- Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào?. - Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó.. Bài mới 3.1 Giới thiệu bài mới - Ở tuần trước các em đã học về phép nhân hoá.. Trong tiế
Trang 1Trường Tiểu học Phú Lợi
GVHD: PHÙNG THỊ THÚ
Người soạn: LÂM QUI BÌNH
Nhóm: 03
Lớp: 3/1
Ngày dạy: 25/2/2016
TIẾNG VIỆT NHÂN HOÁ
ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: NHƯ THẾ NÀO?
I Mục tiêu
- Tìm đựơc những vật được nhân hoá,cách nhân hoá trong bài thơ ngắn
- Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào?
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó
II Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết lời giải bài tập 1
- Các câu trong bài tập 2, 3 viết sẵn ở bảng phụ
- Một chiếc đồng hồ có 3 kim
III Hoạt động dạy học
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
1 Ổn định
2 Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nhắc lại 3 cách nhân hóa
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương
3 Bài mới
3.1 Giới thiệu bài mới
- Ở tuần trước các em đã học về phép nhân hoá
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tiếp tục học về
phép nhân hoá ( những cách nhân hoá như thế nào
để làm cho các sự vật, con vật, đồ vật, cây cối có
đặc điểm, hành động … như con người) Giờ học
còn giúp các em tiếp tục ôn luyện vế cách đặt câu
và trả lời câu hỏi như thế nào?
3.2 Hướng dẫn làm bài:
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập
- Gọi 1 HS đọc lại bài thơ
- GV giới thiệu đồng hồ, chỉ cho các em thấy cách
miêu tả đồng hồ báo thức trong bài thơ rất đúng:
kim giờ chạy chậm, kim phút đi từng bước, kim
giây phóng rất nhanh
- GV gọi 1 HS đọc lại yêu cầu bài tập
- GV phát phiếu học tập cho HS
- HS nhắc lại
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- 1 em đứng lên đọc, cả lớp đọc thầm theo
- 1 HS đọc lại bài thơ Cả lớp đọc thầm theo
- 1 HS đọc
Trang 2- Yêu cầu HS làm viêc cặp đôi.
- GV phát phiếu lớn cho 1 nhóm làm rồi dán lên
bảng
- Gọi các nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng cho HS
Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV nhắc các em đọc kĩ từng câu hỏi rồi dựa vào
nội dung bài thơ “Đồng hồ báo thức” trả lời
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng làm bài
với nhau, một em nêu câu thì em kia trả lời và
ngược lại đổi vai
- Gọi một số cặp trình bày trước lớp
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV chốt lời giải đúng:
a Bác Kim giờ nhích về phía trước từng li, từng li./
Bác Kim giờ nhích về phía trước một cách rất thận
trọng.
b Anh Kim phút đi lầm lì từng bước, từng bước./
Anh Kim phút đi thong thả từng bước một.
c Bé kim giây chạy lên trước hàng rất nhanh./ Bé
Kim giây chạy lên trước hàng một cách tinh
nghịch.
Bài tập 3:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn: bài tập cho 4 câu, mỗi câu đều có
cụm từ in đậm Các em đặt câu hỏi cho bộ phận in
đậm đó
- Muốn đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm, các em chỉ
việc thay bộ phận in đậm ấy bằng cụm từ như thế
- HS làm việc cặp đôi
- HS nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài tập cặp đôi
- Các cặp trình bày
- HS nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu bài
Những vật
Nào được
Nhân hóa?
Bác
Những vật ấy được miêu
tả bằng từ ngữ nào?
Những vật ấy được nhân hóa như
thế nào?
Anh Bé
Những vật
ấy được gọi bằng gì?
Kim giờ
Kim phút
Kim giây
Cả ba kim
Thận trọng, nhích từng
li từng li
Lầm lì, đi từng bước, từng bước Tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng Cùng tới đích, rung một hồi chuông vang
Trang 3nào?
- Cho HS làm bài vào vở
- Gọi HS đặt câu hỏi cho từng câu
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt ý:
a) TrươngVĩnh Kí hiểu biết như thế nào?
b) Ê-đi-xơn làm việc như thế nào?
c) Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào?
d) Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?
4 Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học
tốt
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau
- HS làm bài vở
- HS đặt câu
- HS nhận xét bạn đặt câu
- HS lắng nghe và sửa bài vào vở
- HS lắng nghe
Giáo Viên Hướng Dẫn
Ký duyệt
PHÙNG THỊ THÚ