1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương ôn thi môn nguyên lý kế toán

25 372 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 48,13 KB

Nội dung

Với đặc điểm cung cấp thông tin một cách liên tục, thường xuyên và có hệ thống về tình hình tài chính, tình hình hoạt động và luồng tiền của đơn vị cụthể, kế toán trở thành một công cụ q

Trang 1

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

1 Vai trò, đối tượng của kế toán

a Vai trò: Vai trò của KT thông qua cách tiếp cận KT từ góc độ 1 công

cụ quản lý kinh tế => Liên hệ với hệ thống KTDN VN

(Giải thích cơ chế xây dựng, ban hành để thể hiện rõ loại hình kế toán vĩ mô: Luật, Chuẩn mực, chế độ)

Trang 11, 39 giáo trình NLKT

Kế toán ra đời và phát triển gắn liền với các chức năng vốn có của nó bao gồm:

- Thu nhận, xử lý, kiểm tra, cung cấp thông tin;

- Phân tích, tư vấn cho việc ra các quyết định kinh tế

Xuất phát từ các chức năng đó, kế toán có vai trò quan trọng trong hệ thốngquản lý kinh tế Với đặc điểm cung cấp thông tin một cách liên tục, thường xuyên và

có hệ thống về tình hình tài chính, tình hình hoạt động và luồng tiền của đơn vị cụthể, kế toán trở thành một công cụ quản lý kinh tế không thể thiếu đối với các chủ thểquản lý kinh tế ở cả hai cấp độ vĩ mô và vi mô Các chủ thể quản lý vĩ mô (Nhà nước)

và vi mô (người điều hành đơn vị) thực hiện quá trình quản lý thông qua sử dụng một

hệ thống biện pháp và công cụ quản lý nhằm thu nhận thông tin về các khách thểquản lý (hoạt động kinh tế - tài chính); tác động, điều chỉnh và dẫn dắt các đối tượngquản lý duy trì sự ổn định và phát triển theo hướng hiệu quả Bên cạnh các công cụquản lý kinh tế có tác dụng điều chỉnh (luật pháp kinh tế…) và tác động, dẫn dắt (kếhoạch, chính sách, đòn bẩy kinh tế…), kế toán là một trong các công cụ cung cấpthông tin về đối tượng quản lý kinh tế cho các chủ thể quản lý

Trong hệ thống quản lý kinh tế, kế toán chịu chi phối trực tiếp bởi hai yếu tố cơbản: Khách thể quản lý kinh tế và chủ thể quản lý kinh tế

(1) Khách thể quản lý kinh tế

Khách thể quản lý kinh tế - tài chính ở đơn vị là những đối tượng quản lý biểuhiện được dưới dạng tiền như tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí,kết quả hoạt động Trong quá trình hoạt động của đơn vị, những đối tượng này vậnđộng không ngừng do ảnh hưởng của các giao dịch kinh tế, dẫn đến tình trạng tàichính và hiệu quả hoạt động của đơn vị luôn luôn thay đổi giữa các thời kỳ Thông tin

Trang 2

cung cấp về đối tượng quản lý kinh tế - tài chính không chỉ là các thông tin tại mộtthời điểm (thông tin phản ánh trạng thái tĩnh) mà còn bao gồm các thông tin về sựvận động của chúng (thông tin phản ánh trạng thái động) Sự ảnh hưởng của yếu tốnày tạo nên tính khách quan của kế toán và đồng thời đặt ra tiêu chuẩn khách quanđối với thông tin kế toán

(2) Chủ thể quản lý kinh tế

Chủ thể quản lý kinh tế vĩ mô là Nhà nước và Chính phủ Chủ thể quản lý nàythực hiện quản lý các đơn vị kinh tế - tế bào của nền kinh tế quốc dân, kiểm tra giámsát việc thực thi luật pháp kinh tế, các chính sách chế độ kinh tế - tài chính tại cácđơn vị Giữa chủ thể quản lý vĩ mô và kế toán có sự tách rời nhất định vì thông tin kếtoán được cung cấp dựa trên hệ thống kế toán do các đơn vị thiết lập và thực hiện.Đặc tính này dẫn đến việc các Chính phủ thường phải khống chế hệ thống kế toáncủa các đơn vị trong một khung pháp lý nhất định Cụ thể, Nhà nước Việt Nam banhành Luật, Chuẩn mực và các Chế độ kế toán để quản lý vĩ mô hệ thống kế toán củacác đơn vị

