012) ”Chiến lược quốcgia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” ngày 25/5/2012

ĐIỀU TRA HÀNH VI PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TRONG NHÓM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TẠI TIỀN GIANG NĂM 2012

Trong lần QHTD gần nhất: 37,1% NCMT có sử dụng BCS với vợ, người yêu; 52% sử dụng BCS với GMD

và 31,6% sử dụng BCS với bạn tình bất chợt.

Tỷ lệ luôn sử dụng BCS: với vợ, người yêu dưới 30%, với GMD 48,7%, với bạn tình bất chợt 29,4%

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong năm 2012 là 6,5%, tỷ lệ mắc Giang mai là 1,5%, mắc Lậu 3,5% và Chlamydia

Trang 22

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 30/12/2011, cả nước hiện có 197.335 người nhiễm HIV hiện còn sống, trong

đó có 48.720 bệnh nhân AIDS và đã có 52.325 người tử vong do HIV/AIDS

Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây truyền trong số người nhiễm HIV được báo cáo trong năm

2011 cho thấy: lây truyền qua đường máu chiếm tỷ lệ cao nhất 46,7%, tỷ lệ này có giảm hơn 3% so với cùng

kỳ năm 2010 Phân tích tỷ lệ người nhiễm HIV theo đối tượng, người nghiện chích ma tuý chiếm chủ yếu41%

Xu hướng nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tiếp tục có xu hướng giảm, năm 2011 tỷ lệ nhiễmHIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại cộng đồng là 13,4%, năm 2010 tỷ lệ này là 17,24% Tuy nhiên một

số tỉnh tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vẫn còn rất cao như Điện Biên 45,7%, Hồ Chí Minh39,3%, các tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV cao Thái Nguyên 25,9%, Quảng Ninh 24,8%, Hà Nội 20,7%, Cần Thơ20% Về tình hình sử dụng chung bơm kim tiêm trong nhóm nghiện chích ma túy ở các tỉnh triển khai giámsát hành vi cho thấy tỷ lệ người nghiện chích ma túy cho biết sử dụng chung bơm kim tiêm trong lần gầnnhất này vẫn còn cao ở các tỉnh Bình Dương (57,9%), Nghệ An (42%), TP Hồ Chí Minh (39,3%), Đà Nẵng(39%), Cà Mau (36,5%), Quảng Trị (36,3%), Thanh Hóa (27,7%), Hải Dương (25,7%), với tỷ lệ này cho thấyhành vi nguy cơ lây truyền HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vẫn rất cao và tiềm ẩn nguy cơ làm tăng tỷ

lệ nhiễm HIV trong nhóm này

Tại Tiền Giang tính đến cuối năm 2011 đã phát hiện 3.212 trường hợp nhiễm HIV, 1.123 chuyển AIDS và

687 người tử vong do HIV/AIDS

Phân tích trong số người nhiễm HIV, người nghiện chích ma túy chiếm tỷ lệ cao nhất là 18,7%, nhữngđối tượng khác chiếm tỷ lệ thấp

Hoạt động can thiệp giảm tác hại trên nhóm NCMT có nhiều tiến bộ với bình quân mỗi người NCMT nhận

31 bơm kim tiêm (BKT) sạch/ tháng

Năm 2009, Tiền Giang tiến hành 01 cuộc điều tra trên nhóm NCMT cộng đồng Kết quả cho thấy tỷ lệhiện nhiễm HIV là 10% thấp hơn tỷ lệ hiện nhiễm NCMT trên toàn quốc và thấp hơn kết quả GSTĐ củanhóm NCMT trường trại (39%) Nghiên cứu cho thấy nhóm NCMT có hành vi tiêm chích ma túy sớm (cótrường hợp mới 15 tuổi), sử dụng lại BKT nhiều lần, có nhiều bạn tình, không thường xuyên sử dụng BCSvới bạn tình…đều là những hành vi dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV Nghiên cứu “Điều tra hành vi phòng chốngHIV/AIDS trong nhóm nghiện chích ma túy tại Tiền Giang năm 2012” với các mục tiêu sau:

Xác định một số đặc trưng cơ bản của nhóm nghiện chích ma túy ở Tiền Giang

Xác định tỷ lệ hiểu biết về HIV/AIDS và các tỷ lệ có liên quan đến lây nhiễm HIV (sử dụng chung BKT, tỷ

lệ sử dụng BCS…) ở nhóm nghiện chích ma tuý

Xác định tỷ lệ nhiễm HIV, Giang mai, Lậu và Chlamydia

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu: Điều tra cắt ngang.

Thời gian tiến hành: Từ 01 đến 30/06/2012.

Tiêu chuẩn nghiên cứu: Người NCMT được định nghĩa là những người đã từng sử dụng các loại ma

tuý không phải thuốc y tế kê đơn bằng cách tiêm trong 6 tháng qua, đang sinh sống ngoài cộng đồng

Phương pháp chọn mẫu:

Tiêu chuẩn chọn mẫu: Người có tiêm chích ma túy trong 6 tháng qua.

Cỡ mẫu cần điều tra là ít nhất 360 người Đối tượng NCMT được điều tra sẽ được chọn từ những tụđiểm đã được lập bản đồ và từ danh sách sẵn có (số đối tượng NCMT được quản lý tại tỉnh)

Phương pháp lấy mẫu: Dựa trên kết quả lập bản đồ Tuy nhiên, qua kết quả điều tra lập bản đồ năm

2012, số lượng người NCMT tại địa bàn < 360 người Vì vậy, phương án lấy mẫu toàn bộ nhóm NCMTđược lựa chọn

Phương pháp thu thập số liệu:

Đối tượng được phỏng vấn theo mẫu phiếu khảo sát

Lấy máu trích huyết thanh để xét nghiệm HIV và Giang mai tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TiềnGiang

Mẫu nước tiểu được thu thập, bảo quản ở nhiệt độ 00C được chuyển tiếp Viện Pasteur TP.HCM để xétnghiệm phát hiện Lậu và Chlamydia theo kỹ thuật PCR

Phương pháp xử lý số liệu:

Bộ câu hỏi mã hoá chuẩn để sử dụng cho điều tra cơ bản Toàn bộ phiếu được nhập vào máy tínhchương trình Epi Info 6.04 và xử lý bằng Stata 8.0

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Một số đặc trưng cơ bản của nhóm NCMT ở Tiền Giang năm 2012:

Mẫu nghiên cứu gồm 200 người NCMT, trong đó, 96,5% là nam giới, 3,5% là nữ giới, dân tộc Kinh chiếm100% đối tượng nghiên cứu

Về tính ngưỡng: đạo Phật 85,5%, đạo Tin Lành, Cao Đài chiếm tỷ lệ thấp 1,5%, Thiên chúa 5,0%, khôngtheo tôn giáo nào 8,0%

Tuổi trung bình của nhóm NCMT là 28 (n = 200) Tuy nhiên một số em mới 14 tuổi, ngược lại có người

Trang 23

tuổi khá cao là 62 tuổi So sánh với năm 2009, tuổi trung bình của người NCMT tăng hơn 3 tuổi.

Trình độ học vấn: Nhóm mù chữ và tiểu học chiếm đến 29,5% (trong đó 1% thuộc nhóm mù chữ), nhómtrung học cơ sở và trung học phổ thông 69,5%, chỉ 1% học đến cao đẳng, đại học So sánh với năm 2009,các tỷ lệ này tương đương

Về tình hình cư trú 89% (n= 200) sống với gia đình, sống một mình 7%, sống với bạn bè 3% và 1% sốnglang thang

Về tình trạng hôn nhân: Ở goá hoặc ly thân, ly dị chiếm 14%, chưa lập gia đình chiếm 67,5%, đang có

vợ, chồng hoặc sống chung không hôn nhân chiếm 18,5% So sánh với năm 2009, tỷ lệ NCMT sống với vợ,chồng giảm hơn 5%

Trong 12 tháng qua, người NCMT thường di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác để tìm nguồn thuốc, tìmbạn chích, tìm ổ chích…nên số NCMT đi khỏi tỉnh hơn 1 tháng đến các tỉnh lân cận như: Tp Hồ Chí Minh,Vĩnh Long, Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre, Long An, An Giang… chiếm 31,5% Đặc biệt có 26,5% NCMT từng

có tiêm chích ma túy ở các tỉnh, thành phố khác, vì vậy nguy cơ lây lan HIV giữa các địa phương với nhau làđáng báo động

Do trình độ văn hóa khá thấp nên NCMT “không đọc báo” chiếm 53,5% và chỉ có 9% đọc báo hàng ngày.Tuy nhiên, trong số người có đọc báo, tỷ lệ người đọc được thông tin về HIV chiếm tỷ lệ khá cao 67,7%.Tình hình nghe đài cũng tương tự với tình hình đọc báo với 58% “không nghe đài”, có nghe đài hàngngày chiếm 12% tổng số NCMT Trong số người có nghe đài, tỷ lệ người nghe được thông tin về HIV chiếm

tỷ lệ khá cao 84,5%

Truyền hình là hình thức truyền thông được “quan tâm” nhiều nhất với tỷ lệ 64% xem ti vi hàng ngày, sốkhông xem ti vi chiếm tỉ lệ rất thấp 5,5% Trong số người có xem ti vi, tỷ lệ người xem được thông tin về HIVchiếm tỷ lệ 66,1%

So sánh với năm 2009, tỷ lệ người NCMT tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng có khuynh hướnggiảm

Công tác truyền thông giữ vai trò rất quan trọng trong việc làm thay đổi các hành vi nguy cơ trong phòngchống HIV/AIDS Nhóm NCMT tham gia hoạt động truyền thông với 66,1% (n= 56) tham gia họp đồng đẳng

và 26,8% tham gia mít tinh, hội họp, diễu hành, nhưng các tỷ lệ này đều thấp hơn so với năm 2009

Tỷ lệ người NCMT nhận được các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS của các chương trình, dự án của tỉnhhiện còn khá khiêm tốn: 43% nhận được BCS; 50% nhận được BKT; 35,5% nhận được tờ rơi có thông tin

về HIV/AIDS và chỉ có 2% được giới thiệu đến các dịch vụ khám chữa các BLTQĐTD Các tỷ lệ này đềuthấp hơn so sánh với năm 2009

Người NCMT nhận được các thông tin về HIV/AIDS chủ yếu qua lực lượng GDVĐĐ chiếm 37,5%, từ bạnchích là 35,5%, từ cán bộ y tế 16%; từ cán bộ các đoàn thể là 6% và 10,5% từ sinh hoạt câu lạc bộ

Kiến thức, thái độ liên quan đến bệnh lây qua đường tình dục (BLTQĐTD) và HIV trong nhóm NCMT năm 2012:

Mắc BLTQĐTD là yếu tố thuận lợi cho nhiễm HIV do tạo ngõ vào hoặc làm suy giảm miễn dịch Quakhảo sát năm 2012, 45% (n = 200) người NCMT biết đúng ít nhất một triệu chứng của BLTQĐTD, điều nàyrất quan trọng vì biết được triệu chứng có thể giúp người NCMT tự phát hiện bệnh và đi khám bác sĩ kịpthời

Có 77,1% (n= 175) số NCMT biết rằng dùng bao cao su (BCS) khi quan hệ tình dục (QHTD); 16% biếtchung thủy với 1 bạn tình; 16% biết không sử dụng chung BKT có thể giúp hạn chế lây nhiễm HIV Tuynhiên, chỉ có 13,7% số NCMT biết đúng cả 3 cách phòng lây nhiễm HIV như trên Nhìn chung có sự suygiảm lớn kiến thức về biện pháp sử dụng BCS và BKT so với năm 2009

