Niềm tin vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai trên góc độ của nhà đầu tư cũng như Cơ quan quản lý Nhà nước. Ra đời từ năm 2000, cho đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã tồn tại được gần 2 thập kỉ nhưng đây vẫn là một kênh đầu tư xa lạ với phần lớn người dân...
Trang 1Thị trường chứng khoán Việt Nam:
NIỀM TIN VỀ MỘT CHU KỲ KHỞI SẮC
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã đi được chặng đường 15 năm - một chặng đường chưa phải là dài nhưng cũng đủ để nhìn lại các dấu mốc với nhiều cung bậc cảm xúc Cho dù đây đó vẫn còn những mối lo khi thị trường chứng kiến sự tăng giảm đan xen của các chỉ số chứng khoán trong thời gian qua, nhưng niềm tin về sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường vẫn hiện hữu khi những phiên giao dịch sôi động cuối tháng 5 và cả tháng 6/2015 đã đem lại tia hy vọng về một chu kỳ tăng trưởng mới của TTCK Việt Nam trong hai quý cuối năm 2015
Lần tìm xu hướng
Sau hai tháng đầu năm khởi động tích cực nhờ điểm sáng vĩ mô, những tưởng TTCK Việt Nam sẽ sớm thiết lập một xu hướng tích cực rõ ràng nhưng diễn biến thị trường tháng 3 và 4/2015 sau đó lại không như kỳ vọng của các nhà đầu tư khi chứng kiến các điểm số chính cũng như thanh khoản lình xình và ảm đạm Phải tới cuối tháng 5 và tháng 6/2015, dòng tiền mới quay trở lại thị trường nhờ tâm lý nhà đầu tư đã hứng khởi trở lại Kể từ nửa cuối tháng 5 đến nay, TTCK Việt Nam
đã có sự gia tăng rõ nét về khối lượng giao dịch (KLGD) kéo theo sự khởi sắc về mặt điểm số Theo đó, chỉ số VN Index trên Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) Tp.Hồ Chí Minh (HOSE) tính riêng trong hai tháng 5 và 6/2015 đã tăng xấp xỉ 5,4%
Kết thúc 6 tháng đầu năm, TTCK Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 8,68% của chỉ số VN Index Tuy nhiên, chỉ số này tăng thấp hơn so với tỷ lệ tăng 14,56% của cùng kỳ năm 2014 Trên SGDCK Hà Nội (HNX), chỉ số HNX Index
có mức tăng 2,3% trong 6 tháng đầu năm 2015, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái,
Trang 2con số này là 14,87% Thống kê 6 tháng đầu năm 2015 cho thấy, giá trị giao dịch (GTGD) bình quân cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên cả hai sàn HOSE và HNX giảm so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt hơn 2.000 tỷ đồng/phiên, trong khi GTGD bình quân trên cả hai sàn cùng kỳ năm ngoái là 2.500 tỷ đồng/phiên
Mặc dù diễn biến thị trường 6 tháng đầu năm 2015 đã không được như kỳ vọng, thị trường vẫn có những điểm sáng đáng ghi nhận trong đó có hoạt động mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) Sau 6 tháng đầu năm, nhà ĐTNN
đã mua ròng tổng cộng hơn 4.200 tỷ đồng trên cả hai sàn HOSE và HNX Đặc biệt, hoạt động mua ròng được nhà ĐTNN tích cực đẩy mạnh trong hơn một tháng liên tục từ cuối tháng 5 đến hết tháng 6/2015 Đây được coi là tín hiệu đáng mừng cho TTCK Việt Nam và phản ánh sự lạc quan của nhà ĐTNN vào thị trường mặc
dù thị trường thời gian qua chịu khá nhiều tác động bởi thông tin tiêu cực trong ngắn hạn Điều này cho thấy nhà ĐTNN khá kỳ vọng vào chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ cũng như của cơ quan quản lý thị trường đối với TTCK
Ngoài các mã chứng khoán bluechip giữ vai trò nâng đỡ thị trường thì nhóm cổ phiếu đầu cơ cũng có sức hút nhất định trong thời gian qua Theo đó, trong vòng 2 tháng qua, thị trường đã có sự hưng phấn khá tốt khi giá nhiều cổ phiếu tăng mạnh, trong đó có không ít mã được coi là mã “nóng” Các mã cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, dầu khí luân phiên dẫn dắt thị trường Có thể nói từ đầu năm đến nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng là nhóm có nhiều sóng nhất và về tổng thể cũng là nhóm có đà tăng mạnh nhất so với các nhóm ngành khác Điển hình như các mã VCB của Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Vietcombank tăng
