1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

cẩm nang trò chơi dành cho thanh thiếu niên trong sinh hoạt câu lạc bộ

52 931 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

Tổng hợp những trò chơi sinh hoạt rất hay trong quá trình tổ chức các hoạt động ngoại khóa , sinh hoạt tập thể. Các trò chơi vừa vui ,vừa bổ ích lại vừa gắn kết các thành viên trong một tập thể. Đây là tài liệu hay dành cho các bạn trong ban tổ chức hoạt động, mc ..

Trang 2

Phát triển nội dung:

Nội dung của cuốn cẩm nang này do nhóm HIV và Sức khỏe Thanh niên sưu tầm và biên tập lại.

Chịu trách nhiệm biên tập nội dung

Ngô Văn Cường

Nguyễn Văn Công

Hoàng Thu Hiền

Nguyễn Văn Huấn

Phạm Thị Tuyết Mai

Trần Thị Thuỳ Dương

Thiết kế

Luck House Graphics

Save the Children

Tòa nhà E3, Khu Ngoại Giao Đoàn Trung Tự

Số 6 Đặng Văn Ngữ, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Tel: 84-4-3573 5050 | Fax: 84-4-3573 6060

* Cuốn cẩm nang này được phát triển dưới sự tài trợ của PEPFAR/USAID và Pact/Vietnam

Trang 3

Mục lục

Lời giới thiệu 6

Một số trò chơi sinh hoạt đơn giản .11

Nhớ tên 12

Gọi thuyền .13

Gọi tên nhanh .14

Tìm người yêu .15

Bắt cá .16

Truyền điện .17

Bà Ba đi chợ .18

Thằng cu Tí nó thế nào? .19

Cao - thấp - ngắn - dài .20

Ngược đời .21

Đếm sao 22

Ngón tay nhúc nhích .23

Muỗi bay .24

Ta là vua .25

Gieo hạt .26

Đoàn kết .27

Ếch ộp .28

Nếu thì .29

Chanh chua cua kẹp 1 .30

Chanh chua cua kẹp 2 .31

Ghế ít đít nhiều .32

Bắn tàu .33

Hãy làm sau tôi .34

Theo bước chân anh .35

Cả nhà thương nhau .36

Đánh trống lảng .37

Đốt pháo .38

Cặp bồ - ly dị .39

Be, síu, túm .40

Tìm nhạc trưởng .41

Chuyền bom .42

Tôi bảo .43

Những con vật bay .44

7 up .45

Trán - cằm - tai .46

Thụt thò .47

Lục Vân Tiên .48

Ban nhạc hòa tấu .49

Mưa rơi .50

Chữ A - A di - Amen - Ala - Alô .51

Đặt bom .52

Đùng - Á .53

Quay số .54

Chuyền tiếng vỗ tay .55

Stop and Play .56

Bài hát kỳ lạ .57

Gà trống - gà mái .58

Sa lát trái cây .59

Vua Hùng kén rể .60

Dội bom 61

Trang 4

Quả bóng tình yêu .62

Đấu thương .63

Vũ điệu bong bóng .64

Chuối dập lửa .65

Sâu thi chạy .66

Bó giò .67

Mặc quần tiếp sức .68

Lồng dây qua áo .69

Đua xe công nông .70

Chuyền dây chun .71

Một số trò phạt vui nhộn .73

Cao cẳng cùng cò .74

Bữa tiệc bò .75

Đàn vịt lạ kỳ 76

Chú mèo đáng yêu .77

Âm vang Tây Nguyên .78

Viết thư .79

Bắt sâu .80

Tập xướng âm .81

Dập bida .82

Soi gương .83

Nặn tượng .84

Vi sô - Ô mô .85

Không có sự lựa chọn .86

Bơm xe .87

Khuấy nước chanh .88

Bé ngoan .89

Một số bài hát sinh hoạt quen thuộc .91

Ngón tay nhúc nhích .92

Một cây số mỏi chân .93

Cầm tay nhau đi .94

Tang tính .95

Bốn phương trời .95

Vui ca lên 96

Cùng quây quần .97

Giã gạo .97

Hát to hát nhỏ .98

Vỗ tay .99

Họp đoàn .100

Anh em ta về .100

Bài ca tạm biệt .101

Trang 5

Vì thế, chúng tôi đã sưu tầm và biên soạn cẩm nang

“Trò chơi khởi động trong sinh hoạt Câu lạc bộ” Cuốn sách sẽ cung cấp và hướng dẫn cho các bạn cách tổ chức những trò chơi và bài hát đơn giản - dễ thực hiện nhất trong bất kỳ tình huống, địa điểm nào Thêm nữa, chúng tôi cũng chuẩn bị cho các bạn những trò phạt nhẹ nhàng, vui tươi, dí dỏm để cả người phạt, người bị phạt

và người xem đều không cảm thấy “xấu hổ”, bị “tra tấn” hay “phản giáo dục”