Chủ thể quản lý kinh tế vi mô là những người điều hành đơn vị Họ thực hiệnquản lý các hoạt động kinh tế - tài chính của đơn vị mình nhằm duy trì sự tồn tại vàphát triển hiệu quả của đơn vị, nơi có liên quan đến lợi ích kinh tế hợp pháp củanhiều bên trong đó có lợi ích của chính bản thân họ và là nơi có sự ràng buộc chặtchẽ về trách nhiệm pháp lý của người điều hành trong việc sử dụng, kiểm soát cácnguồn lực kinh tế của đơn vị đó

Sự ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến kế toán với tư cách một công cụ quản lýkinh tế tạo nên tính chủ quan của kế toán:

- Đối với chủ thể quản lý vĩ mô, tính chủ quan của kế toán ẩn chứa trong cácquy định pháp luật về kế toán, tạo ra khung pháp lý về kế toán mà hệ thống kế toáncủa các đơn vị phải tuân thủ

- Đối với chủ thể quản lý vi mô, tính chủ quan một mặt biểu hiện ở hệ thống kếtoán mà người quản lý đơn vị thiết lập, mặt khác nó còn bộc lộ khi kế toán có thểđược họ sử dụng vì mục đích và lợi ích của cá thể hoặc một nhóm người

Trang 3

Tuy nhiên, tùy thuộc vào khả năng và ý chí của con người mà kế toán có thểphát huy vai trò của nó một cách tích cực và hiệu quả hoặc ngược lại.

Vai trò của kế toán trong hệ thống quản lý kinh tế được biểu hiện như sau:

Thứ nhất: Kế toán phục vụ quản lý vĩ mô của Nhà nước

Nhà nước là một trong các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài của đơn vị kếtoán với mục đích điều hành và quản lý chung hoạt động của toàn bộ nền kinh tếquốc dân Bởi vậy, kế toán đóng vai trò rất quan trọng đối với quản lý vĩ mô Thôngtin kế toán giúp Nhà nước:

(1) Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện luật pháp, cơ chế, chính sách kinh tế tài chính của các đơn vị;

-(2) Tổng hợp và thống kê số liệu quá khứ theo ngành, lĩnh vực và toàn bộ nềnkinh tế, trên cơ sở đó đánh giá, lập và điều chỉnh kế hoạch, chương trình mục tiêuphát triển của từng thời kỳ…

Thứ hai: Kế toán phục vụ quản lý vi mô của người điều hành đơn vị

Người điều hành đơn vị là một trong các đối tượng sử dụng thông tin bên trongcủa đơn vị kế toán với mục đích quản lý và kiểm soát hoạt động của đơn vị Bởi vậy,

kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quản lý vi mô Thông tin kế toán giúpcác nhà điều hành đơn vị:

(1) Kiểm soát, đánh giá hiệu quả các nguồn lực kinh tế thuộc quyền sử dụng vàtrách nhiệm quản lý của họ tại đơn vị;

(2) Đánh giá được tình hình tài chính, tình hình hoạt động và luồng tiền trongquá khứ và hiện tại làm cơ sở cho việc lập và điều chỉnh kế hoạch, dự toán…;

Thứ ba: Kế toán hỗ trợ cho các công cụ quản lý khác

Trong hệ thống các công cụ quản lý kinh tế, kế toán không phải là loại công cụ

có tác dụng điều chỉnh như luật pháp, cũng không phải là loại công cụ có tác dụngđiều tiết như các đòn bẩy kinh tế… mà nó thuộc nhóm công cụ cung cấp thông tinhiện thực (cùng với thống kê và hạch toán kỹ thuật nghiệp vụ) Thông tin do kế toáncung cấp là thông tin phản hồi về đối tượng quản lý kinh tế Nếu không có thông tinnày, cả hệ thống quản lý kinh tế sẽ bị đình trệ Đồng thời, kế toán còn hỗ trợ đắc lựccho các công cụ quản lý khác phát huy tốt nhất tác dụng của chúng

Trang 4

b Đối tượng: Việc nghiên cứu các yếu tố cơ bản của BCTC (TS, NPT,

NV, CP, DT, KQ: khái niệm, điều kiện ghi nhận, hệ quả)trang 56

Các đối tượng kế toán thực chất là các yếu tố cơ bản được phản ánh trên các báocáo tài chính nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin chung cho tất cả các đối tượng sửdụng Các yếu tố cơ bản của báo cáo tài chính bao gồm:

(1) Yếu tố về tình hình tài chính (phản ánh trên Bảng cân đối kế toán): Tài sản,

nợ phải trả, vốn chủ sở hữu

(2) Yếu tố về tình hình hoạt động (phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động):

Thu nhập, chi phí, kết quả

- Tài sản là nguồn lực kinh tế do đơn vị kế toán kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.