từ 35.000 đồng/cổ phiếu lên 45.000 đồng/cổ phiếu tính từ đầu tháng 5 đến nay Tương tự, cũng chỉ trong hai tháng, mã CTG của NHTMCP Công thương tăng từ mức 16.000 đồng/cổ phiếu lên 20.000 đồng/cổ phiếu, hay như MBB của NHTMCP Quân đội cũng đã lập đỉnh mới lên 15.000 đồng/cổ phiếu từ mức giá
Trang 312.000 – 13.000 đồng/cổ phiếu Có được kết quả này là do sự cải thiện của dư nợ tín dụng trong 6 tháng đầu năm tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Các chuyên gia nhận định so với cùng kỳ năm 2014, mảng hoạt động truyền thống của các ngân hàng trong 6 tháng qua đã có chuyển biến đáng
kể, việc xử lý nợ xấu đã có tác động tích cực tới tăng trưởng tín dụng
Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư đang lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu thay cho gửi tiết kiệm trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và “sức khỏe” nhiều doanh nghiệp đã dần
ổn định Do vậy, những mã cổ phiếu của một số doanh nghiệp có thông tin chốt quyền chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ cao cũng kích thích nhà đầu tư rót tiền vào Điển hình như các mã HPG (CtyCP Tập đoàn Hòa Phát), mã HSG (CtyCP Tập đoàn Hoa Sen) và mã PET (Tổng CtyCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí) với mức trả cổ tức lần lượt tương ứng là 25%, 30% và 16%
Tuy nhiên, bên cạnh những diễn biến tích cực chung của thị trường thì trong thời gian qua, một số mã cũng đã làm không ít nhà đầu tư phải chịu cảnh “lao đao” cũng bởi một lý do lãnh đạo tập đoàn vướng vòng lao lý Đó là mã JVC của CtyCP Thiết bị Y tế Việt Nhật, từ một mã cổ phiếu được đánh giá là “tốt” với mức giá 21.000 - 22.000 đồng/cổ phiếu thì nay chỉ còn trên dưới 8.000 đồng/cổ phiếu sau chuỗi ngày giảm sàn liên tục Trong 15 phiên giao dịch (từ 10/6 đến 30/6), mã cổ phiếu JVC đã có tới 14 phiên giảm sàn Mặc dù là mã cổ phiếu được đánh giá là khá ổn định và có tiềm năng nhưng cả nhà đầu tư trong nước lẫn nhà ĐTNN đã thi nhau tháo chạy khỏi cổ phiếu này Sau một loạt phiên liên tiếp lao dốc, vốn hóa của JVC đã “bốc hơi” hơn 1.000 tỷ đồng Mặc dù cổ phiếu JVC có diễn biến xấu như vậy nhưng dường như lãnh đạo của công ty lại rất thờ ơ trong việc phản hồi thông tin cho nhà đầu tư và các cổ đông
Kỳ vọng nhờ chính sách
Trang 4Thống kê lịch sử 14 năm hoạt động cho thấy, TTCK Việt Nam trong những phiên giao dịch tháng 7 thường có xu hướng giảm điểm, tuy nhiên với những diễn biến tích cực thời gian qua cùng điểm sáng kinh tế vĩ mô thì diễn biến thị trường tháng 7/2015 liệu có hoàn toàn khác? Có lẽ chỉ thời gian mới có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này Điều chắc chắn là khi nền kinh tế vĩ mô phục hồi và tăng trưởng ổn định thì TTCK sẽ phát triển bền vững hơn Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế tiếp tục đà phục hồi ổn định với tốc độ phát triển cao hơn năm
2014 GDP 6 tháng đầu năm 2015 tăng 6,28%, cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng 5,18% của cùng kỳ năm trước Ngoài ra, liên quan tới chỉ tiêu kinh tế vĩ
mô quan trọng khác là lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2015 tăng 0,55% so với tháng 12/2014 và dự kiến cả năm con số này chỉ là 3,5%, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu điều hành lạm phát khoảng 5% trong năm nay Lạm phát thấp sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ ổn định tỷ giá và giữ mức lãi suất ổn định trong năm nay – yếu tố quan trọng giúp thị trường tăng điểm trong trung và dài hạn Như vậy, cả hai chỉ số vĩ mô quan trọng nhất của nền kinh tế nhiều khả năng