Hy vọng cẩm nang có thể giúp các bạn tự tin và sẵn sàng hơn khi nhận được những yêu cầu tổ chức trò chơi trong các buổi học - buổi sinh hoạt

Lời giới thiệu

Vui chơi là một nhu cầu tự nhiên của mỗi người Trong

quá trình thực hiện dự án “Phòng tránh HIV cho nam

sinh viên trong các trường dạy nghề” (Dự án NAM) dưới

sự hợp tác của Tổ chức Save the Children và Tổng cục

Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chúng

tôi đã có cơ hội để kiểm chứng tính chính xác của nhận

định trên Dù là sinh viên hay giáo viên, là nam hay nữ,

dù diễn ra trong các khoá tập huấn - các sự kiện hay

buổi giao lưu, lúc làm quen hay khi khởi động - phá

băng… thì các trò chơi vẫn luôn tạo được sự thích thú

và thu hút người chơi

Ngoài việc đem lại sự thư giãn, không khí tươi vui và gần

gũi cho người chơi, trò chơi còn là một phương pháp

giáo dục hiệu quả Khi tham gia, người chơi có cơ hội

rèn luyện các giác quan, tính tự chủ, tinh thần và khả

năng làm việc nhóm, đồng thời cũng là cơ hội để người

chơi “hiểu mình - hiểu người” hơn

Ai cũng thích được chơi Nhưng không nhiều người có

thể tổ chức trò chơi khi được yêu cầu hoặc nhờ cậy Các

lý do thường là: không biết/ không nghĩ ra được trò chơi

nào, không biết nhiều trò chơi, không biết cách tổ chức

hoặc ngại/ không đủ tự tin đứng ra tổ chức…

Trang 6

Để trò chơi trở nên hấp dẫn và thu hút người tham gia, quản trò nên lưu ý:

 Cần nắm vững luật chơi, cách chơi

 Chọn cách giải thích luật chơi sao cho dễ hiểu

(tránh dài dòng, lan man)

 Thu hút người tham gia bằng giọng nói rõ ràng,

đủ âm lượng, có điểm nhấn

 Kết hợp cử điệu, dáng vẻ (tay, chân, nét mặt, tư

thế đứng…) phù hợp với giọng nói và diễn biến trò chơi

 Thân thiện, hoà đồng với người chơi (tươi cười,

lịch sự nhưng không khách sáo, không ra vẻ bề trên, sẵn sàng cùng chịu phạt…)

 Fair-play, không “chèn ép”/ “bắt nạt” người chơi,

không “cân đong đo đếm” quá chi li, tiểu tiết

 Quan sát những dấu hiệu, thái độ từ người chơi để

có điều chỉnh hợp lý (dừng trò chơi, đổi trò chơi, tiếp tục và tăng độ khó của trò chơi…)

 Chuẩn bị sẵn 3-5 trò chơi “tủ”, có thể sử dụng bắt

cứ khi nào cần

 Linh hoạt, sáng tạo trong cách tổ chức trò chơi

(cải tiến, thay đổi động tác, cử điệu trò chơi miễn sao mới lạ, vui nhộn; cùng 1 trò có thể chơi theo đội, theo cặp, theo cá nhân…)

Tiến trình tổ chức, hướng dẫn 1 trò chơi:

 Tập hợp và ổn định người chơi

 Giới thiệu tên trò chơi (nếu có/ nếu muốn)

 Giải thích luật chơi

 Bổ nhiệm nhân sự (trọng tài, giám sát, người tình

nguyện… nếu cần)

 Cho chơi thử (chơi “nháp”)

 Chơi thật

 Công bố kết quả - Thưởng / phạt (nếu có)

 Đúc kết bài học kinh nghiệm hoặc nhận xét về

quá trình chơi (nếu có)

Lưu ý phân bổ thời gian hợp lý giữa các bước trên, tránh

tình huống chơi thử, chơi thật chỉ mất 3 phút, còn các

khâu khác tốn mất 15 phút!!!