Tỷ lệ NCMT hiểu chưa đúng về các đường lây truyền HIV chiếm tỷ lệ khá cao 17,1% Có 5,1% số NCMTcho rằng ăn chung và 19,4% số NCMT cho rằng muỗi đốt có thể lây truyền HIV

Qua khảo sát 47,4% người NCMT cho rằng họ có nguy cơ đã bị nhiễm HIV; 36,7% cho rằng không cónguy cơ và 15,8% không biết có nguy cơ hay không

Có 97% NCMT biết nơi có thể mua hoặc lấy BKT và BCS Nhà thuốc là nơi được biết đến nhiều nhất với72,7%, 37% biết qua GDVĐĐ Bạn chích cũng là nguồn có thể lấy BKT và nhà hàng- khách sạn là nguồncung cấp BCS cho NCMT

Tình hình sử dụng chất gây nghiện ở nhóm NCMT năm 2012:

Uống nhiều rượu/bia ảnh hưởng tới năng lực quyết đoán và hành vi ứng xử của nhóm NCMT, rượu bia

có thể khiến họ quên hoặc khinh xuất không sử dụng BKT sạch khi tiêm chích cũng như không sử dụngBCS khi QHTD Đáng ngại là tới 88% (n = 200) NCMT có uống rượu bia

Người NCMT nguy cơ nhiễm HIV cho bản thân và lây cho người khác càng cao do khả năng bị lây qua

cả đường tình dục lẫn đường tiêm chích Qua khảo sát năm 2012 loại thuốc gây nghiện thường được sửdụng nhiều nhất là heroin 98%; thuốc lắc 15%; thuốc an thần 9%; thuốc phiện 9,5%

Tuổi bắt đầu tiêm ma túy rất gần với tuổi bắt đầu có sử dụng ma túy, cho thấy không lâu sau khi sử dụng

ma túy người nghiện nhanh chóng chuyển qua tiêm chích ma túy

Số NCMT từng đi cai nghiện chiếm tỷ lệ khá cao 19%, trung bình số lần được đưa đi cai nghiện là 1 lần.Tuy nhiên cũng có trường hợp phải đi cai nghiện 4 lần vẫn chưa thể ngưng sử dụng ma túy

Có 43% người NCMT phải tiêm heroin ít nhất 1 lần trong ngày và dưới 13% phải tiêm ít nhất 1 lần trong

Trang 24

Quan hệ tình dục và sử dụng bao cao su ở nhóm NCMT năm 2012:

QHTD càng sớm thì nguy cơ mắc các BLTQĐTD và HIV càng cao, đặc biệt khi có nhiều bạn tình Trungbình tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở nhóm NCMT ở Tiền Giang là 18,6 tuổi, cá biệt có người NCMT quan hệlần đầu lúc 12 tuổi

Mỗi NCMT có trung bình 4 bạn tình (vợ, người yêu/ GMD/ bạn tình bất chợt) trong 12 tháng qua, tuynhiên, có thể không có bạn tình nào hoặc kỷ lục của một người NCMT là có 90 bạn tình trong năm qua Kếtquả này phù hợp với các cuộc truy quét quyết liệt của các lực lượng phòng chống tệ nạn xã hội tại TiềnGiang trong thời gian qua và phù hợp với diễn biến tự nhiên về nhu cầu tình dục của người NCMT, càngNCMT lâu năm thì nhu cầu tình dục càng ít

Mỗi người NCMT có trung bình 2 người bạn tình là vợ/ người yêu trong 12 tháng qua, tuy nhiên, cũng cóthể không có vợ, người yêu, hoặc có thể có đến 50 người khác nhau trong năm

Mỗi NCMT có trung bình khoảng 1 người bạn tình là gái mại dâm (GMD) trong 12 tháng qua, tuy nhiên,cũng có NCMT có quan hệ với 20 GMD khác nhau

Mỗi NCMT có trung bình 1 người bạn tình là bạn tình bất chợt trong 12 tháng qua, tuy nhiên, cũng cóNCMT có đến 20 bạn tình bất chợt khác nhau/ năm

Sử dụng BCS với vợ, người yêu:

Có 37,1% (n= 143) NCMT có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với vợ, người yêu, BCS có được từmua ở nhà thuốc và do GDVĐĐ cung cấp Những NCMT không sử dụng BCS do họ không thích hay thấykhông cần thiết sử dụng Tỷ lệ luôn sử dụng hay thường xuyên sử dụng BCS còn thấp chưa đến 30%

Sử dụng BCS với GMD:

Có 52% (n= 76) người NCMT sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với GMD, BCS có được từ mua ởnhà thuốc, ở nhà hàng- khách sạn và do GDVĐĐ cung cấp Những NCMT không sử dụng BCS do họ khôngthích hay thấy không cần thiết sử dụng Tỷ lệ luôn sử dụng hay thường xuyên sử dụng BCS chiếm 48,7%

Sử dụng BCS với bạn tình bất chợt:

Có 31,6% (n= 57) NCMT có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với bạn tình bất chợt, BCS có được

từ mua ở nhà thuốc, nhà hàng- khách sạn hay do GDVĐĐ cung cấp NCMT không sử dụng BCS do họkhông thích hoặc thấy không cần thiết sử dụng Tỷ lệ luôn sử dụng hay thường xuyên sử dụng BCS cònthấp là 29,4%

Sử dụng BCS thường xuyên và đúng cách khi QHTD đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phòng lâynhiễm HIV và các BLTQĐTD, đặc biệt người NCMT có rất nhiều loại bạn tình Ưu điểm là nhóm NCMT rất

có ý thức trong việc sử dụng BCS với 52,6% (n= 76) khi quan hệ với GMD nhưng chỉ 31,6% (n= 57) với bạntình bất chợt và chỉ 37,1% đối với vợ/người yêu trong lần QHTD gần đây nhất Vì vậy cần đẩy mạnh côngtác truyền thông sử dụng BCS với bạn tình bất chợt và với vợ,chồng/người yêu

Chỉ hơn 40% NCMT nhận BCS miễn phí từ các GDVĐĐ, điều này chứng tỏ công tác tiếp cận để cấpphát BCS miễn phí của mạng lưới GDVĐĐ ở Tiền Giang hoạt động kém hiệu quả hơn so với năm 2009 SốNCMT không được phát BCS thì mua ở cửa hàng dược phẩm hoặc lấy BCS từ nhà hàng- khách sạn Nhãnhiệu BCS được sử dụng nhiều nhất là OK với 50-70% số NCMT sử dụng Bao cao su nhãn hiệu VIP cũngđược sử dụng nhưng với tỉ lệ thấp không đáng kể Khi quan hệ với các loại bạn tình, người NCMT đều tự ýthức sử dụng BCS với khoảng trên 70% tự quyết định sử dụng BCS

Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm là vẫn có hơn 52% số NCMT không bao giờ sử dụng BCS đối với bạntình bất chợt và gần 48% không bao giờ sử dụng BCS đối với vợ,chồng/người yêu, số liệu này thấp hơn sovới năm 2009, cho thấy hiệu quả chương trình can thiệp giảm tác hại nhằm tăng tỷ lệ sử dụng BCS trongthời gian 2009-2012 giảm hơn so với trước đây Khi được hỏi lý do không sử dụng BCS khi QHTD với cácloại bạn tình thì lý do chính là không thấy cần thiết ở cả 3 nhóm (vợ/người yêu, bạn tình bất chợt, GMD)

Tình hình nhiễm HIV và bệnh lây qua đường tình dục ở NCMT:

Có 12,5% (n = 200) NCMT tường thuật có triệu chứng của BLQĐTD trong 12 tháng qua như đau, loét,sùi hay chảy mủ đường sinh dục, trong đó 28% đến cơ sở đến cơ sở y tế nhà nước và 12% đến y tế tưnhân để được khám và điều trị Có 28% được tư vấn sử dụng BCS, tuy nhiên chỉ gần 24% trong số có triệuchứng BLQĐTD ngừng QHTD và 12% dùng BCS khi quan hệ trong thời gian có triệu chứng, do đó, khảnăng làm lây truyền BLTQĐTD và HIV cho vợ, người yêu cũng như gái mại dâm và bạn tình bất chợt là rấtcao, vì vậy chúng ta cần có những biện pháp quản lý, tuyên truyền và điều trị STI tốt hơn nữa Tỷ lệ mắcGiang mai là 1,5%, tỷ lệ mắc Lậu 3,5% và Chlamydia là 2%

Ngoài ra, tất cả NCMT được khảo sát đều nhận được hỗ trợ về phòng chống HIV dưới nhiều hình thứckhác nhau như bao cao su, tờ bướm, tờ rơi, được thông tin giáo dục truyền thông về phòng chống HIV/AIDS

từ đồng đẳng viên, cán bộ y tế hay cán bộ các ban ngành đoàn thể; được giới thiệu đi khám chữa BLQĐTD.Chỉ 24,5% (n = 200) NCMT được khảo sát đã từng đi xét nghiệm HIV Điều này cho thấy cần tăng cườngquảng bá dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như

Trang 25

qua một số kênh khác như mạng lưới đồng đẳng viên, cộng tác viên, y bác sĩ ở các cơ sở y tế Trong sốngười NCMT có đi làm xét nghiệm (n = 49) thì 59,2% là tự nguyện còn hơn 40% còn lại là do được yêu cầu.

Đa số NCMT (61,2%) khi đi xét nghiệm đều nhận được kết quả Tỷ lệ được tư vấn trước và sau xét nghiệmcũng chưa cao, với 69,4% được tư vấn trước và 51% được tư vấn sau xét nghiệm Tỷ lệ HIV dương tínhtrong nhóm NCMT lần khảo sát này là 6,5% (n=200) thấp hơn năm 2009

Nhiễm HIV và các BLTQĐTD của nhóm NCMT ở Tiền Giang 2009 và 2012

Giang mai Dương tínhÂm tính 190 97,92,1 200 98,51,5

Lậu Dương tínhÂm tính 200 96,53,5

Chlamydia Dương tínhÂm tính 200 98,02,0

HIV Dương tínhÂm tính 190 10,090,0 200 93,56,5

KẾT LUẬN

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong năm 2012 là 6,5% thấp hơn tỷ lệ nhiễm HIV trong nghiên cứu năm 2009 củanhóm NCMT tại tỉnh và thấp hơn tỷ lệ nhiễm năm 2011 của TPHCM là 40% Tuy nhiên, do cách chọn mẫu làchỉ giới hạn trong địa bàn 4 huyện can thiệp và do ảnh hưởng của nhiều đợt truy quét tệ nạn quyết liệt, nênnhiều điểm nóng NCMT phân tán hơn và có nhiều khả năng khó tiếp cận điều tra được những NCMT cónguy cơ bị nhiễm HIV cao hơn, cho nên tỷ lệ hiện nhiễm HIV này có thể thấp hơn thực tế ở Tiền Giang.Nghiên cứu cho thấy nhóm NCMT có hành vi tiêm chích ma túy sớm (có trường hợp mới 14 tuổi), sửdụng BKT nhiều lần không súc rửa, có nhiều bạn tình, không thường xuyên sử dụng BCS với bạn tình…đều

là những hành vi dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV

Chương trình can thiệp giảm tác hại (cấp phát BKT, BCS….) là một chương trình khá thành công và hữuhiệu ở nhiều nước trên thế giới, trong việc phòng ngừa HIV/STI, các chỉ số qua kết quả điều tra năm 2009khá lạc quan nhưng hầu hết chỉ số này đều theo chiều hướng kém hơn trong năm 2012 Do đó, cần xem xétlại hiệu quả hoạt động của nhóm GDVĐĐ nghiện chích ma túy và có thể cần tiến hành đánh giá và tuyểnmới lại lực lượng này Do vậy các chương trình dự phòng và can thiệp vẫn cần phải được cải thiện hơnnữa

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ DÂN SỐ, XÃ HỘI VÀ HÀNH VI PHÒNG CHỐNG

HIV/AIDS CỦA NHÓM NAM QUAN HỆ ĐỒNG TÍNH (MSM)

TẠI TIỀN GIANG NĂM 2011

Trần Thị Thủy Hà

TT Phòng, chống HIV/AIDS TG

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Tiền Giang trên 400 MSM cộng đồng.