sẽ đạt và vượt mục tiêu đề ra Điều này một lần nữa tiếp tục khẳng định xu hướng hồi phục bền vững của nền kinh tế Các dự báo khả quan về tăng trưởng của kinh
tế Việt Nam còn được các tổ chức quốc tế đồng quan điểm nhận định Báo cáo về Triển vọng kinh tế Khu vực sông Mê Kông của Ngân hàng ANZ công bố ngày 15/6/2015 cho thấy nền kinh tế Việt Nam tiếp tục trên đà phục hồi khi chỉ số niềm tin của người tiêu dùng được cải thiện mạnh mẽ và sẽ góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong năm 2015 - 2016 Bên cạnh đó, hàng loạt chính sách mới về nhà ở, bất động sản, đất đai, doanh nghiệp có ảnh hưởng nhiều đến lĩnh vực kinh tế - xã hội và được xem là bước đột phá trong chính sách của Việt Nam chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015 Do đó, khi sức cầu của nền kinh tế được cải thiện, sức khỏe của các doanh nghiệp đã vững vàng, thị trường tiêu thụ hàng hóa được
mở rộng, đặc biệt là môi trường kinh doanh sẽ được hỗ trợ bởi việc Việt Nam
Trang 5tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), tất cả được kỳ vọng sẽ tạo nên đợt sóng mới cho TTCK
Từ phía cơ quan quản lý thị trường, thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho thấy, sau 15 năm TTCK Việt Nam đi vào hoạt động và phát triển, đến nay đã có gần 700 công ty niêm yết với tổng giá trị vốn huy động qua TTCK đạt 1,7 triệu tỷ đồng phục vụ cho phát triển và nền kinh tế, thu hút khoảng
15 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài Về nhà đầu tư, từ chỗ chỉ có 2.900 tài khoản trong năm đầu tiên khi thị trường đi vào hoạt động, thì nay con số này đã tăng lên hơn 1,4 triệu tài khoản giao dịch Tính riêng 6 tháng đầu năm 2015, giá trị vốn hóa của TTCK đạt gần 31,1% GDP, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2014 Khung khổ pháp lý và cơ sở hạ tầng cũng được củng cố và mở rộng, công tác quản lý giám sát TTCK được hoàn thiện, đảm bảo cho thị trường hoạt động ngày càng hiệu quả và minh bạch Bên cạnh đó, trên cơ sở nội dung các Nghị quyết 15/ NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa (CPH), thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Quyết định 51/2014/QĐ-TTg (Quyết định 51) về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), hay như Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh, và đặc biệt là Nghị định 60/2015/NĐ-CP (Nghị định 60) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán vừa được Chính phủ ban hành ngày 26/6/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2015 với nhiều điểm mới… sẽ là cơ sở nền tảng và là những tín hiệu tích cực cho một giai đoạn tăng trưởng mới của TTCK Việt Nam trong thời gian tới Thực tế cho thấy, trước khi Nghị định 60 được Chính phủ chính thức ban hành, thị trường đã chờ đợi và kỳ vọng rất nhiều vào văn bản mới này, đặc biệt là quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN trên TTCK Việt Nam Vì thế, khi văn bản này chính thức được Chính phủ ban hành với quy định mới về việc “nới
Trang 6room” cho nhà ĐTNN ở nhiều ngành nghề trong đó đối với khối dịch vụ chứng khoán sẽ là 100%, còn với khối ngân hàng tối đa là 30%, cũng dễ hiểu khi thị trường không vỡ òa trong niềm hân hoan mà lắng lại với chỉ số VN Index tại phiên 26/6 lùi 6,24 điểm so với phiên trước đó (25/6) bởi các thông tin về việc nới