Trang 7

Một số trò chơi sinh hoạt đơn giản

Trang 8

 Người chơi ngồi thành vòng tròn Quản trò gọi tên 1

người bất kỳ trong vòng Người được gọi tên phải im

lặng, không trả lời Hai người bên cạnh phải lập tức

giơ cao tay và hô lớn “Có”

 Sau đó người vừa được gọi tên lại tiếp tục trò chơi

bằng cách gọi tên 1 bạn khác

 Nếu người được gọi tên hô “Có” hoặc hai người bên

cạnh của người được gọi tên không phản ứng / phản

ứng chậm thì đều bị phạt

Trang 9

gọi tên nhanh

 Chỉ có người đầu tiên của mỗi hàng được gọi

tên đối phương

 Khi gọi tên, hai tay phải chắp sau lưng, không

được chỉ tay về phía đối phương

Cách chơi

 Chia người chơi thành 2 đội (6-8 người/đội) Căng một

mảnh vải to làm ranh giới, sao cho 2 đội không thể thấy

nhau Các đội xếp hàng dọc quay mặt vào tấm vải

 Bắt đầu trò chơi, quản trò đếm 1,2,3 và hạ mảnh vải

xuống Người đầu tiên của mỗi đội phải lập tức gọi tên

người kia Bên nào gọi trước và đúng tên được tính 1

điểm Các đội thay người tùy ý để tiếp tục trò chơi

Cách chơi

 Người chơi ngồi vòng tròn Mời 1 người tình nguyện rời khỏi vòng để làm người “đi tìm người yêu”

 Vòng tròn bí mật cử ra 1 người làm “người yêu” Sau

đó mời người kia vào giữa vòng tròn

 Người “đi tìm người yêu” phải quan sát và khoanh vùng đặc điểm của người chơi bằng cách đặt ra 3-5 câu hỏi đúng-sai Cả vòng tròn cùng trả lời bằng cách: vỗ tay nếu đúng, và ồ lên nếu sai

 Sau khi nhận được gợi ý từ vòng tròn, người chơi

có 3 cơ hội để chỉ ra đâu là “người yêu” của mình Hết 3 cơ hội mà vẫn chỉ sai, phải cõng “người yêu” của mình đi 1 vòng

Tìm người yêu

Trang 10

Cách chơi

 Người chơi đứng thành vòng tròn Quản trò chọn ra

3-5 cặp làm “lưới bắt cá” (tùy theo số lượng người

chơi nhiều hay ít) Các cặp này đứng cách đều nhau

Từng cặp đối mặt, nắm hai tay nhau, hai cánh tay

giơ cao ngang đầu Giữa hai người chừa 1 khoảng

trống 1 người chui lọt

 Những người còn lại nắm tay thành vòng tròn, không

được rời tay nhau, di chuyển liên tục dưới các “lưới

bắt cá”, vừa đi vừa hát những bài hát sinh hoạt

 Khi nghe quản trò thổi còi hoặc hô “Sập”, các “lưới

bắt cá” chụp xuống để bắt những con cá đang di

chuyển bên dưới

 Cá nào bị bắt sẽ phải đứng vào giữa vòng tròn, chờ

 Khi chuông thứ nhất bắt đầu reo thì người làm chuông

sẽ truyền điện qua 1 người bên cạnh (bên nào tùy thích) Dòng diện cứ thế được truyền đi, đến chuông nào thì chuông đấy sẽ reng lên

 Người ngồi giữa vòng tròn phải chỉ ra dòng điện đang

ở đâu Nếu chỉ đúng sẽ được trở lại vòng tròn, người kia phải ra bị thay

 Truyền điện bằng cách bấm (hoặc bóp chặt) tay người bên cạnh và thả ra liền

 Chỉ có chuông mới có quyền đảo chiều dòng điện, và chuông không bị bắt

Trang 11

tác: vừa đi vừa khom

người), mua cái cối xay, vừa đi vừa xay, vừa xay vừa

đi (vừa đi vừa xoay hông)