Tài sản của đơn vị kế toán có thể tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể (nguyênvật liệu, hàng hóa, nhà xưởng, máy móc thiết bị ) hoặc không có hình thái vật chất

cụ thể (bằng sáng chế, bản quyền ) Tài sản được kế toán ghi nhận trên Bảng cân đối

kế toán đều phải thỏa mãn các điều kiện: 1) Có khả năng tiền tệ hóa một cách đángtin cậy; 2) Đơn vị kế toán kiểm soát được; 3) Mang lại lợi ích kinh tế trong tương laimột cách tương đối chắc chắn cho đơn vị kế toán; 4) Là kết quả của giao dịch quákhứ

Các loại TS: TSNH (Vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, tài sản trongthanh toán và hàng tồn kho) TSDH (Phải thu dài hạn, tài sản cố định và bất động sảnđầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và các khoản tài sản dài hạn khác)

- Nợ phải trả là nghĩa vụ tài chính hiện tại mà đơn vị kế toán phải thanh toán bằng nguồn lực của mình

Nghĩa vụ tài chính hiện tại có thể là nghĩa vụ pháp lý, phát sinh từ hợp đồnghoặc văn bản pháp luật hiện hành như: Hợp đồng vay tiền, hợp đồng mua chịu vật tưhàng hóa, …; hoặc cũng có thể là nghĩa vụ phát sinh từ chính những cam kết dodoanh nghiệp tự xây dựng nhằm duy trì mối quan hệ với khách hàng như: bảo hànhsản phẩm hàng hóa, công trình xây dựng…

Trang 5

Để được ghi nhận là nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán, một nghĩa vụ phảithỏa mãn các điều kiện: 1) Có khả năng tiền tệ hóa một cách đáng tin cậy; 2) Đơn vịphải thanh toán bằng nguồn lực của mình; 3) Là kết quả của giao dịch quá khứ.

Căn cứ vào thời gian đáo hạn, toàn bộ các khoản nợ phải trả được phân chiathành nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn (những khoản nợ có thời gian thanhtoán trong vòng (01) năm được phân loại là nợ phải trả ngắn hạn, những khoản nợ cóthời gian thanh toán trên (01) năm được phân loại là nợ phải trả dài hạn)

Căn cứ vào tính chất, nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn đều bao gồmnhóm nợ có tính chất tín dụng (phải trả lãi) và nhóm nợ khác (không phải trả lãi)

- Vốn chủ sở hữu là loại nguồn vốn thuộc sở hữu của đơn vị kế toán, đơn vị có quyền sử dụng lâu dài trong suốt thời gian hoạt động của đơn vị

Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả

Theo nguồn hình thành, vốn chủ sở hữu được phân chia thành vốn góp của chủ

sở hữu, kết quả hoạt động và nguồn vốn chủ sở hữu khác

- Thu nhập là tổng giá trị các lợi ích kinh tế đơn vị kế toán thu được trong kỳ kế toán từ các hoạt động của đơn vị, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu một cách gián tiếp.

Thu nhập của đơn vị kế toán phải được xác định cho từng kỳ kế toán và thỏamãn các điều kiện: 1) Có khả năng tiền tệ hóa một cách đáng tin cậy; 2) Đơn vị thuđược lợi ích kinh tế làm tăng gián tiếp vốn chủ sở hữu; 3) Là kết quả của giao dịchquá khứ

Có 2 loại thu nhập: Thu nhập thông thường và thu nhập khác

Thu nhập thông thường là loại thu nhập được tạo ra từ hoạt động thông thường.

Hoạt động thông thường là hoạt động mang tính thường xuyên của đơn vị kế toán,bao gồm hoạt động chủ yếu và hoạt động tài chính

Thu nhập khác là loại thu nhập được tạo ra từ hoạt động khác của đơn vị kế toán

(Hoạt động khác là hoạt động không có tính thường xuyên của đơn vị).Ví dụ: Thunhập khác từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; thu phạt vi phạm hợp đồng…

- Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế của đơn vị trong kỳ

kế toán, góp phần giảm vốn chủ sở hữu một cách gián tiếp.