Trong lần QHTD gần nhất: 40% MSM có sử dụng BCS với bạn tình nam có nhận tiền; 27% có sử dụng với nam bán dâm, 40% với bạn tình thường xuyên nam

Tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS: với bạn tình nam có nhận tiền 32,2%, với nam bán dâm 15,4%, với bạn tình thường xuyên nam 30,5%

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV là 2,5%, tỷ lệ phát hiện Lậu sinh dục 0,5%, Lậu trực tràng 0,75% và Chlamydia là 26,5%

SUMMARY

The study was conducted on 400 MSM in community in Tien Giang province.

In the first sexual intercourse: 40% MSM used condom with paid-partner, 27% used condom with male prostitutes, 40% used condom with regular male sex partners.

Prevalence of regular condom usage: 32.2% with paid male partner, 15.4% with male prostitutes, 30.5% with regular male partners.

HIV prevalence is 2.5%, genital gonorrhea prevalence is 0.5%, rectal gonorrhea prevalence is 0.75% and Chlamydia prevalence is 26.5%

Trang 26

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tình dục giữa nam với nam xuất hiện ở tất cả các xã hội, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, những hành vinày phần lớn thường bị xã hội kỳ thị Tình dục đồng giới nam nếu không sử dụng các biện pháp bảo vệ, cónguy cơ lây nhiễm HIV rất cao Cho dù con số có thể khác nhau giữa các quốc gia và các khu vực, nhưng ítnhất 5-10% các ca nhiễm HIV trên toàn thế giới là do quan hệ tình dục đồng giới nam Ở châu Á, nam cóquan hệ tình dục đồng giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi HIV Ước tính tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong quần thể này

ở Phnom Penh, Campuchia là 14%; ở Andrha Pradesh, Ấn Độ là 16%; và ở Bangkok, Thái Lan lên tới 28%.Những người nam quan hệ tình dục không an toàn với nam cũng có thể quan hệ tình dục không an toàn vớiphụ nữ Bằng cách đó, họ đã trở thành cầu nối lây truyền vi-rút cho các cộng đồng dân cư

Theo kết quả Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam 2006), tỉ lệ hiện nhiễm HIV ở nhóm MSM dao động rất lớn 9,4% (Hà Nội), 5,3% (TP HCM) Tỉ lệ có sử dụngbao cao su thường xuyên trong tháng qua với mại dâm nam trong là 24,4%; với bạn tình thường xuyên nam

Tỷ lệ nhiễm nam / nữ xấp xỉ: 2/1 (Nam: 66,26%, Nữ: 33,74%)

Phân tích trong tổng số đối tượng nhiễm HIV cho thấy nhóm, nghiện chích ma túy chiếm tỷ lệ cao nhất18,77%, bệnh nhân lao 13,27%, bệnh nhân nghi AIDS 15,85%, phạm nhân chiếm tỷ lệ 4,62%, bệnh nhânhoa liễu 3,33%, những đối tượng khác chiếm tỷ lệ thấp Nguy cơ lây nhiễm qua đường máu chiếm 21,99%,qua quan hệ tình dục chiếm 40,23% số trường hợp phát hiện, điều này cho thấy đã có sự chuyển dịch nguy

cơ lây nhiễm qua đường máu là chính sang xu hướng qua quan hệ tình dục

Theo số liệu điều tra vẽ bản đồ năm 2010 của ngành y tế cho thấy có khoảng 544 MSM hiện đang sinhsống tại tỉnh tập trung nhiều nhất tại TP Mỹ Tho và Thị xã Gò Công Tuy nhiên, từ trước đến nay, chúng tavẫn chưa thể tiếp cận nhóm đối tượng này để tìm hiểu hành vi nguy cơ và giúp họ thay đổi những hành vinày

Nhằm tìm hiểu một số đặc điểm về dân số, văn hóa, xã hội, kiến thức HIV/AIDS, hành vi tình dục và thựchành sử dụng bao cao su, tỉ lệ hiện nhiễm HIV và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục của nhómMSM để đưa ra những biện pháp hạn chế lây nhiễm HIV hữu hiệu cho nhóm đối tượng này, được sự tài trợcủa Dự án Phòng, chống HIV/AIDS do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Tiềngiang tiến hành đề tài nghiên cứu: “Một số đặc điểm về dân số, xã hội và hành vi phòng, chống HIV/AIDScủa nhóm nam có quan hệ đồng tính (MSM) tại Tiền Giang năm 2011” với những mục tiêu như sau:

- Xác định một số đặc điểm về dân số, xã hội, kiến thức về HIV/AIDS, hành vi tình dục và thực hành sửdụng bao cao su của nhóm MSM

- Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV và các BLTQĐTD của nhóm MSM

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Thiết kế nghiên cứu: Điều tra cắt ngang.

2 Thời gian tiến hành: Từ tháng 07/2011 đến tháng 11/2011.

3 Tiêu chuẩn nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những người nam có quan hệ tình dục (miệng hoặc hậu môn) với bạn tình namtrong 12 tháng qua, bao gồm:

Những người nam tự nhận là người đồng tính (gay) và người lưỡng tính (bi-sexual)

Những người nam tự nhận là dị tính (heterosexual) nhưng có quan hệ tình dục cùng giới

Nhóm nam vị thành niên (dưới 18 tuổi) có quan hệ tình dục đồng giới

Những người nam có ham muốn tình dục cùng giới lẫn những người quan hệ tình dục đồng giới do bịcưỡng ép (nam bán dâm…)

sử dụng phương pháp hòn tuyết lăn để lấy đủ MSM mỗi cụm.

- Tuy nhiên, qua kết quả điều tra lập bản đồ năm 2011, số lượng MSM tại địa bàn tối đa khoảng 500

người Vì vậy, phương án lấy mẫu toàn bộ nhóm MSM được lựa chọn.

5 Phương pháp thu thập số liệu

Đối tượng được phỏng vấn theo mẫu phiếu khảo sát, được xét nghiệm HIV tại Trung tâm Phòng, chốngHIV/AIDS Tiền Giang Dịch sinh dục và hậu môn được soi tươi và cấy tìm vi khuẩn Lậu, xét nghiệm miễn

Trang 27

dịch phát hiện Chlamydia do phòng xét nghiệm Viện Pasteur TP HCM thực hiện.

6 Phương pháp xử lý số liệu

Bộ câu hỏi mã hoá chuẩn để sử dụng cho điều tra cơ bản Toàn bộ phiếu được nhập bằng chương trìnhEpidata 3.1 và xử lý bằng chương trình Epi Info 6.04 và Stata 8.0

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1 Một số đặc trưng cơ bản của nhóm MSM ở Tiền Giang

Mẫu nghiên cứu gồm 400 MSM, dân tộc Kinh chiếm 98,5% đối tượng nghiên cứu

Về tính ngưỡng, đạo Phật 74,8%, số theo tôn giáo khác như Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài chiếm tỷ lệthấp 2,4%; Thiên chúa 5%; không theo tôn giáo 18,0%

Tuổi trung bình là 25 (n = 400) Tuy nhiên một số em mới 16 tuổi, ngược lại có người tuổi khá cao là 59tuổi Nhóm tuổi < 20 chiếm tỷ lệ cao nhất 36,5%; nhóm 20 – 24 và trên 30 tuổi cũng chiếm tỷ lệ khá caokhoảng 25% cho mỗi nhóm

Trong tổng số MSM tham gia khảo sát, các anh có trình độ học vấn thuộc nhóm mù chữ và tiểu họcchiếm 17,8% trong đó có 2,8% thuộc nhóm mù chữ, nhóm trung học cơ sở 43,3%, trung học phổ thông32,5%, và 6,5% số anh học đến cao đẳng, đại học

Về tình hình cư trú 95,4% (n = 393) MSM là người sinh sống lâu năm tại tỉnh; 4,6% từ tỉnh khác chuyểnđến

Hiện 77,4% MSM sống với gia đình, số MSM sống một mình 10,0%, số sống với bạn bè 3,0%, sống vớibạn tình nam 6,3% và 3,3% sống với vợ, bạn tình nữ

Về tình trạng hôn nhân, số MSM đã từng kết hôn với phụ nữ chiếm 12,7% (trong đó ở góa hoặc ly thân,

ly dị chiếm 8,2%, số MSM đang có vợ chiếm 4,5%), số MSM chưa lập gia đình chiếm 79,8%, sống như vợchồng với bạn tình nam 7,5%

Uống nhiều rượu/ bia ảnh hưởng đến năng lực quyết đoán và hành vi ứng xử của mọi người nói chung

và đặc biệt ở nhóm MSM, rượu bia cũng có thể khiến cho họ quên hoặc khinh xuất không sử dụng BKTsạch khi tiêm chích cũng như không sử dụng BCS khi QHTD Đáng ngại là tới 51,1% (n = 400) các anhđược khảo sát có uống rượu bia hàng ngày hoặc cách 2 – 3 ngày/ lần

Thu nhập hàng tháng của nhóm MSM khá cao với 55,4% có thu nhập trên 2 triệu đồng / tháng và 27,9%

có thu nhập từ 1 – 2 triệu đồng/ tháng

2 Kiến thức, thái độ về BLTQĐTD và HIV trong nhóm MSM

Mắc các BLTQĐTD là yếu tố thuận lợi cho HIV tạo ngõ vào hoặc làm suy giảm miễn dịch Qua khảo sát,55,3% (n= 400) biết ít nhất một triệu chứng của BLTQĐTD, điều này rất quan trọng vì biết được triệu chứng

có thể giúp người MSM tự phát hiện bệnh và đi khám bác sĩ kịp thời

MSM có nghe các thông tin về HIV/AIDS trước đó chiếm 93,3% Trong đó, có 88,5% (n= 400) biết nên sửdụng bao cao su (BCS) khi quan hệ tình dục (QHTD); 70,2% biết chung thủy với một bạn tình; 90,0% biếtkhông sử dụng chung BKT có thể giúp hạn chế lây nhiễm HIV Đặc biệt là có đến 64,7% số MSM biết đúng

cả 3 cách phòng lây nhiễm HIV như trên, đây là một tỷ lệ cao hơn nhiều so với nhóm PNMD và NCMT ởTiền Giang trong các cuộc khảo sát trước đó

Tỷ lệ MSM hiểu chưa đúng về các đường lây nhiễm HIV chiếm tỷ lệ khá cao 37,7% Có 14% số MSMcho rằng ăn chung và có 32,5% số MSM cho rằng muỗi đốt có thể lây truyền HIV

Qua khảo sát 38,9% cho rằng họ có nguy cơ đã bị nhiễm HIV; 54,2% cho rằng không có nguy cơ và6,9% không biết có nguy cơ hay không

Trên 94% người MSM biết nơi có thể mua hoặc lấy BCS Nhà thuốc là nơi được biết nhiều nhất với 85%,trên 36% biết các cơ sở y tế, 3,7% qua GDVĐĐ và 22,2% biết có thể lấy BCS từ nhà hàng - khách sạn vàcác nơi khác

Tuy nhiên, để có hiểu biết về các biện pháp phòng tránh HIV và phản đối các quan niệm sai lầm về cácđường lây truyền HIV chỉ có 7,0%

Tuổi bắt đầu có sử dụng ma túy là 20 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 14 và nhiều nhất là 45 tuổi Có 8 người chiếm2% nhóm MSM có tiêm chích ma túy trong tháng qua

Tỷ lệ người MSM có sử dụng chung BKT với bạn chích chiếm 37,5% là tỷ lệ khá cao, trong số 25%người luôn sử dụng chung BKT với người khác Trong lần tiêm chích gần đây nhất chỉ có 50,0% người có

sử dụng BKT sạch

4 Quan hệ tình dục, sử dụng BCS với bạn tình nam của MSM

Quan hệ tình dục càng sớm thì nguy cơ mắc các BLTQĐTD và HIV càng cao, đặc biệt khi đi kèm vớinhiều bạn tình Trung bình tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở nhóm MSM ở Tiền Giang là 17,5, cá biệt cóngười QHTD lần đầu lúc 11 tuổi và nhiều nhất là 29 tuổi

Trang 28

Xu hướng quan hệ tình dục khá phức tạp: 43,4% chỉ thích bạn tình nam, 31,5% thích bạn tình là namhơn nữ, thích nam nữ như nhau hoặc thích nữ hơn chiếm 25,1%.