 Bà Ba đi chợ (vừa đi vừa khom người), mua cái máy

may, vừa đi vừa may (vừa đi vừa nhún người), vừa may

vừa xay (làm động tác), vừa xay vừa đi (làm động tác)

bà ba đi chợ

 Quản trò tự sáng tác các món đồ và hành

động, cử điệu liên quan Miễn sao có vần điệu

và vui nhộn (thịt heo - leo, lược ngà - cà, cái

bò - trườn…) Người chơi phải hô và làm theo y hệt

Trang 12

Cách chơi

Quản trò quy ước các động tác:

“Cao / Thấp”: người chơi giang rộng 2 cánh tay / thu

hẹp lại theo chiều cao

“Dài / Ngắn”: người chơi giang rộng 2 cánh tay / thu hẹp

lại theo chiều ngang

Quản trò yêu cầu người chơi chỉ làm theo những gì mình

bảo, không làm theo động tác của quản trò

Quản trò hô và thay đổi cử điệu ngược lại với lời hô để

“dụ” người chơi Ai làm sai sẽ được “thưởng”

cao - thấp - ngắn - dài

 Quản trò nên cho người chơi làm nháp 1 vài lần

rồi mới bắt đầu

và chỉ sai thì phải

ra thay vị trí của quản trò Nếu người

đó nói và chỉ đúng, quản trò sẽ đi tìm người khác để làm tương tự

ngược đời

Trang 13

Cách chơi

Người chơi đứng thành vòng tròn

Quản trò hát bài hát: “Một ông sao sáng, 2 ông sáng

sao, tôi đố anh chị nào 1 hơi đếm hết từ 1 ông sao

sáng đến 10 ông sáng sao”

Sau đó quản trò sẽ chỉ định 1 người chơi bất kỳ,

người này sẽ phải đếm trong 1 hơi câu sau: “1 ông

sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông

sáng sao, ., 10 ông sáng sao” Nếu người chơi

không thể đếm hết câu trong 1 hơi thì sẽ bị phạt

ĐẾM SAo

Cách chơi

Quản trò tập cho người chơi hát bài “Ngón tay nhúc nhích” (xem ở phần bài hát sinh hoạt), kèm với hướng dẫn về cử điệu: đưa số ngón tay tương ứng với lời bài hát Sau đó cả vòng tròn cùng hát (từ 1 ngón tay đến

10 ngón tay) và làm cử điệu bài này

Sau khi người chơi đã quen với bài hát, quản trò sẽ chỉ định 1 người bất kỳ hát và làm cử điệu theo lời hát Nếu người chơi hát và đưa ngón tay không đúng sẽ bị phạt

ngón tay nhúc nhích

Trang 14

Cách chơi

Quản trò hô: “Muỗi bay muỗi bay”

Người chơi đáp: “vi vu vi vu” (đồng thời chụm đầu

ngón tay phải của mình lên, đưa tay huơ qua huơ lại)

Quản trò hô: “Muỗi đậu lên má người bên phải”

Người chơi đặt tay lên má người bên phải

Cứ thế quản trò tiếp tục cho con muỗi đậu “lung

tung” lên thân thể của “nạn nhân”

Quản trò hô “Chích” thì muỗi sẽ véo nhẹ còn nạn

nhân phải nhanh tay đập “con muỗi” đang đậu trên

“MUÔN TÂU BỆ HẠ”

ta là vua

 Để trò chơi vui nhộn hơn, có lúc vị vua ngồi xuống, hoặc nằm hẳn ra đất thì hai cận thần cũng phải cố làm như thế nào đó cho đầu của mình phải thấp hơn đầu của vua

 Quản trò có thể bắt đầu bằng “TA LÀ VUA”, vòng tròn sẽ phải cúi đầu, chắp tay “TÂU BỆ HẠ”

Trang 15

Cách chơi

Người chơi trong tư thế ngồi xổm, nói và làm theo

quản trò

Quản trò ngồi ở giữa vòng tròn, hô: “Gieo hạt” (làm

động tác gieo hạt) Vòng tròn cũng hô và làm theo

Quản trò lần lượt hô và làm các động tác: “tưới nước”,

“bón phân” Vòng tròn cứ hô và làm theo

Khi hô “Hạt nẩy mầm”, quản trò ngồi xổm cao hơn

một chút… “Cây lớn thêm một tí”, “Cây lớn lên tí

nữa” (ngồi xổm cao hơn) “Cây ra một nhụy”…”Hai

nhụy”… (đưa bàn tay ra, đầu ngón tay chụm lại)…

“Một hoa”… “Hai hoa”… (mở bàn tay ra)

Quản trò tiếp: “Gió thổi - cây rung rinh”… (nghiêng

người qua lại) “Bão thổi/ Tưới nước quá liều/ Bón

phân quá độ - Cây rung rinh”… “Cây héo/ cây chết”

(ngồi xuống lại như ban đầu) Tiếp tục gieo hạt lại

gieo hạt

Cách chơi

Quản trò hô:

“Đoàn kết! Đoàn kết!” / “Dính chùm! Dính chùm!”