“room” đã có cả một khoảng thời gian dài để thẩm thấu Tuy nhiên, những phiên giao dịch sau đó, thị trường như bùng nổ và bật tăng mạnh trở lại với 3 phiên VN Index tăng trên 10 điểm và chính thức sau 2 tháng, VN Index vượt qua ngưỡng
600 điểm với sự trợ giúp đắc lực của các mã bluechip Theo đó, chỉ trong 1 tuần (từ 29/6 - 3/7) sau 4 phiên tăng, 1 phiên giảm, VN Index đã tăng 34,6 điểm từ 581,8 điểm phiên 26/6 lên 616,4 điểm phiên 3/7 Theo các chuyên gia phân tích, mặc dù thị trường vẫn còn một số băn khoăn xung quanh cách thức nới “room” cũng như quy định về danh mục ngành nghề đầu tư và kinh doanh có điều kiện…, nhưng văn bản mới này đi vào cuộc sống sẽ là bước đột phá quan trọng cho quá trình CPH và phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn của Việt Nam Cụ thể, các quy định về nới room sẽ giúp doanh nghiệp niêm yết có cơ hội tốt để tăng khả năng huy động vốn1 Bên cạnh đó, hiện hệ số P/E (hệ số giá trên thu nhập cổ phiếu) năm 2015 của Việt Nam đang được giao dịch ở mức 12 lần, thấp hơn 30%
so với các nước khác trong khu vực mặc dù các yếu tố cơ bản ngắn và dài hạn vẫn hấp dẫn Trong lộ trình CPH DNNN, khoảng 340 DNNN sẽ được CPH trong giai đoạn 2015 - 2017 với tổng giá trị sổ sách ước tính bán đấu giá khoảng 25 tỷ USD,
do vậy sẽ có nhiều cơ hội tốt cho các nhà đầu tư lựa chọn mua tài sản với giá hấp dẫn tại Việt Nam Khi thị trường được đánh giá cao hơn, thanh khoản được cải thiện hơn thì chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân niêm yết cổ phiếu trên TTCK Khi đó, nguồn cung hàng hóa có chất lượng tốt được gia tăng trên thị trường, tạo thêm nhiều lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư khi đầu tư vào cổ phiếu Bên cạnh đó, thay vì bị giới hạn bởi hai mức 49% và 100% như hiện tại, việc nhà ĐTNN được linh hoạt, chủ động trong quyết định tỷ
Trang 7lệ sở hữu tại các CtyCK Việt Nam sẽ giúp TTCK tăng cơ hội thu hút dòng vốn nước ngoài vào các nhóm cổ phiếu này Đồng thời, các quy định mới tại Nghị định 60 về “room” cho nhà ĐTNN cũng được coi là bước tiến lớn của Việt Nam trong việc tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) theo một lộ trình thận trọng và tiệm cận dần với thông lệ quốc tế
Bên cạnh nỗ lực nhằm mở rộng cửa đối với nhà ĐTNN, việc cải thiện hình ảnh TTCK Việt Nam trên trường quốc tế đang được cơ quan quản lý tích cực xúc tiến đẩy mạnh Theo đó, nối tiếp những thành công mà Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản tháng 4/2014 đã đạt được, vào đầu tháng 7/2015, một hội nghị xúc tiến đầu tư lớn được tổ chức tại Mỹ với tên gọi “Việt Nam của tôi - Điểm đến của bạn” do Bộ Tài chính chủ trì tổ chức với mục tiêu củng cố lòng tin và tăng sức hấp dẫn, thu hút thêm dòng vốn ĐTNN vào TTCK Việt Nam Thông điệp được đưa ra tại hội nghị này là hướng tới xây dựng quan hệ đối tác toàn diện và sâu rộng hơn nữa trong lĩnh vực tài chính, thị trường vốn giữa hai nước Việt Nam và
Mỹ Đây có thể nói là bước đi chính sách cụ thể mà cơ quan quản lý đang nỗ lực thực hiện nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu nâng hạng thị trường
Ngoài ra, cùng với việc thực hiện quyết liệt tái cấu trúc TTCK, UBCKNN hiện đang tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm tăng tính thanh khoản và sức hấp dẫn của thị trường Theo đó, việc triển khai rút ngắn thời gian giao dịch xuống còn T+2 cho phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất đang tiếp tục được thực hiện, đồng thời với việc áp dụng một số loại lệnh giao dịch mới và cho phép nhà đầu tư mua bán trong phiên cũng sẽ là những thông tin tích cực cho thị trường trong thời gian tới