Điều này cũng được thể hiện qua 80,3% tự nhận mình là “bóng kín”, 8,0% tự nhận mình là “bóng lộ” và11,8% cho mình là “đàn ông đích thực”

Bạn tình khi QHTD lần đầu là nam chiếm 65,5%, là nữ chiếm 34,2%, 0,3% là người chuyển giới Trongtháng qua hơn 70,0% có bạn tình là nam giới Trong quan hệ tình dục 32,3% luôn là “người cho”; 16,7%luôn là “người nhận”, 17,8% không có QHTD qua đường hậu môn với bạn tình nam trong 12 tháng qua.Bình quân, trong tháng MSM có 01 bạn tình nam, số lượng bạn tình nam tối đa là 20 người

Gần 30% bán dâm cho nam giới với QHTD có nhận tiền Trong số đó 12% MSM có lượng khách hàngnam khá cao (≥ 04 người/ tháng) Ngược lại, có 6,5% MSM mua dâm với nam trong 3 tháng qua, trong đó5,3% có QHTD với ≥ 02 người/ tháng

Gần 65% có bạn tình thường xuyên là nam giới trong 3 tháng qua, trong đó 40% có từ 1 – 2 người; 25%

có từ 3 người trở lên

Có 91,3% có QHTD qua đường miệng với bạn tình nam trong 3 tháng qua và 4,3% có QHTD với ngườinước ngoài (kể cả Việt kiều) trong 12 tháng qua (n= 400)

 Sử dụng BCS trong QHTD có nhận tiền với bạn tình nam

Gần 40% (n= 118) người có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất có nhận tiền với bạn tình nam Tỷ lệthường xuyên sử dụng BCS (≥ 80% số lần có QHTD) với bạn tình nam còn thấp đạt 32,2%

 Sử dụng BCS trong QHTD với mại dâm nam:

Gần 27% (n= 26) người MSM có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với nam bán dâm Tỷ lệ thườngxuyên sử dụng BCS (≥ 80% số lần có QHTD) với mại dâm nam còn thấp đạt 15,4%

 Sử dụng BCS trong QHTD với bạn tình thường xuyên nam:

Gần 40% (n= 279) người MSM có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với bạn tình thường xuyênnam trong 3 tháng qua Tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS (≥ 80% số lần có QHTD) với bạn tình thườngxuyên nam còn thấp 30,5%

Việc sử dụng BCS thường xuyên và đúng cách khi QHTD đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phònglây nhiễm HIV và các BLTQĐTD, đặc biệt là ở người MSM có nhiều loại bạn tình Tuy nhiên, việc sử dụngBCS thường xuyên của nhóm MSM khi QHTD với nam mại dâm chỉ hơn 15% (n= 26), với bạn tình thườngxuyên hơn 30% (n= 279) và chỉ 32% (n= 118) với QHTD có nhận tiền là một vấn đề đáng quan ngại Vì vậycần đẩy mạnh công tác truyền thông sử dụng BCS với tất cả các loại bạn tình ở nhóm MSM

5 Quan hệ tình dục, sử dụng BCS với bạn tình nữ của MSM

Xu hướng QHTD nhóm MSM khá phức tạp với những người thích nam nữ như nhau hoặc thích nữ hơnnam chiếm đến 25,1%

Có 37% có QHTD với bạn tình nữ, 12% với PNMD, 2,8% có QHTD nhận tiền với bạn tình nữ và 32,8%

có QHTD với bạn tình nữ thường xuyên trong 12 tháng qua

 Sử dụng BCS trong QHTD có nhận tiền với bạn tình nữ trong 12 tháng qua:

Có 63,6% (n= 11) người có sử dụng BCS trong lần QHTD có nhận tiền gần đây nhất với bạn tình nữ Tỷ

lệ thường xuyên sử dụng BCS với bạn tình nữ đạt 90,9%

 Sử dụng BCS trong QHTD với phu nữ mại dâm trong 12 tháng qua:

Có 37,5% (n= 48) người có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với phụ nữ mại dâm Tỷ lệ thườngxuyên sử dụng BCS với phụ nữ mại dâm còn thấp đạt 29,2%

 Sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình nữ thường xuyên trong 12 tháng qua:

Có 39,7% (n= 131) người có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với bạn tình thường xuyên nữ trong

12 tháng qua Tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS với bạn tình thường xuyên nữ còn thấp 33,2%

Nhìn chung tỷ lệ có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất và tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS củanhóm MSM khi QHTD với bạn tình nữ cao hơn so với bạn tình nam Vì vậy cần đẩy mạnh công tác truyềnthông luôn sử dụng BCS với tất cả các loại bạn tình, đặc biệt là với bạn tình nam ở nhóm MSM

6 Tình hình nhiễm HIV và BLTQĐTD ở MSM

Có 7,8% (n= 400) số MSM tường thuật có triệu chứng của BLTQĐTD trong 12 tháng qua như loét, sùihay chảy mủ, dịch ở đường sinh dục, trong đó 2,5% nhiễm HIV, 0,75% phát hiện có vi trùng Lậu ở dịch hậumôn và 0,5% phát hiện có vi trùng Lậu ở dịch sinh dục, có 26,5% phát hiện nhiễm Chlamydia sinh dục Vìvậy, chúng ta cần có những biện pháp quản lý, tuyên truyền và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tìnhdục tốt hơn

Chỉ hơn 7% (n= 400) MSM được khảo sát đã từng đi xét nghiệm HIV Điều này cho thấy cần tăng cườngquảng bá dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng nhưqua một số kênh khác như mạng lưới đồng đẳng viên, cộng tác viên, y bác sĩ ở các cơ sở y tế Tỷ lệ được

tư vấn trước và sau xét nghiệm còn khá thấp, với 4,8% được tư vấn trước và sau xét nghiệm Tỷ lệ HIVdương tính trong nhóm MSM lần khảo sát này là 2,5% (n= 400) Tỷ lệ này tương đối thấp so với nhómNCMT ở các tỉnh thành lân cận

Nhiễm HIV và các BLTQĐTD của nhóm MSM:

Trang 29

Triệu chứng/ Bệnh Số người trả lời Tỉ lệ (%)

Có triệu chứng BLTQĐTD/ 12 tháng Chảy mủ/ dịch, loét, sùi BPSD/ 3 tháng quaChảy mủ/ dịch, loét, sùi HM/ 3 tháng qua 400 7,86,3

2,5 97,5

KẾT LUẬN

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá một số đặc điểm về dân số, hành vi phòng, chốngHIV/AIDS, tỷ lệ hiện nhiễm HIV và một số bệnh lây truyền qua QHTD ở nhóm MSM tại cộng đồng tỉnh TiềnGiang, phần nào phản ánh được những đặc điểm của nhóm MSM ở Tiền Giang

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nghiên cứu này là 2,5%, thấp hơn tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong năm 2010 củanhóm MSM trên toàn quốc, tuy nhiên tỷ lệ này khá cao so với các tỉnh lân cận trong khu vực ĐBSCL Sựgiao lưu giữa nhóm MSM ở Tiền Giang và Tp Hồ Chí Minh khá lớn, nên nhiều khả năng nhóm MSM TiềnGiang có nhiều hành vi có nguy cơ lại chưa được tiếp cận can thiệp nên tỷ lệ nhiễm HIV hiện cao hơn nhiều

so với tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm PNMD ở Tiền Giang (0,3%)

Vì vậy, cần tiến hành ngay các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIC/AIDS trên nhóm MSM làthông điệp chính được rút ra từ nghiên cứu này

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ TƯ VẤN XÉT NGHIỆM HIV

CỦA PHỤ NỮ MẠI DÂM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Huệ &CS

Văn phòng UBPC AIDS TPHCM

TÓM TẮT

Nghiên cứu này giúp xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV (VCT) của phụ nữ mại dâm (PNMD) tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) Qua nghiên cứu, các yếu tố rào cản đã được nhận diện bao gồm: thiếu kiến thức, thiếu tiếp cận với các thông tin, không biết địa chỉ điểm xét nghiệm HIV, ít tiếp xúc với giáo dục viên đồng đẳng/cộng tác viên (GDVĐĐ/CTV), sợ không được bảo mật thông tin, sợ bị kỳ thị phân biệt đối xử Những yếu tố mang tính khuyến khích PNMD sử dụng VCT như có thời gian hoạt động mại dâm (MD) tại TP HCM từ 3 tháng trở lên, tiếp cận nhiều nguồn thông tin, biết cụ thể địa chỉ các điểm VCT, nhân viên dịch vụ VCT có thái độ thân thiện và bảo mật thông tin Những yếu tố được xác định có tính tương tác mạnh ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ VCT của PNMD là có thời gian hoạt động từ 3 tháng trở lên, biết thông tin về VCT, biết địa chỉ của điểm VCT, có tần xuất tiếp xúc với giáo dục viên đồng đẳng/cộng tác viên (GDVĐĐ/CTV) nhiều hơn Qua phân tích cho thấy phụ nữ mại dâm đường phố (PNMDĐP) là nhóm có nguy cơ cao hơn do tần suất tiếp cận GDVĐĐ/CTV thấp, kiến thức, nhận thức

về HIV thấp, ít biết các thông tin về dịch vụ VCT hơn do đó sẽ là nhóm cần những can thiệp dự phòng HIV hiệu quả của chương trình giảm hại.

SUMMARY

This study will help to determine the bearing factors, how to access the HIV voluntary counseling, testing (VCT) for female prostitutes in Ho Chi Minh City In this study, some hindering factors have been addressed: Lack of knowledge, limited access to information sources, lack of knowledge of HIV test location, inadequate contacts with peer instructors/collaborators, afraid of lack of confidentiality, afraid of discrimination Factors that encourage prostitutes to go to VCT: Working time in HCM City is more than 3 months, having access of multiple information sources, knowing the exact location for VCT, friendly VCT staffs and good information confidentiality Factors that are determined to be decisive effects on VCT usage of the subjects are: operated for more than 3 months, has information about VCT including location, meet peer instructors/collaborators more frequently Analysis shows that female street prostitutes group has a higher risk due to low frequency of peer instructors/collaborators meeting, bad knowledge, awareness about HIV, less knowledge about VCT services Therefore, they need effective HIV prevention interventions from the harm reduction program.