Người chơi đáp:

“Kết mấy? Kết mấy?” / “Chùm

mấy?”

Quản trò hô theo dự định của mình - ví dụ: “kết ba / chùm ba”,

“kết năm / chùm năm” hoặc “4 người 3 chân” )

Người chơi thực hiện theo yêu cầu của quản trò

Đoàn kết

 Có thể dùng khi quản trò muốn chia người chơi thành từng nhóm nhỏ theo ý định để tổ chức những trò chơi tiếp theo

Trang 16

ếch ộp

Cách chơi

Người chơi hãy tưởng tưởng mình là những con ếch

trong 1 cái ao Con ếch đầu tiên (người bắt đầu chơi)

nói: “Một con ếch” Con ếch bên trái tiếp: “Nhảy

xuống ao” Con tiếp nữa: “Ộp”

Vòng chơi tiếp nối với “Hai con ếch” (vẫn đi theo

chiều kim đồng hồ), “nhảy xuống ao”, “ộp ộp”

Nếu có con ếch nào nói nhầm câu / nhầm số con

ếch hoặc phản ứng chậm (sau 2 giây) thì sẽ bị ngừng

cuộc chơi, đợi hình phạt sau đó

 Số tiếng kêu “ộp” của ếch phải tương ứng với

số con ếch vừa nhắc đến, và mỗi con ếch phải

phản ứng thật nhanh khi đến lượt mình!

VD: Trong thời gian 5 phút, bên nam sẽ viết 15 vế

câu, bắt đầu bằng chữ “Nếu”; bên nữ sẽ viết 15 vế câu, bắt đầu bằng chữ “thì”

Hết thời gian, quản trò yêu cầu 2 bên lần lượt đọc các

vế câu của mình (bên “Nếu” luôn đọc trước) Người chơi sẽ được nghe nhiều điều thú vị/ ngộ nghĩnh từ việc ghép câu ngẫu nhiên này

nếu thì

Trang 17

Cách chơi

Bố trí người chơi tương tự trò Chanh chua - cua kẹp 1

Nếu quản trò hô “Ớt” thì người chơi hô “Cay”

Quản trò hô “Chanh”, người chơi hô “chua”

Quản trò hô “Cua”, người chơi vừa hô “Kẹp”, vừa dùng tay phải chụp ngón tay trái của người bên cạnh, đồng thời rút ngón tay trái lên để tránh bị chụp trúng

Khi chụp, cánh tay không được nhấc lên khỏi đùi

Ai bị chụp ngón tay / chụp ngón tay người khác khi không có hiệu lệnh đều bị bắt để phạt

