1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU VỀ KHÁI NIỆM “ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP“ , VEDAN VÀ PHẢN ỨNG CỦA XÃ HỘI

12 559 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 214 KB

Nội dung

Điều quan trọng là ý thức về trách nhiệm xã hội phải là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bất kể họ tuân thủ bộ quy tắc ứng xử nào, hay thậ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

LỚP QT5 –K13 –VB2

*****

MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ MARKETING (MARKETING CƠ BẢN)

GVHD:Trần Hồng Hải. ====

===================================

Bài tiểu luận ( Đề tài nhóm 14) :

TÌM HIỂU VỀ KHÁI NIỆM “ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

“ , VEDAN VÀ PHẢN ỨNG CỦA XÃ HỘI

Các thành viên nhóm 14:

1) Nguyễn Trường Thọ MSSV:33101022715 2) Lê Đình Hướng MSSV:33101022980

3) Dương Ngọc Hoàng MSSV: 33101028278

4) Nguyễn Quang Nhân MSSV: 33101028183

5) Đặng Trường Chính MSSV: 33101026555

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2010

Trang 2

***LỜI GIỚI THIỆU

Thời gian gần đây, dư luận đang quan tâm chặt chẽ và bức xúc đối với hàng loạt

vụ vi phạm đạo đức kinh doanh, xâm hại môi truờng và sức khỏe con nguời ở mức độ nghiêm trọng; điển hình là vụ sữa nhiễm melamine của Trung Quốc, vụ xả trực tiếp chất thải không qua xử lý ra môi trường của một số công ty, mà điển hình nhất là của công ty Vedan ở Việt Nam Sự đúng – sai trong những vụ việc trên là rõ ràng Tuy nhiên, đối với

xã hội và hàng ngàn doanh nghiệp đang hoạt động khác, bài toán về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) lại được đặt ra và cần được thảo luận nghiêm túc cả về mặt lý luận chính sách và thực tiễn.

Một công ty cần phải làm những gì để có thể đuợc xã hội đánh giá là một công ty tốt và phát triển bền vững? Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nuớc tới đâu? Luật nên quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đến mức độ nào thì hợp lý? Và phải chăng nguời tiêu dùng ở các nuớc đang phát triển như Việt Nam có quá ít quyền lực, dễ bị tổn thương, hoặc họ cũng không ý thức được đầy đủ và sử dụng hết các quyền và phương tiện của mình để bảo vệ những lợi ích chính đáng của họ? Nhằm góp phần giải đáp các câu hỏi trên, nhóm chúng tôi quyết định tìm hiểu, phân tích và có một số kết luận thảo luận về vấn đề này nhằm hiểu rõ tình hình cũng như phổ biến phần nào cho cộng đồng

A – TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào về khái niệm này Các nhà nghiên cứu thì cho rằng: CSR là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội

CSR được coi là 1 yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh CSR được lồng ghép vào chiến lược của doanh nghiệp và trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng Điều quan trọng là ý thức về trách nhiệm xã hội phải là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bất kể họ tuân thủ bộ quy tắc ứng xử nào, hay thậm chí thực hiện trách nhiệm xã hội theo các quy tắc đạo đức mà họ cho là phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận

Trang 3

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội là một công việc không thể bỏ qua trên con đường hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam, bởi nó vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, vừa mang lại lợi ích cho xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp , của quốc gia và hổ trợ thực hiện tốt hơn pháp luật lao động tại Việt Nam

Nhìn chung “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” chính là sự cam kết của các doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động , xây dựng cộng đồng và xã hội theo cách vừa có lợi cho doanh nghiệp vừa tạo ra sự phát triển chung của xã hội

2 Nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Đầu tiên, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện trước hết qua việc đóng thuế Các doanh nghiệp đóng thuế không phải chỉ để nuôi Nhà nước, mà là để