Trang 30

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ năm 1993 các hoạt động can thiệp phòng lây nhiễm HIV trên PNMD đã được Văn phòng Thườngtrực Ủy ban phòng chống AIDS thành phố (PAC) triển khai Đội ngũ GDVĐĐ thực hiện hoạt động tiếp cận,truyền thông thay đổi hành vi và phân phát miễn phí các vật dụng như bao cao su (BCS) bơm kim tiêm(BKT) cho PNMD Năm 2003 dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện (VCT) được triển khai tại thành phố

và mở rộng từ năm 2005 Đến nay đã có 22/24 Quận/Huyện có chương trình VCT

Tuy nhiên các nghiên cứu về hành vi và sinh học (IBBS) 2006-2009 của Viện Vệ sinh dịch tể Trung ương(NIHE) cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNMD gia tăng Mại dâm khách sạn (MDKS): từ 6% - 16%, mạidâm đường phố (MDĐP): từ 11% -16%, Tỉ lệ PNMD tham gia xét nghiệm HIV và nhận kết quả thấp (MDNH

từ 20%-34%, MDĐP là 19-44%) Kết quả giám sát trọng điểm tại thành phố trong 3 năm 2010 -2012 cho kếtquả với tỷ lệ thấp (47 %, 54%, 52%) PNMD xét nghiệm HIV trong 12 tháng qua Qua các nghiên cứu trênnhóm PNMD các thông tin về tỷ lệ nhiễm HIV, tỷ lệ tiếp cận, sử dụng các dịch vụ BCS, BKT và VCT đượcthu thập, tuy nhiên do mức độ dễ bị tổn thương của nhóm PNMD, hiểu biết của chúng ta về các yếu tố ảnhhưởng đến việc sử dụng dịch vụ VCT còn hạn chế Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụngdịch vụ VCT sẽ giúp nhóm nghiên cứu khuyến nghị các giải pháp nhằm cải thiện việc sử dụng dịch vụ VCT

ở PNMD tại TPHCM, đồng thời khuyến nghị để dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV hiện có tại thành phố trở nênthân thiện và đáp ứng nhu cầu của các nhóm PNMD tốt hơn

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu: Những PNMD trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời điểm nghiên

cứu, bao gồm:

+ PNMD đường phố (MDĐP)

+ PNMD trong cơ sở dịch vụ như nhà hàng, khách sạn sau đây gọi tắt là MDNH

2 Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang (Cross-sectional).

Thời gian: Nghiên cứu trên được tiến hành từ tháng 06 đến tháng 10/2012.

Kỹ thuật chọn mẫu: Dựa vào kết quả mapping những tụ điểm mại dâm và ước lượng số phụ nữ hành

nghề mại dâm trên địa bàn TP.HCM năm 2011 Sử dụng biện pháp chọn mẫu phân tầng: gồm 2 tầng: tầng

1: nhóm MDNH, tầng 2: nhóm MDĐP MDNH/nhóm MDĐP = 9.548/5.695  nhóm MDNH chiếm 63%

Cỡ mẫu: N=384 với MDNH: 242; MDĐP:142.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Khái quát nét đặc tính cỡ mẫu

Trên 82% số phỏng vấn có độ tuổi từ 30 trở xuống, trong đó gần 48% từ 18-24 tuổi Gần 41% MDĐP trên

30 tuổi, MDNH dưới 30 tuổi chiếm trên 96% Về học vấn, gần 54% PNMD có trình độ Trung học cơ sở (cấphai) trở xuống Số có trình độ Phổ thông trung học (cấp ba) chiếm khoảng 22%, và chưa đến 2% học Trungcấp, Cao đẳng, Đại học Tỷ lệ mù chử và học cấp 1 cao trong nhóm MDĐP (39%) Trên 73% PNMD làngười ngoại tỉnh Về tình trạng hôn nhân tỷ lệ độc thân có người yêu của MDNH chiếm gần 45% trong khiMDĐP thì tình trạng ly thân ly hôn cao là 30% Nghiên cứu phát hiện có 87% PNMD báo cáo đã hoạt độngmại dâm tại thành phố từ 3 tháng trở lên

2 Những kết quả chính

Phân tích số liệu về thời gian hoạt động mại dâm cho thấy những PNMD hoạt động từ 3 tháng trở lên biếtđược thông tin về VCT cao hơn hai lần so với người từ dưới 3 tháng (44% so 22%), tuy nhiên vẫn cókhoảng 11% PNMD không biết thông tin về VCT So sánh giữa hai nhóm PNMD có cùng thời gian hoạt độngmại dâm từ 3 tháng trở lên nhưng MDNH biết rõ thông tin về VCT hơn MDĐP (49% so 35%) 15% MDĐPkhông biết thông tin về xét nghiệm HIV và nhóm MDNH là 8,7%

Bảng 1 Biết thông tin về VCT với thời gian làm việc và nơi làm việc (N=384)

Biết thông tin về VCT

Thời gian làm công việc này ở TP.HCM Tổng

≥ 3 tháng Dưới 3 tháng Tần số % Tần số % Tần số %

MDNH

Không biết 11 5,2% 10 32,3% 21 8,7% Biết rõ 103 48,8% 7 22,6% 110 45,5% Không biết cụ thể 97 46% 14 45,1% 111 45,8% Tổng 211 100% 31 100% 242 100%

Tỷ lệ có xét nghiệm HIV trong 6 tháng qua ở PNMD là gần 54%, trong đó có 62% MDNH xét nghiệm HIV

6 tháng qua và MDĐP là 39% Khi phân tích đa biến về nơi làm việc theo thời gian hoạt động mại dâm vàbáo cáo có xét nghiệm HIV trong 6 tháng qua Kết quả có 60% PNMD có thời gian hoạt động từ 3 tháng trởlên xét nghiệm HIV và chỉ có 24% PNMD từ dưới 3 tháng xét nghiệm Khi phân tích giữa hai nhóm mại dâm

dù có cùng thời gian hoạt động từ 3 tháng trở lên nhưng nhóm MDKS có tỷ lệ xét nghiệm HIV cao hơn hẳn

so với MDĐP (66,8% so 43,1%)

Trang 31

Bảng 2 Nơi làm việc, theo thời gian làm việc với sử dụng VCT 6 tháng (N=374)

Xét nghiệm HIV/AIDS trong 6 tháng qua Thời gian làm công việc này ở TP.HCM≥ 3 tháng Dưới 3 tháng Tổng

Tần số % Tần số % Tần số %

Nơi làm

việc của

Nhóm MDĐP KhôngCó 7053 56,9%43,1% 163 84,2%15,8% 8656 60, 6%39,4%

Tổng 123 100% 19 100% 142 100% Nhóm MDNH Không 70 33,2% 22 71% 92 38%

Có 141 66,8% 9 29% 150 62% Tổng 211 100% 31 100% 242 100%

Phân tích cũng cho kết quả những PNMD nhận thông tin từ GDVĐĐ/CTV thì tỷ lệ xét nghiệm HIV trong 6tháng qua cao hơn hẳn so với những PNMD không nhận được thông tin từ GDVĐĐ/CTV (63% so 46%) Bảng 3 Biết thông tin về XN HIV từ đồng đẳng/CTV với xét nghiệm HIV trong 6 tháng qua (N342)

Biết thông tin về XN HIV từ đồng đẳng/ cộng tác viên

(Câu B2)

Xét nghiệm HIV trong 6 tháng qua Tổng

Có Không

Có 146 (63,2%) 85 (36,8%) 231 (67,5%) Không 51(46%) 60 (54%) 111 (32,5%)

BÀN LUẬN

Sự phân bố giữa hai nhóm PNMD trong các đặc tính của mẫu tuổi có sự chênh lệch cao nhóm mại dâmđường phố có độ tuổi già hơn, tuổi trung bình cũng cao hơn Mại dâm khách sạn có độ tuổi trẻ hơn và sốtrên 30 tuổi chiếm tỷ lệ rất thấp Có thể giải thích do sự khắc nghiệt và đào thải của môi trường trong các cơ

sở dịch vụ vui chơi giải trí nên lớn tuổi hơn khó có thể tiếp tục hoạt động mại dâm, hoặc do lớn tuổi cácMDNHphải chịu quy luật đào thải, ra đón khách ở các tụ điểm đường phố Đó là lý do MDNH luôn trẻ, xinhđẹp và hấp dẫn hơn MDĐP

Nghiên cứu cho thấy trên 67% PNMD hoạt động từ 3 tháng trở lên và và tương đồng với việc biết thôngtin về VCT cao hơn so với các chị có thời gian hoạt động từ 3 tháng trở xuống 48% PNMD không biết thôngtin cụ thể về VCT cho chúng ta suy nghĩ về việc cung cấp thông tin của đội ngũ GDVĐĐ có thể chưa hiệuquả và chưa thật sự làm cho PNMD thấy có nguy cơ Khi so sánh việc biết thông tin về VCT giữa hai nhómPNMD, dù có thời gian hoạt động MD tương đồng thì số MDĐP biết rõ thông tin về VCT thấp hơn MDNH(35% so với 49%) và cũng là nhóm có tỷ lệ hoàn toàn không biết thông tin về xét nghiệm HIV cao hơn Vìvậy có thể nói nhóm MDĐP là nhóm ít tiếp cận với thông tin về dịch vụ xét nghiệm HIV hơn so với nhómMDKS Một tỷ lệ khá cao PNMD được tiếp cận qua kênh bạn bè, và qua kênh truyền thông đại chúng Giữahai nhóm thì nhóm MDNH được PE tiếp cận và cung cấp thông tin cao hơn hẳn MDĐP (69% và 45%),nguồn thông tin từ chủ/quản lý chiếm gần 20%, trong khi MDĐP chưa tới 3% những phát hiện này cầnđược xem xét để phát triển thêm các hình thức truyền thông hiệu quả và chi phí hơn

Các yếu tố có tương quan mạnh với việc xét nghiệm và tần xuất xét nghiệm HIV là thời gian hoạt động

MD trên 3 tháng, biết thông tin về VCT, được GDVĐĐ tiếp cận Những yếu tố như tuổi, học vấn và tình trạnggia đình không có mối tương quan với sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV

Nghiên cứu cho thấy MDĐP là nhóm ít tiếp cận GDVĐĐ/CTV, kiến thức HIV thấp, nhận thức HIV thấp,biết thông tin về dịch vụ VCT và địa điểm VCT ít hơn nhóm MDNH, nên khó sử dụng nếu VCT không thânthiện, không bảo mật, có thu tiền hoặc địa điểm không thuận lợi cho đi lại Nghiên cứu đã khẳng định thêmviệc cần xây dựng thái độ làm việc thân thiện của các nhân viên dịch vụ xét nghiệm để qua đó gia tăngPNMD đến sử dụng dịch vụ VCT

KẾT LUẬN

Yếu tố rào cản càng nhiều khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS càng thấp (thời gian hoạtđộng mại dâm tại thành phố ngắn, tần suất gặp giáo dục viên đồng đẳng ít, học vấn thấp Những PNMD tiếpcận thông tin về các dịch vụ VCT càng nhiều, có thời gian hoạt động bán dâm tại thành phố từ 3 tháng trởlên thì khả năng sử dụng dịch vụ này càng gia tăng

CÁC KHUYẾN NGHỊ

1 Qua nghiên cứu cho thấy nguồn thông tin qua bạn bè cùng hành nghề, qua chủ/ quản lý và qua truyềnthông đại chúng chiếm gần 50% do đó cần đẩy mạnh việc sử dụng các hình thức tiếp cận theo mạng xã hộicủa nhóm bán dâm Cần nghiên cứu thêm để biết nhu cầu và mong muốn của PNMD theo từng nhóm đểthiết kế các thông điệp truyền thông phù hợp Hoạt động vận động chủ/quản lý của MDNH cần đẩy mạnhhơn nữa và nội dung thông điệp truyền thông vận động đi VCT cần được xây dựng chi tiết và cụ thể giúpGDVĐĐ/CTV truyền đạt dễ nhớ hơn