Trang 6

Chi phí của đơn vị kế toán phải được xác định cho từng kỳ kế toán cụ thể vàthỏa mãn các điều kiện: 1) Có khả năng tiền tệ hóa một cách đáng tin cậy; 2) Giảmlợi ích kinh tế làm giảm gián tiếp vốn chủ sở hữu; 3) Là kết quả của giao dịch quákhứ.

Có 2 loại chi phí: chi phí thông thường và chi phí khác

Chi phí thông thường là loại chi phí cho hoạt động thông thường Chi phí thôngthường bao gồm: Chi phí hoạt động chủ yếu, chi phí hoạt động tài chính, chi phí quản

lý chung

Chi phí khác là loại chi phí cho hoạt động khác của đơn vị kế toán Ví dụ: Chiphí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; nộp phạt vi phạm hợp đồng…

- Kết quả hoạt động có thể được xác định theo (02) cách sau:

(1) So sánh vốn chủ sở hữu cuối kỳ với vốn chủ sở hữu đầu kỳ

Theo cách này, kết quả hoạt động được xác định theo công thức:

- Vốn chủ

sở hữu đầu kỳ

+ Vốn chủ sở hữu giảm trực tiếp trong kỳ

- Vốn chủ sở hữu tăng trực tiếp trong kỳ

Cách xác định kết quả hoạt động trên cơ sở so sánh vốn chủ sở hữu cuối kỳ vàvốn chủ sở hữu đầu kỳ có nguồn gốc từ lý thuyết sở hữu

(2) So sánh thu nhập và chi phí

Theo cách này, kết quả hoạt động được xác định như sau:

Kết quả hoạt động trong kỳ = Thu nhập trong kỳ - Chi phí trong kỳ

Cách xác định kết quả hoạt động trên cơ sở so sánh thu nhập và chi phí có nguồngốc từ lý thuyết thực thể

Mối quan hệ (trang 79)

Tính cân đối của kế toán được biểu hiện qua phương trình kế toán tổng quát dướiđây:

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu (1)

Mối quan hệ giữa tổng tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối kỳ cóthể được biểu hiện bằng phương trình sau:

Trang 7

cuối kỳ cuối kỳ hữu cuối kỳ

Nếu trong kỳ kế toán không phát sinh nghiệp vụ kinh tế - tài chính làm vốn chủ sở hữu tăng hoặc giảm trực tiếp, vốn chủ sở hữu cuối kỳ trong công thức (2) có thể

được xác định như sau:

Vốn chủ sở hữu

cuối kỳ

= Vốn chủ sở hữu đầu kỳ

+ Kết quả hoạt động trong kỳ

+ Thu nhập trong kỳ

- Chi phí trong kỳ

+ Vốn chủ sở hữu đầu kỳ

+ Thu nhập trong kỳ

- Chi phí trong kỳ

(5)

2 Lý thuyết về loại hình kế toán, lý thuyết kế toán

- Loại hình kế toán là gì? Các loại hình kế toán?

- Đặc điểm của kế toán động.

- Lý thuyết KT của loại hình kế toán động

- Đặc điểm của KT trong kế toán động

- Vận dụng lý thuyết cơ bản đó để lý giải hệ thống KTDN VN (bối cảnh, khẳng định KT động giữ vai trò chủ đạo, gắn liền với DN)

- KT động thiên về vĩ mô với cơ sở KT dồn tích, giả thuyết hoạt động liên tục,

đi kèm với nó là các nguyên tắc KT, khuôn khổ pháp lý.

a Loại hình kế toán? Các loại hình kế toán?

- Loại hình kế toán là một hệ thống các quan điểm và cách thức thực hiện công

việc kế toán trong một môi trường nhất định

- Các loại hình kế toán:

+ Loại hình kế toán tĩnh: Lý thuyết sở hữu là chủ yếu

+ Loại hình kế toán động: Nhiều lý thuyết đan xen

Trang 8

+ Loại hình kế toán vi mô – Loại hình kế toán vĩ mô.