chanh chua cua kẹp 2 chanh chua cua kẹp 1

Cách chơi

Người chơi ngồi vòng tròn, bàn tay phải xòe ra, đặt

trên đùi phải của mình, tay trái nắm lại, đầu ngón trỏ

chạm vào lòng bàn tay phải đang xòe ra của người

bên trái mình

Quản trò kể 1 câu chuyện vu vơ, nhưng hễ có nhắc

đến 2 chữ “cua kẹp” thì người chơi nhanh chóng dùng

tay phải chụp lấy ngón tay của bạn mình, đồng thời

rút nhanh ngón tay trái lên để tránh bị chụp trúng

Quản trò có thể đánh lạc hướng người chơi bằng cách

chêm vào những từ gần giống như “cua đi học, cua đi

chơi ” để tăng thêm sự hấp dẫn cho trò chơi

Khi chụp, cánh tay không được nhấc lên khỏi đùi

Ai bị chụp ngón tay / chụp ngón tay người khác

khi không có hiệu lệnh đều bị bắt để phạt

Trang 18

ghế ít đít nhiều

Cách chơi

Người chơi xếp thành vòng tròn Giữa vòng tròn đặt

một số ghế bằng 2/3 số người chơi Người chơi di

chuyển theo chiều kim đồng hồ, vừa đi vừa hát những

bài ca sinh hoạt

Quản trò bất ngờ thổi còi hoặc hô lớn “Ngồi”, lập tức

người chơi phải tìm cho mình 1 cái ghế và ngồi vững

chắc lên đó Những ai chưa ngồi được phải ngừng

cuộc chơi Những người còn lại tiếp tục đứng thành

vòng tròn, lấy bớt 1-2 cái ghế ra và trò chơi lại tiếp tục

Cứ thế đến lúc chỉ còn lại 1 cái ghế, và người chơi

nào ngồi được trên đó là người chiến thắng

Tiếng hô phải nhanh, nếu ai hô trật, hoặc một nhóm

mà hô cùng lúc hai tên thì sẽ bị loại Hai nhóm còn trụ lại cuối cùng là chiến thắng

Không được bắn ngược lại nhóm vừa kêu tên mình

bắn tàu

Trang 19

Để thêm vui nhộn, quản trò có thể thực hiện

những động tác liên tục, vận động mạnh

Quản trò thay đổi động tác liên tục (mỗi động

tác chỉ thực hiện 2 nhịp) và không trùng lặp

hãy làm sau tôi

Quản trò bắt một số bài hát sinh hoạt và bắt đầu làm

những động tác bất kỳ Tất cả hát và làm theo động

tác trước đó của quản trò

VD: Đầu tiên mọi người cùng hát, quản trò vỗ tay (2 cái)

Vòng tròn đứng yên Quản trò chuyển sang dậm chân

(2 cái), lúc này vòng tròn mới bắt đầu vỗ tay (2 cái)…

Vòng tròn lặp lại các động tác của Quản trò thực

hiện, nhưng luôn làm sau một động tác

đó sẽ được thưởng / phạt sau đó

theo bước chân anh

Trang 20

Quản trò có thể hô: “Thương mẹ và con” hoặc

“Ba mẹ thương con hàng xóm” để tạo bất ngờ

và thú vị cho người chơi

với “thương mẹ” và “thương con”

Khi quản trò hô “Cả nhà thương nhau” thì cả 3 người

phải ôm nhau và chỉ được đứng trên 2 chân

Bí quyết cho quản trò là nên hỏi câu “yes-no”,

dễ dụ được những người ngây thơ, thật thà

Trang 21

đốt pháo

Cách chơi

Mọi người đứng thành vòng tròn Quản trò đứng giữa

Quản trò chỉ và gọi tên 1 người bất kỳ, người đó trở

thành quả pháo và phải kêu ‘Đùng’ Hai người bên

cạnh người đó phải kêu ‘Đoàng’

Nếu ai làm sai, làm chậm hoặc không làm sẽ bị phạt

Quản trò tách các cặp đó ra thành

2 vòng tròn đồng tâm Hai vòng tròn

di chuyển ngược chiều nhau, vừa đi vừa hát những bài sinh hoạt

Quản trò bất ngờ hô: vai kề vai / má

kề má / mông kề mông / chân kề chân Các cặp lập tức tìm nhau, và làm đúng yêu cầu của quản trò

Khi quản trò hô “Ly dị”, người chơi phải tìm một người bạn mới Quản trò hoặc người lẻ đôi cũng tìm

1 bạn mới Người nào không tìm được bạn mới phải

ra điều hành trò chơi

Trang 22

Be, Síu, Túm

Cách chơi

Yêu cầu người chơi đứng thành vòng tròn và đếm lần

lượt Khi đếm đến 3 - phải đọc là ‘Be’, đến 6 - đọc là

‘Síu’, đến 8 - đọc là ‘Túm’ Tương tự, khi đến 13 - đọc

là ‘Mười Be’, 16 - đọc là ‘Mười Síu’,

Nếu đếm sai thứ tự hoặc có dính dáng đến các chữ

“ba”, “sáu”, “tám” sẽ bị phạt sau đó

Tìm nhạc trưởng

Cách chơi

Người chơi đứng thành vòng tròn Đề nghị 1 người tình nguyện rời khỏi vòng tròn để làm người đi tìm nhạc trưởng Vòng tròn bí mật cử ra 1 người làm nhạc trưởng, không để người kia biết

Sau đó mọi người cùng hát liên khúc bài ca sinh hoạt, và mời người quan sát vào giữa vòng tròn Nhạc trưởng sẽ kín đáo thực hiện và thay đổi các động tác (vỗ tay, xoa đầu…) đề vòng tròn làm theo, sao cho không bị người quan sát nhận ra Vòng tròn phải chú