2 Lồng ghép để xây dựng các mô hình xét nghiệm HIV phù hợp: lưu động, cố định, trả phí, miễn phí…trong đó xác định nhóm MDĐP cần được tiếp tục hỗ trợ miễn phí do tính dễ bị tổn thương và có nguy cơ caohơn, nhóm MDNH thiết kế các can thiệp cần lưu ý đến xã hội hoá hoặc chi trả một phần

3 Các nghiên cứu về nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế công/tư của PNMD cũng cần được thực hiện để xácđịnh nhu cầu cũng như khẳng định khuynh hướng xử dụng hệ thống y tế này của PNMD

Trang 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Chương trình AIDS toàn cầu: đánh giá chương trình AIDS Quốc gia Geneva.1994./Global programme

on AIDS Evaluation of a national AIDS programme

2 Bộ Y tế Kết quả Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam 2005-2006 Nhà xuất bản Y học, 2006: 5-16.

3 Báo cáo Viện Vệ Sinh Dịch Tể Trung Ương “Nghiên cứu hành vi và sinh học (IBBS) tại TP HCM năm2009

4 Báo cáo thường niên từ năm 2001- 2011 Ủy Ban Phònng chống AIDS thành phố Hồ Chí Minh/VPTT

5 Báo cáo tổng kết 15 năm chương trình can thiệp giảm tác hại phòng lây nhiễm HIV tại TPHCM (1993 2008) Ủy Ban Phònng chống AIDS thành phố Hồ Chí Minh/VPTT

-6 Cục phòng, chống HIV/AIDS Tình hình dịch, số liệu (http://www.vaac.gov.vn/)

TỈ LỆ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ METHADONE VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Ở NGƯỜI NGHIỆN HEROIN ĐIỀU TRỊ TẠI QUẬN 6, TP HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Hằng 1 , Nguyễn Đỗ Nguyên 2

1 Trung tâm y tế dự phòng quận 6, thành phố Hồ Chí Minh

2 Bộ môn dịch tễ, khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Tuân thủ điều trị đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong sự thành công của chương trình

điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (MMT) Quận 6, TP Hồ Chí Minh đã được triển khai chương trình MMT từ năm 2008 đến nay Tuy nhiên vẫn không có thống kê chính thức về tỉ lệ tuân thủ điều trị Methadone trong giai đoạn duy trì và các yếu tố liên quan.

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị methadone trong giai đoạn duy trì và mối liên quan giữa tuân thủ

điều trị với các đặc điểm về dân số, tiền sử bệnh, tiền sử sử dụng chất gây nghiện và quá trình điều trị methadone.

Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu những bệnh nhân điều trị methadone tại Quận 6,Thành phố

Hồ Chí Minh có hồ sơ bệnh án được mã hóa số.Dữ kiện khảo sát là dữ kiện thứ cấp từ bệnh án do bác sĩ điều trị ghi nhận sẵn và được thu thập với bộ câu hỏi soạn sẵn Các số thống kê mô tả gồm tần số và tỉ lệ tuân thủ điều trị methadone trong giai đoạn duy trì phân bố theo đặc tính mẫu Xác định mối liên quan giữa tuân thủ điều trị methadone trong giai đoạn duy trì với đặc tính mẫu bằng phép kiểm chi bình phương.

Kết quả: Có tất cả 454 người được chọn vào nghiên cứu, đa số là nam, 31-40 tuổi, sống chung với gia

đình (94%), 57% có trình độ học vấn thấp, thu nhập 500.000 đồng/tháng (93%), đã từng sử dụng các CDTP

và thuốc lá Liều methadone duy trì trung bình > 60mg, thời gian tham gia điều trị đa số > 24 tháng và đồng nhiễm cùng HIV (50%), VGC (50%), VGB (15%), Lao (13%) Tuân thủ hoàn toàn (63%), mức độ tuân thủ tốt (87%).Tỉ lệ tuân thủ cao có ý nghĩa thống kê ở nhóm có thời giam tham gia điều trị lâu, liều cao >120mg và

có nhiễm viêm gan C.

Kết luận: Cần xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe thích hợp để phòng ngừa nghiện chích heroin

trong cộng đồng cũng như mở rộng chương trình MMT để đáp ứng nhu cầu thực tế của cộng đồng.

Từ khóa: tuân thủ điều trị, methadone, MMT.

SUMMARY

Proposal: Compliance in treatment plays an important role in the success of the Methadone medical

treatment (MMT) MMT program has been deployed in District 6, Ho Chi Minh City since 2008 However, there haven’t been any official statistics of the prevalence of Methadone treatment compliance during maintenance phase and related factors

Trang 33

methadone trong giai đoạn duy trì và các yếu tố liên quan Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu làxác định tỉ lệ tuân thủ điều trị methadone trong giai đoạn duy trì và mối liên quan giữa tuân thủ điều trị vớicác đặc điểm về dân số, tiền sử sử dụng chất gây nghiện, tiền sử bệnh và quá trình điều trị methadone Đây

là nghiên cứu mở đầu và nghiên cứu này để đánh giá hiệu quả của chương trình điều trị methadone đồngthời xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe thích hợp để phòng ngừa nghiện chích heroin trong cộngđồng cũng như cung cấp những thông tin nền cần thiết cho các nghiên cứu đánh giá lâu dài sau này

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu những bệnh nhân điều trị methadone tại Quận 6,Tp Hồ Chí Minh từnăm 2008 đến năm 2013 có hồ sơ bệnh án được mã hóa số Đối tượng được chọn vào nghiên cứu là cácbệnh nhân tham gia điều trị methadone trong giai đoạn duy trì ít nhất một tháng tại thời điểm nghiên cứu.Người thu thập số liệu là nhân viên y tế tham gia điều trị, đã được huấn luyện và có giấy chứng nhận vềđiều trị methadone đồng thời được tập huấn về cách thu thập số liệu Dữ kiện khảo sát là dữ kiện thứ cấp từbệnh án do bác sĩ điều trị ghi nhận và được thu thập với bộ câu hỏi soạn sẵn Đặc tính mẫu của đối tượngnghiên cứu được ghi nhận khi bắt đầu điều trị bao gồm nhóm tuổi (18-30, 31-40 và >40), dân tộc(kinh,khác), tôn giáo (không tôn giáo và có tôn giáo), tình trạng cư trú (ở chung với gia đình và không ởchung với gia đình), tình trạng học vấn (mù chữ, cấp 1-2 và từ cấp 3 trở lên), thu nhập cá nhân (< 500.000 đ

và từ 500.000 đ trở lên), nghề nghiệp (có việc làm ổn định và không có việc làm ổn định); chất gây nghiệntừng sử dụng (chất dạng thuốc phiện, ATS, cần sa, thuốc an thần, rượu/ bia và thuốc lá), hành vi nguy cơ(mại dâm, MSM, vợ/chồng nhiễm HIV Đặc tính mẫu của đối tượng nghiên cứu được ghi nhận khi bắt đầuvào giai đoạn duy trì bao gồm liều methadone duy trì (≤ 20, >20-60, > 60-120, >120), chất gây nghiện hiện

sử dụng (rượu/bia và thuốc lá), số lượng thuốc lá sử dụng (< 10, 10-20 điếu, > 20 điếu), các bệnh liên quan(HIV, VGB, VGC, lao) Dữ kiện được phân tích bằng phần mềm stata 11 Các số thống kê mô tả gồm tần số

và tỉ lệ tuân thủ điều trị methadone trong giai đoạn duy trì phân bố theo đặc tính mẫu Xác định mối liên quangiữa tuân thủ điều trị methadone trong giai đoạn duy trì với đặc tính mẫu bằng phép kiểm chi bình phương

Đề cương nghiên cứu được thông qua bởi hội đồng duyệt đề cương của khoa Y tế Công cộng, Đại Học YDược TP Hồ Chí Minh Tất cả các thông tin của bệnh nhân được bảo mật và chỉ phục vụ cho nghiên cứu

31-40 295 (65)

Thu nhập cá nhân (n=267)

500 000đ trở lên 248 (93) Dân tộc

(CDTP): Heroin ATS Cần sa Thuốc an thần Ruợu bia Thuốc lá

Ở chung với gia đình 428 (94)

Tôn giáo Không tôn giáo 379 (83)

Bảng 2: Mô tả đặc tính mẫu khi bắt đầu vào liều duy trì (N=454)

Liều duy trì

<20 21-60 60-120

Rượu/bia Thuốc lá

21 (5)

310 (69)

Số lượng thuốc lá sử dụng

<10 điếu 10-20 điếu

>20 điếu

26 (8)

270 (86)

16 (5) Các bệnh liên quan

HIV Viêm gan B Viêm gan C Lao

223 (50)

67 (15)

223 (50)

60 (13)

Trang 34

Bảng 3: Quá trình điều trị MMT được ghi nhận trong giai đoạn duy trì (N=454)

Thời gian điều trị

<12 tháng 12-24 tháng

>24 tháng

85 (19)

98 (22)

269 (59) Tuân thủ hoàn toàn 386 (63) Mức độ tuân thủ

Tuân thủ tốt Tuân thủ trung bình Tuân thủ kém

Bảng 4: Mối liên hệ đặc tính mẫu được ghi nhận khi bắt đầu điều trị và tuân thủ điều trị

Đặc tính Tuân thủN (%) (KTC 95%)RR p Giới tính

Nữ Nam 281 (66)15 (50) 1,33 (0,92- 1,91) 0,07Nhóm tuổi

Kinh Khác 240 (65)56 (66) 1,01 (0,85- 1,20) 0,88Tôn giáo

Có tôn giáo

Không tôn giáo

52 (69)

244 (64) 0,93 (0,78- 1,10) 0,41Tình trạng cư trú

Không ở chung với gia đình

Ở chung với GĐ 276 (64)18 (72) 0,90 (0,70- 1,16) 0,45Tình trạng học vấn

< Cấp 3

Cấp 3 trở lên

159 (62)

135 (69) 1,12 (0,98- 1,28) 0,10Nghề nghiệp

Không có việc làm

Có việc làm

126 (62)

168 (67) 1,09 (0,95- 1,25) 0,23Thu nhập cá nhân

< 500 000 đ

500 000đ trở lên 166 (67)11 (58) 1,16 (0,78- 1,71) 0,42

Bảng 5: Mô tả đặc tính mẫu khi vào liều duy trì và tuân thủ điều trị

Đặc tính Tuân thủN (%) (KTC 95%)RR p Liều duy trì

<60 60-120

Không

282 (65)

12 (57) 0,87 (0,60- 1,27) 0,43 Hút thuốc lá

Không

Có 195 (63)99 (70 0,90 (0,79- 1,04) 0,15Thời gian điều trị

0,90 0,002

Trang 35

Tác dụng phụ

Không

Có 281 (65)11 (58) 0,89 (0,60- 1,31) 0,51HIV

Không Có

146 (64)

146 (65) 1,02 (0,89- 1,17) 0,80Viêm gan B

Không

Có 248 (65)44 (66) 1,01 (0,84- 1,22) 0,88Viêm gan C

Không

Có 158 (70)134 (60) 0,86 (0,75- 0,99) 0,03Lao

Không Có

259 (66)