+ Loại hình kế toán danh nghĩa – Loại hình kế toán hiện tại hóa

b Đặc điểm của loại hình kế toán động

- Kế toán ghi nhận tài sản theo giá gốc Tài sản cố định được khấu hao một cách

có hệ thống; Tài sản vô hình và tài sản thuê được ghi nhận khi có quyền kiểm soát;Phát triển hệ thống các định nghĩa và điều kiện ghi nhận tài sản

- Chi phí và thu nhập được ghi nhận theo cơ sở dồn tích; Kết quả kinh doanhđược xác định theo nguyên tắc phù hợp Cơ sở tiền mặt vẫn được áp dụng trong một

- Trong thực hành kế toán, phát triển nhiều mô hình và kĩ thuật tính toán liênquan đến các vấn đề kế toán cụ thể như: Khấu hao TSCĐ, tính giá hàng tồn kho

c Lý thuyết kế toán loại hình kế toán động (Trang 51)

- Các lý thuyết kế toán trong loại hình kế toán động

+ Thế kỷ XVII – XIX cuộc cách mạng CN , Cty cổ phần tạo ra sự tách biệt giữachủ sở hữu và nhà quản lý, chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn.Hoạt động KD pháttriển, yêu cầu định kỳ đánh giá hiệu quả KD – xuất hiện giả định “ Hoạt động liêntục” trong kế toán Loại hình kế toán dựa trên giả định liên tục gọi là “kế toán động” ,

có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống kế toán toàn thế giới Giả định hoạt động liêntục cùng các nguyên tắc KT động là cơ sở chủ yếu xây dựng hệ thống kế toán hiệnđại

+ Các lý thuyết kế toán trong loại hình kế toán động

 Lý thuyết thực thể:

Lý thuyết thực thể hình thành khi xuất hiện công ty cổ phần Trách nhiệmhữu hạn của các chủ sở hữu công ty cổ phần được quy định Có sự tách biệt giữacông ty với các chủ sở hữu của nó

Trang 9

Lý thuyết thực thể đòi hỏi sự tách biệt giữa các hoạt động của một đơn vị vớinhững sự kiện của cá nhân Sự tách biệt này được xem xét trên các khía cạnh khácnhau về ghi nhận tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu cho đến xem xét các hoạt độngcủa chủ sở hữu và thực thể kinh doanh Dưới ảnh hưởng của lý thuyết thực thể, kếtoán được thiết lập chủ yếu là để phục vụ cho đơn vị

Kế toán phản ánh thông tin về tình hình tài chính của đơn vị là các tài sảnhiện có và nguồn hình thành nên tài sản đó Lý thuyết thực thể không phân biệtnguồn của chủ sở hữu hay chủ nợ

Phương trình kế toán xác định là: TS = NV

Lý thuyết thực thể coi trọng BCKQKD Thông tin về khả năng sinh lời củakhoản đầu tư vào đơn vị xác định là quan trọng KQKD được xác định trên cơ sở sosánh giữa thu nhập và chi phí Thu nhập và chi phí được ghi nhận theo nguyên tắcdồn tích

 Lý thuyết doanh nghiệp: DN được coi là một tổ chức xã hội mà mỗiquyết định khi được công ty thực hiện đều có ảnh hưởng đến lợi ích của một số đốitượng như: cổ đông, người lao động, chủ nợ, khách hàng, các tổ chức chính phủ,công chúng

Nhiều chủ thể liên quan sử dụng thông tin kế toán Thông tin kế toán đáp ứng đadạng nhu cầu Đặt ra yêu cầu tin cậy và thích hợp Chủ sở hữu bị hạn chế quyền hơn,trong khi chính phủ và người lao động có tổ chức trở nên có quyền lực hơn

Trong loại hình kế toán động còn xuất hiện một số lý thuyết khác như: Lý thuyếtđiều hành, lý thuyết nhà đầu tư, lý thuyết quỹ… Tuy nhiên, các lý thuyết này khôngđược chấp nhận phổ biến, ít ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của hệ thống kế toán

Trang 10

-3 Nguyên tắc giá gốc

- Phân tích cơ sở vận dụng nguyên tắc giá gốc trong hệ thống KTDNVN (nội dung, cơ sở: KT động, hoạt động liên tục, bối cảnh)

- Ưu điểm, hạn chế.

- Cụ thể hóa trong hệ thống KTDNVN: VAS 01, 02, 03, 04…

- Ghi nhận: ban đầu, trong quá trình nắm giữ, báo cáo (các yếu tố cấu thành giá tại từng thời điểm, trình bày trên BCTC)

a Nguyên tắc giá gốclà nguyên tắc kế toán theo đó các đối tượng kế toán được

ghi nhận theo giá gốc ban đầu khi hình thành và không cần điều chỉnh theo sự thayđổi của giá thị trường trong suốt thời gian tồn tại của đối tượng kế toán đó ở đơn vị

kế toán

- Về khái niệm giá gốc, tại điểm 1, điều 7, Luật Kế toán 2003 quy định “Giá trịcủa tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắpráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng tháisẵn ang sử dụng Đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ

kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Tại đoạn 5, VAS 01 – Chuẩnmực chung, có nêu “Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sảnđược tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giátrị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc của tài sảnkhông được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.”