Nhà nước có nguồn kinh phí chăm lo cho các nhu cầu của xã hội Về cơ bản các doanh nghiệp tạo ra của cải Nhà nước tạo ra sự công bằng Nhưng của cải phải có trước, sự công bằng mới có thể xẩy ra Nếu chúng ta chỉ được hưởng sự công bằng về nghèo khổ thì điều đó chúng an ủi được gì nhiều

Thứ hai, doanh nghiệp không những phải đóng thuế đóng góp cho xã hội mà phải sản xuất mà không làm hại môi trường (Môi trường ở đây bao gồm môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, môi trường sinh hoạt, tôn trọng người tiêu dùng…)

Trước đây các doanh nghiệp thường nghĩ rằng vai trò của họ trong xã hội là đóng thuế Nhưng dần dần chúng ta thấy đóng thuế là không đủ Để tạo ra sản phẩm, họ phải sử dụng môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước và không ít doanh nghiệp lạm dụng, phá hoại môi trường.Vậy trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp là không kinh doanh trên sự tổn hại của môi trường

Thứ ba , trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn phải thể hiện về trách nhiệm đạo lý Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm Chẳng ai có thể

bắt buộc các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để xây nhà tình nghĩa hoặc lớp học tình thương, ngoài những thôi thúc của lương tâm Tuy nhiên, thương người như thể thương thân là đạo lý sống ở đời Nếu đạo lý đó ràng buộc mọi thành viên trong xã hội thì nó không thể không ràng buộc các doanh nhân Ngoài ra, một xã hội nhân bản và bác ái là rất quan trọng cho hoạt động kinh doanh Bởi vì trong xã hội như vậy, sự giàu có sẽ được chấp nhận Thiếu điều này, động lực của hoạt động kinh doanh sẽ bị tước bỏ

Thứ tư, trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, đối với thị trường Hiện nay lòng tin của người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp đang bị tổn

thương nghiêm trọng trước tình trạng làm ăn gian dối, thiếu trách nhiệm với cộng đồng

đã trở nên phổ biến Có những ám ảnh nặng nề trong tâm trí của người tiêu dùng như là mối đe dọa về hàng hóa kém chất lượng, nhất là những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe, và tình trạng môi trường sống bị hủy hoại nghiêm trọng Thủ phạm gây ra tình trạng này không phải ai khác, mà chính là các doanh nghiệp làm ăn gian dối Những vụ nước tương nhiễm chất độc 3-MCPD, nước mắm chứa urê, hay chất kích thích tăng

Trang 4

trưởng ngấm vào thịt gia súc qua thức ăn chăn nuôi còn chưa kịp lắng hẳn, thì lại bùng phát chuyện sữa nhiễm hóa chất melamine, rượu được sản xuất bằng cồn công nghiệp gây chết người cùng với nạn phân bón giả, kém chất lượng và các cây xăng buôn bán gian dối… Trong kinh doanh, niềm tin là yếu tố quan trọng Với thị trường có nhiều cạnh tranh như hiện nay, chọn sản phẩm nào là quyền của người tiêu dùng và lẽ đương nhiên ai cũng muốn mua được sản phẩm có chất lượng phù hợp với số tiền bỏ ra.Nhưng người tiêu dùng hầu như không có cách nào để biết sản phẩm mua có đạt chất lượng hay không, mà chủ yếu dựa vào lòng tin đối với nhà sản xuất, tin vào những gì họ quảng cáo hay thông tin ghi trên bao bì Chỉ đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc, lấy mẫu sản phẩm đi kiểm tra thì sự thật mới được phơi bày.Nhiều loại nước tương được làm từ bánh dầu, acid clohydric, nhưng doanh nghiệp lại ghi trên bao bì là sản xuất từ đậu nành; không ít thức ăn gia súc chứa chất kích thích tăng trưởng, sữa chứa melamine, phân bón làm từ đất sét và kẹo chứa bột đá với hàm lượng đến hơn một phần ba, nhưng trên bao bì chẳng có một chữ nào đề cập đến những hóa chất và chất độn này Thậm chí trong những trường hợp gian dối bị phát hiện, có không ít doanh nghiệp có tên tuổi, được nhiều người biết đến Một doanh nghiệp muốn có chổ đứng trên thị trường, muốn có niềm tin đối với người tiêu dùng cần phải đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp mình với thị trường và người tiêu dùng, có như vậy doanh nghiệp mới phát triển được bền vững

Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm nhiều khía cạnh hơn Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một doanh nghiệp hiện đại chỉ được xem là có trách nhiệm xã hội khi: đảm bảo được hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình, đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng; Phải biết quan tâm đến người lao động, người làm công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, buộc người lao động làm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp

họ tái tạo sức lao động của mình là điều hoàn toàn xa lạ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người; Không được phân biệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; Phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; Dành một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng Vì cộng đồng và san sẻ gánh nặng với cộng đồng đang là một mục tiêu mà các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội đang hướng tới bên cạnh mục tiêu phát triển lợi nhuận của mình, như các chương trình hỗ trợ châu Phi, châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của nhà tỷ phú Bill Gates là một ví dụ tiêu biểu Quả thực, sẽ có nhiều trẻ em được cứu sống hơn, nhiều trẻ em được đến trường hơn…, nếu các doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ lợi ích với cộng đồng

CSR còn dựa vào một số các yếu tố hợp tác rất quan trọng: sự hợp tác giữa nhiều

tổ chức, trong đó có Chính phủ, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các Viện và các trường đại học , nhằm tạo sự tôn trọng đối với môi trường sống nói chung (tôn trọng xã hội, môi trường tự nhiên, tôn trọng vấn đề sử dụng người lao động, tôn trọng khách hàng ), từ đó đưa vị thế của doanh nghiệp lên cao hơn

Trang 5

3 Lợi ích của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

Có thể thấy, các doanh nghiệp đều muốn phát triển và phát triển bền vững Việc

áp dụng những nguyên tắc qui chuẩn về CSR thì cần phải làm cho uy tín của DN tăng lên Điều đó cũng đồng nghĩa với thương hiệu của doanh nghiệp tăng lên Áp dụng CRS không phải là cái lợi một chiều từ doanh nghiệp đến cho cộng đồng Nhờ những đóng góp đó mà uy tín của doanh nghiệp tăng lên Đây là lợi ích không nhỏ mà DN thu về

Các công ty ở nhiều nước phát triển đóng góp rất nhiều cho xã hội, từ tiền bạc đến việc bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và cả những vấn đề giáo dục cho xã hội Chính vì thế, người tiêu dùng tin tưởng những công ty đó và họ mua sản phẩm hoặc làm việc rất nhiệt tình cho những công ty này, giúp những công ty ấy ngày càng mạnh và bền vững hơn

Nói tới những tập đoàn lớn của nước ngoài đã làm tốt CRS phải kể đến như Ford, IBM, Toyota hay Coca…Tất cả những công ty đã thành công là vì được sự ủng hộ của người tiêu dùng Những doanh nghiệp đó không chỉ có sản phẩm chất lượng tốt, giá cả phải chăng, mà người dân thấy rằng những công ty đó thực sự có đóng góp lại cho xã hội Thí dụ hãng Ford bao nhiêu năm nay đã lập ra Ford Foundation để hỗ trợ cho vấn đề bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường, hỗ trợ cho sinh viên Quỹ này có nhiều hoạt động tài trợ tại Việt Nam Hoặc như tỷ phú Bill Gates và bà vợ, lập ra quỹ Bill and Melinda Gates Foundation (BMGF) nhằm hỗ trợ việc giảm đại dịch HIV/AIDS tại các nước Châu Phi Tại Việt Nam, BMGF đang tài trợ cho Dự án mở rộng “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” trong khuôn khổ chương trình sáng kiến Thư viện Toàn cầu do BMGF tài trợ Quỹ BMGF sẽ viện trợ khoảng 33,6 triệu USD, trong đó có khoảng 3,75 triệu USD là phần mềm do Microsoft cam kết tài trợ bằng hiện vật