33 (55) 0,83 (0,65- 1,05) 0,08

Có tất cả 454 người được chọn vào nghiên cứu khi bắt đầu chương trình MMT đa số là nam trong nhómtuổi 31-40, độc thân, phần lớn sống chung với gia đình, có 46% trình độ văn hóa mù chữ và cấp 1-2, chỉ có57% có việc làm ổn định và thu nhập từ 500.000 đồng/tháng, chủ yếu là nghiện heroin (99%) (bảng 1) Liềumethadone duy trì từ 60-120 và > 120 chiếm tỉ lệ tương đối bằng nhau, và có 98% có hút thuốc lá và đồngnhiễm HIV (50%), VGC (50%) và nhiễm VGB thấp (bảng 2) Thời gian tham gia chương trình > 24 thángchiếm đa số, 63% tuân thủ hoàn toàn và mức độ tuân thủ tốt trong suốt giai đoạn duy trì là 87% (bảng 3).Không có mối liên quan nào giữa đặc tính mẫu và tuân thủ điều trị (bảng 4) Tỉ lệ tuân thủ điều trị cao có ýnghĩa thống kê ở nhóm tham gia điều trị lâu, liều cao >120mg và mắc VGC (bảng 5)

BÀN LUẬN

Đặc tính của những người nghiện heroin điều trị methadone tại Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh: Nhóm tuổi gặpnhiều nhất 31-40 tuổi, nam chiếm đa số, trình độ văn hóa thấp, do đó công tác tuyên truyền các kiến thức vếphòng ngừa nghiện chích heroin cho họ gặp rất nhiều khó khăn Như vậy công tác tuyên truyền phòng tránhnghiện chích heroin cần đa dạng hơn về mọi mặt để có những biện pháp tuyên truyền hữu hiệu Đa số cácđối tượng nghiện heroin không có việc làm ổn định và thu nhập không cao nên sống ràng buộc hoàn toànhoặc một phần vào gia đình hoặc xã hội Các đối tượng nghiện heroin thường đồng nhiễm chung với HIV vàVGC cao, trong khi VGB trong nhóm điều trị MMT không cao so với dân số trong cộng đồng có thể do VGB

đã có vaccine phòng bệnh và đã tiêm ngừa rộng rãi trong cộng đồng từ nhiều năm nay nên có miễn dịch vớiHBV Tỉ lệ nhiễm Lao là 13% gấp 3 lần so với tỉ lệ nhiễm Lao trong cộng đồng là 4,6% Một trong nhữngnguyên nhân có thể là do các đối tượng đồng nhiễm HIV, nghiên cứu cho thấy 13% đối tượng nhiễm HIV cóđồng thời nhiễm Lao Ngoài ra còn có thể do sự suy yếu của cơ thể khi bị lệ thuộc các CDTP dẫn đến việc

cơ thể thiếu hụt miễn dịch dễ mắc các bệnh truyền nhiễm

Tỉ lệ tuân thủ điều trị methadone: Tỉ lệ tuân thủ điều trị methadone hoàn toàn (65%), tuân thủ tốt (87%)

Do chưa có các nghiên cứu tương tự nên chúng ta không có số liệu cụ thể để so sánh So sánh với mức độtuân thủ điều trị ARV, nghiên cứu cắt ngang tại TPHCM mức độ tuân thủ chiếm 69% [3] và tại Vũng Tàu(95%) [1] So sánh với mức độ tuân thủ trong điều trị Lao thì tỉ lệ này tương đối giống nhau Mức độ tuân thủđiều trị ở mỗi nghiên cứu có khác nhau là tùy thuộc vào nhiều yếu tố Thứ nhất là việc ảnh hưởng của cácyếu tố dân tộc, xã hội của đối tượng nghiên cứu Thứ hai, cách đo lường tuân thủ và mức độ tuân thủ củacác chương trình khác nhau cũng khác nhau

Những yếu tố liên quan với tuân thủ điều trị methadone: Tỉ lệ tuân thủ điều trị cao có ý nghĩa thống kê ởnhóm tham gia điều trị lâu >24 tháng và mắc VGC Thời gian điều trị càng dài thì mức độ tuân thủ càng cao,các y văn trước đây cũng chứng minh được điều tương tự [5] Khi các đối tượng tham gia chương trình càngdài thì mức độ lệ thuộc heroin ngày càng cải thiện, đồng thời các đối tượng sẽ nhận thấy được lợi ích từchương trình MMT nếu tuân thủ điều trị tốt Ngoài ra còn có thể do thời gian càng dài, các đối tượng khôngtuân thủ có khả năng đã dừng chương trình, chỉ còn lại các đối tượng ngay từ đầu đã tuân thủ điều trị Nguy

cơ tuân thủ của nhóm có liều <60mg (75%) và >120mg (63%), khác với nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấyliều càng cao thì khả năng không tuân thủ càng cao [6] Điều này có thể là do các đối tượng trong nghiên cứucác mức phân bố liều duy trì khác nhau, trong khi ở Trung Quốc liều tiêu chuẩn dùng để so sánh là <20mgtại nghiên cứu này là 60mg

Những điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu Nghiên cứu không tránh khỏi bỏ sót những đối tượngnghiện heroin không được tham gia chương trình MMT Dù đã chọn mẫu toàn bộ nhưng mẫu nghiên cứuchưa đủ lớn để đánh giá các mối liên quan

Kết quả nghiên cứu cho thấy cần xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe thích hợp để phòng ngừanghiện chích heroin trong cộng đồng cũng như mở rộng chương trình MMT để đáp ứng nhu cầu thực tế củacộng đồng

Trang 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Phạm Minh An (2011), “Tỉ lệ tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân HIV/AIDSngười lớn tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu năm 2010”, Luận án chuyên khoa II Quản lý y tế

2 Nguyễn Hữu Đức (2007), “Tác hại của ma túy và chất gây nghiện”, Trường ĐHYD - TP HCM,http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/data/news/2003/12/1830/xxxtachaicuamatuyvachatgaynghien.htm,accessed on 14 may 2012

3 Hà Thị Minh Đức (2009), “Kiến thức thực hành về tuân thủ điều trị bênh nhân HIV/AIDS tại phòngkhám ngoại trú quận 10 thành phố Hồ Chí Minh năm 2009”

4 Ministry of Public Security, "Vietnam National Report on Situation of Illicit Drugs in 2011 and the first 6months on 2012”

5 Osterberg L, Blaschke T(2005), “Drug therapy: Coherence to medication”, NEJM, 487-94

6 Xiao L, Wu Z et al (2011), “Quality of life of outpatients in Methadone Maintenance Treatment clinics”J.J Acquir Immune Defic Syndr, 53(1), 116-20

FANSIPAN CHALLENGE: AN INNOVATIVE MODEL

TO INCREASE HIV TESTING AND COUNSELING UPTAKE

AMONG KEY AFFECTED POPULATIONS IN HO CHI MINH CITY

Authors: Son, Vo Hoang 1 ; Ban, Le T 1 ; Hanh, Nguyen Thu 1 ; Hue, Nguyen Thi 2 ; Hai, Nguyen

Van 2 ; Cong, Bui Khanh 3 ; Hai, Nguyen Quoc 3 ; Deen Gu 1 , Caroline Francis 1

1 Family Health International (FHI 360)

2 Provincial AIDS Committee of Ho Chi Minh City

3 MMT patients

SUMMARY

Keywords: Challenge, expedition leaders, Information Communication Technologies, peer-driven, PWID,

HIV, Vietnam.

Issue: The traditional Peer education outreach model is expensive, coverage of the prevention program

was 29% of PWIDs in HCMC and referrals PWIDs to HIV testing Counseling (HTC) uptake is limited (22% in 2012) External donor funding declines across many health-related areas nationwide and the Government of Vietnam takes on greater ownership Cost-effective and sustainable outreach innovative to increase HTC uptake and link to care & treatment among PWID networks in HCMC is critical

Project: HCMC-PAC with technical and financial support from USAID/ SMARTA has implemented the

Fansipan Challenge, which part game, part interpersonal communications intervention, uses peer- driven approach to reach PWID and their sexual/injecting partners to promote HTC uptake and link to care

&treatment services Those reached by the expedition leaders become members of his team, with points awarded for successful testing uptake and enrollment in HIV care & treatment Contacts, testing and HIV care & treatment enrollment are recorded by ICT system with data inputs via mobile telephones by leaders after a contact and by members themselves after being tested SMS messages are provided weekly as the challenge promotional strategy and various prizes are awarded for team/individuals who first “reach the peak” The Challenge started on May 31 st with 14 expedition leaders in 7 teams.

Results: Status Report (June 3 – September,31, 2013).

425 people were reached

306 or 72% individuals were assessed as "high risk"

249 or 58.58% of people- tested for HTC

181 or 42.58% of these individuals were first time testers

58 or 23.29% of HIV overall positivity rate recorded

Trang 37

TÓM TẮT

Từ chính: Thách thức, đội trưởng, hệ thống công nghệ thông tin, Mạng lưới đồng đẳng, Người tiêm chích

ma túy, HIV, Việt Nam

Thông tin chung:

Chương trình can thiệp dự phòng HIV hiện tại mới chỉ tiếp cận được 1/3 số người tiêm chích ma túy (TCMT), mô hình giáo dục đồng đẳng truyền thống chi phí cao, tỷ lệ chuyển gửi thành công tới dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV thấp Các nguồn viện trợ Quốc tế cho lĩnh vực y tế của Việt Nam đang giảm dần đòi hỏi chính phủ VN tăng nguồn lực trong nước và sự tự chủ trong đáp ứng với dịch HIV/AIDS Chương trình dự phòng cần áp dụng cách tiếp cận mới, có thể duy trì bằng nguồn lực của nhà nước, nhằm tăng tiếp cận và tăng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV và nối kết chăm sóc- điều trị trong mạng lưới người TCMT ở TP.HCM

Chương trình:

Ủy ban Phòng chống AIDS TPHCM (PAC) với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chánh từ USAID/ SMARTA đã thí điểm triển khai mô hình can thiệp có tên là Thách thức Fansipan Mô hình này là sự kết hợp giữa trò chơi leo núi, tiếp cận nhân rộng mạng lưới người TCMT và bạn tình/bạn chích của họ bắt đầu với hạt nhân là bệnh nhân MMT và hệ thống công nghệ thông tin nhắn tin trên điện thoại di động nhằm thúc đẩy sử dụng dịch vụ

tư vấn xét nghiệm HIV (HTC) và nối kết với các dịch vụ chăm sóc điều trị Những bệnh nhân MMT, hạt nhân của mạng lưới, sẽ là các đội trưởng của cuộc đua leo lên đỉnh núi Fansipan và họ sẽ tiếp cận những người TCMT khác trong mạng lưới của họ, kết nạp họ làm thành viên mới của đội, ghi điểm cho đội của mình và tăng thêm điểm khi các thành viên mới sử dụng dịch vụ HTC và đăng ký tiếp vào chương trình chăm sóc và điều trị Hệ thống công nghệ thông tin à (ICT) sẽ tự động ghi lại lượt tiếp cận, sử dụng dịch vụ HTC, chuyển gửi đến các dịch vụ chăm sóc và điều trị thông qua các tin nhắn được gửi trực tiếp từ các đội trưởng sau mỗi lần liên hệ và bởi chính các thành viên sau khi xét nghiệm HIV Hệ thống ICT còn gửi tin nhắn cung cấp thông tin và thông điệp truyền thông thay đổi hành vi, khuyến khích các thành viên tích cực tham gia tiếp cận

và làm XN HIV để tích đủ điểm cho đội mình nhanh về đích.Thách thức bắt đầu từ ngày 31 tháng 5 với 14 đội trưởng trong 7 đội.