- Nguyên tắc giá gốc đòi hỏi các đối tượng kế toán phải được ghi nhận ban đầutheo giá gốc Sau ghi nhận ban đầu, giá gốc vẫn được duy trì mà không được điềuchỉnh theo diễn biến của thị trường Giá gốc được xác định tại thời điểm các đốitượng kế toán được ghi nhận và được xác định cụ thể phù hợp với sự hình thành củatừng đối tượng kế toán Từ đó, các kỹ thuật xác định giá gốc của tài sản, nợ phải trả,vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí được phát triển

Ví dụ: Một tài sản được mua về ngày 1/11/N với giá trị là 50 triệu đồng Tạingày 31/12/N giá thị trường của tài sản đó là 45 triệu đồng Theo nguyên tắc giá gốc,

kế toán vẫn ghi nhận giá trị của tài sản này trên BCTC ngày 31/12/N là 50 triệu đồng

Trang 11

- Khi vận dụng nguyên tắc giá gốc, chỉ đánh giá được giá trị tài sản dựa trên căn

cứ tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền Trường hợp nếu vật trao đổi tươngđương cho 1 TS hoặc dịch vụ là tiền mặt thì chi phí được đánh giá theo số tiền mặtchi ra để có được tài sản hoặc dịch vụ đó Nếu vật trao đổi tương đương cho một TShoặc DV không phải là tiền mặt thì chi phí được đánh giá theo giá trị tiền mặt tươngđương giá trị thị trường của vật trao đổi hoặc nhận được

- Cơ sở của nguyên tắc giá gốc: Với giả định DN hoạt động liên tục, giữanguyên tắc giá gốc và nguyên tắc hoạt động liên tục có mối quan hệ nhất định Chỉkhi chúng ta thực thi nguyên tắc hoạt động liên tục thì việc áp dụng nguyên tắc giágốc mới được thực hiện Nếu doanh nghiệp không còn hoạt động bình thường mà ởtrong tình trạng phá sản chẳng hạn thì lúc đó nguyên tắc giá gốc không vận dụng nữa,

vì lúc này tất cả tài sản của doanh nghiệp được đem ra bán, và như vậy tài sản củadoanh nghiệp sẽ được đánh giá và kế toán theo giá trị thị trường vào thời điểm bán.Thông thường thì giá trị thị trường của tài sản của doanh nghiệp vào thời điểm nàykhông còn bằng với giá gốc ghi sổ kế toán ban đầu khi mua hoặc nhận tài sản nữa, cónghĩa là lúc này phải điều chỉnh giá trị của tài sản trên sổ sách và báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp

b Ưu điểm, hạn chế:

- Ưu điểm: Đảm bảo tính khách quan của số liệu kế toán, có đầy đủ cơ sở pháp

lý cho việc kiểm tra, so sánh ở sổ kế toán và chứng từ kế toán

Đơn giản cho việc ghi chép, thuận lợi cho việc quản lý

- Nhược điểm: không phản ánh đúng giá trị thực của tài sản khi có sự biến độngcủa thị trường vì nguyên tắc giá gốc không cho phép thay đổi giá trị của tài sản trừtrường hợp có quy định cụ thể

Trang 12

- Tại đoạn 4, VAS 02 – Hàng tồn kho, có nêu “Hàng tồn kho được tính theo giágốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tínhtheo giá trị thuần có thể thực hiện được.”

Hàng tồn kho bao gồm:

+ Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường,hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;

+ Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;

+ Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưalàm thủ tục nhập kho thành phẩm;

+ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đãmua đang đi trên đường;

+ Chi phí dịch vụ dở dang

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liênquan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiệntại

* Ghi nhận tại thời điểm nhập kho:

1.1 Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi trên hoáđơn, thuế nhập khẩu phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nộp (nếucó), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,… nguyên liệu, vậtliệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chiphí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thumua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có):

- Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu, vật liệu dùng vào sản xuất, kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì giá trịcủa nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT.Thuế GTGT đầu vào khi mua nguyên liệu, vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch

vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí gia công,… được khấu trừ và hạch toánvào Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

- Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu, vật liệu dùng vào sản xuất, kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc

Ngày đăng: 03/04/2016, 18:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w