4 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành một nội dung được quan tâm, nó sẽ đem lại cho các doanh nghiệp những lợi ích và cơ hội như: khả năng gia tăng các hợp đồng mới và hợp đồng gia hạn từ các công ty đặt hàng nước ngoài; năng suất lao động của các công ty tăng lên do công nhân có sức khoẻ tốt hơn và hài lòng với công việc hơn Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là của riêng Việt Nam, thì việc thực thi trách nhiệm xã hội đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp này vì nó chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp nội địa chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là cần phải hiểu đúng và thống nhất thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trên thực tế rất dễ hiểu lầm khái niệm trách nhiệm xã hội theo nghĩa “truyền thống”, tức là doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội như là một hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế Do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội đem lại, nên nhiều doanh nghiệp

Trang 6

Việt Nam đã không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội, như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường,… như trong vấn đề lạm phát: Khi lạm phát tăng cao làm chi phí đầu vào tăng mạnh, các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng giá các mặt hàng để bảo toàn lợi nhuận Việc này lại khiến cho lạm phát trở nên trầm trọng hơn và càng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp chia sẻ gánh nặng với người tiêu dùng Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp cố tình tăng giá, đầu cơ nhằm trục lợi trong bối cảnh nền kinh tế bị lạm phát Tại thời điểm tháng 11/2008, tốc độ gia tăng lạm phát đã và đang chậm lại, thế nhưng, bất chấp phản ứng của người tiêu dùng

và yêu cầu của Chính phủ, giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu đối với người dân vẫn

“đứng” hoặc tăng cao hơn Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã lợi dụng các

sự kiện bão lụt, ngập úng,… để tăng giá, hoặc không chịu giảm giá Có thể thấy rõ rằng, hầu hết người dân bình thường với thu nhập trung bình, hoặc thấp đều bị ảnh hưởng lớn

từ mặt bằng giá cả quá cao

Trong vấn đề gây ô nhiễm môi trường: Để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình Đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng, việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường đang trở nên nhức nhối

và gây bất bình trong xã hội, như vụ phát hiện Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, cùng các hành vi gây ô nhiễm môi trường có hệ thống của nhiều công ty khác Như vậy, đối với trường hợp Vedan, việc kinh doanh của họ là không có đạo đức và hành xử vô trách nhiệm với môi trường, người lao động và ngay cả với xã hội đang nuôi dưỡng công ty

5 Thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội

Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam là sự cần thiết khách quan trong quá trình hội nhập; tuy nhiên trên thực tế nhiều khi sự nhận thức và vận dụng rất khác nhau Bởi vậy, để các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình cần thiết phải có nhận thức đúng và lưu ý các điểm sau:

Một là, cần khẳng định rằng các bộ quy tắc ứng xử không thể thay thế và đứng trên luật quốc gia Phần lớn các nội dung của bộ quy tắc ứng xử dựa trên các công ước là thông lệ quốc tế và luật quốc gia Do vậy việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử ở bất cứ quốc gia nào phải phù hợp với luật quốc gia và hỗ trợ việc thực hiện luật quốc gia, vấn đề quan trọng là đưa ra cách thức quản lý, theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện những quy định này

Hai là, việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử là tự nguyện, hoàn toàn không mang tính bắt buộc Khi có một công ty bạn hàng nước ngoài quy định việc thực hiện một bộ quy tắc ứng xử nào đó là bắt buộc để có thể ký kết hợp đồng thương mại thì đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, chứ không phải là sự bắt buộc từ phía chính phủ sở tại cũng như chính phủ nước nhập khẩu

Trang 7

Ba là, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được quy định trong các bộ quy tắc ứng xử được hiểu là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với toàn xã hội thông qua sản phẩm của mình