Kết quả: Báo cáo giai đoạn (3/6 – 31/9/ 2013)

425 người được tiếp cận

306 hay 72% những cá nhân được đánh giá nguy “cơ cao”

249 hay 58,58% người xét nghiệm HIV

181 hay 42,58% những người này xét nghiệm lần đầu

58 hay 23,29% nhiễm HIV được ghi nhận

19 người được nối kết với chương trình chăm sóc- điều trị (trong đó bao gồm 4 trường hợp bỏ điều trị được nối kết điều trị lại)

Background:

Ho Chi Minh City (HCMC) is located in the south region of Viet Nam It is described by the World HealthOrganization and others as a high burden area for HIV and concentrated among most-at-risk-populationgroups including people who inject drugs (PWID), men who have sex with men (MSM) and female sexworkers (FSW)) Although the number of newly HIV infected people identified each year is declining, itremains as high as 4,000 -5,000 new infections identified each year HIV prevalence among MARPs rangesfrom 47.8% (IBBS 2009) among people who inject drugs (PWID) [although according to the HIV sentinelsurveillance among PWID trends are decreasing from 51.8% to 29.3% (2008 – 2012)], 16.7% (IBBS 2009)among men who have sex with men (MSM), and 16% (IBBS – 2009) among both street and EE basedfemale sex workers (FSWs)

Vietnam moves into middle-income country status, it is clear that external funding for HIV prevention and

care is declining Programs now must be more economical – to foster Government and civil society ownership - more impactful - to avert HIV infections – and more sustainable than ever before As the

traditional Peer education outreach model is expensive, coverage of the prevention program was 29% ofPWIDsi in HCMC Besides that, PEs have reached “current clients”, however it has not expanded tonew/hidden client networks and referrals PWIDs to HIV testing Counseling (HTC) uptake is limited (22% in2012) Moreover, the need for increasing the participation, ownership and responsible shared from targetpopulation such as MMT patients help themselves & their friends Cost-effective and sustainable outreach

innovative to increase HTC uptake and link to care & treatment among PWID networks in HCMC is critical.

Trang 38

HCMC AIDS Committee (PAC) with technical and financial support from USAID/ SMARTA hasimplemented the Fansipan Challenge, which was initiated for extending and strengthening prevention effortsamong high risk drug use networks by involving active MMT patients in district 8 and Binh Thanh District to

reach unexposed drug use/their sexual partner networks to increase HIV testing and counseling uptake

among PWIDs networks as link care and treatment service as well in Ho Chi Minh city Part game, partinterpersonal communications intervention, the Fansipan challenge uses peer- driven approach with MMTpatients as the first and second seeds to reach PWID and their sexual/injecting partner networks with HIVtesting and counseling service promotional messaging Those reached by the expedition leaders becomepart of his team, with points awarded for successful testing uptake and enrollment in HIV care & treatment.Teams strive to reach 3143 points over a six-month period, or the height of Fansipan Mountain (3143meters) Contacts, testing and HIV care & treatment enrollment are recorded by Information CommunicationTechnology (ICT) system with data inputs via mobile telephones by leaders after a face to face contact and

by members themselves after being tested SMS messages are provided biweekly as the challengepromotional strategy and various prizes are awarded for team/individuals who first “reach the peak”

Fansipan Challenge tests assumptions about outreach methodologies in Vietnam and responds tochallenge that influence who we reach and how we reach them The Challenge strives to:

Go beyond traditional outreach networks by using methadone maintenance treatment clients to access

drug users and their partners who are not regularly exposed to HIV prevention and care services TheChallenge uses peer-driven approaches to expand coverage across a variety of hard-to-access drug usenetworks Peers receive no monthly stipend for their efforts and just one day of orientation before theChallenge begins

Test the utility of mobile technologies as a critical and cost-effective component of a country-owned

response In the Challenge, mobile technologies are used to follow up clients; record HIV testing uptake; andprovide promotional messaging in place of continuous (and expensive) face-to-face contacts The FansipanICT system tracks coverage, illustrates networks, and verifies service uptake Can mobile technologiesreplace some labor-intensive components of outreach, particularly follow up contacts and monitoring? Aredigital channels “safe spaces” for key affected populations to share private information? Fansipan Challengewants to find out

Engage vulnerable people and mobilize demand for services through creative communications It’s clear

that information alone is not enough to promote positive behaviors Gamification – where game thinking andmechanics leverage people’s natural desires for competition, achievement and status – rewards players whoaccomplish desired tasks, like being tested for HIV

Who will reach the summit?

Seven teams

Three “expedition leader” rounds

Up to 406 persons reached

1 in 3 individuals assessed as “high needs or focus” category

70% - or 284 individuals - test for HIV

Accumulating points helps teams “move up the mountain”

The Fansipan Challenge awards points for the following behaviors:

15 points per contact

60 points for HIV testing uptake

250 points for HIV care/treatment enrollment

The goal: 3143 point or the height of Fansipan mountain (3143 meters)

Points are awarded to teams, not individuals To accumulate enough points, “expedition” leaders build uptheir teams and encourage individuals to test for HIV and enroll in care and treatment services if they are HIVpositive Uptake is verified through Fansipan system linkages with the National HIV Testing database andcare and treatment clinic enrollment records

“What’s in it for expedition Leaders”? Fansipan Challenge rewards

The Fansipan Challenge rewards positive behaviors Individuals who provide their HIV testing code to theFansipan ICT system automatically receive a mobile telephone top up credit “Climbers” also have theopportunity to win Fansipan merchandise and gift certificates during Fansipan Challenge special events thattake place over the 6- month period Summit Awards for expedition leaders and team members includeSamsung smartphones, HCMC Certificates of Contribution, and restaurant/travel vouchers

How are we doing? The Fansipan Challenge records program progress in real-time After four months of

programming, the first and second round of expedition leaders are wildly exceeding our reach estimates.Three of the seven teams have over reached the summit, which suggests that the length of the Challengecan be reduced from six months to three months and then cascaded to new rounds, with new leadersreaching new people

Fansipan’s focus on behaviors – particularly testing for HIV – is reaping positive results (see expeditionUpdate in text box and graphics next page) Of the 425 individuals reached, 306 persons (or 72%) were

Trang 39

assessed as high risk or “focus” 249 persons – 58.58% - tested for HIV after contact with the expeditionleader and used the Fansipan ICT system to text in their HTC codes

Fansipan strives to access those who may not be served by traditional outreach programming Ofindividuals testing for HIV, 42.58% indicated that this was the first time they had been tested The overall HIVpositivity rate stands at 23.29%, suggesting that Fansipan is indeed targeting highest risk individuals Fourpersons, who were lost to follow up and have currently been enrolled in HIV care and treatment services bypeer expedition leader efforts

Results: Status Report (June 3 – September 31, 2013)

The Fansipan Challenge records program progress in real-time Here’s initial results:

425 people were reached

306 or 72% individuals were assessed as "high risk"

249 or 58.58% of people- tested for HTC

181 or 42.58% of these individuals were first time testers

58 or 23.29% of HIV overall positivity rate recorded

15 enrolled in care/treatment

4 LTFUs enrolled in care/treatment

Note: 19 people enrolled in Care and treatment including 4 people, who lost to follow up & 15 newinfected people

of persons re-testing for HIV, newly testing positive, etc as we continue the climb to the summit

Lessons learnt:

Strong support and smooth coordination between MMT, HTC, OPC at district & city level from PAC

Trang 40

Timely supportive supervision from the technical team (MMT counselors, PAC coordinator, USAID,SMARTTA) to expedition leaders.

MMT counselors’ role is very important as directly management & support to expedition leaders

The new model has implemented and adapted a little bit based on needs and issues of expeditionleaders

Recruiting “right expedition leaders”, who are committed, enthusiasm and patient to take part in theFansipan Challenge are successful initial steps of the program

A challenge keeps “ expedition leaders’ willing” in recruiting new team members and refer them to HTCuptake and enroll in care treatment

Regularly shared experience between expedition leaders & documented & shared the implementationsteps

Good ICT system and IT administrator

Conclusion - Mountain climbing in other locales

USAID/SMART TA will continue to support the HCMC PAC to implement, monitor and refine theFansipan Challenge over the coming two months The Challenge will then be expanded to Hai Phong (andselected North provinces) as per the lessons learned in Ho Chi Minh City

Fansipan’s ICT system will be adapted for use with other vulnerable populations, particularly MSM andFSWs Here the system will be linked to USAID/SMART TA’s social media engagement strategy that strives

to increase demand and uptake of critical HIV services through a variety of media and interpersonalchannels

The initial success of Fansipan suggests that alternative outreach models are feasible in Vietnam Evenmore importantly, these models can be monitored and revised to meet the changing needs of clients throughthe creative use of mobile technologies USAID/SMART TA looks forward to “climbing more mountains” as ittrials different approaches for positive health impact in Vietnam

SỬ DỤNG MA TÚY TỔNG HỢP DẠNG AMPHETAMINE (ATS) TRONG NHÓM NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI (MSM) TẠI VIỆT NAM

Bùi Thị Minh Hảo 1 , Nguyễn Văn Hùng 2 , Phạm Đức Mạnh 2 ,

Lê Minh Giang 1 , Todd P Korthuis 3

1 Trường Đại học Y Hà Nội, Việt Nam

2 Cục phòng chống HIV/AIDS

3 Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon, Hoa Kỳ

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Mặc dù dịch HIV tại Việt Nam tập trung trong nhóm tiêm chích ma túy, ngày càng nhiều

bằng chứng cho thấy sử dụng ATS, đặc biệt tại thành thị đang tăng trong các nhóm đối tượng có nguy cơ cao Nghiên cứu này tiến hành tại 3 thành phố lớn nhằm xác định tỷ lệ sử dụng ATS và mối liên quan với hành vi tình dục không an toàn trong nhóm MSM

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu ngang trên 270 nam 18 – 45 tuổi, quan hệ tình dục đồng giới

trong 30 ngày qua sử dụng phương pháp chọn mẫu đối tượng giới thiệu đối tượng tại Hà Nôi, Đà Nẵng, và

Hồ Chí Minh năm 2011 Phân tích đa biến xác định mối tương quan giữa sử dụng ATS với hành vi tình dục không an toàn

Kết quả: Tuổi trung bìnhcủa đối tượng là 23,3 (SD 5,7); 42.8% có trình độ học vấn cấp 3 trở lên, 14,1%

hiện sống với vợ/ bạn tình và 13,3% sử dụng heroin trong năm qua 85,9% đã từng và 73,3% hiện đang sử dụng ATS, trong đó 55,9% sử dụng theo đường uống, 37,4% hút Lý do sử dụng ATS lần đầu là do bạn bè (69,6%), tò mò (57,0%); 51,9% sử dụng ATS lần đầu tiên cùng với rượu Số bạn tình trung bình trong tháng qua là 3 (SD 4,3), 62,0% không thường xuyên sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục Phân tích đa biến cho thấy trình độ học vấn cấp 3 trở lên (aOR 0,34, 95% CI 0,18 0,65), đang sử dụng ATS (aOR 2,04, 95%

CI 1,09 3,81) tương quan với hành vi tình dục không an toàn trong năm qua

Kết luận: Tỷ lệ MSM trong nghiên cứu sử dụng ATS là rất cao và có liên quan đến hành vi tình dục

không an toàn Điều này cho thấy việc mở rộng can thiệp giảm sử dụng ATS trong nhóm MSM là cần thiết trong chương trình phòng chống HIV tại Việt Nam.

Từ khóa: Ma túy tổng hợp dạng Amphetamine (ATS), nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), Việt Nam.

Ngày đăng: 04/04/2016, 00:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w