ý thực hiện theo các cử điệu của nhạc trưởng

Trang 23

chuyền bom

Cách chơi

Người chơi ngồi vòng tròn Chọn 1 vật bất kỳ (trái

banh, cây bút…) làm “bom”

Mọi người hát liên khúc bài ca sinh hoạt, và quản

trò bắt đầu chuyền “bom” cho người bên cạnh Quả

bom cứ thế được truyền đi

Khi lời hát dừng/ quản trò thổi còi/ ra hiệu, bom trong

tay ai thì người đó là người phải trả lời câu hỏi liên

quan đến bài học do người điều hành đưa ra

VD: “Tôi bảo mọi người vỗ tay 1 cái”

Nếu quản trò không nói “Tôi bảo” mà người chơi vẫn làm thì người chơi sẽ bị phạt sau đó

Trang 24

tay lên như bay

>> Người chơi cũng hô “Chim bay” và làm tương tự

Thình lình quản trò hô con/ vật không bay được

(“mèo bay”, “chó bay”…) đồng thời giơ tay và nhảy

lên Ai bắt chước nhảy theo quản trò sẽ được mời vô

trong vòng tròn để phạt sau đó

Quy định rõ các vật nhờ tác nhân khác mà bay

được như giấy, đĩa… sẽ không được tính là

Khi đếm từ 1 đến 6, người đếm phải hô to con số và

để tay phải/ trái lên vai trái/ phải Nếu để tay phải lên vai trái nghĩa là người kế tiếp bên trái tiếp tục hô số tiếp theo Tương tự với tay trái và vai phải

Riêng số 7, người đến lượt sẽ không hô 7 mà hô

“Úp” và để tay lên đầu, nhún người thấp xuống Bàn tay trên đầu chỉ hướng nào thì người kế tiếp bên hướng đó tiếp tục hô lại từ số 1

Ai vi phạm những quy định trên sẽ được “thưởng”

Trang 25

Trán - cằm - tai

Cách chơi

Quản trò và người chơi cùng hát: “Trán cằm tai, trán

cằm tai, trán tai tai cằm tai, trán tai tai cằm tai.” (hát

theo điệu bài Tiếng chày trên sóc Bombo)

Khi hát tới chữ “trán” thì tất cả đưa tay sờ trán mình,

tới chữ “tai” thì sờ tai, tới chữ “cằm” thì sờ cằm của

mình Ai làm sai sẽ được “thưởng”

Quản trò có thể sáng tạo thành: “thấp rồi cao” (chữ

thấp sẽ làm động tác ngồi, cao sẽ làm động tác đứng,

càng lúc càng nhanh hơn), “đứng ngồi khum”…

Thụt - thò

Cách chơi

Quản trò quy ước các động tác:

“Thò”: người chơi nắm 1 tay và giơ cánh tay đó lên cao

“Thụt”: người chơi nắm 1 tay và thụt cánh tay đó ra sau

Quản trò yêu cầu người chơi chỉ làm theo những gì mình bảo, không làm theo động tác của quản trò

Quản trò hô và thay đổi cử điệu ngược lại với lời hô

để “dụ” người chơi Ai làm sai sẽ được “thưởng”

Trang 26

Lục Vân Tiên

Cách chơi

Chia người chơi thành 2 nhóm (A và B)

Hai nhóm sẽ lần lượt đối đáp với nhau theo cấu trúc sau:

Nhóm A: “Vân Tiên cõng mẹ chạy ra, đụng phải cái

ca cõng mẹ chạy vô”

Nhóm B: “Vân Tiên cõng mẹ chạy vô, đụng phải cái

xô cõng mẹ chạy ra”

Nhóm A “chạy ra” nên phải tìm những con / vật có

vần “A” Nhóm B “chạy vô” nên phải tìm những con

/ vật có vần “Ô”

Hai nhóm tiếp tục đối đáp cho đến khi phân thắng bại

(có một nhóm đáp trùng lại con/ vật đã được nói rồi)

tạo âm thanh “cheng cheng”

Nhóm 3: Thực hiện động tác đánh ghita và âm thanh

Khi quản trò đưa tay lên thì đồng loạt các nhạc

cụ đều vang lên và ngân dài

Ngày đăng: 24/03/2016, 18:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w