Bốn là, việc thực hiện các quy định thể hiện trách nhiệm xã hội trong các bộ quy tắc ứng xử là một khoản chi phí mang tính chất đầu tư của doanh nghiệp, được thực hiện trước và trong khi làm ra sản phẩm, chứ không phải là một đóng góp của doanh nghiệp mang tính chất nhân đạo, từ thiện

Năm là, nếu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và bộ quy tắc ứng xử được hiểu đúng và thực hiện đúng, phù hợp với luật pháp quốc gia thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội chính là một việc làm mà các bên đều có lợi: đó là uy tín và tính cạnh tranh của doanh nghiệp được tăng lên; quyền lợi và nhân phẩm của người lao động được bảo đảm tốt hơn;

và việc thực hiện luật pháp quốc gia cũng được tốt hơn, tính cạnh tranh của cả nền kinh tế cũng cao hơn, môi trường đầu tư tốt hơn

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một công việc không thể bỏ qua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho doanh nghiệp, vừa lợi ích cho xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn Luật pháp Lao động tại Việt Nam, cũng là nội dung quan trọng trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại Để định hướng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình, cần phải thực hiện

Thứ nhất, cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất của vấn đề “trách nhiệm xã hội” và các bộ quy tắc ứng xử, nhất là trong các doanh nghiệp, các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô

Thứ hai, cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đã thực hiện và sẽ thực hiện các bộ quy tắc ứng xử, để phát hiện những thuận lợi cũng như các rào cản, khó khăn, thách thức, từ đó khuyến nghị các giải pháp xúc tiến thực hiện trong thời gian tới Có thể thấy, trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các bộ quy tắc ứng xử, các doanh nghiệp phải chi phí khá lớn cho đầu tư để cải thiện các điều kiện vệ sinh lao động và môi trường Trong điều kiện cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp không thể trang trải nổi những khoản chi này, bởi vậy có thể nhà nước phải hỗ trợ cho vay từ quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ xúc tiến thương mại… với một chính sách ưu tiên, ưu đãi

Thứ ba, hình thành kênh thông tin về trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp, nhất là cung cấp các thông tin cập nhật về các bộ quy tắc ứng xử; tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các Bộ quy tắc ứng xử… Ở đây vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp (Hội dệt may, Hội giày da, Hội xuất khẩu thuỷ sản…) của Hội Công Thương, Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các

Bộ, ngành là rất lớn

Trang 8

6 Những tiêu chuẩn và công cụ quản lý trách nhiệm xã hội.

Trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thể hiện trách nhiệm xã hội của mình, nhưng trách nhiệm đó được quản lý như thế nào và theo những nguyên tắc hay tiêu chuẩn nào? Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trách nhiệm

xã hội được quản lý bằng những văn bản pháp luật, những tiêu chuẩn như sau:

+)Trách nhiệm đóng thuế của các doanh nghiệp được quản lý thông qua bộ luật Thuế của việt nam

+)Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường được đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 14000 (International Organization for Standardization) – hệ thống quản lý môi trường

+)Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với thị trường và người tiêu dùng được đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 9000 – Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm

+)Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động chủ yếu thông qua các Bộ Quy tắc ứng xử Trách nhiệm xã hội

B - VEDAN VÀ “ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP”.

1.Những sai phạm của Vedan về môi trường

Công ty Vedan vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có tổ chức, cố ý, kéo dài, tái

phạm nhiều lần, có những hành vi được che đậy tinh vi, gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng đối với lưu vực sông Thị Vải, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống của nhân dân trong khu vực

Trang 9

Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải Theo ước tính của nhiều báo đưa tin, mỗi ngày Vedan có thể xả nước thải tới 5.000 m3 ra sông Nghiêm trọng hơn, hành động này được cơ quan kiểm tra cục C36 đánh giá là có chủ định "che mắt", khi Vedan Việt Nam sử dụng hệ thống xử lý nước thải thiết kế bởi hàng ngàn van đóng mở tự động Với một tích tắc cầu dao (điện), toàn bộ các van xả sẽ đóng lại, ngăn không cho bất kỳ dòng nước thải nào chảy ra sông Có thể nói, hành động của Vedan không những gây bất bình với dư luận xã hội, mà còn nêu một "tấm gương xấu" về tinh thần "trách nhiệm xã hội" (Corporate Social Responsibility) mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang hướng tới Trách nhiệm xã hội ở đây là Vedan đã không xem trọng môi trường xung quanh và môi trường sống của người dân dọc sông Thị Vải Chính điều này

đã làm cho Vedan không còn chỗ đứng trong thị trường Việt Nam

2 –Phản ứng của xã hội đối với Vedan

Với sự vô trách nhiệm của mình, Vedan đã bị “tẩy chay” trên đa số các thị trường ở Việt Nam.Nhiều hệ thống phân phối lớn sở hữu hàng chục siêu thị trên cả nước

đã quyết định ngưng kinh doanh các sản phẩm nhãn hiệu Vedan.

+)Chiều 5/8/2010, Saigon Co.opmart – sở hữu 44 siêu thị trên cả nước chính thức phát đi thông báo ngừng kinh doanh sản phẩm của Vedan (gồm bột ngọt và hạt nêm nhãn hiệu Vedan) trên toàn hệ thống Theo đó, Công ty Vedan phải có biện pháp thu hồi lại sản phẩm cho đến khi nào khắc phục xong sự cố gây ô nhiễm sông Thị Vải và giải quyết thoả đáng quyền lợi cho bà con nông dân khu vực TP.HCM, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu

+)Chung động thái này hệ thống BigC cũng cho biết từ chiều tối 5/8/2010, đơn vị

sẽ dừng bán các sản phẩm của Vedan trên tất cả 10 siêu thị cả nước

=>Đây là thực tế chung của các hệ thống siêu thị lớn khác như Intimex, Fivimart, Citimart… Trong đó riêng hệ thống siêu thị Intimex, vài năm nay đã không còn kinh doanh bột ngọt của Vedan do doanh số quá thấp

Trang 10

+)Hệ thống Fivimart,cho biết tỷ trọng sản phẩm Vedan trong nhóm hàng bột ngọt chỉ chiếm một phần rất nhỏ từ 5-6% Còn lại chủ lực là các nhãn hiệu như Ajinomoto, Miwon…

+)Cũng vậy , ở chợ Bình Tây hầu hết tiểu thương ở các sạp gia vị đều không bày bán bột ngọt Vedan nữa

Đây là một động thái cứng rắn của các hệ thống phân phối lớn nhằm ủng hộ nông dân sở tại trong vụ kiện Công ty Vedan gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ, chất lượng cuộc sống cũng như gây thiệt hại cho nông dân; đồng thời bày tỏ sự không đồng tình với cách hành xử của công ty Vedan đối với phương án đền bù thiệt hại cho cộng đồng.Do đó việc tẩy chay Vedan tạo thành một thông lệ tốt trong thói quen người tiêu dùng tại Việt Nam nói chung và công ty Vedan nói riêng trong quan hệ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người tiêu dùng

3.Trách nhiệm của người tiêu dùng đối với Vedan

Điều tất yếu là mỗi doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm cân bằng giữa giá thành nguyên liệu đầu vào nhằm đảm bảo chất lượng, giá thành sản phẩm hợp lý với người tiêu dùng và cũng là để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ khác Song nếu mỗi doanh nghiệp không chỉ nghĩ cho lợi ích và các lợi thế cạnh tranh

về giá của mình mà còn nhìn rộng và xa hơn một chút, rằng các doanh nghiệp này có thể chấp nhận một phần thua thiệt trong ngắn hạn để thực hiện trách nhiệm của mình thì liệu

Vedan có đủ doanh thu tại Việt Nam để nuôi dưỡng những hành động tàn phá môi trường hay không?

Ngày đăng: 26/03/2016, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w